Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tâm sự giáo viên tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.79 KB, 2 trang )

Là giáo viên tiếng Anh, chúng tôi cũng đau lòng
Tags: Việt Nam, LÊ THỊ HÒA, Anh HS, Anh THCS, sự bất hợp lý, Học Tiếng Anh, của chúng tôi, không cần thiết, khi bắt đầu, giáo viên,
ngữ pháp, kiến thức, đau lòng, từ vựng, sách
Tôi là GV đang dạy tiếng Anh THCS ở một tỉnh nhỏ . Tôi hoàn toàn đồng ý với những bài viết của độc giả. Rõ ràng
là giáo viên chúng tôi rất khó khăn và đau lòng khi phải truyền thụ kiến thức cho HS với 1 chuơng trình bất hợp lý.
>> Học tiếng Anh ở trường chỉ để… thi!
>> Tiếng Anh, dạy không nổi, học cũng không nổi
Khi bắt đầu dạy chương trình mới chúng tôi đã nêu ý kiến, nhưng hầu như đó chỉ là "cho có lệ", không thấy ai
chỉnh sửa. Có phải là tiếng nói của chúng tôi - những GV trực tiếp đứng lớp là không đúng và không đáng quan
tâm?
Đã mấy năm từ khi dạy sách cải cách, HS dường như không nắm được cả 4 kỹ năng học ngoai ngữ, bởi vì mục
tiêu dạy là giao tiếp nhưng chương trình đa số bài lại nghiêng về dạy văn phạm. So với sách cũ, dù chỉ nặng về viết
và đọc, HS lúc ấy vẫn còn nắm được căn bản vì nội dung không quá nhiều.
Lượng thời gian có hạn mà chúng tôi phải giảng giải từ và kiến thức văn phạm không cần thiết khiến cho HS
không nắm dược cái gì chính yếu, biết một cách lan man, trừ 1 số bài dễ ở lớp 6, còn hầu như từ lớp 7 HS bắt
đầu "ngọng". Ở lớp 8 thì sự bất hợp lý như độc giả đã nêu, các bài ngữ pháp quá nặng HS không kham nổi , bản
thân GV không thể bỏ bớt vì thi là làm bài viết.
Chúng tôi có hỏi vài câu thì HS ú ớ, từ vựng dù cũ cũng thành mới bởi đã bị "hẫng "từ lớp dưới - dĩ nhiên không
phải do GV lớp dưới không dạy. Giờ học tiếng Anh HS như những người "khuyết tật" về nghe nói. Hình như các
nhà soạn sách quá chủ quan, quên mất tuổi và trình độ tiếp thu của HS. Mặt khác, HS không chỉ học tiếng Anh mà
còn các môn khác vốn cũng rất nặng nề. Tội nghiệp cho HS của chúng tôi lắm!
LÊ THỊ HÒA
Tôi đã từng tham gia học bồi dưỡng về sách TA, từ sách "cải cách" đến "giảm tải" rồi mới đến "sách mới" hiện
đang sử dụng. Và tôi nhận ra sách "giảm tải", "sách mới" còn nặng nề hơn cả sách "cải cách".
Thầy cô giáo vẫn còn dạy kiểu cũ, coi trọng reading comprehension (đọc), dựa trên nền tảng grammar (ngữ pháp).
Học sinh có trả lời sai thiếu gì đó lại bắt bẻ. Tôi nghĩ lỗi do người soạn sách, soạn theo trình độ cao chứ không
phải một bộ giáo trình cơ bản.
LÊ ĐÌNH VINH
Là một người công tác trong ngành xây dựng, được công tác tại một số dự án xây dựng vốn vay ngân hàng nước
ngoài (ODA), tôi có cơ hội thường xuyên được ôn luyện TA từ các chuyên gia, kỹ sư các nước. Tôi cũng rất quan
tâm đến việc học TA của con tôi, thường xuyên xem sách học của các cháu học sinh các cấp.


Tôi đồng ý rằng các cháu khi học ngoại ngữ thì phải học có bài bản, phải đúng ngữ pháp. Tuy nhiên vấn đề tôi đặt
ra ở đây là nhiều khi xem sách học của cháu, tôi thật không hiểu tại sao lại nặng về ngữ pháp, học thuật quá nhiều,
khi chỉ hỏi các cháu mấy câu giao tiếp thông thường thì các cháu thường rất khó khăn để trả lời đúng, nói chi đến
giao tiếp với người nước ngoài. Vậy mà con tôi luôn được điểm cao về môn TA.
Khi còn ở nước ngoài, học tiếng nước họ, tôi thấy sách dạy tương đối dễ hiểu, không khó như các cháu học ở
trường phổ thông bây giờ. Với trình độ của tôi, tôi cảm thấy sách của các cháu hàn lâm quá. Mẹ của cháu là giáo
viên TA, vậy mà khi mẹ cháu giảng bài cho cháu theo sách giáo khoa, tôi không hiểu với những kiến thức sách đưa
ra xa với hoàn cảnh, thực tiễn tại Việt Nam thì các cháu liệu có nhớ nổi không?
Tôi không dám lạm bàn về kiến thức được đưa ra trong sách giao khoa TA của các cháu, tôi chỉ nghĩ mục đích của
học ngoại ngữ cốt để hội nhập được. Nói vậy nghe có vẻ to tát quá, nhưng quả thật nếu không hội nhập được thì
học làm gì? Bởi vậy, theo tôi nhà giáo dục hãy nghiên cứu để các cháu học có thực tiễn hơn, gần gũi với cuộc
sống hơn, biết được văn phong của tiếng Anh như thế nào chứ không nên nặng về nghiên cứu tiếng Anh.
NGÔ THANH
Tôi là 1 học sinh đang học tại Mỹ. Khi còn ở Việt Nam điểm học trong môn TA rất khá, nói chuyện với giáo viên
cũng bằng TA, nhưng ko hiểu sao qua đến Mỹ thì trình độ TAchỉ được xem như là người không đến nỗi mù chữ.
Học sinh Việt Nam hơn hẳn những học sinh của các nước khác đang học ESL (English as Second Language) về
ngữ pháp nhưng cũng chẳng làm được gì vì thiếu vốn từ vựng và cả cách phát âm cũng sai be bét, phải học lại co8
bản từ đầu. Qua đó tôi cảm thấy việc học TA ở Việt Nam đúng thật là học để "thi".
TONG CHENH
Tôi là sinh viên mới ra trường. Những kiến thức từ trường Đại học (ĐH) giúp ích cho tôi rất nhiều, nhưng ngoại trừ
môn TA. Hai năm đầu ĐH, chúng tôi học anh văn không chuyên - tức là học những ngữ pháp, từ vựng mà từ hồi
lớp 6 chúng tôi đã từng học. Cô giáo chỉ việc đọc và ghi từ vựng lên bảng, SV chỉ việc chép vào vở. Không có cái
gọi là SV tự nói với nhau.
Đến 2 năm học chuyên ngành cũng vậy. Từ vựng chuyên ngành rất khó nên chúng tôi phải học thuộc từng từ và nó
là phần chủ yếu mà giảng viên hay cho thi. Ngữ pháp thì cũng mấy thì, câu bị động, các mệnh đề lặp đi lặp lại. Cái
mà chúng tôi cần là được đối thoại để trau dồi kỹ năng nói. Nhưng suốt 4 năm ĐH không có buổi học nào chúng tôi
được đối thoại với nhau bằng TA. Ra trường rồi tôi phải đi học thêm khóa TOEFL để khi gặp người nước ngoài có
thể nói chuyện "vài câu" với họ.
LÊ CHINH

×