Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

an toàn cơ khí và môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.12 KB, 80 trang )

Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bất kỳ chế độ xã hội hoặc bất kỳ quốc gia nào dù phát triển hay đang phát
triển, để tạo ra của cải vật chất cho xã hội và cho bản thân thì con người đều phải lao
động trong các môi trường khác nhau. Trong mỗi điều kiện lao động đó đều tồn tại
mối nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động, làm cho chất lượng sản phẩm
Một xã hội tiến bộ là một xã hội biết quan tâm đến nhu cầu của người dân, mà nhu
cầu an toàn là nhu cầu tối thiểu nhất của mọi người. Vấn đề mất an toàn lao động và
làm thế nào để an toàn trong lao động, bảo vệ sức khỏe và tái tạo sức lao động một
cách tốt nhất là vấn đề được đặt ra và nghiên cứu song song với quá trình phát triển
của mỗi ngành nghề của nền kinh tế quốc dân, bởi tai nạn có thể xảy ra ở bất kỳ quốc
gia nào và vào bất kỳ lúc nào. Vụ tai nạn rò rỉ khí Metylizoxianat tại nhà máy hóa chất
ở Ấn độ năm 1984 làm chết 2.500 người và hơn 200.000 người bị thương, vụ rò rỉ chất
phóng xạ xảy ra ở nhà máy điện nguyên tử Trecnôbưn - Liên xô (cũ) năm 1989 … đã
và đang là mối kinh hoàng và ám ảnh của nhiều người, làm cho chúng ta phải quan
tâm hơn và đánh giá đúng mức mức độ quan trọng của kỹ thuật an toàn và công tác
bảo hộ lao động.
Quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc
với các máy móc thiết bị, công cụ lao động và môi trường. Vì vậy giáo trình Kỹ thuật
an toàn cơ khí và môi trường ra đời nhằm góp phần nâng cao ý thức cho trước tiên là
Sinh viên khoa Cơ khí - trường Đại học Điện lực, thứ đến là tài liệu tham khảo trong
quá trình trong các nhà máy, xí nghiệp, giúp cho người lao động có ý thức tự bảo vệ
bản thân, giúp cho người quản lý lao động biết và có biện pháp tổ chức nơi làm việc và
xử lý phòng, chống tai nạn lao động tốt hơn.
Kỹ thuật an toàn cơ khí và môi trường là tài liệu được biên soạn lần thứ nhất.
Trong quá trình biên soạn, tác giả đã cố gắng sưu tầm nghiên cứu, chọn lọc và dựa trên
kinh nghiệm thực tế trong lao động, song chắc không tránh khỏi khiếm khuyết. Rất
mong được sự góp ý của độc giả, đặc biệt là của những người quan tâm đến công tác
bảo hộ lao động, giáo viên, học sinh để cuốn sách ngày một hoàn thiện hơn.
Hà nội, 10/2007.
Th.S Trần Đức Toàn


CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ AN TOÀN VÀ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN:
1.1.1 Lao động
Lao động của con người là một sự cố gắng bên trong và bên ngoài thông qua một
giá trị nào đó để tạo nên những sản phẩm tinh thần, những động lực và những giá trị
vật chất cho cuộc sống con người, thế giới quan lao động được ghi nhận bởi những
ảnh hưởng khác nhau, những điều kiện và những yêu cầu:
- Về xã hội: Điều kiện chính trị, pháp luật, xã hội và kinh tế
- Về kỹ thuật: Quá trình kỹ thuật, sự trao đổi kỹ thuật, kỹ thuật an toàn, kỹ
thuật lao động
- Về khoa học: Khoa học y học, khoa học pháp luật, khoa học kinh tế,
khoa học lao động.
- Về thị trường: Nhu cầu lao động, điều kiện thị trường, thị trường lao
động.
- Về môi trường: Vị trí, sự lan truyền, Ánh sáng, tiếng ồn,
Lao động được thực hiện trong một hệ thống lao động và nó được thể hiện việc sử
dụng những tri thức về khoa học an toàn.
1.1.2 Khoa học lao động
Khoa học lao động là một hệ thống phân tích sự sắp xếp thể hiện những điều kiện
kỹ thuật, tổ chức và xã hội của quá trình lao động với mục đích đạt hiệu quả cao.
Phạm vi thực tiễn của khoa học lao động là:
- Bảo hộ lao động là những biện pháp phòng tránh hay xóa bỏ những nguy hiểm cho
con người trong quá trình lao động.
- Tổ chức thực hiện lao động là những biện pháp để đảm bảo lời giải đúng đắn
thông qua việc ứng dụng những tri thức về kỹ thuật an toàn cũng như đảm bảo phát
huy hiệu quả của hệ thống lao động.
- Kinh tế lao động là những biện pháp để khai thác và đánh giá năng suất về phương
diện kinh tế, chuyên môn, con người và thời gian.

- Quản lý lao động là những biện pháp chung của xí nghiệp để phát triển, thực hiện
đánh giá sự liên quan của hệ thống lao động.
2
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
1.1.3 Điều kiện lao động
Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động, kinh tế xã
hội, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động,
môi trường lao động, năng lực của người lao động và sự tác động qua lại giữa các yếu
tố đó tạo điều kiện cần thiết cho quá trình hoạt động của con người trong quá trình lao
động sản xuất.
Điều chúng ta quan tâm là các yếu tố biểu hiện điều kiện lao động có ảnh hưởng
như thế nào đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Để có thể làm tốt công tác bảo hộ lao động, cần phải đánh giá được các yếu tố điều
kiện lao động, đặc biệt là phải phát hiện và xử lý được các yếu tố không thuận lợi đe
dọa đến an toàn và sức khỏe người lao động trong quá trình lao động. Các yếu tố ảnh
hưởng đến điều kiện lao động bao gồm:
- Máy, thiết bị công cụ
- Nhà xưởng
- Năng lượng, nguyên vật liệu
- Đối tượng lao động
- Người lao động
- Yếu tố tự nhiên: Ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn, độ cao, độ sâu,
- Yếu tố kinh tế, văn hóa xã hội liên quan đến trạng thái tâm lý người lao động.
Trong đó các điều kiện lao động không thuận lợi được chia ra 2 loại chính:
- Những yếu tố gây chấn thương – Tai nạn lao động
- Những yếu tố có hại đến sức khỏe – Gây bệnh nghề nghiệp
Để đánh giá, phân tích điều kiện lao động cần phải tiến hành đánh giá, phân tích
đồng thời trong mối quan hệ tác động qua lại của tất cả các yếu tố nói trên.
1.1.4 Các yếu tố nguy hiểm và có hại
Trong một điều kiện lao động cụ thể, bao giờ cũng xuất hiện các yếu tố vật chất có

ảnh hưởng xấu, nguy hiểm, có nguy cơ gây tai nạn hoặc bệnh nghề nghiệp cho người
lao động, ta gọi đó là các yếu tố gây nguy hiểm và có hại, cụ thể là :
- Yếu tố vật lý: Nhiệt độ, độ ẩm, tiếng ồn, rung động, các bức xạ có hại, bụi,
- Yếu tố hóa học: các chất độc, các loại hơi, khí, bụi độc, các chất phóng xạ,
3
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
- Yếu tố sinh vật, vi sinh vật: các loại vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng, côn
trùng, động vật có nọc độc,
- Yếu tố không hợp lý nơi làm việc: cao, thấp, chật hẹp, sáng tối, mất vệ sinh,
- Các yếu tố không thuận lợi về tâm lý,
1.1.5 Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là những chấn thương xảy ra có thể gây tử vong hoặc gây tổn
thương cho bất kỳ bộ phận chức năng nào của cơ thể người lao động, trong quá trình
người lao động đang thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động.
Nhiễm độc đột ngột trong khi làm việc cũng là một dạng tai nạn lao động
1.1.6 Bệnh nghề nghiệp
Bệnh phát sinh do tác động của điều kiện lao động có hại đối với người lao động
được gọi là bệnh nghề nghiệp. Bệnh bụi phổi Xilicoza, ăngtrico thường có ở ngành
than, khai thác khoáng sản, hóa dệt, Bệnh nặng tai do làm việc ở những nơi có độ ồn
cao hoặc có thể gây điếc.
1.2 MỤC ĐÍCH, Ý NGHĨA CỦA BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1.2.1 Mục đích của công tác bảo hộ lao động
Trong quá trình lao động, dù sử dụng công cụ lao động thông thường hay máy móc
hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật, công nghệ đơn giản hay áp dụng công nghệ phức tạp,
tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động
hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Nếu
không được phòng ngừa, ngăn chặn chúng có thể tác động vào con người gây chấn
thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử
vong, cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn,

vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất
lao động.
Đảng và nhà nước luôn luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là
một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích:
- Đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc
không để xảy ra tai nạn, chấn thương, gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động.
4
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
- Bảo đảm người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các
bệnh tật khác do điều kiện lao động gây ra.
- Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người
lao động.
Công tác bảo hộ lao động có ý nghĩa hết sức quan trọng và là một trong những yêu
cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.2.2 Ý nghĩa của công tác bảo hộ lao động
a, Ý nghĩa chính trị
Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm coi con người vừa là động lực, vừa là mục
tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn lao động thấp, người lao động khỏe
mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất,
sức lao động và lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ và phát triển. Công tác bảo
hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khỏe , tinh thần và đời
sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người
của Đảng và Nhà nước. Vai trò của con người trong xã hội được tôn trọng.
Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không được thực hiện tốt, điều kiện làm
việc của người lao động còn quá nặng nhọc, độc hại để xảy ra nhiều tai nạn lao động
nghiêm trọng thì uy tín của chế độ, uy tín của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút.
b, Ý nghĩa xã hội
Bảo hộ lao động là chăm lo đời sống, hạnh phúc người lao động. Bảo hộ lao động
là yêu cầu thiết thực của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, là
nguyện vọng chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình ai

cũng mong muốn được khỏe mạnh, lành lặn, trình độ văn hóa, nghề nghiệp được nâng
cao để cùng chăm lo hạnh phúc gia đình và góp phần vào công cuộc xây dựng xã hội
ngày càng phồn vinh, phát triển.
Bảo hộ lao động đảm bảo cho xã hội trong sáng, lành mạnh, mọi người lao động
được sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng trong xã hội,
làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ khoa học kỹ thuật.
Tai nạn lao động không sảy ra, sức khỏe lao động được đảm bảo thì Nhà nước và
xã hội sẽ giảm bớt được những tổn thất trong việc khắc phục hậu quả và tập trung đầu
tư cho các công trình phúc lợi xã hội.
c, Ý nghĩa Kinh tế
5
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõ rệt.
Trong sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, có sức khỏe, không bị ốm đau
bệnh tật, điều kiện làm việc thỏai maí, không nơm nớp lo sợ bị tai nạn lao động, mắc
bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất; Phấn đấu để có ngày công, giờ
công cao; Phấn đấu nâng cao năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm,
ghóp phần hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất công tác. Do vậy phúc lợi tập thể được
tăng lên, có thêm những điều kiện để cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người
lao động và tập thể lao động. Từ đó có tác dụng tích cực bảo đảm đoàn kết nội bộ và
đẩy mạnh sản xuất.
Ngược lại, nếu để môi trường làm việc quá xấu, tai nạn lao động, ốm đau xảy ra
nhiều sẽ gây nhiều khó khăn cho sản xuất.
Người bị tai nạn lao động, ốm đau phải nghỉ việc để chữa trị, ngày công lao động
sẽ giảm, nếu nhiều người lao động bị tàn phế, mất sức lao động thì ngòai việc khả
năng lao động của họ sẽ giảm, sức lao động của xã hội vì thế cũng giảm sút; Xã hội
còn phải lo việc chăm sóc chữa trị và các chính sách xã hội khác liên quan.
Chi phí bồi thường tai nạn lao động, ốm đau, điều trị ma chay, là rất lớn, đồng
thời kéo theo những chi phí lớn do máy móc, nhà xưởng, nguyên vật liệu bị hư hỏng.
Nói chung tai nạn lao động, đau ốm xảy ra dù ít hay nhiều đều dẫn tới sự thiệt hại

về người và tài sản, gây trở ngại cho sản xuất. Vì vậy, quan tâm thực hiện tốt công tác
bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm đúng đắn về sản xuất . Sản xuất phải an toàn –
An toàn để sản xuất – An toàn là hạnh phúc của người lao động; là điều kiện đảm bảo
cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao.
1.2.3 Tính chất của công tác bảo hộ lao động
Công tác bảo hộ lao động thể hiện ba tính chất:
- Tính pháp luật
- Tính khoa học, công nghệ
- Tính quần chúng.
Ba tính chất này có quan hệ hữu cơ với nhau và hỗ trợ lẫn nhau.
a, Bảo hộ lao động mang tính pháp luật
Tính chất luật pháp của bảo hộ lao động thể hiện ở tất cả các quy định về công tác
bảo hộ lao động, bao gồm:
- Các quy định về kỹ thuật: Quy phạm, quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn.
6
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
- Các quy định về tổ chức, trách nhiệm và chính sách, chế độ bảo hộ lao động
đều là những văn bản pháp luật bắt buộc mọi người có trách nhiệm phải tuân theo,
nhằm bảo vệ sinh mạng, toàn vẹn thân thể và sức khỏe người lao động.
- Mọi vi phạm tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh lao động trong quá
trình lao động sản xuất đều là những hành vi vi phạm pháp luật về bảo hộ lao
động.
Đặc biệt với quy phạm và tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn có tính chất bắt buộc rất cao,
nó đảm bảo tính mạng của người lao động, vì không thể châm chước hoặc hạ thấp.
Các yêu cầu và biện pháp đã quy định, đòi hỏi phải được thi hành nghiêm chỉnh, vì nó
luôn liên quan đến tính mạng con người và tài sản quốc gia.
b, Bảo hộ lao động mang tính khoa học công nghệ
Bảo hộ lao động gắn liền với sản xuất, khoa học kỹ thuật về bảo hộ gắn liền với
khoa học công nghệ sản xuất.
Người lao động sản xuất trực tiếp trong dây chuyền phải chịu ảnh hưởng của bụi,

của hơi, khí độc, tiếng ồn, sự rung sóc của máy móc, và những nguy cơ có thể xảy
ra tai nạn lao động. Muốn khắc phục được những nguy hiểm đó, không có cách nào
khác là áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ.
Khoa học kỹ thuật bảo hộ lao động là khoa học tổng hợp dựa trên tất cả các thành
tựu của các môn khoa học cơ bản như: Cơ, Lý, Hóa, Sinh, và bao gồm tất cả các
ngành như Cơ khí, Điện, Mỏ, Xây dựng
Muốn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động phải tổ chức nghiên cứu khoa học kỹ
thuật Bảo hộ lao động gắn liền với việc nghiên cứu triển cải tiến trang bị, cải tiến kỹ
thuật công nghệ sản xuất. Ở các cơ sở sản xuất, những vấn đề kỹ thuật an toàn, cải
thiện điều kiện làm việc cần được đưa vào chương trình tiến bộ kỹ thuật, công nghệ
để huy động đông đảo cán bộ và ngưòi lao động tham gia.
- Công tác bảo hộ lao động phụ thuộc rất lớn vào trình độ công nghệ sản xuất của
xã hội.
- Trình độ công nghệ sản xuất phát triển cùng với nền kinh tế phát triển sẽ ghóp
phần tạo ra các điều kiện lao động ngày một tốt hơn
- Thực chất sự tiến bộ của khoa học công nghệ chính là việc sử dụng máy móc
để thay thế lao động sống bằng lao động quá khứ. Ở trình độ cao của kỹ thuật,
công nghệ sản xuất là tự động hóa, tổng hợp các quá trình sản xuất và sử dụng
người máy công nghiệp. Như vậy qúa trình phát triển kỹ thuật, công nghệ sản xuất
7
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
chính là diễn ra quá trình thay đổi về chất lao động của con người. Lao động của
con người dần được giảm nhẹ, tiến tới loại bỏ điều kiện lao động nguy hiểm và độc
hại.
c, Bảo hộ lao động mang tính quần chúng
Tính quần chúng của công tác bảo hộ lao động thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Quần chúng lao động là những người trực tiếp thực hiện quy phạm, quy trình và
các biện pháp kỹ thuật an toàn, cải thiện điều kiện làm việc, Vì vậy chỉ có quần
chúng tự giác thực hiện thì mới ngăn ngừa được tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Hằng ngày, hằng giờ người là động trực tiếp làm việc, tiếp xúc với quá trình sản

xuất, máy móc, thiết bị và đối tượng lao động. Như vậy, chính họ là người có khả năng
phát hiện những yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất. Từ đó có thể đề xuất các
biện pháp giải quyết hoặc tự mình giải quyết, để phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh
nghề nghiệp.
Từ tính chất này, công tác bảo hộ lao động cho phép ta huy động một cách đồng bộ
các biện pháp khoa học kỹ thuật, công nghệ; Vận động, tổ chức quần chúng kết hợp
với việc thực hiện các biện pháp về luật pháp, nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm
về công tác bảo hộ lao động, mang lại hiệu quả hoạt động của công tác bảo hộ lao
động ngày càng tốt hơn.
Công tác bảo hộ lao động sẽ đạt hiệu quả tốt khi mọi cấp quản lý, mọi người sử
dụng lao động và người lao động tự giác và tích cực thực hiện.
1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Công tác bảo hộ lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Kỹ thuật an toàn
- Vệ sinh lao động
- Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
1.3.1 Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người
lao động.
Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản
xuất đối với người lao động, phải quán triệt các biện pháp đó ngay từ khi thiết kế, xây
8
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
dựng hoặc chế tạo thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ. Trong quá trình hoạt
động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các
thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng.
Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể tại các quy phạm, tiêu chuẩn các văn
bản khác về lĩnh vực kỹ thuật an toàn.
Nội dung kỹ thuật an toàn chủ yếu bao gồm những vấn đề sau đây:

- Xác định vùng nguy hiểm
- Xác định biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc đảm bảo an toàn.
- Sử dụng các thiết bị an toàn thích ứng: Thiết bị che chắn, thiết bị phòng ngừa,
thiết bị bảo hiểm, báo hiệu, trang bị bảo vệ cá nhân
1.3.2 Vệ sinh lao động
Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật
nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao
động. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các biện
pháp cần thiết. Trước hết phải nghiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố có
hại đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của
các yếu tố đó trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp vệ sinh lao động.
Nội dung chủ yếu của vệ sinh lao động bao gồm:
- Xác định khoảng cách an toàn vệ sinh lao động
- Xác định các yếu tố có hại về sức khỏe
- Biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao
động, theo dõi quản lý sức khỏe, tuyển dụng lao động.
- Biện pháp về sịnh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường.
- Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: Kỹ thuật thông gió, điều hòa nhiệt độ, chống
bụi, khí độc, kỹ thuật chống tiếng ồn và rung sóc, kỹ thuật chiếu sáng, kỹ thuật
chống bức xạ, điện từ trường
Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế, xây
dựng các công trình nhà xưởng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế chế tạo các máy móc,
thiết bị quá trình công nghệ.
Trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh các yếu tố có
hại, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn
vệ sinh cho phép.
9
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
1.3.3 Chính sách, chế độ bảo hộ lao động
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động chủ yếu bao gồm: các biện pháp kinh tế xã

hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động.
Các chính sách, chế độ nhằm đảm bảo sử dụng sức lao động hợp lý khoa học; Bồi
dưỡng phục hồi sức lao động, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các
biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp về vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của
cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, kế hoạch hóa công
tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ thanh tra, kiểm tra
chế độ về khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động
Những nội dung của công tác bảo hộ lao động kể trên là rất lớn. Bao gồm nhiều
công việc thuộc nhiều lĩnh vực công tác khác nhau. Hiểu được nội dung của công tác
bảo hộ lao động sẽ giúp cho người quản lý đề cao trách nhiệm và có biện pháp tổ chức
thực hiện công tác bảo hộ lao động đạt kết quả tốt nhất.
1.4 PHƯƠNG PHÁP BẢO HỘ LAO ĐỘNG
Trong quá trình lao động sản xuất, con người đều phải quan hệ, tiếp xúc với công
cụ lao động và môi trường lao động . Trong các mối quan hệ đó luôn tồn tại mối nguy
hiểm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới sức khỏe và trí tuệ của người lao động làm
giảm sút chất lượng và năng suất lao động.
Phương pháp bảo hộ lao động là phương pháp giảm thiểu tối đa hoặc ngăn chặn
các mối nguy hiểm đến với người lao động, giúp cho phát triển sản xuất và tăng năng
suất lao động. Có rất nhiều phương pháp bảo hộ lao động để thực hiện mục tiêu trên và
nó phải thể hiện được ba tính chất sau:
- Tính pháp luật.
- Tính Khoa học công nghệ.
- Tính quần chúng.
Và đồng thời nó cũng phải bao gồm các nội dung: Kỹ thuật an toàn; Vệ sinh lao
động; Các chính sách, chế độ bảo hộ lao động.
CHƯƠNG 2: KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ
10
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CƠ KHÍ

2.1.1 Những nguyên nhân gây ra tai nạn lao động khi sử dụng máy và
thiết bị Cơ khí
a) Khái niệm về vùng nguy hiểm và mối nguy hiểm
Vùng nguy hiểm là khoảng không gian ở đó các nhân tố nguy hiểm đối với sức
khỏe hoặc sự sống người lao động trong sản xuất xuất hiện thường xuyên, chu kì hoặc
bất ngờ. Chẳng hạn như vùng gần đường dây cao thế, vùng cần cẩu hay cần trục đang
hoạt động, vùng có hệ thống xích, hay băng tải đang hoạt động…
Yếu tố đặc trưng nhất của vùng nguy hiểm là mối nguy hiểm, mối nguy hiểm trong
cơ khí là nơi và các nguồn phát sinh nguy hiểm do hình dạng, kích thước, chuyển động
của các phương tiện làm việc, phương tiện trợ giúp, phương tiện vận chuyển cũng như
các chi tiết bị hư hỏng trong quá trình làm việc gây ra sự cố làm tổn thương ở các mức
độ khác nhau. Trong cơ khí thường có các cơ cấu, các bộ phận máy dễ tạo ra mối nguy
hiểm như sau:
- Truyền động xích và bánh xích
- Truyền động bánh răng thanh răng
- Truyền động bánh đai, dây đai
- Truyền động bánh răng bánh răng
- Vùng cuối băng tải
- Trục cán
- Cưa đĩa
- Các máy móc nói chung ( máy tiện, máy phay, máy bào, máy uốn, máy
khoan, máy xọc, lò nung, kim loại nấu chảy,…)
Mức độ tổn thương do mối nguy hiểm gây ra tuỳ thuộc vào năng lượng của hệ
thống tác động và vị trí tác động vào cơ thể gây gẫy xương (thường là gẫy hay đứt
ngón tay, cánh tay, cẳng chân) thậm chí tử vong. Những mối nguy hiểm này luôn tiềm
tàng và có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Những yếu tố có thể ảnh hưởng đến mối nguy hiểm là:
- Tình trạng của bộ phận tác động (ví dụ rất nhọn hay rất sắc)
- Những tư thế lao động đòi hỏi phải thực hiện, nhưng tư thế đó dễ sinh ra nguy
hiểm

11
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
- Áp lực ép (ví dụ áp lực trong bình Oxy)
- Loại hình và hình dạng bề mặt (ví dụ bánh răng có các răng rất dễ cuốn các vật
vào)
- Nguồn năng lượng dự trữ (ví dụ lò xo đang ở trạng thái nén, đá mài đang ở
trạng thái quay tốc độ cao…)
b) Các nguyên nhân gây ra tai nạn lao động ( chú ý)
Tai nạn lao động trong sản xuất ở các nhà máy và phân xưởng cơ khí do nhiều
nguyên nhân khác nhau, nhưng có thể tập trung chủ yếu do nguyên nhân sau:
1. Nguyên nhân do thiết kế
Máy móc, dụng cụ thiết bị khi không đảm bảo các điều kiện kĩ thuật, thiếu độ bền
cơ học cần thiết nên trong quá trình sử dụng phát sinh hư hỏng, điều đó có thể gây ra
sự cố mất an toàn. Chẳng hạn máy tiện không đảm bảo độ ổn định khi quay với tốc độ
cao, gây rung động lớn dẫn đến dao ăn sâu vào vật gia công, có thể làm bung phôi ra
khỏi máy, gây nên tai nạn lao động
2. Nguyên nhân do chế tạo
Nếu có một chi tiết hay cụm chi tiết chế tạo sai, không đúng với thiết kế, trong quá
trình sử dụng có thể gây ra mất an toàn. Chẳng hạn khi chế tạo cơ cấu an toàn trong
chuyển động chạy dọc của bàn máy mài, do chi tiết thanh gạt chế tạo sai nên cơ cấu
không ngắt chuyển động đúng vị trí, điều đó làm cho đá mài va vào chi tiết mài hay cơ
cấu khác của máy, gây vỡ đá mài, xảy ra mất an toàn cho người và máy móc thiết bị
3. Nguyên nhân do bảo quản sử dụng
Công tác bảo quản máy không tốt, chất lượng máy xuống cấp nhanh, điều đó cũng
có thể gây ra mất an toàn lao động. Chẳng hạn nếu máy bảo quản không tốt, chi tiết bị
han gỉ, chức năng làm việc mất đi, điều đó sẽ gây sự cố trong quá trình làm việc.
Sử dụng máy không đúng quy định, thao tác vận hành sai là một trong những
nguyên nhân chính gây ra tai nạn lao động. Mỗi một máy đều có quy trình vận hành và
nguyên tắc sử dụng nhất định, chẳng hạn trên máy tiện, không cho phép gá vật có
chiều dài nhô ra phía sau trục chính quá lớn, nếu không tuân thủ nguyên tắc này, khi

vật gia công quay với tốc độ cao, lực li tâm lớn làm uốn cong vật, gây va chạm vào
người điều khiển máy, xảy ra việc mất an toàn là hiển nhiên.
4. Nguyên nhân do thiếu trang thiết bị an toàn cho người và máy
12
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
Ở trong mỗi cơ cấu truyền động của máy, đặc biệt là ở các bộ phận như bánh răng,
dây đai, hệ thống băng tải… rất dễ gây tai nạn lao động. Thông thường, ở những cơ
cấu này phải có che chắn, nếu thiếu, khi sơ ý có thể một phần cơ thể người sẽ bị cuốn
vào, gây ra tai nạn lao động.
Người vận hành sử dụng máy móc thiết bị phải có đầy đủ trang bị bảo hộ lao động
để đảm bảo an toàn. Chẳng hạn khi sử dụng máy mài phải đeo kính bảo hộ, nếu không,
sẽ có thể bị bụi hạt mài bắn vào mắt, hay khi sử dụng máy tiện mà không đi giầy có
thể sẽ bị phoi cứa và chân gây chấn thương chảy máu.
5. Nguyên nhân do tổ chức lao động và điều kiện làm việc không tốt
Công tác tổ chức lao động và điều kiện làm việc của công nhân có ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời nó còn ảnh hưởng đến khả năng
xảy ra mất an toàn. Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phôi liệu sắp xếp một cách hợp lí,
khoảng không gian rộng rãi sẽ hạn chế rất nhiều khả năng mất an toàn. Đã có nhiều
trường hợp dụng cụ để không đúng nơi quy định, khi thao tác vướng phải làm rơi chân
gây ra chấn thương, hay phôi để bừa bãi, gây trượt ngã vào máy đang chạy
6. Nguyên nhân do ý thức tổ chức, kỉ luật làm việc
Khi đang làm việc đòi hỏi người vận hành sử dụng máy phải tập trung tinh thần
cao độ để xử lí mọi tình huống kịp thời, nếu bỏ máy đi nơi khác hay nói chuyện, đùa
nghịch khi đang làm việc có thể sẽ dẫn đến tình trạng gây ra sự cố mất an toàn. Đã
không ít trường hợp khi sử dụng máy dập, do mải nghĩ việc khác hay nói chuyện với
người ngoài mà tay vẫn để ở vùng nguy hiểm (vùng mà chày dập đi dập xuống để cắt
kim loại) chân đã điều khỉên cho máy hoạt động gây đứt ngón tay…
Ngoài những nguyên nhân kể trên còn có những nguyên nhân khác như tình trạng
sức khỏe của người vận hành điều khiển máy. Khi sức khoẻ yếu, mệt mỏi do đói, do
làm việc kéo dài hay do làm quá sức, sức khỏe giảm sút, thiếu ngủ, thần kinh không

tỉnh táo sẽ làm thao tác mất chuẩn xác, gây ra mất an toàn.
2.1.2 Các giải pháp kĩ thuật an toàn
a) Phương hướng chung
Biện pháp ưu tiên hàng đầu là tìm cách xóa mối nguy hiểm ở nguồn xuất hiện cũng
như giảm thiểu nguồn năng lượng của hệ thống có thể tạo ra mối nguy hiểm, phương
hướng chung thường thông qua một số biện pháp sau:
13
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
- Sử dụng các phương tiện làm việc khác hay phương pháp gia công khác, chẳng
hạn thay cho việc di chuyển vật nặng dùng sức người bằng phương tiện vận chuyển…
- Sử dụng các phương tiện làm việc có cơ cấu an toàn như hệ thống cữ, hệ thống
giới hạn tốc độ của máy…
- Thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp an toàn theo quy định
- Trang thiết bị, dụng cụ kiểm tra và thường xuyên kiểm tra các phương tiện làm
việc cũng như ý thức chấp hành của người lao động về công tác an toàn
b) Các biện pháp tức thời
1. Hạn chế mối nguy hiểm thông qua các phương tiện an toàn
Tuỳ thuộc vào điều kiện công nghệ và tổ chức trong quá trình sản xuất mà sử dụng
các phương tiện an toàn khác nhau, các phương tiện an toàn này bao gồm các chức
năng có mục tiêu rõ ràng, chẳng hạn như:
- Chức năng ngăn ngừa sự cố vô tình
Ví dụ: bao che, nắp chắn ở những nơi có khả năng mất an toàn như cụm bánh răng.
- Chức năng điều khiển bằng tay
Mục đích bắt buộc người thợ khi muốn vận hành máy phải sử dụng cả hai tay mới
thực hiện được nhằm ngăn ngừa tình trạng một tay vẫn ở vị trí nguy hiểm mà tay kia
đã cho máy hoạt động
- Chức năng ngăn chặn sai sót
Mục đích nhằm hạn chế phát sinh sự cố khi có sai sót trong quá trình vận hành sử
dụng máy móc, thiết bị và dụng cụ cơ khí…
Như vậy tất cả các phương tiện an toàn đều có chức năng an toàn, tuy nhiên cũng

cần phân biệt rõ chức năng an toàn tác dụng trực tiếp và gián tiếp. Chức năng an toàn
tác dụng trực tiếp là chức năng của máy mà thiếu sót chức năng của nó trực tiếp làm
tăng sự rủi ro gây ra tổn thương. Chức năng an toàn tác dụng gián tiếp là Chức năng
mà sai sót của nó không trực tiếp gây ra nguy hiểm
2. Trang bị các phương tiện tự hãm
Các phương tiện tự hãm là các phương tiện an toàn dùng ngăn chặn các sự cố xảy
ra. Trong máy cắt gọt, phương tiện tự hãm chíng làm các hệ thống cữ hành trình, van
thuỷ lực, rơ le… Chức năng của hệ thống này là không cho các chuyển động tiếp tục
được thực hiện khi người thợ vì lí do nào đó mà chưa xử lí kịp.
3. Các biện pháp bảo vệ kĩ thuật
14
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
- Trang bị bảo vệ tách biệt
Chính là các bộ phận hay cơ cấu máy được trang bị hệ thống ngăn cách không cho
cơ thể tiếp xúc với những chỗ nguy hiểm nhằm loại trừ hay hạn chế mối nguy hiểm.
Ví dụ bao che, nắp đậy…
- Trang bị bảo vệ không tách biệt
Là những trang bị nhằm loại trừ hay hạn chế mối nguy hiểm. Chẳng hạn như rào
chắn lối di chuyển của cần trục, biển báo tín hiệu…
Cần lưu ý rằng khi sử dụng các thiết bị an toàn phải biết rõ mục đích của nó, đồng
thời khi chọn trang bị an toàn cần quan tâm chung cả hệ thống, tránh tình trạng chỉ chú
ý đến một bộ phận vì sự cố gây mất an toàn cso thể xảy ra bất cứ chỗ nào và khi nào
c) Các biện pháp về tổ chức
- Điều chỉnh về tổ chức để xác định, kiểm tra và duy trì định kì kiểm tra thiết bị
- Giảng dạy và hướng dẫn về an toàn lao động cho các đối tượng lao động. Mọi
đối tượng lao động đều phải được biết, được hiểu về công tác an toàn tránh tình trạng
khi chưa đủ kiến thức về công tác an toàn trong lĩnh vực mình sẽ làm việc đã tiến hành
công việc
- Trang bị cho an toàn cho cá nhân
Ở mỗi công việc đều có ảnh hưởng đến sức khoẻ, an toàn cho người lao động.

Trang bị an toàn cá nhân phù hợp với tính chất công việc là cần thiết. Chẳng hạn, thợ
vận hành sử dụng máy móc cơ khí phải có quần áo bảo hộ gọn gàng, tránh ăn mặc lôi
thôi dễ bị cuốn vào các bộ phận chuyển động trong máy, hay mang kính bảo hộ đề
phòng phoi bắn vào mắt…
- Sử dụng hệ thống biển báo
Hệ thống biển báo nhằm mục đích thông báo, nhắc nhở ý thức thực hiện công tác
an toàn, chỉ ra các vùng và khả năng nguy hiểm để mọi người biết mà tránh xa. Chẳng
hạn như biển báo nguy hiểm nơi sự cố mất an toàn có khả năng xảy ra, biển báo không
lại gần khu vực cẩu hay cần trục đang hoạt động. Khi sử dụng hệ thống biển báo cần
thực hiện những yêu cầu sau:
• Màu sắc, hình ảnh, kí hiệu phải theo quy định chung và dễ nhận biết từ xa
• Để nơi dễ nhìn thấy, ngay trước vùng nguy hiểm
Ngoài ra, để tăng cường khả năng nhận biết của mọi người (nhất là với người bị
khiếm thị) cần sử dụng cả hệ thống biển báo âm thanh như nhạc, còi, chuông… Với
15
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
loại tín hiệu này phải đảm bảo âm lượng đủ ( cường độ khoảng 15 dB), tín hiệu rõ
ràng, không nhầm lẫn và không gây ảnh hưởng đến những nơi không cần thiết
- Tăng cường công tác kiểm tra
Công tác kiểm tra bao gồm: kiểm tra các thiết bị, phương tiện, cơ cấu an toàn kiểm
tra việc thực hiện các quy định về an toàn. Thông qua việc kiểm tra nhằm mục đích
tăng cường ý thức chấp hành kỉ luật về an toàn, thay thế sửa chữa các phương tiện,
thiết bị, cơ cấu bị hỏng. Trong phần lớn các vụ xảy ra tai nạn lao động là do ý thức
chấp hành kỉ luật an toàn của người lao động không tốt và do cơ cấu hay thiết bị an
toàn mất tác dụng
2.1.3 An toàn khi sử dụng máy công cụ
a) An toàn trên máy tiện
Trong các nhà máy cơ khí, máy tiện thường chiếm một tỷ lệ lớn. Trên máy tiện
có rất nhiều bộ phận chuyển động như vít me, trục trơn, mâm cặp, vật gia công…
Những bộ phận này có thể gây ra tai nạn lao động

* Các tai nạn lao động thường xuyên xảy ra và nguyên nhân
- Phoi tiện bắn vào người đặc biệt là vào mắt gây tổn thương. Phoi tiện có nhiều
loại như phoi vụn, phoi xếp, phoi dây…, có loại rất sắc nên có thể cứa vào chân, tay
gây chấn thương chảy máu đứt gân…
- Tóc, khăn quàng cổ bị quấn vào vật gia công hay mâm cặp
Nguyên nhân do tóc không gọn gàng, không mang mũ bảo hộ, khăn quàng không
gọn, khi đứng thao tác dễ bị cuốn vào các cơ cấu quay.
- Vạt áo hoặc tay bị quấn vào vật gia công hay trục vít m.
Nguyên nhân do áo không gọn gàng, tay áo không khuy…
- Vật gia công văng vào người
Nguyên nhân do gá không chắc chắn, tốc độ cắt quá cao gây rung động, làm cho
phôi rời khỏi vị trí đã được định vị kẹp chặt
- Vật gia công uốn cong quật vào người
Nguyên nhân do chiều dài vật gia công nhô ra ( dạng công xô) khỏi vấu cặp hay
trục chính quá dài, khi vật quay bị cuốn cong đập vào người. Thông thường chiều dài
nhô ra phía sau trục chính ≤ 0,5 m.
* Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy tiện
16
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
Để đảm bảo an toàn khi sử dụng máy tiện cần thực hiện nghiêm chỉnh các nguyên
tắc sau:
Trước khi sử dụng máy
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động ( quần, áo bảo hộ, giày hoặc dép có quai hậu,
kính bảo hộ) không sử dụng gang tay.
- Kiểm tra máy: bao gồm các công việc:
• Kiểm tra phần điện xem có ổn định không? Có bị rò điện ra máy không ?
• Kiểm tra hệ thống dầu và bơm dầu bôi trơn xem dầu có đủ không? Bơm có hoạt
động tốt không ?
• Kiểm tra các tay gạt, núm điều khiển đã về vị trí an toàn hay chưa?
Trong khi sử dụng

- Không thay đổi tốc độ trục chính hay bước tiến sao khi trục chính còn quay.
Muốn thay đổi phải tắt máy và chờ cho trục chính dừng hẳn mới đựơc thay đổi.
Nghiêm cấm việc dùng tay miết vào mâm cặp làm phanh hãm tốc độ trục chính vì dễ
gây đứt tay
- Vật gia công phải gá đúng quy định và chắc chắn. Không dùng ống nối để kéo
dài tay quay của chìa vặn mâm cặp làm phanh hãm tốc độ trục chính vì dễ gây đứt tay.
- Vật gia công phải đúng quy định và chắc chắn. Không dùng ống nối để kéo dài
tay quay của chìa vặn mâm cặp, không gá vật có chiều dài nhô ra lớn quá quy định,
đặc biệt cần chú ý khi gá hay tháo phôi phải đưa tay gạt tốc độ về vị trí an toàn (đối
với các máy khởi động bằng cần gạt dễ bị rơi làm máy chạy bất ngờ gây tai nạn)
- Không để vật liệu phôi, dụng cụ bừa bãi
- Không dùng tay gỡ phoi. Khi có phoi quấn vào phôi phải tắt máy và dùng móc
móc phoi. Cố gắng chọn tốc độ cắt và dao có góc bẻ phoi để hạn chế sự xuất hiện của
phoi dây.
- Khi máy đang chạy không bỏ đi nơi khác vì nếu xảy ra sự cố không xử lí kịp
thời được.
Ngoài ra, trong từng trường hợp gia công cụ thể sẽ có quy định riêng, ví dụ khi cắt
ren, tốc độ trục chính nhỏ để đề phòng bàn dao xô vào mâm cặp…
Sau khi sử dụng
17
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
Sau khi thôi làm việc phải vệ sinh lau máy, trước khi lau máy cần phải tắt điện vào
máy, đưa tay gạt về vị trí an toàn.
b) An toàn trên may phay
* Các tai nạn lao động thường xuyên xảy ra và nguyên nhân
Tai nan lao động xảy ra trên máy phay cũng giống như trên máy tiện. Tuy nhiên,
do đặc điểm của máy phay là vật gia công chuyển động thẳng , dao cắt chuyển động
quay nên có thể gây ra một số tai nạn như sau:
- Kẹt tay vào bánh răng
Nguyên nhân khi tháo, lắp bánh răng thay thế không tắt máy, hay vị trí tay giữa

bánh răng khi xiết chặt không đúng
- Tay quấn vào dao
Nguyên nhân do sử dụng găng tay cầm vào dao mà vô tình mở máy làm dao quay,
hay khi máy đang chạy mà dùng tay gạt phoi ở gần vị trí dao đang cắt gọt
- Phoi bắn vào mắt ngừơi
Nguyên nhân do vật gia công ở ngang tầm mặt, dao phay cắt gián đọan và phôi
nên phoi ngắn, lực văng làm phoi bắn ra với tốc độ cao
- Mảnh dao bắn vào người
Nguyên nhân do mũi dao thường làm bằng vật liệu cứng giòn, dễ vỡ, khi tác để
dao va đập mạnh vào phôi hay bàn máy làm mảnh mũi dao vỡ ra văng vào người.
* Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy phay
Nhìn chung khi sử dụng máy phay cũng như sử dụng máy tiện, tuy nhiên do kết
cấu và nguyên lí hoạt động của máy phay khác với máy tiện, nên để đảm bảo an toàn
cần chú ý thêm một số vấn đề sau:
- Trang bị bảo hộ lao động đầy đủ và không được sử dụng găng tay
- Khi sử dụng cơ cấu chạy nhanh bàn máy phải chú ý không cho chạy hết chiều
dài hành trình để đề phòng vượt quá giới hạn gây gâỹ bánh răng hay hỏng cơ cấu
truyền động.
- Khi tháo dao phải có tấm gỗ kê lên bàn máy, tránh tình trạng cụm gá dao và
dao rơi trực tiếp lên bàn máy.
- Vị trí đứng thao tác sao cho phoi không bắn vào người gây tai nạn
- Khi bánh răng thay thế phải tắt điện vào máy để đề phòng kẹt tay vào bánh răng
18
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
- Không lấy tay trực tiếp gạt phoi trên máy đặc biệt khi máy đang quay vì như
vậy dễ bị cuốn tay vào dao
c) An toàn trên máy mài hai đá
* Các tai nạn lao động thường xuyên xảy ra và nguyên nhân
Đá mài là dụng cụ cắt với tốc độ cao (V = 30 – 300m/ giây). Vật liệu chế tạo là
những hạt mài ( như cát silic, gốm, bakêlit) được dính kết lại với nhau bằng chất kết

dính. Đặc đỉêm của đá mài là hạt mài luôn bắn ra trong quá trình mài, dễ vỡ… nên khi
sử dụng máy mài hai đá để mài dụng cụ cắt thường xuyên xảy ra một số tai nạn như
sau:
- Phoi bắn vào mắt
Bụi hạt mài chứa hóa chất gây độc cho mắt, hơn nữa hạt mài thường rất nhỏ, khó
tìm thấy và đôi khi không gây cảm giác khó chịu ngay nên dễ chủ quan nhưng hậu quả
lại rất lớn. Nhiều trường hợp để lâu gây hỏng mắt
- Vỡ đá văng vào người
Nguyên nhân do đá có rạn nứt từ trước hay do mài vật mỏng gây kẹt vào khe hở
giữa đá và bệ tỳ làm vỡ đá. Vì đá chuyển động với vận tốc rất cao nên khi bắn vào
người gây chấn thương nguy hiểm. Đã có nhiều trường hợp đá vỡ gây chết người
- Quệt ngón đá vào tay
Khi mài vị trí tay cầm vật mài gần điểm mài, khi mài sơ ý để ngón tay chạm vào
đá gây mòn vẹt ngón tay chảy máu
* Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy mài
Khi lắp đá mài
Đá mài trước khi lắp phải được đảm bảo nghiêm ngặt về vận chuyển và bảo
quản, không được để đá chồng lên nhau hay để nghiêng đá để tránh vỡ đá hay rạn nứt
đá. Khi mang ra lắp phải kiểm tra xem đá có bị rạn nứt không ? Việc kiểm tra được
thực hiện bằng mắt hoặc dụng cụ chuyên dùng. Một cách kiểm tra đơn giản là cầm đá
ở dạng treo lên sau đó dùng búa gõ nhẹ vào đá, nghe tiếng kêu để phán đoán xem đá
có bị rạn nứt không , nếu tiếng kêu như kim loại là được. Tuy nhiên, phương pháp
kiểm tra này độ chính xác không cao và phụ thuộc và kinh nghiệm rất nhiều
Khi lắp đá cần đảm bảo chắc chắn, độ đồng tâm với trục máy cao, không gây
cho đá bị rạn nứt. Sau khi lắp cần kiểm tra và điều chỉnh độ cân bằng của đá.
19
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
Sau khi lắp xong đá cần cho đá quay với vận tốc cao trong thời gian từ 3 đến 5
phút để xem có hiện tượng khác thường không? Nếu không có coi như đảm bảo yêu
cầu, nếu có phải xem xét lại, tìm ra nguyên nhân để chỉnh lại cho đúng

Vỏ che chắn của đá mài phải thiết kế sao cho nó có thể ngăn chặn không cho đá
mài khi vỡ bắn ra ngoài. Khe hở giữa đá và vỏ che chắn nằm trong khoảng 10 –
15mm. Chiều dày vật liệu làm vỏ che chắn không được mỏng và phải theo tiêu chuẩn
Bảng 2.1 Bề dày nhỏ nhất của vỏ che chắn mài đá
Vật
liệu
làm
vỏ che
Vận
tốc
cắt
(m/s)
Bề
dày
của
đá
(mm)
Đường kính của đá mài (mm)
75 -
150
175 -
300
325 -
400
425 -
500
525 -
650
675
-750

775-
1250
S S1 S S1 S S1 S S1 S S1 S S1 S S1
Gang
dẻo
35
50
100
≥150
6
8
10
6
8
8
9
9
9
8
8
8
13
13
16
9
9
13
16
16
13

13
13
16
19
19
22
16
16
16
22
22
25
19
19
19
25
29
32
22
22
22
Thép
đúc
50
100
≥150
4
6
6
4

6
6
6
8
10
4
6
8
8
10
12
6
8
10
10
12
14
8
10
12
12
14
16
10
12
14
15
17
19
13

15
17
18
20
23
16
19
21
Thép
đúc
50
50
100
≥150
6.
5
8
6.5
7
7
7
9
11
7
8
8
10
12
14
10

10
11
13
15
17
12
12
14
16
18
20
13
15
17
19
21
24
16
18
20
23
27
31
19
21
23
Thép
tấm

thép

lò hơi
50
100
150
và >
3.
5
4
5
2
2
3
5
6.
5
7
3.5
4
4
6.
5
7
9
5
5
6
8
9
11
7

7
8
10
11
13
7
8
8
12
13
15
8
8
8
14
17
19
10
11
12
Ngoài ra cần lưu ý trong việc chọn đá mài, đá mài phải phù hợp với vật liệu gia
công. Chọn đá mài không đúng gây ra ứng suất nhiệt lớn dẫn đến vỡ đá mài. Góc mở
của vỏ che chắn chọn sao cho nhỏ nhất để hạn chế khả năng gây tai nạn khi vỡ đá
Khi sử dụng đá
Trước khi mài phải có kính bảo hộ để đề phòng bụi đá bắn vào mắt và thực hiện
một số quy định an toàn sau:
- Kiểm tra khe hở giữa đá và bệ tỳ khe hở khoảng 2mm đến 3mm là được.
20
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
- Khi mài không đứng đối diện với đá mài, phải đứng chếch sang một bên để mài

đề phòng khi vỡ đá thì giảm khả năng mảnh đá bắn vào người gây chấn thương
- Tay cầm vào vật chắc chắn, khi mài nếu vật mài nóng lên thì phải làm nguội
bằng nước sau đó mới mài tiếp
- Lực tỳ vào đá vừa phải và không được mài vào một bên của đá
- Không được hai người cùng mài trên một viên đá vì như vậy dễ xảy ra tai nạn
- Không được tụ tập đông người xung quanh máy mài, đặc biệt ở hướng đá có
thể vỡ bắn ra
- Không được mại vật có bề dày hơn 3mm. Khi vật có bề dày nhỏ, việc cầm khó
chắc chắn dễ gây tuột tay và kẹt vào khe hở giữa đá và bệ tỳ làm vỡ đá
- Sau khi mài xong phải tắt máy
d) An toàn trên máy đột, dập cắt, cán
* Các tai nạn lao động thường xuyên xảy ra và nguyên nhân
Máy đột, dập cắt, cán thường có tốc độ không lớn nhưng công suất máy rất lớn.
Khi sử dụng nếu không có biện pháp an toàn tốt có thể xảy ra một số tai nạn như sau:
- Cắt đứt ngón tay
Nguyên nhân chủ yếu của tai nạn này có thể do sự cố máy khi đang điều chỉnh
phôi máy đã hoạt động làm cho chày cắt đi xuống cắt vào ngón tay hay do thao tác
nhầm lẫn, vị trí tay đang ở nơi nguy hiểm đã cho máy hoạt động gây mất an toàn
- Kẹp ngón tay, bàn tay giữa phôi và bàn máy (có thể là mặt khuôn)
Nguyên nhân chủ yếu là do tay cầm phôi ngay ở vị trí trên mặt bàn máy, khi máy
làm việc phôi xuống gây kẹp tay
- Cuốn tay vào máy cán
Đây là dạng tai nạn xảy ra chủ yếu trên máy cán, nguyên nhân do sơ ý, không tuân
thủ quy định an toàn, vị trí tay cầm phôi không đúng, khi máy làm việc kéo theo tay
vào vùng cán gây tai nạn
- Rơi phôi vào chân
Phôi sử dụng trên máy đột, dập cắt, cán thường là phôi dạng tấm có kích thước
lớn, cồng kềnh nên rất dễ rơi vào chân gây tai nạn
Ngoài các tai nạn kể trên, trong một số trường hợp khi vật gia công ở dạng nóng
(gia công nóng) có thể xảy ra tai nạn bỏng

21
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
* Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy đột, dập cắt, cán
Từ các tai nạn thường xảy ra như đã nói ở trên, mức độ thương tật trong mỗi
trường hợp khác nhau từ nhẹ đến nặng, thậm chí gay tử vong. Vì vậy , khi sử dụng
máy cần tuân thủ một số quy định về an toàn như sau:
- Phải có đầy đủ trang bị an toàn lao động khi sử dụng máy:
Ngoài quần, áo bảo hộ lao động còn có một số trang bị an toàn khác. Chẳng hạn
khi sử dụng máy cắt, đề phòng rơi vật nặng vào chân thì trang bị an toàn lao động còn
là loại giày bằng da cứng, hay khi sử dụng máy cán nóng cần có quần áo bằng sợi
amiăng để cách nhiệt…
- Máy phải có cơ cấu an toàn :
Cơ cấu an toàn trong từng máy đã được trang bị từ trước, nhưng trong quá trình sử
dụng, người thợ phải thường xuyên kiểm tra để tránh tình trạng cơ cấu bị mất tác
dụng, gây hậu quả nghiêm trọng cho người và máy
- Không dùng tay trực tiếp lấy sản phẩm từ trong lòng khuôn đột, dập
Khi sử dụng tay để lấy trực tiếp sản phẩm rất dễ xảy ra tai nạn chaỳ đột, dập hoạt
động bất ngờ gây tai nạn như đã trình bày ở trên. Vì vậy, cách tốt nhất là sử dụng kìm
gấp hay que móc để lấy sản phẩm
Khi làm việc trên máy dập cắt cần chú ý vị trí tay cầm phôi sao cho phù hợp, sau
khi để phôi chuyển ra vị trí thích hợp sao cho không bị kẹt tay giữa phôi và bàn máy
và vị trí chân đứng tránh không cho sản phẩm khi cắt đứt rơi vào chân
- Khi sử dụng máy cán, để đề phòng tay bị cuốn theo phôi vào máy thì phải luôn
luôn chú ý vào vị trí quả cán làm việc, không sử dụng găng tay cầm trực tiếp vào phôi
vì như vậy găng tay dễ mắc vào phôi và bị cúôn vào máy gây nguy hiểm. Tốt nhất là
sử dụng kìm cặp phôi hoặc có thanh chắn an toàn
Khoảng cách từ thanh chắn đến quả cán lớn hơn chiều dài cánh tay, như vậy trong
trường hợp nếu sơ ý thì tay cũng không thể đưa vào vùng quả cán làm việc
Ngoài ra, khi sử dụng máy cần làm tốt công tác kiểm tra máy và cơ cấu an toàn
trước khi sử dụng để phòng tránh các khả năng xảy ra sự cố gây mất an toàn

e) An toàn trên máy buá
* Các tai nạn lao động thường xuyên xảy ra và nguyên nhân
22
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
Máy búa dùng để tạo ra lực đập lên chi tiết làm cho chi tiết biến dạng theo yêu cầu.
Công suất của máy lớn, lực va đập mạnh. Khi sử dụng máy nếu không đảm bảo
nguyên tắc an toàn sẽ có thể gây ra các tai nạn sau:
- Mảnh kim loại bắn vào người
Khi búa tác động vào vật với lực lớn và đột ngột, các miếng hay thanh kim loại có
thể bắn ra, gây chấn thương cho những người xung quanh. Do nhiệt độ khi rèn cao nên
người gây chấn thương thì còn gây bỏng, vết thương rất lâu lành.
- Văng dụng cụ cầm tay vào người
Dụng cụ cầm tay như kìm, mũi đột, chạm chặt… nếu không cầm chắc chắn, đúng
thao tác, khi búa tác động vào phôi do lực tác dụng đột ngột, gây lực rung làm văng
dụng cụ ra, gây nguy hiểm cho người xung quanh
- Rơi vật nóng vào chân gân chấn thương và bỏng:
Khi lấy phôi từ lò nung ra hay khi rèn xong mang phôi ra ngoài, do vật nặng, nếu
không cầm chắc chắn có thể bị rơi vào chân, gây chấn thương và bỏng
* Nguyên tắc an toàn khi sử dụng máy búa
Để đảm bảo an toàn khi làm việc trên máy búa, ngoài việc kiểm tra hệ thống an
toàn phải tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Phải có trang bị bảo hộ lao động đầy đủ
Trang bị bảo hộ lao động bao gồm quần áo, giày, găng tay… những trang bị này
nhằm hạn chế mức độ gây nguy hiểm
- Phải có đầy đủ dụng cụ, đúng tiêu chuẩn
Dụng cụ sử dụng nếu không đầy đủ hay không đúng tiêu chuẩn thì sẽ hạn chế khả
năng tác dụng của nó, điều đó có thể là một trong những nguyên nhân trực tiếp gây
nên tai nạn lao động. Chẳng hạn như kìm kẹp phôi nhỏ sử dụng kẹp vật lớn, khả năng
chắc chắn không có, khi có lực tác dụng sẽ làm cho vật không ổn định, vật có thể văng
ra khỏi mặt đe, gây tai nạn

- Làm sạch vật trước khi rèn trên máy
Vật sau khi lấy ra khỏi lò nung thường có một lớp cháy, phải làm sạch sơ bộ lớp
này trứơc khi rèn bởi vì khi có lực tác dụng , lớp kim loại này sẽ bắn ra xung quanh,
gây bỏng cho người làm việc ở khu vực đó
- Làm sạch mặt đe trước khi rèn
23
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
Mặt làm việc của đe phải được làm sạch, đặc biệt không để dính dầu, mỡ vì dễ làm
trượt vật trong quá trình rèn
Ngoài ra cần chú ý không rèn vật quá mỏng, không để cho đầu búa đánh trực tiếp
lên mặt đe vì như vậy dễ gây hỏng máy và có thể gây sự cố mất an toàn
2.2 AN TOÀN TRONG NHỮNG TRƯỜNG HỢP ĐẶC BIỆT
2.2.1 An toàn đối với thiết bị chịu áp lực
a) Một số khái niệm cơ bản
1. Thiết bị chịu áp lực
Thiết bị chịu áp lực là các thiết bị dùng để tiến hành các quá trình nhiệt học, hóa
học, sinh học, cũng như để bảo quản, vận chuyển… các môi chất ở trạng thái có áp
suất như khí nén, khí hóa lỏng… Thiết bị áp lực gồm nhiều loại khác nhau và có tên
gọi riêng ví dụ bình khí, nồi hơi, máy nén khí, thùng chứa, bình hấp, chai, đường ống
dẫn khí, đường ống dẫn chất lỏng…) Trong thực tế, sản xuất công nghiệp thường gặp
các loại như nồi hơi, chai oxy, bình khí axêtylen, thùng hấp, đường ống dẫn khí… Đặc
điểm chung nhất của các thiết bị chịu áp lực là áp suất bên trong rất lớn nên khả năng
chịu áp lực của các chi tiết đòi hỏi rất cao, quy trình vận hành sử dụng nghiêm ngặt vì
nếu để xảy ra sự cố thường gây ra nổ và cháy nguy hiểm (khái niệm về cháy nổi sẽ
được trình bày cụ thể trong chương IX)
2. Cách phân loại thiết bị chịu áp lực
Việc phân loại thiết bị chịu áp lực trên quan điểm an toàn, qua đó người ta phân ra
thành các loại:
- Hạ áp
- Trung áp

- Cao áp
- Siêu áp
Việc phân chia theo áp suất làm việc của môi chất đối với các loại khác nhau là
khác nhau về giải áp. Ví dụ:
Đối với thiết bị sinh khí axêtylen thì:
• Hạ áp: Khi thiết bị có áp suất < 0.1 an toàn
• Trung áp: khi thiết bị có áp suất từ 0.1 at đến 1.5 at
24
Kỹ thuật an toàn Cơ khí và môi trường Khoa Cơ khí - ĐHĐL
• Cao áp: khi thiết bị có áp suất > 1.5at
Đối với thiết bị oxy thì:
• Loại hạ áp khi có áp suất ≤ 16at
• Loại trung áp khi có áp suất từ 16at đến 64at
• Loại cao áp có áp suất > 64at
Thừơng chỉ có các thiết bị chịu áp lực cố định mới có khả năng chiụ áp lực lớn
(siêu áp), còn các thiết bị áp lực có thể vận chuỷên đi nơi khác hay ở trực tiếp nơi sử
dụng môi chất áp lực thì chỉ có ở loại cao áp trở xuốn
b) Những yếu tố nguy hiểm đặc trưng của thiết bị chịu áp lực
Đối với thiết bị chịu áp lực thường có một số yếu tố đặc trưng
1. Nguy cơ nổ
Thiết bị chịu áp lực làm việc trong điều kiện áp suất bên trong lớn hơn áp suất bên
ngoài rất nhiều, do đó giữa chúng có xu hướng cân bằng áp suất, giải phóng năng
lượng khi điều kiện cho phép ( như độ bền của thiết bị không đảm bảo, nhiệt độ cao là
áp suất bên trong thiết bị tăng lên, va chạm mạnh…). Sự giải phóng năng lượng dẫn để
cân bằng áp suất diễn ra dứơi dạng các vụ nổ. Hiện tượng nổ thiết bị chịu áp lực chỉ
đơn thuần là nổ vật lí, nhưng cũng có khi là sự kết hợp giữa hai hiện tượng nổ hoá học
và nổ vật lí xảy ra liên tiếp trong khoảng thời gian ngắn (ví dụ bình oxy khi sử dụng để
hàn, do ngọn lửa hàn cháy quặt về làm cháy ôxy, sự cháy nổ hóa học đó làm áp suất
trong bình tăng lên đột ngột vượt quá khả năng chịu lực của thiết bị dẫn đến nổ bình
chứa gọi là nổ vật lí)

Nổ vật lí là hiện tượng phá hủy thiết bị để cân bằng áp suất giữa bên trong và
ngoài khi áp suất môi chất trong thiết bị vượt quá trị số cho phép được tính trước.
Nguyên nhân có thể do chọn sai vật liệu chế tạo thiết bị , có thể do lão hoá, do bị ăn
mòn, hay do hiện tượng gia tăng áp suất , do một cơ cấu nào đó bị mất tác dụng… mà
ta có thể nêu ra dưới đây:
- Áp suất tăng không kiểm soát được do van an toàn không còn tác dụng
- T
0
tăng do bị đốt nóng quá mức, do bức xạ nhiệt … làm tăng áp bên trong.
Nguyên nhân tổ chức
Đó là nguyên nhân liên quan đến tổ chức hoạt động sử dụng thiết bị chịu áp lực,
đến trình độ hiểu biết của con người trong quá trình khai thác sử dụng thiết bị . Sự hoạt
25

×