Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

MRVT : ý chí , nghị lực tuần 13

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 25 trang )


Kiểm tra bài cũ
Câu tục ngữ dưới đây khuyên ta điều gì ?
Lửa thử vàng, gian nan thử sức.
Khuyên người ta đừng sợ vất vả,
gian nan. Gian nan, vất vả thử thách
con người, giúp con người vững
vàng, cứng cỏi hơn.

Em Vi Văn Đại trong giờ học trên lớp.

Nhà giáo ưu tú, nhà
văn Nguyễn Ngọc kí.
Năm lên 4 tuổi, một
cơn sốt cao khiến cho
đôi bàn tay của thầy
bị bại liệt.

Suốt 6
năm liền,
búp bê
Thu
Hương là
HS giỏi
được thầy
cô, bạn
bè yêu
mến
Năm nay, Hương lên 15 tuổi, sắp tới lên lớp 7 nhưng
chiều cao của cháu chỉ 43cm phần chân bị teo vì bại
liệt nặng 15 kg. Hai chân Hương bại liệt, co quắp nên


em không đứng lên được.

Nguyễn Thị Nguyện bị liệt bẩm sinh, gần
như bất động hoàn toàn.

Bạn Lê Thị Thắm –
Học sinh lớp 5A
Trường TH Đông
Thịnh, Đông Sơn,
Thanh Hóa.

Luyện từ và câu

Bài 1:
a/ Nói lên ý chí, nghị lực của con
người.
M: quyết chí
b/ Nêu lên những thử thách đối với ý
chí, nghị lực của con người.
M: khó khăn
Tìm các từ :
THẢO LUẬN NHÓM 4 : 5 PHÚT

a/ Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người :
b/ Các từ nêu lên những thử thách đối với ý chí,
nghị lực của con người :
quyt chí,
khó khn,

a/ Các từ nói lên ý chí, nghị lực của con người:

quyết chí, bền gan, bền chí, bền lòng, bền vững,
bền bỉ, vững tâm, vững chí, vững dạ, vững lòng,
vững chắc, quyết tâm, quyết chiến, quyết liệt, kiên
nhẫn, kiên trì, kiên nghị, kiên tâm, kiên cường, kiên
quyết, kiên định, kiên trung
b/ Các từ nêu lên những thử thách đối với ý chí,
nghị lực của con người:
khó khăn, gian khó, gian khổ, gian nan, gian lao,
gian truân, thử thách, thách thức, chông gai, sóng
gió, trở ngại, cản trở

Bài 2 : Đặt câu với một từ em vừa tìm được ở
bài tập 1:
b/ Từ thuộc nhóm b.
a/ Từ thuộc nhóm a.
Ví dụ :
Tuần này, lớp 4A quyết tâm giành nhiều điểm 10.

Ví dụ :
Gia đình bạn Lan rất khó khăn nhưng bạn ấy
luôn học giỏi.

(Nói lên ý chí, nghị lực của con người)
(Nêu lên những thử thách đối với
ý chí, nghị lực của con người)

Bài 3 :
Viết một đoạn văn ngắn nói
về một người do có ý chí,
nghị lực nên đã vượt qua

nhiều thử thách, đạt được
thành công.

THẦY: NGUYỄN NGỌC KÝ

“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi

Cao Bá Quát

Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi


Bạch Thái Bưởi là nhà
kinh doanh rất có chí.
Ông đã từng thất bại
trên thương trường, có
lúc mất trắng tay
nhưng ông không nản
chí. “Thua keo này,
bày keo khác”, ông lại
quyết chí làm lại từ
đầu.
“Vua tàu thuỷ” Bạch Thái Bưởi


Gạo đem vào giã bao đau đớn,
Gạo giã xong rồi, trắng tựa bông.
Sống ở trên đời người cũng vậy,
Gian nan rèn luyện mới thành công.
Hồ Chí Minh

NGHE TIẾNG GIÃ GẠO
PHẦN THƯỞNG

Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta phải vất vả mới có lúc
thanh nhàn, có ngày thành đạt.
1. Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho.
2. Người có chí thì nên, nhà có nền thì
vững.
3. Thất bại là mẹ thành công.

Câu tục ngữ nào khẳng định có ý chí thì nhất định
thành công.
2. Có công mài sắt, có ngày nên kim.
1. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
3. Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai !

Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta không nản lòng khi
gặp khó khăn.
1. Thua keo này, bày keo khác.
2. Ai ơi đã quyết thì hành,
Đã đan thì lận tròn vành mới thôi.
3. Người có chí thì nên, nhà có nền thì
vững.

Câu tục ngữ nào khuyên chúng ta hãy giữ vững mục
tiêu đã chọn.
1. Hãy lo bền chí câu cua
Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai !

2. Thất bại là mẹ thành công.
3. Có công mài sắt, có ngày nên kim.


Phi thường cậu bé trải chiếu viết bằng chân ở góc lớp Em Vi Văn Đại và chiếc bàn học đặc biệt

Đang tay xách, vai đeo , chúng tôi thấy 2 cậu bé cõng nhau trên đường. Hỏi ra mới biết là em Vi Văn Đại, 14 tuổi, học sinh trường THCS Thiện Ky -
bị liệt toàn thân son 聧 bằng nghị lực phi thường đã trở thành học sinh xuất sắc. Câu chuyện về em Đại đã khiến chúng tôi rất tò mò.

Nước mắt đàn ông

Bà Tiếng, hàng xóm của Đại cho biết: "Thằng bé vừa được bạn cõng đi chơi đấy. Nó liệt cả người, ngồi còn khó nhưng học giỏi lắm. Nó viết bằng
chân, vậy mà năm nào cũng được khen thưởng. Trẻ con hàng xóm vẫn hay sang nhờ Đại giảng bài giúp. Thế mà lúc mới sinh, người ta cứ bảo nó là
"ma"!". Giọng đầy thương cảm, bà kể: "Thằng cu Đại sống với bố và bà nội từ nhỏ. Mẹ nó bỏ đi từ khi nó mới sinh ra". Nhà Đại đơn sơ, nhỏ bé bên
sườn núi như bao gia đình khác ở vùng rừng núi này. 14 năm trước, ở vùng này, khi người phụ nữ sinh ra con bị khuyết tật thường bị nguyền rủa là
ma ám. Luật bất thành văn là phải đem đứa trẻ bỏ vào rừng, hoặc bỏ trôi suối, thậm chí chôn sống để khỏi ảnh hưởng đến dân bản, dân làng. Thương
con, cha Đại đã bất chấp tất cả

Nghẹn ngào, cha Đại kể: "Đại sinh ra đã bị liệt, ngồi không vững, chân, tay co quắp tội lắm. Cứ đi làm thì thôi, về đến nhà, nhìn thấy con là nước mắt
cứ trào ra. Vì không chịu được cảnh con như thế, sau khi sinh con được 35 ngày, vợ tôi bỏ đi. Mỗi lần con khóc, nước mắt tôi chảy ngược vào trong,
đau ở tim. Gia cảnh khó khăn, nhiều lần con khát sữa đòi bú, tôi chẳng biết làm gì ngoài việc lấy ngô xay ra pha với nước cho con bú thay sữa. Thế
rồi, bố con lần hồi nuôi nhau cùng với sự trợ giúp của bà nội của Đại Năm 2 tuổi, Đại mới nói được từ "Bố", tôi mừng hơn cả bắt được vàng".

Khi 6 tuổi, thấy các bạn đi học, Đại nằng nặc đòi bố cho đến trường. Lúc đầu, cha Đại chỉ hi vọng con mình đến trường được chơi cùng bạn bè cho
vui thôi, sau thấy con đi học về, miệt mài lấy phấn, kẹp vào chân viết, viết, ông vui lắm và động viên con chịu khó tập. Vì không tự đi lại được nên cha
Đại phải đưa cậu đến trường. Về sau, những lúc cha bận, bạn cùng lớp thường đến nhà giúp cõng Đại đến trường.

Học sinh xuất sắc

Nói về cậu học trò đặc biệt của mình, cô giáo Nguyễn Thị Hợp, người đã theo Đại từ những ngày đầu của cấp 2, nghẹn ngào: "Hoàn cảnh của Đại rất

đáng thương. Khi Đại được phân vào lớp tôi chủ nhiệm, thực tâm tôi rất lo và sợ vì em là một học sinh khuyết tật. Nếu ở các thành phố lớn, chắc chắn
em Đại và những trường hợp giống em sẽ được đến học ở những trường chuyên biệt cho học sinh khuyết tật. Thế nhưng, khi đã nhận thì cả cô và trò
đều phải cố gắng hết sức ".

Hồi đầu, vì Đại không ngồi được ở bàn nên cậu được phép ngồi chiếu ở góc cuối của lớp. Đại cứ nghển cái cổ lên để nghe và nhìn một cách khó
nhọc. Ngồi bệt như thế trong thời gian dài, lại viết bằng chân nên nhiều lúc Đại bị chuột rút, ngã về phía sau, giãy, đạp cái chân yếu ớt thương vô
cùng. Ngón chân đôi lúc sưng, tím bầm vì kẹp bút viết nhiều quá. Thấy thế, các bạn trong lớp xin chép, viết bài hộ nhưng Đại không đồng ý. Bây giờ
Đại có thể viết bằng ngón chân một cách bình thường, như người ta viết bằng tay vậy. Đại có thể viết nhanh như các bạn và viết chữ cũng rất tròn, rõ,
không mất nét và được coi là đẹp. Cô Hợp kể, thấy Đại ngồi chiếu ở cuối lớp bất tiện nhiều thứ, nhà trường đã thiết kế riêng cho em một cái bàn đặc
biệt, to, rộng hơn bàn học sinh và không có ghế.

Cô giáo Hợp không ngớt lời khen ngợi cậu học sinh đặc biệt của mình. Từ lớp 1 đến lớp 5 cậu luôn là học sinh giỏi. Khi học lớp 6 và lớp 7, mỗi năm
Đại đều nghỉ hơn 1 tháng để đi chữa bệnh, phẫu thuật nhưng vẫn cố gắng theo học đến cùng. Kiểm tra kiến thức, em vẫn đạt học sinh tiên tiến.

Được tới trường với Đại là một niềm hạnh phúc lớn. Cậu bảo: "Mơ ước của em sau này là thầy giáo dạy học sinh đặc biệt như em. Bây giờ em đang
dùng chân để làm những công việc nho nhỏ phục vụ cho chính mình trong sinh hoạt hàng ngày để đỡ đần cho bố".

Nguyễn Thu Hà

×