Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

tranh dong ho: dam cuoi chuot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 33 trang )

Làng Đông Hồ ở tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam có nghệ thuật vẽ tranh dân gian
nổi tiếng từ xưa đến nay hình thành nên dòng tranh Đông Hồ. Tranh về
chuột và mèo là chủ đề được mọi người ưa thích trong dịp xuân về. Trong
các bức tranh loại này có bức tranh “Đám cưới chuột” rất sâu sắc về ý nghĩa
nhân sinh.
Tranh “Đám cưới chuột"
Nhân vật mèo tượng trưng cho bọn quan lại, cường hào ác bá, còn họ hàng
nhà chuột thì thấp cổ bé miệng, mong sự yên lành. Chuột thừa hiểu muốn tổ
chức an toàn đám cưới đầy đủ lễ nghi rước kiệu, có kèn có nhạc, có “võng
anh đi trước, kiệu nàng theo sau” thì phải vui vẻ tự nguyện mà hối lộ cho
mèo trên đường đi. Chữ Hán “hưng tác” viết trên đầu con chuột trong tranh
thể hiện thái độ vui vẻ “hối lộ” cho mèo hai món mà mèo ưa thích là cá và
chim. Chuột biết sự yên ổn của mình cần kèm theo sự vừa lòng, no đủ của
mèo. Đó là tình trạng tham nhũng hối lộ, thời nào cũng có trong xã hội.
Điểm đặc sắc của tranh này là thái độ lịch sự của mèo, ngồi nhận quà trong
tư thế ôn hòa, đuôi quặp về phía trước dưới mông, vui vẻ đưa tay nhận quà
hối lộ từ chuột.
Tranh “Lão thử giá nữ (chuột già gả con)" của Trung Quốc.
Nếu so sánh với bức tranh dân gian của Trung Quốc cũng cùng chủ đề
thì mèo Trung Quốc vẫn còn giữ tư thế quyết liệt, hung dữ tấn
công chuột trong ngày vui đám cưới. Không khí ngày vui đám
cưới không có, bức tranh cũng không còn ý nghĩa “dĩ hòa vi quý”,
không cho thấy thái độ cao thượng chia vui của mèo trong ngày
đám cưới chuột như trong bức tranh dân gian Đông Hồ của Việt
Nam.
Theo nhận xét của Giáo sư Ngô Đức Thịnh (Viện Nghiên cứu văn
hóa Việt Nam) thì ý nghĩa triết lý của bức tranh dân gian Việt
Nam rất sâu sắc, biểu hiện thái độ sống ôn hòa, mang tính triết lý
nhân sinh là tính cộng sinh với kẻ thù (cùng nhau tồn tại, sống
nương tựa vào nhau). Suy rộng ra, qua phân tích hai bức tranh
này cho thấy người Việt Nam xử lý tình huống và các mâu thuẫn


có tính ôn hòa, tình cảm hơn người Trung Quốc. Bộ tranh Tứ quý
Người đăng: Binh Boong | Ngày: 10.9.10 | Mục: chúc tụng, cóc, gà, rùa,
tranh người, tranh theo bộ, vịt |
Lễ trí
(Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế)
Đây là những bức tranh được biết đến rất nhiều trong tranh Đông Hồ. Nội
dung của những bức tranh Lạc Việt này, ngoài việc thể hiện những giá trị
đạo lí và mơ ước của con người, còn thể hiện sự hoà nhập giữa con người và
thiên nhiên qua hình ảnh những đứa trẻ bụ bẫm – thể hiện sự phú túc và tính
thơ ngây thiên thần – với những sinh vật gần gũi trong cuộc sống.
- Tranh Lễ trí: là hình ảnh em bé ôm con rùa. Ý nghĩa của tranh được thể
hiện ở chữ “Lễ trí” – cầu mong em bé có được cái “lễ” để ứng xử phải phép
với mọi người và cái “trí” giỏi giang sau này. Tranh này còn được gọi bằng
một cái tên dân dã khác là “Gái sắc bế rùa xanh” với ý cầu cho bé gái lớn
lên được xinh đẹp, nhu mì, hiền dịu, chăm chỉ, đảm đang như con rùa).
Nhân nghĩa
(Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế)
Nhân nghĩa (Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam)
Nhân nghĩa
(Tranh nhà họa sĩ Nguyễn Đăng Giáp, con cố nghệ nhân Nguyễn Đăng
Khiêm ở Hà Nội)
- Tranh Nhân nghĩa vẽ hình em bé ôm cóc. Trong văn chương truyền
miệng Việt Nam, chắc cũng chưa ai quên hình ảnh con cóc trong truyện
“Cóc kiện trời”, hoặc câu ca dao:
Con cóc là cậu ông trời
Ai mà đámh cóc thì trời đánh cho
Ông Trời – chúa tể của vũ trụ – linh thiêng là thế, uy vũ là thế, mỗi khi con
người gặp chuyện gì không vừa ý lại kêu trời. Vậy mà cóc còn là cậu của
ông trời mới oai chứ! Đúng là “oai như Cóc”. Tranh có chú thích chữ "nhân
nghĩa" ấy chính là lời cầu chúc cho các cháu bé được tặng tranh có được cái

Nhân, cái Nghĩa như con cóc tía trong truyện cổ: mình mẩy tuy có thể xấu
xí, bé nhỏ song dám lên kiện cả ông trời để đòi mưa cho dân làng. Chính vì
vậy tranh vẽ hình em bé ôm con cóc một cách trìu mến. Không có sự giải
thích nội dung tranh sẽ trở nên khó hiểu vì ai mà bồng bế một con cóc bao
giờ.
Tranh Nhân nghĩa vì vậy còn được gọi là tranh Trai tài ôm cóc tía, đối xứng
với tranh Gái sắc bế rùa xanh.
Vinh hoa
(Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế)
- Tranh Vinh hoa là hình bé trai ôm gà trống. Gà trống chữ Hán là đại kê,
có âm đồng với chữ đại cát/đại kiết. Đại cát cũng là tên một quẻ bói tốt nhất
trong Bát quái (xem tranh Đại cát)
Phú quý
(Tranh nhà nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế)
- Tranh Phú quý là hình bé gái ôm con vịt.
Ý nghĩa chúc tụng của bốn bức tranh này đều được nghệ nhân thể hiện rõ
ràng ở tên tranh. Trong bộ tứ quí này lại được chia làm hai cặp bé trai – bé
gái: Lễ trí – Nhân nghĩa và Vinh hoa – Phú quý với hàm ý chú cho có con
cái thì phải có đủ cả trai lẫn gái, hay “có nếp có tẻ” như cách nói của các cụ
xưa, như vậy mới là tròn đầy.
Qua những bức tranh dân gian khác của làng Đông Hồ (1), bạn đọc lại thấy
hình ảnh đặc thù quen thuộc từ thời Hùng Vương. Đó là con Cóc, một biểu
tượng cho nền văn minh chữ viết của Văn Lang; con Rùa biểu tượng cho
phương tiện chuyển tải chữ viết ở thời kỳ đầu lập quốc ("giống rùa lớn
thường chỉ thấy ở sông Dương Tử”, như học giả Nguyễn Hiến Lê đã viết
trong tác phẩm "Sử Trung Quốc” của ông). Hình ảnh trong tranh chú bé ôm
Rùa, ôm Cóc là những hình tượng rất đặc thù trong văn hoá Việt Nam. Có
thể nói rằng: khó có thể chứng minh được những hình ảnh này đã xuất hiện
đâu đó từ một nền văn hoá khác; hoặc có thể chứng minh được rằng: những
hình tượng này xuất hiện từ thời Việt Nam hưng quốc. Hay nói một cách

khác: nội dung và những hình tượng này đã có từ một thời rất xa xưa: Thời
Hùng Vương, cội nguồn của văn hoá Việt Nam. Bên cạnh những nét nghĩa
gần gũi, dân dã đã phân tích bên trên, trong nội dung sâu xa của bộ tranh
này, chúng ta còn nhận thấy một tư duy tiếp nối và là hệ quả của một thuyết
vũ trụ quan cổ. Đó là thuyết Âm dương Ngũ hành.
Trong đời sống con người thuộc văn hóa cổ Đông phương lưu truyền trong
dân gian, khá phổ biến những hiện tượng liên quan đến con số “4”: Tứ trụ,
tứ quý tứ bình, tứ bảo, tứ bất tử vv… Nhưng ý niệm về “tứ quý” bắt đầu từ
đâu? Trong các sách cổ còn lưu truyền coi “tứ quý" là bốn tháng trong năm
là: Tháng Tí (tháng một (2)) – thuộc Thủy, tháng Mão (Mẹo, tháng hai) –
thuộc Mộc, tháng Ngọ (tháng năm) – Thuộc Hỏa, tháng Dậu (tháng tám) –
thuộc Kim (Tứ sinh: Dần, Thân, Tị, Hợi. Tứ Mộ: Thìn, Tuất, Sửu, Mùi).
Trong quan niệm cổ Đông phương Ngũ hành được ghép với 4 mùa (3).
Nhưng trong các sách cổ chữ Hán và kể cả các sách nghiên cứu mới nhất,
đều không nói đến nguyên lý nào để ghép Ngũ hành với bốn mùa. Đây là
một chứng lý nữa chứng tỏ sự thất truyền của thuyết Âm dương Ngũ hành.
Thực ra việc Ngũ hành thể hiện qua bốn mùa là hệ quả của học thuyết Âm
dương Ngũ hành – một học thuyết hoàn chỉnh và nhất quán tồn tại từ lâu
trong văn minh cổ Đông phương. Cụ thể là văn minh Văn Lang, dưới triều
đại của các vua Hùng. Để minh chứng điều này, chúng ta xem lại đồ hình Hà
đồ.
ĐỒ HÌNH HÀ ĐỒ
do vua Phục Hy phát hiện trên lưng Long Mã
HÀ ĐỒ CỬU CUNG
(xoay 180o theo bản đồ hiện đại)
Đồ hình này được công bố vào đời Tống. Trước Tống trong các bản văn chữ
Hán chỉ nhắc tới Hà đồ một cách mơ hồ và chẳng ai biết tới đồ hình này.
Nhưng chính đồ hình này lại là một biểu tượng hoàn hảo việc thể hiện sự
vận động của bốn mùa trên trái đất. Do đó, việc đồ hình Hà đồ xuất hiện vào
thời Tống và được coi là sự tiếp tục phát triển việc thể hiện ghép Ngũ hành

với bốn mùa từ thời Hán thì lại là sự vô lý. Bởi vì, trong các bản văn chữ
Hán trước Tần đã nhắc đến Hà đồ và thực tế ứng dụng trong Hoàng đế nội
kinh tố vấn (4) đã chứng tỏ: Hà đồ đã tồn tại từ lâu trong văn hóa cổ Đông
phương. Nhưng trước Tần trong các bản văn nếu nói đến Âm Dương thì lại
thiếu Ngũ Hành và thứ tự thời gian xuất hiện lại bị đảo ngược theo kiểu:
Sinh con rồi mới sinh cha
Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông(5)
Cho đến tận ngày nay, ngay trong giới học thuật cũng coi Hà đồ là một đồ
hình đầy bí ẩn; trong vòng 1000 năm – từ Hán đến Tống – họ cũng chưa hề
nhìn thấy Hà đồ. Ngược lại, trong văn hóa dân gian Việt Nam, thì lại chứa
đựng những yếu tố có khả năng hiệu chỉnh và làm thay đổi có tính rất căn để
những vấn đề của thuyết Âm dương Ngũ hành còn lưu truyền trong cổ thư
chữ Hán. Quan trọng hơn cả là những di sản văn hóa ít ỏi ấy lại có chức
năng như cái chìa khóa mở cánh cửa huyền bí của nền văn hóa Đông
phương. Trong đó, ngăn quan trọng nhất và chứa đựng sự bí ẩn lớn nhất
chính là đồ hình Hà đồ. Trong bộ tranh dân dã của nền văn minh Lạc Việt
trình bầy trong phần này, là sự tiếp nối và bổ sung hoàn hảo cho tranh thờ
Ngũ hổ về sự vận động của bốn mùa. Sự giải mã bộ tranh này sẽ là một bằng
chứng sắc sảo nữa chứng tỏ rằng: chính nền văn minh Lạc Việt là chủ nhân
đích thực của nền văn minh Đông phương.
Theo cái nhìn của tác giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh: Bốn bức tranh này thể hiện
“Tứ quý” ngay từ cái tên gọi của nó (phú quý, vinh hoa, nhân nghĩa, lễ trí),
đồng âm với “Tứ quý” tức là 4 tháng nói trên của 4 mùa trong năm. Tất cả 4
tranh đều có hìnhh ảnh các con vật được cường điệu lớn hơn so với tỉ lệ, và
những đứa bé cho thấy một hình tượng của sự hòa nhập giữa con người với
thiên nhiên. Trong các sách khác cùng tác giả, người viết đã chứng minh với
bạn đọc: Đồ hình Hà đồ chính là sự phản ánh mối tương tác và vận động của
vũ trụ đối với sự tồn tại và phát triển đời sống trên trái đất, trong đó có con
người. Tranh “Bé ôm cóc” – ngoài hình tượng “cóc” chính là thầy của chú
bé (vì chỉ có “cóc” mới có chữ để dạy cho đời) – thì “cóc” chính là tượng

của quái Chấn. Trong kinh nghiệm dân gian Việt Nam đều biết rằng khi cóc
nghiến răng thì trời mưa; mưa thì có sấm. Quái Chấn – trong Thuyết quái –
tượng cho “sấm”; quái Chấn thuộc phương Đông. Nên bức tranh này nằm ở
phía Đông của Hà đồ. Tranh “Bé ôm vịt”: Vịt là con vật ở dưới nước, nên
bức tranh này nằm ở phía Bắc của Hà đồ. Phương Bắc thuộc quái Khảm –
thủy. Tranh “Bé ôm gà”, gà gáy thì mặt trời mọc. Nên bức tranh này nằm ở
phía Nam của Hà đồ. Phương Nam thuộc quái Li; thuyết Quái viết: “Li vi
Nhật, vi Hỏa ”. Tranh “Bé ôm rùa” còn lại ở phương Tây của Hà đồ. Con
rùa là hình tượng của văn bản, nơi qui tập tàng trữ tri thức của con người,
thuộc về phương Tây, mùa thu.
Như vậy, từ bức tranh Ngũ Hổ hướng dẫn giải mã sự bí ẩn của Hà đồ, cho
đến những bức tranh dân dã còn lại của nền văn minh Lạc Việt, lại là sự thể
hiện tiếp tục của nền minh triết Đông phương cổ; đã cho chúng ta nhận thấy
rằng: Chính nền văn minh Lạc Việt là nơi cội nguồn của nền văn minh Đông
phương. Cho nên tất cả những sản phẩm văn hóa của nền văn minh Lạc
Việt: từ những sản phẩm cao cấp nhất (thể hiện tín ngưỡng như tranh thờ
Ngũ hổ), cho đến những bức tranh dân dã cho trẻ em Lạc Việt lưu truyền
trong dân gian (bộ tranh “Tứ quý”), đều thể hiện những giá trị của nền văn
minh này.
Trong tranh “Lễ trí”, qua hình tượng con rùa – phương tiện chuyển tải tri
thức dưới thời Hùng Vương vào thời kỳ đầu lập quốc – chính là biểu tượng
của sách học. Phải chăng, ý tưởng “Tiên học lễ” bắt đầu từ nền văn minh
Lạc Việt? Trong tranh “Nhân nghĩa”, hình tượng con cóc chính là biểu
tượng của người thày của chú bé (“Thầy đồ Cóc”, vì chỉ có Cóc mới có chữ
Khoa đẩu – nòng nọc – để dạy cho đời).Nhân nghĩa chính là hai đức tính đầu
tiên trong đạo lý cổ Đông phương. Phải chăng những ý niệm về “Tôn sư
trọng đạo”, “Tiên học lễ, hậu học văn” của Nho giáo, chính là những ý
tưởng đã có từ lâu trong thời Hùng Vương? Bởi vì hình tượng con Cóc và
con Rùa bắt đầu và thuộc về nền văn minh Văn Lang.


(Chú thích: Bài này được tóm tắt từ bài “Bộ Tứ quý" trong sách “Tính minh
triết trong tranh dân gian Việt Nam”, tác giả: Nguyễn Vũ Tuấn Anh, Nxb.
VHTT, HN, 2002.)
Chơi tranh ngày Tết đừng quên tranh dân gian Đông Hồ
24/01/2011 10:40
Dù ai buôn bán trăm nghề
Nhớ đến tháng chạp thì về buôn tranh
Tết đến xuân về, không thể bỏ qua thú chơi tranh. Bởi "Nhất chữ, nhì tranh,
tam sành, tứ mộc" đó là 4 thú chơi tao nhã của người Việt xưa. Tranh Tết,
không phải chỉ người lớn mà cả trẻ em cũng thích chơi tranh. Tuy nhiên,
tranh cho người lớn có phần khác so với trẻ em.
Ngày nay, thú chơi thứ nhì này có phần không thực sự được chú trọng hoặc
cách chơi tranh cũng khác. Khác về cả cách chơi và loại tranh chọn chơi. Có
lẽ một phần do tác động của nền kinh tế thị trường, của thời kỳ công nghiệp?
Hay do người ta (nhất là lớp trẻ) không được hướng dẫn cách chơi? Đã vậy,
những dòng tranh dân gian truyền thống nổi tiếng Việt Nam như Đông Hồ,
Hàng Trống được du khách nước ngoài đặc biệt thích thú, nhưng đối với
nhiều người Việt hiện nay lại trở nên xa lạ.
Xin giới thiệu vài bức tranh Đông Hồ mà ngày xưa hầu như không thể thiếu
trong mỗi gia đình, nhất là dịp Tết:
Bức tranh 1: Mục đồng
Nói về ý chí tiến thân của người xưa.
Trong xã hội phong kiến ta ngày xưa, có rất nhiều những cậu bé thông minh
nhưng tài năng của họ không được trọng dụng. Có một cậu bé là thần đồng,
cậu căm ghét chế độ đương thời và đã bày ra một trò chơi: Lấy lưng trâu làm
kiệu, lấy lá sen làm lọng, tạo ra một cái kiệu sang trọng giống của bọn vua
quan ngày xưa và chỉ bọn vua quan mới có. Cậu ta ngồi trên lưng con trâu
với một tư thế ung dung và tự tại. Và với tiếng sáo véo von của mình khiến
chú trâu cũng vểnh tai lên nghe để hiểu được nỗi lòng của chủ nó muốn sau
này phải đỗ đạt làm quan:

"Hà diệp cái thanh thanh"
(Lá sen màu xanh - màu của hy vọng)
Cậu bé hy vọng mình đỗ đạt làm quan.
Bức tranh 2: Dạ xướng ngũ canh hoà (Gà gáy năm canh)
Chữ Hán vế phải: Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín.
Ý nghĩa: Chú gà trống oai phong lẫm liệt, bất khuất không sợ kẻ thù, đồng
thời nó cũng thể hiện một đức tính cao quý là chữ Tín:Hằng ngày nó gáy
không bao giờ sai. Gà trống bạn của người dân quê, luôn dậy đánh thức mọi
người đúng giờ. ý nghĩa của tranh Thể hiện một người luôn đúng giờ, đồng
thời mang nhiều điều tốt lành sang năm mới.
Bức tranh 3: Vinh Hoa (Vinh hiển, hào hoa)
- Chỉ có người con trai mới có đức tính như vậy.
ý nghĩa: Cầu chúc cho gia đình mình có con trai mang đầy đủ năm đức tính:
văn, vũ, dũng, nhân, tín.
- Văn: thể hiện ở mào con gà: như mã quan tức là học thức của con người.
- Vũ, dũng: thể hiện ở móng và cựa của con gà, thể hiện sức mạnh của con
người.
- Nhân: Khi kiếm được mồi con gà thường gọi bầy đàn bằng tiếng cục cục.
- Tín: Báo hiệu cho con người làm việc đúng giờ.
- Bông hoa cúc thể hiện cho sự cao sĩ của người đàn ông.
Bức tranh 4: Phú Quý
- Cầu chúc cho gia đình mình có con gái.
- Xưa các cụ có câu: "Bách tử phú quí" ( Sinh trăm con trai giàu sang ).
- Con vịt: rất hiền dịu, nữ tính, đông con thể hiện những đức tính, phẩm chất
tốt đẹp của người phụ nữ.
Bức tranh 5: Đám cưới chuột
- Đây là một bức tranh phê phán, nhưng nó cũng thể hiện sự gan dạ dũng
cảm của họ hàng nhà chuột. Để đám cưới chuột diễn ra một cách long trọng,
dỉnh dang, thì họ nhà chuột đã xử trí một cách thông minh là cống lễ: mang
chim , mang cá đến biếu họ nhà mèo.

- Phía bên trên tay phải là chữ Miêu ta không hiểu là "Mèo" (Vờm): đại diện
cho thế lực tham quan phong kiến ngày xưa. Biết mình đi đến chỗ chết: một
con bị sứt đầu, một con cụt đuôi và những con đi phía sau bao gồm : thân
thủ (người có võ), lão thủ (già làng) , tắc nhạc (người thổi kèn) đưa tiễn hai
con chuột này đến chỗ chết.
- Sau khi đã cống nạp xong rồi thì một đám cưới chuột diễn ra linh đình:
Đi đầu là chú tể (chú rể), và nghinh hôn (người rước dâu).
Bức tranh 6: Hứng dừa
- Chỉ hạnh phúc lứa đôi.
- Trong những ngày hội đầu xuân, những chàng trai cô gái đi hái lộc đầu
xuân. Cây dừa cũng là biểu tượng cho hạnh phúc lứa đôi. Còn hình tượng
của quả dừa cùi trắng nước trong thể hiện cho một tình yêu trong trắng của
đôi trai gái.
- Trên thân cây dừa có một chàng trai rất to khoẻ và vạm vỡ. Chàng trai đã
hái liền hai trái dừa đưa xuống cho cô gái vén váy lên hứng dừa(đây cũng là
một chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong làng tranh).
- Có một câu hỏi đặt ra là: Tại sao chàng trai lại không hái từng quả một và
đưa xuống cho cô gái dùng tay để đón. Lúc này chàng trai đã nghĩ ra một trò
rất tinh nghịch và tinh quái. Chàng đã hái 2 trái dừa và đưa xuống, nếu cô
gái dùng tay đón thì rất khó và sẽ bị rơi, 2 quả dừa sẽ bị tách ra làm đôi,
hạnh phúc cũng từ đó mà ra đi. Bí quá, cô gái không còn cách nào khác vén
váy lên hứng trọn lấy 2 trái dừa, tức là hứng trọn hạnh phúc của mình.
Thơ đọc từ phải qua trái:
Khen ai khéo dựng lên dừa
Đấy trèo đây hứng cho vừa một đôi"
Bức tranh 7: Gia đình (Lợn đàn)
Nói về sự no đủ, hạnh phúc của một gia đình. Khoáy âm dương thể hiện cho
sự sinh sôi nảy nở.
Tranh Ðông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng hừng trên giấy điệp

Chỉ với mấy bức tranh dân gian này thôi, mà ngẫm nghĩ đã thấy các cụ ta
ngày xưa sao mà sâu sắc đến thế. Tranh cũng rất đẹp, đẹp một cách giản dị
nhưng vẫn cao sang, tao nhã và đặc biệt thấm đẫm hồnViệt. Chắc chắn nếu
là người Việt Nam thuần chất ai cũng sẽ yêu thích dù trẻ hay già.
Làng tranh Đông Hồ tất bật mùa hàng mã
(Dân trí) - Cách ngày Tết ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) một tuần lễ, về
làng tranh dân gian Đông Hồ (Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh), từ đầu
làng đến cuối xóm, đâu đâu cũng chỉ thấy ngựa, voi, ô tô, xe máy, điện
thoại… mã dành cho người cõi âm.
Theo nghệ nhân tranh dân gian Nguyễn Hữu Sam, nghề vẽ tranh có ở Đông
Hồ hàng trăm năm trước, còn nghề làm vàng mã mới chỉ xuất hiện vài chục
năm nay. Tuy nhiên, do tranh Đông Hồ ngày càng ít người chuộng, ván
khắc, khuôn tranh bị gác lên chuồng gà, cất vào trong kho. Hiện nay, cả
Đông Hồ chỉ còn 2 gia đình bán trụ với nghề tranh truyền thống, hàng trăm
gia đình khác chuyển hẳn sang làm hàng mã.
Xe đèo, tay vác tất bật mang thuyền rồng đi bán
Trên đường từ thị trấn Hồ vào “vương quốc” của hàng mã, hàng trăm xe tải
lớn nhỏ đỗ kín 2 bên đường, đeo đủ loại biển từ trong Nam đến ngoài Bắc
đang đợi đến lượt “ăn hàng”. Xe máy, xe đầu ngang tấp nập chở vàng mã ùn
ùn từ các ngõ xóm ra trục đường chính để chất lên xe tải. Vào trong làng
Đông Hồ gần như 100% cổng ngõ của các hộ gia đình treo biển quảng cáo:
“Tại đây chuyên sản xuất ô tô, xe máy”, “Chuyên điện thoại di động” hay
“Chuyên làm ngựa, voi”… Điều này khiến nhiều người dần quên đi đây là
làng tranh nổi tiếng của Kinh Bắc xưa kia.
Cô Oanh con gái nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam cho biết, nghề làm hàng mã ở
Đông Hồ diễn ra quanh năm nhưng bán hàng chỉ tập trung vào 2 ngày chính
là rằm tháng Bảy (ngày xá tội vong nhân) và ngày ông Công, ông Táo. Vào
những ngày này thanh niên, trai tráng trong làng tỏa đi khắp vùng trong cả
nước giao hàng và tìm đầu mối bán buôn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Thai, trước đây, người Đông Hồ chỉ làm những mặt

hàng như quần, áo, mũ, dày, giép, khăn xếp, cá chép và ngựa cho ông Công,
ông Táo. Khoảng chục năm trở lại đây, do nhu cầu của xã hội "trần sao âm
vậy" nên nhiều gia đình làm luôn cả ô tô, xe máy, điện thoại, ti vi, máy
bay… để bán. Và cũng từ đó hình thành việc mỗi hộ gia đình chuyên sản
xuất một mặt hàng.
Gia đình ông Thai chuyên làm xe máy cho người đường âm. Từ ngoài sân
đến trong nhà ông, xe máy chất thành từng chồng cao ngất, với đủ các loại
xe như Dream, Wave, Future đến xe tay ga như SH 125, Air Blade… Chia
nhau làm từng công đoạn, mỗi ngày gia đình ông hoàn thiện được 3 chiếc xe
máy. Mỗi chiếc bán khoảng 150.000 đồng. Nhìn những công đoạn ông Thai
làm ra một chiếc xe máy từ chẻ nan, dán giấy… cũng đủ thấy nghề làm vàng
mã cũng đòi hỏi sự khéo léo không kém nghề tranh.
Hàng chục gia đình mà chúng tôi ghé qua, từ người già đến trẻ nhỏ đều tất
bật bôi bôi, quết quết, cắt dán những tờ giấy vào bộ khung bằng tre để thành
bộ đồ vàng mã hoàn chỉnh. Nằm ngay đầu làng, gia đình anh Mộc Thanh
ngồn ngộn những đống vàng mã vây kín cửa ra vào. Anh Thanh cho biết, từ
đầu tháng 12 dương lịch tới nay, bình quân mỗi ngày làng Đông Hồ xuất
khoảng 40 chuyến ô tô vàng mã đủ loại, đem về tiền tỉ cho người dân. Chính
vì vậy, cả làng tranh Đông Hồ nức tiếng xưa khia giờ được nhắc tới như một
đại công trường chuyên sản xuất hàng mã.
Từ cụ già
đến trẻ nhỏ đều "vào cuộc" chạy đua với ngày ông Công, ông Táo sắp đến
Hỡi cô thắt lưng bao xanh
Có về làng Mái với anh thì về
Làng Mái có lịch có lề
Có sông tắm mát có nghề làm tranh.
Tranh chỉ có một bản đen đầu tiên, sau khi in thì tranh được tô màu lại bằng
tay. Từ các bản khắc gốc, những bức tranh đã được in ra, bằng mực Tàu mài
nguyên chất. Sau đó là công đoạn bồi giấy. Tùy thuộc từng tranh cụ thể mà
có tranh chỉ bồi một lớp, có tranh lại phải bồi đến 2 hay 3 lớp giấy. Khi hồ

đã khô thì mới có thể vẽ mầu lại. Có khi phải mất đến 3, 4 ngày mới hoàn
thành một bức tranh.
ĐI XEM "VẦN" GÀ CHỌI Ở BA ĐỒN
Written by Nguyễn Anh Vũ
Wednesday, 06 February 2008 11:59
Chơi gà chọi là một thú chơi có từ thời xa xưa của
vùng đất Phan Long (tức Ba Đồn - Quảng Trạch -
Quảng Bình ngày nay). Đến thời Trịnh Nguyễn
phân tranh, ở vùng này bắt đầu hình thành chợ Ba
Đồn phục vụ cho dân chúng và quân lính của ba đồn
quân Trịnh đóng ở đây. Chợ Ba Đồn một tháng có 6 phiên chợ, vào mỗi
phiên chợ nhất là phiên Đại nhân dân quanh vùng khi đi chợ thường đem
theo chú gà chiến cưng của mình để chọi giao lưu với các chiến hữu vùng
khác. Lâu dần hình thành trường gà ở vùng đất này.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×