Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (486.44 KB, 37 trang )

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 1

A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà, sự xuất hiện và phát
triển mạnh mẽ của thể lại phóng sự vào những năm đầu thế kỷ XX là một hiện
tượng văn học rất đáng chú ý.
Phóng sự là kết quả của sự phát triển tất yếu, nối tiếp và hoàn thiện của
thể loại ký sự. Đó là sự giao duyên kỳ ngộ giữa báo chí và văn học. Phóng sự có
cái chất chủ quan của người cầm bút và sự khách quan, trung thực cuả đối tượng
nhận thức và miêu tả.
Trong cuốn nhà văn hiện đại. Vũ Ngọc Phan nhận xét : “phóng sự là thăm
dò lấy việc và ghi lấy việc…Phóng sự ghi những điều mắt thấy tai nghe, có tính
cách thời sự. Phóng sự chân chính bao giờ cũng bênh vực lẽ phải, bênh vực sự
công bằng”
Nhắc đến phóng sự vào những năm 1930 – 1945 thì ta nhớ ngay đến Tam
Lang, Trọng Lang, Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Phi Vân… và sẽ là thiếu sót nếu ta
không nhắc tới Vũ Trọng Phụng là cây bút nổi bật nhất trong làng phóng sự lúc
bấy giờ.
Bước vào lạng báo với phóng sự đầu tay cạm bẫy bút danh Thiên Hư,
đăng trên báo Nhật Tân (1933) Vũ Trọng Phụng đã nhanh chóng gây được sự
chú ý của dư luận đương thời. Năm sau ông tiếp tục cho ra đời phóng sự thứ hai
Kỹ nghệ lấy Tây, rồi đến Cơm thầy cơm cô, Lục xì… Với số lượng phóng sự như
thế, cùng cây bút đàn anh đi trước như Tam Lang, cùng nhà văn đồng trang lứa
là Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng được liệt vào bộ ba những nhà văn mở đầu cho
nghề phóng sự của nước ta. Đặc biệt ông được Mai Xuân Nhân tôn vinh là “ông
vua phóng sự đất Bắc”.
Vậy điều gì đã làm nên thành công cho phóng sự của Vũ Trong Phụng và
tại sao phóng sự của Vũ Trọng Phụng lại gây được tiếng vang như vậy? Ngoài
nội dung tả chân, phản ánh những mặt trái của xã hội đương thời… chính là


cách sử dụng ngôn ngữ trong những trong những phóng sự của mình.
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 2

Cách sử dụng ngôn ngôn ngữ của Vũ Trọng Phụng đã gây ấn tượng đối
với tôi vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu “đặc điểm ngôn ngữ báo chí trong
phóng sự của Vũ Trọng Phụng”.
2. Lịch sử vấn đề
Vũ Trọng Phụng là một nhà văn nổi tiếng ở hai thể loại phóng sự và tiểu
thuyết. Nhưng trong quá trình tìm hiểu tôi thấy các nhà nghiên cứu chú ý nhiều
hơn đến thể loại tiểu thuyết. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiểu thuyết
trên rất nhiều bình diện như nội dung, nghệ thuật… Trong thể loại phóng sự
cũng có một số tác giả nghiên cứu về nội dung của phóng sự nhưng về mặt
ngôn ngữ thì không được chú ý đến. Trong quá trình học tập học phần phong
cách học Tiếng Việt, tôi rất hứng thú với phong cách ngôn ngữ của dân tộc.
Đọc phóng sự của Vũ Trọng Phụng tôi rất ấn tượng về cách sử dụng ngôn ngữ
của ông.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: đặc điểm ngôn ngữ báo chí của Vũ Trọng Phụng
- Phạm vị : Qua một số phóng sự của Vũ Trọng Phụng : Cạm bẫy người,
Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì…
4. Phương pháp nghiên cứu
- Sưu tầm tài liệu.
- Thống kê.
- Phân tích, so sánh và đối chiếu vấn đề.
- Tổng hợp vấn đề
5. Đóng góp của đề tài
Một vấn đề nghiên cứu khi đưa ra xem xét thì mỗi nhà nghiên cứu sẽ có
cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau.
Bản thân tôi là một sinh viên đang theo học chuyên ngành văn không dám

sánh ngang với các nhà ngiên cứu có tên tuổi. Nhưng cũng xin mạn phép đưa ra
cách nhìn nhận của mình về vấn đề ngôn ngữ trong phóng sự của Vũ Trọng
Phụng, trước hết là để phục vụ cho bản thân và công việc giảng dạy. Sau nữa, hi
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 3

vọng góp một phần nhỏ để làm sáng rõ thêm và mang lại cái nhìn nhiều chiều về
vấn đề nghiên cứu.
6. Cấu trúc của tiểu luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận còn có phần nội dung gồm
Chương 1: Những vấn đề chung
1.1. Đặc điểm phong cách ngôn ngữ báo chí
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ báo chi
1.2. Khái quát về thể loại phóng sự
1.2.1. Khái niệm
1.2.2. Đặc điểm thể loại phóng sự
1.3. Vũ Trọng Phụng- “cây phóng sự đất Bắc Kỳ”
1.3.1. Cuộc đời và sự nghiệp Vũ Trọng Phụng
1.3.2. Về phóng sự Vũ Trọng Phụng
Chương 2: Đặc điểm ngôn ngữ báo chí trong phóng sự Vũ Trọng Phụng
2.1. Hiện thực đời sống trong phóng sự của Vũ Trọng Phụng
2.2 Chất báo chí qua phóng sự của Vũ Trọng Phụng
2.2.1. Tiêu đề phóng sự của Vũ Trọng Phụng
2.2.2. Ngôn ngữ phóng sự Vũ Trọng Phụng
2.2.3. Các thủ pháp nghệ thuật trong phóng sự Vũ Trọng Phụng
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 4

B. NỘI DUNG

Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1. Đặc điểm phong cách ngôn ngữ báo chí
1.1.1. Khái niệm
Phong cách báo chí à một phong cách chức năng được sử dụng hàng ngày
trên các báo, tạp chí ấn hành cho đông đảo bạn đọc
Do những yêu cầu và đặc điểm của báo chí mà hình thành đặc điểm của
ngôn ngư báo chí. Từ đây dẫn tới phong cách ngôn ngữ báo chí
Phong cách ngôn ngữ báo chí hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả hai loại
viết tay và truyền đơn, được sử dụng trong trường hợp chưa có điều kiện in ấn.
Trong giai đoạn phát triển hiện đại, người ta thường dùng khái niệm báo
chí “truyền thông” bao gồm báo viết, báo nói với khái niệm kênh viết, kênh nói
và kênh hình. Trong đó kênh viết là kênh được dùng trong in ấn. Kênh nói được
dùng ở đài phát thanh và đài truyền hình. Kênh hình chỉ được dùng trên đài
truyền hình.
Phong cách ngôn ngữ báo chí còn gọi là phong cách ngôn ngữ truyền
thông đại chúng. Do đó tin tức cần hấp dẫn, ngôn ngữ cần chính xác, trung thực,
tránh bẻ cong sự thật.
Báo chí có nhiều thể loại khác nhau: tin, tường thuật, ghi nhanh, phóng
sự, phỏng vấn, xã luận… Mỗi báo lại có những trang chuyên mục riêng do một
người hoặc một vài người trong ban biên tập chịu trách nhiệm làm nên những
phong cách đặc thù của tờ báo đó. Ngoài những đặc điểm chung: chính xác,
nhanh gọn,… trong từng thể loại lại có những đặc điểm riêng tạo nên những
phong cách riêng. Ở thể loại tường thuật chẳng hạn, nguyên tắc chính xác, trung
thực không cho phép có sự phỏng đoán, sự hư cấu trong các bài viết. Ở thể loại
tin ngôn ngữ cấn súc tích và cần dùng lời nói trực tiếp. Ở thể loại ghi nhanh một
thể loại giao thoa giữa tin và bình luận nghệ thuật, thì có thể sử dụng ngôn ngữ
hình ảnh, giàu sắc thái vì ở đó kết hợp giữa kể, tả và bình luận.
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 5


Nói tóm lại phong cách ngôn ngữ báo chí là dấu hiệu đặc trưng khái quát
hóa hệ thống những biến thể sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trong việc thực
hiện chức năng thông tin cho mọi người biết trong đời sống xã hội, có ảnh
hưởng trực tiếp đến xã hội và cuộc sống con người. Do đó phong cách ngôn ngữ
báo chí cần tuân theo chuẩn ngôn ngữ.
1.1.2. Đặc điểm ngôn ngữ báo chí
1.1.2.1. Tính thời sự
Báo chí ra đời trước hết là do nhu cầu thông tin con người trong cuộc
sống hàng ngày thông qua quan hệ giao tiếp thường xuyên trao đổi với nhau về
mọi mặt : tình cảm, kiến thức, các sự kiện chính trị , xã hội… Không có báo chí
người ta vẫn thiết lập được quan hệ thông tin.Nhưng qua báo chí , người ta có
thể nhanh chóng tiếp cận được các vấn đề mà người ta quan tâm. Xã hoọi càng
phát triển, nhu cầu thông tin của con người càng lớn, báo chí trở thành một công
cụ đắc lực khắc phục tình trạng đói thông tin của con người.
Xã hội càng phát triển thì nhu cầu cập nhật thông tin của cn người ngày
càng lớn và đời hỏi được “cập nhật”.Trước đây cụm từ tin tức cập nhật” nghĩa là
những tin diễn ra trong ngày. Vì vậy hình thành nhật báo. Càng ngày người ta
càng cập nhật thông tin. Điều này thúc đẩy báo chí các nước ngoài tờ báo buổi
sáng xuất hiện thêm báo buổi chiều.
Các hãng thông tấn báo chí đòi hỏi các phóng viên của hãng phải cung
cấp “những sự kiện phát sinh ngay trong lúc người ta nghe và nhìn thấy” để dẫn
chúng “ngồi tại nhà biết mọi chuyện của thiên hạ” thì tính thời sự trong tin tức
thậm chí là những gì “cập giờ, cập phút” chứ không còn là những gì cập nhật
nữa.
Vấn đề thời sự còn được hiểu là những vấn đề đang được xã hội quan
tâm. Ví dụ: sau kỳ thi Đại học và Cao đẳng, Bộ Giáo dục công bố điểm thi Đại
học. Một vấn đề nổi cộm lên là môn Lịch sử học sinh làm bài không được, điểm
rất thấp. Điều này đặt ra vấn đề búc xúc về chất lượng dạy học và thái độ thờ ơ
của học sinh đối với môn Lịch sử và sâu xa hơn nữa là lịch sử dân tộc.

ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 6

Đối tượng của báo chí là tất cả các công dân trong xã hội, không phân biệt
địa vị, trình độ, tuổi tác. Do đó ngôn ngữ cần ngắn gọn, đơn giản, cách diễn đạt
dễ hiểu để mọi người ai cũng hiểu được.
Vũ Trọng Phụng trong các phóng sự của mình, ông thường đề cập những
vấn đề “thời sự” của xã hội lúc bấy giờ. Bằng ngòi bút sắc sảo Vũ Trọng Phụng
đã vạch trần những hoạt động cờ bạc bịp thực sự là một “nghề”, một “kỹ nghệ”,
có tổ chức dưới sự chỉ đạo của tên trùm bịp bơm Ấm B cùng với “bộ máy chạy
việc”, những đồ đệ thân tín, chân tay thuộc mọi hạng người.
Hay việc lấy Tây như một “kỹ nghệ”, hay tệ nạn tham nhũng được tổ
chức thành một hệ thống từ trên cao xuống thấp, trở thành quốc nạn lúc bấy giờ.
Vũ Trọng Phụng sử dụng cách nói phóng đại, ngoa dụ, chơi chữ là những lối nói
quen thuộc trong dân gian không quen thuộc với quần chúng nhân dân.
1.1.2.2. Tính hấp dẫn và thuyết phục
Báo chí hoạt động trong đời sống xã hội có ý nghĩa như là một món ăn
tinh thần đương nhiên nó phải có sức hấp dẫn và giàu tính thuyết phục. Nói một
cách khác, các vấn đề được báo chí đưa ra có phải là điều bạn đọc quan tâm
không?
Tính hấp dẫn và thuyết phục của báo chí có thể coi là một trong các yếu
tố quyết định sự sinh tồn của nó. Trong thời đại mà báo chí phát triển, cuộc cạnh
tranh bạn đọc ngày càng quyết liệt thì yêu cầu về tính hấp dẫn sẽ càng cao.
Điều này đòi hỏi nội dung thông tin của báo, luôn đa dạng và phong phú,
nhanh, xác thực, cập nhật tin phản ánh nhiều chiều và đặc biệt ngôn ngữ sử dụng
trong bài báo phải có sức lôi cuốn người đọc. Điều này thể hiện trước tiên ở tít
bài. Bởi vì tít bài là cái đập vào người ta trước nhất. Tít bài mà hấp dẫn sẽ có tác
động kích thích người ta chú ý đến nội dung.
Tuy nhiên tít bài có hấp dẫn đến đâu nhưng phần nội dung chính của văn
bản lại không được trình bày bằng thứ ngôn ngữ sáng sủa, có sức thuyết phục,

thì sức hấp dẫn của tít bài sẽ trở nên sáo rỗng.
Do đó, sức hấp dẫn về mặt hình thức của bài báo phải bao gồm một tổng
thể hình thức. Từ cách trình bày đến các hình ảnh phụ họa. Cuối cùng là biện
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 7

pháp sử dụng ngôn ngữ, trong đó có việc lựa chọn từ ngữ.Trong việc lựa chọn từ
ngữ cần quan tâm một số vấn đề như: sử dụng từ độc đáo, kết hợp từ một cách
độc đáo, bất ngờ, sử dụng thành ngữ, tục ngữ, ca dao một cách sáng tạo và hiểu
quả. Sử dụng các biện pháp chơi chữ. Mỗi tác giả để tạo nên tính hấp đẫn trong
bài viết của mình, cần tạo ra phong cách riêng mình, dựa trên sự vận dụng, sử
dụng ngôn ngữ linh hoạt, biến hóa.Tạo những điều “bất thường” trong những cái
bình thường.
Cùng thời với Vũ Trọng Phụng có rất nhiều tác giả viết phóng sự, nhưng
tại sao phóng sự Vũ Trọng Phụng lại được nhắc đến nhiều và có vị trí lâu bền
trong lòng bạn đọc, được vinh danh là “cây phóng sự của đất Bắc Kì”… Bởi do
Vũ trọng Phụng đã tạo ra được nét đặc sắc của riêng mình thông qua cách đặt
tiêu đề và sử dụng ngôn ngữ.
Cách đặt tiêu đề của ông khiến độc giả rất tò mò. Ví dụ: Việc kết hợp
nhân duyên giữa nam và nữ đó là lẽ dĩ nhiên không kể quốc tịch sắc tộc, chỉ cần
“hai tâm hồn đồng điệu”. Nên một người phụ nữ việt Nam lấy một người đàn
ông phương Tây thì chẳng có gì phải bàn cả.Vậy mà Vũ Trọng Phụng đã cho
người đọc một cái nhìn mới mẻ, đầy bất ngờ về điều này. Qua tít giật gân “Kỹ
nghệ lấy Tây”, chẳng lẽ việc lấy chồng Tây là một “nghề”, một “kĩ nghệ”, điều
này khiến độc giả tò mò, chú ý, muốn hiểu thực hư vấn đề là như thế nào.Vì vậy
Vũ Trọng Phụng đã thành công bước đầu trong việc lôi kéo khán giả. Bước kế
tiếp trong tiếp tục sử dụng thành ngữ, tục ngữ như: “lá gió cành chim”, “tiền
trao cháo múc”, theo lối châm biếm mỉa mai và như vậy ông đã thành công.
1.1.2.3.Tính thẩm mĩ
Báo chí muốn trở thành món ăn tinh thần thực sự của đông đảo bạn đọc

thì ngôn ngữ của nó phải chọn lọc, mang vẻ đẹp của ngôn từ. Dù phê phán, tranh
luận, hay chỉ trích lẫn nhau đi chăng nữa thì ngôn ngữ của báo phải đảm bảo
phong cách chức năng về mặt thẩm mĩ, không sa đà dung tục như trog phong
cách khẩu ngữ. Muốn như vậy người viết phải luôn luôn lựa chọn từ ngữ và tìm
tòi những kiểu kết hợp từ làm sao cho thật sáng tạo, vừa đạt được mục đích của
mình vừa giữ được tính thẩm mĩ. Có thực hiện được điều ấy thì báo chí mới có
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 8

sức thuyết phục. Như ta đã biết, ngòi bút Vũ Trọng Phụng luôn tiếp cận phản
ánh hiện thực một cách sinh động, khách quan. Có những sự thật trần trụi nhưng
Vũ Trọng Phụng qua ngòi bút của mình đã nhìn nhận vấn đề đó rất chính đáng,
mang tính nhân đạo sâu sắc.
Ví dụ: “Về sự loài người lấy nhau, tôi đã có đọc ít nhiều, cảm tưởng rất
chua chát nhưng rất đúng sự thực của một nhà triết học bên Tây phương. Tiếc
quá, tên nhà triết học ấy tôi không nhớ, (thì bịa chứ thật đâu mà nhớ!). Ông đã
nói đại khái như thế này: “bọn làm đĩ, nào cógì đáng khinh? Tại sao ở bất cứ
xã hội nào bọn làm đĩ cũng bị kết án?”
- “Hỡi các bạn đọc giả! Con đường “công danh” của những thợ đàn
bà trong kỹ ghệ lấy Tây này thật là gập ghềnh, khuất khúc, lầy lội và quanh co.
phái đàn ông ta, không ai lại có thể đỗ cử nhân trước, rồi đỗ thành chung sau,
rồi đỗ sơ học sau cùng. Nhưng cái công danh của người đàn bà đi lấy chồng
Tây có thể ví được như thế đấy. Vì mỗi người chồng – nói đúng ra, mỗi một đời
chồng cũng có giá trị như một cái giấy chứng chỉ để tiện việc kiếm chồng, nghĩa
lài sinh nhai”
Dùng cách nói chơi chữ kiểu như trên, Vũ Trọng Phụng đã vạch rõ được
bản chất không tốt đẹp của việc lấy Tây được những người phụ nữ thời bấy giờ
xem như một nghề kiếm sống, những lời văn không trực tiếp mà dùng kiểu chơi
chữ, lời văn vẫn hay, dễ đi vào lòng người đọc.
Ngoài những đặc điểm chức năng và tính chất của ngôn ngữ báo chí kể

trên, các tác giả còn thêm một số chức năng khác. Nhưng ở đây tôi xin đề cập
đến những đặc điểm theo tôi là nổi bật nhất trong khả năng nghiên cứu của bản
thân.
1.2. Khái quát về thể loại phóng sự
1.2.1. Khái niệm
Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong nhưngnx thể loại đặc
biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực có khả năng
gây được những ấn tượng sâu sắc đối với công chúng,
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 9

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về phóng sự nhưngn theo tiến sĩ Đức
Dũng thì: phóng sự là một thể loại đứng giữa văn học và báo chí, có khả năng
trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá
trình phát sinh, phát triển. Đồng thời khẳng định hiện thực đó thông qua cái tôi
trần thuật, vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc lý trí với một bút pháp giàu chất văn
học.
Ngoài việc thông tin sự kiện còn diễn giải tỉ mĩ những quá trình diễn biến
các sự kiện, cuối cùng dự báo khuynh hướng phát triển hay kết thúc của quá
trình đó. Ngôn ngữ của loại văn bản này thường giàu hình ảnh, sinh động, nhưng
khác với ngôn ngữ văn học nó không có tính hư cấu. Phóng sự thường viết về
người thật, việc thật. Có người coi đó là loại văn bản vừa có thông tin sự kiện,
vừa có thông tin lý lẽ và thẩm mĩ.
1.2.2. Đặc điẻm thể loại phóng sự
Phóng sự là thể loại báo chí đòi hỏi nhiều thời gian và công sức để điều
tra, thâm nhập thực tế và phỏng vấn nhiều người. Phóng sự cung cấp cho người
đọc một cái nhìn cận cảnh và toàn cảnh về một hiện tượng thường là đặc biệt,
diễn ra trong xã hội. Thông qua những ghi chép cụ thể sinh động tình hình một
vấn đề, một sự việc nào đó đang là vấn đề thời sự mang tính bức xúc. Phóng sự
thể hiện tính chiến đấu cao độ, dùng sự thật để bác lại những nhận thức còn sai

lệch, lấy sự thật đời sống để ảnh hưởng tới nhận thức của xã hội. Do đặc thù thể
loại, tính chân thực và thời gian, địa điểm, sự kiện, con người và chi tiết là
những yếu tố cốt lõi của phóng sự.
Trong phóng sự thường nổi lên hình tượng tác giả xông xáo tự mình thăm
dò, hỏi han người thực, việc thực. Tác giả phóng sự báo chí thường là những
người tác nghiệp cho một cơ quan thông tấn nhưng quan điểm riêng của họ có ý
nghĩa quan trọng, làm cho họ không chỉ là người đưa tin mà còn là người phân
tích độc lập đáng tin cậy.
Phóng sự cũng như các bài báo khác nhưng được định hình từ nguyên tắc
“four w”: Who (Ai)?, Where (Ở đâu)?, When (Khi nào)?, What (Cái gì)?
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 10

Phóng sự văn học,ngoài các tư liệu thực tế xác thực nhà văn còn có thể sử
dụng thủ thuật hư cấu nhất định nhằm làm cho câu chuyện kể được trở nên hấp
dẫn hơn. Những phóng sự văn học dạng này có thể kể đến Ngục Kon Tum của
Lê Văn Hiến; Việc làng của Ngô Tất Tố; Cơm thầy cơm cô, Cạm bẫy người…
của Vũ Trọng Phụng.
Giá trị của một thiên phóng sự thể hiện ở cả hai mặt: thứ nhất, nó phải nêu
ra được những bằng chứng cụ thể với những tài liệu chính xác thể hiện qua các
con số biểu đồ, thống kê; Thứ hai, trên cơ sở phân tích số liệu, tư liệu, nó phải
đặt ra những vấn đề thời sự mang ý nghĩa xã hội to lớn
Trong thời kỳ đổi mới, phóng sự có tác dụng thức tỉnh rất lớn, phơi bày
các mặt trái góp phần làm thay đổi nhận thức xã hội. Chẳng hạn phóng sự Cái
đêm hôm ấy… đêm gì? của Phùng Gia Lộc, Lời khai của bị can của Trần Huy
Quang, Người đàn bà quỳ của Trần Khắc….đều phản ánh các hiện tượng nhức
nhối trong đời sống xã hội.
1.3. Vũ Trọng Phụng – “Cây phóng sự đất Bắc Kỳ”
1.3.1. cuộc đời và sự nghiệp của Vũ Trọng Phụng
1.3.1.1. Cuộc đời

Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939), nhà văn tài hoa, bạc mệnh, hưởng dương
chỉ được hai mươi bảy năm ngắn ngủi. Ông sống nghèo túng và hoạt động văn
học sôi nổi trọn trong ba thập niên của nửa đầu thế kỷ XX. Và như một ngôi sao
băng bừng sáng rực rỡ khác thường rồi tắt, tuy cầm bút sáng tác hối hả như rút
ruột, như muốn vắt kiệt sức lực trai trẻ của mình trong vòng chưa đầy 10 năm,
song Vũ Trọng Phụng đã để lại một số lượng tác phẩm không nhỏ mà chân giá
trị của nó góp phần thúc đẩy tiến trình văn học dân tộc, hiện đại của nước nhà.
Vũ Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội trong một gia đình nghèo.
Chính quê nhà văn ở làng Hảo (tức Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng
Yên). Ông thân sinh ra Vũ Trọng Phụng là thợ tiện mất khi nhà văn mới 7 tháng
tuổi. Mẹ làm nghề khâu vá thuê, khi chồng chết mới 24 tuổi, đã ở vậy nuôi con.
Theo lời Nguyễn Tuân, đó là một “người mẹ chí từ của một người con chí hiếu”
đã âm thầm tận tụy hy sinh vì con. Năm 1926, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng tiểu học
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 11

nhưng vì nghèo túng, phải thôi học để đi làm kiếm sống. Ông làm thư ký cho
nhà hàng Gôđa, rồi làm chân đánh máy chữ cho nhà in Viên Đông nhưng rồi bị
đuổi việc do ham mê tiểu thuyết. Từ đó, Vũ Trọng Phụng chuyển hẳn sang nghề
làm báo, viết văn. Đầu 1938, Vũ Trọng Phụng lấy vợ và có một người con gái.
Cuộc sống của ông hết sức chật vật, bấp bênh nghèo túng. Ông mất ngày
13/10/1939 vì bệnh lao, để lại mẹ già, người vợ trẻ và đứa con gái chưa đầy một
tuổi.
1.3.1.2.Sự nghiệp
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khó,một thứ “nghèo gia
truyền” (Ngô Tất Tố). Tuổi thơ đi học phải hứng chịu biết bao tủi cực do sự
phân biệt đối xử giữa một cậu học trò con nhà nghèo với đám bạn học con nhà
giàu. Khi lớn lên lại liên tiếp gặp trắc trở trong cuộc sống, ở Vũ Trọng Phụng có
cái mầm bất mãn với cuộc sống, môi trường sống của ông ở phố Hàng Bạc hết
sức nhốn nháo, phức tạp, xô bồ. Ở đó, những me Tây, lưu manh, gái điếm,

những kẻ có tiền ngang nhiên sống xa hoa, trụy lạc, tàn nhẫn và giả dối.
Hoàn cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ vô cùng phức tạp, lối sống âu hóa,
kệch cỡm, sự thống khổ của nhân dân lao động, sự tàn bạo của giai cấp thống trị
bộc lộ rõ hơn bao giờ hết, với khả năng nắm bắt tinh nhạy của người làm báo, lại
là người có ý thức thường xuyên theo dõi sách báo trong nước và nước ngoài,
Vũ Trọng Phụng đã cảm nhận một cách sâu sắc sự bất công xã hội đương thời
tạo nên trong ông thái độ căm phẫn uất ức đối với xã hội “khốn nạn”, “chó đểu”
đó.
Vũ Trọng Phụng ít có điều kiện gần gũi để hiểu được bản chất tốt đẹp của
nhân dân lao động. Nhân loại bao quanh ông là tầng lớp thượng lưu ăn chơi trụy
lạc, đểu cáng và bịp bợm, những me Tây… những tiệm hút, sòng bạc… cùng
với bọn dân nghiện, ma cô, gái điếm, những con sen, thằng quýt…càng làm ông
thấy rõ hơn mặt trái của xã hội, cái xấu của con người. Ông căm phẫn bọn có
tiền trâng tráo, “chó đểu”, nhưng bất lực trước sự lên ngôi của chúng; đồng thời,
có sự cảm thông với những người nghèo, những con người dưới đáy xã hội.
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 12

Nhưng ông cũng không tin vào bản chất tốt đẹp của tầng lớp “hạ lưu”, “dưới
đáy” của xã hội này.
Chịu sự giáo dục của lễ giáo phong kiến và bà mẹ- là người sống khuôn
phép và mực thước, Vũ Trọng Phụng phản ứng gay gắt với lối sống âu hóa rởm
đời đang diễn ra lúc bấy giờ.
Tất cả những yếu tố trên đều có ảnh hưởng sâu sắc tới sáng tác của nhà
văn.Vũ Trọng Phụng có thiên hướng văn chương từ nhỏ, năng lực sáng tác của
ông được phát lộ rất sớm từ những năm mười bảy, mười tám tuổi. Bút lực ấy nở
nhanh, mạnh mẽ và sung mãn, trãi rộng trên nhiều lĩnh vực và thể loại của văn
học: báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, phóng sự, dịch văn, nghị luận văn
học, chính luận… Nhưng ông thực sự nổi danh trong hai thể loại là phóng sự và
tiểu thuyết.

Năm 1933, khi trên Nhật Tân xuất hiện thiên phóng sự Cạm bẫy người
của tác giả Thiên Hư Vũ Trọng Phụng. Sau đó là các thiên phóng sự khác như
Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, ….thì cái tên Vũ Trọng Phụng nổi lên như
cồn. Ông được đánh giá là “ông vua phóng sự đất Bắc” (Mai Xuân Nhân).
Rồi sau đó, các tiểu thuyết lần lượt xuất hiện như: Giông tố (1936), Số đỏ
(1936) Vỡ đê (1936) Lấy nhau vì tình (1937) Trúng số độc đắc (1938)…thì Vũ
Trọng Phụng càng được dư luận quan tâm nhiều hơn.
Ngoài ra, không thể không kể đến những truyện ngắn của Vũ Trọng
Phụng như: Con người điêu trá, Cái ghen đàn ông, Từ lý thuyết đến thực
hành… Kịch như: Không một tiếng vang (1931) Tài tử (1934) Phân bua
(1939)…
Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng thường đăng trên các báo trước khi
xuất bản thành sách. Tuy là một trong nhưng hiện tượng văn học gây ra nhiều
tranh luận bậc nhất trong văn học Việt Nam hiện đại nhưng hầu hết các tác
phẩm của Vũ Trọng Phụng đã được tái bản trong thời kỳ đất nước tiến hành sự
nghiệp Đổi mới từ năm 1986 Vũ Trọng Phụng được quan tâm nhiều trong đời
sống, nghiên cứu và giảng dạy văn học cũng như trong đông đảo bạn đọc.
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 13

Vũ Trọng Phụng là con người bình dị và giàu lòng tự trọng. Một con
người nề nếp, khuôn phép. Dù ông viết rất nhiều – trong khoảng thời gian chưa
đầy 10 năm, gần hai mươi tác phẩm và nhiều bài báo, nhưng cái nghèo cứ bám
riết lấy gia đình ông. Do phải làm việc quá sức, lại trong cảnh thiếu thốn, căn
bệnh lao ngày một thêm trầm trọng và làm ông kiệt sức. Ông mất ngày
13/10/1939 tại căn nhà số 73, phố Cầu Mới, Ngã Tư Sở, nay thuộc quận Thanh
Xuân – Hà Nội. Năm ấy, Vũ Trọng Phụng mới 27 tuổi. Nhưng những tác phẩm
của Vũ Trọng Phụng sẽ sống mãi trong lòng bạn đọc một số câu nói trong câu
nói trong tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã trở thành câu nói cửa miệng như:
“biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

1.3.2. Về phóng sự của Vũ Trọng Phụng
Vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XX, cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của thể loại báo chí, một thể loại văn mới ra đời: thể loại phóng sự. Hàng
loạt tên tuổi được chú ý nhờ gắn với thể văn này như: Tam Lang, Vũ Trọng
Phụng, Trọng Lang, Vũ Bằng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lộc, Hy Văn…
Trong số những cây bút ấy, nổi trội hẳn lên là Vũ Trọng Phụng. Vì thế
công chúng đương thời đã tặng ông danh hiệu: “ông vua phóng sự”.
Năm 1933, thiên phóng sự Cạm bẫy người được trình làng sau đó liên tiếp
là các phóng sự khác như: Kỹ nghệ lấy tây (1934), Dân biểu và dân hiểu (1935),
Cơm thầy cơm cô (1936), Lục xì (1937), Một huyện ăn tết (1938)… thì cái tên
Vũ Trọng Phụng nổi lên như cồn và làm xôn xao cả dư luận.
Cạm bẫy người là thiên phóng sự đầu tiên viết về nạn cờ bạc bịp. Ngòi
bút sắc sảo của Vũ Trọng Phụng đã vạch trần hoạt động cờ bạc bịp thực sự là
một “nghề”, một “kỹ nghệ”, có tổ chức dưới sự chỉ đạo của tên trùm bịp bợp là
Ấm B cùng với bộ máy chạy việc bao gồm hàng loạt đồ đệ chân thay thuộc đủ
hạng người. Dưới sự điều hành của Ấm B, bộ máy cờ bạc được hoạt động nhộn
nhịp, hối hả. Nào là phái binh đi, rút binh về, “điều binh khiển tướng từ xa”, nào
là kiểm tra sản xuất “khí giới”. “Cạm bẫy” của chúng giăng khắp nơi, dưới mọi
hình thức, mánh khóe, vỏ bọc tinh vi. Đánh bạc không còn là chuyện đỏ đen mà
là cuộc thi sát phạt của những trò lừa bịp. Ngòi bút phóng sự sắc sảo tinh vi của
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 14

Vũ Trọng Phụng đã len lỏi vào mọi ngóc nghách của làng bạc bịp, phanh phui
tất cả những mánh khóe, những ngón nghề lọc lừa, bẩn thỉu đó; Đồng thời phơi
trần sự tán tận lương tâm của cái xã hội cờ bạc bịp.
Kỹ nghệ lấy Tây là một cuộc điều tra tại “thực địa” một cái làng me Tây
mọc lên bên cạnh trạnh lính lê dương ở Thị Cầu, Bắc Ninh. Điều tra, giải đáp
câu hỏi: Lấy Tây có phải một nghề kiếm ăn, một “kỹ nghệ” thực sự như lời khai
trước tòa của một bị cáo vốn là một “me”?

Sự thật đã trả lời: quả đó là một thứ nghề, một kế sinh nhai tuy quái gỡ –
vì đó là con đẻ của chủ nghĩa thực dân. Là một nghề hẳn hoi nên nó cũng có “tổ
sư”, nghĩa là người “khai sáng”. Ra đời từ ngày Tây sang, nghề này cũng có một
quá trình lịch sử với những bước thăng trầm rất đỗi ly kỳ. Một thiên lịch sử đáng
buồn vì càng ngày càng suy tồi theo qui luật, “phú quí giật lùi”. Đã là nghề thì
phải có “ngón”. Thôi thì đủ các mánh khóe, cạnh tranh nhau, dìm giá, phá giá
nhau, lừa đảo để “chạy làng” hay phỗng tay nhau, .v.v. Và đã là nghề thì cũng
phải có học nghề, có tìm việc, nghỉ việc, có thất nghiệp…
Tác giả vốn có lối thuật kể thật là hóm hỉnh và có duyên. Nhưng tiếng
cười vừa thức, dư vị để lại sao mà cay đắng, chua chát! Vì sao mà những người
đàn bà vốn lương thiện, có người từng có một thời thanh xuân đầy ước mộng
riêng lại đến nông nỗi phải làm cái “nghề” mà chính họ cũng thấy là đáng khinh,
là đồ bỏ đi này? Thực chất đây là một thứ mại dâm mạt hạng, làm “điếm” kiêm
đầy tớ có thời hạn cho những tên lính viễn chinh dâm ô, hung dữ, liều lĩnh và
thường là những con sâu rượu thô bỉ. Mà “nghề” này có thể làm mãi được sao?
Lại còn những đứa con lai đẻ ra một cách bất đắc dĩ? Cho nên đằng sau cái “kỹ
nghệ” quái thai kia là biết bao cuộc đời lở dỡ, biết bao tâm trạng tủi nhục, biết
bao số phận tối tăm của những người đàn bà một nước thuộc địa bị đẩy tới bước
đường cùng.
Cơm thầy cơm cô còn sâu và sắc hơn nữa. Đây là một thiên phóng sự về
Hà Nội thời cũ. Không phải Hà Nội nhìn từ phía “mặt tiền” thơm tho, hoa lệ, mà
từ phía “cổng hậu” tối tăm, hôi hám.
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 15

Tác phẩm tập trung viết về cảnh đời khốn khổ, tủi nhục của những người
đi ở. Vì nghèo đói, cùng quẫn, không thể kiếm nỗi miếng cơm nơi thôn quê,
những con người rách rưới lam lũ ấy đành như con thiêu thân lao về “ánh sáng
của kinh thành” để kiếm sống. Nhưng Hà Thành hoa lệ vẫy gọi họ đến để ban
ngày ra “ngồi bày hàng ở ngã ba, ngã bảy”, những chợ bán người trở thành món

hàng trôi nổi trong tay những mụ “đưa người” để cho những nhà giàu cần thuê
đầy tớ kén chọn, mặc cả với giá tiền công, “rẻ mạt, thảm hại”; và ban đêm, họ
lại “được nằm trong một xó sân ngữi mùi nước cống, mùi cứt gà và cứt người,
nhịn đói nằm co và nhìn trời”. Họ đến Hà Thành để “chết đói lần thứ hai sau khi
bỏ nhà bỏ cửa”. Khi có việc làm thì phần đông họ phải chịu cảnh “ăn đói làm
no”, bị ngược đãi, bị đầy đọa ức hiếp, với biết bao trắc trở, rủi ro,… rình rập
phía trước. Cuộc sống “cơm thầy, cơm cô” đã làm thui chột bản tính lương thiện
của con người, làm tha hóa những người dân quê vốn hiền lành, chất phác. “Nó
đã làm cho bọn trẻ đực vào hỏa lò với một bọn trẻ cái làm nghề mãi dâm”.
Lần theo bước chân của những người đi ở, Cơm thầy cơm cô còn nhập sâu
vào gan ruột xã hội thị dân Hà Nội ngày trước. Và cuộc điều tra từ bên trong đã
phát hiện ra được biết bao tấn bi kịch thầm kín giữa bố và con, giữa vợ và
chồng, giữa chủ và tớ, khiến ta phải “hãi hùng kinh ngạc về loài người”.
Cơm thầy cơm cô là một thiên phóng sự có giá trị hiện thực sâu sắc, thể
hiện tinh thần phê phán mạnh mẽ, đồng thời thể hiện tài năng phóng sự bậc thầy
của Vũ Trọng Phụng.
Lục xì là một tập phóng sự về mại dâm ở Hà Nội, song lại ngã nhiều sang
điều tra nghị luận, căn cứ một phần quan trọng vào những tài liệu của chính phủ
thực dân thời bấy giờ. “Ngày nay thứ sáu anh ơi, ngày mai thứ bảy đến phiên tôi
đi lục xì”. Đi lục xì ở miệng cô gái giang hồ trên tức là đi khám bệnh hoa liễu
hàng tuần. Lục xì khi đó là tên gọi một nhà thương thí ở phú Julien Blanc giành
cho các hạng gái mại dâm.
Những phóng sự của Vũ Trọng Phụng thể hiện một tinh thần xông xáo,
nhập cuộc đầy hăm hở, sôi nổi, một cảm hứng phanh phui, phơi bày, phê phán
mãnh liệt những vấn đề nhức nhối, những ung nhọt, những tệ nạn xấu xa của xã
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 16

hội; đồng thời bộc lộ rõ sự trăn trở, khát vọng chân thành của ông muốn lý giải,
giải quyết những vấn đề nổi cộm của xã hội đương thời. Vũ Trọng Phụng đặc

biệt nhạy cảm, sắc sảo trong quan sát, nắm bắt và phát hiện những tệ nạn, những
vấn đề có ý nghĩa xã hội. Cách hai tháng, phân tích, lý giải các vấn đề xã hội của
ông vừa có chiều sâu, vừa cụ thể lại vừa có tầm khái quát cao. Trong những
phóng sự tiêu biểu ông có cách tiếp cận vấn đề các tệ nạn xã hội rất thông minh,
sắc sảo. Ông thường có thói quen đi thẳng vào cốt lõi của sự thật và bản chất của
hiện tượng. Với mỗi hiện tượng, vấn đề cụ thể, ông lại tìm được một con đường
khám phá riêng độc đáo và đầy bản lĩnh khi lách mũi dao nhọn phanh phui, mổ
xẻ, phơi bày toàn bộ sự thật, cho dù là sự thật đau đớn của loài người.
Phóng sự của Vũ Trọng Phụng thường có kết cấu chặt chẽ, cách trần thuật
linh hoạt. Nhiều trang phóng sự của ông như những thước phim tài liệu sinh
động quay từ toàn cảnh đến cận cảnh rồi đến đặc tả. Phóng sự của ông có thiên
hướng tiểu thuyết hóa và giàu kịch tính. Ngòi bút phóng sự của ông có khả năng
phác thảo tài tình chân dung nhân vật và tái hiện sinh động những đám đông
bằng một thứ ngôn ngữ sắc sảo, có giọng điệu riêng.
Cùng với Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng xứng đáng là cây bút phóng sự
Việt Nam trước cách mạng.
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 17

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG
PHÓNG SỰ VŨ TRỌNG PHỤNG

2.1. Hiện thực đời sống qua phóng sự của Vũ Trọng Phụng
Sinh thời, Vũ Trọng Phụng nổi danh trước hết ở thể tài phóng sự. Thiên
phóng sự đầu tay Cạm bẫy người rồi Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô… đã
làm xôn xao cả dư luận. Đã hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhưng những thiên phóng
sự của cây bút “sắc sảo và khôn ngoan” (Vũ Ngọc Phan) ấy, như là những
chàng lính ngự lâm cừ khôi, bảo vệ cho cái “ngai vàng” của “ông vua phóng sự”
mà cho đến nay chưa có người “kế vị”.
Giá trị của một thiên phóng sự trước hết là ở ý nghĩa vấn đề mà nó đặt ra

cùng thái độ thẩm định của tác giả. Cả hai điều đó phải dựa trên một khối lượng
tư liệu sinh động, phong phú và mang tính xác thực. Phóng sự Vũ Trọng Phụng
là những cuộc săc lùng tận hang ổ những tội ác hoặc điều tra từ bên trong những
tệ nạn, những thảm trạng xã hội, để tìm ra cái “mặt trái cuộc đời” của chế độ
thực dân nửa phong kiến thời thuộc Pháp. Vì vậy, ông đã thu thập được nhiều
chứng cứ, chứng tích, khai thác được nhiều tư liệu… để “làm bằng” cho bức
tranh cuộc sống ngồn ngộn chất hiện thực của mình.
Thông qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng chúng ta như được chứng kiến
một thước phim quay chậm của hiện thực xã hội những năm 30 đầu thế kỷ XX.
Một xã hội “toàn là quân khốn nạn, quan lại tham nhũng, đàn bà hw hỏng, đàn
ông dâm bôn, một tụi văn sĩ đầu cơ, xảo quyệt mà cái xa hoa chơi bời của bọn
nhà giàu thì thật là những câu chữi rủa vào cái xã hội dân quê, thợ thuyền, bị
lầm than, bị bóc lột”. Hà Thành đầy ắp những phường lưu manh, trộm cắp,
nhan nhản những trẻ em bị đọa đày trong kiếp tôi đòi. Các phóng sự của Vũ
Trọng Phụng như Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Lục xì,
có sức tổng hợp và khái quát cao độ, động chạm tới những vấn đề có tính quy
luật, tính thời đại. Quy luật tha hóa của con người trong xã hội thực dân phong
kiến, quy luật thống ngự của đồng tiền, quy luật cạnh tranh găy gắt “cá lớn nuốt
cá bé” đến cạn kiệt cả nhân tính v v…
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 18

Bức tranh xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX dần dần hiện ra
qua ngòi bút của Vũ Trọng Phụng. Đó là nạn mại dâm hoành hành, trở thành
một tệ nạn khủng khiếp lan tràn trong xã hội như một bệnh dịch.
Trong Lục xì, ngay từ những dòng đầu tiên, tác giả đưa chúng ta tới một
nhận thức kinh hoàng về tình trạng trầm trọng của nó. Đó là con số năm nghìn
gái điếm chính thức trong một thành phố chưa đầy mười tám vạn dân. Từ những
số liệu khách quan, đối chiếu giữa hai yếu tố “cung” và “cầu”, tác giả chỉ rõ sự
bất lực của nhà chức trách và vạch rõ nhà Lục xì chỉ là cơ sở khám chữa bệnh

hoàn toàn mang ý nghĩa hình thức đối với gái mại dâm; bởi lẽ nhà lục xì chỉ đảm
đương nổi chưa đầy hai trăm con người, năm nghìn đĩ lậu mà chỉ có một thanh
tra người Pháp chỉ huy năm, sáu thầy đội con gái, “quản” mười sáu nhà thổ
chung, mười lăm nhà thổ riêng, ba trăm ba mươi bảy cái phòng ngủ của nhà săm
trong một đêm, tác giả kết luận, dẫn lời chính bác sĩ Joyeux: “cảnh sát phường
chèo”.
Vũ Trọng Phụng chỉ rõ hậu quả khôn lường của sự tha hóa, sự băng hoại
trên phương diện đạo đức, xã hội, nhân phẩm và giống nòi. Tệ nạn mại dâm là
một căn bệnh trầm kha, kinh niên, lây lan trong xã hội với một tốc độ chóng mặt
khó lòng ngăn chặn được. Một xã hội nhan nhản những nhà săm, ổ chứa như
thế, sự tha hóa, sa đọa của con người là điều khó tránh. Chưa có thời kỳ nào
trong lịch sử nước ta, nạn mại dâm lại hoành hành đến như vậy. Chỉ cần ra nhà
độ mươi thước, xa vợ con độ mươi phút, một người đàn ông lương thiện, một
người chồng, một người cha đáng kính có thể dễ dàng sa bẫy bọn ma cô bở
những lời đường mật mồi chài của chúng:
- “Dạ bẩm, chắc chắn lắm ạ! Người buôn tơ ở Đình Bảng đấy! Cẩn
thận lắm vì lần đầu tiên cô ta muốn kiếm thêm”
- “Ở nhà quê mới ra đây có hai hôm… mặc váy cẩn thận và chưa
biết đi guốc!”
Gần gũi với gái mại dâm là “nghề” lấy Tây. Đó cũng là một loại mại dâm
trá hình, mại dâm dài hạn. Kỹ nghệ lấy Tây là phóng sự tập trung về vấn đề xã
hội “nóng” này và cũng là phóng sự duy nhất ở giai đoạn 1930 – 1945 đề cập tới
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 19

vấn đề mại dâm trá hình. Tập phóng sự 10 chương làm sống dậy cả lịch sử hình
thành và phát triển của nghề lấy Tây thể hiện khả năng quan sát, phát hiện và
nhập cuộc mau lẹ của tác giả. Do nhiều nhân tố, cái sự lấy Tây cũng diễn ra có
tính “đặc thù”, trong xã hội thực dân phong kiến. Hơn 70 năm trước, lấy Tây là
chuyện động trời, bởi ông Tây thời ấy đồng nghĩa với “ông” thực dân, kẻ cướp

nước. Kẻ lấy Tây bị khinh miệt, bị xếp vào hàng đĩ điếm. Vì ngoài việc chạy
theo đồng tiền và nhục dục, lấy Tây là lấy “giặc”.
Nghề lấy Tây tuy không mấy phức tạp, song cũng thật “lắm chuyện”. Tác
giả nhìn thấy nó dưới góc độ khá đặc biệt và hài hước của một “kỹ nghệ” có
“đào tạo” và có “chuyển giao công nghệ hẳn hoi”. Lấy Tây là một nghề được
cấp môn bài được xếp vào nghạch bực kinh doanh có lớp, có thầy, có tổ sư đồng
môn, đồng nghiệp, có cả lý thuyết và phần công đoạn thực hành.
Rọi sâu vào thế giới lạ lùng này, tác giả phát hiện hàng loạt điều “mới mẻ”
mà trên đất nước An nam từ cổ chí kim chưa từng có. Đó chỉ là quan hệ mua và
bán khi “người đàn bà chỉ cần tiền và người đàn ông chỉ cần đến nhục dục”.
Tác phẩm như một cuốn phim thời sự ghi nhanh những bức chân dung từ các vị
tổ sư: bà Ách Nhoáng, bà Đội Chóp đến các bà kiểm lâm, cô Duyên, cô Tích…
mỗi cảnh đời gắn liền với một nỗi đau thương tủi cực. Song tất cả đều chung
một số phận đó là số phận người phụ nữ trong xã hội thực dân đế quốc. Một xã
hội nô lệ thì không ai có thể tự do, không ai có hạnh phúc. Cái qui luật tha hóa
của đạo đức, lương tâm, phẩm giá ấy đã hiển nhiên treo trước nhỡn tiền đang
rung một hồi chuông cảnh tỉnh toàn xã hội.
Bên cạnh những cảnh đời oái oăm của nhưng gái mại dâm là cuộc sống
bần cùng của những con sen, thằng ở:
Cơm thầy cơm cô là một thiên phóng sự được xếp vào loại xuất sắc. Ngòi
bút của Vũ Trọng Phụng làm sống dậy một thảm cảnh, thảm kịch của một đội
quân đói rách trôi dạt từ khắp các hang cùng ngõ hẽm của các vùng nông thôn
xã xôi, dồn ứ lại giữa chốn thị thành. Những em nhỏ ngây thơ, dưới ngòi bút của
Vũ Trọng Phụng hiện lên vật vờ như những cô hồn đói khát, nhớp nháp. Chúng
ăn chực nằm chờ ở nhà ga, quán trọ, chờ được bán sức lao động ngang với giá
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 20

súc vật để được làm “nô lệ” hiện đại. Đó đây, ống kính của nhà phóng sự tiến
hành quay cận cảnh, làm sống lại những bức chân dung đầm đìa nước mắt:Con

sen Đũi, thằng bé ho lao,con ở bị điện giật.Đối lập với chúng là những bộ mặt lì
lợm,khả ố mất hết nhân tính của một mụ đưa người,những ông chủ bà chủ keo
bẩn,tàn ác. Con sen Đũi “đi ở năm 12 tuổi, suốt ngày làm việc như trâu ngựa ăn
đói làm no,mỗi ngày độ 300 lần bị mụ chủ chửi xả tiên sư cha,để rồi một năm
sau bị chính mụ ta cho vào “xiếc”.Ở tuổi 13 sự trinh trắng của em đã bị tước
đoạt trắng trợn.Trong tiếng nói thảng thốt,đau thương của em hằn lên từng dòng,
từng chữ bằng máu,vò xé lòng ta biết nhường nào! “cha tiên nhân năm đời mười
đời nhà nó !Chính nó làm cho tôi mất tân!Anh ơi,tôi lúc ấy mới 13 tuổi đầu mà
nó nhét giẻ vào mồm tôi,giữ hai chân tôi thằng oẳn cứ việc hiếp lấy hiếp để”.
Sau khi bị cưỡng đoạt,em bé được trả công hai đồng bạc.Ba ngày sau
chính thức gia nhập làng mại dâm.Những bức tranh hiện thực ấy vừa phơi bày
bản chất xấu xa của một chế độ,vừa ẩn chứa một tấm lòng cao cả của tác
giả.Không có tấm lòng nhân đâọ xót thương không có một traí tim đồng cảm,
không thể viết những dòng như thế, không thể đưa ra những nhận xét tinh tế và
sâu sắc về mặt trái của xã hội Hà thành: “Nó đã cất tiếng gọi dân quê bỏ những
nơi đồng khô, cỏ héo để đến đây chết đói một lần thứ hai sau khi bỏ nhà bỏ cửa.
Nó đã làm cho giá loài người ngang hàng với giá loài vật, nó đã làm cho một
bọn trẻ đực vào nhà hỏa lò và một bọn trẻ cái làm nghề mãi dâm”.
Xen kẽ trong các chương đoạn, Vũ Trọng Phụng hạ bút nhận xét đôi dòng
như một sự ngẫu nhiên, tạt ngang. Song đó chính là những lời phê phán mạnh
mẽ, những cú “đá móc” hóc hiểm, đánh vỡ mặt khi ông viết: “Cái giá trị làm
người, nghĩa là không bằng giá súc vật. Thật vậy, tôi thấy một vài con chó còn
được chủ mua thịt bò cho ăn. Có khi con chó mỗi tháng khiến chủ tốn kém hơn
một đứa tôi tớ trong nhà”. Sự biến đổi số phận của những em bé đi ở, gắn liền
với sự tha hóa và tính qui luật của xã hội. Con đường thơ dại của những kiếp đời
thơ dại từ thôn quê trôi dạt ra thành thị chỉ là thay đổi vị trí, thay đổi hoàn cảnh
thuần túy trên phương diện vật lý của sự chuyển động, thật ra về căn bản không
có gì khác nhau. Đây không phải là sự xê dịch của những quân cờ trên bàn cờ,
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 21


mà sự chuyển động ồ ạt của hàng loạt sinh mạng từ cái lò sát sinh thô sơ của
làng quê tù hãm, tới một cái lò sát sinh khác hiện đại hơn ở thị thành. Trong xã
hội thực dân phong kiến, thân phận con người khác gì con sâu, cái kiến.
Khai thác mạnh mẽ sức thể hiện của loại văn tư liệu, Vũ Trọng Phụng còn
liên tiếp phóng ra những bức chân dung đối lập các ông chủ, bà chủ làm nổi bật
ý tưởng. Sự đối lập ấy đồng thời cùng lúc mở toang ra thêm nhiều cánh cửa mới
tới mức hãi hùng về loài người. Tác giả phát hiện ra những mối mâu thuẫn,
những mặt trái của sự vật – nơi cái thiện ác xuất hiện như cặp bài trùng đấu
tranh găy gắt để loại trừ nhau, đồng thời cũng là hai mặt hữu cơ, nương tựa vào
nhau, thúc đẩy nhau làm nên cấu trúc của một xã hội. Sự phát hiện này thuộc về
vấn đề có tính qui luật và bản chất.
Mụ đưa người, đó là một kẻ đã quá lõi trong nghề “buôn” người, thực sự
mất hết nhân tính. Trong mắt mụ, những đứa trẻ em bất hạnh kia chỉ trần trụi là
những món hàng hóa, chỉ là những con vật để mua – bán , mà mặc cả kiếm lời.
“Cái giá trị làm người đối với bọn cơm thầy cơm cô không phải ở sức làm việc
mà treo trên đầu lưỡi của con mẹ nặc nô mềm nắn rắn buông và suốt đời không
biết nói thật”.
Đây là bà chủ con sen Đũi. Một me Tây tuy thập thành, hết duyên nhưng
vẫn không giảm bớt sự đĩ thõa và ham muốn dục tình, “mỗi ngày độ ba trăm lần
tiên sư cha đầy tớ”. Ngoài những thói tật trên, mụ còn hiện nguyên hình là kẻ
bất lương sẵn sàng đồng lõa để gây tội ác vào bất cứ hoàn cảnh nào vì mục đích
kiếm xu. Còn quan hệ vợ chồng trong gia đình mụ cũng chỉ là quan hệ tồi tệ
“ông ăn chả bà ăn nem”. Có những kẻ giàu nứt đố đổ vách mà sẳn sàng kiếm cớ
ăn quỵt năm hào tiền công đứa ở. Có tên ăn chơi phè phởn học đòi quý phái
thượng lưu, nuôi chó Nhật bằng thịt bò và súp mà nuôi cha đẻ như một kẻ ăn
mày, réo chửi “tiên sư ông cụ”. Thật là chó hơn cả chó!
Tệ nạn cờ bạc – căn bệnh xã hội vô phương cứu chữa: trong con mắt Vũ
Trọng Phụng, tệ nạn cờ bạc trở thành “quốc nạn”, tàn phá đến tận gốc đạo đức
xã hội. Cạm bẫy người là thiên phóng sự chuyên về tệ nạn này. Dưới ngòi bút

sắc sảo, thắm đượm nhân tình của Vũ Trọng Phụng, thế giới cờ bạc hiện lên
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 22

đậm nét với tất cả cái xấu xa đa dạng của nó. Những con bạc xuất hiện trong tác
phảm không phải với tư cách cá nhân đơn lẻ, chúng đủ tầm vóc đại diện cho cả
một lực lượng xã hội, theo đúng cái nghĩa đen “sinh nghề tử nghiệp”. Cũng như
nghề mại dâm, nạn cờ bạc lây lan mạnh mẽ dưới sự chi phối, thống trị của đồng
tiền trong xã hội. Nó có sức mạnh vô hình ghê gớm. Bất kỳ một đối tượng nào,
một khi rơi vào ổ nhện với những mạng lưới tổ chức, với các chân rết giăng
“thiên la địa võng” khắp Hà Thành, lập tức sẽ bị sa lưới, bị ăn sống, nuốt tươi.
Đặc sắc của thiên phóng sự này ở chỗ tác giả không miêu tả thuần túy các sự
kiện, không chỉ cung cấp cho độc giả hàng đống tư liệu về nghề cờ bạc như một
cuốn bách khoa của nghề mà còn nhìn thấy bản chất sự tha hóa của con người
trong xã hội trước sức mạnh đông tiền mà chưa một xã hội nào, một thời đại nào
lại có sức tàn phá, hủy hoại mạnh mẽ nhanh chóng đến vậy.
Bằng ngòi bút sắc nét, Vũ Trọng Phụng miêu tả cận cảnh, những canh bạc
trên chiếu – nơi làng bịp tung quân xuất trận với tất cả các ngón đòn, dữ dội, áp
đảo với những bức chân dung cụ thể của một ông phán: “lương tháng gần mười
lạng vàng, nhưng tháng nào cũng vậy cứ đến mồng mười là nhà đã không còn
đến một xu”, một ông chủ báo thua một canh tài bàn một trăm sáu mươi ba
đồng, gần bằng bảy lạng vàng, một nhà buôn “nướng” một nghìn ba trăm đồng
chỉ một canh xóc đĩa. Cờ bạc hoành hành như một thứ giặc bên cạnh bốn loại
giặc “thủy, hỏa, đạo, tặc” mà dân gian từng tổng kết. Nó mạnh mẽ đến với nhà
đương cũng phải nhắm mắt bó tay vì không sao đủ sức xét nổi. Mặt khác nạn cờ
bạc cũng chính là con đẻ của xã hội ấy, nó sinh ra cùng xã hội, nó phát triển và
tồn tại mãi trong lòng xã hội, chừng nào mà ở đó mọi thứ quan hệ giữa người
với người vẫn được xây dựng trên nền tảng đồng tiền, vẫn tuân thủ qui luật “cá
lớn nuốt cá bé”.
Không thi vị hóa cuộc sống, không nhìn cuộc sống từ cái vỏ hào nhoáng

bên ngoài, ngòi bút Vũ Trọng Phụng cắm sâu vào cái u nhọt, lật lên những trang
đầy máu mủ với những sự thật ghê rợn và trần trụi. Chính vì vậy, thiên phóng sự
Cạm bẫy người trở thành một trong những phóng sự xuất sắc, điển hình nhất về
tệ nạn cờ bạc ở nước ta trong chế độ cũ.
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 23

Những vấn đề mà phóng sự Vũ Trọng Phụng đề cập còn có giá trị thời sự
đối với ngày hôm nay, khi chúng ta đang phải đối mặt với các tệ nạn, vấn nạn xã
hội như tham nhũng, mại dâm, cờ bạc, lô đề, lấy chồng ngoại vì tiền… tuy ở thế
chủ động và tích cực nhưng vấn đề này, không thể sớm giải quyết ngày một,
ngày hai.
2.2. Chất báo chí qua phóng sự của Vũ Trọng Phụng
2.2.1. Tiêu đề của phóng sự
Tiêu đề một bài báo có tầm quan trọng đặc biệt vì nó mang tính “ap
phich” để thu hút người đọc. Trước khi nhờ nội dung gây được sự hứng thú của
người đọc thì cần nhờ hình thức để kích thích sự chú ý bước đầu của họ. Hình
thức ở đây trước hết là tiêu đề của bài viết. Tiêu đề làm nên thành công bước
đầu của bài báo.
Tầm quan trọng của việc đặt tiêu đề được ví như tầm quan trọng khi
chúng ta đặt tên cho đứa con. Đặt tiêu đề không đơn giản chút nào, vì vừa cần
nói được nội dung vừa cần hấp dẫn. Đặt tiêu đề là một nghệ thuật. Đó là nghệ
thuật làm thế nào để ngay cả những độc giả lười nhất cũng chú ý đến bài chúng
ta viết.
Vũ Trọng Phụng -“ông vua phóng sự đất Bắc Kì”đã có cách đặt tiêu đề
hết sức độc đáo,từ ngữ gây tò mò và kích động trực tiếp vào trí não người đọc.
Trong quá trình tìm hiểu phóng sự của Vũ Trọng Phụng tôi thấy một số
tiêu đề như sau: Ông thân tôi là “mòng”, ông quân sư bạc bịp, đố anh nào bịt
được mắt tôi, ba nhân vật, bốn đồng sắp ngửa, ruột quân súc sắc, xưởng chế tạo
khí giới, những thủ đoạn ngoài chương trình B, một cuộc vận động tự trị, canh

tài bàn tay tư, tấm lòng đi bịp từ nay xin chừa, cái lưới nhện, kẻ ở với người về,
(Cạm bẫy người); đầu và tai, cự môn thê thiếp, mày muốn nhận tao làm chồng,lá
gió cành chim, suzanne muốn…và không muốn, ai muốn hóa ra sư tử, mất bức
thư tình, Sơn Tinh, Thủy Tinh, tư tưởng độc quyền, (Kĩ nghệ lấy Tây); cái xấu
của thành phố, nàng hơ của gái lục xì, vài con số và một ít lịch sử, sự cần hại
phải có, cuộc đi bộ trong nhà lục xì, bọn gái của sổ đoạn trường, một ngày khám
bệnh, học trò và cô giáo, cái quan điểm của nhà chuyên trách, cầm giấy, xé giấy,
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 24

tương tai sẽ ra sao (Lục xì); Mở đầu, đêm ấy tại hàng cơm, muốn bán 16 người,
cái giá trị làm người, cuốn tiêu thuyết của con sen Đũi, sự cám dỗ với mảnh hồn
ngây thơ, ánh sáng của kinh thành, bi hài kịch, đầy tớ nói xấu chủ nhà, tôi là tôi,
(Cơm thầy cơm cô).
Qua việc khảo sát tôi thấy trước hết tiêu đề của phóng sự ở đây ngắn gọn,
có tiêu đề chỉ hai từ (xé giấy; cầm giấy), ba từ (ba nhân vật, đầu và tai, cái lưới
nhện), nhiều nhất là mười từ (nạn kinh tế, sở liêm phóng với ông Ấm B).
Cách đăt tiêu đề ngắn gọn sẽ gây được chú ý của độc giả, chỉ cần nhìn
thoáng qua là đập ngay vào mắt không cần tốn nhiều thời gian để “đọc” nữa.
Đây là một tiêu chí hấp dẫn người đọc.
Thứ đến là dùng ẩn dụ trong cách đặt tiêu đề như: Sơn Tinh và Thủy Tinh,
Học trò và cô giáo, Ánh sáng của kinh thành, Xưởng chế tạo khí giới…
Về cách sử dụng trong tiêu đề Sơn Tinh và Thủy Tinh vừa đọc lên độc giả
sẽ thấy nghi ngờ, tại sao trong thời hiện đại lại có Sơn Tinh, Thủy Tinh ở đây.
Điều đó sẽ kích thích độc giả đọc tiếp câu chuyện. Chủ hôn ở đây không phải là
“vua Hùng” mà là một me (Thị Cầu) đồng thời là cô dâu, hai chàng lính lê
dương một già một trẻ đã tình nguyện dâng “trái tim” dưới chân “người đẹp”,
kết quả của màn kén rể, chú rể già tuổi hơn đã thắng trận bởi ‘tiền” nhiều hơn.
Một sự phối duyên đầy kì lạ, không bởi tiêu chuẩn “môn đăng hộ đối” hay tâm
đầu ý hợp, mà thước đo là tiền. Cho độc giả một cách nhìn mới trong những

cuộc phối duyên giữa những người đàn bà An Nam và những tên lính thực dân
xâm lược thực dân là một “Kỹ nghệ” đầy chua xót.
“Học trò và cô giáo”cũng có lớp học cũng có bàn ghế lớp học bình
thường nhưng học trò không phải là những học trò bình thường mà là những cô
gái điếm. Học gì? - Học…làm đĩ. Muốn trở nên một gái đĩ tốt phải biết cách vệ
sinh. Học trò đa số là những cô gái ngu dốt, ít học, bất trị. Cô giáo phải nhường
nhịn học sinh. Hay dùng lối nói lấp lửng, mơ hồ như: Đêm ấy tại hàng cơm,
muốn bán mười sáu người, sự cám dỗ với mảnh hồn ngay thơ. Cách đăt tiêu đề
như thế này khiến người đọc tò mò, phân vân có thể hiểu theo nhiều cách khác
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ BÁO CHÍ TRONG PHÓNG SỰ CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
Đinh Thị Ngà – ĐHSP Văn – Sử K50 25

nhau, có thể hiểu sai nhưng khi đọc vào nội dung câu chuyện khán giả mới vỡ
lẽ.
Vận dụng thành ngữ, tục ngữ như: lá gió cành chim, cự môn thê thiếp
Hay là một cách nói mỉa mai: “cơm thầy cơm cô” “kỹ nghệ” lấy Tây.
Kỹ nghệ lấy Tây, lấy Tây là một nghề kiếm ăn. Lấy chồng lập gia đình là
chuyện thiêng liêng cao cả.Vậy mà ở đây lấy chồng Tây đối với một phụ nữ
Việt Nam thời ấy là một nghề “kiếm ăn” ngay trong tiêu đề đã ẩn chứa một
giọng mỉa mai, phê phán một thưc trạng đáng buồn nhưng đồng thời cũng gợi
lên trong trí óc ngươi đọc biết bao điều suy nghĩ.
Ta có thể nhận thấy rằng trong cách đặt tiêu đề Vũ Trọng Phụng cũng
mang đầy tính giật gân câu khách như: “kỹ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô,
Cạm bẫy người, Tấm lòng đi bịp từ nay xin chừa, Cuốn tiểu thuyết của con sen
Đũi.
Bởi phóng sự là một thể loại báo chí viết ra cần phải có khán giả, nếu
không tờ báo không thể tồn tại được và những sản phẩm tinh thần tiếp theo
không thể ra đời được nữa.
Đặt trong hoàn cảnh Vũ Trọng Phụng. Là một người xuất thân từ gia đình
“nghèo truyền thống”, không có nghề nghiệp ổn định, trong khi đó Vũ Trọng

Phụng có một gia đình phải lo - một mẹ già, một người vợ và một con thơ thì
phóng sự cũng là một nghề để kiếm sống.
2.2.2.Ngôn ngữ phóng sự Vũ Trọng Phụng
Ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học thường là những kí hiệu nghệ thuật
vừa thể hiện tài năng, phong cách của nhà văn, vừa tham gia trực tiếp vào việc
xây dựng kiến trúc tác phẩm. Thông qua ngôn ngữ được sử dụng trong tác phẩm
ta nhận ra đươc chân dung phong cách của nhà văn ấy.
Những năm đầu thế kỉ XX, thể loại phóng sự bắt đầu xuất hiện ở nước ta
và Vũ Trọng Phụng là một trong ba người mở đầu cho thể loại báo chí mới mẻ
này.
Đọc các phóng sự của Vũ Trọng Phụng ta thấy tác giả rất có ý thức trong
việc sử dụng ngôn ngữ sao cho thật ấn tượng. Trong các phóng sự của mình Vũ

×