Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Khảo sát giáo viên tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.71 KB, 2 trang )

Khảo sát tiếng Anh: Giáo viên lo thi trượt
(Dân trí) - Theo kế hoạch của Sở GD-ĐT TPHCM, giáo viên tiếng Anh các cấp sẽ trải qua kỳ sát
hạnh kiểm tra năng lực. Điều này làm không ít giáo viên lo lắng nếu mình thi “trượt chuẩn” thì sẽ
thế nào?
>> TPHCM khảo sát năng lực giáo viên tiếng Anh
Hôm qua 16/10, tại Trung tâm Anh văn Hội Việt Mỹ (Q.1, TPHCM), 756 giáo viên (GV) tiếng
Anh tiểu học trên toàn thành phố đã tham gia khảo sát trình độ.
GV phải trải qua bài thi kiểm tra năng lực ngôn ngữ của Anh văn Hội Việt Mỹ. Đây là bài thi xếp
lớp tiếng Anh của nhà xuất bản Oxford, đơn vị đối tác với Anh văn Hội Việt Mỹ về chuyên môn.
Bài thi bao gồm các kỹ năng nghe, đọc viết và các kiến thức ngữ pháp, từ vựng, ngữ âm. Kết quả
bài thi được phiên theo khung tham chiếu năng lực Ngoại ngữ chung châu Âu (CEFR).
Để đánh giá kỹ năng nói, bài thi cũng được bổ sung thêm phần thi vấn đáp và nội dung đánh giá
dựa theo bảng mô tả đánh giá của CEFR. Giám khảo hỏi thi nói là GV nước ngoài bản ngữ hoặc
GV Việt Nam có bằng Thạc sĩ tiếng Anh đã qua các buổi huấn luyện về đánh giá kỹ năng nói.
GV tiếng Anh tiểu học tại TPHCM tham dự khảo sát năng lực ngày 16/10/2011. (Nguồn ảnh:
)
Mới đây, Sở GD-ĐT TPHCM cũng thông báo, tháng 12 tới, GV tiếng Anh các bậc THCS, THPT
thuộc các quận 1, 3, 4, 5, Phú Nhuận, Bình Thạnh… cũng sẽ tham gia khảo sát năng lực trước
khi mở rộng phạm vi khảo sát ra các quận huyện. Điều này gây hoang mang cho rất nhiều GV.
Nhiều GV phản ánh, thông báo này quá bất ngờ và cập rập, đẩy GV vào tình thế bị động… buộc
phải thi. Trong khoảng thời gian 2 tháng ôn tập sẽ rất khó khăn cho thầy cô. Nhiều GV cũng bức
xúc cho rằng việc khảo sát dùng tiêu chí của châu Âu để “vận” vào GV trong nước là sự áp đặt,
làm khó thầy cô.
GV không phủ nhận việc việc khảo sát có mặt tích cực để GV lâu nay chỉ quanh quẩn trong các
bài dạy sẽ có thêm cơ hội để tiếp cận, tìm hiểu các kiến thức mở rộng. Tuy nhiên, theo GV, nếu
tiến hành khảo sát, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng cho GV thì hợp lý còn quy ra điểm “đỗ
trượt” sẽ rất áp lực. Thế nên không ít GV không muốn tham dự khảo sát nhưng không xong vì
theo chỉ đạo từ Sở, GV thuộc đối tượng khảo sát nếu không tham gia khảo sát năng lực tiếng Anh
đợt này sẽ tự túc kinh phí về sau trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ nhằm đạt chuẩn theo
quy định của Bộ GD-ĐT.
“Chúng tôi đều đã có bằng sư phạm, phải đủ tiêu chuẩn chúng tôi mới được tuyển vào trường


học để giảng dạy. Việc “bị” kiểm tra lại thế này làm nhiều người bị tổn thương, nhất là với GV
lâu năm. Nếu trượt chúng tôi sẽ thế nào? Bây giờ tôi cũng chỉ biết ôn luyện, còn kết quả đến đâu
cũng đành mặc kệ”, một GV tiếng Anh THPT tại Q.3 chia sẻ.
Đây cũng là tâm trạng chung của các GV. Nếu trải qua cuộc sát hạnh thì không sao nhưng nếu
trượt họ vô cùng lo lắng đồng nghiệp và cả học trò sẽ đánh giá về mình. Lúc đó, liệu GV còn đủ
tự tin để đứng lớp giảng dạy?
Theo yêu cầu, GV tiếng Anh THCS và THPT sẽ dự kỳ thi chứng chỉ First Certificate in English
(FCE) của Tổ chức đánh giá chất lượng thuộc Trường ĐH Cambridge tại Việt Nam (Cambridge
ESOL) với thời lượng bốn giờ. Bài thi FCE sẽ đánh giá đầy đủ bốn kỹ năng ngôn ngữ: nghe, nói,
đọc, viết của GV. GV THCS phải đạt FCE Grade B&C (60-79 điểm), giáo viên THPT phải đạt
FCE Grade A (80-100 điểm).
Trước lo lắng này của GV, phía Sở GD-ĐT TPHCM nhấn mạnh GV cần hiểu đúng, đầy đủ mục
đích, ý nghĩa của việc khảo sát. Đây là cơ hội tốt để được đánh giá lại trình độ, năng lực của bản
thân, từ đó có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt.
Sau khi kiểm tra trình độ, những GV nào chưa đạt chuẩn, vẫn được các cơ sở giáo dục tạo điều
kiện để tiếp tục giảng dạy nhưng được bố trí thời gian đi học nâng cao trình độ và dự thi lại cho
tới khi được công nhận đạt chuẩn.
Khi nhà trường nhận được kết quả thi của GV, Ban giám hiệu các trường chỉ được phép thông
báo trực tiếp cho GV dự thi và lưu trong hồ sơ công chức cũng như lưu trong hồ sơ quản lý của
Ban giám hiệu để xếp lớp dạy cho phù hợp. Kết quả này không được công bố rộng rãi, không lấy
tiêu chí điểm chuẩn dự thi để xếp thi đua, không làm cho những GV chưa đạt chuẩn hoang mang,
ảnh hưởng đến uy tín của GV.
Hoài Nam

×