BÁO CÁO VIỆC GIẢNG DẠY TÍCH HỢP TRONG GIẢNG DẠY BỘ MÔN ÂM
NHẠC THCS
I.Tư tưởng Hồ Chí Minh là gì ?
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng nhiệt huyết, hết lòng vì nước, vì dân,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một di sản tinh thần hết sức sâu sắc, cao cả không
chỉ góp phần to lớn và quyết định vào thắng lợi của dân tộc trong những năm qua
mà còn có ý nghĩa chỉ đạo lâu dài cho sự nghiệp cách mạng của Đảng ta, nhân dân
ta. Tổng hợp những giá trị tinh thần đó là tư tưởng Hồ Chí Minh.
Vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh là gì?
Trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội IX của
Đảng đã nêu rõ:
"Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và
phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế
thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hoá nhân loại. Đó là tư tưởng về giải phóng dân tộc, giải phóng giai
cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội,
kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân,
của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà
nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực
lượng vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần,
kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là
người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân…
Tư tưởng Hồ Chí Minh soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, là tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc ta".
II. Vai trò của trường học trong việc tuyên truyền TTHCM
1. Nhà trường đều nhằm tới mục tiêu đào tạo con người Việt Nam phát triển
toàn diện, có năng lực, có tri thức, được giáo dục theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2. Nhà trường là môi trường tốt để truyền bá tư tưởng giáo dục thế hệ trẻ về
tư tưởng Hồ Chí Minh.
3. Trong nhà trường, sách giáo khoa, báo chí là loại hình thông tin có ưu thế
nhất.
4. Môn Âm nhạc cũng giống môn Lịch sử có nhiều sự kiện gắn liền với cuộc
đời và hoạt động của Hồ Chí Minh
Tư tưởng Hồ Chí Minh cần được tích hợp trong môn học, sẽ đem đến cho
học sinh một niềm tin, sự nhận thức đúng đắn, tránh được những biểu hiện sai lệch
do những thông tin ngoài luồng do tác động của xã hội.
III.Mục đích giáo dục tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong nhà trường
1. Trang bị cho HS những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí Minh,
trên cơ sở đó, các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
2. Giáo dục ý thức quan tâm tới việc học tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, làm cho việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh thành thói quen, nếp sống của học sinh.
3. Phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong
việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
4. Góp phần giáo dục học sinh trở thành người công dân tốt, biết sống và làm
việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và có trách nhiệm đối với đất
nước.
IV.Giảng dạy tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh trong bộ môn Âm nhạc
THCS:
1. Cần xác định rõ rằng, đây là dạy học bộ môn Âm nhạc, không phải dạy về tiểu
sử Hồ Chí Minh.
-Không thể lấy việc kể chuyện về đạo đức cách mạng, về cuộc đời và hoạt động
cách mạng của Hồ Chí Minh thay cho việc dạy học Âm nhạc.
-Không thể lấy việc giảng giải nội dung bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh thay cho
việc dạy học Âm nhạc, mà là được tiến hành tích hợp nội dung bài học Âm nhạc
với nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.(VD ÂNTT Nhạc sỹ
Phong Nhã và bài hát….)
2. Dựa theo “chuẩn kiến thức, kĩ năng và hướng thái độ” của môn học ở trường
phổ thông mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Giáo viên xác định những vấn đề cơ bản, chủ yếu nhất trong tư tưởng và
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phù hợp với những kiến thức cơ bản của bài
học để giáo dục cho học sinh.
- Không lấy việc kể chuyện về Bác Hồ thay cho dạy học âm nhạc, gây ra gây
ra tình trạng “quá tải” mà không đi đúng trọng tâm, thực hiện mục tiêu của bài
học. VD lớp 7 tiết 29 học hát “Tiếng ve gọi hè” bài đọc thêm “Xuất xứ một bài
ca”
3. Những nguyên tắc phương pháp luận về sư phạm sau đây(3nguyên tắc).
- Trình bày, khai thác nội dung sự kiện
- Nêu kết luận khái quát về sự kiện
-Vận dụng sáng tạo, cụ thể những kiến thức khoa học về nội dung sự kiện
trong hoạt động thực tiễn, về tiếp thu kiến thức mới.
V. Ví dụ giáo dục tích hợp tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Âm nhạc
Tên bài Chủ đề
tích hợp
Mức độ
tích hợp
Nội dung
tích hợp
Âm nhạc 6
Tiết 21 : ÂNTT:
-Nhạc sỹ Phong
Nhã và bài hát Ai
yêu Bác Hồ Chí
Minh hơn TNNĐ.
( SGK trang 21 ,
trang 43, xuất bản
năm 2010)
-Tinh thần yêu nước,
đấu tranh cho hòa bình,
vì độc lập tự do của Tổ
quốc
-Sự quan tâm, chăm sóc
và tình cảm Bác Hồ với
các em TNNĐ
Liên hệ
-
Giới thiệu nhạc sỹ Phong Nhã, cho học sinh
nghe bài hát: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn
TNNĐ, qua đó học sinh sẽ thấy được tình cảm,
lòng kính yêu của các em nhi đồng cả nước đối
với Bác Hồ
Âm nhạc 7
Tiết 8:
Học hát bài:
“Chúng em cần hòa
bình”
-Tinh thần yêu nước,
đấu tranh cho hòa
bình,vì độc lập tự do của
Tổ quốc.
- Sự quan tâm, chăm sóc
và tình cảm Bác Hồ với
các em TNNĐ
Tích hợp
-Cho học sinh nghe bài hát: Bác Hồ người cho
em tất cả, từ rừng xanh cháu về thăm lăng Bác.
Bài hát đã ca ngợi tình cảm, lòng kính yêu của
các em nhi đồng đối với Bác Hồ, hình ảnh của
Bác luôn in đậm trong trái tim các em