Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Tiểu luận phân tích tài chính Đánh giá triển vọng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.24 KB, 30 trang )

Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
DANH SÁCH NHÓM 2
1. Nguyễn Thị Ngọc Bích
2. Lê Nguyễn Tú Anh
3. Phạm Thị Kim Ngân
4. Phan Nguyệt Anh
5. Trần Thị Tuyết Anh
6. Nguyễn Thị Ngọc Anh
7. Ngô Vũ Hà My
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
1
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
MỤC LỤC
Chương 1. Tổng quan về phân tích ngành…………………………………………… 2
1.1. Tổng quan về phân tích ngành……………………………………………………. 2
1.2. Mô hình phân tích ngành………………………………………………………… 2
1.2.1 Phân loại ngành – Industry Classification……………………………………… 2
1.2.2 Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh – External Factors……………… 3
1.2.3 Phân tích Cầu – Demand analysis……………………………………………… 4
1.2.4 Phân tích Cung – Supply analysis……………………………………………… 5
1.2.5 Phân tích hiệu quả - Profitability………………………………………………… 7
1.2.6 Phân tích cạnh tranh và thị trường – International competition & markets… 7
Chương 2. Phân tích ngành thủy sản tại Việt Nam………………………………… 13
2.1. Tổng quan ngành thủy sản……………………………………………………… 13
2.2. Phân tích các yếu tố trong mô hình phân tích ngành…………………………… 13
2.2.1. Phân loại ngành………………………………………………………………… 13
2.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động…………………………………… 13
2.2.3. Phân tích cầu…………………………………………………………………… 17
2.2.4. Phân tích cung…………………………………………………………………… 19
2.2.5. Phân tích cạnh tranh và thị trường (5 yếu tố tác động của Porter………… 21
Chương 3: Đánh giá triển vọng phát triển ngành thủy sản ở Việt Nam ………….28


Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
2
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH NGÀNH
1.1. Tổng quan về phân tích ngành:
Phân tích ngành là một phần rất quan trọng trong phân tích tài chính. Phân tích
ngành cần phải đánh giá được các triển vọng của ngành, mức độ cạnh tranh của ngành và
tiềm năng mà công ty phải đối mặt khi tham gia vào ngành.
Phân tích ngành là rất quan trọng vì cơ cấu ngành, triển vọng ngành chi phối trực
tiếp đến khả năng sinh lợi của Công ty trong ngắn hạn và cả dài hạn.
1.2. Mô hình phân tích ngành:
1.2.1. Phân loại ngành – Industry Classification:
a) Phân tích trạng thái vòng đời của ngành:
Quá trình này tập trung phân tích ngành kinh doanh hiện đang nằm trong chu kỳ
nào. Nhìn chung, một ngành được phản ảnh bởi sản phẩm hoặc dịch vụ mà nó cung cấp.
Phân tích an toàn thường dùng những mô tả này, trong khi phân loại ngành thường được
được thực hiện bằng những đặc tính kinh tế.
Công cụ phân khúc phổ biến nhất là vòng đời của ngành, nơi thể hiện sức sống của
một ngành.
Lý thuyết vòng đời của ngành được thể hiện qua 4 giai đoạn sau:
• Hình thành: Quá trình gia nhập ngành đang trong giai đoạn khởi nguồn còn nhiều
tranh cãi và thi hành chiến lược kinh doanh còn nhiều rủi ro cũng như những thất bại ban
đầu.
• Tăng trưởng: Gia nhập ngành đã đươc thiết lập. Bắt đầu có những đột phá trong
doanh số và doanh thu. Việc thực hiện chiến lược tiếp tục được duy trì.
• Trưởng thành: Xu hướng ngành hòa nhập vào nền kinh tế. Chiếm giữ một vị trí
cạnh tranh ổn định trong thị trường.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
3
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh

• Sụt giảm: Sự thay thế của khách hàng bằng sản phẩm khác hoặc do không bắt kịp
công nghệ làm cho nhu cầu về sản phẩm dần dần giảm sút.
b) Phân tích chu kỳ kinh doanh: Phân tích sự ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế vĩ mô
đối với ngành kinh doanh cụ thể, từ đó ta có thể chia làm 3 loại ngành :
• Ngành tăng trưởng (Growth): Doanh số và lợi nhuận vượt mức bình thường diễn
ra một độc lập trong chu kỳ kinh doanh.
• Ngành phòng thủ (Defensive): Năng suất ổn định trong cả giai đoạn tăng trưởng
và suy thoái của chu kỳ kinh doanh.
• Ngành chu kỳ (Cyclical) : Xấp xỉ đạt ngưỡng lợi nhuận của chu kỳ kinh doanh,
thường ở trong trạng thái gia tăng vượt mức.
1.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường kinh doanh – External Factors
• Yếu tố công nghệ - Technology: Phân tích sự ảnh hưởng của các yếu tố công nghệ
đến ngành thông qua yếu tố thay thế, hỗ trợ và thích ứng. Trong ngành được thiết lập,
câu hỏi đặt ra là liệu rằng ngành có thể đối diện với vấn đề lỗi thời trong công nghệ.
Những ngành mới gia nhập thích ứng với công nghệ lại đặt một câu hỏi khác liệu thị
trường có chấp nhận một cuộc trong công nghệ hay không?
• Yếu tố Chính Phủ - Govenrment : Sự độ tham gia kinh tế của chính phủ vào các
ngành nghề, sự thay đổi các điều luật và sự can thiệp của chính phủ. Chính phủ đóng
một vai trò lớn trong tất cả các ngành kinh tế. Những quy định mới, hoặc cải cách những
quy định cũ đều góp phần ảnh hưởng đến doanh số và thu nhập. Trong một số trường
hợp, những chính sách của chính phủ còn tạo ra những ngành mới.
• Yếu tố xã hội – Social : Phân tích sự thay đổi các yếu tố trong xã hội (văn hóa,
cách sống, hội nhập ) Sự đa dạng trong văn hóa lối sống tạo nên những ngành nghề
khác nhau. Chẳng hạn mô hình gia đình vợ chồng đều tham gia đóng góp vào vai trò
kinh tế của gia đình sẽ kích thích ngành kinh doanh thức ăn chế biến sẵn hoặc kinh
doanh nhà hàng phát triển.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
4
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
• Yếu tố nhân khẩu học – Demographic : Phân tích các yếu tố về dân số, độ tuổi

lao động, giới tính
• Yếu tố nước ngoài – Foreign: Phân tích các yếu tố về sự tham gia nhà đầu tư
nước ngoài trong các ngành nghề Ví dụ Mỹ nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng những
khối ngành của Mỹ chủ yếu có chủ thể nước ngoài. Chẳng hạn các công ty dệt của nước
ngoài đang dẫn chiếm thị phần của các công ty dệt của Mỹ.
1.2.3. Phân tích Cầu – Demand analysis:
a) Phân tích người tiêu dùng - End user : Phân tích nhu cầu sản sản phẩm, thói
quen tiêu dùng, sở thích, khả năng chi trả
b) Phân tích tốc độ tăng trưởng - Real & norminal growth : Phân tích tốc độ tăng
trưởng nhu cầu tiêu dùng trong từng giai đoạn kinh tế cụ thể.
c) Phân tích xu hướng – Trend : Phân tích những xu hướng phát triển của ngành
trong thời gian tới.
Mục đích cuối cùng của việc chuẩn bị một bài phân tích kinh tế, sắp xếp vòng đời
của ngành, và phân tích các yếu tố của môi trường kinh doanh là ấn định mức cầu trong
tương lai cho sản phẩm của ngành. Áp dụng nghiên cứu vào dự báo con số được phân
tích khác nhau như sau:
• Phân tích kinh tế từ tổng quát đến chi tiết: Chúng ta tìm kiếm những biến vĩ mô
ảnh hưởng đến sản lượng của ngành. Tình huống lý tưởng là khi tổng doanh thu tương
thích với những thống kê kinh tế, mặc dù có sự giảm sút nhu cầu trong dự báo đầu vào .
• Vòng đời của ngành: Phân loại ngành trong phạm vi vòng đời của ngành là cơ sở
cho dự báo về cầu trong tương lai. Ví dù ngành thực phẩm của Mỹ đang trong giai đoạn
trưởng thành do đó doanh số bán đơn vị đang xấp xỉ ngưỡng GNP và tăng trưởng dân số.
Còn lĩnh vực internet thì đang trong giai đạn tăng trưởng nên doanh số đang tăng dần trên
mức bình thường.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
5
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
• Phân tích các yếu tố mơi trường kinh doanh: Nhiều yếu tố bên ngồi đang song
song tồn tại, và ảnh hưởng của nó đối với ngành có thể dễ dàng dự báo được. Những yếu
tố này là những biến khá đậm nét, do đó nó tạo thành một nhân tố khơng chắc chắn vào

q trình phân tích. Bao hàm tất cả những danh mục này, danh mục trong dự báo doanh
số là thực hành định tính, cần được xem xét.
1.2.4. Phân tích Cung – Supply analysis
a) Phân tích mức độ tập trung của ngành:
Tùy vào mỗi ngành mà có mức độ tập trung khách nhau về các chủ thể kinh tế
tham gia vào ngành: Nhà nước, nước ngồi, doanh nghiệp, cá thể
Các ngành độc quyền như dầu khí, điện lực chủ yếu là các cơng ty Nhà Nước…
b) Phân tích khả năng tham gia thị trường : có sáu loại hàng rào chính đối với việc gia
nhập ngành:
• Lợi thế kinh tế nhờ quy mô: hoặc các đối thủ mới gia nhập phải có quy mô lớn và
mạo hiểm với sự phản ứng mạnh mẽ từ những doanh nghiệp hiện có hoặc là gia nhập ngành
với quy mô nhỏ và chấp nhận bất lợi về chi phí
• Đặc trưng hóa sản phẩm: buộc những công ty mới đến phải đầu tư mạnh mẽ để thay
đổi sự trung thành của các khách hàng hiện tại. Nỗ lực này thường dẫn đến thua lỗ khi mới
khởi nghiệp và thường cần thời gian lâu dài
• Nhu cầu về vốn: Vốn cần thiết không chỉ cho các phương tiện sản xuất mà còn cho
những hoạt động như bán chòu cho khách, dự trữ kho hoặc bù đắp lỗ khi mới khởi nghiệp. Rủi
ro mất vốn sẽ khiến các đối thủ gia nhập phải chòu lãi suất cao hơn.
• Chi phí chuyển đổi: Đối thủ gia nhập sẽ phải có ưu điểm về chi phí hay chất lượng
sản phẩm đủ khiến cho khách hàng từ bỏ nhà cung cấp hiện tại.
• Sự tiếp cận đến các kênh phân phối: Do các kênh phân phối sản phẩm hiện tại đã
được các doanh nghiệp hiện có sử dụng, đối thủ mới gia nhập phải thuyết phục các kênh
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
6
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
phân phối này chấp nhận sản phẩm của nó bằng cách phá giá, hỗ trợ hợp tác quảng cáo và
những phương pháp tương tự.
• Bất lợi về chi phí không phụ thuộc vào quy mô: Các doanh nghiệp hiện hữu có thể
có lợi thế chi phí mà những đối thủ gia nhập tiềm năng không thể có được, bất kể quy
mô và lợi thế kinh tế nhờ quy mô chúng có thể đạt được ra sao. Những lợi thế quan

trọng nhất là những yếu tố sau:
Những công nghệ sản phẩm độc quyền.
Điều kiện tiếp cận đến nguồn nguyên liệu thô thuận lợi
Vị trí địa lý thuận lợi
Trợ cấp của chính phủ cho các doanh nghiệp hiện tại
c) Phân tích cơng suất của ngành: phân tích cơng suất đáp ứng của tồn ngành đến
nhu cầu hiện tại từ đó xác định khả năng tham gia của Doanh nghiệp trong ngành.
Những ngành kỹ thuật thấp thường dễ tuyển dụng nhân sự trong ngắn hạn vì vậy
mà cơng suất có thể đạt được trong ngắn hạn.
Những ngành kĩ thuật cao như phần mềm, có thể sẽ đối mặt với năng suất hạn chế
trong ngắn hạn vì họ phải chờ chương trình huấn luyện mới có được nhân viên mới.
d) Phân tích cơng suất của ngành: phân tích cơng suất đáp ứng của tồn ngành đến
nhu cầu hiện tại từ đó xác định khả năng tham gia của Doanh nghiệp trong ngành.
• Những ngành kĩ thuật thấp thường dễ tuyển dụng nhân sự trong ngắn hạn vì vậy
mà cơng suất có thể đạt được trong ngắn hạn.
• Những ngành kĩ thuật cao như phần mềm, có thể sẽ đối mặt với năng suất hạn chế
trong ngắn hạn vì họ phải chờ chương trình huấn luyện mới có được nhân viên mới.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
7
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
Khi phân tích dự báo cung-cầu, nếu trong tương lai cung và cầu không cân bằng
thì giá sẽ bị ảnh hưởng nếu các nhà cung cấp không thay đổi hành vi của họ theo thời
gian. Xét trong ngắn hạn, chúng ta thấy giá sẽ cao hơn tại thời điểm trong tương lai.
1.2.5. Phân tích hiệu quả - Profitability
a) Phân tích lợi nhuận: các nhà phân tích an toàn thường chọn những ngành có lợi
nhuận. Việc dự báo cung cầu sẽ cho biết lợi nhuận trong tương lai. Lợi nhuận là yếu tố
rất quan trọng để thu hút đầu tư và từ đó gia tăng cung.
b) Phân tích định giá sản phẩm : có 4 nhân tố tác động đến giá sản phẩm:
• Phân khúc sản phẩm: phần lớn các ngành phân khúc một cách hiệu quả sản phẩm
theo thương hiệu, danh tiếng, dịch vụ, thậm chí khi các sản phẩm khá tương tự nhau.

• Mức độ tập trung của ngành: một ngành với mức độ tập trung cao sẽ cản trở sự
biến động giá. Giả sử khi cung và cầu cân bằng, những người tham gia chính vào thị
trường được khuyến khích tham gia với hành vi độc quyền. Giá cao giả tạo được duy trì
bởi tín hiệu giá, thỏa thuận bí mật và các nhân tố khác.
• Dễ dàng gia nhập ngành: độc quyền thúc đẩy giá giả tạo, và việc gia nhập ngành
dễ dàng là nhân tố chính để giữ giá trong mô hình thị trường tự do.
• Sự thay đổi giá của các nhân tố đầu vào chính: Nếu ngành phụ thuộc quá nhiều
vào một hoặc hai yếu tố đầu vào, thì khi giá các yếu tố này thay đổi thì sẽ ảnh hưởng đến
chi phí và lợi nhuận của sản phẩm
1.2.6. Phân tích cạnh tranh và thị trường – International competition & markets
Michael Porter đã cung cấp cho chúng ta một mô hình phân tích cạnh tranh theo
đó một ngành kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi năm lực lượng cơ bản và được gọi là mô
hình năm lực lượng cạnh tranh. Các nhà quản trị chiến lược mong muốn phát triển lợi
thế nhằm vượt trên các đối thủ cạnh tranh có thể sử dụng công cụ này:
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
8
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
a) Các đối thủ cạnh tranh trong ngành
Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau
tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Trong một ngành các
yếu tố sau sẽ làm gia tăng sức ép cạnh tranh trên các đối thủ.
• Cấu trúc của ngành : Ngành tập trung hay phân tán
+ Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau
nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chi phối các doanh nghiệp còn lại.
+ Ngành tập trung : Ngành chỉ có một hoặc một vài doanh nghiệp nắm giữ vai trò
chi phối ( Điều khiển cạnh tranh- Có thể coi là độc quyền).
• Tình trạng ngành: Để theo đuổi các lợi thế vượt trội hơn so với đối thủ cạnh tranh,
một doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay một số phương thức tranh sau :
+ Thay đổi giá : Doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm giá để đạt lợi thế cạnh tranh
tạm thời.

Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
9
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
+ Tăng cường khác biệt hóa sản phẩm : Doanh nghiệp thường cạnh tranh bằng cách
cải tiến tính năng của sản phẩm, ứng dụng các tiến bộ mới trong quy trình sản xuất hoặc
đối với chính sản phẩm.
+ Sử dụng một cách sáng tạo các kênh phân phối : thực hiện chiến lược gia nhập theo
chiều dọc bằng cách can thiệp sâu vào hệ thống phân phối hoặc sử dụng các kênh phân
phối mới.
+ Khai thác các mối quan hệ với các nhà cung cấp : bằng việc sử dụng dụng uy tín,
quyền lực đàm phán về giá và chất lượng sản phẩm với nhà cung cấp.
+ Chi phí cố định : Khi chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi phí sản
xuất, doanh nghiệp cần phải hoạt động ở mức cao nhất gần với năng lực sản suất để đạt
được chi chí đơn vị thấp nhất.
+ Chi phí bảo quản hoặc các sản phẩm khó bảo quản : Chí phí bảo quản cao khiến
cho các nhà sản xuất phải nhanh chóng bán sản phẩm. Nếu các nhà sản xuất cần
b) Rào cản rút lui thị trường :
Rào cản rút lui thị trường cao đề cập đến các chi phí đáng kể khi một doanh
nghiệp bỏ không kinh doanh sản phẩm của ngành hoặc không tiếp tục tiến hành các hoạt
động thuộc ngành. Thông thường khi rào cản rút lui thị trường cao, các doanh nghiệp
buộc phải tiếp tục duy trì hoạt động và tồn tại trong ngành ngay cả khi hiệu quả rất thấp
hoặc không có khả năng sinh lợi. Rào cản rút lui thường liên quan đến tính chất đặc trưng
của tài sản đầu tư. Khi mà nhà máy và các thiết bị cần thiết để sản xuất một sản phẩm có
tính chuyên môn hóa cao, các tài sản này ít có cơ hội được bán lại hay thanh lý cho người
mua trong các ngành hoạt động khác.
• Rào cản về công nghệ, vốn đầu tư
• Ràng buộc với người lao động
• Ràng buộc với chính phủ, các tổ chức liên quan (Stakeholder)
• Các ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2

10
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
c) Đối thủ tiềm năng:
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong
ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp
lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh
lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
• Rào cản gia nhập
+ Chính phủ tạo rào cản.
+ Mặc dù vai trò cơ bản của chính phủ đối với một thị trường bảo vệ một sự
cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng thông qua các biện pháp chống độc quyền, chính phủ
cũng có thể hạn chế sự cạnh tranh thông qua vai trò điều tiết và nắm quyền chỉ đạo đối
với một số ngành và lĩnh vực nhạy cảm hay trọng yếu của quốc gia.
+ Bằng sáng chế và giấy phép độc quyền cũng là một biện pháp hạn chế sự
gia nhập vào một ngành.
+ Tính chất đặc thù của tài sản cũng hạn chế sự gia nhập mới vào một ngành.
+ Các tài sản mang tính chất đặc thù đối với một doanh nghiệp có thể được sử
dụng để sản xuất ra một sản phẩm đặc biệt.
+ Kinh tế theo quy mô.
+ Các doanh nghiệp lớn muốn tham gia ngành thì lại phải tính đến việc cát
giảm chi phí cận biên khi quy mô sản xuất được mở rộng.
d) Sản phẩm thay thế:
Trong mô hình của Porter, các sản phẩm thay thế muốn nói đến các sản phẩm từ
các ngành khác. Sản phẩm thay thế phụ thuộc vào khả năng tăng giá của doanh nghiệp
trong một ngành. Trong khi nguy cơ của sản phẩm thay thế thường tác động vào ngành
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
11
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
kinh doanh thông qua cạnh tranh giá cả, tuy nhiên có thể có nguy cơ thay thế từ các

nguồn khác.
e) Nhà cung cấp (quyền lực trong đàm phán):
• Nhà cung cấp được gọi là có lợi thế quyền lực, nếu :
+ Nguy cơ gia nhập theo chiều dọc về phía sau của nhà cung cấp.
+ Các nhà cung cấp rất tập trung.
+ Chi phí chuyển đổi nhà cung cấp rất quan trọng.
• Nhà cung cấp có quyền lực yếu, nếu :
+ Nhiều nhà cung cấp cạnh tranh với nhau , sản phẩm có tính tiêu chuẩn hóa cao.
+ Các sản phẩm hàng hóa thông thường.
+ Nguy cơ gia nhập theo chiều dọc về phía trước của người mua.
+ Người mua rất tập trung.
f) Khách hàng (quyền lực trong đàm phán):
Quyền lực của khách hàng là khả năng tác động của khách hàng trong một ngành
sản xuất.
• Khách hàng được gọi là có lợi thế trong đàm phán nếu :
+ Người mua rất tập trung.
+ Nhóm ít khách hàng mua với một khối lượng lớn sản phẩm của ngành sản xuất.
+ Người mua có khả năng can thiệp hệ thống phân phối hay sản xuất bằng cách
mua các nhà sản xuất hoặc tự giao dịch trực tiếp với nhà sản xuất không thông qua trung
gian phân phối.
• Người mua có quyền lực thấp nếu :
+ Các nhà sản xuất có khả năng gia nhập hoặc tự tạo ra kênh phân phối riêng.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
12
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
+ Sản phẩm ít hoặc không được tiêu chuẩn hóa và người mua rất khó tìm được nhà
cung cấp mới hoặc có nhưng với chi phí rất cao.
+ Người mua rất phân tán (rất nhiều hoặc rất khác nhau) và không có người mua nào
có ảnh hưởng đáng kể đối với sản phẩm hoặc giá cả.
+ Người bán cung cấp một phần quan trọng nhu cầu đầu vào của người mua – đó là

sự phân bổ lượng mua. Ví dụ : Quan hệ của Intel với các nhà sản xuất máy tính.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
13
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NGÀNH THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM.
2.1. Tổng quan ngành thủy sản:
Với đường bờ biển dài hơn 3.200 km; Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế trên
biển rộng hơn 1 triệu km2. Việt Nam cũng có vùng mặt nước nội địa lớn rộng hơn 1,4
triệu ha nhờ hệ thống sông ngòi, đầm phá dày đặc. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
thuận lợi giúp Việt Nam có nhiều thế mạnh nổi trội để phát triển ngành công nghiệp thủy
sản. Từ lâu Việt Nam đã trở thành quốc gia sản xuất và xuất khẩu thủy sản hàng đầu khu
vực, cùng với Indonesia và Thái Lan. Xuất khẩu thủy sản trở thành một trong những lĩnh
vực quan trọng của nền kinh tế.
2.2. Phân tích các yếu tố phân tích trong mô hình phân tích ngành:
2.2.1. Phân loại ngành:
Thủy sản được xếp vào ngành phòng thủ, là ngành không lệ thuộc vào chu kỳ của
nền kinh tế. Đây là những ngành liên quan đến nhu cầu thiết yếu hằng ngày của mọi
người như dược phẩm, thực phẩm, y tế, may mặc, điện nước, giao thông Đặc điểm
chung của nhóm ngành này là khó bị suy yếu tuy nhiên cũng không thể tăng trưởng cao.
Hiện tại, ngành thủy sản đang đối mặt với rất nhiều khó khăn như công nghệ bảo
quản sau thu hoạch thô sơ, sử dụng chất cấm trong nuôi trồng thủy sản tùy tiện, sản phẩm
chưa tạo được thương hiệu quốc gia, truy xuất nguồn gốc còn hạn chế…
Ngoài ra, riêng đối với ngành thủy sản là ngành có doanh thu phụ thuộc nhiều vào
điều kiện thời tiết và mang yếu tố mùa vụ. Theo chu kỳ thời tiết, mùa mưa ở các tỉnh
Đồng Bằng Sông Cửu Long thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng khoảng 10 dương lịch
như thế sẽ tác động đến nguồn cung nuôi trồng và đánh bắt thủy sản của các doanh
nghiệp và hộ gia đình, do đó vào thời gian này ngành thủy sản không phải là vụ mùa
chính. Thường thì cá tra, basa nuôi khoảng 3-4 tháng thì sẽ đạt trọng lượng là 1kg, do đó
quý IV và quý I năm sau sẽ là vụ mùa chính cho ngành thủy sản, với lại nhu cầu cuối
năm thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước tăng lên, vì vậy doanh thu và lợi nhuận

ngành này tập trung chủ yếu vào quý này.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
14
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
2.2.2. Phân tích các yếu tố môi trường tác động:
Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh
tế. Vì thế, việc phân tích môi trường kinh tế vĩ mô có vai trò rất quan trọng trong việc
đánh giá hay nhìn nhận tiềm năng cũng như thực trạng của ngành. Thông qua tác động
của các yếu tố này, doanh nghiệp sẽ đưa ra những chính sách cũng như chiến lược phát
triển phù hợp. Một số yếu tố cơ bản: Thể chế, luật pháp, sự can thiệp của Chính phủ,
công nghệ…
a) Thể chế, luật pháp:
Thủy sản Việt Nam là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước, có
giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh và đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Hiện Việt Nam là
nước đứng trong Top 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu thế giới, sản phẩm thủy sản
của Việt Nam có mặt lên tới trên 160 quốc gia. Tuy nhiên, càng ngày việc xuất khẩu thủy
sản càng gặp phải nhiều khó khăn hơn từ các thị trường khó tính, nhất là từ khi gia nhập
WTO. Thêm nhiều khắt khe từ các nước nhập khẩu bằng các rào cản thương mại mang
tính bảo hộ: tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, chứng nhận nguồn gốc,
luật thuế chống bán phá giá, các vấn đề xã hội…Để thâm nhập thị trường, giữ vững thị
phần và có thể tăng trưởng cao trong tương lai, đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện hệ thống
các quy định nghiêm ngặt theo đúng tiêu chuẩn quốc tế đồng thời phải am hiểu luật để
có thể cạnh tranh cũng như tự bảo vệ mình khi tham gia thương mại với các nước.
b) Chính sách, yếu tố Chính phủ:
Do là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực nên thủy sản nhận được nhiều sự
quan tâm và ưu đãi.
Với dự kiến đạt kim ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 2011 – 2015 là 6,5 tỷ USD;
sản lượng thủy sản chế biến xuất khẩu đạt 1.620 ngàn tấn, tốc độ tăng bình quân lần lượt
là: 7,63% và 4,66%/ năm, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều chính sách hỗ trợ
ngành thủy sản như: Hỗ trợ ngư dân khai thác xa bờ và nông dân nuôi trồng thủy sản; hỗ

Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
15
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
trợ giảm tổn thất sau thu hoạch; là thành viên của Tổ chức Quản lý Nghề cá Trung Tây
Thái Bình Dương; Triển khai đăng ký sản phẩm khai thác biển đáp ứng yêu cầu chống
sản phẩm khai thác bất hợp pháp của EU; tích cực hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong các
vụ kiện, điều chỉnh chính sách thuế nhập khẩu nguyên liệu thuỷ sản dành cho chế biến…
và mới đây là việc kiên quyết đấu tranh với WWF trong vụ 6 nước châu Âu xếp cá tra
Việt Nam vào danh sách đỏ, khiến tổ chức này phải ký kết biên bản thỏa thuận hợp tác,
đưa cá tra Việt Nam trở thành loài thủy sản có chứng nhận phát triển bền vững toàn cầu.
Trong những năm gần đây, cùng với những khó khăn chung của nền kinh tế,
ngành thủy sản cũng gặp không ít khó khăn, thách thức, trong đó khó khăn về vốn và
nguồn nguyên liệu luôn là những vấn đề nan giải. Tuy nhiên, năm 2012, nhà nước thực
hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm soát lạm phát, lãi suất được điều chỉnh giảm
dần, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất. Cụ thể, ngân
hàng tạo điều kiện vay vốn cho doanh nghiệp nuôi, sản xuất, xuất khẩu và Nhà nước xem
xét gỡ bỏ các thủ tục hành chính, giảm các chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.
Chính phủ cũng đã yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với
Bộ Công Thương, các địa phương chỉ đạo các cơ quan chức năng, Hiệp hội chế biến xuất
khẩu thủy sản Việt Nam tiếp tục tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, bảo đảm tiêu
thụ với giá mua ổn định và có lợi cho người sản xuất.
Bên cạnh đó, chú trọng nhiều hơn đến mối liên kết chuỗi từ sản xuất - doanh
nghiệp - xuất khẩu, công tác quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm để nâng giá trị
và khẳng định vị thế của ngành.
c) Yếu tố công nghệ:
Để thích ứng với môi trường kinh tế hội nhập, cạnh tranh cao với những đòi hỏi
ngày càng khắt khe buộc các doanh nghiệp phải luôn đổi mới kỹ thuật, nâng cao năng
suất.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
16

Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
Nhờ đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, ngành thủy sản Việt
Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ
Những nghiên cứu về công nghệ thủy sản thời gian gần đây có những bước tiến rõ
rệt, chủ yếu tập trung vào việc nâng cao chất lượng giống thủy sản, sinh trưởng nhanh,
bên cạnh đó là xây dựng công nghệ thâm canh đạt tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt
GAP (Good Agricultural Practices) với các mô hình nuôi sạch, khép kín, tiết kiệm chi
phí; phát triển hệ thống nuôi cá ở các vùng biển mở…
Các doanh nghiệp trong ngành khá năng động và tiếp cận nhanh với các công nghệ
mới. Sau 3 năm triển khai, hiện cả nước đã có 45 vùng nuôi cá tra với tổng diện tích
khoảng 1.000 ha của 24 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn Global
Gap, ngoài ra còn có 18 vùng nuôi khác (237 ha) đang chờ cấp giấy chứng nhận.
Theo đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực thủy sản, ngành thủy sản Việt
Nam có thể đạt mục tiêu xuất khẩu 8 tỷ USD vào năm 2020, nếu quy hoạch được vùng
nuôi, thực hiện tốt chuyển giao công nghệ, đầu tư đồng bộ hệ thống thủy lợi, kiểm soát và
ứng dụng giống mới, quản lý tiêu chuẩn về môi trường, điều tiết theo quy luật và làm tốt
công tác dự báo.
Bên cạnh đó, cần có định hướng nghiên cứu công nghệ thức ăn và có cơ chế quản
lý chất lượng và giá cả thức ăn hợp lý. Bởi hiện thức ăn chiếm tới 70% giá thành sản xuất
trong nuôi trồng thuỷ sản.
Để đẩy mạnh phát triển công nghệ thủy sản trong môi trường hội nhập thì vấn đề
tăng cường quan hệ hợp tác luôn được coi trọng. Điển hình, ngày 23/5/2012 vừa qua, Hội
thảo hợp tác khoa học công nghệ Việt Nga được tổ chức với sự tham gia của các chuyên
gia đầu ngành. Qua đó, đưa ra một số vấn đề trọng tâm cần hợp tác trong thời gian tới:
phát triển nghề cá biển với việc đánh giá trữ lượng cá, nghiên cứu đa dạng sinh học, khai
thác thủy sản, tăng cường nghiên cứu giống, các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, nghiên
cứu tác động biến đổi khí hậu đối với sản xuất thủy sản…Đồng thời, hội thảo cũng đưa ra
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
17
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh

việc phát triển công nghệ sau thu hoạch như nghiên cứu độc tố, công nghệ xử lý, bảo
quản, chế biến.
Việt Nam và Nga cùng phối hợp đào tạo nhân lực ngành thủy sản để đáp ứng nhu
cầu nghiên cứu, hợp tác trong giai đoạn tới.
2.2.3. Phân tích cầu:
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), những dự
báo về nhu cầu tiêu thụ thủy sản toàn cầu đến năm 2020 vừa được Trung tâm Thủy sản
thế giới đưa ra đã vẽ nên một bức tranh khá rõ nét về những xu hướng tiêu thụ thủy sản
trong tương lai.
Theo đó, hiện nay nhu cầu thủy sản thế giới đang ở mức cao. Đối với các nước
công nghiệp phát triển, thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam mức tiêu thụ thủy sản là
30 kg/người/năm, và các nước phát triển chiếm 80% tổng thu nhập thủy sản toàn cầu.
Mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu người vào năm 2015 sẽ đạt khoảng 19,1
kg/người/năm, trong đó các nước đang phát triển sẽ đứng đầu về tốc độ tăng nhu cầu thực
phẩm thủy sản theo đầu người nhưng lại có xu hướng giảm đối với nhóm các nước phát
triển. Điều này tiếp tục được khẳng định đến năm 2020, khi nhu cầu thủy sản toàn cầu
vào thời điểm này sẽ đạt khoảng 183 triệu tấn, trong đó lượng tiêu thụ của các nước đang
phát triển sẽ chiếm tới 77% tổng lượng tiêu thụ thủy sản toàn thế giới. Trong khi đó, nhu
cầu nội địa cũng đang tăng cao do đời sống người dân ngày càng được cải thiện. Theo
ước tính hiện nay là trên 20kg/người/năm (Nguồn: cty chứng khoán An Bình). Tuy nhiên
thị trường nội địa chưa được đánh giá cao về tiềm năng.
Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), xu hướng tiêu thụ thủy sản trong tương
lai sẽ diễn ra theo 3 hướng: nhu cầu tiêu thụ sẽ ổn định đối với thủy sản chế biến bảo
quản và ướp lạnh; đối với giáp xác, nhuyễn thể, cá phi lê và sản phẩm giá trị gia tăng thì
nhu cầu sẽ tăng cao; trong khi đó nhu cầu sản phẩm đông lạnh lại giảm.
Bên cạnh đó, thị trường thủy sản thế giới đang được mở rộng tại các nước Nam Mỹ và
Châu Á nên sản lượng tiêu thụ cá tra, cá basa còn tăng mạnh từ nay đến năm 2020.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
18
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh

Cùng với sự tăng trưởng của thị trường tiêu thụ, thủy sản được dự báo sẽ trở thành mặt
hàng thực phẩm đắt hơn 20% so với các loại thực phẩm từ gia súc, gia cầm do giá bán sẽ
tăng khoảng 15% trong vài thập niên tới.
Những thị trường tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam
• Thị trường Châu Âu: Tại Châu Âu người tiêu dùng ngày càng nhận thức rõ về lợi
ích của thủy sản cho sức khỏe dẫn tới gia tăng tiêu thụ loại sản phẩm này. Châu Âu hiện
là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất thế giới, nhập khẩu nhiều nhất là cá tuyết, cá tuyết
vàng, và cá tra, sau đó là tôm đông lạnh, và cá ngừ. Năm 2010, chiếm 62% tổng kim
ngạch nhập khẩu thuỷ sản.
• Thị trường Châu Á: Sự gia tăng dân số cộng với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng đã
thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ thuỷ sản gia tăng tại châu Á.
• Nhật Bản là thị trường tiêu thụ thuỷ sản lớn nhất, bình quân 70kg/người/năm. Chi
tiêu cho thuỷ sản chiếm 14,7% tổng chi tiêu cho thực phẩm của người dân Nhật. Từ năm
1998, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nên sản lượng thuỷ sản tiêu thụ tại Nhật
Bản có xu hướng giảm. Tuy nhiên, theo các cuộc khảo sát gần đây, tình hình đang có
chiều hướng cải thiện, người dân Nhật chi tiêu thoáng hơn.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
19
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
• Nhu cầu thuỷ sản đang tăng mạnh ở các nước châu Á khác như Hàn Quốc, Triều
Tiên và các nước Asian. Theo dự báo của FOA , khu vực Đông Bắc Á, ngoại trừ Nhật
Bản sẽ có nhịp độ tăng tiêu thụ thuỷ sản cao nhất (khoảng 30%/năm).
• Thị trường Mỹ: Người dân nước này đang ngày càng có xu hướng tiêu thụ nhiều
thuỷ sản hơn để thay thế cho thịt gia súc, gia cầm nhằm đảm bảo sức khoẻ.Theo nghiên
cứu trên 1.170 người: 28% sử dụng thuỷ sản thường xuyên, 52% thỉnh thoảng lựa chọn
thuỷ sản để cải thiện bữa ăn.
2.2.4. Phân tích cung:
Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt hơn 150 quốc gia trên thế giới. EU,
Hoa Kỳ, Nhật Bản là 3 thị trường hàng đầu của thủy sản Việt Nam. Trong đó EU chiếm
24 % giá trị thủy sản xuất khẩu 9 tháng 2011, với các sản phẩm chủ yếu là cá tra, cá basa.

Hoa Kỳ chiếm 19% tổng kim ngạch xuất khẩu và Nhật Bản thị trường lớn thứ 3 của Việt
Nam chiếm 16% tổng kim ngạch, trong đó tôm chiếm khoảng 30% giá trị.
Sản lượng thủy sản năm 2011 đạt 5.432,9 ngàn tấn tăng 5,6% so với năm 2010;
trong đó, sản lượng khai thác đạt 2.502,5 nghìn tấn, đạt kế hoạch và bằng 103,6% so với
cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng đạt 2930,4 nghìn tấn, tăng 7,4% so với cùng kỳ; diện tích
nuôi trồng đạt 1.093 ha, bằng 97,3% kế hoạch năm và tăng 2,5 so với cùng kỳ.
Sản lượng thủy sản 6 tháng đầu năm 2012 ước đạt khoảng 2649,2 nghìn tấn, tăng
5,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó thủy sản nuôi trồng đạt 1.386,8 nghìn tấn, khai
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
20
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
thác đạt 1262,4 nghìn tấn. Với tình hình thị trường, nguyên liệu và sự chuyển biến của
một số yếu tố nội tại trong nước, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP) dự báo kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong quý 3/2012 ước đạt khoảng 1,84 tỷ
USD, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hình: Sản lượng thủy sản sản xuất được qua các năm (Đơn vị: tấn)
(Nguồn tổng cục thống kê)
Bên cạnh đó, năng suất nuôi trồng thủy sản của Việt Nam cũng tăng đáng kể qua
từng năm, đây đảm bảo cho nguôn nguyên liệu cung cấp cho ngành chế biến thủy sản.
Tình trạng thiếu nguyên liệu đã làm cho ngành xuất khẩu thủy sản nước ta lao đao trong
năm 2012, nhưng trong năm nay với gói cứu trợ cá tra 9.000 tỷ đồng được thông qua sẽ
thúc đẩy hoạt động sản xuất nguyên liệu cá tra và tạo điều kiện cho doanh nghiệp thu
mua nguyên liệu.
Về thị trường xuất khẩu, Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam
(VASEP) cho hay, thị trường lớn nhất là Mỹ và các thị trường tiềm năng Hàn Quốc,
Australia, Mexico, khối Asean và Trung Quốc,… tiếp tục có nhu cầu lớn và gia tăng
nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
21
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh

Đơn vị đo: triệu đồng
Hình 1: Giá trị sản phẩm thu được trên 1 hecta nuôi trồng thủy sản
(Nguồn tổng cục thống kê)
Bên cạnh đó ngành thủy sản Việt Nam còn gặp phải những hạn chế:
• Ngành nuôi trồng đã phát triển nở rộ cho đến hiện tại nhưng chưa có những đánh
giá thực sự nghiêm túc về tác động môi trường hoặc tác động xã hội. Do vậy, cả ngư dân
đánh bắt và ngư dân nuôi trồng đều đang bị ảnh hưởng do sản lượng hải sản đánh bắt
giảm.
• Theo VASEP từ đầu năm tới nay, mặc dù số liệu thống kê của Tổng Cục thủy sản
cho thấy sản lượng khai thác và nuôi trồng thuỷ sản của cả nước tăng so với cùng kỳ năm
2011. Tuy nhiên, ngành chế biến và XK thuỷ sản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu
nguyên liệu, thậm chí tỷ lệ các DN phải tiết giảm công xuất hoặc ngưng hoạt động vì
thiếu nguyên liệu còn gia tăng hơn so với các năm trước và chưa có dấu hiệu ngừng lại.
2.2.5. Phân tích cạnh tranh và thị trường (5 yếu tố tác động của Porter):
a) Áp lực từ nhà cung cấp – nguồn nguyên liệu:
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
22
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
Từ nhiều năm nay, thủy sản Việt Nam luôn gặp phải tình trạng thiếu nguyên liệu
sản xuất do phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cung cấp từ các hộ nuôi trồng thủy sản, rất
ít các doanh nghiệp chủ động nguồn nguyên liệu để chế biến.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra đã chủ động được nguyên liệu từ 40-
60% để tự phục vụ cho nhu cầu chế biến xuất khẩu của nhà máy. Đặc biệt là đối với các
doanh nghiệp có quy mô lớn như Công ty cổ phần Hùng Vương đã chủ động được 100%
nguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Tháp đã
thả nuôi 1.263 ha cá tra, năng suất bình quân 358 tấn/ha. Trong đó diện tích thả nuôi của
các doanh nghiệp chủ động hơn 64,5% diện tích nuôi cá tra nguyên liệu phục vụ cho chế
biến xuất khẩu (Các doanh nghiệp chủ động diện tích nuôi bằng biện pháp giao nhiều hộ
nuôi gia công, hoặc đầu tư toàn bộ). Với đặc điểm của các doanh nghiệp nuôi là sản xuất
tập trung, không manh mún, doanh nghiệp có thể triển khai các giải pháp sản xuất theo

hướng hiện đại. Các công ty có thể tự chủ tới 70% nguyên liệu nuôi.  Áp lực từ nhà
cung cấp trung bình.
Mặc dù số lượng thống kê của Tổng cục Thủy sản về sản lượng khai thác và
nuôi trồng thủy sản của cả nước trong 5 tháng đầu năm nay vẫn tăng so với cùng kỳ năm
ngoái, nhưng ngành chế biến và xuất khẩu thủy sản vẫn chưa thoát khỏi tình trạng thiếu
nguyên liệu ngày càng tăng như mấy năm trước. Nguyên nhân:
• Do sản lượng thủy sản nuôi chính không ổn định, dịch bệnh trên tôm làm giảm sản
lượng, nhất là với tôm sú.
• Thương nhân Trung Quốc tăng cường gom hàng thủy sản ngay ngoài biển cũng
như tới tận các bến cá và cảng cá trên đất liền của nước ta, thu mua với giá cao để tranh
giành với DN Việt Nam. Tại ĐBSCL, mặc dù có tới 600.000 ha nuôi tôm cho sản lượng
trên 1 triệu tấn tôm mỗi năm nhưng các DN chế biến tôm trong khu vực vẫn rơi vào cảnh
thiếu nguyên liệu trầm trọng do thương lái TQ gom hàng. Vì vậy mà ngay cả thời điểm
chính vụ tôm, các DN cũng không thể tìm đủ nguyên liệu để sản xuất mặc dù giá nguyên
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
23
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
liệu luôn trong tình trạng tăng nhanh hơn giá XK, các doanh nghiệp chỉ hoạt động
khoảng 50% công suất
Áp lực từ nhà cung cấp cao
b) Áp lực từ người mua:
• Thị trường Nhật Bản: là thị trường chủ lực của tôm Việt Nam nhưng gia tăng kiểm
soát, đặc biệt là quy định về việc kiểm soát chất ethoxyquin đối với riêng tôm của nước
ta. Nhật Bản hiện đã kiểm tra 100% các lô hàng tôm nhập khẩu từ Việt Nam đối với chất
trifluralin và 30% đối với chất enrofloxacin. Nguyên do bởi đầu tháng 6.2011, hệ thống
cảnh báo nhập khẩu của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã thông báo phát hiện
2 lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng kháng sinh vượt ngưỡng cho phép, trong
đó 1 lô bị nhiễm enrofloxacin với nồng độ 0.03ppm.
• Thị trường EU: là thị trường tiêu thụ chính của cá tra Việt Nam. Để xuất khẩu
được cá vào thị trường EU, cá chế biến phải đảm bảo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông

nghiệp tốt toàn cầu (Global GAP). Ngoài ra còn có SQF (bao gồm SQF 2000 CM và
SQF 1000 CM): tiêu chuẩn an toàn thực phẩm xác định các yêu cầu cần thiết trong hệ
thống quản lý chất lượng nhằm nhận diện các mối nguy đối với an toàn thực phẩm và
chất lượng cũng như thẩm tra/giám sát các phương thức kiểm soát.
• Thị trường Mỹ: là thị trường rất khó tính, đòi hỏi và đặt ra nhiều tiêu chuẩn đối
với mặt hàng cá tra nhập khẩu. Doanh nghiệp thủy sản muốn được xuất khẩu vào Mỹ thì
phải có HACCP.(Hazard Analysis & Critical Control Point - Phân tích các mối nguy và
kiểm soát các điểm tới hạn - do FAO/WHO ban hành)
Hiện nay, do chịu ảnh hưởng của tình hình khủng hoảng kinh tế chung nên các nước
như Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia đã tích cực tăng cường xuất khẩu vào các thị trường
nhập khẩu mà Việt Nam đang chiếm thị phần lớn, với giá thành thấp hơn so với tôm Việt
Nam. Sức ép cạnh tranh từ nhiều nước sản xuất tôm khác đã đẩy các nhà sản xuất tôm tại
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
24
Phân tích tài chính GV: PGS TS. Lê Thị Lanh
Việt Nam vào thế khó, buộc phải hạ giá thành sản phẩm ngang bằng hoặc thấp hơn các
đối thủ cạnh tranh để bán được hàng, trong khi chi phí đầu vào lại đang tăng mạnh.
Áp lực từ người mua cao
c) Áp lực cạnh tranh từ những đối thủ mới:
Để đáp ứng tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm của các nước đòi hỏi yêu cầu về chất
lượng sản phẩm ngày càng cao.
Các doanh nghiệp lớn đã chiếm lĩnh thị phần (nguồn cung cấp nguyên liệu: các
DN lớn đã tự chủ trong việc tìm nguồn nguyên liệu để chế biến như: tự nuôi trồng hoặc
kết hợp với các hộ nông dân, do đó nguồn nguyên liệu cũng đáp ứng được tiêu chuẩn
chất lượng và thị trường đầu ra:) tương đối ổn định.
Việc xây dựng vùng nuôi đạt tiêu chuẩn VietGap hay GlobalGap thì cần số vốn
khá lớn (hơn 6 tỷ đồng/ha ao nuôi cá). Ngoài ra áp lưc về nguồn vốn lưu động để thanh
toán cho người nuôi cá là khá lớn trong khi nguồn thu từ nhà nhập khẩu là rất chậm. Do
đó, yêu cầu một nguồn vốn khá lớn để đầu tư vào ngành thủy sản (trong khi lãi suất ngân
hàng vẫn còn cao và khó tiếp cận)

Áp lực cạnh tranh từ những đối thủ mới trung bình
d) Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành
• Có sự phân hóa mạnh trong quy mô và năng lực quản trị của DN thủy sản:
Số lượng doanh nghiệp trong ngành thủy sản là khoảng 800 DN, hiện nay có khoảng 40%
DN đã ngưng hoạt động và chuyển hướng kinh doanh.
• Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cao (không DN nào có giá trị xuất
khẩu vượt trội trong tổng kim ngạch xuất khẩu): Năm 2011, 20 doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản lớn nhất Việt Nam chiếm đến gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu 6,11 tỷ USD
của ngành thủy sản năm 2011.
Lớp: TCDN Đêm 2 – Nhóm 2
25

×