Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

Báo cáo phân tích ngành ngân hàng 2013 chứng khoán VPBank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.51 MB, 64 trang )


www.VPBS.com.vn Page | 1


BÁO CÁO NGÀNH LẦN ĐẦU

Tăng trưởng Huy động & Tín dụng



Thị phần Tín dụng (%)



Nợ xấu, 1H2013 (nghìn tỷ VND, %)



Ngành ngân hàng Việt Nam mới thực sự bắt đầu phát triển từ năm 1990.
Từ hệ thống ngân hàng một cấp, đến nay ngành ngân hàng đã phát triển
vượt bậc, trở thành một hệ thống đông đảo các ngân hàng và các tổ chức
phi ngân hàng chỉ trong vòng 23 năm. Hiện tại hệ thống bao gồm năm
ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN), 34 ngân hàng thương mại cổ
phần (NHTMCP), bốn ngân hàng liên doanh (NHLD), năm ngân hàng
100% vốn nước ngoài và 100 chi nhánh và phòng giao dịch ngân hàng
nước ngoài (NHNNg), 18 công ty tài chính, 12 công ty cho thuê tài chính,
và gần 1.100 quỹ tín dụng. Ngân hàng lớn nhất xét trên tổng tài sản là
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, xét trên tổng vốn điều lệ
là Ngân hàng Công thương. Hơn một nửa trong tổng số các NHTMCP có
quy mô nhỏ với tổng tài sản nhỏ hơn 50.000 tỷ đồng và vốn điều lệ nhỏ
hơn 5.000 tỷ đồng. So với các ngân hàng trong khu vực, quy mô các ngân


hàng Việt Nam còn khá khiêm tốn.
Ngành ngân hàng có cấu trúc vừa tập trung vừa phân tán. Các NHTMNN
vẫn đang chiếm lĩnh thị trường mặc dù đang mất dần thị phần vào tay
NHTMCP trong cả lĩnh vực huy động và cho vay. Số lượng chi nhánh,
phòng giao dịch, máy rút tiền tự động, tài khoản ngân hàng, thẻ đều tăng
rất nhanh, tuy nhiên chỉ tập trung ở khu vực thành thị và các thành phố
lớn. Tỷ lệ thâm nhập thị trường của dịch vụ ngân hàng mới đạt 21%,
tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Điều này làm cho ngành
ngân hàng hấp dẫn trong dài hạn.
Ngành ngân hàng Việt Nam đã tăng trưởng huy động và tín dụng rất ấn
tượng trong quá khứ. Tuy nhiên từ năm 2010 trở lại đây, tốc độ tăng
trưởng đã giảm đáng kể. Chúng tôi dự đoán năm 2014 ngành ngân hàng
vẫn tiếp tục tăng trưởng chậm.
Rất khó để ước tính được khối lượng nợ xấu do các ngân hàng Việt Nam
không tuân thủ các quy tắc quốc tế khi phân loại nợ. Tỷ lệ nợ xấu cuối
tháng 11 năm 2013 được báo cáo là 4,55%, tuy nhiên con số này được
thừa nhận rộng rãi là thấp hơn nhiều so với thực tế. Công ty quản lý tài
sản Việt Nam (VAMC) được thành lập vào tháng 7 năm 2013 với nhiệm vụ
xử lý nợ xấu ngành Ngân hàng. Không thể phủ nhận vai trò của VAMC, tuy
nhiên tính hiệu quả của các biện pháp VAMC sử dụng còn đang gây tranh
cãi. Thông tư 02, với các quy định thận trọng hơn về phân loại tài sản và
phương pháp trích lập dự phòng rủi ro sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 06
năm 2014 và được kỳ vọng sẽ làm cho hoạt động của ngân hàng minh
bạch hơn
Lợi nhuận các ngân hàng đã giảm kể từ năm 2011. Trong giai đoạn này,
các NHTMNN và NHNNg đã ổn định hơn các NHTMCP. Do các doanh nghiệp
vẫn tiếp tục gặp khó khăn và tỷ lệ nợ xấu cao, triển vọng lợi nhuận của
các ngân hàng trong năm 2014 tiếp tục bị cản trở bởi nợ xấu.
53,9%
9,14%

0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
Huy động Tín dụng GDP
59,3
58,1
54,1
51,4
51,3
51,8
27,7
26,5
32,0
35,1
35,5
34,8
NHTMNN NHTMCP NHLD, NHNNg Khác
0%
2%
4%
6%
8%
10%

2
4

6
8
10
12
Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu
BÁO CÁO NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
THÁNG 1 NĂM 2014

www.VPBS.com.vn Page | 2



Nội dung
TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 3
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH NGÀNH NGÂN HÀNG 3
NHỮNG NGÂN HÀNG ĐẦU NGÀNH 6
TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM 11
LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN 11
Ngân hàng thương mại nhà nước 12
Ngân hàng thương mại cổ phần 15
Ngân hàng nước ngoài 15
TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG TRONG QUÁ KHỨ 18
Tăng trưởng tài sản 18
Tăng trưởng vốn 19
Tăng trưởng huy động và tín dụng 23
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG 25
Thị phần 25
Cơ sở hạ tầng ngân hàng, phân phối, sự thâm nhập thị trường 27
MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG 31
Tình hình vĩ mô 31

Khung pháp lý 36
KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 38
So sánh ROA & ROE 38
Phân tích Dupont 39
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 40
Bảng cân đối Kế toán 43
Đánh giá chất lượng tín dụng 46
RỦI RO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁC 47
Rủi ro thanh khoản 47
Rủi ro lãi suất 50
Rủi ro tín dụng và nợ xấu 51
VAMC và các giải pháp cho vấn đề nợ xấu 54
Sở hữu chéo 56
Ngân hàng Việt Nam trên con đường đến Basel 57
Các thương vụ mua bán và sáp nhập gần đây 59
Có cần thiết phải tách biệt ngân hàng và các công ty chứng khoán ở Việt Nam hay không? 60
TRIỂN VỌNG NGÀNH 61



www.VPBS.com.vn Page | 3

TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
Trên thế giới hiện nay có nhiều hình thức ngân hàng tồn tại như ngân
hàng tư nhân, ngân hàng quốc doanh, ngân hàng thương mại, ngân hàng
đầu tư. Một số ngân hàng chú trọng vào các nghiệp vụ ngân hàng truyền
thống, trong khi số còn lại chỉ thực hiện nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, hoặc
cả hai.
Ngân hàng thương mại có hai nguồn doanh thu chính: thu nhập lãi cho
vay và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập lãi từ hoạt động cho vay là nghiệp vụ

chính của ngân hàng Thu nhập ngoài lãi của ngân hàng thường bao gồm
thu nhập từ phí và dịch vụ từ hoạt động ngân hàng, đầu tư chứng khoán,
và các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư như mua bán sáp nhập, quản lý tài
sản, bảo lãnh phát hành và tư vấn tài chính.
Đi cùng với các nguồn doanh thu, cơ cấu chi phí của mỗi ngân hàng
thường có hai thành phần chính: chi phí hoạt động tại các điểm giao dịch
và chi phí lãi phải trả cho người gửi tiền. Ngân hàng sử dụng nhiều kênh
giao dịch khác nhau để tiếp cận khách hàng, từ mạng lưới các phòng giao
dịch truyền thống đến máy giao dịch tự động, dịch vụ chăm sóc khách
hàng qua điện thoại, hệ thống quầy giao dịch ngân hàng tới dịch vụ ngân
hàng qua di động, ngân hàng qua Internet. Các kênh giao dịch này thường
tốn của ngân hàng một khoản chi phí lớn.
Hiện nay có hai xu hướng trong các mô hình hệ thống tài chính. Một số
nước áp dụng các quy định tách các ngân hàng thương mai và ngân hàng
đầu tư riêng biệt, trong khi một số nước cho phép sự kết hợp của hai loại
hình dịch vụ này trong một tổ chức.
CẬP NHẬT TÌNH HÌNH NGÀNH NGÂN HÀNG
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 ở Mỹ và cuộc khủng hoảng nợ công
ở châu Âu năm 2010 đã đẩy nhiều nền kinh tế rơi vào suy thoái và một
loạt các định chế tài chính lớn trở nên mong manh hơn bao giờ hết trước
những cú sốc tài chính. Tại Mỹ, nhằm thúc đẩy nền kinh tế của nước mình,
Cục dự trữ Liên Bang Mỹ (Fed) đã áp dụng chương trình Nới lỏng Định
lượng (chương trình QE). Chương trình QE là một công cụ của nghiệp vụ
thị trường mở của ngân hàng trung ương nhằm tăng cung tiền khi lãi suất
cho vay đã thấp gần bằng không (0), từ đó duy trì được lãi suất và giá trị
của đồng tiền ở mức thấp, thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Fed đã áp dụng
chương trình QE từ tháng 10/2008 cho tới nay chia làm ba giai đoạn thông
qua việc mua các trái phiếu dài hạn và một số tài sản khác. Gần đây, nền
kinh tế Mỹ đã liên tục có những tín hiệu tăng trưởng khởi sắc, với tỷ lệ
thất nghiệp giảm xuống trong một vài tháng và thị trường nhà đất đã ấm

dần lên cùng với mức tiêu dùng nội địa tăng cao hơn trước. Khi cuộc
khủng hoảng tài chính đã qua, chính phủ Mỹ đã thể hiện rõ quan điểm cắt
giảm chương trình QE, một trong những nỗ lực cuối cùng của Fed để kích
thích cho vay và tăng trưởng kinh tế nói chung trong năm tới, mở đường
cho lãi suất trái phiếu chính phủ tăng lên, qua đó thu hút dòng vốn quay
trở lại Mỹ.
Bức tranh của ngành ngân hàng toàn cầu và sự sụp đổ của kinh tế toàn
cầu trong năm năm gần đây thực chất bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tài
chính năm 2008 tại Mỹ. Sự phát triển quá nóng của thị trường nhà đất của
Ngành ngân hàng trên toàn
cầu rất phát triển.

Chương trình Nới lỏng định
lượng được áp dụng ở Mỹ để
kích thích tăng trưởng kinh
tế.

www.VPBS.com.vn Page | 4

Mỹ đã bùng nổ thành cuộc khủng hoảng cho vay mua nhà thế chấp dưới
chuẩn, tạo nên cuộc suy thoái lớn nhất trong lịch sử kể từ cuộc Đại suy
thoái năm 1929. Từ tháng 10/2008, chính phủ Mỹ đã áp dụng một loạt
giải pháp để tránh cho ngành ngân hàng khỏi sụp đổ, tăng cường ổn định
thị trường, nâng cao sức khỏe của hệ thống tài chính, và tăng tính thanh
khoản của thị trường.
Chương trình giải cứu các tài sản có vấn đề (TARP) được đưa ra bởi đạo
luật Bình ổn Kinh tế Khẩn cấp (EESA) lần đầu tiên được thông qua vào
ngày 03/10/2008 với thời hạn kéo dài hai năm. Trong TARP, bộ Tài chính
có quyền hoặc mua hoặc bảo đảm cho các tài sản có vấn đề của các tổ
chức tài chính với số tiền lên tới 700 tỷ USD. Khái niệm “tài sản có vấn đề”

và “tổ chức tài chính” khiến bộ Tài chính có thể linh hoạt trong việc lựa
chọn tài sản nào sẽ được mua lại và tổ chức nào đủ tiêu chuẩn được coi là
tổ chức tài chính. Chương trình TARP sau đó đã được sửa đổi, áp dụng các
giới hạn chặt chẽ cho mức lương thưởng cho ban giám đốc và cắt giảm
khoản tiền của chương trình xuống còn 475 tỷ USD.
Chương trình mua vốn (CPP), nằm trong khuôn khổ của TARP, được đưa
ra lần đầu tiên vào ngày 14/10/2008. Theo chương trình này, các tổ chức
tài chính đủ điều kiện sẽ được bán các cổ phiếu ưu đãi cho Bộ Tài chính
với giá trị tương đương từ 1% đến 3% tổng tài sản “có” rủi ro của tổ chức
đó. Các cổ phiếu ưu đãi bán được sẽ củng cố nguồn vốn cấp 1 cho tổ chức
tài chính đó. Tính tới nay đã có 707 tổ chức tài chính ở 48 bang nhận được
nguồn vốn từ bộ Tài chính thông qua chương trình này. CPP và các chương
trình khác của TARP có thể chia nhỏ thành các nhóm chương trình sau:
chương trình hỗ trợ ngân hàng, chương trình thị trường tín dụng, các
chương trình đầu tư khác, và chương trình nhà ở.
Các khoản giải ngân của Quỹ TARP (tỷ USD) tính đến 21/06/2013
Các chương trình của TARP
Số tiền phân bổ
Số tiền giải ngân thực tế
Chương trình hỗ trợ ngân hàng
250,46
245,1
Chương trình thị trường tín dụng
20,08
19,09
Tập đoàn AIG
67,84
67,84
Chương trình cứu trợ ngành ô tô
79,69

79,69
Chương trình hỗ trợ nhà ở
38,49
8,25
Tổng
456,56
419,97
Nguồn: Dịch vụ Nghiên cứu Quốc hội
Sự yếu kém và dễ đổ vỡ của ngành ngân hàng sau cuộc khủng hoảng đã
dấy lên yêu cầu cấp bách chấm dứt những thập niên gỡ bõ các quy định
(giải quy) của ngân hàng và thiết lập những chuẩn mực nghiêm ngặt hơn
cho một hệ thống tài chính toàn cầu an toàn hơn. Khi TARP kết thúc vào
03/10/2010, Đạo luật Bảo vệ Người tiêu dùng và Cải cách Phố Wall Dodd-
Frank (đạo luật Dodd-Frank) cũng đã được ban hành vào năm 2010, trở
thành cuộc cải cách tài chính toàn diện nhất kể từ Đạo luật Steagall (năm
1933). Đạo luật Dodd-Frank đã xây dựng các chuẩn mực cẩn trọng và
toàn diện hơn để giám sát các tổ chức tài chính và để tránh những trường
hợp “quá lớn để sụp đổ” mới trong tương lai.

Hiệp ước Basel đã được phát triển thành một khung tiêu chuẩn toàn cầu
để giải quyết yêu cầu cấp bách cho một thị trường tài chính an toàn hơn.
Phiên bản đầu tiên của Hiệp ước Basel, Basel I, được Ủy bản Basel về
TARP là biện pháp chưa có
tiền lệ được Chính phủ Mỹ sử
dụng để cứu hệ thống ngân
hàng khỏi cuộc khủng hoảng
tài chính năm 2008.
Hiệp ước Basel và những
phiên bản của nó là khung
quy định toàn cầu về tiêu

chuẩn ngân hàng phổ biến
nhất trên thế giới.


www.VPBS.com.vn Page | 5

giám sát ngân hàng (BCBS) soạn thảo, gồm đại diện của các ngân hàng
trung ương của 12 quốc gia. Hiệp ước ban đầu chỉ nhằm áp dụng cho các
ngân hàng hoạt động trên quy mô quốc tế nhưng nó đã được rất nhiều
quốc gia chào đón và được áp dụng rộng rãi ở cấp quốc gia. Hiệp ước tập
trung vào định nghĩa mức vốn tối thiểu, theo đó tất cả các tài sản trên
bảng cân đối kế toán và các tài sản ngoại bảng được áp một mức tỷ trọng
tương đương với mức độ rủi ro ước tính của tài sản đó. Và các ngân hàng
phải duy trì một mức vốn tối thiểu không nhỏ hơn 8% của tổng tài sản có
rủi ro.
BCBS tiếp tục sửa đổi các tiêu chuẩn về tỷ lệ an toàn vốn để nhằm tạo ra
một sự phục hồi tốt hơn cho các ngân hàng toàn cầu với sự ra đời của
Hiệp ước Basel II. Mục tiêu mới trong Hiệp ước Basel II so với hiệp ước cũ
là thúc đẩy thông qua các biện pháp chặt chẽ hơn trong lĩnh vực quản trị
rủi ro. Bên cạnh vấn đề quản trị rủi ro tín dụng đã được nhắc đến từ đầu,
Hiệp ước Basel II đưa rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động vào để xây
dựng nên ba cột trụ. Cột trụ thứ nhất tập trung vào các yêu cầu về vốn
với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu ở mức 8% như trước, trong đó tỷ lệ vốn góp
tối thiểu là 3,5% và tỷ lệ vốn Cấp 1 tối thiểu là 4,5%. Cách đánh giá tỷ
trọng cho tài sản được đã được quy định rõ ràng hơn, cùng với những
hướng dẫn quản lý các tài sản thế chấp một cách có hệ thống hơn. Cột trụ
thứ hai tập trung vào hệ thống kiểm soát nội bộ và giám sát của ngân
hàng mà thông qua đó các nhà quản lý sẽ đánh giá hệ thống nội bộ và mô
hình của ngân hàng xem cột trụ thứ nhất đã được thực hiện nghiêm túc ở
ngân hàng đó hay chưa. Nếu các nhà quản lý đánh giá mức vốn vẫn chưa

đủ, các ngân hàng sẽ được yêu cầu tăng mức vốn hoặc hạn chế số lượng
tín dụng cấp mới. Cột trụ thứ ba đưa ra các nguyên tắc của thị trường và
các yêu cầu về công bố thông tin.
Mặc dù có nhiều điểm cải tiến so với Basel I, cuộc khủng hoảng tài chính
vẫn diễn ra, cho thấy Hiệp ước vẫn còn nhiều hạn chế. Những hạn chế này
đã được sửa đổi bổ sung trong phiên bản mới, Hiệp ước Basel III nhằm
tăng cường các quy định yêu cầu, hệ thống giám sát và quản lý rủi ro của
khu vực ngân hàng. Theo Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), tính đến
tháng 10/2013, 14 nước thành viên hội đồng Basel đã thông qua các quy
định về vốn dựa trên Basel III, bao gồm Úc, Canada, Trung Quốc, Đặc khu
kinh tế Hồng Kông, Ấn Độ, Nhật Bản, Mê-hi-cô, Ả Rập Saudi, Singapore,
Nam Phi và Thụy Sỹ. 13 quốc gia thành viên còn lại, dù đã trễ thời hạn
ngày 01/01/2013, vẫn đang tiếp tục ban hành các quy định theo chuẩn
Basel III. Các nước này gồm có chín nước thành viên Liên minh châu Âu,
Indonesia, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Hiệp ước Basel III đưa ra nhiều
điểm mới so với Basel II với việc giới thiệu lần đầu các yêu cầu về thanh
khoản, nâng mức vốn yêu cầu tối thiểu và những cải tiến ở các cột trụ còn
lại.


www.VPBS.com.vn Page | 6

Khác biệt giữa Basel II và Basel III

Nguồn: Moody’s
Ở cột trụ thứ nhất, tỷ lệ vốn tự có tối thiếu tăng lên 4,5% từ mức cũ
2,5%, và tỷ lệ vốn Cấp 1 tối thiếu nâng thêm 2% lên mức 6%. Khoản vốn
đệm để bảo toàn vốn được bổ sung từ nguồn vốn góp thông thường là một
điểm mới được đưa vào nhằm tăng khả năng chịu đựng mất mát của các
ngân hàng trước những cú sốc tài chính. Nếu mức vốn đệm này rơi xuống

thấp hơn 2,5%, ngân hàng bị buộc phải dừng việc trả cổ tức và thưởng
cho nhân viên cho tới khi vốn đệm được khôi phục. Liên quan đến việc cải
thiện tình hình thiếu sự giám sát về mức chênh lệch giữa huy động và cho
vay, một bộ tiêu chuẩn về thanh khoản gồm có tỷ lệ đảm bảo tính thanh
khoản (LCR) và tỷ lệ cung cấp vốn bền vững thuần (NSFR) đã được đưa
ra, củng cố khả năng khôi phục của các ngân hàng trong ngắn hạn, đảm
bảo cho ngân hàng có đầy đủ tài sản có tính thanh khoản chất lượng tốt
để vượt qua cơn sốc tài chính trong vòng một tháng. Tiêu chuẩn tối thiểu
cho tỷ lệ LCR và tỷ lệ NSFR đang được thảo luận và dự kiến sẽ đi đến
quyết định vào năm 2015 và 2018. Việc áp dụng đúng hiệp ước Basel III
sẽ tăng cường tính minh bạch, khả năng có thể so sánh và nền tảng tài
chính bền vững cho ngân hàng và các tổ chức tín dụng trên khắp thế giới.
NHỮNG NGÂN HÀNG ĐẦU NGÀNH
Trong bối cảnh tài chính chưa ổn định như hiện nay, các ngân hàng Trung
Quốc đã cải thiện thành công thứ hạng trên giới của mình khi năm 2012,
ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc (ICBC) đã vượt qua
ngân hàng JP Morgan & Chase (JPM) trở thành ngân hàng lớn nhất thế giới
theo chỉ tiêu vốn cấp 1. Các ngân hàng Trung Quốc và Mỹ chia nhau nắm
giữ sáu vị trí còn lại trong top 10. Hai vị trí còn lại thuộc về hai ngân hàng
ở Anh và Nhật Bản.


www.VPBS.com.vn Page | 7

Một số chỉ số tài chính của top 10 ngân hàng lớn nhất thế giới theo vốn Cấp 1
Ngân hàng
Xếp hạng theo vốn cấp 1
ROA
ROE
CAR

ICBC
1
1,44%
23,02%
13,66%
JP Morgan Chase & Co
2
0,92%
11,00%
15,30%
Bank of America
3
0,19%
1,79%
16,31%
HSBC
4
0,60%
8,40%
16,10%
China Construction Bank
5
1,50%
22%
14,32%
Citigroup
6
0,40%
4,10%
1726%

Mitsubishi UFJ
7
0,47%
11,37%
16,68%
Wells Fargo
8
1,41%
12,95%
14,63%
Bank of China
9
1,19%
18,10%
13,63%
Agri. Bank of China
10
116%
20,74%
12,61%
Nguồn: Báo cáo thường niên của các ngân hàng
ICBC
Ngân hàng ICBC đã được tái cấu trúc từ ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước
thành ngân hàng thương mại cổ phần vào tháng 10/2005. Tại thời điểm
đó, ngân hàng này đã được niêm yết tại Sàn chứng khoán Thượng Hải và
một năm sau, được niêm yết trên Sàn chứng khoán Hồng Kông. Trong
vòng năm năm qua, ICBC đã đạt được một loạt các chỉ số tài chính ấn
tượng, thể hiện rõ sự phát triển bền vững và nguồn vốn đủ mạnh của
mình.
Một số chỉ số tài chính của ngân hàng ICBC giai đoạn 2008 - 2012

Chỉ số (%)
2012
2011
2010
2009
2008
Lợi nhuận trên tài sản (ROA)
1,45
1,44
1,32
1,2
1,21
Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
23,02
23,44
22,79
20,15
19,43
Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM)
2,66
2,61
2,44
2,26
2,95
Chi phí trên thu nhập
29,24
29,91
30,99
33,18
29,84

Tỷ lệ nợ xấu (NPL)
0,85
0,94
1,08
1,54
2,29
Hệ số an toàn vốn tối thiểu (CAR)
13,66
13,17
12,27
12,36
13,06
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng ICBC
ICBC không chỉ thành công vươn tới vị trí số một thế giới về vốn Cấp 1 mà
còn khẳng định vị thế dẫn đầu của mình ở mặt thu nhập lãi thuần.

Các ngân hàng lớn nhất thế giới năm 2012 theo thu nhập lãi thuần (tỷ USD)

Nguồn: The Banker
Thực tế, ICBC đã đa dạng hóa nguồn lợi nhuận khá thành công trong suốt
năm năm qua. Doanh thu lãi thuần chỉ chiếm 79% tổng doanh thu của
ngân hàng này, giảm so với mức 85% năm 2008, trong khi thu nhập từ
phí dịch vụ tăng từ 15% lên 19% trong cùng kỳ. Vị thế ngày càng lớn hơn
- 20 40 60
HSBC
Banco Santander, Spain
Bank of China
Bank of America
Wells Fargo & Co
JP Morgan Chase & Co

Citigroup
Agri. Bank of China
China Construction Bank
ICBC
Năm 2012, ICBC là ngân
hàng Trung Quốc đầu tiên
dành được vị trí ngân hàng
lớn nhất thế giới theo vốn
Cấp 1.


www.VPBS.com.vn Page | 8

của doanh thu từ phí và hoa hồng đã cải thiện sự bền vững cho nguồn
doanh thu của ngân hàng, giúp tăng vốn cho phát triển dài hạn.
Cơ cấu thu nhập của ngân hàng ICBC năm 2008 và 2012





Nguồn: Báo cáo thường niên của ICBC

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, các công ty ở Trung Quốc đang gia tăng nhu
cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng đầu tư. Nhận thấy các cơ hội này, từ
năm 2002, ICBC đã trở thành tổ chức tài chính đầu tiên ở Trung Quốc đại
lục đưa ra dịch vụ ngân hàng đầu tư dựa trên khung ngân hàng thương
mại sẵn có. Ngân hàng ICBC đã tận dụng lợi thế để hỗ trợ hoạt động trong
nước và các chi nhánh nước ngoài, tìm kiếm các cơ hội làm ăn mới và
nâng cao tính chuyên nghiệp. Hiện nay, ICBC đã trở thành một thương

hiệu quốc tế có mặt trên gần 40 nước trải đều khắp sáu châu lục. Theo
báo cáo thường niên năm 2012, nhờ có mạng lưới rộng khắp gồm 17.125
chi nhánh nội địa và 393 chi nhánh quốc tế, các sản phẩm tài chính của
ngân hàng đã phục vụ 4,38 triệu khách hàng doanh nghiệp và 393 triệu
khách hàng cá nhân. ICBC rõ ràng đang cạnh tranh với các đối thủ hàng
đầu trong lĩnh vực để phục vụ những khách hàng cao cấp trên thị trường
vốn toàn cầu.
Nợ xấu của ngân hàng ICBC từ năm 2008-2012
Các nhóm nợ
2012
2011
2010
2009
2008
Số tiền
(triệu
RMB)
%
Số tiền
(triệu
RMB)
%
Số tiền
(triệu
RMB)
%
Số tiền
(triệu
RMB)
%

Số tiền
(triệu
RMB)
%
Nợ xấu
74.575
0,85
73.011
0,94
73.241
1,08
88.467
1,54
104.482
2,29
Nợ dưới tiêu chuẩn
29.418
0,33
24.092
0,31
18.932
0,28
31.842
0,56
37.694
0,82
Nợ nghi ngờ
36.482
0,41
38.712

0,50
41.765
0,62
43.413
0,76
55.641
1,22
Nợ có khả năng mất vốn
8.675
0,10
10.207
0,13
12.544
0,18
13.212
0,23
11.147
0,24
Tổng dư nợ
8.803.692
100,0
7.788.897
100,0
6.790.506
100,0
5.728.626
100,0
4.571.994
100,0
Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng ICBC

ICBC đã chứng tỏ sức cạnh tranh và tính bền vững của mình thông qua
những con số nợ xấu hết sức ấn tượng trong những năm gần đây. Ngân
hàng này đã áp dụng một hệ thống quản lý rủi ro phức tạp để đảm bảo sự
Thu nhập
lãi thuần
79%
Thu nhập
từ phí,
hoa hồng
thuần
20%
Khác
1%
2012
Thu
nhập lãi
thuần
85%
Thu
nhập từ
phí, hoa
hồng
thuần
14%
Khác
1%
2008

www.VPBS.com.vn Page | 9


an toàn của toàn hệ thống tín dụng, tỷ lệ nợ xấu nhờ vậy lần đầu tiên đã
giảm xuống dưới mức 1% vào năm 2011 và tiếp tục thấp hơn trong năm
2012 và dự báo cả những năm tiếp theo. Dư nợ tín dụng tăng trưởng bền
vững nhưng cơ cấu của nợ xấu đã chuyển phần lớn sang dạng nợ dưới
chuẩn và nợ nghi ngờ, nhờ đó giảm thiếu các khoản lỗ được ghi nhận.
JP Morgan Chase & Co
JPM đã bị ICBC chiếm ngôi vị thứ nhất tính theo quy mô vốn cấp 1 nhưng
định chế tài chính khổng lồ này vẫn giữ vị trí số một thế giời về doanh thu
dịch vụ ngân hàng đầu tư tính đến Quý 3 năm 2013.
Các ngân hàng có doanh thu từ phí dịch vụ ngân hàng đầu tư lớn nhất Quý 3/ 2013 (triệu USD)

Nguồn: Tạp chí Financial Times
Doanh thu từ dịch vụ ngân hàng đầu tư của JPM thực sự chỉ chiếm 6%
trong tổng doanh thu Quý 3/2013 và 9% trong năm tài chính 2012.
Doanh thu lãi thuần giữ vị trí chủ chốt trong tổng thu, khoảng 44% trong
ba quý đầu tiên của năm 2013. Những thành phần doanh thu lớn tiếp theo
thuộc về doanh thu quản lý tài sản (15%) và giao dịch ủy thác (14%).
Phần còn lại là doanh thu từ phí liên quan đến cho vay và huy động,
doanh thu thẻ và phí cho vay thế chấp.
Cơ cấu doanh thu của ngân hàng JPM 2008 – 2012


Nguồn: Báo cáo thường niên của ngân hàng JPM
0 1000 2000 3000 4000
JP Morgan
Bank of America
Goldman Sachs & Co
Morgan Stanley
Citi Group
Deutsche Bank

Barclays
Credit Suisse
Wells Fargo & Co
UBS
Phí ngân hàng đầu tư
8%
7%
6%
6%
6%
-16%
10%
11%
10%
6%
21%
12%
13%
14%
14%
58%
51%
50%
49%
46%
-40%
-20%
0%
20%
40%

60%
80%
100%
120%
140%
2008 2009 2010 2011 2012
Doanh thu lãi thuần
Doanh thu khác
Doanh thu thẻ
Phí cho vay thế chấp và các doanh
thu khác
Lãi kinh doanh chứng khoán
Quản lý tài sản
Phí liên quan đến cho vay và huy
động
Giao dịch ủy thác
Phí ngân hàng đầu tư
Năm 2012, ngân hàng JP
Morgan Chase & Co để mất vị
trí số một thế giới nhưng vẫn
dẫn đầu thị trường ngân
hàng đầu tư.


www.VPBS.com.vn Page | 10

Trong bối cảnh hỗn loạn tài chính những năm gần đây, JPM vẫn báo cáo
con số kỷ lục 2,6 tỷ USD thu nhập thuần, tăng 12% so với năm trước.
Những con số ấn tượng này là những bằng chứng rõ ràng nhất rằng JPM
vẫn là một công ty dịch vụ tài chính dẫn đầu thế giới và là một trong

những ngân hàng lớn nhất nước Mỹ. Tuy nhiên, JPM gần đây đã dính vào
một vài rắc rối pháp luật. Tháng 9/2013, ngân hàng này đã bị tòa án kết
tội không thực hiện giám sát đầy đủ các giao dịch viên chứng khoán khi
họ định giá quá cao giá trị của các danh mục đầu tư so với thực tế để che
giấu các khoản thua lỗ lớn. JPM bị phạt khoản tiền trị giá 920 triệu USD,
bao gồm 300 triệu USD cho Văn phòng kiểm soát tiền tệ của Mỹ, 200 triệu
USD cho Fed, 200 triệu USD cho Ủy ban chứng khoán Mỹ và phần còn lại
cho Cơ quan quản lý hoạt động tài chính của Anh.


www.VPBS.com.vn Page | 11

TỔNG QUAN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
LỊCH SỬ VÀ PHÁT TRIỂN
Sự phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam có thể được đánh dấu từ sự
ra đời của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vào ngày 06/05/1951.
Tuy nhiên các ngân hàng thương mại ở Việt Nam lại có một lịch sử hình
thành mới mẻ cách đây 23 năm, cụ thể là vào tháng 5/1990 khi hai sắc
lệnh quan trọng được ban hành: Sắc lệnh về Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và Sắc lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và các công ty tài
chính. Quy định này thực sự đưa Việt Nam từ một nước có hệ thống ngân
hàng độc nhất sang hệ thống ngân hàng hai cấp mà ở đó chức năng của
ngân hàng nhà nước được thu hẹp lại, chỉ còn giám sát chính sách tiền tệ,
phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các ngân hàng thương
mại, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và
kiểm soát lạm phát, trong khi chức năng trung gian tài chính (huy động và
phân bổ vốn) được chuyển sang cho các ngân hàng thương mại.
Những bước phát triển quan trọng của hệ thống tài chính Việt Nam được
tóm tắt theo bảng dưới đây:
Những phát triển quan trọng của hệ thống tài chính Việt Nam

Từ năm 1991
Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) được phép đi vào hoạt động và các ngân hàng nước
ngoài được phép tham gia vào thị trường Việt Nam thông qua việc mở các chi nhánh hoặc liên
doanh với các ngân hàng trong nước.
1993
Việt Nam bình thường hóa quan hệ tín dụng với các tổ chức tín dụng quốc tế (Quỹ tiền tệ Quốc tế,
Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á).
1995
Nghị quyết về việc dỡ bỏ thuế doanh thu đối với hoạt động ngân hàng được Quốc hội thông qua.
Ngân hàng cho người nghèo được thành lập.
1997
Luật về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật về các tổ chức tín dụng đã được Quốc hội khóa 10
thông qua vào ngày 02/12/1997 và có hiệu lực từ ngày 01/10/1998; Ngân hàng Phát triển Nhà
Đồng Bằng Sông Cửu Long được thành lập theo quyết định 769/TTg ban hành ngày 18/09/1997.
1999
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập vào ngày 09/11/1999.
2000
Tái cơ cấu lại tổ chức và tài chính của các ngân hàng thương mại quốc doanh và các ngân hàng
thương mại cổ phần.
Công ty quản lý tài sản của từng ngân hàng thương mại được thành lập.
2001
Hiệp định thương mại song phương với Mỹ được ký kết. Theo hiệp định này, thị trường tài chính và
các ngân hàng của Việt Nam sẽ dần dần mở cửa đối với Mỹ, và vào năm 2010 các tổ chức tài
chính của Mỹ được đối xử ngang bằng với các tổ chức tài chính của Việt Nam. Đây là nền tàng tốt
cho sự phát triển thị trường tài chính của Vệt Nam, nhưng cũng là một thách thức lớn cho các tổ
chức tài chính trong nước, đặc biệt là các ngân hàng thương mại.
2002
Lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của các tổ chức tín dụng được tự do hóa – đây là bước cuối
cùng để hoàn toàn tự do hóa lãi suất của thị trường tín dụng.
2003

Tái cơ cấu toàn diện hoạt động các ngân hàng thương mại theo chuẩn quốc tế; Ngân hàng Chính
sách Xã hội được thành lập, thay thế cho Ngân hàng dành cho người nghèo nhằm tách bạch tín
dụng chính sách khỏi tín dụng thương mại theo cơ chế thị trường; Luật về Ngân hàng Nhà nước
được sửa đổi.
2010
Quốc hội Khóa 12 thông qua Luật mới về Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam và Luật về các tổ chức
Tín dụng trong phiên họp thứ 7 tại Hà Nội vào ngày 16/06/2010. Hai bộ luật bắt đầu có hiệu lực
từ ngày 01/01/2011. Theo đó, NHNN là một cơ quan ngang bộ của Chính Phủ và hoạt động như
một ngân hàng TW của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

Nguồn: NHNN, VPBS tổng hợp
Ngành ngân hàng Việt Nam
thực sự đi vào hoạt động vào
năm 1990. Từ hệ thống một
ngân hàng độc nhất, nó đã
trở thành một mạng lưới rộng
khắp các tổ chức ngân hàng
và phi ngân hàng chỉ trong
23 năm.


www.VPBS.com.vn Page | 12

Trong suốt hai thập kỷ kể từ lần cải cách đầu tiên, ngành ngân hàng đã
phát triển mạnh mẽ, ít nhất là ở số lượng các ngân hàng. Từ hệ thống một
ngân hàng độc nhất – với ngân hàng nhà nước đồng thời kiêm cả chức
năng của ngân hàng thương mại và ngân hàng trung ương, hệ thống ngân
hàng đã trở nên đông đảo với 150 ngân hàng và hơn 1.100 tổ chức tín
dụng phi ngân hàng chỉ trong vòng 23 năm. Sự phát triển tập trung vào
hai giai đoạn và hai nhóm ngân hàng. Thập niên 90’ là thời đại của các

NHTMCP và giai đoạn đầu những năm 2000 đánh dấu thời điểm tham gia
của các ngân hàng nước ngoài.
Số lượng ngân hàng


Nguồn: NHNN
Số lượng các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) vẫn ổn định, từ
bốn NHTMNN được thành lập ban đầu, chỉ có một ngân hàng Nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long (MHB) được thành lập thêm vào năm 1997. Trong
khi đó, số lượng các NHTMCP tăng mạnh trong thập kỷ 90’, lên đỉnh điểm
với 51 ngân hàng trong năm 1996, nhưng đã giảm dần từ đó xuống còn
34 ngân hàng do các quy định liên quan tới vốn điều lệ tối thiểu và tỷ lệ
an toàn vốn tối thiểu, dẫn đến việc sáp nhập và hợp nhất của một loạt các
ngân hàng nhỏ và yếu kém. Chúng tôi sẽ bình luận thêm về ảnh hưởng
của những quy định này lên khu vực ngân hàng ở phần sau của báo cáo,
nhưng có thể nói rằng việc hợp nhất ở ngành ngân hàng có nhiều khả
năng vẫn còn tiếp tục.
Ngân hàng thương mại nhà nước
Hiện nay có năm NHTMNN ở Việt Nam, trong đó bốn ngân hàng lớn nhất
hệ thống: NHTMCP Ngoại thương (VCB), NHTMCP Công thương (CTG),
NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), NH Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (Agribank). NHTMNN còn lại là Ngân hàng Phát triển Nhà
đồng bằng sông Cửu Long (MHB) được thành lập năm 1997 với quy mô
nhỏ.
BIDV được thành lập từ năm 1957, tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt
Nam. Năm 1981, được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt
0
10
20
30

40
50
60
1991 1993 1995 1997 1999 2001 2005 2007 2008 2009 2013
NHTMNN NHTMCP NHLD CN NHNNg NHNNg
NHTMNN là những ngân hàng
lớn nhất và giữ vị trí cốt yếu
trong hệ thống ngân hàng
Việt Nam.


www.VPBS.com.vn Page | 13

Nam và đổi thành tên như hiện nay vào 14/11/1990. Nhiệm vụ hàng đầu
của BIDV là cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng và công trình công.
VCB là ngân hàng có tổ chức tiền thân là Cục Ngoại Hối (một cơ quan
chuyên ngành của NHNN) theo Nghị định Chính phủ số 115/CP năm 1962
với chức năng chính là hỗ trợ tài chính cho các hoạt động ngoại thương,
quản lý ngoại hối và hỗ trợ các công ty nhà nước.
Hai NHTMNN còn lại được thành lập sau cuộc cải cách ngân hàng. Theo
đó, Agribank và CTG cung cấp tài chính cho các khu vực kinh tế tương ứng
của mình, cụ thể là phát triển nông thôn, nông nghiệp và thương mại,
công nghiệp. Hiện nay, Agribank là ngân hàng thương mại lớn nhất Việt
Nam về tổng tài sản với 2.300 chi nhánh và văn phòng giao dịch khắp cả
nước.
Để hoàn thành quá trình mở cửa thị trường ngân hàng trong nước cho các
nhà đầu tư nước ngoài và tăng tính cạnh tranh cho các ngân hàng trong
nước, chính phủ đã ban hành Quyết định số 112/2006/QD-TTg, đặt mục
tiêu cổ phần hóa các NHTMNN và cho tới năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ sở hữu

của nhà nước ở các ngân hàng này xuống còn 51%. Tuy nhiên quá trình
cổ phần hóa tất cả các NHTMNN đã diễn ra khá chậm so với mục tiêu của
chính phủ. Tính đến thời điểm tháng 04/2011, chỉ có VCB và CTG đã bán
thành công cổ phần cho các nhà đầu tư cá nhân. VCB trở thành NHTMNN
đầu tiên chào bán cổ phần lần đầu tiên ra công chúng, với 6,5% cổ phần
được bán ra trị giá 10,5 nghìn tỷ VND (khoảng 652 triệu USD) vào tháng
12/2007. CTG cũng thành công chào bán được 4% cổ phần trị giá 1,1
nghìn tỷ VND (khoảng 64 triệu USD) vào tháng 12/2008. Kế hoạch cổ
phần hóa của ba NHTMNN còn lại bị hoãn lại do tình hình yếu kém của thị
trường chứng khoán trong nước. Kế hoạch bán 15% cổ phần cho nhà đầu
tư chiến lược và 14,34% cổ phần ra công chúng của MHB được thông qua
vào tháng 04/2010. Tuy nhiên, phải đến tháng 07/2011, MHB mới huy
động được 196,8 tỷ VND từ công chúng, tương đương với 9% cổ phần của
ngân hàng. BIDV ban đầu có kế hoạch chào bán cổ phần lần đầu tiên ra
công chúng vào năm 2008 nhưng đã bị hoãn lại hai lần. Ngân hàng này đã
lên kế hoạch bán 20% cổ phần, trong đó 10% cổ phần bán cho nhà đầu tư
chiến lược. Cuối cùng, trước kỳ vọng cao từ phía thị trường, BIDV đã chào
bán 3,68% cổ phần trong lần phát hành đầu tiên ra công chúng vào tháng
12/2011, thu về 1.575 nghìn tỷ VND (tương đương 75 triệu USD), nhưng
40% sổ cổ phiếu được phát hành đã được mua bởi nhân viên BIDV và cổ
phiếu ngân hàng này vẫn chưa được niêm yết. Đối với trường hợp của
Agribank, vào tháng 02/2009, NHNN đã chấp thuận kế hoạch để Agribank
trở thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên hoàn toàn thuộc
quyền sở hữu của nhà nước. NHNN đã đề cập đến việc Agribank sẽ không
tiến hành cổ phần hóa trong ít nhất năm năm tới.

Quá trình cổ phần hóa các
NHTMNN diễn ra khá chậm.
Tính đến nay, NHNN vẫn sở
hữu đa số cổ phần.



www.VPBS.com.vn Page | 14

Sở hữu nhà nước ở các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước

Nguồn: VPBS tổng hợp
Tại diễn đàn Đối tác Phát triển Việt Nam vào tháng 12/2013, tình hình tư
nhân hóa các NHTMNN đã được cập nhật. Ở sự kiện này, Thủ tướng phát
biểu rằng Nhà nước sẽ tiếp tục bán các cổ phần của mình ở bốn NHTMNN
trong năm 2014 và 2015. Thêm vào đó, việc cổ phần hóa 500 doanh
nghiệp nhà nước sẽ được khởi động, với mục tiêu hoàn thành kế hoạch
vào năm 2020. Mặc dù diễn ra chậm hơn rất nhiều so với kế hoạch ban
đầu, Chính phủ vẫn đang thể hiện cam kết của mình đối với kế hoạch tư
nhân hóa các NHTMNN và doanh nghiệp nhà nước. Tốc độ của quá trình cổ
phần hóa và số lượng cổ phiếu của các NHTMNN sẽ được chào bán phụ
thuộc chủ yếu vào diễn biến của thị trường chứng khoán Việt Nam trong
những năm sắp tới. Nguồn cung cổ phiếu ồ ạt nói chung có khả năng sẽ
tạo áp lực khiến thị trường chứng khoán đi xuống.
Hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến 30/06/2013

Nguồn: NHNN, VPBS tổng hợp

Nhà nước
60,3%
Vietinbank
95,8%
BIDV
100%
Agribank

91%
MHB
77,1%
VCB
NHNN
Ngân hàng
Ngân
hàng
chính
sách xã
hội
Ngân hàng
phát triển
Ngân hàng
thương mại
5 NHTMNN (Cấp 1)
Agribank, CTG, VCB,
BIDV, MHB



34 NHTMCP (Cấp 2)
- 9 NH quy mô lớn (tài sản > 100.000 tỷ VND)
(TCB, ACB, MBB, EIB, STB, SCB, SHB, MSB, VPB)
- 7 NH quy mô vừa (100.000 tỷ VND> tài sản > 50.000 tỷ VND)
-18 NH quy mô nhỏ (tài sản < 50.000 tỷ VND)



109 NH nước ngoài (Cấp 3)

- 4 NH liên doanh
(VID, Indovina, Vinasiam, Vietnam Russia)
- 5 NH 100% vốn nước ngoài
(HSBC, Standard Chartered, Shinhan, ANZ, Hong Leong)
- 50 chi nhánh NH nước ngoài
-50 phòng đại diện của NH nước ngoài
Phi ngân hàng:
-18 công ty tài
chính
- 12 công ty cho
thuê tài chính
- Gần 1.100 quỹ
tín dụng hợp tác


www.VPBS.com.vn Page | 15

Ngân hàng thương mại cổ phần
Tính đến 30/06/2013, Việt Nam có 34 NHTMCP với nhóm chín ngân hàng
dẫn đầu có tổng tài sản trên 100 nghìn tỷ VND. Tổng vốn điều lệ của các
NHTMCP ở Việt Nam đạt trên 160 nghìn tỷ VND tại thời điểm 30/12/2012,
lớn gấp đôi so với con số 75 nghìn tỷ VND ở khu vực NHTMNN. Số lượng
các NHTMCP áp đảo số lượng NHTMNN nhưng tính riêng vốn điều lệ của
từng NHTMCP lại thấp hơn rất nhiều so với vốn điều lệ của một NHTMNN.
Cụ thể, một nửa số NHTMCP có số vốn điều lệ dưới 4.000 tỷ VND và chỉ có
bốn NHTMCP bao gồm NHTMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (EIB), NHTMCP
Sài Gòn Thương Tín (STB), NHTMCP Sài Gòn (SCB) và NHTMCP Quân đội
(MBB) có số vốn điều lệ trên 10.000 tỷ VND. Ngân hàng nhỏ nhất ở khu
vực NHTMNN trừ MHB có số vốn điều lệ trên 23.000 tỷ VND trong khi EIB,
NHTMCP lớn nhất, chỉ có 12.355 tỷ đồng vốn điều lệ. Sáu trong 34

NHTMCP là công ty đại chúng bao gồm EIB, STB, MBB, NTMCP Á Châu
(ACB), NHTMCP Sài Gòn (SHB) và NHTMCP Nam Việt (NVB).
NHTMCP là nhóm ngân hàng có nhiều thương vụ mua bán sáp nhập (M&A)
diễn ra nhất trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam. Trong khoảng thời
gian trước năm 2005, phần lớn các thương vụ M&A diễn ra giữa các ngân
hàng trong nước với nhau. Khi đó, rất nhiều ngân hàng thương mại cổ
phần nông thôn đã được mua lại và sáp nhập. NHTMCP Phương Nam đã
mua lại các ngân hàng: NHTMCP Nông thôn Đồng Tháp, Ngân hàng Châu
Phú, Ngân hàng Đại Nam và Ngân hàng Cái Sắn. STB mua Ngân hàng
Nông thôn Thanh Thắng, và NHTMCP Phương Tây mua Ngân hàng Nông
thôn Tây Đô. Từ sau năm 2005, các hoạt động M&A ở khu vực NHTMCP đã
thay đổi nhờ sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước và đặc biệt là các
đối tác nước ngoài đầu tư vốn vào ngân hàng và trở thành nhà đầu tư
chiến lược. Sự tham gia của các đối tác nước ngoài ở các NHTMCP đã thực
sự trở thành xu hướng ngày càng gia tăng ở ngành ngân hàng Việt Nam.
Việc tham gia vào các NHTMCP sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tiết
kiệm thời gian và chi phí khi lần đầu bước chân vào một thị trường mới và
đổi lại, các NHTMCP sẽ nhận được không chỉ vốn mà còn có sự hỗ trợ
chuyên môn và kỹ thuật tốt hơn từ những nhà đầu tư chiến lược này.
Ngân hàng nước ngoài
Các ngân hàng nước ngoài (NH nước ngoài) có mặt ở Việt Nam từ rất sớm,
ngay sau khi Chính phủ Việt Nam dỡ bỏ hàng rào và cho phép các ngân
hàng nước ngoài mở các chi nhánh hoặc thành lập các ngân hàng liên
doanh với ngân hàng Việt Nam theo Sắc lệnh về ngân hàng, hợp tác xã tín
dụng và các công ty tài chính năm 1990.
Trong những năm đầu thập niên 90, chỉ có bốn ngân hàng liên doanh giữa
NHTMNN và NH nước ngoài được thành lập.

Tính đến nay có 34 NHTMCP,
hơn một nửa trong số đó là

các ngân hàng nhỏ với tổng
tài sản nhỏ hơn 50 nghìn tỷ
VND. NHTMCP là khu vực
diễn ra nhiều hoạt động M&A
nhất.


www.VPBS.com.vn Page | 16

Các ngân hàng liên doanh ở Việt Nam
Ngân hàng

Năm thành lập
Đối tác trong nước
Đối tác nước ngoài
Indovina Bank
1990
CTG (50%)
Cathay United Bank, Đài Loan (50%)
VID Public Bank
1991
BIDV (50%)
Public Bank Berhad, Malaysia (50%)
Shinhanvina Bank
1994
VCB (50%)
Shinhan Bank, Hàn Quốc (50%)
Vinasiam Bank
1995
Agribank(34%)

Siam Commercial Bank, Thái Lan (33%) &
Charoen Pokphand Group, Thái Lan (33%)
Vietnam Russia Bank
2006
BIDV (50%)
VTB, Nga (50%)
Ngân hàng Shinhanvina trở thành ngân hàng 100% vốn nước ngoài năm 2011 Nguồn: VPBS tổng hợp
Tuy vậy, phải đến tận năm 1999, một làn sóng các chi nhánh của các NH
nước ngoài mới xuất hiện ở Việt Nam. Trong vòng hai năm, con số này
tăng lên thành 25 chi nhánh, và cho tới nay, nó đã vươn tới con số 50.
Một số cái tên lớn có thể kể đến là Ngân hàng Deustche Bank Vietnam,
Ngân hàng Citibank Vietnam, Ngân hàng Sumitomo Mitsui, Ngân hàng
Tokyo- Mitsubishi UFJ.
Một cách tiếp cận khác các NH nước ngoài thường dùng để tiếp cận thị
trường Việt Nam là mở các ngân hàng 100% vốn nước ngoài ở Việt Nam.
Đây cũng là một kết quả của việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại
Thế giới (WTO) năm 2007 và chính thức mở cửa thị trường tài chính. Cho
tới nay, năm cái tên lớn đã nhận được giấy phép hoạt động để mở ngân
hàng 100% vốn nước ngoài, đều vào năm 2008, bao gồm ngân hàng
HSBC, ngân hàng ANZ, ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng
Shinhan Việt Nam và Ngân hàng Hong Leong.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, các ngân hàng nước ngoài
có thể mua cổ phần ở các ngân hàng Việt Nam. Sự hợp tác chiến lược này
có thể mang lại lợi ích cho cả hai bên. Đối với các ngân hàng trong nước,
quan hệ hợp tác chiến lược sẽ mang lại cơ hội tiếp cận với các sản phẩm
tài chính, các quy trình chuyên nghiệp, chuyên môn và công nghệ hiện
đại; còn đối với một ngân hàng nước ngoài thì mạng lưới chi nhánh và
nguồn khách hàng trong nước là thứ mà họ nhắm đến trong mối quan hệ
chiến lược này.
Năm 2007 và 2008 được coi là thời kỳ đỉnh điểm của các hoạt động M&A ở

khu vực ngân hàng Việt Nam với hơn 10 thương vụ thành công. Tuy
nhiên, năm 2011 và 2012 lại chứng kiến những thương vụ M&A với giá trị
kỷ lục. Tiêu điểm của thị trường M&A năm 2011 là việc ngân hàng Mizuho
mua lại 15% cổ phần của VCB trị giá 567,3 triệu USD. Năm 2012, ngân
hàng Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ trở thành đối tác chiến lược của CTG
với thương vụ gây choáng váng trị giá 743 triệu USD để mua toàn bộ 20%
cổ phần ở ngân hàng này. Hai thương vụ nhắm đến hai NHTMNN lớn là
minh chứng lớn nhất cho sự chào đón từ khu vực ngân hàng, vốn là khu
vực thận trọng nhất ở Việt Nam.

Sau khi ký kết BTA với Mỹ
(2001) và gia nhập WTO
(2007), Việt Nam đã mở cửa
thị trường với các ngân hàng
nước ngoài. Sự hiện diện của
ngân hàng nước ngoài đang
tăng lên đáng kể.


www.VPBS.com.vn Page | 17

Các thương vụ M&A giữa nhà đầu tư nước ngoài và các NHTM ở Việt Nam
Ngân hàng
Ngày
Nhà đầu tư nước ngoài
Tỷ lệ cổ phần mua trong thương vụ
ACB
7/1/2005
Standard Chartered bank
8,80%

TCB
12/1/2005
HSBC
10%
VPBank
9/1/2006
OCBC Singapore
10%
TCB
1/1/2007
HSBC
10%
Ocean Bank
1/1/2007
BNP Paribas
15%
EIB
7/1/2007
Sumitomo Mitsui Bank
15%
Habubank
10/1/2007
Deutsche bank
10%
An Bình bank
3/1/2008
Maybank
15%
ACB
7/1/2008

Standard Chartered bank
6,16%
Sourthern Bank
7/1/2008
United Overseas Bank
20%
VPBank
8/1/2008
OCBC Singapore
5%
Seabank
8/1/2008
France Societe Generale Bank
15%
VIB
9/1/2010
Common Wealth of Australia
15%
CTG
1/1/2011
International Finance Corporation
10%
VCB
9/1/2011
Mizuho Bank
15%
CTG
12/1/2012
Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ
19,73%

Nguồn: VPBS tổng hợp

Nghị Định 69/2007/NĐ-CP - Sở hữu cổ phần NH Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài
Mặc dù luật hiện nay cho phép các ngân hàng có vốn 100% nước ngoài được hoạt động ở Việt Nam, việc sở hữu
các ngân hàng thương mại Việt Nam của nhà đầu tư nước ngoài vẫn bị giới hạn. Tổng mức sở hữu cổ phần của các
nhà đầu tư nước ngoài (và người có liên quan của các nhà đầu tư nước ngoài đó) không được vượt quá 30% của
ngân hàng. Ngoài ra, một số hạn mức khác như sau:
- Mức sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó,
không phải là tổ chức tín dụng nước ngoài hoặc nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, không vượt quá 5% vốn điều lệ
của một ngân hàng Việt Nam.
- Mức sở hữu cổ phần tối đa của bất kỳ một tổ chức tín dụng nước ngoài và người có liên quan của tổ chức tín
dụng đó không vượt quá 10% vốn điều của một ngân hàng Việt Nam; và
- Mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư chiến lược nước
ngoài đó không vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam. Trường hợp đặc biệt, dựa vào đề nghị của
Thống đốc NHNN, Thủ Tướng sẽ xem xét và quyết định mức sở hữu cao hơn lên tới 20%.
Nói chung, “nhà đầu tư chiến lược nước ngoài” là một tổ chức tín dụng nước ngoài có uy tín, có năng lực tài chính
và kinh nghiệm để có khả năng giúp đỡ ngân hàng Việt Nam trong việc phát triển và mang lại những lợi thế có
tính chiến lược. Các tiêu chuẩn bổ sung liên quan tới tổng tài sản tối thiểu, kinh nghiệm hoạt động về lĩnh vực
ngân hàng trên toàn cầu, xếp hạng tín dụng quốc tế và các cam kết trong việc hỗ trợ ngân hàng Việt Nam. Bên
cạnh giới hạn tỷ lệ sở hữu, một tổ chức tín dụng chỉ được phép là nhà đầu tư nước ngoài chiến lược cho một ngân
hàng ở Việt Nam. Những hạn mức này áp dụng cho tất cả các khoản đầu tư của nước ngoài vào ngân hàng niêm
yết và chưa niêm yết.
Nguồn: Nghị định 69/2007/NĐ-CP, VPBS tổng hợp
Tính đến thời điểm này, tổng số vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài
vào hệ thống ngân hàng Việt Nam là 24.547 tỷ VND, chiếm 6% tổng số
vốn điều lệ. So với giới hạn 30% cho tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước
ngoài hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn nhiều cơ hội tham gia
vào hệ thống ngân hàng Việt Nam.
Vào giữa tháng 11/2013, một dự thảo đã được Ủy ban chứng khoán Nhà
nước trình lên Thủ Tướng đề nghị nâng trần tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu

tư nước ngoài lên tới 60% ở các công ty đã niêm yết và 49% cổ phần có
quyền biểu quyết ở các công ty đại chúng. Nếu dự thảo được thông qua,
chúng tôi nhận định đó là một bước tiến bộ trên con đường tái cấu trúc hệ
thống ngân hàng Việt Nam.


www.VPBS.com.vn Page | 18

TĂNG TRƯỞNG ẤN TƯỢNG TRONG QUÁ KHỨ
Hệ thống ngân hàng Việt Nam trong 25 năm qua đã trải qua bao thăng
trầm. Câu chuyện về sự phát triển ngoạn mục luôn được nhắc đến đầu
tiên. Sự tăng trưởng của hệ thống ngân hàng có thể được nhận thấy qua
số lượng các ngân hàng, sự tăng trưởng về quy mô tài sản, vốn, tín dụng,
huy động, số lượng chi nhánh, nhân viên ngân hàng và số lượng tài khoản
ngân hàng, và số máy rút tiền tự động, v.v. Chúng tôi sẽ điểm qua từng
khía cạnh để có một đánh giá tổng thể về sự tăng trưởng này.
Tăng trưởng tài sản
Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, khu vực ngân hàng cũng chứng kiến
sự tăng trưởng đáng kể về quy mô tài sản. Tổng tài sản khu vực ngân
hàng tăng hơn gấp hai lần từ năm 2007 đến năm 2010, tăng từ 1.097
nghìn tỷ VND (tương đương 52,4 tỷ USD) lên 2.690 nghìn tỷ VND (tương
đương 128,7 tỷ USD) theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Con số
này đã đạt 5.637 nghìn tỷ VND tính đến 30/09/2013.
Sự tăng trưởng Tài sản của một số NHTMNN và NHTMCP 2008-2012 (nghìn tỷ VND)

Nguồn: Báo cáo tài chính của các ngân hàng, VPBS tổng hợp
Trong thời kỳ này, các NHTMCP rõ ràng tăng trưởng nhanh hơn các
NHTMNN. Điều này có thể được giải thích bởi quy mô tài sản nhỏ hơn của
nhóm này so với các NHTMNN. Nói chung, quy mô càng nhỏ, tăng trưởng
càng nhanh. Ở nhóm NHTMNN, CTG phát triển nhanh nhất trong khi

Agribank có tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) ở mức 10,21%, thấp
nhất trong nhóm. Ở nhóm NHTMCP, chỉ có ACB tăng trưởng thấp hơn 20%
một năm, các ngân hàng còn lại đều tăng trưởng nhanh với tỷ lệ CAGR
hơn 40%. Các ngân hàng có con số ấn tượng nhất là SHB và VPB với tỷ lệ
CAGR lần lượt là 69% và 53%.
Tuy nhiên khi chúng tôi nhìn vào tỷ lệ CAGR từ năm 2011 đến Quý
3/2013, con số này đã giảm mạnh xuống chỉ còn 4,6% trên toàn hệ
thống, cụ thể là 10,8%, -1% và 7,6% lần lượt ở các nhóm NHTMNN,
NHTMCP, NH nước ngoài. Nhóm NHTMNN tuy tăng trưởng chậm hơn so với
những năm trước đó nhưng vẫn thành công khi tiếp tục tăng trưởng trong
một năm đầy khó khăn như năm 2012. Trong khi đó, tài sản của một vài
NHTMCP đã bốc hơi như ACB, EIB và MSB, cụ thể hơn ACB đã bị giảm đi
CAGR
10,2%
27%
18,4%
17,1%
32%
13,8%
41%
37%
22%
40,2%
68,7%
35,5%
53,2%
-
100
200
300

400
500
600
700
AGR CTG BIDV VCB TCB ACB MBB EIB STB SCB SHB MSB VPB
2008 2009 2010 2011 2012
Tổng tài sản của các ngân
hàng có tỷ lệ CAGR khoảng
32% trong sáu năm gần đây.
NHTMCP tăng trưởng nhanh
hơn NHTMNN. Tuy nhiên, sự
tăng trưởng này đang chậm
dần.


www.VPBS.com.vn Page | 19

một phần ba giá trị tài sản. Tỷ lệ tăng trưởng cao nhưng thiếu bền vững
của một vài NHTMCP là một biểu hiện của mức độ rủi ro cao hơn ở nhóm
ngân hàng này.
Mặc dù đã tăng trưởng vượt bậc, so với các ngân hàng trong khu vực, các
ngân hàng Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn về quy mô tài sản.
Tổng Tài sản của CTG và một số ngân hàng trong khu vực tại thời điểm
31/12/2012
Ngân hàng
Quốc gia
Tài sản (tỷ USD)
ICBC
Trung Quốc
2.813,50

China Construction Bank
Trung Quốc
2.241
DBS Group
Singapore
288,9
UOB (United Overseas Bank)
Singapore
207
Maybank
Malaysia
161,4
Siam Commercial Bank
Thái Lan
74,2
CTG
Việt Nam
24,2
Nguồn: Forbes 2012 (phát hành tháng 5/2013)
Tăng trưởng vốn
Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua ba lần thay đổi quy định về vốn
điều lệ qua việc ban hành Quyết định 67/QĐ-NH5 (ban hành ngày
27/03/1996), Nghị định 82/1998/NĐ-CP (ban hành ngày 03/10/1998), và
Nghị định 141/2006/NĐ-CP (ban hành ngày 22/11/2006). Cụ thể, bắt đầu
từ năm 1996, quy định về mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập một
NHTMCP khá thấp và nó thay đổi phụ thuộc tùy thuộc vào nhiều yếu tố
như ngân hàng được thành lập ở khu vực thành thị hay nông thôn, mở
thêm hay không mở thêm chi nhánh. Ví dụ, Ba tỷ VND là số vốn tối thiểu
để mở một ngân hàng mà không mở thêm chi nhánh ở khu vực nông thôn,
trong khi để mở một ngân hàng ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cần ít

nhất số vốn lần lượt 100 tỷ VND và 150 tỷ VND. Do những yêu cầu về vốn
thấp, khả năng sinh lời tương đối tốt và tính ổn định của ngành ngân hàng
thời bấy giờ, đã có một làn sóng mạnh mẽ thành lập các NHTMCP cỡ nhỏ.
Tuy nhiên, không phải tất cả các ngân hàng nhỏ này đều hoạt động hiệu
quả như mong đợi. Đối với một vài ngân hàng, sự thiếu kiểm soát và kinh
nghiệm, hoạt động cho vay nghèo nàn cùng sự cạnh tranh dữ dội đã đưa
họ đến tình trạng thiếu thanh khoản, mất khả năng thanh toán và âm vốn
chủ sở hữu. Nền tảng vốn mỏng không đủ khả năng hấp thụ thua lỗ do
hoạt động yếu kém đã khiến các ngân hàng này không còn sự lựa chọn
nào khác ngoài việc phá sản hoặc bị mua lại bởi những ngân hàng mạnh
hơn. Đối với những ngân hàng nhỏ còn sống sót, họ ý thức rõ được sự cần
thiết trong việc duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) và tích cực gia
tăng vốn điều lệ.
Với việc ban hành Nghị định 141 năm 2006, Chính phủ đã nâng mức vốn
pháp định áp dụng cho tất cả các tổ chức tín dụng ở Việt Nam lên mức
mới như sau:

Tăng trưởng vốn chủ yếu
diễn ra do thay đổi của quy
định liên quan đến vốn điều
lệ. Tính đến nay, tất cả các
ngân hàng đã đáp ứng được
yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu
ở mức 3.000 tỷ VND. CTG là
ngân hàng lớn nhất với số
vốn điều lệ 32.661 tỷ VND.


www.VPBS.com.vn Page | 20


Mức vốn pháp định cho các tổ chức tín dụng ở Việt Nam
Các tổ chức tín dụng
Mức vốn pháp định
2008
2010
NHTMNN
3.000 tỷ VND
3.000 tỷ VND
NHTMCP
1.000 tỷ VND
3.000 tỷ VND
NH liên doanh
1.000 tỷ VND
3.000 tỷ VND
NH nước ngoài
1.000 tỷ VND
3.000 tỷ VND
Chi nhánh NH nước ngoài
15 triệu USD
15 triệu USD
Nguồn: NHNN
Nghị định này quy định rằng bất kỳ ngân hàng thương mại nào không đáp
ứng được yêu cầu về vốn điều lệ trước ngày 31/12/2010 sẽ bị buộc phải
hợp nhất, thu hẹp quy mô hoạt động, hoặc bị rút giấy phép. Chỉ có 20
ngân hàng đáp ứng được yêu cầu này đúng thời hạn. 29 ngân hàng
thương mại không có khả năng đáp ứng yêu cầu này đúng hạn một phần
do hoạt động yếu kém của thị trường chứng khoán, một phần do sự gia
tăng phát hành cổ phiếu của một loạt ngân hàng muốn tăng vốn đồng
thời. Trước tình hình đó, chính phủ đã gia hạn tới ngày 31/12/2011 (theo
Thông tư 10/2011/ND-CP). Quy định này làm giảm bớt áp lực lên việc

tăng vốn ngay lập tức và giúp các ngân hàng có thêm thời gian để thực
hiện kế hoạch tăng vốn trong năm 2011. Tính đến cuối 2011, chỉ còn hai
ngân hàng chưa đáp ứng đủ yêu cầu về vốn, gồm có NHTMCP Xăng dầu
Petrolimex (PGBank) với mức vốn 2.000 tỷ VND và NHTMCP Bảo Việt với
mức vốn điều lệ 1.500 tỷ VND.
Tính đến nay, tất cả các ngân hàng thương mại đã đáp ứng đầy đủ yêu
cầu về vốn điều lệ. Tổng số vốn đăng ký của 39 ngân hàng thương mại
Việt Nam là 298.383 tỷ VND, với quy mô trung bình là 7.651 tỷ VND một
ngân hàng. Bốn ngân hàng có số vốn điều lệ lớn nhất đều là NHTMNN,
trong đó CTG giữ vị trí thứ nhất với số vốn điều lệ trị giá 32.661 tỷ VND.
















www.VPBS.com.vn Page | 21

Vốn điều lệ của các ngân hàng Việt Nam tại thời điểm Quý 3/2013 (tỷ VND)



Nguồn: Reuters

Trong 34 NHTMCP, chỉ có bốn ngân hàng có số vốn trên 10.000 tỷ VND.
Chúng tôi cũng nhận thấy độ lệch chuẩn của vốn điều lệ của các ngân
hàng này khá lớn, và giá trị trung bình lớn hơn rất nhiều so với trung vị,
điều này cho thấy hệ thống ngân hàng đang phân phối lệch về phía các
ngân hàng nhỏ. Khi chúng tôi so sánh quy mô của các ngân hàng đã niêm
yết (màu xanh đậm), CTG, ngân hàng lớn nhất, thậm chí cũng không thể
so sánh được với các ngân hàng trong khu vực.



3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
3.000
3.002
3.010
3.018
3.080
3.098
3.101
3.234
3.369
3.750
4.000

4.000
4.250
4.798
5.000
5.000
5.335
5.550
5.770
6.460
8.000
8.848
8.866
9.000
9.377
10.625
10.740
12.295
12.355
23.012
23.174
29.605
32.661
Bac A Bank
VNCB
Viet Capital Bank
PG Bank
Kien Long Bank
Viet Bank
Bao Viet Bank
Nam A Bank

NVB
GP Bank
Saigon Bank
Viet A Bank
Dai A Bank
Oricom Bank
MHB
Mekong Development Bank
Southern Bank
Ocean Bank
VIB
An Binh Bank
Dong A Bank
HDBank
SEA Bank
TPB
VPB
Lien Viet Post Bank
Maritime Bank
TCB
SHB
Pvcom Bank
ACB
MBB
STB
SCB
EIB
BIDV
VCB
VBARD

CTG
Độ lệch chuẩn: 7.364
Trung vị: 4.798
Trung bình: 7.651

www.VPBS.com.vn Page | 22

Vốn cổ phần của CTG và một số ngân hàng trong khu vực
Ngân hàng
Quốc gia
Giá trị cổ phần hóa (tỷ USD)
ICBC
Trung Quốc
237,3
China Construction Bank
Trung Quốc
202
DBS Group
Singapore
30,7
UOB (United Overseas Bank)
Singapore
25,1
Maybank
Malaysia
24,3
Siam Commercial Bank
Thái Lan
21,5
CTG

Việt Nam
2,4
Nguồn: Forbes 2012 (xuất bản tháng 05/2013)




Vốn điều lệ của các ngân hàng giai đoạn
2011-Qúy3/2013 (nghìn tỷ VND)
Vốn điều lệ của hệ thống tài chính năm
2012



Nguồn: NHNN
Chúng tôi kỳ vọng các động thái tăng vốn tiếp theo từ phần lớn các ngân
hàng thương mại. Dựa vào chỉ tiêu vốn điều lệ được báo cáo, con số dự
kiến được bổ sung thêm sẽ trong khoảng 33.000 tỷ VND. Thời điểm tăng
vốn trong vòng năm năm tới sẽ dựa vào điều kiện thị trường.












-
20
40
60
80
100
120
140
160
180
200
NHTMNN NHTMCP NHNNg
2011
2012
2013
NHTMNN
36%
NHTMCP
40%
NHLD,
NHNNg
22%
TCTD phi
ngân hàng
2%

www.VPBS.com.vn Page | 23

Ngân hàng
Vốn điều lệ

đã đăng ký (tỷ VND)
Chỉ tiêu vốn điều lệ
(tỷ VND)
Số vốn sẽ huy động thêm
(tỷ VND)
CTG
32.661
37.234
4.573
AGRB
29.605
31.000
1.395
VCB
23.174
24.623
1.449
BIDV
23.012
28.112
5.100
EIB
12.355
13.591
1.236
SCB
12.295
13.584
1.289
ACB

9.377
12.377
3.000
TCB
8.848
8.878
30
Liên Việt Post Bank
6.460
6.647
187
Seabank
5.335
7.466
2.131
Đông Á Bank
5.000
6.000
1.000
VIB
4.250
5.500
1.250
Southern Bank
4.000
4.500
500
Oceanbank
4.000
5.350

1.350
MHB
3.369
3.800
431
Oricombank
3.234
4.000
766
Việt Á Bank
3.098
3.500
402
Saigonbank
3.080
3.500
420
Nam Á Bank
3.002
4.000
998
Bắc Á Bank
3.000
3.700
700
VNCB
3.000
7.500
4.500
Kien Long Bank

3.000
3.600
600
Nguồn: Reuters
Tăng trưởng huy động và tín dụng
Khu vực ngân hàng Việt Nam đã thể hiện sự tăng trưởng ấn tượng cả về
huy động lẫn tín dụng từ năm 2000. Trong giai đoạn từ năm 2000 đến
2012, tỷ lệ CAGR là 28,87% đối với huy động và 28,28% đối với tín dụng.
Tốc độ tăng trưởng nhanh nhất diễn ra vào giai đoạn từ năm 2002 đến
2007, khi tỷ lệ CAGR đạt 37,5% đối với huy động và 35,8% đối với tín
dụng. Sự tăng trưởng này đạt đỉnh vào năm 2007 ở mức 51,49% đối với
huy động và 53,89% với tín dụng. Tăng trưởng của mức cung tiền M2 đạt
tỷ lệ CAGR ở mức 27,69% từ năm 2000 tới năm 2012.
Tăng trưởng Huy động và Tín dụng giai đoạn 2001-2012



Nguồn: IFS
21,4%
22,2%
28,4%
41,6%
31,6%
25,5%
53,9%
25,4%
39,6%
32,4%
14,4%
9,1%

6,9%
7,1%
7,3%
7,8%
8,4%
8,2%
8,5%
6,3%
5,3%
6,8%
6,0%
5,0%
0%
10%
20%
30%
40%
50%
60%
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Huy động Tín dụng GDP
Các ngân hàng Việt Nam đã
phát triển ấn tượng cả về huy
động lẫn tín dụng trong giai
đoạn 10 năm từ 2001 đến
2010. Tuy nhiên, mức tăng
trưởng giảm rõ rệt kể từ năm
2010.



www.VPBS.com.vn Page | 24

Sự tăng trưởng tín dụng quá mức thường được coi là dấu hiệu của những
vấn đề trong tương lai của khu vực tài chính và không nhất thiết là một
điều hay. Theo một nghiên cứu của Schularick & Taylor (2009), sự bùng
nổ tín dụng là một dự báo rõ ràng cho khủng hoảng tài chính. Trong một
khoảng thời gian kéo dài, tốc độ tăng trưởng tín dụng ở Việt Nam gấp bốn
lần tốc độ tăng trưởng GDP. Nói một cách khác, tín dụng đã tăng trưởng
quá nóng.
Tốc độ tăng trưởng trong ba năm gần đây đã giảm đáng kể. Thị trường đã
chứng kiến tốc độ tăng trưởng huy động và tín dụng thấp nhất kể từ thập
niên 90’. Tăng trưởng tín dụng năm 2012 chỉ đạt 9,14%. Trong ba quý
đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 6,87%, thấp hơn nhiêu chỉ
tiêu 12% của NHNN đặt ra, và chậm hơn nhiều so với sự tăng trưởng huy
động. Lần đầu tiên từ năm 2000, tỷ lệ tín dụng/ huy động của toàn hệ
thống ngân hàng rơi xuống thấp hơn một (đạt 0,94 vào Quý 3/2013).
Tổng Huy động và Tín dụng (nghìn tỷ VND)
Tăng trưởng hàng năm của tổng Huy động
và Tín dụng







Nguồn: IFS
Độ sâu tài chính, hay quy mô của ngành ngân hàng so với tổng thể nền
kinh tế Việt Nam đã thay đổi đáng kể cùng với sự tăng trưởng tín dụng.
Năm 2000, tỷ lệ tín dụng/GDP chỉ đạt 35,1%, khá thấp so với các nước

trong cùng khu vực (Thái Lan (138%), Singapore (78%), Philippines
(58%), Trung Quốc (120%)). Tuy nhiên, sau mười năm tăng trưởng tín
dụng quá mức, năm 2010, tỷ lệ tín dụng/GDP của Việt Nam đạt đỉnh ở
mức 135,8%.

0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
2008 2009 2010 2011 2012 3Q
2013
Huy động
Tín dụng
10,5%
6,9%
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
2008 2009 2010 2011 2012 3Q

2013
Huy động
Tín dụng

www.VPBS.com.vn Page | 25

Tỷ lệ tín dụng/ GDP giai đoạn 2000-2012



Nguồn: WDI
Tỷ lệ tín dụng/GDP ở Việt Nam năm 2012 đạt 115,4%. Tỷ lệ này dù sao
vẫn thấp hơn so với mức trung bình của các nước đang phát triển trong
khu vực, thể hiện rằng khu vực ngân hàng của Việt Nam vẫn còn nhiều
tiềm năng để phát triển. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng trưởng sẽ khiêm tốn hơn
trước.
So sánh tỷ lệ Tín dụng/GDP năm 2012



Nguồn: WDI
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
Thị phần
Thị trường ngân hàng Việt Nam vừa tập trung, đồng thời cũng phân tán.
NHTMNN thống trị cả thị phần huy động lẫn thị phần tín dụng, chiếm tới
60% thị phần vào năm 2007. Con số này thậm chí còn cao hơn vào năm
2000, ở mức 70%. Trong khi bốn NHTMNN lớn đều có được một thị phần
khổng lồ, những NHTMCP, các ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài
chính khác phải tranh nhau miếng bánh còn lại. Tuy nhiên, gần đây đã có
một xu thế rõ rệt là các NHTMNN đang để mất dần thị phần về tay

NHTMCP cả về huy động lẫn tín dụng. Trong năm năm gần đây, NHTMCP
đã nắm giành được hơn 15% thị phần từ tay NHTMNN.
35,1%
135,8%
115,4%
0%
20%
40%
60%
80%
100%
120%
140%
160%
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
NHTMNN vẫn thống trị cả thị
trường tín dụng lẫn huy
động. Tuy nhiên, họ đang
mất dần thị trường về tay các
NHTMCP từ năm này qua
năm khác.

×