BÀI 7: QUẢ VÀ HẠT
GV: THS. NGUYỄN VINH HIỂN
TP. HCM 2010
Sau khi thụ tinh, vách của bầu sẽ biến thành
vỏ quả che chở cho hạt do tiểu noãn phát
triển thành. Các phần còn lại (tràng hoa, nhị,
vòi nhụy ) thường héo và rụng. Đôi khi vòi
nhụy và đầu nhụy tồn tại và biến thành phụ
bộ giúp cho sự phát tán của quả.
•
I. Quả
•
Quả là cơ quan sinh sản của cây có hoa,
hình thành do sự phát triển của bầu sau
khi thụ phấn, trong đựng hạt do các tiểu
noãn biến thành.
•
1. Hình dạng: Qủa có nhiều hình dạng
ngoài khác nhau
Sa nhân
•
2. Phân loại
•
2.1. Quả đơn
•
Quả đơn là quả sinh bởi một hoa, có một hoặc nhiều lá
noãn dính liền nhau. Tùy theo sự phát triển của vỏ quả khi
quả chín mà người ta phân biệt 2 loại quả đơn: Quả thịt và
quả khô.
•
Quả đơn có hai loại:
•
2.1.1 Quả thịt. Khi chín vỏ quả giữa
mọng nước và mềm. Quả thịt có 2 thứ:
•
Quả hạch: Là quả có vỏ quả trong dày và
cứng tạo thành hạch đựng hạt ở trong
(quả cây Đào, quả cây Mơ, quả cây táo).
•
Hìmh 7. 2: Quả nhân cứng
•
Quả mọng: Là quả có vỏ quả trong mềm
và mọng nước (quả cây Cam, quả cây
Chanh, quả cây Cà chua).
•
2.1.2 Quả khô: Khi chín vỏ quả khô cứng lại. Quả khô
có hai thứ:
•
- Quá khô tự rụng.
•
5 kiểu nứt quả khi chín
•
+ Quả đại: Cấu tạo bởi một lá noãn, khi chín nứt thành
một khe dọc (quả cây Sữa, quả cây Sừng dê, quả cây
Sừng trâu).
•
+ Quả loại đậu: Cấu tạo bởi một lá noãn, khi chín nứt theo
hai kẽ nứt thành hai mảnh quả vỏ (quả cây Đậu ván, quả
cây Đậu xanh, quả cây Keo giậu).
•
CAM THẢO DÂY ( ABRUS PRECATORIUS )
•
1: Tên cây : Cam Thảo Dây, cườm thảo đỏ, dây chi chi,
dây cườm cườm, tương tư đằng, cảm sảo (Tày)
Mô tả : Dây leo, sống nhiều năm; cành non có lông
nhỏ. lá kép lông chim chẵn, mọc so le. Hoa màu hồng,
mọc thành chùm ở kẽ lá. Quả đậu, dẹt, có 3-7 hạt hình
trứng, màu đỏ có đốm đen, rất độc. Toàn cây có vị ngọt.
Phân bố : Cây mọc hoang ở vùng rừng núi, nhiều
nhất ở vùng ven biển. Còn được trồng.
Bộ phận dùng : Rễ, dây, lá. Thu hái vào mùa thu
đông, tốt nhất lúc cây mới ra hoa. Dùng tươi hoặc phơi,
sấy khô. Hạt độc, dùng ngoài.
•
2: Thành phần hóa học : Trong hạt có protein độc : L(+)
abrin, glucosid abralin, hemagglutinin làm vón máu, N-
methyl tryptophan, men ureasa. Rễ và dây mang lá chứa
glycyrrhizin.
•
3: Công dụng : Chữa ho, cảm sốt, hoàng đản do viêm
gan siêu vi trùng, giải độc, vị ngọt nên dùng trong các
đơn thuốc cho dễ uống. Ngày 8-16g rễ, dây, sắc. Hạt
độc, giã đắp ngoài, sát khuẩn, tiêu viêm, làm mụn nhọt
chống vỡ, trị vú sưng đau, tắc tia sữa.
•
+ Quả loại cải: Cấu tạo bởi hai lá noãn, khi chín nứt bởi
bốn kẽ nứt thành hai mảnh vỏ. Hạt đính vào vách giả ở
giữa (quả cây Cải thìa, quả cây Cải canh).
•
+ Quả hộp: Có bầu một ô, khi chín nứt theo đường nứt
vòng ngang qua giữa quả (quả cây Rau sam, quả cây
Mã đề, quả cây Hoa mào gà).
•
+ Quả nang: Là những quả khô tự mở không thuộc các kiểu
trên. Dựa theo cách nứt ta có:
•
Nang cất vách: Bầu nhiều ô, khi chín mỗi vách ngăn chẻ đôi ra
để tách riêng lừng lá noãn, (quả cây Thuốc lá, quả cây Canh-ki-
na).
•
Nang chẻ ô: Bầu nhiều ô, mỗi ô bị cắt theo đường sống lưng
để tạo thành số mảnh vỏ bằng số lá noãn (quả cây Bạch hợp,
quả cây Vông vang, quả cây Phù dung).
•
Nang hủy vách: Bầu nhiều ô, khi chín các vách ngăn giữa các ô
bị phá hủy (quả cây Cà độc dược).
•
Nang nứt lỗ: Quả khi chín sẽ nứt ra các lỗ nhỏ, thường đặt ở
phần trên của quả (quả cây Thuốc phiện, quả cây Hoa mõm
chó).
•
- Quả khô không tự mở khi chín :
•
+ Quả đóng (quả bế): Là loại quả khô có
quả dai, không dính với vỏ cuả hạt và khi
chín không tự mở như quả đóng một quả
(cây Sen, quả cây Dẻ); quả đóng đôi (quả
của các cây họ Hoa tán); quả đóng tư
(quả của cây họ Hoa môi).
•
+ Quả thóc: Là loại quả khô không tự mở
có vỏ quả dính liền với vỏ cuả hạt (quả
cây Lúa, quả cây Ngô).
Ngoài các loại quả đơn kể trên còn quả có
áo hạt (quả cây Nhãn, quả cây Vải, quả
cây Chôm chôm), quả có lông (quả cây Bồ
công anh), quả có cánh (quả cây Chò).
2.2. Quả kép
Là quả được hình thành từ một cụm hoa
đặc biệt, tức là quả sinh ra từ nhiều hoa.
•
2.2.1 Quả loại dâu tằm: Cây dâu tằm cổ cụm
hoa đơn tính cùng gốc. Cụm hoa cái là một
bông ngắn. Mỗi hoa sinh ra một quả đóng, đài
hoa trở nên nạc và mọng nước bao quanh quả
đóng. Phần mọng nước ở quả dâu tằm do các
đài hoa này dính liền nhau tạo thành.
•
2.2.2 Quả loại sung: Đó là quả giả, đặc trưng
cho các cây trong chi Ficus. Bộ phận mà ta
thường gọi là quả là chính là đế của cụm hoa
lõm tạo thành. Mặt trong của quả giả này có
mang hoa đực và hoa cái. Khi chín, đế của cụm
hoa trở nên mềm và mọng nước, còn quá thật
là những quả đóng do hoa sinh ra năm ở mặt
trong đế cụm hoa đó.
•
.
•
2.2.3 Quả loại dứa: Phần nạc mọng nước ăn
được gồm có trục của cụm hoa và các lá bắc
mọng nước tạo thành. Quả thật nằm trong các
mắt dứa, ở mỗi mắt dứa còn thấy rõ vết tích
của một hoa và cá đầu ngọn của mỗi lá bắc.