Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

giáo án sinh học 12 CB

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 81 trang )

Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

1
Tiết 1 Ngày soạn:
PHẦN NĂM: DI TRUYỀN HỌC
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
Bài 1: gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
I.Mục tiêu:
- Học sinh phải trình bày được khái niệm gen, cấu trúc của gen.
- Hiểu và nắm được khái niệm, đặc điểm của mã di truyền.
- Mô tả được các bước trong quá trình nhân đôi ADN.
II.Phương pháp: Trực quan, thảo luận.
III.Phương tiện dạy học:
* GV: - Máy chiếu projecto và phim nhân đôi ADN
- Tranh vẽ phóng hình 1.2 hoặc mô hình lắp ghép nhân đôi ADN.
* HS: - Ôn lại kiến thức ADN đã học ở lớp 9
IV. Tiến trình
1)ổn định: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị sách, vở học của học sinh.
- Giới thiệu về chương trình môn học- Phương pháp học tập bộ môn.
- Yêu cầu của bộ môn.
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
Bài 1: gen, mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN

Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức
*HĐ 1: Tìm hiểu về gen:
Î Đọc mục I để trả lời câu hỏi:
? Gen là gì ?
? Có phải mọi SV đều có ADN?
? Gen ở các SV có giống nhau không? Giải thích.
ÎQuan sát hình 1.1 và nội dung phần I.2 SGK em


hãy nêu cấu trúc chung của gen cấu trúc.
(số vùng, vị trí và chức năng của mỗi vùng)

? Căn cứ vào đâu để gọi gen phân mảnh hay không
phân mảnh?
(ở sinh vật nhân sơ gen cấu trúc có vùng mã hoá
liên tục còn sinh vật nhân thực xen kẽ đoạn mã hoá
(êxôn) và đ
oạn không mã hoá (intron)

gen phân
mảnh)

? Gen được cấu tạo từ các nu còn prôtêin lại được
cấu tạo từ a.amin. Vậy làm thế nào mà gen qui định
tổng hợp prôteiin được?
*HĐ 2: Tìm hiểu về mã di truyền:
ÎĐọc mục II SGK để trả lời câu hỏi:
? Mã di truyền là gì? (Trình tự nu trong gen qui
định trình tự a.a trong ptử prôtêin)

? Có 4 loại Nu cấu tạo nên ADN và khoảng 20 loại
axit amin cấu tạo nên prôtêin. Vậy vì sao cho rằng 3
nu mã hóa 1 a.amin?
? Với 4 loại Nu mà 3Nu tạo thành 1 b
ộ ba thì có bao
nhiêu bộ ba( triplet) ?




* Các bộ ba trong sinh giới có giống nhau không?
* Mỗi 1 bộ ba chỉ mã hoá 1 axit amin (đặc hiệu)
I.Gen:
1. Khái niệm:
- Gen là 1 đoạn phân tử ADN mang thông tin
mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN.

2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc:
a) Vùng điều hoà:
- Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen.
- Có trình tự các Nu đb→K.động phiên mã
(ARN-aza nhận biết) và điều hoà phiên mã.
b)Vùng mã hoá:
-Mang thông tin mã hoá các axit amin.
-SV nhân sơ có vùng mã hóa liên tục
SV nhân thực: vùng mã hóa không liên tục.
c)Vùng kết thúc:
-Nằm ở đầu 5' cuả mạch mã gốc của gen mang
tín hiệu kết thúc phiên mã.
II. Mã di truyền:
1. Khái niệm:
Trình tự nu trong gen qui định trình tự a.a trong
ptử prôtêin (cứ 3 nu kế tiếp nhau mã hóa cho 1
a.amin)
2. Mã di truyền là mã bộ ba:
- Trên gen cấu trúc cứ 3 Nu đứng liền nhau mã
hoá cho 1 axit amin- Bộ ba mã hoá (triplet).
- Với 4 loại Nu→ 64 bộ ba (triplet hay codon)
+ 61 bộ ba mã hóa.
+ 3 bộ ba kết thúc( UAA, UAG, UGA)

không mã hoá axit amin
+ 1 bộ ba mở đầu (AUG) mã hoá a.amin
Met (SV nhân sơ là foocmin Met)
3. Đặc điểm:
-Mã di truyền được đọc từ 1 điểm xác định theo
từng bộ ba Nu mà không gối lên nhau.
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

2
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức
* Khoảng 20 loại axit amin mà có 61 bộ ba →
???(tính thoái hoá)



*HĐ 3: Tìm hiểu quá trình nhân đôi ADN:
Î Quan sát hình 1.2 và nội dung phần III SGK(
Hoặc xem phim) em hãy nêu thời điểm và diễn
biến quá trình nhân đôi ADN.
? Vì sao các nhà KH cho rằng nhân đôi ADN theo
nguyên tắc bán bảo toàn nữa gián đoạn và nguyên
tắc bổ sung?
(Do ctrúc đối song song mà đặc tính enzim ADN-
aza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→ 3’. Cho
nên:
Mạch khuôn có đầu 3’

t/h mạch mới theo
NTBS liên tục theo chiều 5’→ 3’
Mạch khuôn có đầu 5’


t/h ngắt quảng từng
đoạn ngắn theo chiều 5’→ 3’ )
+ ở SV nhân thực thường tạo nhiều chạc sao chép→
rút ngắn thời gian nhân đôi ADN
+ Các đoạn Okazaki có chiều tổng hợp ngược với
mạch kia và có sự tham gia của ARN mồi, enzim
nối ligaza
* Em có nhận xét gì về 2 phân tử ADN mới và với
phân tử ADN mẹ?
BT: 1 pt ADN nhân đôi 3 lần tạo bn ptử ?
Nếu N=3000 thì mt phải ccấp ngliệu bn?
-Mã di truyền có tính phổ biến (hầu hết các loài
đều có chung 1 bộ ba di truyền).
-Mã di truyền có tính đặc hiệu.
-Mã di truyền mang tính thoái hoá.
III. Quá trình nhân đôi ADN:
- Thời gian: Kỳ trung gian (pha S)
- Địa điểm:?
- Diễn biến:
1.Bước 1:(Tháo xoắn phân tử ADN)
-Nhờ các enzim (helicaza ) tháo xoắn 2 mạch
phân tử ADN tách nhau dần lộ ra 2 mạch khuôn
và tạo ra chạc hình chữ Y (chạc sao chép).
2. Bước 2:(Tổng hợp các mạch ADN mới)
- Trên từng mạch khuôn, enzim ADN-azaIII
xúc tác tổng hợp mạch mới (chiều 5’→ 3’ theo
nguyên tắc bổ sung (A liên kết với T, G liên kết
với X).
- Mạch khuôn có chiều 3’

→ 5’ thì mạch mới
được tổng hợp liên tục còn mạch khuôn có
chiều 5’→ 3’ thì mạch mới được tổng hợp từng
đoạn (Okazaki) rồi sau đó nối lại với nhau.
3. Bước 3: (2 phân tử ADN được tạo thành)
- Trong mỗi phân tử ADN mới có 1 mạch của
phân tử ADN ban đầu (bán bảo toàn) và 1 mạch
mới được tổng hợp.
4) Củng cố:
- Gen là gì? Cấu trúc chung của gen?
- Nêu nguyên tắc bổ sung, bán bảo tồn và ý nghĩa quá trình nhân đôi ADN?
5) Hướng dẫn về nhà:

- Học và làm bài tập bài 1
- Chuẩn bị bài mới theo câu hỏi SGK.



















Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

3
Tiết 2 Ngày soạn: 24/8/2008

BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I.Mục tiêu bài dạy:
- Trình bày được cơ chế phiên mã( tổng hợp phân tử mARN trên khuôn ADN ).
- Mô tả được quá trình dịch mã ( tổng hợp chuỗi pôlipeptit ).
II. Phương pháp: - Trực quan, thảo luận, phát vấn
III. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim phiên mã, dịch mã.
- Tranh vẽ phóng hình 2.1, 2.2, 2.3, 2.4 SGK
IV. Tiến trình:
1) ổn định: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ:
-Trình bày quá trình nhân đôi ADN. Tại sao 1 mạch được tổng hợp liên tục còn 1 mạch được tổng
hợp từng đoạn?
3)Bài mới:
Bài 2: phiên mã và dịch mã
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức
*HĐ 1: Tìm hiểu qtrình phiên mã:
? Thế nào là qtrình phiên mã ?
▼GV yêu cầu HS hoàn thành thông tin
vào bảng
- GV đề cập nội dung này khi dạy phần
Dịch mã











▼ Quan sát hình 2.2 (xem phim)
? Gđoạn mở đầu có enzim nào? Kết quả?
Mạch nào làm khuôn?

? Giai đoạn kéo dài xảy ra ntn?
? Lắp ghép các rNu để tạo ARN diễn ra
ntn?
(Vùng nào trên gen vừa phiên mã xong thì
2 mạch đơn đóng xoắn ngay lại)
? ý nghĩa của NTBS?
? Gđoạn kết thúc ntn?



*HĐ 2: Tìm hiểu qtrình dịch mã:
? Gồm những giai đoạn nào?
? Hoạt hóa a.amin?

?Tổng hợp chuỗi pôlipeptit?
▼ Quan sát hình 2.4 (xem phim)

? GĐ mở đầu ntn?
I.Phiên mã: (Tổng hợp ARN )
1.Cấu trúc và chức năng của các loại ARN:
Cấu trúc Chức năng
mARN - Là bản sao của gen,
mạch thẳng, làm khuôn
mẫu cho dịch mã ở RBX.
-Đầu 5’, có vị trí đặc hiệu
gần mã mđầu để RBX
nhận biết & gắn vào
- Chứa TT qui
định tổng hợp
chuỗi pôlipeptit
(prôtêin)
tARN - Một mạch, có đầu cuộn
tròn. Có liên kết bổ sung.
Mỗi loại có một bộ ba đối
mã và 1 đầu gắn a.amin
(3’)
-Mang a.amin đến
RBX tham gia
dịch mã
rARN - Cấu trúc 1 mạch, có liên
kết bổ sung

đ.vị lớn = 45 pt P+3 pt
rARN
đ.vị bé = 33 pt P +1 pt
rARN
- Kết hợp với

prôtêin tạo nên
RBX (nơi t/hợp
prôtêin)
2.Cơ chế phiên mã: (Tổng hợp ARN )
- Enzim ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen
tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3’→5’. Bắt đầu t/h
ARN tại điểm k/đầu p/mã.
- Enzim ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch gốc của gen
và tổng hợp ARN bổ sung với mạch khuôn (A-U, T-A, G-
X) theo chiều 5’→3’


- Enzim di chuyển đến khi gặp mã kết thúc thì dừng phiên
mã, phân tử mARN được giải phóng
+ SV nhân sơ : mARN được tạo ra được trực tiếp dùng
làm khuôn để t/hợp prôtêin.
+ SV nhân thực: mARN phải cắt bỏ các intron, nối các
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

4
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức
+ Mã mở đầu luôn là AUG nhưng ở sv
nhân thực mã hoá axit amin là Met ở sv
nhân sơ là foocmin Met


? Giai đoạn kéo dài diễn ra ntn?
? Liên kết péptit?







? Em có nhận xét gì về số lượng codon
trên mARN và số lượng axit amin trên
chuỗi pôlipeptit được tổng hợp và số
lượng axit amin trong chuỗi pôlipeptit
tham gia cấu trúc nên phân tử prôtêin?
* Trên 1 phân tử mARN có nhiều
ribôxôm cùng trượt có tác dụng gì?
êxôn lại để tạo mARN trưởng thành
II. Dịch mã: ( Tổng hợp prôtêin)
1.Hoạt hoá axit amin:
- a.amin
[]
⎯⎯⎯→⎯
ATPenzim,
a.amin
hoạt hóa
a.amin
hoạt hóa
+ tARN
[]
⎯⎯⎯→⎯
ATPenzim,
aa-tARN
2.Tổng hợp chuỗi pôlipeptit:
* Mở đầu:
- Tiểu đ/v bé của RBX tiếp xúc với mARN ở vị trí nhận

biết đặc hiệu.
- Met-tARN có bộ 3 đối mã (anticôdon UAX) bổ sung
chính xác với côdon mở đầu (AUG) trên mARN. Tiểu đơn
vị lớn liên kết vào tạo RBX hoàn chỉnh.
* Kéo dài:
- aa
2
-tARN vào RBX đối mã của tARN này bổ sung với
côdon 2 trên mARN, liên kết péptit giữa a.amin mở đầu
với a.amin thứ 2 hình thành.
- Ribôxôm dịch chuyển thêm 1 côdon nữa và cứ tiếp tục
như vậy cho đến cuối mARN.
* Kết thúc:
- Khi RBX tiếp xúc với mã kết thúc (UAA ) trên mARN
thì quá trình dịch mã hoàn tất (kết thúc tổng hợp chuỗi
pôlipeptit).
- Nhờ 1 loại enzim đặc hiệu axit amin đầu tiên (Met) được
cắt khỏi chuỗi và chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành cấu
trúc bậc cao hơn để thành prôtêin.
Dịch mã trên cùng 1 phân tử mARN thường có nhiều
RBX (pôlixôm) → tăng hiệu suất t/hợp prôtêin.

4) Củng cố: Sử dụng sơ đồ: Cơ chế phân tử của hiện tượng di truyền.


mARN Prôtêin Tính trạng

+ Vật liệu DT là ADN được truyền lại cho đời sau thông qua cơ chế nhân đôi ADN.
+ TTDT trong ADN biểu hiện thành tính trạng thông qua cơ chế phiên mã thành ARN và dịch mã
thành prôtêin → biểu hiện thành tính trạng.


5) Hướng dẫn về nhà:

- Học và làm bài tập bài
- Thế nào là điều hòa hoạt động gen? Cơ chế?




Nhân đôi
P
hiên mã
D
ịch mã

A
DN
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

5
Tiết 3 Ngày soạn: 28/8/2008
BÀI 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN
1.Mục tiêu bài dạy:
- Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hoà hoạt động gen.
- Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ (opêron Lac)
- Nêu được ý nghĩa của điều hòa hoạt động gen.
- Phát triển tư duy phân tích, khái quát.
II.Phương pháp: - Quan sát phân tích tranh, sơ đồ động
III.Phương tiện dạy học :
- Máy chiếu projecto và phim điều hoà hoạt động gen.

- Tranh vẽ phóng hình 3.2, 3.2a, 3.2b SGK
IV. Tiến trình:
1)ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ:
- Hãy trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã (dịch mã).
- Vẽ và giải thích sơ đồ mlhệ ADN-ARN-Prôtêin?
3) Bài mới:
Trong TB thì lúc nào thì gen hoạt động để tạo ra sphẩm? Làm thế nào để TB có thể điều khiển
cho gen hoạt động đúng vào thời điểm cần thiết?
Bài 3: điều hoà hoạt động gen
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức
*HĐ 1: Tìm hiểu khái quát về ĐHHĐG :
▼ N/c SGK và cho biết thế nào là ĐHHĐG?
? ý nghĩa của ĐHHĐG?
(SPhẩm genđược tạo ra không, nhiều hay ít; Tùy
giai đoạn ptriển và đkiện mt)
VD: VK E.coli các gen t/hợp enzim để chuyển hóa
đường lactozơ chỉ hoạt động khi mt có lactozơ.
? Điều hòa hđgen xảy ra ở mức độ nào?
*HĐ 2: Tìm hiểu ĐHHĐG ở SV nhân sơ :
▼ Quan sát Hình 3.1 và nội dung mục II.
- Trình bày cấu trúc của opêron Lac (Số vùng,
thành phần và chức năng của các gen trong mỗi
vùng)

(SV nhân sơ mỗi promoter
→ điều hòa phiên mã
cho 1 cụm gen cấu trúc. SV nhân thực: mỗi gen có
1 promoter riêng)
- Gen đ/h có thể đứng ngay phía trước hoặc cách xa

nhóm gen cấu trúc.





▼ Quan sát hình 3.2a, b (hoặc xem phim)
? Cơ chế đ/h thể hiện ở những trạng thái nào?
(ức chế, hoạt động)
? Em hãy nêu cơ chế điều hoà hoạt động opêron
Lac trong môi trường không có lactôzơ? Gen điều
I. Khái quát về điều hoà hoạt động gen:

- K/n: ĐHHĐG là điều hòa lượng sản phẩm của
gen được tạo ra, giúp TB điều chỉnh sự t/hợp
prôtêin cần thiết vào lúc cần thiết
- Các mức độ: Trước phiên mã, phiên mã, sau
phiên mã, dịch mã, sau dịch mã.
ở sinh vật nhân sơ điều hoà hoạt động gen
chủ yếu ở mức độ phiên mã.
II. Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ:
1. Mô hình cấu trúc của opêron Lac:
*K/n: Các gen cấu trúc có liên quan về c/năng
thường được phân bố thành 1 cụm có chung một
cơ chế điều hòa gọi là ôpêron.
*Cấu trúc:
- Vùng chứa các gen cấu trúc quy định tổng hợp
các enzim phân giải đường lactôzơ.
- Vùng vận hành O(operator): có trình tự Nu đặc
biệt để prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn

cản sự phiên mã.
- Vùng khởi động P(Promoter): nơi mà ARN
pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Gen điều hòa R(Regulator) Trước mỗi opêron →
điều hoà hoạt động các gen của opêron (Kiểm
soát t/h prôtêin ức chế). Gen này cũng có
Promoter riêng.
2. Sự điều hoà hoạt động gen opêron Lac:

a) Khi môi trường không có lactôzơ:

- Gen điều hoà hoạt động tổng hợp prôtêin ức
chế. Prôtêin ức chế liên kết vào vùng vận hành
của opêron ngăn cản quá trình phiên mã làm các
gen cấu trúc không hoạt động.
b) Khi môi trường có lactôzơ:
- Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức
Opêron Lac
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

6
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức
hoà vai trò gì?
? Khi mt có lactôzơ thì hoạt động của gen ntn?
? Lactôzơ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động
của opêron Lac?
? Theo em thực chất của quá trình điều hoà hoạt
động của gen (ở sinh vật nhân sơ) là gì?
(Đ/hòa hoạt động của ARN pôlimeraza tham gia
vào phiên mã)


chế làm nó không liên kết vào vùng vận hành
của opêron và ARN pôlimeraza liên kết với vùng
khởi động để tiến hành phiên mã.
- Các phân tử mARN của gen cấu trúc được dịch
mã tạo ra các enzim phân giải lactôzơ.
- Khi lactôzơ bị phân giải hết thì prôtêin ức chế
lại liên kết vào vùng vận hành và quá trình phiên
mã bị dừng lại.


4) Củng cố:
- Trả lời câu hỏi và bài tập cuối bài.
*Kiến thức bổ sung:
+ ở người bình thường hêmôglôbin trong hồng cầu gồm có 3 loại là HbE, HbF và HbA.
- HbE gồm 2 chuỗi anpha và 2 chuỗi epsilon có trong thai dưới 3 tháng.
- HbF gồm 2 chuỗi anpha và 2 chuỗi gama có trong thai từ 3 tháng đến khi lọt lòng mẹ thì lượng HbF
giảm mạnh(trẻ 3 tháng tuổi HbF≈ 20%).
- HbA gồm 2 chuỗi anpha và 2 chuỗi bêta hình thành khi đứa trẻ được sinh ra đến hết đời sống cá thể.
Như vậy gen cấu trúc quy định tổng hợp chuỗi anpha hoạt động suốt đời sống cá thể.
Gen cấu trúc quy định tổng hợp chuỗi epsilon chỉ hoạt động trong giai đoạn bào thai dưới 3 tháng.
Gen cấu trúc quy định tổng hợp chuỗi gama trong giai đoạn thai 3 tháng đến sau khi sinh 1 thời gian.
Gen cấu trúc quy định tổng hợp chuỗi bêta chỉ hoạt động từ khi đứa trẻ sinh ra.

5) Hướng dẫn về nhà:
- Học và làm bài tập bài
- Thế nào là đột biến gen? Cơ chế?















Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

7
Tiết 4 Ngày soạn: 30/8/2008

BÀI 4: ĐỘT BIẾN GEN
I.Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm và các dạng đột biến gen.
- Nêu được nguyên nhân, cơ chế phát sinh cũng như hậu quả và vai trò của đột biến gen
- Liên hệ với thực tế.
II.Phương pháp: Quan sát, thảo luận
III.Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim cơ chế phát sinh đột biến gen
- Tranh vẽ hình 4.1 và 4.2 SGK.
IV. Tiến trình:
1)ổn định: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
2)Bài cũ:
- Ôpêron là gì? trình bày cấu trúc opêron Lac ở E.coli.
- Cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac trong môi trường không có và có lactôzơ.

3)Bài mới:
Bài 4: đột biến gen
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức
*HĐ 1: Tìm hiểu k/n và các dạng đb gen:
▼ GV yêu cầu hs đọc mục I.1 tìm hiểu khái niệm đột
biến gen.
?Kết quả của đb gen (thay đổi số lượng, thành phần,
trình tự Nu trong gen) sẽ như thế nào?
( Hình thành alen mới)
? Phân tử prôtêin sẽ như thế nào khi xảy ra đột biến
thay thế 1 cặp Nu trên gen?(Hình thành Prôtêin mới
với chức năng mới- VD: HbA
→HbS)
? Thể đb? GV lấy ví dụ.
? Phân tử prôtêin sẽ như thế nào khi xảy ra đột biến
mất hoặc thêm 1 cặp Nu trên gen? (Hình thành Prôtêin
mới với chức năng mới)
? ĐB gen có những dạng nào? (chỉ xét đb điểm)
▼ Y/cầu HS trả lời câu lệnh trang 19
- Nếu đột biến thay thế 1 cặp Nu có thể dẫn đến thay
thế 1 aa này bằng 1 aa mới trong phân tử prôtêin.
- Nếu đột biến thêm hoặc mất cặp Nu sẽ dẫn đến làm
thay đổi toàn bộ aa từ điểm đột biến trở về cuối của
p.tử prôtêin .



*HĐ 2: Tìm hiểu n/n và cơ chế psinh đb gen:
? Nêu các ví dụ về tác nhân gây đb?
(tia phóng xạ, TTN, sốc nhiệt, các hóa chất, một số

virut )

? Vì sao lại có sự kết cặp không đúng?
*Tranh hình 4.1, 4.2(phim)



? Kể tên tác nhân gây đột biến?
I. Khái niệm và các dạng đột biến gen:
1. Khái niệm:
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu
trúc của gen thường liên quan đến một cặp
nu-ĐB điểm (hoặc một số cặp nu)
* N/n: Tác nhân lý – hóa- sinh học trong cthể
hoặc mt.
- Thể đột biến?


2. Các dạng đột biến gen: (Xét đb điểm)
a) Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit:

- 1 cặp Nu/gen thay bằng 1 cặp Nu khác → có
thể làm thay đổi trình tự axit amin trong
prôtêin và làm thay đổi chức năng của
prôtêin.
b) Đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nuclêôtit:
- Khi mất hoặc thêm 1 cặp Nu trong gen

MDT bị đọc sai
→làm thay đổi trình tự axit

amin trong prôtêin và làm thay đổi chức năng
của prôtêin.
II. Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột
biến gen:
1. Nguyên nhân: (sgk)
2. Cơ chế phát sinh đột biến gen:
a) Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi
ADN: (không bổ sung)
- Bazơ nitơ dạng hiếm(*):
A* kết cặp với X: cặp AT → GX
G* kết cặp với T: cặp GX → AT
b) Tác động của các tác nhân gây đột biến:
- Tia tử ngoại (UV) có thể làm cho 2 bazơ T
trên cùng 1 mạch liên kết với nhau→ đột
biến.
- 5-brômua uraxin ( 5BU) gây ra thay thế cặp
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

8
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức




- 5BU : thay T : AT→GX, thay X: GX→AT

Ngoài ra: ADN sai hỏng ngẫu nhiên: Liên kết giữa
C1 của đường và Ađênin, A ngẫu nhiên bị đứt → đột
biến mất A.



? Trường hợp nào đột biến điểm gây hại?
(thay đổi chức năng prôtêin)
GV nêu vd đb có lợi- khả năng kháng thuốc ở sbọ.
▼ Y/cầu HS trả lời câu lệnh trang 21
- Do tính thoái hóa của MDT: thay nu này bằng nu
khác→ thay đổi codon nhưng vẫn mã hóa cho a.amin
cùng loại.
? Đột biến gen làm xuất hiện alen mới có vai trò như
thế nào đối với tiến hoá và chọn giống?
Giải thích vì sao?
A-T bằng G-X
→ đột biến.
- Virut viêm gan B, virut hecpet
→ đột biến.
Acridin: gây mất hoặc thêm nu.
III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen:
1. Hậu quả của đột biến gen:
- Đa số đột biến điểm vô hại( trung tính) 1 số
có hại hay có lợi cho thể đột biến.
- Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc
vào tổ hợp gen chứa nó và môi trường sống.
2.Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen:
a) Đối với tiến hoá:
- Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho tiến
hoá.
b) Đối với thực tiễn:
- Cung cấp nguồn nguyên liệu cho quá trình
chọn tạo giống.



4) Củng cố:
- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
* Kiến thức bổ sung:
- Những dạng đột biến gen làm thay đổi codon (bộ ba) đồng thời làm thay đổi axit amin tương ứng
gọi là đột biến sai nghĩa ( nhầm nghĩa).
- Những dạng đột biến gen làm thay đổi codon nhưng không làm thay đổi axit amin tương ứng gọi là
đột biến đồng nghĩa (đột biến câm).
- Những dạng đột biến gen làm thay đổi codon thành bộ ba kết thúc gọi là đột biến vô nghĩa.
- Những dạng đột biến gen làm thay đổi codon từ điểm đột biến đến cuối gen gọi là đột biến dịch
khung. (đột biến thêm hoặc mất1 cặp Nu)
5) Hướng dẫn về nhà:
- Học và làm bài tập bài . Đọc ”Em có biết”
- Các đặc trưng của bộ NST về mặt DT. Các dạng đb cấu trúc NST?



















Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

9
Tiết 5 Ngày soạn: 05/9/2008
BÀI 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I.Mục tiêu:
- Học sinh mô tả được cấu trúc và chức năng NST ở SV nhân thực.
- Trình bày được khái niệm về đột biến cáu trúc NST. Kể các dạng đột biến cấu trúc NST và hậu
quả.
II.Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể.
- Tranh vẽ phóng hình 5.1 và 5.2 SGK.
III.Phương pháp: Quan sát, thảo luận
IV. Tiến trình:
1) ổn định:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ:
- Đột biến gen là gì? Nêu các dạng đột biến điểm thường gặp và hậu quả.
- Hãy nêu 1 số cơ chế phát sinh đột biến gen.
3) Bài mới:
Bài 5: nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức
* Tranh hình 5.1
*Quan sát tranh em hãy mô tả hình
thái NST ?
+NST trong các tế bào không phân
chia có cấu trúc đơn hình gậy, chữ
V…ở kỳ giữa nguyên phân có dạng

kép.
+Tâm động là vị trí liên kết của NST
với thoi phân bào.
+ Đầu mút có tác dụng bảo vệ NST và
làm cho các NST không dính vào
nhau.
*Tranh hình 5.2( xem phim)
*Quan sát tranh(xem phim) và nội
dung phần I.2 em hãy mô tả cấu trúc
siêu hiển vi của NST.



















I.Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể:


1.Hình thái nhiễm sắc thể:
- Kỳ giữa của nguyên phân khi NST co ngắn cực đại nó có
hình dạng, kích thước đặc trưng cho loài.
- Mỗi loài có 1 bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng, hình
thái, và cấu trúc.
- Trong tế bào cơ thể các NST tồn tại thành từng cặp tương
đồng( bộ NST lưỡng bội-2n).
- NST gồm 2 loại NST thường, NST giới tính.
- Mỗi NST đều chứa tâm động, 2 bên của tâm động là cánh
của NST và tận cùng là đầu mút
2.Cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể:
- Một đoạn ADN( khoảng 146 cặp Nu) quấn quanh 8 ptử
histôn(
≈1
3
/
4
vòng)→ nuclêôxôm (Các nuclêôxôm nối với nhau
bằng các đoạn ADN khoảng 15 – 100 cặp nu)
- Chuỗi nuclêôxôm (mức xoắn 1) tạo sợi cơ bản có đường
kính
≈ 11nm.
- Sợi cơ bản xoắn (mức 2) tạo sợi chất nhiễm sắc có đường
kính≈ 30nm.
- Sợi chất nhiễm sắc xoắn mức 3
→ có đường kính ≈ 300 nm
và hình thành Crômatit có đường kính
≈ 700nm.


Nhờ cấu trúc xoắn cuộn như vậy nên chiều dài của NST đã
được rút ngắn 15000 đến 20000 lần so với chiều dài phân tử
ADN. NST dài nhất của người chứa phân tử ADN dài 82mm,
sau khi xoắn cực đại ở kì giữa chỉ dài 10μm. Sự thu gọn cấu
trúc không gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các
NST trong chu kì phân bào.


+ ở sinh vật nhân sơ mỗi tế bào thường chỉ chứa 1 phân tử
ADN mạch kép có dạng vòng(plasmit) và chưa có cấu trúc
NST.

ADN mạch


Sợi cơ bản

Sợi nhiễm
sắc
Vùng xếp
cu

n
Crômatit

CÁC M

CC

U TRÚC SIÊU HI


NVIC

ANST
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

10
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức

▼ Y/cầu HS trả lời câu lệnh trang 24
*Em hiểu thế nào là đột biến mất đoạn
NST ?
*Khi NST bị mất đoạn→ gây nên hậu
quả như thế nào?
Vd: mất đoạn nst 22(vai dài) →
Utmáu các tính.
+ ở động vật khi mất đoạn NST
thường gây tử vong nhất là các động
vật bậc cao.
*Em hiểu thế nào là đột biến lặp đoạn
NST ?
*Khi NST có lặp đoạn→ gây nên hậu
quả như thế nào ?
Vd: Rdấm: lặp đoạn 16A/nst X?
Lặp đoạn ở lúa Đại mạch : tăng
hoạt tính amylaza.
* Em hiểu thế nào là đột biến đảo
đoạn NST?
* Khi NST có đảo đoạn→ gây nên hậu
quả như thế nào ?


* Em hiểu thế nào là đột biến chuyển
đoạn NST?
* Khi NST có chuyển đoạn→ gây nên
hậu quả như thế nào

II. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể:
1. Mất đoạn:
- NST bị đứt mất 1 đoạn làm giảm số lượng gen trên NST →
thường gây chết.
- ở thực vật khi mất đoạn nhỏ NST ít ảnh hưởng → loại khỏi
NST những gen không mong muốn ở 1 số giống cây trồng.





2. Lặp đoạn:
- Một đoạn NST được lặp lại một hay nhiều lần → làm tăng
số lượng gen trên NST.
- Tăng số lượng gen trên nst: mất cân bằng gen trong hệ gen
→ có hại; một số có lợi được ứng dụng trong thực tiễn.


3. Đảo đoạn:
- Một đoạn NST bị đứt ra rồi đảo ngược 180
0
và nối lại→ làm
thay đổi trình tự gen trên NST → làm ảnh hưởng đến hoạt
động của gen.

- Có thể gây hại hoặc giảm k/năng ssản.
4. Chuyển đoạn:
- Sự trao đổi đoạn NST xảy ra giữa 2 NST cùng hoặc không
cùng cặp tương đồng→ làm thay đổi kích thước, cấu trúc gen,
nhóm gen liên kết → thường bị giảm khả năng sinh sản.
4. Củng cố:
* Trả lời câu lệnh trang 26: Vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các đột biến cấu trúc NST
thường gây nên các hậu quả khác nhau cho thể đột biến song chúng đều là nguồn nguyên liệu cho
chọn lọc và tiến hoá.
*Kiến thức bổ sung
:
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST.
(Thực chất là sự sắp xếp lại các gen ¼ làm thay đổi hình dạng và cấu trúc của NST, phát hiện nhờ
quan sát tế bào đang phân chia, đặc biệt là nhờ phương pháp nhuộm băng NST).
Lưu ý:
• Đột biến mất đoạn nhỏ, chuyển đoạn tương hỗ cân bằng, đảo đoạn không mang tâm động, khó
phát hiện bằ
ng kính hiển vi thường.
• Muốn phát hiện phải tiến hành nhuộm băng như: băng G, băng C, băng Q, băng R,
- Trên NST có :
+Những đoạn ADN chứa gen hoạt động, các gen này ở trạng thái mở xoắn gọi là vùng đồng
nhiễm sắc thể.
+ Những đoạn ADN xoắn chặt chứa gen không hoạt động gọi là vùng dị nhiễm sắc thể.
® Khi sử dụng phương pháp nhuộm băng, NST hiện lên các băng đậm, nhạt sáng, tối khác nhau. Dựa
vào trật tự, số lượng các băng này so với băng chuẩn để phát hiện các dạng đột biến cấu trúc
5) Hướng dẫn về nhà:
- Học và làm bài tập
- Tìm hiểu các đột biến số lượng.





Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

11
Tiết 6 Ngày soạn: 09/9/2008
BÀI 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ
I. Mục tiêu:
- Trình bày được khái niệm đột biến số lượng NST
- Nêu được khái niệm, cơ chế phát sinh các thể lệch bội và thể đa bội.
- Hậu quả, vai trò của các dạng đột biến số lượng NST thể lệch bội và thể đa bội
II. Phương pháp: Thảo luận, quan sát sơ đồ+ phát vấn
III. Phương tiện dạy học:
- Máy chiếu projecto và phim về cơ chế đột biến lệch bội và đa bội
-Tranh vẽ phóng hình 6.1→ 6.4 SGK.
IV. Tiến trình:
1) ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
2) Bài cũ:
-Tại sao mỗi NST lại đóng xoắn lại theo nhiều cấp độ khác nhau? (rút ngắn độ dài của NST so với
chiều dài ADN từ 15.000-20.000 lần )
NST dài nhất của người chứa phân tử ADN dài 82mm, sau khi xoắn cực đại ở kì giữa chỉ dài
10μm. Sự thu gọn cấu trúc không gian như thế thuận lợi cho sự phân li, tổ hợp các NST trong chu
kì phân bào.
-Tại sao phần lớn các đột biến cấu trúc NST là có hại thậm chí gây chết cho các thể đột biến? (rối
loạn cân bằng cho cả hệ gen)
3) Bài mới: GV giới thiệu khái quát đb số lượng NST
Bài 6: đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu đột biến
lệch bội

▼ GV cho hs quan sát hình 6.1 sgk
? Quan sát hình em có nhận xét gì về
NST của thể lưỡng bội 2n?
? Nhận xét sự khác nhau về số lượng
nst các trường hợp còn lại so với dạng
2n và cho biết thế nào là đb lệch bội?
? Trong GP sự không phân ly của 1
hoặc vài cặp NST trong GP sẽ tạo ra
các loại giao tử có bộ NST như thế
nào? Khi TT tạo hợp tử NST?
VD:
GP ở TBSD: 1 cặp không phân li tạo
giao tử (n+1) và (n-1).
Khi TT: gtử (n+1) x gtử (n) → Htử
(2n+1)
gtử (n-1) x gtử (n) → Htử
(2n-1)



ở người sẩy thai (chết từ giai đoạn
sớm): 53,7% thể ba nhiễm, 15,3% thể
một nhiễm
Nếu sống: mắc hội chứng Klaifentơ
XXY, Tơcnơ XO, siêu nữ XXX (thể
3X).

I. Đột biến lệch bội:
1. Khái niệm và phân loại:
* ĐB lệch bội: là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở 1 hay

một số cặp NST tương đồng. ( thay vì chứa 2 nst của cặp thì
lại chứa 3 nst của cặp hoặc chỉ chứa1 nst của cặp hoặc không
chứa nst của cặp )
*Phân loại: (2n-2)
(2n) ⎯→⎯
ĐB
(2n-1) ; (2n-1-1)
(2n+1); (2n+1+1)
(2n+2); (2n+2+2)
2.Cơ chế phát sinh:
* Trong GP-TT:
- GP : một (hoặc 1 số) cặp nst không phân ly tạo giao tử thừa
hay thiếu 1 (hoặc vài) nst
- TT : Giao tử thừa hay thiếu 1 (hoặc vài) nst kết hợp với giao
tử bình thường→ thể lệch bội.

* Trong NP:
-TB (2n) NP nếu nst không phân ly →tế bào lệch bội⇒ thể
khảm.
3.Hậu quả:
- Mất cân bằng toàn hệ gen: tử vong, giảm sức sống, giảm khả
năng sinh sản tùy loài.
4.ý nghĩa:
- Đột biến lệch bội cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và trong
chọn giống.

II.Đột biến đa bội:
1.Khái niệm và cơ chế phát sinh thể tự đa bội:
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.


12
Hoạt động của thầy- trò Nội dung kiến thức
Trong chọn giống có thể sử dụng lệch
bội để xác định vị trí của gen trên
NST.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đột biến đa
bội:
▼Đọc mục II,1
? Đột biến tự đa bội là gì?
Thể đa bội chẵn 4n, 6n, 8n thể đa bội
lẻ 3n, 5n, 7n
▼ Quan sát tranh hình 6.2.
Hãy nêu cơ chế hình thành thể đa bội
3n, 4n.
(Qua GP, TT? NP?)


▼Đọc mục II,2
? Đột biến dị đa bội là gì?
▼ Quan sát tranh hình 6.3. em hãy
nêu cơ chế hình thành thể dị đa bội?
+Cải củ (2n=18R); cải bắp
(2n=18B)
+Cỏ Spartina 2n=120 là kết quả của
lai xa và đa bội hoá giữa cỏ Châu Âu
2n=50 và cỏ Châu Mĩ 2n=70.
? Ct đa bội có đ
2
gì? Vai trò?
a)Khái niệm: Là dạng đột biến làm tăng 1 số nguyên lần bộ

NST đơn bội của loài và lớn hơn 2n ( 3n, 4n, 5n, 6n ).
b)Cơ chế phát sinh:
-Dạng 3n là do sự kết hợp giữa giao tử n với giao tử 2n( giao
tử lưỡng bội).
-Dạng 4n là do sự kết hợp giữa 2 giao tử 2n hoặc do sự không
phân ly của NST trong tất cả các cặp.
- Hợp tử 2n → NP nếu các NST không phân li → 4n
2.Khái niệm và cơ chế phát sinh thể dị đa bội:
a) Khái niệm: Sự tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác
nhau trong 1 tế bào.
b)Cơ chế hình thành:
- Do hiện tượng lai xa và đa bội hoá.
3.Hậu quả và vai trò của đột biến đa bội:
- Tế bào đa bội thường có số lượng ADN tăng gấp bội→ tế
bào to, cơ quan sinh dưỡng to, sinh trưởng phát triển mạnh
khả năng chống chịu tốt
- Đột biến đa bội đóng vai trò quan trọng trong tiến hoá (hình
thành loài mới) và trong trồng trọt( tạo cây trồng năng suất
cao )
4. Củng cố:
- HS trả lời câu hỏi SGK.
* Trả lời câu lệnh trang 30:
- Đột biến lệch bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn là thể đa bội là vì thể đột biến
lệch bội là do có sự tăng giảm số lượng NST trong một vài cặp đã làm mất cân bằng của toàn hệ gen
nên các thể lệch bội thường chết, giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản
* Kiến thức bổ sung:
- Các thể lệch bội cũng tương tự như các thể đa bội lẻ thường mất khả năng sinh sản hữu tính do khó
khăn trong quá trình giảm phân tạo giao tử và nếu giảm phân được sinh ra có các giao tử không bình
thường.
- Nếu xét 1 lôcut gen trên cặp NST nào đó thể đột biến lệch bội dạng ba và đột biến đa bội dạng 3n

đều có kiểu gen tương tự như nhau ví dụ Aaa khi giảm phân sẽ sinh ra các loại giao tử như sau:
- Giao tử bình thường A, a.
- Giao tử không bình thường Aa, aa.
- Các thể đa bội thường gặp ở thực vật còn ở động vật đặc biệt là động vật bậc cao thì hiếm gặp là do
khi các cơ thể động vật bị đa thường dẫn đến làm giảm sức sống, gây rối loạn giới tính, mất khả năng
sinh sản hữu tính và thường tử vong.
Một số đặc điểm phân biệt giữa thể lệch bội và thể đa bội

Thể lệch bội Thể đa bội
- Sự biến động số lượng NST xảy ra ở 1 vài cặp.
- Số lượng NST trong mỗi cặp có thể tăng hoặc
giảm.
- Thường có ảnh hưởng bất lợi đến thể đột biến và
thường có kiểu hình không bình thường.
- Thể lệch bội thường mất khả năng sinh sản hữu
tính do khó khăn trong giảm phân tạo giao tử.
- Thể lệch bội có thể gặp ở cả động vật và thực vật.
- Sự biến động số lượng NST xảy ra ở tất cả các
cặp NST.
- Số lượng NST trong mỗi cặp chỉ có tăng 1 số
nguyên lần bộ đơn bội.
- Thường có lợi cho thể đột biến vì thể đa bội
thường sinh trưởng , phát triển mạnh, chống chịu
tốt.
- Thể đa bội chẵn sinh sản hữu tính bình thường
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

13
còn thể đa bội lẻ mới khó khăn trong sinh sản hữu
tính.

- Thể đa bội thường gặp ở thực vật ít gặp ở động
vật.

5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành (bài 7).

Tiết 7 Ngày soạn: 12/9/2008

BÀI 7 : THỰC HÀNH
QUAN SÁT CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ TRÊN
TIÊU BẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÊN TIÊU BẢN TẠM THỜI
I. Mục tiêu
- Học sinh quan sát được hình thái và đếm số lượng NST của người bình thường và các dạng đột biến số
lượng NST trên tiêu bản cố định
- Vẽ hình thái và thống kê số lượng NST đã quan sát trong các trường hợp
- Có thể làm được tiêu bản tạm thời để xác định hình thái và đếm số lượng NST ở châu chấu đực.
- Rèn luyện kỹ năng làm thực hành, ý thức làm việc khoa học, cẩn thận chính xác
II. Chuẩn bị: Cho mỗi nhóm 6 em
- Kính hiển vi quang học
- Hộp tiêu bản cố định bộ NST tế bào của người
- Châu chấu đực, nước cất,orcein, axetic 4-5/100 ,lam- la men, kim phân tích, kéo
III. Phuơng pháp: Thực hành
IV.Tiến trình bài dạy:
1.ổn định:
Chia nhóm hs cử nhóm trưởng, kiểm tra sự chuẩn bị của hs, trong 1 nhóm cử mỗi thành viên thực hiện 1
nhiệm vụ: chọn tiêu bản quan sát, lên kính và quan sát, đếm số lượng NST , phân biệt các dạng đột biến
với dạng bình thường, chọn mẫu mổ, làm tiêu bản tạm thời.
2. Kiểm tra sự chuẩn bị
3. Nội dung và cách tiến hành

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
*Hoạt động 1
Gv nêu mục đích yêu cầu của nội
dung thí nghiệm : hs phải quan sát
thấy, đếm số lượng, vẽ được hình
thái NST trên các tiêu bản có sẵn
* GV hướng dẫn các bước tiến
hành và thao tác mẫu
- Chú ý : điều chỉnh để nhìn dc các
tế bào mà NST nhìn rõ nhất
Hs thực hành theo hướng dẫn từng
nhóm
*Hoạt động 2
*GV nêu mục đích yêu cầu của thí
nghiệm nội dung 2
Hs phải làm thành công tiêu bản
tạ
m thời NST của tế bào tinh hoàn
châu chấu đực
Gv hướng dẫn hs các bước tiến
hành và thao tác mẫu lưu ý hs phân
biệt châu chấu đực và châu chấu
cái, kỹ thuật mổ tránh làm nát tinh
hoàn
1. Nội dung 1: Quan sát các dạng đột biến NST trên tiêu bản
cố định
a) GV hướng dẫn
- Đặt tiêu bản trên kính hiển vi nhìn từ ngoài để điều chỉnh cho
vùng mẫu vật trên tiêu bản vào giữa vùng sáng.
- Quan sat toàn bộ tiêu bản từ đầu này đến đầu kia dưới vật kính

để sơ bộ xác định vị trí những tế bào mà NST đã tung ra.
- Chỉnh vùng có nhiều tế bào vào giữa trường kính và chuyển
sang quan sát dưới vật kính 40.
b. Thực hành
- Thảo luận nhóm để xác định kết quả quan sát được.
- Đếm số lượng NST trong mỗi tế bào và vẽ vào vở.
2. Nội dung 2: Làm tiêu bản tạm thời và quan sát NST
a.GV hướng dẫn
- Dùng kéo cắt bỏ cánh và chân châu chấu đực
- Tay trái cầm phần đầu ngực, tay phải kéo phần bụng ra, tinh
hoàn sẽ bung ra
- Đưa tinh hoàn lên lam kính, nhỏ vào đó vài giọt nước cất
- Dùng kim phân tích tách mỡ xung quanh tinh hoàn , gạt sạch
mỡ khỏi lam kính
-Nhỏ vài giọt oocxein axetic lên tinh hoàn để nhuộm trong thời
gian 15- 20 phút
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

14
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? điều gì giúp chúng ta làm thí
nghiệm này thành công?



- Đậy lamen, dùng ngón tay ấn nhẹ lên mặt lamen cho tế bào dàn
đều và vỡ để NST bung ra
- Đưa tiêu bản lên kính để quan sát : lúc đầu bội giác nhỏ ,sau đó
bội giác lớn
b. HS thao tác thực hành

- Làm theo hướng dẫn
- Đếm số lượng và quan sát kỹ hình thái từng NST để vẽ vào vở
4. Củng cố:
Gv tổng kết nhận xét chung. đánh giá những thành công của từng cá nhân, những kinh nghiệm rút
ra từ chính thực tế thực hành của các em
Từng hs viết báo cáo thu hoạch vào vở
STT Tiêu bản Kết quả quan sát Giải thích
1 Người bình thường
2 Bệnh nhân đao
3 …………….
4 ……
*Bổ sung:
Chuẩn bị mẫu: Con đực tuổi 3(bụng thon,dài, đầu nhỏ, cánh mới nhú).
Cắt phần đuôi, gạt ruột ra, dùng kim gạt lấy chùm túi tinh màu trắng. Loại bỏ mỡ
(vàng), chỉ lấy
1 chùm túi tinh(trắng). Trong quá trình mổ nhỏ 1 giọt dung dịch CH
3
COONa 1% hoặc
nước cất
để mẫu vật không bị khô
Cố định mẫu: Cho chùm tinh hoàn vào dung dịchCarnoy cải tiến (3cồn: 1a.axêtic). Sau 24h rửa sách
mẫu bằng cồn 70
0
cho đến khi hết a.axêtic. Sau đó giữ mẫu trong cồn 70
0
. Sau 3 tháng thay dung dịch
bảo quản 1 lần.
Làm tiêu bản: Mẫu đã cố định gắp ra cho vào ống nghiệm, rửa sạch bằng nước đá 2-3 lần, thấm khô.
Cho HCl 1M đã được đun nóng 60
0

vào ống nghiệm (MĐ: tách mỡ khỏi mẫu) và ngâm mẫu vào nước
nóng 70-80
0
/5phút. Lắc nhẹ và liên tục để túi tinh tách rời nhau. Rửa sạch HCl bằng nước đá 2-3 lần và
thấm khô. Gắp 1 hoặc hai túi tinh đặt lên lam kính. Cho 1 giọt thuốc nhuộm Carmin 2% (hoặc Orcein
axêtic 4%) vào mẫu để 15 phút, đậy lamen, ép mẫu, quan sát/KHV(10x-40x)
5. Hướng dẫn về nhà:
- Hoàn thành báo cáo.
- Tìm hiểu qui luật phân li của Men Đen.



















Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.


15
Tiết 8 Ngày soạn: 14/9/2008

CHƯƠNG II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG DI TRUYỀN.
BÀI 8: Quy luật Menđen: quy luật phân ly
I. Mục tiêu :
- Học sinh phải giải thích được tại sao Menđen lại thành công trong việc phát hiện ra các quy luật di
truyền ?
- Rèn luyện kỹ năng suy luận lôgic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết
vấn đề của sinh học.
II. Phương pháp: Phát vấn- Thảo luận.
III. Phương tiện dạy học:
- Tư liệu về tiểu sử Menđen.
-Tranh vẽ phóng hình 8.1, 8.2 SGK .
3.ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
5. Giảng bài mới:
Bài 8: Quy luật Menđen: quy luật phân ly

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
▼ Nghiên cứu nội dung mục I em hãy nêu
trong phương pháp nghiên cứu di truyền của
Menđen gồm những bước nào?
? Thế nào là dòng thuần chủng? Menđen tạo ra
các dòng thuần chủng bằng cách nào?
? Menđen đã xử lý kết quả lai của các thế hệ
F1, F2, F3 như thế nào?

? Menđen đã làm thí nghiệm và chứng minh

cho giả thuyết ntn?
- Gọi HS tóm tắt thí nghiệm
? Để giải thích tỉ lệ F2 3đỏ:1trắng Menden đã
làm gì?
? Cho F2 tự thụ phấn kết quả ntn?
- F
2
H.trắng TTP → F
3
: 100% trắng.
F
2
có 2/3 H.đỏ TTP→ F
3
: đỏ lẫn trắng (3:1)
Và 1/3 H.đỏ TTP
→ F
3
: 100%đỏ
(=> 1 đỏ TC : 2 đỏ không TC : 1 trắng TC)


? Menđen vận dụng quy luật thống kê xác suất
để giải thích tỉ lệ 1:2:1 theo giả thuyết ntn?
? Quan hệ DT giữa bố mẹ với con thực hiện
thông qua vật chất nào?


? Nếu giả thuyết trên là đúng thì cây F
1

cho
mấy loại giao tử? Tỉ lệ mỗi loại?
? Có thể kiểm tra điều này bằng cách nào?
? Thế nào là phép lai phân tích?
( Đem lai 1 cơ thể có kiểu hình trội với 1 cơ
thể có kiểu hình lặn về tính trạng đó nếu các
cơ thể lai đồng tính thì cơ thể có kiểu hình trội
I. Phương pháp nghiên cứu di truyền học của
Menđen:
Phương pháp lai và phân tích con lai:
- Bước 1: Tạo các dòng thuần chủng về từng tính
trạng.
- Bước 2: Lai các dòng thuần chủng khác biệt nhau
bởi 1 hoặc nhiều tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở
đời F1, F2, F3.
- Bước 3: Sử dụng toán xác suất để phân tích kết quả
lai, sau đó đưa ra giả thuyết giải thích kết quả.
- Bước 4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh cho giả
thuyết của mình.
Thí nghiệm: (SGK)
- Tỷ lệ phân ly ở F2 xấp xỉ 3:1.
- Cho các cây F2 tự thụ phấn rồi phân tích tỷ lệ phân
ly ở F3 (?) =>Menđen thấy tỷ lệ 3:1 ở F2 thực chất
là tỷ lệ 1:2:1

II. Hình thành học thuyết khoa học:

1.Giả thuyết của Menđen:

-Mỗi tính trạng đều do 1 cặp nhân tố di truyền quy

định(cặp alen) và trong tế bào các nhân tố di truyền
không hoà trộn vào nhau.
- Giao tử chỉ chứa 1 trong 2 thành viên của cặp nhân
tố di truyền.
- Khi thụ tinh các giao tử kết hợp với nhau 1 cách
ngẫu nhiên
2.Chứng minh giả thuyết: (HS kẻ bảng 8)
- Xác suất giao tử F
1
chứa alen A= a=50%( 0,5).
-Xác suất hợp tử chứa AA là: 0,5 x 0,5 = 0,25
-Xác suất hợp tử chứa aa là: 0,5 x 0,5 = 0,25
-Xác suất hợp tử chứa Aa là: 0,25+0,25 = 0,5
3.Quy luật phân ly: (SGK)
- Mỗi tính trạng do 1 cặp alen quy định, 1 có nguồn
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

16
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
thuần chủng còn các cơ thể lai phân tính( có cả
kiểu hình trội và lặn) thì cơ thể đem lai không
thuần chủng)
?
Hãy phát biểu nội dung quy luật phân li theo
thuật ngữ của DT học hiện đại?
(Menđen gọi NTDT thì ngày nay ta gọi là
alen)
? Thực chất của qluật phân li là gì?

? Quan niệm hiện đại về di truyền học đã

chứng minh sự đúng đắn giả thuyết của
Menđen như thế nào ?
*Yếu tố nào đã dẫn đến sự phân tính của các
cơ thể lai?
( Sự phân ly đồng đều của các alen trong quá
trình hình thành giao tử và sự tổ hợp của
chúng trong TT là cơ chế truyền đạt tính
trạng)
Tranh hình 8.2
gốc từ bố , 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các alen của bố và
mẹ tồn tại trong tế bào cơ thể con 1 cách riêng rẽ
không hoà trộn vào nhau. Khi hình thành giao tử các
thành viên của 1 cặp alen phân ly đồng đều về các
giao tử, nên 50% giao tử chứa alen này và 50% giao
tử chứa alen kia.
III. Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly:
-Trong tế bào sinh dưỡng các gen và NST luôn tồn tại
thành từng cặp.
-Khi giảm phân tạo giao tử mỗi alen (trong cặp alen),
mỗi NST (trong cặp tương đồng) cũng phân ly đồng
đều về các giao tử.
=> Gen nằm trên NST - Mỗi gen chiếm 1 vị trí xác
định trên NST được gọi là locut.
- Một gen có thể tồn tại ở các trạng thái khác nhau và
mỗi trạng thái đó gọi là alen.
4. Củng cố:
- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài- Đọc “Em có biết”
- Tìm hiểu quy luật phân li độc lập.


Có thể dùng phiếu học tập khi thực hiện giảng dạy phần I yêu cầu học sinh nghiên cứu nội dung
và hoàn thành phiếu học tập sau:
Quy trình
thí nghiệm
- Bước1: Tạo ra các dòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản( Hoa đỏ-
Hoa trắng )
- Bước 2: Lai các dòng thuần chủng với nhau để tạo ra F1.
- Bước 3: Cho các cây lai F1 tự thụ phấn để tạo ra đời F2.
- Bước 4: Cho từng cây F2 tự thụ phấn để tạo ra đời F3.
Kết quả
thí nghiệm
- F1 : 100% cây hoa đỏ.
- F2 : cho 3/4 cây hoa đỏ và 1/4 cây hoa trắng.
- F3 : 1/3 số cây hoa đỏ F2 cho toàn cây F3 hoa đỏ. 2/3 số cây hoa đỏ F2 cho
F3 với tỷ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng và 100% cây hoa trắng F2 cho ra toàn cây
hoa trắng.
Giải thích kết quả (
hình thành giả
thuyết)
- Mỗi tính trang do 1 cặp nhân tố di truyền quy định(cặp alen), 1 có nguồn gốc
từ bố và 1 có nguồn gốc từ mẹ. Các nhân tố di truyền của bố và mẹ tồn tại ở cơ
thể con 1 cách riêng rẽ, không hoà trộn vào nhau và khi giảm phân chúng phân
ly đồng đều về các giao tử .
Kiểm định
giả thuyết
- Nếu giả thuyết nêu trên là đúng thì cây dị hợp tử Aa khi giảm phân sẽ cho ra
2 loại giao tử với tỷ lệ ngang nhau và có thể kiểm tra điều này bằng phép lai
phân tích.
+ Mục II: để chứng minh sự phân tính theo tỷ lệ 1:2:1 ở F2 có thể dùng phương pháp sau. Chuẩn bị 2 túi

( hoặc nhiều hơn) mỗi túi đựng 50 viên bi đỏ và 50 viên bi trắng trộn đều. Sau đó cho 1 học sinh lấy từ
mỗi túi ra 1 viên bi( có thể bới tây trong túi nhưng chỉ được lấy ra 1 viên bi) và ghi kết quả lại vào bảng
sau rồi lại cho bi trả lại túi. Nếu có nhiều túi bi thì có thể chia ra nhiều nhóm cùng tiến hành sau đó tập
hợp kết qu
ả của các nhóm.


Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

17
Bảng ghi kết quả bốc viên bi.
Các lần lấy bi từ túi Kết quả chung
Lần 1 Ví dụ: 2 bi đỏ
Lần 2 Ví dụ : 1 đỏ – 1 trắng

Tổng số ?đỏ - đỏ; ? đỏ – trắng; ? trắng – trắng


Tiết 9 Ngày soạn: 16/9/2008

BÀI 9: QUY LUẬT MENĐEN: QUY LUẬT PHÂN LY ĐỘC LẬP
I.Mục tiêu:
- Học sinh phải giải thích được tại sao Menđen lại suy ra được quy luật các cặp alen phân ly độc lập
nhau trong quá trình hình thành giao tử.
- Biết vận dụng quy luật xác suất để dự đoán kết quả lai.
- Biết cách suy luận ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân ly kiểu hình của các phép lai.
- Nêu được công thức tổng quát về tỷ lệ phân ly giao tử, tỷ lệ kiểu gen, kiểu hình trong các phép lai
nhiều cặp tính trạng.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập.
II.Phương pháp:

Quan sát- Thảo luận- Phát vấn
III.Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ phóng hình 9, bảng 9 SGK .
IV. Tiến trình:
1)ổn định tổ chức:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ:
- Cần phải làm gì để biết chính xác kiểu gen của 1 cá thể có kiểu hình trội? Giải thích ?
3) Bài mới:
Bài 9: quy luật Menđen: quy luật phân ly độc lập

Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* HĐ1: Thí nghiệm lai hai TT
▼ Em hãy trình bày thí nghiệm lai 2 tính
trạng của Menđen.
? Nếu thay đổi vai trò làm bố (mẹ) thì kết quả
ntn?

? Nếu xét riêng từng cặp tính trạng thì tỷ lệ
phân ly F
2
như thế nào? (Tỷ lệ ≈ 3:1).
? Tỉ lệ của cả 2 tính trạng?
? Vận dụng quy luật nhân xác suất thì điều này
có được khi nào? (PLĐL)
▼Dựa vào đâu mà Meden kết luận PLĐL
trong quá trình hình thành giao tử?
Từ quy ước gen trên em hãy xác định kiểu
gen của Ptc hạt vàng, trơn và xanh, nhăn. Viết
SĐL.

+ Hướng dẫn học sinh viết sơ đồ lai và kẻ
bảng tổ hợp giao tử F
1
→ F
2

? Nếu AaBbCc tự thụ phấn thì kiểu hình
A-B-C- là bao nhiêu? (3/4)
3
= 27/64
* HĐ2: Cơ sở TB học:
- NTDT ngày nay gọi là gen/các cặp NST
I.Thí nghiệm lai hai tính trạng:

1.Thí nghiệm:
Ptc Hạt vàng, trơn x Hạt xanh, nhăn
F
1
100% cây cho hạt vàng trơn
F
2
315 hạt vàng, trơn : 108 hạt vàng nhăn:
101 hạt xanh, trơn : 32 hạt xanh nhăn
2. Nhận xét:
- Mỗi tính trạng : 3vàng:1xanh; 3trơn:1nhăn.
- Cả 2 tính trạng F
2
≈ 9:3:3:1= (3:1)x(3:1)
⇔ các cặp NTDT (các cặp alen) qui định các tính
trạng PLĐL

2.Giải thích:

A quy định hạt vàng; a quy định hạt xanh
B quy định hạt trơn; b quy định hạt nhăn
* SĐL: HS viết theo SGK
F
2
-Kiểu gen: 1AABB 1AAbb 1aaBB 1aabb
2AABb 2Aabb 2aaBb
2AaBB
4AaBb
-Kiểu hình: 9(A-B-) 3(A-bb) 3(aaB-) 1aabb
VT VN XT XN
II. Cơ sở tế bào học:

Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

18
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
tương đồng.
?Khi GP tạo gt sự phân ly của các cặp nst xảy
ra theo những khả năng nào? Xác suất?
▼ HS quan sát hình 9.1

? Em có nhận xét gì về trường hợp 1(2) ? (sự
kết cặp, phân ly của các gen và kết quả về số
lượng, tỷ lệ các loại giao tử )
? Kết quả chung KG AaBb cho các loại giao
tử với số lượng, tỷ lệ như thế nào?
? Vậy cơ sở TBH của định luật?



▼ Theo Menđen lý do thí nghiệm của ông
thành công là gì? Tại sao?
- Sử dụng dòng thuần chủng khác biệt nhau về
1 hoặc vài tính trạng đem lai với nhau.
- Số lượng cá thể phân tích phải lớn.
- Đối tượng: (May mắn)
+ Cây đậu Hà lan tự thụ phấn rất chặt chẽ.
+ Các tính trạng trội, lặn hoàn toàn.
+ Mỗi gen quy định 1 tính trạng và mỗi cặp
gen nằm trên 1 cặp NST khác nhau
? Quy luật Menđen có ý nghĩa như thế nào
trong thực tế?
▼ Công thức tổng quát (trang 40)
1.Trường hợp 1:
Các gen quy định các tính trạng hạt vàng và hạt trơn
phân ly cùng nhau và hạt xanh với hạt nhăn)
-Kết quả : 2 loại giao tử AB và ab với tỷ lệ ngang
nhau
2.Trường hợp 2:(gen quy định các tính trạng hạt
vàng và hạt nhăn phân ly cùng nhau và hạt xanh với
hạt trơn)
- Kết quả : 2 loại giao tử Ab và aB với tỷ lệ ngang
nhau.
*Kết quả chung: Kiểu gen AaBb cho ra 4 loại giao
tử AB, Ab, aB, ab với tỷ lệ ngang nhau. Khi thụ tinh
tạo 16 tổ hợp
⇒CSTB học: Sự PLĐL của các NST(alen)/GP và sự
tổ hợp ngẫu nhiên của NST(alen)/TT → là cơ chế

truyền đạt tính trạng.
III. ý nghĩa của các quy luật Menđen:
- Khi biết được tính trạng nào đó di truyền theo quy
luật Menđen chúng ta có thể tiên đoán trước được kết
quả lai.
- Xuất hiện biến dị tổ hợp→ đa dạng, phong phú của
SV và được vận dụng vào chọn tạo giống

4. Củng cố:
- Nêu điều kiện nghiệm đúng của định luật.
(các cặp alen /các cặp nst tương đồng khác nhau)
- Điều kiện để khi lai các cá thế khác nhau về 2 tính trạng thu được đời con có tỉ lệ 9:3:3:1
(DHT 2 cặp gen, trội hoàn toàn, slượng lớn, các kgen có sức sống ngang nhau).
- Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 nst tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa vào kquả
các phép lai?
(Nếu lai phân tích thì Fa: 1:1:1:1. Nếu cho lai P-> F
2
thì có tỉ lệ 9:3:3:1)
- Vì sao không thể tìm được 2 người có kgen giống nhau (trừ sinh đôi cùng trứng)
(số biến dị tổ hợp rất lớn : 2
46
kiểu hợp tử khác nhau)
5.Hướng dẫn về nhà:

- Viết lại SĐL (ghi đầy đủ số kiểu gen ); Kẻ bảng 9 vào vở.
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Tìm hiểu các kiểu tương tác gen

Bài tập : chuột lang, màu lông được quy định bởi một số alen
Cb : Đen Cc : màu kem

Cs: màu bạc Cz: màu bạch tạng.
hãy phân tích các kết qủa phép lai sau đây và xác định mối quan hệ trội lặn giữa các alen này

Kiểu hình của đời con
Phép lai Kiểu hình
Đen Bạc Màu kem Bạch tạng
1 Đen × Đen 22 0 0 7
2 Đen ×Bạch tạng 10 9 0 0
3 Kem × Kem 0 0 0 0
4 Bạc × Kem 0 23 11 12


Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

19
Tiết 10 Ngày soạn: 18/9/2008

BÀI 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
I.Mục tiêu:
- Học sinh phải giải thích được khái niệm tương tác gen.
- Biết cách nhận biết tương tác gen thông qua sự biến đổi tỷ lệ phân ly kiểu hình của Menđen trong
các phép lai 2 tính trạng.
- Giải thích được thế nào là tương tác cộng gộp và nêu được vai trò của gen cộng gộp trong việc
quy định tính trạng số lượng .
- Giải thích được 1 số gen có thể quy định nhiều tính trạng khác nhau ra sao thông qua 1 ví dụ cụ
thể.
II.Phương pháp : Thảo luận- Phát vấn
III. Phương tiện dạy học:
- Khung pennet về phép lai AaBb x AaBb và tỉ lệ thống kê các kiểu gen.
-Tranh vẽ phóng hình 10.1 và 10.2 SGK.

IV. Tiến trình:
1) ổn định tổ chức: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
4. Kiểm tra bài cũ:
- Nêu các điều kiện nghiệm đúng cho quy luật phân ly độc lập của Menđen.
- Làm thế nào để biết được 2 gen nào đó nằm trên 2 NST tương đồng khác nhau nếu chỉ dựa vào kết
quả của các phép lai?
5. Giảng bài mới:
Bài 10: tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
*HĐ1 : Tìm hiểu tương tác gen :
▼Đọc sgk và trình bày k/n tương tác gen.
? Thực chất của tương tác gen ? (sản phẩm của
các gen tác động qua lại với nhau để tạo nên kiểu
hình).
- GV nêu thí nghiệm dạng 1 bài tập để học sinh
xác định kết quả.
? Tại sao không cho tỉ lệ 9:3:3:1? Điều này được
giải thích thế nào?
? F
2
phân ly tỷ lệ 9:7 chứng tỏ điều gì?
(16 kiểu tổ hợp)
? Để có 16 kiểu tổ hợp thì F
1
cho ra bao nhiêu
loại giao tử?
? Để cho ra 4 loại giao tử thì F
1
phải có kiểu gen
như thế nào? (2 cặp gen dị hợp tử).

? 2 cặp dị hợp → H.đỏ vậy thì có mặt những alen
nào -> đỏ, trắng?
- A và B tạo ra enzim khác nhau nhưng cùng
tham gia 1 chuỗi p/ứng -> tạo sắc tố đỏ.
?P
tc
thuộc 2 dòng thuần khác nhau có kiểu gen
như thế nào?( Aabb và aaBB)
+ học sinh tự viết sơ đồ lai từ P đến F
2
.
▼P
tc
: tròn x tròn → F
1
dẹt; F
2
: 9dẹt: 6tròn:
1dài.
P
tc
: HHồng x HĐậu → F
1
Hồ đào; F
2
:
9HĐào: 3HH: 3Hđậu: 1lá.
? Các kết quả này giải thích thế nào?

? Thế nào là tương tác cộng gộp?

I. Tương tác gen:
- Khái niệm là sự tác động qua lại giữa các gen
trong quá trình hình thành một kiểu hình.
1. Tương tác bổ sung:
a) Thí nghiệm: Hoa đậu thơm (hoặc chiều cao ngô)
P
tc
: H.đỏ x H.trắng
F
1
: 100% cây hoa đỏ.
F
1
x F
1
→ F2≈ 9 hoa đỏ : 7 hoa trắng.
b) Giải thích:
- Tỷ lệ 9:7→ F
2
có 16 tổ hợp gen → F
1
dị hợp tử
về 2 cặp gen (vd : AaBb-đỏ) nằm trên 2 cặp NST
khác nhau → màu hoa do 2 cặp gen quy định.
- Quy ước KG :
A-B- : hoa đỏ
A-bb; aaB-; aabb: hoa trắng.
→ KG của Ptc là AAbb và aaBB.
- Viết sơ đồ lai đến F
2

ta thu được :
F
2
: 9A-B-: 3A-bb: 3aaB- 1aabb
9cao : 7 thấp



2. Tương tác cộng gộp:
a) Khái niệm: Là kiểu tương tác trong đó các alen
trội khác nhau đều có vai trò như nhau đối với sự
biểu hiện kiểu hình.(mỗi alen trội đều làm tăng sự
biểu hiện của KH lên một chút ít)
b) Ví dụ: Màu da người ít nhất do 3
gen(A,B,C) cả 3 gen cùng qui định tổng hợp sắc tố
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

20
Hoạt động của thầy và trò Nội dung




GV hướng dẫn hs quan sát hình 10.1 phân tích và
đưa ra nhận xét
? Hình vẽ thể hiện điều gì? (màu sắc trên hình vẽ)
? So sánh khả năng tổng hợp sắc tố ở những cơ
thể mà KG chứa từ 0 đế 6 alen trội ?
Cơ thể có 6 alen trội
→ lượng melanin gấp 6 lần

cơ thể chỉ 1 alen trội => da đen thẫm nhất.
? Nếu tính trạng có càng nhiều gen quy định thì
hình dạng đồ thị sẽ như thế nào?
( Số loại KG và KH tăng, sự sai khác giữa các
KH nhỏ, đồ thị chuyển sang đường cong chuẩn )
* Lúa mì: P
tc
: Hạt đỏ x Hạt trắng
F
1
: Hạt đỏ→ F
2
: 15đỏ: 1trắng
(15 đỏ từ đậm đến nhạt, tùy số lượng alen trội,;
Trắng: không có alen trội)
? Tỉ lệ các loại màu sắc hạt theo độ đậm nhạt
ntn?
( tỷ lệ 1:4:6:4:1 thay cho 9:7 hoặc 9:3:3:1)
? Theo em những tính trạng loại nào (số lượng
hay chất lượng) thường do nhiều gen quy định?
cho vd ? nhận xét ảnh hưởng của môi trường
sống đối với nhóm tính trạng này?
*HĐ2 : Tìm hiểu tác động đa hiệu của gen:
▼HS đọc SGK và quan sát hình 10.2
+ Người đồng hợp tử HbSS đều tổng hợp ra các
chuỗi hêmôglôbin có cấu hình không gian thay
đổi dễ bị kết dính khi hàm lượng ôxy trong máu
thấp dẫn đến hồng cầu biến dạng thành hình liềm
melanin. Chúng nằm trên 3 cặp NST tương đồng
khác nhau chi phối. Càng nhiều alen trội da càng

đen, không có alen trội nào da trắng nhất.

- Phần lớn các tính trạng số lượng (năng suất) là do
nhiều gen quy định tương tác theo kiểu cộng gộp
quy định.
1
1 1
1 2 1
1 3 3 1
1 4 6 4 1
1 5 10 10 5 1
1 6 15 20 15 6 1




II. Tác động đa hiệu của gen:
1. Khái niệm:
- Là hiện tượng DT mà một gen ảnh hưởng đến sự
biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
2. Ví dụ:
- HbA hồng cầu bình thường
- HbS hồng cầu lưỡi liềm→ gây rối loạn bệnh lý
trong cơ thể.(rối loạn tâm thần, liệt, viêm phổi,
thấp khớp, suy thận )
4. Củng cố:
- Đọc phần tổng kết cuối bài.
- Trả lời câu hỏi SGK.
- Btập : + P
tc :

Gà trắng x trắng -> F
1
: trắng -> F
2
: 13 trắng : 3 có màu
+ P
tc :
Chuột đen x trắng -> F
1
: Xám -> F
2
: 9 xám : 3 đen : 4 trắng
Giải thích
5.Hướng dẫn về nhà :
- Học bài , trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bài 11 “Liên kết gen, hoán vị gen”












Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.


21
Tiết 11 Ngày soạn: 27/9/2008

Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I.Mục tiêu:
- Học sinh phải nhận biết được hiện tượng liên kết gen.
- Giải thích được cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen
- Nêu được ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen.
II. Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ phóng hình 11 SGK .
III. Phương pháp: Phát vấn, thảo luận
VI. Tiến trình:
1) ổn định:
- Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
2) Kiểm tra bài cũ:
- Hãy nêu khái niệm tương tác gen và cho ví dụ minh hoạ.
3) Bài mới:
Bài 11: liên kết gen và hoán vị gen
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu liên kết
gen
▼ Tóm tắt thí nghiệm của Moocgan,
giải thích kết quả và viết SĐL.
? Em có nhận xét gì về kết quả phép
lai trên?
(Không tuân theo quy luật Menđen vì
nếu tuân theo quy luật Menđen thì tỷ
lệ phân ly phải là 1:1:1:1)
? Giải thích ntn? (trội-lặn, kgen F
1

,
tính trạng nào dt cùng nhau )
(Gen qui định MS thân và KT cánh
cùng nằm trên 1 nst)
? SĐL?

* Hoạt động 2: Tìm hiểu hoán vị
gen
▼Nghiên cứu nội dung mục II.1 trình
bày t/nghiệm của Moocgan.
? Phép lai này có gì giống và khác
phép lai trên?
? Để F
a
có những KH này thì ♀F
1
phải
cho những giao tử nào? Vì sao?
GV biện luận viết SĐL
- 2 phép lai cho kết quả khác nhau và
khác quy luật MD.
f%=
185206944965
185206
+++
+
x
100=17%







* Hoạt động 3: Tìm hiểu ý nghĩa
I.Liên kết gen:
1. Thí nghiệm:
- P
tc
♀Thân xám,cánh dài x ♂ đen, cụt
F
1
100% thân xám, cánh dài.
♂F
1
thân xám,cánh dài x ♀ đen, cụt
F
a
1 thân xám,cánh dài:1 thân đen, cụt

2. Giải thích:
- Mỗi NST gồm 1 p.tử ADN. Trên 1 p.tử chứa nhiều gen, mỗi
gen chiếm 1 vị trí xác định trên ADN (lôcut)→ các gen trên 1
NST di truyền cùng nhau→ gen liên kết.
- Số nhóm gen liên kết= số lượng NST trong bộ đơn bội (n).
II. Hoán vị gen:
1.Thí nghiệm của Moocgan và hiện tượng hoán vị gen:
- P
tc
♀Thân xám,cánh dài x ♂ đen, cụt

F
1
100% thân xám, cánh dài.
♀F
1
thân xám,cánh dài x ♂ đen, cụt
F
a
495 thân xám,cánh dài ; 944 đen,cụt
206 thân xám, cánh cụt ; 185 đen, dài
2. Cơ sở tế bào học của hiện tượng hoán vị gen:
- Gen quy định màu thân và kích thước cánh nằm trên cùng 1
NST.
Khi giảm phân: Đa số TB các gen này đi cùng nhau, ở 1 số tb
xảy ra tiếp hợp dẫn đến trao đổi đoạn NST giữa 2 NST trong
cặp tương đồng (đoạn trao đổi chứa 1 trong 2 gen trên)→
hoán vị gen
- Tần số hoán vị gen=%số cá thể có KH tái tổ hợp
- Tần số hoán vị gen(f%)=tổng tỷ lệ% giao tử sinh ra do hoán
vị.
- Tần số hoán vị gen(f%)≈ 0%
− 50% (f%≤50%)
- Các gen càng gần nhau trên NST thì f% càng nhỏ và ngược
lại f% càng lớn.
III. ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen:
1.ý nghĩa của hiện tượng liên kết gen:
- Các gen trên cùng 1 NST luôn di truyền cùng nhau nên duy
trì sự ổn định của loài.
- Thuận lợi cho công tác chọn giống.
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.


22
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
của LKG và HVG
?Hiện tượng liên kết gen có ý nghĩa
như thế nào ?
(Trong chọn giống thường chọn tính
trạng tốt đi kèm nhau)
?Hiện tượng hoán vị gen có ý nghĩa
như thế nào ?
+ Các gen trên 1 NST khi f% càng lớn
thì vị trí lôcut gen càng xa nhau và
ngược lai→ xây dựng bản đồ gen trên
NST đó.

2. ý nghĩa của hiện tượng hoán vị gen:
- Do hiện tượng hoán vị gen→tạo ra nhiều loại giao tử →hình
thành nhiều tổ hợp gen mới tạo nguồn nguyên liệu biến dị di
truyền cho quá trình tiến hoá và công tác chọn giống.
- Căn cứ vào tần số hoán vị gen → trình tự các gen trên NST
(xây dựng được bản đồ gen).
- Quy ước 1% hoán vị gen=1 cM(centimoocgan)

4) Củng cố:
- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
* Kiến thức bổ sung:
+ Hoán vị gen thường xảy ra ở giới nào???
- Về mặt lý thuyết hiện tượng hoán vị gen đều có thể xảy ra ở cả 2 giới với tỷ lệ như nhau.
- Trên thực tế người ta thấy ở các loài NST xác định giới tính ( kiểu NST giới tính XX và XY) hiện
tượng trao đổi chéo NST trong giảm phân dẫn dến hoán vị gen thường xảy ra ở giới chứa NST giới

tính kiểu XX.
+ Số nhóm gen liên kết thường b
ằng số NST trong bộ đơn bội (n)???
- Mỗi NST thường chứa 1 p.tử ADN. Trên p.tử ADN các nuclêôtit thường liên kết với nhau rất bền
vững đặc trưng cho p.tử ADN đó đồng thời có chứa các gen→ các gen liên kết với nhau.
- Trong các quá trình phân bào các NST phân ly độc lập với nhau dẫn đến các gen trên NST đó cũng
luôn di truyền cùng nhau hình thành nhóm gen liên kết.
- Trong tế bào sinh dưỡng các NST tồn tại thành từng cặp tương đồng(2n). do đó số lượng nhóm gen
liên kết bằ
ng số cặp NST tương đồng ( n)
+Tại sao tần số hoán vị gen không vượt quá 50% ( f% ≤ 50%)???
- Bình thường từ 1 tế bào sinh giao tử tối đa cho ra 2 loại giao tử với tỷ lệ tương đương( tính theo lý
thuyết).
- Nếu xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân từ 1 tế bào sinh giao tử cũng chỉ cho ra 4 loại giao tử : 2
loại giao tử bình thường và 2 loại giao tử hoán vị với tỷ lệ tương đương nhau mỗi loạ
i chiếm 50%.
- Nếu xảy ra trao đổi chéo ở tất cả các tế bào sinh giao tử thì sinh ra tỷ lệ các loại giao tử bình thường
và giao tử có hoán vị tương đương nhau (mỗi loại giao tử =50%)→ f% = 50%.
- Trên thực tế tần số trao đổi chéo giữa các NST kép trong cặp NST tương đồng trong các tế bào sinh
giao tử thường nhỏ ( < 100% số tế bào tế bào sinh giao tử ) do đó tần số hoán vị gen f% < 50%.
*Chú ý:
- Hoán vị gen chỉ có thể xảy ra khi ta xét ít nhất với 2 cặp gen cùng nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
- Trường hợp 2 cặp gen đều đồng hợp tử hoặc có 1 cặp dị hợp tử thì hoán vị gen có xảy ra nhưng
không đem lại hiệu quả ( Không làm thay đổi kiểu gen của giao tử hình thành)
- Trường hợp có từ 3 cặp gen trở lên hoán vị gen có thể xảy ra ở giữa các gen. Nếu xảy ra ở 1 điể
m
hay ở 2 điểm không cùng lúc→ hoán vị đơn. Nếu xảy ra ở 2 điểm cùng lúc → hoán vị kép.
- Các giao tử cùng loại( liên kết, hoán vị) thường có tỷ lệ tương đương nhau. Tỷ lệ các loại giao tử
liên kết > tỷ lệ các loại giao tử hoán vị đơn> tỷ lệ các loại giao tử hoán vị kép.


5) Hướng dẫn về nhà:
- Trả lời câu hỏi SGK
- Tìm hiểu DT liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân





Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

23
Tiết 12 Ngày soạn: 30/9/2008

BÀI 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH
VÀ DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN
I.Mục tiêu :
- Nêu được các đặc điểm di truyền của các gen nằm trên NST giới tính( X và Y)
- Giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt về cách thức di truyền của các gen nằm trên
NST thường với gen nằm trên NST giới tính.
- Nêu được 1 số ứng dụng của sự di truyền liên kết với giới tính.
- Nêu được đặc điểm di truyền của gen ngoài nhân và cách thức nhận biết 1 gen nằm ở trong nhân
hay ngoài nhân.
II.Phương tiện dạy học:
- Tranh vẽ phóng hình 12.1, 12.2 SGK
III. Phương pháp:
VI. Tiến trình:
1. ổn định: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
2. Bài cũ:
- Làm thế nào có thể phát hiện được 2 gen nào đó liên kết ( liên kết không hoàn toàn- hoán vị gen )
hay phân ly độc lập ? (Lai ptích tỉ lệ 1:1, 1:1:1:1, 4KH khác 1:1:1:1)

3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
* Hoạt động 1: Tìm hiểu DT liên kết
với giới tính
▼HS đọc sgk + hình12.1 và cho biết :
? NST gtính là gì ? các nst này giống
hay khác nhau ?
? Nếu cặp nst gtính khác nhau (H 12.1)
thì chứa gen giống nhau không ?
gthích ? (đoạn chứa locus gen giống
nhau)
? Cơ chế nào xác định giới tính ?
- Bằng nst giới tính.
- Bằng cơ chế khác.
Gen nam tính SRY (làm cho mô sinh
dục thành tinh hoàn, nếu không có
gen này thì ptriển thành noãn hoàng)
1900: Gặp người nam XX vì trên 1 nst
X có gen này; và nữ XY vì Y mất gen
này
Gen nữ giới DSS ở vai ngắn của X
1994: gặp nam XY nhưng có cqsd nữ -
do lặp đoạn vai ngắn nst X- càng dài-
> lệch về giới nữ.
▼HS tóm tắt t/n của Moocgan
? Nhận xét gì về sự xuất hiện tính trạng
màu mắt ở từng giới?
? Moocgan giải thích ntn?
▼Từ hình 12.2, hãy viết SĐL



NST Y ở 1 số loài hầu như không chứa
gen, ở người chứa 78 gen.
? Gen nằm trên Y không có alen trên X
(không có phần tương đồng với X) sẽ
được biểu hiện ra kiểu hình như thế nào?
I. Di truyền liên kết với giới tính:
1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính
bằng NST:
a) NST giới tính:
- Là NST chứa các gen quy định giới tính.
- Có thể gồm 2 tương đồng( ví dụ XX) hoặc không tương
đồng ( ví dụ XY).
- Trên cặp NST giới tính không tương đồng vẫn có những
đoạn tương đồng ( giống nhau giữa 2 NST ) và những đoạn
không tương đồng (chứa các gen khác nhau đặc trưng cho
NST đó)
b) Một số cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST:
+ Dạng XX và XY
- ♀ XX, ♂ XY: Người, lớp thú, ruồi giấm
- ♂ XX, ♀ XY: Chim, ếch, bò sát, bướm 1 số cá
+ Dạng XX và XO:
- ♀ XX, ♂ XO: Bọ xít, châu chấu, nhện, rệp
- ♂ XX, ♀ XY: Bọ nhậy
2. Sự di truyền liên kết với giới tính:
a) Gen trên NST X:

- Thí nghiệm: (lai thuận-nghịch ở RD)
- Nhận xét: mắt trắng phổ biến ở giới đực.
- Giải thích: gen quy định màu mắt nằm trên NST X không

có alen tương ứng trên Y nên con đực (XY) chỉ có 1 gen lặn
là được biểu hiện ra kiểu hình.
- SĐL: ???
b) Gen trên NST Y:
- Gen nằm trên NST Y không có alen trên X luôn được biểu
hiện ra kiểu hình ở 1 giới chứa NST Y.
VD: tật dính ngón 2-3, túm lông trên tai
c) ý nghĩa của sự di truyền liên kết với giới tính:
- Phát hiện sớm giới tính của vật nuôi nhằm đem lại hiệu
quả kinh tế cao trong chăn nuôi.
II. Di truyền ngoài nhân:
Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

24
Hoạt động của thầy và trò Nội dung
? ý nghĩa của DT liên kết với gtính?
- Chủ động tạo ra đặc điểm di truyền nào
đó gắn với giới tính. (X
a
X
a
x X
A
Y->F?)
* T/n của Coren, 1909
▼ Rút ra nhận xét gì?
+ F
1
có kiểu hình giống mẹ ( di truyền
theo dòng mẹ).


? Giải thích ntn về hiện tượng này?
? Khi thụ tinh giới nào đóng góp TBC
nhiều hơn?
? DT ngoài nhân có đặc điểm gì? Giải
thích?

1.Ví dụ: ( cây hoa phấn Mirabilis jalapa)
- Lai thuận: ♀lá đốm x ♂lá xanh→ F
1
100% lá đốm.
- Lai nghịch: ♀lá xanh x ♂lá đốm →F
1
100% lá xanh.
2. Giải thích:
- Khi thụ tinh giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như
không truyền tế bào chất cho trứng.
3. Đặc điểm dt ngoài nhân
- Các gen nằm trong tế bào chất (trong ty thể hoặc lục lạp)
đều di truyền theo dòng mẹ.
- Các tính trạng di truyền qua TBC ko tuân theo các định
luật chặt chẽ như sự di truyền qua nhân (TL KH )
4. Củng cố:
- Câu hỏi và bài tập cuối bài.
- Phương pháp phát hiện quy luật di truyền
+ DT liên kết với giới tính: kết qủa 2 phép lai thuận nghịch khác nhau
+ DT qua TBC : kết quả 2 phép lai thuận nghịch khác nhau và con luôn có KH giống mẹ
+ DT phân li độc lập: kết quả 2 phép lai thuân nghịch giống nhau
* Kiến thức bổ sung:
+ Gen nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y ( ở người)

- Nam chỉ cần chứa 1 gen lặn đã được biểu hiện ra kiểu hình.
- Một số bệnh do gen đột biến lặn trên NST X không có alen trên Y ở người là: gen gây bệnh mù màu
( thường là không phân biệt được màu đỏ và xanh lục), gen gây bệnh máu khó đông → trong các
người bị mù màu, máu khó đông nam thường chiếm tỷ lệ rất lớn.
- Có hiện tượng di truyền chéo : Từ mẹ cho con trai.Vì người con trai bao giờ c
ũng nhận NST giới
tính Y từ bố và NST giới tính X từ mẹ qua các giao tử. Bệnh của con trai do mẹ truyền cho.
+ Gen nằm trên NST Y không có alen tương ứng trên X:
- Vì chỉ có nam mới có NST giới tính Y nên nữ sẽ không có các tính trạng này như là tật dính 2 ngón
tay, có túm lông trên tai
- Trong di truyền người con trai sẽ nhận giao tử chứa NST giới tính Y từ bố do vậy chỉ có 1 gen lặn
cũng được biểu hiện ra kiểu hình.
- Có hiện tượng di truyền thẳng : Từ bố cho con trai.
+
ứng dụng di truyền liên kết với giới tính trong chăn nuôi
- Tằm đực cho năng suất tơ cao hơn tằm cái do đó dựa vào các đặc điểm tự nhiên hoặc người ta chủ
động tạo ra các đặc điểm liên kết với giới tính được biểu hiện ở vỏ trứng để loại bỏ trứng nở ra tằm
cái đem lại hiệu quả kinh tế cao trong nuôi tằm lấ
y tơ.
- Trong chăn nuôi gà công nghiệp cũng vậy người ta chủ động tạo ra đặc điểm di truyền liên kết với
giới tính biểu hiện ở vỏ trứng hay gà con mới nở để phục vụ cho việc nuôi gà thịt ( gà trống cho năng
suất thịt cao hơn gà mái) hay nuôi gà đẻ trứng.
* Bài tập
Bệnh mù màu đỏ -xanh lục ở người do 1 gen lặm nằm trên NST X quy định, một phụ nữ bình thường có
em trai bị bênh mù màu lấy 1 người chồng bình thường, xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng
bị bệnh là bao nhiêu? biết bố mẹ của cặp vợ chồng này không bị bệnh . Nếu cặp vợ chồng này đã sinh
được 1 con trai thì xs để con trai đó bị bù màu là bn ?
(
2
1

x
4
1
=
8
1
) ; (
2
1
x
2
1
=
4
1
)
5.Hướng dẫn về nhà : - Trả lời các câu hỏi, bài tập sgk
- Giữa gen, môi trường và tính trạng có mối quan hệ tương tác nhau ntn?
Tiết 13: Ngày soạn:03/10/2008

Nguyễn Trung Thành - Trường THPT BC KrôngPăk.

25
BÀI 14: THỰC HÀNH : LAI GIỐNG


I.Mục tiêu bài dạy:
- Học sinh phải có kỹ năng bố trí thí nghiệm trong nghiên cứu di truyền học: thí nghiệm lai, tạo
dòng thuần chủng, đánh giá kết quả thí nghiệm bằng phương pháp thống kê X
2

.
- Rèn luyện phương pháp nghiên cứu di truyền học thông qua các băng hình, ghi lại quá trình lai tạo
giống, sau đó đánh giá kết quả lai được cung cấp bởi các nhà di truyền học hoặc bởi chính các thầy
cô.
II.Phương pháp:
III. Chuẩn bị: - SGK
- Máy chiếu projecto và phim về 1 số phương pháp lai( nếu có).
- Kết quả 1 số phép lai của các nhà di truyền học.
IV. Tiến trình:
1) ổn định: - Kiểm tra sĩ số- chuẩn bị bài của học sinh.
2) Bài cũ:
3. Bài mới:
Bài 14: thực hành lai giống và đánh giá kết quả thí nghiệm
bằng phương pháp thống kê χ
2

I. Nội dung và cách tiến hành:

1) Nội dung thí nghiệm:
- Lớp 9 đã t/n về lai giống TV
- Lớp 12: Các t/n lai cá cảnh
+ Cá kiếm: P: mắt đen x mắt đỏ
+ Cá mún : P : mắt xanh x mắt đỏ
Xác định tính trạng do 1 hay nhiều gen (
1gen), tính trạng nào trội (đen, xanh)
+ Cá khổng tước : P : lá đốm x ♂có vây lưng x ♀không có vây
Xác định tính trạng do gen NST nào ? (
trên Y)
2) Cách tiến hành:
- Tạo dòng thuần, nuôi cách li các dòng thuần.

- Chọn cá 3-5 tháng tuổi đem lai.
- Ghi lại kết quả.
II- Hướng dẫn học sinh phương pháp thống kê χ
2
: (hoặc xem phim)
1.Ví dụ:
- Kết quả 1 phép lai giữa cây đậu Hà lan hoa đỏ, hạt tròn với cây đậu hoa trắng, hạt nhăn là: 140 cây hoa
đỏ, hạt tròn: 135 cây hoa trắng, hạt nhăn: 110 cây hoa đỏ, hạt nhăn:115 cây hoa trắng, hạt tròn.
* Mức độ tin cậy của phép lai này như thế nào? Tỷ lệ phép lai trên có được coi như tỷ lệ 1:1:1:1 không ?
2. Cách tiến hành đánh giá:
Để đánh giá TL kiểu hình trên là đúng 1:1:1:1=> sử dụng phép thử χ
2
- Công thức tính giá trị χ
2

χ
2
=
E
EO


2
)(

Trong đó: - O là số liệu thực tế thu được (TL kiểu hình của phép lai)
- E là số liệu tính theo lý thuyết (TL kiểu hình theo lý thuyết)
- Theo cách tính đó ta có bảng thống kê sau:

Tỷ lệ kiểu hình

O E
( O − E)
E
EO
2
)( −

Đỏ, tròn 140 125 225 1,8
Trắng, nhăn 135 125 100 0,8
Đỏ, nhăn 110 125 225 1,8
Trắng, tròn 115 125 100 0,8

500 500 χ
2
= 5,2

-Tra bảng 14.2 chiếu trên bảng phân bố giá trị χ
2

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×