Tải bản đầy đủ (.docx) (159 trang)

BÀI GIẢNG LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ ĐẠI HỌC CẦN THƠ HAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.38 KB, 159 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA LUẬT
Bài giảng
LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ
(lưu hành nội bộ)
Biên soạn: Th.s Nguyễn Phan Khôi
Tháng 4-2013
1
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Cùng với quá trình hội nhập của Việt Nam vào thị trường thế giới, hệ thống các văn bản
pháp luật của Việt Nam cũng phải có sự thay đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới.
Cùng với các Luật khác như Luật Doanh nghiệp, Luật cạnh tranh, Luật đầu tư thì hệ thống
các văn bản Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã góp một phần không nhỏ vào việc hoàn thiện hệ
thống pháp luật Việt Nam để đáp ứng yêu cầu hội nhập.
Trước năm 2005, hệ thống luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam đã khá hoàn thiện, tuy nhiên
cốt lõi của hệ thống này chỉ là các văn bản dưới luật có hiệu lực pháp lý thấp, tính ổn định
không cao. Hơn nữa, trong khi các đối tượng của sở hữu trí tuệ khá rộng, thì các văn bản
này lại không có tính thống nhất và bao quát, dẫn đến hệ thống văn bản khá rườm rà, phức
tạp. Mặt khác, do tập trung vào các văn bản dưới luật nên hệ thống này thiếu tính ổn định,
làm cho việc tiếp cận các quy định về sở hữu trí tuệ gặp nhiều trở ngại. Giải quyết vấn đề
trên, ngày 12 tháng 12 năm 2005, Chủ tịch nước Trần Đức Lương kí lệnh ban hành Luật sở
hữu trí tuệ với 222 điều, nội dung bao quát toàn diện các đối tượng của lĩnh vực sở hữu trí
tuệ. Từ khi chính thức có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2006, Luật Sở hữu trí tuệ đã đóng
vai trò rất quan trọng trong công cuộc hội nhập của nền kinh tế nước ta. Một mặt, Luật đã
bảo vệ được các tài sản trí tuệ của các chủ thể trong nền kinh tế và tạo tâm lí an tâm cho các
nhà đầu tư quốc tế khi vào Việt Nam, một mặt thúc đẩy sự sáng tạo trong các tầng lớp nhân
dân để tạo ra các tài sản trí tuệ cho đất nước.
Nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của Luật, tháng 6 năm 2009, Quốc hội tiếp tục
thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sở hữu trí tuệ, theo đó, điều chỉnh lại
một số vấn đề liên quan đến thời hạn, giải thích từ ngữ, các chủ thể có quyền, chuyển giao,


nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của xã hội.
Tài liệu này biên soạn theo hướng tóm tắt các quy định chủ yếu của Luật, và một số các
nghị định hướng dẫn chủ yếu, kết hợp với một số phân tích mở rộng, nhằm giúp cho người
học có một cái nhìn tổng quát nhất về các lĩnh vực chính của Sở hữu trí tuệ trong thời lượng
02 tín chỉ của môn học. Do đó, để có hướng nghiên cứu sâu hơn, người học nên nghiên cứu
thêm các tài liệu khác, bao gồm các văn bản pháp lí của Việt Nam và một số văn bản luật
quốc tế (có đề cập đến trong tài liệu này).
KHÁI QUÁT VỀ NỘI DUNG MÔN HỌC
Môn học nhằm giúp cho người học nắm bắt được các quy định của luật sở hữu trí tuệ Việt
Nam trên cơ sở tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam và một số công ước quốc tế
có liên quan. Các đối tượng được đề cập đến bao gồm: quyền tác giả, quyền liên quan đến
quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Môn học cũng đề cập đến các vấn đề khác có liên quan như: trình tự thủ tục đăng kí bảo hộ,
các trường hợp ngoại lệ của việc bảo hộ, vấn đề chuyển giao quyền đối với quyền sở hữu trí
tuệ.
Các vấn đề khác như: giám định về sở hữu trí tuệ, đại diện sở hữu trí tuệ, các biện pháp xử lí
hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ v.v… có quy định trong luật nhưng không có trong tài liệu
này thì người học tự nghiên cứu dựa trên các kiến thức đã học và các văn bản được cung
cấp trong quá trình học.
MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC
Giúp cho người học hiểu được tầm quan trọng của tài sản trí tuệ đối với các tổ chức, cá nhân
và đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.Thông qua việc tìm hiểu các quy định của Luật,
người học sẽ có những hiểu biết chung về các đối tượng của sở hữu trí tuệ, các quyền của
các chủ thể, các quy trình và thủ tục đăng kí quyền sở hữu trí tuệ. Trên cơ sở đó, bước đầu
2
2
giúp cho người học có ý thức trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của mình cũng như giảm thiểu
nguy cơ xâm phạm tài sản trí tuệ của người khác.
YÊU CẦU MÔN HỌC
Người học phải tìm hiểu các quy định của Luật và các văn bản pháp luật có liên quan của

Việt Nam, các công ước quốc tế có liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Người học phải kết hợp giữa các quy định của luật với thực tiễn, nhằm tìm ra mối quan hệ
của chúng đồng thời có sự vận dụng hiệu quả vào thực tế cuộc sống.
CẤU TRÚC BÀI GIẢNG
Bài giảng được thiết kế theo bố cụ sau đây:
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
BÀI 2 - QUYỀN TÁC GIẢ
BÀI 3 - QUYỀN LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN TÁC GIẢ
BÀI 4 – SÁNG CHẾ
BÀI 5 – NHÃN HIỆU
BÀI 6 – TÊN THƯƠNG MẠI
BÀI 7 – KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP
BÀI 8 – THIẾT KẾ BỐ TRÍ MẠCH TÍCH HỢP BÁN DẪN
BÀI 9 – CHỈ DẪN ĐỊA LÝ
BÀI 10 – BÍ MẬT KINH DOANH
BÀI 11 – CHỐNG CẠNH TRANH KHÔNG LÀNH MẠNH LIÊN QUAN ĐẾN SỞ
HỮU CÔNG NGHIỆP
BÀI 12 - QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
Bài 13 - CHUYỂN GIAO QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Bài 14 – BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Phần cuối cùng của tài liệu này là các bài tập nhằm giúp học viên củng cố lại các kiến thức
đã học, và phần bài giải của các bài tập đó.
3
3
DANH MỤC VIẾT TẮT TÊN VĂN BẢN
Tên đầy đủ Viết tắt
Bộ luật Dân sự 1995
BLDS 1995
Bộ luật Dân sự 2005
BLDS 2005

Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật số
36/2009/QH12
Luật SHTT
Nghị định 76/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 hướng dẫn thi hành
một số quy định về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự
Nghị định 76/NĐ-CP
Nghị định 61/NĐ-CP ngày 11 tháng 6 năm 2002 về chế độ nhuận bút
Nghị định 61/NĐ-CP
Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật cạnh tranh
Nghị định 116/2005/NĐ-CP
Nghị định 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2005 về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng
Nghị định 57/2005/NĐ-CP
Nghị định 120/2005/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 quy định về xử
lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh
Nghị định 120/2005/NĐ-CP
Nghị định 57/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2005 về việc xử phạt
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giống cây trồng
Nghị định 57/2005/NĐ-CP
Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật dân sự, Luật sở hữu
trí tuệ về quyền tác giả (thay thế cho Nghị định số 76/NĐ-CP ngày 29
tháng 11 năm 1996 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định
về quyền tác giả trong Bộ luật dân sự).
Nghị định 100/2006/NĐ-CP
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật ở hữu trí tuệ về sở
hữu công nghiệp.
Nghị định số 103/2006/NĐ-CP

Nghị định 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về việc quy
định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về
quyền đối với giống cây trồng (thay thế cho Nghị định số 13/2001/NĐ-
CP ngày 20 tháng 4 năm 2001 của Chính phủ về bảo hộ giống cây
trồng).
Nghị định 104/2006/NĐ-CP
Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2005 quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh
Nghị định 116/2005/NĐ-CP
Nghị định 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ về bảo
vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Nghị định 105/2006/NĐ-CP
Nghị định 106/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp thay thế cho Nghị
định số 12/1999/NĐ-CP ngày 06 tháng 3 năm 1999 của Chính phủ về
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Nghị định 106/2006/NĐ-CP
Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2006 về nhãn hàng
hóa
Nghị định 89/2006/NĐ-CP
Nghị định 172/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2007 sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số57/2005/NĐ-CP, ngày 27 tháng 4
năm 2005 của Chính phủvề việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giống cây trồng
Nghị định 172/2007/NĐ-CP
Nghị định 28/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định chức
Nghị định 28/2008/NĐ-CP
4
4

năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và
Công nghệ
Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2008 về quản lí, cung
cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin điện tử trên internet
Nghị định 97/2008/NĐ-CP
Nghị định 133/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công
nghệ
Nghị định 133/2008/NĐ-CP
Nghị định 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Nghị định 47/2009/NĐ-CP
Nghị định 49/2009/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2009 quy định về xử
phạt vi phạm hành chính trong hoạt động chuyển giao công nghệ
Nghị định 49/2009/NĐ-CP
Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 xử phạt vi phạm
hành chính trong sở hữu công nghiệp
Nghị định 97/2010/NĐ-CP
Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung
một số điều của Luật di sản văn hóa
Nghị định 98/2010/NĐ-CP
Nghị định 122/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công
nghiệp.
Nghị định 122/2010/NĐ-CP
Nghị định 88/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định số 104/2006/NĐ-CP
ngày 22 tháng 9 năm 2006 về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với cây trồng.

Nghị định 88/2010/NĐ-CP
Nghị định 119/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí
nhà nước về Sở hữu trí tuệ.
Nghị định 119/2010/NĐ-CP
Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm
2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật
dân sự, luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả.
Nghị định 85/2011/NĐ-CP
Nghị định 119/2011/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2011 về việc sửa
đổi, bổ sung thủ tục hành chính tại Nghị định 116/2005/NĐ-CP ngày
15/09/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Cạnh tranh
Nghị định 119/2011/NĐ-CP
Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Nghị định 99/2013/NĐ-CP
Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Nghị định 131/2013/NĐ-CP
Nghị định 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 quy định về chế
độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản
Nghị định 18/2014/NĐ-CP
Thông tư 27/2001/TT-BVHTT ngày 10 tháng 5 năm 2001 hướng dẫn
thực hiện nghị định số 67/CP ngày 29/11/1996, nghị định 60/CP ngày
6/6/1997 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định về quyền
tác giả trong Bộ luật dân sự
Thông tư 27/2001/TT-

BVHTT
Thông tư 08/2006/TT-BKHCN ngày 4 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn về
dịch vụ sở hữu trí tuệ
Thông tư 08/2006/TT-
BKHCN
5
5
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14 tháng 02 năm 2007 hướng dẫn
thi hành nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp
Thông tư 01/2007/TT-
BKHCN
Thông tư 09/2007/TT-BKHCN ngày 06 tháng 4 năm 2007 hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng
8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa
Thông tư 09/2007/TT-
BKHCN
Thông tư 14/2007/TT-BKHCN ngày 25 tháng 7 năm 2007 bổ sung
Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và
Công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2008 của Chính phủ về nhãn hàng hóa
Thông tư 14/2007/TT-
BKHCN
Thông tư 01/2008/TT-BKHCN ngày 25 tháng 02 năm 2008 hướng dẫn
việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp và giấy chứng
nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp
Thông tư 01/2008/TT-
BKHCN
Thông tư 12/2008/TT-BCT ngày 22 tháng 10 năm 2008 hướng dẫn quy

trình, thủ tục tiếp nhận, thụ lí giải quyết đơn yêu cầu xử lí các vụ việc
hành chính về sở hữu trí tuệ của cơ quan Quản lí thị trường
Thông tư 12/2008/TT-BCT
Thông tư 05/2008/TT-BTTTT ngày 12 tháng 11 năm 2008 hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định 97/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 8
năm 2008 của Chính phủ về quản lí, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet
và thông tin điện tử trên internet đối với dịch vụ internet
Thông tư 05/2008/TT-
BTTTT
Thông tư 41/2009/TT-BNNPTNT ngày 09 tháng 7 năm 2009 quy định
về quản lí và sử dụng mẫu giống cây trồng
Thông tư 41/2009/TT-
BNNPTNT
Thông tư 05/2010/TT-BYT ngày 01 tháng 3 năm 2010 hướng dẫn bảo
mật dữ liệu thử nghiệm trong đăng kí thuốc
Thông tư 05/2010/TT-BYT
Thông tư 44/2011/TT-BTC ngày 01 tháng 4 năm 2011 hướng dẫn công
tác chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực hải
quan
Thông tư 44/2011/TT-BTC
Thông tư 18/2011/TT-BKHCN-SHTT ngày 22 tháng 7 năm 2011 sửa
đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN
ngày 14/02/2007, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-
BKHCN ngày 31/7/2010 và Thông tư số 01/2008/TT-BKHCN ngày
25/02/2008, được sửa đổi bổ sung theo Thông tư số 04/2009/TT-
BKHCN ngày 27/3/2009
Thông tư 18/2011/TT-
BKHCN-SHTT
Thông tư 37/2011/TT-BKHCN ngày 27 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn
thi hành một số điều của Nghị định số 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng

9 năm 2010 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực sở hữu công nghiệp
Thông tư 37/2011/TT-
BKHCN
Thông tư 04/2012/TT-BKHCN ngày 13 tháng 02 năm 2012 sửa đổi, bổ
sung một số quy định của Thông tư 01/2008/TT-BKHCN ngày 25
tháng 02 năm 2008 hướng dẫn việc cấp, thu hồi thẻ giám định viên sở
hữu công nghiệp và giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động
giám định sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư
04/2009/TT-BKHCN ngày 27/3/2009 và Thông tư 18/2011/TT-
BKHCN ngày 22/7/2011
Thông tư 04/2012/TT-
BKHCN
Thông tư 15/2012/TT-BVHTTDL ngày 13 tháng 12 năm 2012 hướng
dẫn hoạt động giám định quyền tác giả, quyền liên quan
Thông tư 15/2012/TT-
BVHTTDL
Thông tư 05/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày
Thông tư 05/2013/TT-
BKHCN
6
6
14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định
chi tiết thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công
nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư 13/2010/TT-BKHCN
ngày 30/07/2010 và Thông tư 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/07/2011
Thông tư 13/2013/TT-BKHCN ngày 20 tháng 02 năm 2013 hướng dẫn
thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều
của Luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi bổ sung

theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 và Thông tư số
18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011
Thông tư 13/2013/TT-
BKHCN
Thông tư liên tịch 01/2001/TANDTC-VKSNDTC-BVHTT ngày 5
tháng 12 năm 2001 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật
dân sự trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền tác giả
tại Tòa án nhân dân
Thông tư liên tịch
01/2001/TANDTC-
VKSNDTC-BVHTT
Thông tư liên tịch 21/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 01 tháng 7 năm
2003 hướng dẫn việc chi trả chế độ nhuận bút, trích lập và sử dụng quỹ
nhuận bút đối với một số loại hình tác phẩm quy định tại Nghị định số
61/2002/NĐ-CP ngày 11/6/2002 của Chính phủ
Thông tư liên tịch
21/2003/TTLT-BVHTT-BTC
Thông tư liên tịch 58/2003/TTLT-BVHTT-BTC ngày 17 tháng 10 năm
2003 hướng dẫn bảo hộ quyền tác giả đối với hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu
Thông tư liên tịch
58/2003/TTLT-BVHTT-BTC
Thông tư liên tịch 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP
ngày 29 tháng 02 năm 2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình
sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Thông tư liên tịch
01/2008/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BCA-BTP
Thông tư liên tịch 02/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-
BVHTT&DL-BKH&CN-BTP ngày 03 tháng 4 năm 2008 hướng dẫn

áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các tranh
chấp về quyền sở hữu trí tuệ tại Tòa án nhân dân
Thông tư liên tịch
02/2008/TTLT-TANDTC-
VKSNDTC-BVHTT&DL-
BKH&CN-BTP
Thông tư liên tịch 129/2004/TTLT-BTC-BKHCN ngày 29 tháng 12
năm 2004 hướng dẫn thi hành các biện pháp kiểm soát biên giới về sở
hữu công nghiệp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Thông tư liên tịch
129/2004/TTLT-BTC-
BKHCN
Thông tư liên tịch 07/2012/TTLT-BTTTT-BVHTTDL ngày 19 tháng 6
năm 2012 về việc quy định trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ trung gian trong việc bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
trên môi trường mạng Internet và mạng viễn thông
Thông tư liên tịch
07/2012/TTLT-BTTTT-
BVHTTDL
7
7
CHƯƠNG I
BÀI 1 - NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Sở hữu trí tuệ là một thuật ngữ dùng để diễn tả “sự sáng tạo của tư duy.” Sự sáng tạo
này là tài sản vô hình mà pháp luật thấy cần phải bảo hộ bằng cách trao cho chủ nhân
của nó một số độc quyền nhất định, nhằm mục đích khuyến khích việc sáng tạo ra các
tài sản trí tuệ đó vì lợi ích chung của toàn xã hội.
1.1. CÁC ĐỐI TƯỢNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.1.1. Khái niệm Sở hữu trí tuệ
Một cách khái quát nhất, khi nói “sở hữu trí tuệ,” ta liên tưởng ngay đến “tài sản trí tuệ” và

“quyền sở hữu.”
Tài sản trí tuệ là một loại tài sản đặc biệt, bởi sở hữu trí tuệ là một khái niệm được dùng để
nói về một loại tài sản được tạo ta từ trí tuệ, tinh thần của con người.
Việc sở hữu các ý tưởng là không khả thi, do các ý tưởng không thể được chiếm hữu. Vì
vậy, quyền sở hữu trí tuệ phải được phát sinh trên cơ sở các ý tưởng đã được thể hiện. Theo
đó, chủ nhân của các ý tưởng đó sẽ có những quyền liên quan đến chúng – đó là những độc
quyền khai thác. Nói cách khác, “tài sản” ở đây được xem xét tới là tài sản vô hình, nó thể
hiện dưới dạng các quyền tài sản.
Do đặc trưng về đối tượng, nên quyền sở hữu đối với các đối tượng vô hình có sự khác biệt
với loại sở hữu có đối tượng là các tài sản hữu hình theo đó chủ sở hữu có thể thực hiện ba
quyền: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt (theo quy định tại điều 164 Bộ luật dân sự 2005).
Việc chiếm hữu các tài sản trí tuệ trên thực tế chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi vì đôi khi chủ
sở hữu của các tài sản trí tuệ không thể ngăn cản một chủ thể khác có được, hay sử dụng đối
tượng giống với tài sản trí tuệ mà mình sở hữu. Đối với quyền sử dụng, chủ sở hữu của đối
tượng sở hữu trí tuệ được pháp luật thừa nhận cho mình những độc quyền nhất định trong
việc sử dụng, do đó họ có thể cho phép, hoặc không cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng
đối tượng mà mình sở hữu. Cuối cùng, họ cũng có quyền định đoạt đối tượng sở hữu trí tuệ
thông qua việc chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ cho các chủ thể khác.
Sở hữu trí tuệ liên quan đến các tài sản vô hình, tuy nhiên, không phải tài sản vô hình nào
cũng là tài sản trí tuệ. Theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ, thì chỉ có các đối tượng
đáp ứng được các điều kiện nhất định mới được bảo hộ theo luật sở hữu trí tuệ. Bản thân
1.1.2. Bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ
a. Lí do của việc bảo hộ
Bảo vệ các quyền nhân thân và tài sản của các tác giả, chủ sở hữu. Để có được một tài sản
trí tuệ, thì phải có sự đầu tư về trí tuệ, thời gian, tài chính Do đó, cần có một sự thừa nhận
về công sức của những người tác giả, chủ sở hữu tài sản trí tuệ thông qua việc bảo vệ các
quyền nhân thân và tài sản của họ. Đây có thể coi là sự ‘đền bù’ của xã hội đối với những
người tạo ra thành quả trí tuệ.
Trước đây, pháp luật về quyền tác giả ở một số nước không quan tâm nhiều đến vấn đề
quyền nhân thân, nhưng hiện nay, hầu hết các luật về quyền tác giả đã đề cập đến cả quyền

nhân thân và quyền tài sản trong các văn bản pháp lí của mình.
8
8
Tạo điều kiện để cho công chúng tiếp cận với các sản phẩm trí tuệ. Thuật ngữ ‘công chúng’
ở đây được hiểu theo nghĩa là xã hội, cộng đồng nói chung, mà không phải là các tác giả,
chủ sở hữu của các tài sản trí tuệ. Việc tiếp cận các tài sản trí tuệ này được giải thích như
sau:
Thứ nhất, khi quyền lợi của mình được bảo đảm, các tác giả/chủ sở hữu của tài sản trí tuệ sẽ
đưa các tài sản trí tuệ của mình phục vụ cho công chúng, thay vì chỉ sử dụng riêng. Bởi vì
luật pháp sẽ dành cho họ các độc quyền nhất định, để đổi lại việc họ công bố các tài sản trí
tuệ của mình.
Thứ hai, trong đa số các đối tượng của Sở hữu trí tuệ thì việc bảo hộ thường bị giới hạn về
mặt thời gian, cũng như tồn tại một số ngoại lệ mà theo đó quyền của người chủ sở hữu/tác
giả tài sản trí tuệ sẽ bị hạn chế. Điều này một mặt tránh việc lạm dụng các quyền sở hữu trí
tuệ gây thiệt hại cho xã hội, một mặt giúp cho việc phổ biến các tài sản trí tuệ được thuận
tiện và rộng rãi hơn.
Khuyến khích việc sáng tạo. Một khi thành quả sáng tạo của mình được bảo vệ, thì các tác
giả sẽ có động lực hơn để tiếp tục sáng tạo những thứ khác. Việc khuyến khích sáng tạo thể
hiện qua độc quyền có thời hạn đối với quyền Sở hữu trí tuệ trong đa số trường hợp. Ví dụ:
theo luật pháp của nhiều nước, tác giả sáng chế sẽ được độc quyền khai thác sáng chế trong
thời hạn 20 năm, người này có thể thu được nhiều lợi ích thông qua việc kí kết các hợp đồng
li-xăng với người khác. Khi hết thời hạn 20 năm, tác giả này nếu muốn có các độc quyền
tương tự, thì phải tiếp tục sáng tạo các đối tượng khác.
Việc khuyến khích sáng tạo còn thể hiện qua một số chính sách đặc biệt. Ví dụ, một số nước
quy định việc cấm chủ sở hữu các tài sản trí tuệ ngăn cản người khác sử dụng các thông tin
từ tài sản trí tuệ của mình để phục vụ cho nghiên cứu, học tập. Theo điều 10 Công ước
Berne, chúng ta có thể trích dẫn một tác phẩm có bản quyền nhằm mục đích minh họa trong
giảng dạy, hoặc trong các xuất bản phẩm, miễn là phải ở mức độ hợp lí và có ghi xuất xứ rõ
ràng nguồn gốc của các trích dẫn đó.
Phổ biến, áp dụng các kết quả trí tuệ vào cuộc sống. Trên thực tế, một đối tượng Sở hữu trí

tuệ cho dù có giá trị, hoặc thể hiện sự sáng tạo như thế nào đi nữa, mà không áp dụng vào
cuộc sống, thì cũng trở thành vô dụng. Do đó, các độc quyền dành cho chủ sở hữu thường
có thời hạn, để tạo một sức ép buộc họ phải phổ biến các tài sản trí tuệ ra công chúng để thu
được lợi ích. Một số đối tượng, ví dụ như sáng chế và nhãn hiệu, chủ sở hữu còn mang
nghĩa vụ sử dụng. Nói cách khác, nếu họ không sử dụng các đối tượng đã đăng kí, nhà nước
sẽ thu hồi lại các đặc quyền đã cấp.
Điều 8 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam cũng đã chỉ rõ chính sách của Nhà nước về sở
hữu trí tuệ, đây cũng có thể coi là những mục tiêu của Luật:
1. Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo
đảm hài hoà lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không
bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại
cho quốc phòng, an ninh.
2. Khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ nhằm góp
phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân
dân.
9
9
3. Hỗ trợ tài chính cho việc nhận chuyển giao, khai thác quyền sở hữu trí tuệ phục
vụ lợi ích công cộng; khuyến khích tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tài
trợ cho hoạt động sáng tạo và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
4. Ưu tiên đầu tư cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức,
các đối tượng liên quan làm công tác bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và nghiên cứu,
ứng dụng khoa học - kỹ thuật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
Việc phổ biến các sáng tạo vào cuộc sống còn thể hiện qua việc các chủ sở hữu tài sản trí
tuệ chuyển giao quyền sở hữu/quyền sử dụng đối tượng trí tuệ mà mình sở hữu cho người
khác. Việc chuyển giao này được khuyến khích không chỉ trong phạm vi một quốc gia, mà
còn trên phạm vi toàn thế giới. Do đa số các tài sản trí tuệ là kết tinh của sáng tạo, của tri
thức và công nghệ, nên việc chuyển giao chúng giữa các quốc gia sẽ góp phần làm rút ngắn
khoảng cách về trình độ công nghệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển.
Xét một cách tổng thể, Luật Sở hữu trí tuệ dù ở phạm vi bảo hộ ở quốc gia hay quốc tế, phải

bảo vệ lợi ích của người sáng tạo, và người sở hữu các tài sản trí tuệ, đồng thời cũng nhằm
đem lại lợi ích cho cộng đồng, cho xã hội. Việc đảm bảo cân bằng các lợi ích này là một quy
tắc cốt yếu và là một “mục tiêu lí tưởng” cho mọi hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Như vậy, triết lí cơ bản nhất của luật sở hữu trí tuệ là việc luật pháp ban cho tác giả, chủ
sở hữu các tài sản trí tuệ các độc quyền có thời hạn, nhằm đổi lại việc bộc lộ các thành
quả trí tuệ đó mang lại lợi ích cho công chúng, xã hội.
b. Điều kiện bảo hộ - nguyên tắc bảo hộ
Pháp luật sở hữu trí tuệ chỉ bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ khi chúng hội đủ những điều
kiện cần thiết, được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định hoặc đã được đăng kí và
kiểm tra bởi cơ quan chuyên môn có thẩm quyền, hoặc theo các điều kiện luật định. Các
điều kiện này khác nhau cho mỗi loại tài sản trí tuệ, và tương ứng với mỗi loại, thì luật pháp
các quốc gia cũng có những quy định khác nhau về điều kiện bảo hộ.
Không bảo hộ cho ý tưởng khi ý tưởng đó còn chưa được thể hiện dưới một hình thức vật
chất nhất định. Nói cách khác, một ý tưởng chỉ có thể được bảo hộ nếu như nó thể hiện dưới
một hình thức vật chất nào đó để người khác có thể nhận biết được. Ngược lại, việc chiếm
hữu vật chất một đối tượng thể hiện/chứa đựng đối tượng sở hữu trí tuệ không đồng nghĩa
với việc được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Ví dụ: một người chiếm hữu một quyển sách
không có nghĩa là có quyền đối với những gì viết/thể hiện trong cuốn sách đó, một người
chủ của một chiếc máy giặt không có quyền gì đối với những sáng chế góp phần tạo nên
chiếc máy giặt đó.
Việc bảo hộ phải có thời hạn. Các chủ thể có quyền sẽ được pháp luật bảo hộ dưới hình thức
độc quyền kiểm soát các hoạt động liên quan đến các đối tượng được bảo hộ trong một thời
hạn do luật định. Hết thời hạn này, các đối tượng trên sẽ đi vào công chúng, đây là một
nguyên tắc cơ bản nhất thể hiện xuyên suốt trong các luật lệ bảo hộ sở hữu trí tuệ. Tuy
nhiên, cũng có một số ngoại lệ việc bảo hộ là vô thời hạn với một số đối tượng như: bí mật
kinh doanh, chỉ dẫn địa lí.
c. Các giới hạn của việc bảo hộ
Pháp luật Việt Nam và hầu hết các nước đều ghi nhận các trường hợp ngoại lệ, theo đó việc
bảo hộ có thể bị chấm dứt hoặc bị hạn chế, do rơi vào một trong các khả năng sau:
10

10
Hết thời hạn bảo hộ. Khi hết thời hạn bảo hộ, các độc quyền sẽ chấm dứt, và các tài sản trí
tuệ sẽ là tài sản chung của công chúng. Một mặt, tác giả sáng tạo các tài sản trí tuệ này sẽ
phải nghiên cứu những thứ mới hơn để có những độc quyền mới, mặt khác, khi các độc
quyền về một tài sản trí tuệ bị chấm dứt, những nhà sáng tạo khác cũng được tự do sử dụng
những tài sản trí tuệ này phục vụ cho việc nghiên cứu của mình mà không bị ràng buộc bởi
độc quyền của người sáng tạo trước.
Việc bảo hộ bị hạn chế trong phạm vi quốc gia. Dù các tài sản trí tuệ có thể được khai thác
vượt qua biên giới giữa các quốc gia, nhưng việc bảo hộ các quyền Sở hữu trí tuệ lại do luật
pháp của mỗi quốc gia quy định. Do đó, không thể tránh khỏi có sự khác biệt trong quy định
giữa các nước với nhau về cùng một vấn đề có liên quan. Việc bảo hộ sở hữu trí tuệ nhìn
chung bị giới hạn trong lãnh thổ của quốc gia hay vùng lãnh thổ. Mặc dù có nhiều công ước
quốc tế quy định về các lĩnh vực khác nhau của sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, hoặc các công ước
đó không đề cập đến các vấn đề nội dung, hoặc các công ước đó chỉ đưa ra các quy định
khung, làm cho luật pháp của các quốc gia thành viên công ước cũng có những quy định
không giống nhau. Nhìn chung, việc một đối tượng được bảo hộ thành công ở nước này,
không có nghĩa sẽ đương nhiên được bảo hộ ở nước khác.
Việc bảo hộ có thể bị hạn chế nếu xảy ra xung đột về lợi ích với tổ chức, cá nhân khác, hoặc
với nhà nước, xã hội. Về nguyên tắc, việc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ không được xâm
phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân khác và không được vi phạm các quy định khác của pháp luật có liên quan. Nếu như
có những xung đột này, thì các quyền của các chủ sở hữu tài sản trí tuệ sẽ bị thu hẹp.
Li-xăng bắt buộc.
1
Trong trường hợp nhằm bảo đảm mục tiêu quốc phòng, an ninh, dân sinh
và các lợi ích khác của Nhà nước, xã hội, Nhà nước có quyền cấm hoặc hạn chế chủ thể
quyền sở hữu trí tuệ thực hiện quyền của mình hoặc buộc chủ thể quyền sở hữu trí tuệ phải
cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng một hoặc một số quyền của mình với những điều
kiện phù hợp.
d. Đặc trưng cơ bản của tài sản trí tuệ

Các tài sản trí tuệ có thể được sở hữu như các tài sản thông thường, tuy nhiên, do tính chất
vô hình của nó, các tài sản này có những đặc trưng sau đây:
- Các tài sản trí tuệ không thể được chiếm hữu về mặt vật chất, do chúng thể hiện thông qua
việc triển khai các ý tưởng sáng tạo của con người thông qua một vật thể hữu hình. Chính vì
điểm này, mà chủ sở hữu của tài sản trí tuệ rất khó có thể tự mình quản lí được tài sản trí tuệ
nếu không có sự can thiệp của luật pháp.
- Các tài sản trí tuệ tạo ra giá trị cho chủ sở hữu nó thông qua việc sử dụng trực tiếp, hoặc li-
xăng (tức chuyển quyền sử dụng) cho người khác. Một tài sản trí tuệ có thể được đồng thời
khai thác, sử dụng bởi nhiều chủ thể khác nhau, không có giới hạn, với giá trị như nhau,
không bị hao mòn về mặt vật chất.
- Các tài sản trí tuệ chỉ tồn tại trong phạm vi thời hạn và không gian nhất định. Ví dụ: một
Bằng độc quyền sáng chế có giá trị lớn ở nước này, có thể vô giá trị ở một nước khác, do sự
khác biệt về luật pháp.
1 Theo Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sđbs 2009, li-xăng bắt buộc chỉ được áp dụng đối với sáng chế (xem Chương X) Mục 3
“Bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế”, và đối tượng giống cây trồng (xem điều 195 – “Căn cứ và điều
kiện bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng đối với cây trồng”).
11
11
1.1.3. Phân loại các đối tượng
Các tài sản xuất phát từ trí tuệ của con người có rất nhiều, tuy nhiên, trong khuôn khổ luật
sở hữu trí tuệ, chỉ có một số lượng có hạn các đối tượng được bảo hộ. Như vậy, sẽ có sự
khác nhau giữa “tài sản trí tuệ” nói chung và các tài sản trí tuệ là đối tượng được bảo hộ bởi
pháp luật về sở hữu trí tuệ. Nhìn chung, các quyền sở hữu trí tuệ được bảo hộ liên quan đến
hai nhóm đối tượng chủ yếu sau:
- Quyền tác giả và các quyền liên quan (hay còn gọi là quyền kề cận). Việc bảo hộ này
nhằm đảm bảo cho tác giả, những người sáng tạo khác, đối với các sản phẩm trí tuệ những
quyền nhất định như cho phép, không cho phép trong một thời gian nhất định, việc sử dụng
các tác phẩm của họ. Bên cạnh đó, việc bảo hộ còn được thừa nhận cho những người biểu
diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được
mã hóa… nói chung là các quyền liên quan đến quyền tác giả.

- Sở hữu công nghiệp. Nhằm bảo hộ các sáng chế bằng Patent (bằng sáng chế), bảo hộ các
lợi ích (tài sản) thương mại như nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ, tên thương mại, kiểu dáng
công nghiệp, các chỉ dẫn thương mại… Ngoài ra, việc bảo hộ các đối tượng sở hữu công
nghiệp còn bao gồm cả vấn đề cạnh tranh, hay chống cạnh tranh không lành mạnh trong sở
hữu công nghiệp.
Công ước Stockholm thành lập Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới
2
ngày 14 tháng 7 năm
1967,
3
tại điều 2(viii) thừa nhận rằng sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng sau:
- (1) tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học;
- (2) sự trình diễn của các nghệ sĩ chương trình phát thanh, truyền hình;
- (3) các sáng chế trên mọi lĩnh vực;
- (4) khám phá khoa học (scientific discoveries);
- (5) kiểu dáng công nghiệp;
- (6) nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại, chỉ dẫn thương mại;
- (7) chống cạnh tranh không lành mạnh;
và mọi quyền khác là kết quả của hoạt động trí óc trên các lĩnh vực khoa học, công
nghệ, văn học, nghệ thuật.
Như cách trình bày trên, thì (1) là đối tượng được bảo hộ thuộc lĩnh vực quyền tác giả, (2)
là các quyền liên quan, (3) (5) (6) (7) thuộc về sự điều chỉnh của pháp luật sở hữu công
nghiệp.
Theo pháp luật Việt Nam, thì ngoài hai nhóm đối tượng trên, còn quyền đối với giống cây
trồng.
1.2. PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.2.1. Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới – WIPO
Lịch sử hình thành. Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới được hình thành từ tiền thân là hai
công ước Paris 1883 và Công ước Berne 1886 về sở hữu công nghiệp và quyền tác giả đối
với các tác phẩm văn học nghệ thuật. Ban đầu, hai công ước này đều có văn phòng đại diện

quốc tế tại Berne, Thụy Sĩ và chịu sự giám sát của chính phủ Thụy Sĩ. Năm 1893, hai văn
2 WIPO – World Intellectual Property Organization
3 The Convention Establishing the World Intellectual Property Organization (WIPO) 1967
12
12
phòng trên hợp nhất, đổi tên thành BIRPI, tức Ủy ban quốc tế thống nhất về Bảo hộ sở hữu
trí tuệ.
4
Năm 1960, BIRPI dời trụ sở về Geneve.
Bước ngoặt của tổ chức này là vào năm 1967, tại Stockholm, Hội nghị ngoại giao các nước
thành viên đã thống nhất kí kết Công ước Stockholm, thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế
giới. Công ước này khẳng định WIPO là một tổ chức liên chính phủ độc lập, tạo nền tảng
cho việc gia nhập và trở thành một tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Ngày 26 tháng
4 năm 1970 là ngày Công ước Stockholm bắt đầu có hiệu lực, sau đó, theo đề xuất của phái
đoàn của Trung Quốc tại WIPO vào năm 1999, ngày này được chọn làm ngày Sở hữu trí tuệ
thế giới, với mong muốn nâng cao nhận thức về ảnh hưởng của các đối tượng sở hữu trí tuệ
tới cuộc sống thường nhật, tăng cường hiểu biết về vai trò của việc bảo hộ các quyền sở
hữu trí tuệ đối với việc thúc đẩy hoạt động sáng tạo và đổi mới, tôn vinh hoạt động sáng tạo
và những thành quả mà các nhà sáng chế đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã
hội trên phạm vi toàn cầu, khuyến khích tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Mỗi
năm, vào ngày sở hữu trí tuệ thế giới, Tổng giám đốc WIPO đều đưa ra một thông điệp xoay
quanh hoạt động sáng tạo và đổi mới.
Năm 1974, WIPO chính thức trở thành một tổ chức thành viên của Liên Hợp Quốc. Cũng
như các tổ chức chuyên môn khác, WIPO có thành viên của riêng mình, có quy chế thành
lập, cơ quan lãnh đạo và điều hành, tự chủ về tài chính, có nhân viên và các chương trình
hoạt động. Theo thỏa thuận với Liên Hợp Quốc, WIPO có trách nhiệm tiến hành các hoạt
động nhằm khuyến khích sáng tạo trí tuệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công
nghệ liên quan đến sở hữu công nghiệp vào các nước đang phát triển nhằm thúc đẩy sự phát
triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các nước đó.
Cơ cấu tổ chức. Cơ sở pháp lí cho việc thành lập WIPO là Công ước Stockholm 1967.

Theo đó, WIPO được tổ chức theo cơ cấu bao gồm: Đại Hội đồng, Hội nghị, Ủy ban điều
phối và Văn phòng Quốc tế WIPO hay Ban thư kí.
Đứng đầu Ban thư kí là Tổng Giám đốc, được bổ nhiệm bởi Đại Hội đồng. Tổng giám đốc
đương nhiệm là ông Francis Gurry. Nhiệm kì của ông kéo dài 6 năm, sẽ chấm dứt vào năm
2014.
Các điều ước quốc tế do WIPO quản lí. Năm 1898, BIRPI chỉ quản lý thực hiện 4 hiệp
định quốc tế. Một thế kỷ sau, WIPO quản lý thực hiện 21 hiệp định và thực hiện một
chương trình hoạt động phong phú và đa dạng. Thông qua các thành viên và ban thư kí,
WIPO tìm cách: (1)Làm hài hoà luật pháp và thủ tục của quốc gia về sở hữu trí tuệ; (2)Cung
cấp dịch vụ đăng kí quốc tế đối với các quyền sở hữu công nghiệp; (3)Trao đổi thông tin về
sở hữu trí tuệ; (4)Hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật cho các nước đang phát triển và các nước khác;
(5)Hỗ trợ giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ của cá nhân, (6)Sử dụng công nghệ thông tin
như một công cụ lưu giữ, tiếp cận và sử dụng thông tin sở hữu trí tuệ quý giá.
Hiện nay, bên cạnh Công ước Stockholm,
5
WIPO đang quản lí 24 điều ước quốc tế có liên
quan đến sở hữu trí tuệ.
Trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan có 8 điều ước, bao gồm:
- Công ước Berne 1886;
6
4 Tiếng Pháp: Bureaux Internationaux Reunis pour la Protection de la Propiete Intellectuelle , tiếng Anh: United
International Bureaus for Protection of Intellectual Property
5 WIPO Convention
6 Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works
13
13
- Công ước Geneve 1952 có tên gọi là công ước toàn cầu về bản quyền;
7
- Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát
sóng;

8
- Công ước Geneve về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm trong việc chống lại việc sao chép
trái phép các bản ghi âm của họ;
9

- Công ước Brussels liên quan đến việc phân phối các tín hiệu chương trình truyền hình vệ
tinh;
10
- Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả;
11

- Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm;
12

- Hiệp ước Bắc Kinh về cuộc biểu diễn nghe nhìn;
13
Trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp có 15 điều ước quốc tế được quản lí bởi WIPO như sau:
- Công ước Paris về sở hữu công nghiệp;
14
- Hiệp ước hợp tác sáng chế;
15
- Hiệp ước sáng chế;
16
- Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hóa;
17
- Hiệp ước Pudapest về chủng vi sinh;
18
- Hiệp ước Washington về mạch tích hợp;
19
- Thỏa ước Lahay về đăng kí quốc tế kiểu dáng công nghiệp;

20
- Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu;
21
- Thỏa ước Madrid về Chống lại chỉ dẫn sai và lừa dối đối với nguồn gốc hàng hóa;
22
- Hiệp định Lisbon về tên gọi xuất xứ hàng hóa;
23
- Nghị định thư liên quan đến thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu;
24
- Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ vì mục đích đăng kí nhãn hiệu;
25
7 Universal Copyright Conventions - UCC
8 Rome Convention for the Protection of Performers, Producers of Phonograms and Broadcasting Organizations
9 Geneva Convention for the Protection of Producers of Phonograms Against Unauthorized Duplication of Their
Phonograms
10 Brussels Convention Relating to the Distribution of Program-Carrying Signals Transmitted by Satellite
11 WIPO Copyright Treaty
12 WIPO Performances and Phonograms Treaty
13 Beijing Treaty on Audiovisual Performances
14 Paris Convention for the Protection of Industrial Property
15 Patent Cooperation Treaty
16 Patent Law Treaty
17 Trademark Law Treaty
18 Budapest Treaty on the International Recognition of the Deposit of Microorganisms for the Purposes of Patent
Procedure
19 Treaty on Intellectual Property in respect of Intergrated Circuits
20 Hague Argreement Concerning the International Registration of Industrial Designs
21 Madrid Agreement Concerning the International Rergistration of Marks
22 Madrid Agreement for the Repression of False or Deceptive Indications of Source on Goods
23 Lisbon Agreement for the Protection of Apellations of Origin and their International Registration

24 Protocol Relating to the Madrid Agreement Concerning the International Rergistration of Marks
25 Nice Agreement concerning the International Classification of Goods and Services for the Purposes of Registration
of Marks. Hiện nay, Việt Nam áp dụng phiên bản thứ 10 của Thỏa ước này.
14
14
- Thỏa ước Locarno về phân loại kiểu dáng công nghiệp quốc tế;
26
- Thỏa ước Strasbourg về phân loại sáng chế quốc tế;
27
- Thỏa ước Vienna về phân loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu;
28
- Hiệp ước Singapore về Luật thương hiệu;
29

- Hiệp ước Nairobi về Bảo vệ biểu tượng Olympic.
30
Phân loại. Các điều ước trên thường được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm 1 bao gồm các điều ước thiết lập các chế độ bảo hộ quốc tế: như Công ước Paris,
Thỏa ước Madrid về Chống sử dụng các chỉ dẫn nguồn gốc sản phẩm sai lệch hoặc lừa dối,
Thỏa ước Lisbon về bảo hộ và đăng kí quốc tế tên gọi xuất xứ.
- Nhóm 2 bao gồm các điều ước hỗ trợ bảo hộ quốc tế: như Hiệp ước hợp tác sáng chế,
Thỏa ước Madrid về Đăng kí quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Thỏa ước Lisbon, Hiệp ước
Budapest về nộp lưu chủng vi sinh, Thỏa ước Lahay về đăng kí quốc tế kiểu dáng công
nghiệp.
- Nhóm 3 bao gồm các điều ước tạo ra hệ thống phân loại: đều thuộc lĩnh vực sở hữu công
nghiệp như Hiệp ước phân loại sáng chế quốc tế IPC, Thỏa ước Nice về phân loại quốc tế
hàng hóa và dịch vụ, Hiệp ước Vienne thiết lập các yếu tố hình của nhãn hiệu hàng hóa,
Hiệp ước Lorcano về phân loại kiểu dáng công nghiệp.
1.2.2. Các công ước khác liên quan đến SHTT không do WIPO quản lí
Trong lĩnh vực giống cây trồng mới, có công ước UPOV.


31
Hiệp hội UPOV là một tổ chức
ra đời vào năm 1961 tại Paris, đã thông qua Công ước UPOV lần đầu tiên có hiệu lực vào
năm 1968. Sau đó, Công ước này được sửa đổi 3 lần vào các năm 1972, 1978 và 1991.
Phiên bản cuối cùng năm 1991 là phiên bản đang được đa số các nước thành viên UPOV áp
dụng hiện nay. Ngày 24 tháng 12 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ
63 của Công ước này.

32
Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng Công ước UPOV phiên bản năm
1991 như đa số các thành viên khác của tổ chức. Là một thành viên của UPOV, Việt Nam
cam kết hoạt động với tuyên ngôn của UPOV là “cung cấp và hỗ trợ hệ thống bảo hộ giống
cây trồng mới hoạt động một cách hiệu quả, với mục tiêu khuyến khích việc phát triển các
giống cây trồng mới vì lợi ích cộng đồng”.
33
Riêng tổ chức Thương mại thế giới WTO cũng có Thỏa thuận về những khía cạnh liên quan
đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS),
34
nằm trong Phụ lục 1C của
Tuyên bố Marakesh ngày 15 tháng 4 năm 1995 tại Morocco, thành lập tổ chức Thương mại
thế giới. Không giống như WIPO, tổ chức Thương mại thế giới có một cơ quan chuyên
trách giải quyết một cách hữu hiệu các xung đột về thương mại giữa các quốc gia thành
viên, trong đó có các tranh chấp có liên quan đến sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy, thông qua
26 Locarno Agreement Establishing an International Classification for Industrial Designs
27 Strasbourg Agreement Concerning the International Patent Classification
28 Vienna Argreement Establishing an International Classification of the Figurative Elements of Marks
29 Singapore Treaty on the Law of Trademarks
30 Nairobi Treaty on the Protection of the Olympic Symbol
31


The International for the Protection of new Varieties of Plants
32 Hiện nay, Công ước UPOV có 70 nước thành viên chính thức, đa số áp dụng phiên bản năm 1991. Nguồn:
www.upov.int (truy cập ngày 31/12/2011)
33 Xem “Giới thiệu cơ quan UPOV”, tại www.pvpo.gov.vn
34 Agreement on trade-related Aspects of Intellectual Property Rights
15
15
hiệp định TRIPS, các tranh chấp về sở hữu có thể được đưa ra giải quyết tại các Ban hội
thẩm
35
của WTO.
1.3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1.3.1. Khái quát chung
Trước năm 2005 chưa có Luật chuyên ngành, pháp luật về Sở hữu trí tuệ chủ yếu được điều
chỉnh bởi Bộ luật Dân sự và các văn bản dưới luật. Bao gồm một số văn bản quan trọng sau:
- Bộ Luật Dân sự 1995;
- Luật Khoa học Công nghệ năm 2000;
- Nghị định 63/CP ngày 24 tháng 10 năm 1996 của Chính phủ quy định chi tiết về sở hữu
công nghiệp, sau đó được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 06/CP ngày 01 tháng 02 năm 2001;
- Nghị định 76/CP ngày 29 tháng 11 năm 1996 của Chính phủ thi hành một số quy định về
quyền tác giả trong BLDS;
- Nghị định 31/CP của Chính phủ ngày 26 tháng 6 năm 2001 về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực văn hoá thông tin;
- Nghị định 54/CP của Chính phủ ngày 03 tháng 10 năm 2000 về bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lí.
Kể từ năm 2005, khi có Luật Sở hữu trí tuệ, thì mảng pháp luật về Sở hữu trí tuệ được điều
chỉnh chủ yếu bởi các văn bản:
- Bộ Luật dân sự 2005;
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005;

- Nghị định số 106/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định xử phạt
vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;
- Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của BLDS, luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả;
- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
- Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về việc quy định chi tiết, hướng
dẫn thi hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với cây trồng;
- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về Sở hữu trí tuệ;
- Nghị định 47/2009/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quyền tác
giả, quyền liên quan;
- Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm 2011 sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử
phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.
Ngoài ra, còn một số luật và văn bản dưới luật khác do các cơ quan hữu quan ban hành có
liên quan đến Sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực mình phụ trách. Ví dụ như các lĩnh vực hải quan,
xuất bản, điện ảnh, chuyển giao công nghệ…
35 Dispute Settlement Body
16
16
Ngày 19 tháng 6 năm 2009, Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật số 36/2009/QH12 sửa
đổi, bổ sung một số điều của luật Sở hữu trí tuệ 2005. Luật mới này có hiệu lực từ ngày 01
tháng 01 năm 2010, theo đó, một số điều của luật 2005 được điều chỉnh thay đổi cho phù
hợp hơn. Một số văn bản dưới luật cũng được sửa đổi bổ sung, thay thế văn bản cũ cho phù
hợp với các điều chỉnh mới của Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi bổ sung 2009:
- Nghị định 97/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2010 xử phạt vi phạm hành chính trong
sở hữu công nghiệp, thay thế Nghị định 106/2006/NĐ-CP.
- Nghị định 85/2011/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một
số điều của Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và

hướng dẫn thi hành một số điều của BLDS, luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả.
- Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.
- Nghị định 88/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ thay thế Nghị định
số 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi
hành một số điều của luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với cây trồng.
- Nghị định 119/2010/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung
một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sở hữu trí tuệ và quản lí nhà nước về Sở hữu trí
tuệ.
- Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt
vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan, thay thế Nghị định số 47/2009/NĐ-
CP ngày 13 tháng 5 năm 2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về
quyền tác giả, quyền liên quan và Nghị định số 109/2011/NĐ-CP ngày 02 tháng 12 năm
2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 47/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 5 năm
2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên
quan.
1.3.2. Nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ 2005
Luật Sở hữu trí tuệ được thông qua vào kì họp thứ 8 ngày 29 tháng 11 năm 2005, và có hiệu
lực thi hành kể từ 01 tháng 7 năm 2006. Bố cục bao gồm 6 phần, 18 chương và 222 điều.
Phần một: Những quy định chung, gồm có 12 điều (từ điều 1 đến điều 12). Quy định những
vấn đề mang tính nguyên tắc chung, chi phối toàn bộ nội dung của Luật Sở hữu trí tuệ, bao
gồm phạm vi, đối tượng điều chỉnh, giải thích các thuật ngữ, nguyên tác áp dụng pháp luật;
những nguyên tắc cơ bản trong việc xác lập quyền Sở hữu trí tuệ và giới hạn của quyền;
chính sách và quan điểm của Nhà nước ta trong việc bảo hộ Sở hữu trí tuệ; quyền và trách
nhiệm của tổ chức, cá nhân; nội dung và trách nhiệm quản lí nhà nước về Sở hữu trí tuệ; các
vấn đề về phí, lệ phí.
Phần hai: Quyền tác giả và các quyền có liên quan, Gồm có 6 chương (từ chương I đến
chương VI), 45 điều (từ điều 13 đến điều 57).

- Chương I: Điều kiện bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan.
- Chương II: Nội dung, giới hạn quyền, thời hạn bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
- Chương III: Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan.
17
17
- Chương IV: Chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan.
- Chương V: Chứng nhận đăng kí quyền tác giả, quyền liên quan.
- Chương VI: Tổ chức đại diện, tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.
Phần ba: Quyền Sở hữu công nghiệp, gồm có 5 chương (từ chương VII đến chương XI), 99
điều (từ điều 58 đến điều 156). Nội dung điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến sở hữu
công nghiệp.
- Chương VII: Điều kiện bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sáng
chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật
kinh doanh.
- Chương VIII: Xác lập quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công
nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lí.
- Chương XIX: Chủ sở hữu, nội dung và giới hạn quyền sở hữu công nghiệp.
- Chương X: Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
- Chương XI: Đại diện sở hữu công nghiệp, quy định các vấn đề liên quan đến dịch vụ đại
diện quyền sở hữu công nghiệp như phạm vi đại diện, trách nhiệm đại diện, điều kiện để
kinh doanh dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp.
Phần bốn: Quyền đối với cây trồng, bao gồm 4 chương (từ chương XII đến chương XV),
trong đó có 41 điều (từ điều 157 đến điều 197). Cụ thể:
- Chương XI: Điều kiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng. Quy định về tổ chức, cá
nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng, các điều kiện về các tính chất để được bảo
hộ.
- Chương XIII: Xác lập quyền đối với giống cây trồng, thủ tục xử lí đơn xin đăng kí bảo
hộ.
- Chương XIV: Nội dung và giới hạn quyền đối với giống cây trồng.
- Chương XV: Chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

Phần năm: Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Phần này gồm có 3 chương (từ chương XVI đến
chương XVIII), trong đó có 22 điều (từ điều 198 đến điều 219). Cụ thể như sau:
- Chương XVI: Quy định chung về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Bao gồm các vấn đề như:
quyền tự bảo vệ của chủ thể sở hữu quyền sở hữu trí tuệ, các biện pháp xử lí và thẩm quyền
xử lí hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, giám định sở hữu trí tuệ.
- Chương XVII: Xử lí xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự, bao gồm
các quy định về các biện pháp dân sự được áp dụng để xử lí vi phạm, quyền và nghĩa vụ
chứng minh của đương sự; quy định nguyên tắc xác định thiệt hại và căn cứ xác định mức
bồi thường, quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Chương XVIII: Xử lí xâm phạm quyền sỏ hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình
sự, kiểm soát hàng hóa xuất nhập khẩu có liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Phần sáu: Điều khoản thi hành, gồm có 3 điều, từ Điều 220 đến Điều 222, quy định về điều
khoản chuyển tiếp, hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành Luật sở hữu trí tuệ.
36
36 Những nội dung cơ bản của Luật Sở hữu trí tuệ - Sđd
18
18
Ngày 29 tháng 6 năm 2009, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Sở hữu trí tuệ,

37
theo đó, 29 điều trong luật 2005 đã được sửa đổi bổ sung. Luật mới có
hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
1.3.3. Các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ Việt Nam đã tham gia
Các điều ước đa phương. Liên quan đến các lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hiện nay, Việt Nam là
thành viên của: Công ước Berne; Công ước Geneve có tên gọi là công ước toàn cầu về bản
quyền; Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát
sóng; Công ước Geneve về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm trong việc chống lại việc sao
chép trái phép các bản ghi âm của họ; Công ước Brussels ngày liên quan đến việc phân phối
các tín hiệu chương trình truyền hình vệ tinh; Công ước Paris về sở hữu công nghiệp; Hiệp

ước hợp tác sáng chế; Thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu; Nghị định thư liên
quan đến thỏa ước Madrid về đăng kí quốc tế nhãn hiệu;
38
Công ước UPOV; Hiệp định
TRIPS.
Các điều ước song phương. Hiện nay, trong một số điều ước song phương mà Việt Nam kí
kết có nội dung liên quan đến sở hữu trí tuệ, như: Hiệp định song phương Việt – Mỹ; Hiệp
định Việt Nam – Thụy Sỹ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;
Hiệp định hợp tác khoa học và công nghệ giữa Việt Nam và Mỹ; Hiệp định đối tác kinh tế
Việt Nam – Nhật Bản.
39
1.3.4. Quản lí nhà nước về Sở hữu trí tuệ
Trước khi ban hành Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì trách nhiệm quản lí nhà nước về sở hữu trí
tuệ được phân công như sau:
- Bộ Khoa học và Công nghệ quản lí nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác
giả đối với các tác phẩm không thuộc lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
- Bộ Văn hoá - Thông tin quản lí nhà nước về quyền tác giả đối với tác phẩm thuộc lĩnh vực
văn học nghệ thuật.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lí nhà nước về quyền đối với giống cây
trồng.
Hiện nay, trách nhiệm quản lí được quy định cụ thể bao gồm:
40
- Chính phủ thống nhất quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với Bộ
Văn hoá - Thể thao – Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lí nhà
nước về sở hữu trí tuệ và thực hiện quản lí nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
- Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện
quản lí nhà nước về quyền tác giả và quyền liên quan.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình
thực hiện quản lí nhà nước về quyền đối với giống cây trồng.

37 Luật số 36/2009/QH12
38 Nguồn từ trang web của WIPO. Link: truy cập ngày 3/10/2012
39 Nguồn từ trang web của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Link: />proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/%28agntDisplayContent%29?
OpenAgent&UNID=C46779B1E7BBFB27472576A1002A4D6F, truy cập ngày 3/10/2012
40 Điều 11, Luật Sở hữu trí tuệ 2005
19
19
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của
mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá - Thể thao – Du
lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương trong việc quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ.
- Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ tại địa phương theo
thẩm quyền.
- Chính phủ quy định cụ thể thẩm quyền, trách nhiệm quản lí nhà nước về sở hữu trí tuệ của
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Văn hoá – Thể thao – Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân các cấp.
Nội dung quản lí. Nội dung quản lí được quy định bao gồm xây dựng, chỉ đạo thực hiện
chiến lược, chính sách bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; ban hành và tổ chức thực hiện các văn
bản pháp luật về sở hữu trí tuệ; tổ chức bộ máy quản lý về sở hữu trí tuệ; đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ về sở hữu trí tuệ; cấp và thực hiện các thủ tục khác liên quan đến Giấy chứng nhận
đăng kí quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng kí quyền liên quan, văn bằng bảo hộ các đối
tượng sở hữu công nghiệp, Bằng bảo hộ giống cây trồng; thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
pháp luật về sở hữu trí tuệ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về sở hữu
trí tuệ; tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về sở hữu trí tuệ; tổ chức, quản lý hoạt động
giám định về sở hữu trí tuệ; giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về sở hữu
trí tuệ; hợp tác quốc tế về sở hữu trí tuệ.
20
20
CHƯƠNG II
QUYỀN TÁC GIẢ - QUYỀN LIÊN QUAN

Bài 2 - QUYỀN TÁC GIẢ
Quyền tác giả là một trong hai đối tượng quan trọng nhất của Sở hữu trí tuệ, được đề
cập đến trên phạm vi quốc tế lần đầu tiên bởi công ước Berne 1886. Không như các đối
tượng khác của Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả chủ yếu bảo hộ hình thức thể hiện của ý
tưởng chứ không bảo hộ chính các ý tưởng đó. Việc bảo hộ bản quyền có liên quan
chặt chẽ đến việc khuyến khích, làm giàu và phổ biến di sản văn hóa quốc gia. Khi nói
đến luật bản quyền, người ta không chỉ nhắc đến việc bảo vệ quyền của những người
sáng tạo ra các tác phẩm, mà còn bảo vệ quyền cho cả những người góp phần phổ biến
tác phẩm đến công chúng.
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG
2.1.1. Khái niệm quyền tác giả
Công ước Berne không có điều khoản nào định nghĩa về quyền tác giả. Tuy nhiên, khái
niệm này lại được quy định rõ trong luật Việt Nam. Khoản 2 điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005
xác định: quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra
hoặc sở hữu.
Như vậy, quyền tác giả được trao cho hai loại chủ thể: tác giả và chủ sở hữu. Tuy nhiên,
theo khái niệm trên thì chủ sở hữu được đề cập đến là chủ sở hữu đối với tác phẩm, chứ
không phải là chủ sở hữu quyền tác giả. Cách quy định này không phù hợp với quy định của
BLDS hiện hành, vốn đã bỏ thuật ngữ chủ sở hữu tác phẩm, thay vào đó là thuật ngữ chủ sở
hữu quyền tác giả.
Ta có thể xây dựng một khái niệm khác về quyền tác giả phù hợp hơn với quy định của luật
hiện hành: “Quyền tác giả liên quan đến một tác phẩm là quyền của các tổ chức, cá nhân
nắm giữ các quyền nhân thân và tài sản liên quan đến tác phẩm đó”.
Quyền tác giả bảo vệ cho sự sáng tạo và quyền sở hữu. Sự sáng tạo chỉ liên quan đến
người tác giả, còn quyền sở hữu, có thể dành cho những chủ thể khác không phải là tác giả
sáng tạo. Từ cách xem xét quyền tác giả như trên, dẫn đến việc chủ thể của quyền tác giả có
thể chỉ là tác giả sáng tạo ra tác phẩm hoặc chủ sở hữu quyền tác giả, hoặc chủ thể có thể
bao gồm cả hai tư cách là tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Đối với tác giả sáng tạo ra tác
phẩm thì chỉ xét tư cách cá nhân, đối với chủ sở hữu quyền tác giả thì có thể là cá nhân hoặc
tổ chức.

41
Các tên gọi khác của quyền tác giả. Trong thực tế, chúng ta còn gặp một số thuật ngữ khác
như “tác quyền” hay “bản quyền”. Các thuật ngữ này thực ra cũng là cách gọi khác của
quyền tác giả trên thực tế, nhưng không được thừa nhận trong luật. Khái niệm “copyright”
thường được sử dụng trong hệ thống luật Anh-Mỹ, lại nghiêng về góc độ các quyền tài sản
của quyền tác giả. Ví dụ: trên các xuất bản phẩm, các nhà in thường để kí hiệu © - tức
“copyright” để thông báo về việc giữ bản quyền của mình đối với việc công bố tác phẩm,
41 Cách tiếp cận này khá hợp lí và rõ ràng, được thể hiện trong BLDS 1995. Tuy nhiên, BLDS 2005 đã không tiếp tục
thể hiện quan điềm này.
21
21
cũng như độc quyền đối với các quyền tài sản khác như sao chép, cho thuê, hoặc làm tác
phẩm phái sinh (ví dụ: dịch ra thứ tiếng khác) đối với tác phẩm. Hiện nay, thuật ngữ “bản
quyền” được sử dụng một cách phổ biến, bao hàm ý nghĩa là các quyền tài sản của quyền
tác giả (ví dụ: khi nói: bán bản quyền).
42
Do đó, thuật ngữ bản quyền được sử dụng có ý
nghĩa hẹp hơn thuật ngữ quyền tác giả trong luật vốn bao gồm cả quyền nhân thân và quyền
tài sản của quyền tác giả.
2.1.2. Chủ thể của quyền tác giả
a. Tác giả. Công ước Berne không xác định rõ khái niệm về tác giả, mà dành việc quy định
này cho luật quốc gia. Tại điều 736 BLDS 2005, tác giả được xác định là người sáng tạo tác
phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; người sáng tạo ra các tác phẩm phái sinh từ tác phẩm
của người khác, bao gồm tác phẩm được dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác
phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn là tác giả của các tác
phẩm phái sinh.
Nghị định 100/2006/NĐ-CP giải thích chi tiết hơn về khái niệm tác giả, theo đó, tác giả là
người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học
bao gồm: (a) Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; (b) Cá nhân nước
ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt

Nam; (c) Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; (d) Cá
nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác
giả mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, thì người sáng tạo một phần tác phẩm cũng
được coi là tác giả.
43
Cần lưu ý, tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung
cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. Ngay cả
khi những phần đóng góp đó có thể là các tác phẩm độc lập, thì những người tác giả của các
phần độc lập đó cũng không được coi là tác giả của tác phẩm được hình thành sau.
Ví dụ 1: Ông C kể lại chuyện đời của mình trong thời chiến tranh cho ông D nghe
trong một lần nói chuyện. Ông D sau đó viết thành tiểu thuyết. Như vậy, ông D được
coi là tác giả duy nhất của tiểu thuyết này.
Ví dụ 2: Nhà xuất bản A sử dụng 10 truyện ngắn của 10 tác giả khác nhau để tạo nên
tuyển tập truyện ngắn, thì quyền tác giả của tuyển tập thuộc về Nhà xuất bản A, chứ
không phải 10 tác giả của các tác phẩm thành phần.
Đồng tác giả. Việc sáng tạo ra tác phẩm phải là công việc trực tiếp của người tác giả. Luật
thừa nhận một người tác giả ngay cả trong trường hợp người đó chỉ sáng tạo một phần của
tác phẩm.
44
Trường hợp có hai hay nhiều người cùng sáng tạo ra tác phẩm thì những người
đó là đồng tác giả. Trong thực tế, thuật ngữ “đồng tác giả” có khi được gọi thành “tập thể
tác giả”. Trong một số trường hợp, một hoặc một số đồng tác giả có vai trò quan trọng hơn
trong việc hình thành tác phẩm có thể được gọi là “chủ biên”, tuy nhiên, theo quy định hiện
hành, các đồng tác giả đều có quyền như nhau đối với đóng góp của mình trong tác phẩm.
Phần đóng góp của mỗi đồng tác giả có khi được thể hiện rõ ràng trong tác phẩm, có khi
không được thể hiện rõ.
45
42 Tuy nhiên, cách dùng thuật ngữ bản quyền đôi khi áp dụng cho cả đối tượng quyền liên quan, tức được hiểu theo
nghĩa rộng hơn. Ví dụ: khi nói “bản quyền sách” thì từ bản quyền liên quan đến quyền tác giả, khi nói “bản quyền

truyền hình” thì từ bản quyền có nghĩa là các quyền liên quan.
43 Theo kiểu đồng tác giả
44 Điều 8 Nghị định 100/2006/NĐ-CP
22
22
Việc tên của nhiều người xuất hiện trong một tác phẩm nào đó không đồng nghĩa với việc
những người đó là các đồng tác giả. Ví dụ: tên của các tác giả của các tác phẩm thành phần
trong tuyển tập. Thực tế, đồng tác giả phải là sự thỏa thuận ngay từ đầu giữa các tác giả về
việc hình thành một tác phẩm.
Đối với các tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho
người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. Ví dụ: một người kể một
câu chuyện mà mình biết, sau đó nội dung câu chuyện được một người khác viết lại dưới
hình thức một tiểu thuyết. Như vậy, tác giả được bảo hộ của tiểu thuyết là người viết, chứ
không phải là người kể lại câu chuyện đó.
Trường hợp tác phẩm được các đồng tác giả sáng tạo, trong đó mỗi phần do từng đồng tác
giả sáng tạo có thể tách rời để sử dụng độc lập thì các quyền nhân thân và tài sản của quyền
tác giả được áp dụng cho từng phần tác phẩm được sử dụng độc lập đó, nếu các đồng tác giả
không có thoả thuận khác.
46
Việc xác định đồng tác giả còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời hạn bảo hộ
các quyền tài sản của quyền tác giả đối với một số dạng tác phẩm mà cách tính thời hạn bảo
hộ có liên quan đến đời người tác giả.
b. Chủ sở hữu của quyền tác giả. Trước đây, BLDS 1995 có dùng từ ‘chủ sở hữu tác
phẩm’. Tuy không có định nghĩa chính thức trong luật, nhưng chúng ta có thể suy ra từ các
quy định của luật, theo đó, chủ sở hữu tác phẩm là người giữ các quyền tài sản đối với tác
phẩm đó. Chủ sở hữu của một tác phẩm được bảo hộ sẽ có các độc quyền khai thác tác
phẩm theo ý muốn của mình.
Hiện nay, BLDS 2005 đã bỏ khái niệm ‘chủ sở hữu tác phẩm’ và thay bằng ‘chủ sở hữu
quyền tác giả.’
47

Khái niệm mới mang tính bao quát hơn so với khái niệm cũ, vì trên thực tế,
các chủ thể nắm giữ các quyền tài sản của quyền tác giả đối với một tác phẩm có thể rất
nhiều, nhưng không phải là các đồng chủ sở hữu tác phẩm.
Luật hiện hành xác định các tổ chức, cá nhân nào nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các
quyền tài sản của quyền tác giả được xem như là chủ sở hữu quyền tác giả. Như vậy, điều
kiện để trở thành chủ sở hữu quyền tác giả dễ dàng hơn điều kiện trở thành chủ sở hữu tác
phẩm.
Chủ sở hữu quyền tác giả có thể là tác giả; các đồng tác giả; các tổ chức, cá nhân giao
nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả; người được thừa kế quyền tác giả;
người được chuyển giao quyền thông qua hợp đồng. Chủ thể sở hữu quyền tác giả bao gồm
các đối tượng sau:
- Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
45 Tuy nhiên, theo Pháp lệnh Bảo hộ quyền tác giả 1994, thì có sự khác biệt về vai trò và quyền của người chủ biên và
các đồng tác giả khác. Cụ thể là người chủ biên của một tác phẩm có quyền công bố, bảo vệ toàn vẹn tác phẩm, cho
hoặc không cho phép người khác sử dụng tác phẩm, trong khi các đồng tác giả khác không phải là chủ biên thì không có
những quyền này. Hiện nay, theo quy định của Luật xuất bản, thì người chủ biên cũng được đề cập đến, nhưng không
xác định rõ sự khác biệt của người này so với các đồng tác giả khác
46 Điều 741 BLDS 2005
47 Nhìn chung, dùng từ “chủ sở hữu quyền tác giả” thì hợp lí hơn. Tuy nhiên, một số văn bản sau đó vẫn còn dùng khái
niệm cũ. Ví dụ: Điều 19 Luật xuất bản 2004 sđbs 2008 quy định: “Việc xuất bản tác phẩm, tái bản xuất bản phẩm chỉ
được thực hiện sau khi có hợp đồng với tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm theo quy định của pháp luật.” Hiện nay, Luật
xuất bản 2012 đã quy định lại cho phù hợp “Việc xuất bản tác phẩm, tài liệu và tái bản xuất bản phẩm chỉ được thực
hiện sau khi có văn bản chấp thuận của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả theo quy định của pháp luật” (Điều 21 –
Quyền tác giả trong lĩnh vực xuất bản)
23
23
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức
vật chất nhất định tại Việt Nam;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam;
Tác phẩm của cá nhân, tổ chức nước ngoài được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam là

tác phẩm chưa được công bố ở bất kỳ nước nào trước khi công bố tại Việt Nam.
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước
quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên.
Việc xác định chủ sở hữu của quyền tác giả đặc biệt quan trọng khi người khác muốn sử
dụng tác phẩm. Rất nhiều tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực quyền tác giả do người sử
dụng không xác định đúng đối tượng chủ sở hữu quyền tác giả để xin phép sử dụng tác
phẩm. Do đó, khi muốn sử dụng tác phẩm, thì cần phải xin phép người chủ sở hữu quyền tác
giả, chứ không phải người sáng tạo ra tác phẩm, bởi có khi người tác giả sáng tạo ra tác
phẩm đã chuyển giao các quyền tài sản cho chủ thể khác.
Hiện nay, chủ sở hữu quyền tác giả được bảo hộ ngoài các tổ chức, cá nhân Việt Nam, còn
có thể là các tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động sáng tạo tại Việt Nam, hoặc có tác
phẩm được công bố lần đầu tiên ở Việt Nam.
Xác định tư cách chủ sở hữu quyền tác giả trong một số trường hợp đặc biệt
Tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.
48
Về nguyên tắc, ngay khi một người sáng
tạo nên một tác phẩm, và nếu không có thỏa thuận gì khác, thì người đó có đồng thời hai tư
cách: tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả. Nói cách khác, người này sẽ có đầy đủ các quyền
nhân thân và quyền tài sản theo quy định tại điều 19 và 20 luật SHTT.
Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả.
49
Các đồng tác giả đóng vai trò như là đồng
sở hữu chung đối với tác phẩm. Theo đó, mỗi đồng tác giả cũng có đầy đủ các quyền nhân
thân và tài sản theo quy định đối với tác phẩm chung. Điều này có nghĩa là việc sử dụng các
quyền tài sản liên quan đến tác phẩm phải được tất cả các đồng tác giả đồng ý.
Tuy nhiên, luật cũng quy định trường hợp phần đóng góp của các đồng tác giả trong tác
phẩm chung có thể tách ra sử dụng độc lập như một tác phẩm độc lập, thì lúc này, mỗi đồng
tác giả có các quyền nhân thân và tài sản chỉ với phần riêng biệt đó, nếu như phần riêng biệt
đó được sử dụng như một tác phẩm độc lập. Ví dụ: một quyển giáo trình được phân chia
thành các chương, mỗi chương do một tác giả khác nhau viết nên. Như vậy, nếu như có tổ

chức, cá nhân khác muốn sử dụng phần nội dung thuộc chương nào, thì chỉ cần xin phép
người có quyền tác giả đối với chương đó.
Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp
đồng với tác giả.
50
Theo luật Việt Nam hiện hành thì trong cả hai trường hợp, người giao
nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả để tạo nên tác phẩm thì nắm giữ
quyền công bố tác phẩm và tất cả các quyền tài sản liên quan đến tác phẩm đó. Như vậy,
cũng trong cả hai trường hợp, người tác giả vẫn nắm giữ các quyền nhân thân, trừ quyền
công bố tác phẩm, nếu như không có thỏa thuận khác.
Quy định của một số quốc gia có đôi chút khác biệt với luật Việt Nam. Một số nước coi việc
giao kết hợp đồng tạo ra một tác phẩm giống như một hợp đồng li-xăng quyền tác giả, nghĩa
là người thuê tạo ra tác phẩm chỉ có quyền sử dụng tác phẩm theo các nội dung đã được ghi
48 Điều 37 luật Sở hữu trí tuệ 2005
49 Điều 38 luật Sở hữu trí tuệ 2005
50 Điều 39 luật Sở hữu trí tuệ 2005
24
24
rõ trong hợp đồng. Chủ sở hữu quyền tác giả, theo đó, vẫn là người tác giả sáng tạo nên tác
phẩm đó. Nếu người thuê tạo tác phẩm muốn sử dụng tác phẩm theo những mục đích khác
ngoài phạm vi hợp đồng thì phải tiến hành các thủ tục xin phép, trả tiền bản quyền theo quy
định.
51
Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế.
52
Quyền tác giả cũng như nhiều quyền khác, có
thể được để thừa kế theo quy định chung về thừa kế. Tuy nhiên, chỉ có các quyền có thể
chuyển giao – mang tính chất tài sản – bao gồm các quyền tài sản của quyền tác giả và
quyền công bố là có thể được để thừa kế. Do đó, một người chỉ có thể được kế thừa các
quyền kể trên, và trở thành chủ sở hữu của các quyền đó. Ví dụ: một tác giả đã chết có nhiều

tác phẩm chưa được công bố, thì những người thừa kế của tác giả đó có quyền công bố các
tác phẩm, cũng như có quyền khai thác thương mại các tác phẩm đó.
Chủ sở hữu của quyền tác giả là người được chuyển giao quyền.
53
Tương tự như trong
trường hợp thừa kế, thì trong chuyển giao quyền tác giả, chỉ có các quyền mang tính chất tài
sản là có thể chuyển giao, và người được chuyển giao sẽ trở thành chủ sở hữu của các quyền
đó. Các hình thức chuyển giao được quy định cụ thể trong Chương IV của luật Sở hữu trí
tuệ.
Chủ sở hữu quyền tác giả trong một số trường hợp đặc biệt khác. Trong một số trường hợp
đặc biệt, Nhà nước là chủ sở hữu quyền tác giả, ví dụ như đối với tác phẩm khuyết danh
hoặc tác phẩm văn học – nghệ thuật dân gian.
54
Những tác phẩm nào hết thời hạn bảo hộ
theo quy định của luật thì thuộc về công chúng.
55
Một tác phẩm thuộc về công chúng có
nghĩa là tác phẩm đó được mọi người trong xã hội sử dụng mà không cần phải xin phép,
không phải trả tiền bản quyền. Tuy nhiên, đối với các quyền nhân thân của tác giả - nếu có
tên người tác giả - thì vẫn được tôn trọng và bảo vệ.
c. Các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền. Ngoài hai đối tượng tác giả và chủ sở
hữu quyền tác giả, thì các tổ chức, cá nhân được chuyển giao quyền sử dụng các quyền tài
sản của quyền tác giả có quyền sử dụng các quyền được chuyển giao trong phạm vi hợp
đồng chuyển giao.
2.1.2. Tác phẩm – các loại hình tác phẩm được bảo hộ
a. Tác phẩm
Tác phẩm chính là nguồn gốc phát sinh quyền tác giả. Theo cách hiểu này, không có quyền
tác giả một cách chung chung, mà quyền tác giả trong mọi trường hợp phải gắn với một tác
phẩm cụ thể. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học
thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào.

Theo Điều 2 Công ước Berne, thì “ Thuật ngữ "Các tác phẩm văn học và nghệ thuật" bao
gồm tất cả các sản phẩm trong lĩnh vực văn học, khoa học và nghệ thuật, bất kỳ được biểu
hiện theo phương thức hay dưới hình thức nào, chẳng hạn như sách, tập in nhỏ và các bản
viết khác, các bài giảng, bài phát biểu, bài thuyết giáo và các tác phẩm cùng loại; các tác
phẩm kịch, hay nhạc kịch, các tác phẩm hoạt cảnh và kịch câm, các bản nhạc có lời hay
51 Xem IP Panorama – một giáo trình điện tử do WIPO, KIPO – Cơ quan sở hữu trí tuệ Hàn Quốc và KIPA – Hiệp hội
thúc đẩy sáng chế Hàn Quốc hợp tác sản xuất, nhằm truyền đạt các kiến thức cơ bản về sở hữu trí tuệ cho các doanh
nghiệp, link: cập nhật ngày 27-6-2013
52 Điều 40 luật Sở hữu trí tuệ 2005
53 Điều 41 luật Sở hữu trí tuệ 2005
54 Quy định cụ thể tại điều 42 Luật sở hữu trí tuệ 2005
55 Tuy nhiên, khi công chúng sử dụng tác phẩm đã hết thời hạn bảo hộ quyền tài sản thì vẫn phải tôn trọng các quyền
nhân thân của tác giả
25
25

×