Tải bản đầy đủ (.ppt) (106 trang)

cach lam giao an trinh chieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.14 MB, 106 trang )


29/10/14 1
1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1
KỸ NĂNG THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
BẰNG POWERPOINT.
2
GIÁO ÁN THAM KHẢO
3
THỰC HÀNH
4
2

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?
GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ LÀ GÌ?
1.1
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
BẰNG POWER POINT
1.2
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI
SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG POWER POINT
1.4
QUI TRÌNH THIẾT KẾ GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
1.3
3

- Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài học trên lớp mà ở đó
toàn bộ kế hoạch hoạt động dạy - học (của thầy và trò) được chương trình
hoá (nhờ một phần mềm) do giáo viên điều khiển thông qua môi trường


Multimedia do hệ thống máy tính tạo ra.
- Multimedia được hiểu là đa phương tiện, đa môi trường, đa truyền
thông, một phương pháp giới thiệu thông tin bằng máy tính, sử dụng
nhiều dạng truyền thông tin. Trong môi trường Multimedia, thông tin được
biểu diễn dưới nhiều dạng khác nhau: văn bản (text), đồ hoạ (graphics),
hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio), phim video
(video clip), bảng biểu (table) hay biểu đồ (chart)…
Theo Nguyễn Tiến Hà – ĐHSP Huế
4

- Giáo án điện tử: Là bản thiết kế cụ thể toàn bộ kế hoạch
hoạt động dạy học của giáo viên trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động
dạy học đó đã được Multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc
chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án
điện tử là một sản phẩm của hoạt động thiết kế bài dạy được thể
hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành.
Chú ý: Giáo án điện tử chính là bản thiết kế của bài giảng
điện tử, chính vì vậy xây dựng giáo án điện tử hay thiết kế bài
giảng điện tử là hai cách gọi khác nhau cho một hoạt động cụ thể
để có được bài giảng điện tử.
Theo Nguyễn Tiến Hà – ĐHSP Huế
5

GAĐT có thể thiết kế bằng bất cứ ngôn ngữ lập trình nào ví dụ: VB, C+
+, C#, Java, tùy theo trình độ về CNTT của người viết hoặc dựa vào các
phần mềm trình diễn có sẵn như MS Access, Macromedia Flash,
Frontpage, Publisher, MS Powerpoint, … Trong đó PowerPoint là phần
mềm dễ sử dụng và phổ biến nhất hiện nay vì:
+ Đối với những người chưa thành
thạo, Power Point cung cấp:

- Các mẫu thiết kế sẵn phong phú và
đa dạng;
- Nhiều hiệu ứng hiệu ứng sinh động,
hấp dẫn;
- Xử lý các bảng biểu, biểu đồ, đồ thị,
số liệu với trình Winzard hướng dẫn từng
bước,
+ Đối với những người đã sử dụng
thành thạo, Power Point cung cấp:
- Liên kết nhúng với hầu hết các
chương trình trên Windows;
- Dễ dàng sửa chữa, cập nhật nội
dung;
- Khả năng sáng tạo là vô tận,
6

1.2. LỢI ÍCH CỦA VIỆC SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
BẰNG POWER POINT
Việc thực hiện các bài giảng bằng Powerpoint cho thấy sự
cần thiết bởi nó đáp ứng được yêu cầu giáo dục:
- Tạo sự hứng thú học tập cho học sinh bởi khả năng đối
thoại trực tiếp. Nó giúp học sinh dễ lĩnh hội kiến thức bởi khả
năng phối hợp được các giác quan. Nó cũng làm tăng tính trực
quan thông qua các minh hoạ bằng “Media clips” phù hợp được
chèm thêm vào bài giảng.
- Tiết kiệm thời gian và chi phí trong giảng dạy bởi làm
giảm được thời gian viết bảng, tạo sự thuận lợi khi nhắc lại
phần kiến thức được trình bày trước, khả năng lưu giữ và bổ
sung nội dung bài học dễ dàng mà không cần in ấn lại.
7


- Tiện lợi khi cần tăng thêm lượng kiến thức, đưa thêm những
nội dung mới hay mở rộng trong tiết giảng. Phát huy được tính tích
cực của học sinh vì các minh hoạ cùng sự tổ chức giúp học sinh dễ
dàng tìm hiểu, phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề để rồi rút ra kết
luận cần thiết.
- Giảm thiểu sự vất vả của giáo viên trong giờ lên lớp. Đồng
thời, giúp giáo viên hạn chế phần nào việc dùng phấn có ảnh
hưởng không tốt đến sức khoẻ.
- Thuận tiện trong việc hỗ trợ cho các hoạt động (trong các chủ
đề của môn học) nhắm truyền đạt kỷ năng, kiến thức và thái độ
ngành, nghề cho học sinh. Đặc biệt, nó giúp cho sự nhấn mạnh,
lập lại hay liên kết các hoạt động khác nhau được thuận lợi.
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
BẰNG POWER POINT
8

1.3. QUY TRÌNH THIẾT KẾ MỘT GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ
Giáo án điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6
bước:
- Bước 1: Xác định mục tiêu bài học
- Bước 2: Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những
nội dung trọng tâm
- Bước 3: Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức
- Bước 4: Xây dựng thư viện tư liệu
- Bước 5: Lựa chọn ngôn ngữ hoặc các phần mềm trình diễn
để xây dựng tiến trình dạy học thông qua các hoạt động cụ thể
- Bước 6: Chạy thử chương trình, chỉnh sửa và hoàn thiện.
9


Bước 1. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC
Đọc kĩ sách giáo khoa kết hợp với các tài liệu tham khảo để tìm
hiểu nội dung của mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới
của toàn bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính là mục tiêu
của bài học. Trong dạy học hướng tập trung vào học sinh, mục tiêu
phải chỉ rõ học xong bài học, học sinh đạt được kiến thức gì. Mục
tiêu ở đây là mục tiêu học tập chứ không phải là mục tiêu giảng dạy,
tức là chỉ ra sản phẩm mà học sinh có được sau bài học.
10

Bước 2. LỰA CHỌN KIẾN THỨC CƠ BẢN, XÁC ĐỊNH
ĐÚNG NHỮNG NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Những nội dung đưa vào chương trình và sách giáo khoa phổ
thông được chọn lọc từ khối lượng tri thức đồ sộ của khoa học bộ
môn, được sắp xếp một cách logic, khoa học, đảm bảo tính sư phạm
và tính thực tiễn cao. Vì vậy cần bám sát vào chương trình dạy học
và sách giáo khoa bộ môn.
11
- Việc xác định kiến thức cơ bản của bài dạy có thể gắn với việc
sắp xếp lại cấu trúc của bài để làm nỗi bật các mối quan hệ giữa các
hợp phần kiến thức của bài, từ đó làm rõ thêm trọng tâm, trọng điểm
của bài.

Bước 3. MULTIMEDIA HÓA TỪNG ĐƠN VỊ KIẾN THỨC
Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, việc
Multimedia hoá kiếnthức được thực hiện qua các bước:
- Dữ liệu hoá thông tin kiến thức.
- Phân loại kiến thức được khai thác dưới dạng văn bản, bản đồ,
hình ảnh,…
- Tiến hành sưu tập hoặc xây dựng nguồn mới dữ liệu sẽ sử

dụng trong bài học.
- Chọn lựa các phần mềm dạy học có sẵn cần dùng đến trong
bài học để đặt liên kết.
- Xử lý các tư liệu thu được để nâng cao chất lượng về hình
ảnh, âm thanh.
12

Bước 4. XÂY DỰNG THƯ VIỆN TƯ LIỆU
- Sau khi có được đầy đủ các tư liệu cần dùng cho bài giảng điện
tử, phải tiến hành sắp xếp, tổ chức lại thành thư viện tư liệu, tức là
tạo được cây thư mục hợp lý.
- Cần phải xác lập sự liên kết giữa các bài giảng trong hệ thống
các bài giảng đã được tổ chức lưu trữ.
13

Bước 5. LỰA CHỌN NGÔN NGỮ HOẶC CÁC PHẦN MỀM
TRÌNH DIỄN ĐỂ XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
- Sau khi đã có các thư viện tư liệu, giáo viên cần lựa chọn ngôn
ngữ hoặc phần mềm trình diễn thông dụng để tiến hành xây dựng
giáo án điện tử.
- Trước hết cần căn cứ vào cấu trúc logic nội dung và sự phân
hoạch các hoạt động của thầy và trò trên từng yếu tố kiến thức cấu
thành bài học. Dựa vào các yếu tố kiến thức và các hoạt động để
định ra số slide (trong PowerPoint) hoặc các trang (trong Frontpage)
và thứ lớp của chúng. Sau đó xây dựng nội dung cho các trang hoặc
các slide.
14

LỰA CHỌN NGÔN NGỮ HOẶC CÁC PHẦN MỀM TRÌNH

DIỄN ĐỂ XÂY DỰNG TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THÔNG
QUA CÁC HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ
- Việc nhập dữ liệu trên mỗi slide không nên tiến hành đồng
thời với việc tạo các hiệu ứng và thiết lập các liên kết.
- Thực hiện các liên kết hợp lí, logic lên các đối tượng trong
bài giảng. Đặc biệt là thiết lập các liên kết giữa các slide cùng lớp
và khác lớp với nhau. Các liên kết này phải đảm bảo các nguyên
tắc của quá trình dạy học.
- Lựa chọn ngôn ngữ hay phần mềm trình diễn cũng cần quan
tâm đến trình độ tin học của người dùng. Những phần mềm có
tính thân thiện cao, khả năng trình diễn thông tin tốt, dễ thiết kế,
chỉnh sữa, cập nhật luôn là một lựa chọn đúng để đảm bảo tính
khả thi và sử dụng.
15

Bước 6. CHẠY THỬ CHƯƠNG TRÌNH, CHỈNH SỬA VÀ
HOÀN THIỆN
Sau khi thiết kế xong, phải tiến hành chạy thử chương trình,
kiểm tra các sai sót, đặc biệt là các liên kết để tiến hành sữa chữa
và hoàn thiện. Kinh nghiệm cho thấy không nên chạy thử từng phần
trong quá trình thiết kế. Về nguyên tắc, bài giảng chỉ có thể hoàn
thiện sau nhiều lần sử dụng nó.
16

1.4. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHI
SOẠN GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG POWER POINT
1. Đảm bảo tính Sư phạm khi thiết kế giáo án điện
tử
2. Đảm bảo tính hiệu quả
3. Đảm bảo tính mở rộng và phổ dụng

4. Đảm bảo tính tối ưu của cấu trúc cơ sở dữ liệu
5. Đảm bảo tính cập nhật nội dung kiến thức của
bài giảng
6. Đảm bảo một số nguyên tắc về hình thức
17

- Thứ nhất, tập trung được sự chú ý của học sinh vào bài giảng
- Thứ hai, màu sắc sử dụng cần hài hoà, phù hợp tâm lý học sinh và nội
dung bài giảng.
- Thứ ba, chữ viết đảm bảo mật độ, kích cỡ và kiểu dáng phù hợp.
- Thứ tư, các minh hoạ ngành, nghề cần thể hiện tính chuyên nghiệp và
chuẩn mực; tương thích với sự kỳ vọng của học sinh.
- Thứ năm, nội dung và minh hoạ thể hiện được thái độ tích cực, sử dụng tốt
khả năng trình diễn thông tin Multimedia sẽ đảm bảo cho quá trình nhận
thức của học sinh theo quy luật “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng”.
- Các trang trình chiếu công cụ, phương tiện phục vụ cho quá trình dạy và
học
1. ĐẢM BẢO TÍNH SƯ PHẠM KHI THIẾT KẾ GIÁO
ÁN ĐIỆN TỬ BẰNG POWER POINT
18

2. ĐẢM BẢO TÍNH HIỆU QUẢ
Xây dựng giáo án điện tử trong hoàn cảnh cụ thể của nền giáo
dục nước ta, trước tiên cần phải lấy tính hiệu quả làm tiêu chì hàng
đầu.
19
3. ĐẢM BẢO TÍNH MỞ RỘNG VÀ PHỔ DỤNG
Xây dựng cấu trúc của bài giảng theo hệ thống các slide cũng
chính là thực hiện việc phân nhóm các đơn vị kiến thức mà bài

giảng có thể hỗ trợ. Về phương diện kỹ thuật lập trình, đây chính là
việc môđun hoá chương trình để dễ dàng cho việc thiết kế, cài đặt,
bảo dưỡng, bảo trì và nâng cấp sau này.

4. ĐẢM BẢO TÍNH TỐI ƯU CỦA CẤU TRÚC CSDL
Khi thiết kế một phần mềm nói chung, bài giảng điện tử nói riêng thì
việc xây dựng cơ sở dữ liệu là một vấn đề rất quan trọng. Dữ liệu ấy
phải được cập nhật dễ dàng và thuận lợi, yêu cầu kích thước lưu trữ
phải tối thiểu, truy cập nhanh chóng khi cần (nhất là đối với các dữ liệu
Multimedia), dễ dàng chia sẻ, dùng chung hay trao đổi giữa nhiều người
dùng.
Đặc biệt với giáo dục, cấu trúc cơ sở dữ liệu phải hướng tới việc
hình thành các thư viện điện tử trong tương lai, như thư viện các bài
tập, đề thi; thư viện các tranh ảnh, các phim học tập; thư viện các tài
liệu giáo khoa, tài liệu giáo viên,…
Xây dựng các thư viện tư liệu cho môn học là vấn đề quan trọng
đầu tiên cần phải làm, nó quyết định đến chất lượng của việc thiết kế,
xây dựng bài giảng điện tử.
20

5. ĐẢM BẢO TÍNH CẬP NHẬT NỘI DUNG KIẾN THỨC
CỦA BÀI GIẢNG
Phải triệt để tận dụng khả năng lưu trữ, cập nhật thông tin của máy
tính. Việc cập nhật để chỉnh sữa, nâng cấp và ngày càng hoàn thiện hệ
thống các bài giảng là việc làm có ý nghĩa trong việc hình thành các thư
viện tư liệu điện tử, những tiêu chí chuẩn mực của một nền giáo dục điện
tử trong tương lai.
21

6. ĐẢM BẢO MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VỀ HÌNH THỨC

(Ý kiến của thầy Nguyễn Thanh Bình - GV Trường THPT chuyên Lê
Hồng Phong - TP.HCM)
Ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người thầy và giải
quyết ở ba khâu: soạn giáo án điện tử, trình chiếu giáo án và hướng
dẫn học sinh ghi chép.
Mỗi lớp học có trung bình từ 40-50 học sinh. Trong khi đó các tiết
dạy giáo án điện tử thường phải tắt bớt đèn, đóng bớt cửa sổ hay kéo
rèm hạn chế ánh sáng trời để ảnh trên màn rõ hơn. Do đó để học sinh
có thể ghi chép được bài học chính xác từ màn chiếu, giáo viên khi
soạn giáo án trên PowerPoint cần chú ý một số nguyên tắc về hình
thức sau:
22

6. ĐẢM BẢO MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VỀ HÌNH THỨC
+ Về màu sắc của nền hình:
Cần tuân thủ nguyên tắc tương phản (contrast), chỉ nên sử dụng
chữ màu sậm (đen, xanh đậm, đỏ đậm…) trên nền trắng hay nền màu
sáng. Ngược lại, khi dùng màu nền sậm thì chỉ nên sử dụng chữ có
màu sáng hay trắng.
+ Về font chữ:
Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, VNI-
Helve…) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times…) vì dễ mất nét
khi trình chiếu.
23

6. ĐẢM BẢO MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VỀ HÌNH THỨC
+ Về size chữ:
Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên
hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ. Thực tế, trong kỹ thuật video,
khi chiếu trên màn hình TV (25 inches) cho vài người xem hay dùng máy

chiếu Projector chiếu lên màn cho khoảng 50 người xem thì size chữ
thích hợp phải từ cỡ 20 trở lên.
+ Về trình bày nội dung trên nền hình:
Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ
trên xuống, từ trái qua phải, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên
và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp (thường là 1/5), để đảm bảo tính mỹ
thuật, sự sắc nét và không mất chi tiết khi chiếu lên màn. Ngoài ra,
những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt,
không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung
cấp thông tin xác định như ta mong muốn.
24

6. ĐẢM BẢO MỘT SỐ NGUYÊN TẮC VỀ HÌNH THỨC
+ Trình chiếu giáo án điện tử:
Khi giáo viên trình chiếu PowerPoint, để học sinh có thể ghi chép
kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc.
Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu
ứng thời gian tương ứng. Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết
phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích hợp để
giảng, sau đó đưa về lại trang có nội dung tổng thể, học sinh sẽ dễ hiểu
và dễ chép hơn.
+ Hướng dẫn học sinh ghi chép:
Trong tiết học, học sinh phải có sẵn trước mặt sách giáo khoa quy
định của Bộ GD&ĐT và dùng vở để ghi chép. Khi trình chiếu Power
Point và giảng bài, giáo viên hướng dẫn học sinh cách ghi bài học vào
vở như sau:
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×