BÀI TẬP KẾ TOÁN NGÂN HÀNG
KẾ TOÁN NHẬN TIỀN GỬI & PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ
BÀI 1:
1. Ngày 16/6/N, NHTM nhận 100 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm bằng tiền mặt, kỳ hạn 1
tháng, lãi suất 0,45 %/tháng. Ngày 16/7/N, khách hàng đã đến tất toán sổ tiết kiệm.
2. Ngày 16/6/N, NHTM nhận 100 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm 1 tháng bằng tiền mặt, lãi
suất 0,45%/tháng. Ngày 6/7/N, khách hàng đã đến tất toán sổ tiết kiệm trước hạn, hưởng lãi
suất không kỳ hạn 0,15%/tháng.
3. Ngày 16/6/N NHTM nhận 100 triệu đồng tiền gửi tiết kiệm 1 tháng bằng tiền mặt, lãi
suất 0,45%/tháng. Ngày 26/7/N, khách hàng đã đến tất toán sổ tiết kiệm, lãi suất không kỳ hạn
0,15%/tháng.
4. Ngày 19/10/N, KH X tới NHTM tất toán sổ tiết kiệm 100 triệu đồng bằng tiền mặt, gửi
ngày 10/7/N, kỳ hạn 3 tháng, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng là 0,6%/tháng. Lãi suất tiền gửi
không kỳ hạn là 0,3%/tháng.
5. Ngày 14/2/N, Khách hàng A đến NHTM tất toán sổ tiết kiệm 100 triệu đồng bằng tiền
mặt, kỳ hạn 6 tháng, gửi vào ngày 20/1/(N-1), lãi suất: 0,72%/tháng. Lãi suất tiền gửi không kỳ
hạn: 0,3%/tháng.
6. Ngày 31/8/N khách hàng đem đến NHTM 40 triệu đồng bằng tiền mặt và yêu cầu
chuyển số tiền này cùng toàn bộ gốc 60 triệu trước đây đã gửi (kỳ hạn 4 tháng gửi ngày
15/7/N-1 lãi suất 0,4%/tháng sang tài khoản tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng lãi suất
0,7%/tháng). Toàn bộ lãi của sổ cũ khách hàng đã nhận bằng tiền mặt, lãi suất không kỳ hạn
0,2%/tháng. Hạch toán tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh xảy ra vào ngày 31/8/N.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán nghiệp vụ nêu trên vào tài khoản thích hợp.
Biết NHTM dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng.
BÀI 2:
Ngày 30/9/N tại Ngân hàng công thương A có phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Khách hàng A đến yêu cầu tất toán sổ tiền gửi tài khoản không kỳ hạn, số tiền 20 triệu,
ngày gửi 8/4/N lãi suất 0,2%/tháng. Ngân hàng đồng ý.
2. Khách hàng B đến yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm kỳ hạn 4 tháng, số tiền 40 triệu, ngày gửi
10/3/N, lãi suất 0,45%/tháng. Ngân hàng đồng ý.
3. Khách hàng C đem 50 triệu đồng tiền mặt đến yêu cầu chuyển số tiền này cùng với số
tiền gốc ban đầu của sổ tiết kiệm kỳ hạn 9 tháng, số tiền 150 triệu ngày gửi 10/5/N, lãi suất
1
0,7%/tháng sang tiền gửi tiết kiệm 12 tháng, lãi suất 0,82%/tháng, ngân hàng đồng ý làm sổ
mới và trả lãi bằng tiền mặt cho khách hàng.
4. Khách hàng D đến yêu cầu chuyển số tiền gốc của sổ tiết kiệm không kỳ hạn, số tiền 120 triệu,
ngày gửi 22/1/N lãi suất 0,23%/tháng sang tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 3 tháng lãi suất 0,4%/tháng. Ngân
hàng đồng ý làm sổ tiết kiệm mới và trả lãi cho khách hàng.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế trên
Biết: - Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng
- Lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn áp dụng trong ngày là 0,2%/tháng
BÀI 3:
Cho tình hình số dư tài khoản tiền gửi của công ty TNHH Tân Á trong tháng 7/N như sau:
Ngày Số dư TK Số ngày tồn tại số dư Tích số
27/6/N 150
30/6/N 720
4/7/N 850
14/7/N 900
16/7/N 530
24/7/N 650
27/7/N 830
Tính và hạch toán lãi tháng 7 trên tài khoản tiền gửi công ty TNHH Tân Á, biết ngân hàng quy
định ngày tính lãi hàng tháng là ngày 27, lãi suất tiền gửi thanh toán là 0,3%/tháng.
BÀI 4:
Ngày 8/4/N bà Hiền xin rút tiền trên sổ tiết kiệm không kỳ hạn, số tiền gốc ban đầu là 100 triệu
đồng, ngày gửi là 18/1/N, lãi suất 0,5%/tháng. Biết
1. Ngân hàng tính và hạch toán lãi vào ngày khách hàng gửi tiền ở tháng kế tiếp
2. Ngân hàng tính lãi và hạch toán vào cuối ngày 28 hàng tháng.
Trình bày các bút toán xảy ra vào ngày 8/4/N
BÀI 5:
Ngày 25/9/N bà Dung đem sổ tiết kiệm kỳ hạn 6 tháng, số tiền 100 triệu đồng, loại trả lãi sau,
lãi suất 0,8%/tháng, ngày gửi 25/1/N đến NHTM xin rút bằng tiền mặt. NHTM chấp nhận tính
cho khách hàng mức lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn là 0,3%/tháng theo thời gian thực gửi
thêm.
Xử lý và hạch toán trong các trường hợp NHTM tính và hạch toán lãi dồn tích tròn tháng vào:
1. Cuối ngày 25 hàng tháng
2. Đầu ngày 25 hàng tháng
BÀI 6:
Ngày 25/10/N tại NHTM X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
2
1. Ông An đến NHTM làm thủ tục xin mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bằng VND. Các
thủ tục hợp lệ và NHTM đã chấp nhận. Ông An nộp tiền vào tài khoản 200.000 đồng bằng tiền
mặt.
2. Công ty TNHH Thương mại Quang Thanh xin chuyển 300 triệu đồng từ TK tiền gửi
thanh toán không kỳ hạn sang tiền gửi có kỳ hạn thời hạn 3 tháng, lãi suất 0,7%/tháng.
3. Bà Hoa nộp tiền mặt 150 triệu đồng yêu cầu NHTM mở sổ tiết kiệm không kỳ hạn, lãi
suất 0,3%/tháng.
4. Bà Hương nộp sổ tiết kiệm có kỳ hạn 9 tháng loại trả lãi sau, lãi suất 0,9%/tháng, ngày gửi
10/8/N-1, số tiền gốc 100 triệu đồng, xin rút toàn bộ gốc và lãi
5. Bà Hạnh xin rút tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng, số tiền gốc 100 triệu đồng, lãi suất
0,7%/tháng, ngày gửi 15/04/N-1, rút bằng tiền mặt.
6. Bà Loan nộp sổ tiền gửi tiết kiệm 3 tháng, số tiền 200 triệu đồng, ngày gửi 10/5/N-1, trả lãi
sau, lãi suất 0,7%/tháng, xin tất toán như sau:
- Chuyển 100 triệu đồng sang tiền gửi tiết kiệm 6 tháng
- Chuyển 50 triệu đồng sang tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
- Toàn bộ lãi lĩnh bằng tiền mặt
7. Ông Nghĩa xin tất toán sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, số tiền 50 triệu đồng gửi ngày
10/7/N-1, lãi suất 0,3%/tháng, lĩnh bằng tiền mặt.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Biết: - Hiện tại NHTM đang áp dụng mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 0,3%/tháng.
- NHTM tính và hạch toán chi phí trả lãi theo nguyên tắc cơ sở dồn tích với kỳ kế toán là
tháng. Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng.
BÀI 7:
1. Ngày 4/3/N, NH phát hành kỳ phiếu, tổng mệnh giá 100 tỷ, kỳ hạn 90 ngày, lãi suất 1,8% cả kỳ.
Ngân hàng tiến hành dự trả lãi vào ngày cuối tháng. Yêu cầu hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vào ngày 4/3, 31/3, 30/4, 31/5, 2/6
2. Ngày 4/4/N ngân hàng phát hành kỳ phiếu tổng mệnh giá 100 tỷ, kỳ hạn 90 ngày, lãi
suất 1,8% cả kỳ, trả lãi trước. Yêu cầu hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ngày 4/4,
30/4, 31/5, 30/6, 3/7
3. Ngày 4/3/N, nh phát hành GTCG tổng mệnh giá 100 tỷ, chiết khấu 270 triệu, kỳ hạn 90
ngày, lãi suất 1,8% cả kỳ. Dự trả lãi và phân bổ chiết khấu vào ngày cuối tháng. Yêu cầu hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ngày 4/3, 31/3, 30/4, 31/5, 2/6
4. Ngày 4/3/N tổng mệnh giá 100 tỷ, phụ trội 180 triệu, kỳ hạn 90 ngày, lãi suất 1,8% cả
kỳ, dự trả lãi và phân bổ phụ trội vào ngày cuối tháng. Yêu cầu hạch toán các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vào ngày 4/3, 31/3, 30/4, 31/5, 2/6
Biết ngân hàng trả lãi khi giấy tờ có giá đáo hạn.
3
BÀI 8:
Ngày 30/9/N tại NHTM A có phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1. Nhằm huy động vốn cho đầu tư xây dựng một số trường học mới Ngân hàng phát hành
trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 1 triệu đồng lãi suất 0,8%/tháng trả lãi sau. Số trái phiếu đã
phát hành 50.000
2. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu 12 tháng với lãi suất 0,7%/tháng mệnh giá 1 triệu đồng,
trả lãi trước. Số kỳ phiếu đã phát hành là 30.000
3. Ngân hàng phát hành 10.000 chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,65%/tháng.
Mệnh giá trái phiếu 2 triệu đồng. Lãi thanh toán 3 tháng 1 lần.
4. Ngân hàng xem xét kỳ phiếu phát hành đợt ngày 6/9/N tổng mệnh giá 20 tỷ đồng, kỳ
hạn 12 tháng lãi suất 0,75%/tháng.
Yêu cầu: Xử lý nghiệp vụ và hạch toán vào tài khoản thích hợp tại các thời điểm 30/9, 31/10,
và 31/12/N. Giả định NHMT tiến hành dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng.
BÀI 9:
Ngày 30/9/N tại NHTM B có phát sinh các nghiệp vụ như sau:
1. Ngân hàng thanh toán cho 20.000 kỳ phiếu 12 tháng phát hành ngày 30/9/N-1. Mệnh giá
mỗi trái phiếu 1 triệu đồng, lãi suất 8%/năm, trả lãi sau.
2. Nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cấp thiết cho dự án thủy điện, ngân hàng phát hành 10.000
chứng chỉ tiền gửi mệnh giá 10.000.000 đồng, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 0,75%/tháng.
Lãi thanh toán 6 tháng một lần.
3. Ngân hàng thanh toán 15.000 trái phiếu phát hành đợt ngày 30/9/N-1. Mệnh giá 5 triệu
đồng, lãi suất 10%/năm, trả lãi trước, kỳ hạn 12 tháng.
4. Ngân hàng xem xét giấy tờ có giá phát hành đợt 5/7/N tổng mệnh giá 10 tỷ đồng, kỳ hạn
6 tháng lãi suất 0,7%/tháng, trả lãi sau.
5. Khách hàng tới thanh toán kỳ phiếu phát hành đợt ngày 1/3/N tổng mệnh giá 25 tỷ
đồng, kỳ hạn 6 tháng, lãi suất 0,7%/tháng, trả lãi sau.
6. Ngân hàng thanh toán tiền mặt lãi đợt 2 của trái phiếu phát hành ngày 31/3/N ( trả lãi 3
tháng 1 lần) tổng mệnh giá 12 tỷ đồng, kỳ hạn 12 tháng lãi suất 0,75%/tháng.
Yêu cầu: Xử lý nghiệp vụ kinh tế phát sinh và hạch toán vào tài khoản thích hợp tại thời điểm
30/9/N. Cho biết lãi suất không kỳ hạn 0,25%/Tháng. NHTM dự trả lãi vào đầu ngày cuối
tháng.
BÀI 10:
Ngày 15/8/N tại NHTM A có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Phát hành kỳ phiếu thu bằng tiền mặt, tổng mệnh giá 500 triệu đồng, lãi suất
0,9%/tháng, thời hạn 12 tháng.
a. Nếu trả lãi 1 lần khi đáo hạn
4
b. Nếu trả lãi trước ngay khi phát hành
2. Phát hành 5000 trái phiếu đợt 2, mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 3 năm, loại trả lãi sau, lãi
suất 12%/năm, số tiền thu về bằng tiền mặt là
a. 4.950 triệu đồng
b. 5.050 triệu đồng
3. Phát hành 200 kỳ phiếu loại 1 năm, mệnh giá 1 triệu đồng, loại trả lãi trước, lãi suất
0,8%/tháng, số tiền thu về bằng tiền mặt theo các trường hơp:
a. Chiết khấu 1% mệnh giá
b. Phụ trội 1% mệnh giá
4. Khách hàng A đến lấy lãi theo định kỳ hàng quý của quý II tương ứng số kỳ phiếu đã
mua của ngân hàng, tổng mệnh giá là 100 triệu đồng, ngày phát hành 1/3/N, lãi suất
0,8%/tháng, kỳ hạn 12 tháng, loại trả lãi theo định kỳ.
5. Thanh toán kỳ phiếu bằng tiền mặt, kỳ hạn 12 tháng, tổng mệnh giá 2000 triệu đồng, lãi
suất 0,8%/năm, ngày phát hành là 30/6/N-1, trả lãi trước.
6. Khách hàng B đến ngân hàng thanh toán kỳ phiếu, kỳ hạn 12 tháng, tổng mệnh giá là
200 triệu đồng, lãi suất 0,9%/tháng, trả lãi sau, ngày phát hành là 5/7/N-1.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên
Biết: -Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn được ngân hàng niêm yết là 0,3%/tháng
-Giá trị chiết khấu hoặc phụ trội nếu có được phân bổ theo phương pháp tuyến tính.
-Ngân hàng tính và hạch toán chi phí trả lãi theo nguyên tắc cở sở dồn tích với kỳ kế
toán là tháng.
-Ngân hàng dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng.
KẾ TOÁN KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NHTM
BÀI 11:
Ngày 5/10/N tại ngân hàng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Khách hàng B đến ngân hàng bán 200 EUR
2. Công ty A yêu cầu ngân hàng thực hiện cam kết bán 10.000 EUR để chuyển vào TK
ngoại tệ của mình tại ngân hàng, công ty trả Ngân hàng bằng VND qua tài khoản tiền
gửi thanh toán của công ty tại ngân hàng.
5
3. Công ty C bán ngay cho ngân hàng 15.000 EUR qua tài khoản tiền gửi ngoại tệ của công
ty tại ngân hàng để nhận luôn 100 triệu VND tiền mặt, phần còn lại chuyển khoản vào
tài khoản tiền gửi VND của công ty tại ngân hàng.
- Biết tỷ giá EUR/VND = 30.010 – 30.030 – 30.060
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán nghiệp vụ nêu trên vào tài khoản thích hợp.
BÀI 12:
Ngày 30/10/N ngân hàng phải xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Công ty A yêu cầu ngân hàng chuyển đổi ( qua chuyển khoản) 10.000 EUR sang SGD.
2. Xác định kết quả kinh doanh và chênh lệch tỷ giá hối đoái đối với đồng USD biết:
- Đầu tháng Dư Có TK 4711: 50.000 USD, Dư Nợ TK 4712: 1.051.300.000 đồng
- Trong tháng:
+ Phát sinh Có TK 4711: 80.000 USD, phát sinh Nợ TK 4711: 100.000 USD
+ Phát sinh Nợ TK 4712: 1.683.280.000 đồng, phát sinh Có TK4712: 2.105.600.000 đồng.
- Tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng ngày cuối tháng là 21.050 VND/USD
- Biết tỷ giá EUR/VND = 30.010 – 30.030 – 30.060
SGD/VND = 15.550 – 15.570 – 15.590
BÀI 13:
Tại NHTM A ngày 5/5/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. NH mua của công ty XNK nông sản 50.000 USD từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ. Biết hợp đồng mua
bán với công ty đã được ký kết từ hôm trước. Công ty đã nhận được VND bằng tiền mặt.
2. Ông A mang đến ngân hàng 10.000 EUR đổi lấy tiền VND
3. Bà Nga đến xin mua 5.000 USD để đi công tác nước ngoài, các thủ tục giấy tờ hợp lệ. NHTM đã giải
quyết cho bà Nga.
4. NH mua của khách du lịch nước ngoài 500 EUR, thanh toán bằng tiền mặt
5. Ông Bình đến xin gửi tiền tiết kiệm bằng USD, kỳ hạn 6 tháng, lãi trả sau. Biết lãi suất ngân
hàng công bố 4%/năm, thủ quỹ đã kiểm đếm và nhận đủ số tiền 20.000 USD.
6. Ông Mạnh đến xin rút sổ tiền gửi tiết kiệm 12.000USD có kỳ hạn 6 tháng, loại trả lãi sau, ngày
gửi 20/3/N, lãi suất 4,5%/năm để gửi lại số gốc vào sổ tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng, trả lãi sau, lãi suất
5%/năm ( Biết: lãi suất tiền gửi không kỳ hạn là 2%/năm. Toàn bộ lãi khách hàng yêu cầu trả bằng
VND. NHTM dự trả lãi vào đầu ngày cuối tháng).
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, biết tỷ giá mua bán USD và EUR như sau:
Ngoại tệ Tỷ giá mua Tỷ giá bán
6
Tiền mặt Chuyển khoản
EUR 27,566.91 27,649.86 28,021.73
USD 20,600.00 20,800.00 20,860.00
Biết ngân hàng thực hiện việc quy đổi ngay các khoản thu nhập, chi phí bằng ngoại tệ qua cặp
TK 4711, 4712 sau mỗi giao dịch. USD là đồng ngoại tệ mạnh hơn
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY
BÀI 14:
1. Khoản vay 100 triệu, ngày 26/3, thời hạn 3 tháng, lãi suất 1,2%/30 ngày. Tài sản đảm
bảo 150 triệu, ngân hàng tiến hành dự thu vào đầu ngày cuối tháng. Gốc, lãi trả cuối kỳ. Khách
hàng đã thực hiện đúng cam kết.
Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các thời điểm 26/3, 31/3, 30/4, 31/5, 26/6.
2. Khoản vay 100 triệu, ngày 26/3, thời hạn 3 tháng, lãi suất 1,2%/30 ngày. Tài sản đảm
bảo 150 triệu, ngân hàng tiến hành dự thu vào đầu ngày cuối tháng. Lãi trả ngày 26 hàng tháng
bắt đầu từ tháng 4, gốc trả cuối kỳ. Khách hàng đã thực hiện đúng cam kết.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào các thời điểm 26/3, 31/3, 26/4, 30/4,
26/5, 31/5, 26/6.
BÀI 15:
Ngày 23/10/N tại ngân hàng công thương (NHCT) A có các nghiệp vụ:
1. Khách hàng A đến xin vay 50 triệu để mua ô tô, thời hạn 9 tháng, khách hàng thế chấp
một sổ tiền gửi tiết kiệm 100 triệu, thủ tục vay vốn hợp lệ và ngân hàng đồng ý cho vay, đã
tiến hành giải ngân bằng tiền mặt.
7
2. Khoản cho vay của khách hàng B kỳ hạn 9 tháng, trả lãi theo định kỳ 3 tháng một lần,
đã đến hạn thanh toán lãi lần 2. Nợ gốc 50 triệu lãi suất 1,2%/tháng. Khoản vay được giải
ngân từ ngày 23/4/N. Khách hàng không trả được lãi. Ngân hàng không cho phép điều chỉnh
kỳ hạn trả lãi.
Biết ngân hàng hạch toán lãi dự thu vào đầu ngày cuối tháng.
3. Khoản vay của khách hàng C 100 triệu trước đây đã hạch toán vào tài khoản “Nợ có khả
năng mất vốn” nay được xử lý như sau:
- Gán xiết nợ, chuyển quyền sở hữu tài sản cầm cố cho ngân hàng với giá trị thỏa thuận là
75 triệu. Tài sản này trước đây được ngân hàng thẩm định giá trị 110 triệu khi cho vay.
- Phát mại tài sản thế chấp thu 70 triệu bằng tiền mặt.
- Dự phòng cụ thể khoản vay: 20 triệu, số còn lại ngân hàng sử dụng dự phòng chung để
bù đắp.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
BÀI 16:
- Ngày 10/1/N Ngân hàng công thương (NHCT) Hải Phòng ký hợp đồng tín dụng cho công ty
cổ phần Hoàng Long vay 90 triệu thời hạn vay 9 tháng, lãi suất 1%/tháng, 3 tháng trả gốc và
lãi một lần, mỗi lần trả 30 triệu nợ gốc. Công ty nộp hồ sơ tài sản thế chấp là một mảnh đất
trị giá 150 triệu.
- Ngày 30/1/N xin giải ngân và sử dụng vốn vay như sau:
+ Một phần thanh toán bằng chuyển khoản cho đối tác có tài khoản tại NHCT Hai Bà
Trưng 30 triệu.
+ Thanh toán tiền nguyên vật liệu cho nhà cung cấp có tài khoản tại NHCT Thanh Hóa 25 triệu.
+ Công ty xin rút 20 triệu tiền mặt về sử dụng.
+ Số còn lại xin chuyển vào tài khoản tiền gửi thanh toán.
- Ngày 29/4/N công ty nộp UNC trích tiền từ tài khoản tiền gửi trả nợ gốc và lãi cho ngân
hàng đầy đủ.
- Ngày 30/7/N công ty trả được nợ gốc bằng tiền mặt, lãi xin nợ lại, NH đồng ý.
- Ngày 20/9/N công ty nhận được khoản thanh toán của người mua có tài khoản tại NHCT Đống Đa số
tiền 15 triệu. Ngân hàng chủ động trích tiền từ tài khoản của công ty để thu lãi.
- Ngày 30/10/N công ty trả phần nợ gốc còn lại và lãi bằng tiền mặt.
8
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ tại các thời điểm phát sinh, biết ngân hàng dự thu
lãi vào đầu ngày 30 hàng tháng.
BÀI 17:
Ngày 30/5/N ngân hàng giải ngân cho vay 100 triệu bằng tiền mặt, thời hạn 3 tháng. Trả lãi
hàng tháng vào ngày cuối tháng, gốc trả cuối kỳ.
Lãi = dư nợ gốc thực tế * số ngày ( ngày 30 tháng trước đến ngày 30 tháng này) * lãi suất tháng
/30 ngày
Lãi suất tiền vay 1,2%/tháng. Diễn biến của khoản vay này như sau:
- Khi giải ngân xác định giá trị của tài sản thế chấp là 150 triệu.
- Ngày 30/6 và 31/7 khách hàng thanh toán lãi đầy đủ bằng tiền mặt.
- Ngày 31/8 khách hàng chưa trả tiền lãi.
- Ngày 30/9 xác định khoản nợ không có khả năng thu hồi, ngân hàng chuyển sang nợ
nhóm 5.
- Ngày 1/10, NH và KH thỏa thuận gán tài sản đảm bảo.
- Ngày 10/10 bán tài sản đảm bảo, tất toán khoản nợ.
Yêu cầu: trình bày tất cả các bút toán có liên quan
Biết: + Lãi suất phạt = 1,5 lần lãi suất bình thường.
+ Giá trị có thể thu hồi của tài sản đảm bảo được quy đổi theo tỷ lệ 50%. Giá trị tài sản
khi gán nợ là 70 triệu. Tiền thu từ bán tài sản là:
a. 70 triệu
b. 68 triệu
c. 73 triệu
+ Ngân hàng phân loại nợ và trích lập dự phòng vào thời điểm cuối tháng.
BÀI 18:
Ngày 10/10/N, NHTM thu được tiền bán TSĐB. Sau khi đã trừ đi chi phí, NHTM thu được 150 triệu
tiền mặt, nhiều hơn giá trị khi đã thỏa thuận gán là 10 triệu. Để tất toán khoản nợ xấu này, NHTM phải
dùng hết 15 triệu dự phòng cụ thể đã trích, 2 triệu dự phòng chung. Ngoài ra phần còn thiếu là 3 triệu
được NHTM đưa vào chi phí tín dụng khác.
Yêu cầu: Hãy xử lý và hạch toán nghiệp vụ trên vào tài khoản thích hợp.
9
BÀI 19:
NHTM có một khoản nợ còn dư gốc là 100 triệu. Khi cho vay, NHTM đánh giá giá trị của tài sản
đảm bảo là 130 triệu. Khoản nợ đã bị chuyển sang nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn. Khi trích lập
dự phòng cụ thể, NHTM tính giá trị có thể thu hồi của tài sản này là 70 triệu. Nay NHTM đã thỏa
thuận nhận gán nợ tài sản này với giá 80 triệu. Một tuần sau khi thỏa thuận, NHTM bán được tài
sản này, thu tiền mặt được 80 triệu.
Yêu cầu: Hãy trình bày tất cả các bút toán có liên quan đến khoản nợ này kể từ sau khi bị
chuyển xuống nhóm 5.
BÀI 20:
Ngày 5/10/N tại NHCT Hoàn Kiếm có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Khách hàng A đến xin vay 150 triệu để mua ô tô, kỳ hạn 12 tháng, thế chấp 1 sổ tiết kiệm 200
triệu, thủ tục hợp lệ và NH giải quyết ngay, giải ngân bằng tiền mặt.
2. Công ty B trả nợ và lãi vay đến hạn, nợ gốc 100 triệu, lãi 10 triệu trong đó NH đã hạch toán vào
tài khoản “Lãi phải thu từ hoạt động tín dụng” 9 triệu, khi vay khách hàng thế chấp 1 ô tô trị giá 300
triệu.
3. Khoản cho vay của khách hàng C kỳ hạn 9 tháng, trả lãi theo định kỳ 3 tháng đến hạn thanh toán
lãi lần thứ 2 khách hàng không trả được nợ lãi, NH cho phép điều chỉnh kỳ hạn trả lãi, đánh giá khả
năng trả nợ của khách hàng, NH thấy khoản cho vay này cần được chuyển vào nợ nhóm 2
Biết nợ gốc: 500 triệu, Ngân hàng đã hạch toán lãi phải thu 20 triệu.
4. Công ty Minh Tâm xin nộp tiền mặt thanh toán toàn bộ nợ gốc và lãi của mình đang được theo
dõi ở nợ nhóm 3. Trong đó gốc 100 triệu, lãi 17 triệu (đang theo dõi ngoại bảng, trong đó 9 triệu là lãi
đã hạch toán dự thu trước đây).
Yêu cầu: Hãy xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
10
KẾ TOÁN THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG
BÀI 21:
Ngày 22/4/N, tại Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm, các nghiệp vụ sau đây đã phát sinh:
1.Công ty A nộp bộ UNC 10 triệu, trả tiền cho công ty B có TK tiền gửi tại cùng Chi nhánh
NHCT Hoàn Kiếm.
2.Công ty C nộp bộ UNC 20 triệu, trả tiền cho công ty D có TKTG tại VPBank Hà Nội.
3. Công ty H nộp bộ UNT số tiền 12 triệu, nhờ thu hộ tiền từ công ty N có tài khoản tiền gửi tại
chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Q1 TP HCM.
4.Công ty E nộp sec chuyển khoản cùng BKNS, số tiền 30 triệu, séc do công ty F có TK tiền
gửi tại CN NH Hàng Hải Hà Nội phát hành.
5. Công ty A nộp vào Ngân hàng tờ séc chuyển khoản số tiền 50 triệu, tờ sec này do công ty T
có tài khoản tại NHCT chi nhánh Thanh Hóa phát hành.
6. Ngân hàng nhận được:
- Lệnh thanh toán về bộ UNC số tiền 3 triệu do công ty S có tài khoản tại Ngân hàng NN
&PTNT tỉnh Thanh Hóa lập để thanh toán tiền cho công ty A.
- Lệnh thanh toán về bộ UNC số tiền 15 triệu, UNC này do công ty T có tài khoản tiền gửi
tại Chi nhánh NHCT tỉnh Phú Thọ lập để thanh toán tiền cho công ty C.
- Bảng kê thanh toán bù trừ (BKTTBT) về bộ UNT số tiền 5 triệu, UNT này do Công ty A
lập để đòi tiền của Công ty D.
- Lệnh thanh toán về tờ séc chuyển khoản số tiền 2 triệu. Tờ sec này do công ty Z có tài
khoản tiền gửi tại Chi nhánh NHCT Hai Bà Trưng lập để thanh toán tiền cho công ty A.
- Lệnh thanh toán về sec chuyển khoản số tiền 3 triệu, tờ sec này do công ty A yêu cầu
thanh toán 4 ngày trước đây.
7. Tổ thanh toán bù trừ đem về:
- UNT 3 triệu do công ty M lập, đòi tiền công ty A.
- SCK cùng BKNS, số tiền 20 triệu, séc do công ty A phát hành, trả tiền cho công
ty D.
11
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ nêu trên vào TK thích hợp, biết rằng các chứng từ
NH Hoàn Kiếm nhận được đều đúng địa chỉ, hợp pháp, hợp lệ và các TK liên quan đủ số dư để
thanh toán.
BÀI 22: Ngày 20/3/N tại NHCT Hải Phòng có các nghiệp vụ phát sinh:
1. Công ty TNHH Bình Minh nộp vào NH giấy lĩnh tiền mặt, số tiền 123 triệu đồng, số dư trên tài
khoản tiền gửi thanh toán của công ty này là 150 triệu.
2. Công ty cổ phần xây dựng Hải Phòng nộp giấy nộp tiền và tiền mặt 50 triệu đồng vào TK tiền
gửi thanh toán. Thủ quỹ kiểm đếm và thu đủ.
BÀI 23: Ngày 20/2/N tại NHCT Đống Đa có các nghiệp vụ sau:
1. Công ty Cơ khí Hà Nội nộp vào chứng từ
a. UNC trích tài khoản tiền gửi thanh toán 130 triệu trả tiền hàng đã nhận cho công ty Gang thép
Thái Nguyên, có tài khoản mở tại NHCT Thái Nguyên
b. UNC số tiền 150 triệu đồng trả tiền hàng đã giao cho Công ty TNHH Phượng Hoàng có tài
khoản tại NHCT Đống Đa
2. Nhận được các lệnh chuyển tiền trong thanh toán chuyển tiền điện tử như sau
a. Lệnh chuyển có thanh toán UNC, người thụ hưởng là công ty Cơ khí Hà Nội, số tiền 150 triệu
đồng.
b. Lệnh chuyển có, nội dung chuyển tiền theo UNC cho người thụ hưởng là Ông Nguyễn Văn
An, không có tài khoản tại Ngân hàng, số tiền 20 triệu đồng. Trong ngày ngân hàng đã thông báo và
ông An đã đến xin lĩnh bằng tiền mặt.
3. Nhận được bảng kê các Lệnh chuyển Có từ Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội thanh toán theo
các chứng từ sau:
a. UNC, 32 triệu, người thụ hưởng là Cửa hàng Bách hóa Tổng hợp
b. UNC, 53 triệu, người thụ hưởng là Công ty Vật tư Nông Nghiệp
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên biết các TK liên quan có đủ khả năng thanh toán.
Biết rằng: Công ty Cơ khí Hà Nội, Cửa hàng Bách hóa tổng hợp và Công ty Vật tư Nông Nghiệp có tài
khoản tiền gửi thanh toán tại NHCT Đống Đa.
Các tài khoản liên quan có đủ số dư để thanh toán.
BÀI 24: Ngày 20/3/N tại NHCT tỉnh Hà Nam có các nghiệp vụ sau:
1. Công ty Thương Mại Thái Hà nộp UNT và hóa đơn bán hàng số tiền 60 triệu đồng đòi tiền
hàng đã giao cho người mua có tài khoản tại NHCT Nghệ An.
2. Công ty Kim Khí nộp vào UNT và hóa đơn đòi tiền hàng hóa đã giao cho Công ty Dệt Kim có
tài khoản tại NHCT tỉnh Hà Nam, số tiền 25 triệu đồng.
12
Trong hồ sơ của Công ty Kim Khí có một UNT chưa thanh toán với số tiền 5 triệu đồng, ngày
NHTM nhập sổ theo dõi 5/3/N, người đòi tiền là xí nghiệp Dệt thảm Đông Đô có tài khoản tại NHCT
Đống Đa ( lãi suất phạt chậm trả là 1,5%/tháng).
3. Công ty Cổ phần Vận tải Hà Nam nộp vào các liên UNT yêu cầu NHTM thu hộ tiền dịch vụ
tiền dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng có tài khoản tại NH đầu tư Hà Nam, số tiền 15 triệu đồng.
4. Nhận được bộ chứng từ UNT từ NHNN & PTNT Hà Nam chuyển sang số tiền 30 triệu, nội
dung người bán đòi tiền hàng đã giao cho Công ty Bánh kẹo Hiệp Hòa (TK tại NHCT Hà Nam)
5. Nhận được Bảng kê thanh toán bù trừ từ NH đầu tư Hà Nam, nội dung thanh toán UNT do nhà
máy Xà Phòng trả 40 triệu đồng tiền hàng cho Công ty Điện Lực Hà Nam.
6. Nhận được lệnh chuyển Có từ NHCT Ba Đình, thanh toán UNT, số tiền 35 triệu đồng. UNT
này trước đây do Công ty Cổ phần Vận tải Hà Nam nộp vào.
7. Nhận được lệnh chuyển Nợ từ NHCT Ninh Bình, nội dung đòi tiền hàng hóa theo UNT, số tiền
80 triệu từ Nhà máy Bánh kẹo.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ trên.
Biết các tài khoản tiền gửi có đủ khả năng thanh toán.
BÀI 25:
Tại NHCT Đống Đa, ngày 20/8/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Công ty Kim Khí Đống Đa nộp vào NH các bảng kê nộp séc, kèm các tờ sec
- Séc chuyển khoản do Công ty TNHH Lan Anh phát hành số tiền 100 triệu đồng. Công ty
TNHH Lan Anh có tài khoản tiền gửi mở tại NH NN &PTNT Nam Hà Nội.
- Séc chuyển khoản do Công ty Giầy Thượng Đình phát hành ngày 5/7/N số tiền 100 triệu đồng.
Công ty Giầy Thượng Đình có tài khoản tiền gửi mở tại NH NN &PTNT Nam Hà Nội.
- Sec chuyển khoản số tiền 35 triệu đồng do Nhà máy Cao su Sao Vàng (TK mở tại NHCT
Đống Đa) phát hành ngày 1/6/N. NH kiểm tra thấy số dư trên tài khoản Tiền gửi thanh toán của
Nhà máy là 50 triệu.
2. Nhận được các chứng từ trong thanh toán bù trừ các NH như sau:
- Bảng kê nộp sec kem tờ sec do Công ty Bột giặt Thái Hà phát hành ngày 20/6/N, số tiền 80
triệu. Biết ngày 1/8/N Ngân hàng đã nhận được yêu cầu ngừng thanh toán tờ sec từ Công ty bột
giặt Thái Hà.
- Bảng kê nộp sec kèm tờ sec số tiền 50 triệu đồng, sec này do Công ty HaNoi Computer phát
hành ngày 26/7/N.
- Bảng kê nộp séc kèm tờ séc, số tiền 90 triệu đồng do công ty TNHH Lê Lam phát hành ngày
25/7/N biết tài khoản của công ty chỉ có 60 triệu đồng.
- Nhận được lệnh chuyển có số tiền 32 triệu đồng thanh toán séc. Đơn vị nộp sec trước đây là
Nhà máy Xe đạp
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên các tài khoản thích hợp
Biết: - Lãi suất cơ bản do NHNN công bố trong tháng 8 là 1,0%/tháng
13
Công ty Kim Khí Đống Đa, công ty Bột giặt Thái Hà, Công ty HaNoi Computer, Nhà máy Xe đạp,
Công ty TNHH Lê Lam có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng CT Đống Đa.
BÀI 26:
Tại VCB Hà Nội ngày 10/3/N có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
1. Công ty TNHH Thương mại Thành An nộp các chứng từ sau:
- UNT số tiền 16 triệu đồng đòi tiền hàng đã giao cho người mua có TK tại NHCT Nghệ An.
- UNC trích tài khoản tiền gửi 28 triệu trả nợ gốc tiền vay đến hạn cho NH
2. Công ty Xi măng Bút sơn nộp các bảng kê nộp sec kèm tờ sec số tiền 14 triệu do Công ty Vật
Tư Xây dựng (TK tại NHĐT &PT Hà Nội) phát hành ngày 6/3/N
3. Nhận được chứng từ của NHNN &PTNT Nam Hà Nội chuyển giao
- UNT số tiền 20 triệu, do Công ty Xây dựng đòi tiền sửa chữa kho hàng cho Công ty TNHH
Thương Mại Thành An
- Bảng kê kèm theo sec 40 triệu, chi nhánh điện Hà Nội phát hành ngày 3/3/N để trả tiền cho
Công ty Xây dựng
4. Nhận bảng kê thanh toán bù trừ của NHĐT & PT Hà Nam nội dung thanh toán như sau:
- UNT số tiền 35 triệu của Công ty Nước Sạch đòi tiền Chi nhánh điện Hà Nam
- UNC số tiền 150 triệu đơn vị thụ hưởng là Công ty Lương thực Hà Nam
Yêu cầu: Hạch toán định khoản các nghiệp vụ phát sinh trên vào tài khoản thích hợp, giải thích các
trường hợp cần thiết.
Biết Công ty TNHH Thương mại Hà Nội, Công ty xi măng Bút Sơn, Chi nhánh Điện Hà Nội, Công ty
Lương thực Hà Nam có tài khoản tiền gửi tại Vietcombank Hà Nội.
BÀI 27:
Ngày 30/5/N, NHCT tỉnh Khánh Hòa nhận các chứng từ sau:
1. Lệnh chuyển Nợ, nội dung thanh toán sec chuyển khoản số tiền 75 triệu, sec này do Công ty Du lịch
Khánh Hòa phát hành ngày 20/5/N
2. Lệnh chuyển Nợ nội dung thanh toán sec chuyển khoản, số tiền 55 triệu đồng do Công ty Thương
mại Nha Trang phát hành ngày 14/5/N
3. Lệnh chuyển Có nội dung thanh toán UNT, số tiền 32 triệu đồng – do công ty XNK đòi tiền hàng
đã giao cho Công ty vận tải biển, có tài khoản tại Ngân hàng công thương Nghệ An
4. Thông báo chấp nhận lệnh chuyển Nợ do Công ty Thiên An phát hành từ NH đầu tư Khánh Hòa về
thanh toán tờ sec chuyển khoản số tiền 10 triệu đồng, đơn vị nộp sec trước đây là công ty Du Lịch Khánh
Hòa
5. Lệnh Chuyển Có số tiền 20 triệu nội dung thanh toán UNT từ Sacombank Hà Nội, đơn vị nộp UNT
trước đây là công ty du lịch Khánh Hòa.
Yêu cầu: Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên biết công ty Du lịch Khánh Hòa, công ty
Thương mại Nha Trang, công ty XNK có tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn tại NHCT tỉnh
Khánh Hòa.
14
Ghi chú: Lệnh chuyển Nợ: là lệnh đòi tiền của NH phát lệnh gửi đến NH nhận lệnh.
Lệnh chuyển Có: là lệnh mà NH phát lệnh trả tiền cho NH nhận lệnh.
BÀI 28:
Ngày 2/11/N tại NHNT X có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Nhận được giấy ủy nhiệm chuyển tiền của công ty nhập khẩu công nghệ số tiền 20.000 USD yêu
cầu trích tài khoản tiền gửi USD của công ty để chuyển tiền sang Trung Quốc, NH chấp nhận và
thu phí dịch vụ 0,2% trên số tiền chuyển, đã thu bằng USD.
2. Nhận được khoản chuyển tiền báo có từ nước ngoài, số tiền 30.000 SGD, nội dung Ông Peter
Kim, Việt kiều tại Singapore chuyển tiền về cho thân nhân là bà Hoa, NH đã báo cho bà Hoa đến
lĩnh tiền trong ngày và thu phí là 0,05% trên tổng số tiền, đã thu bằng ngoại tệ.
- Bà Hoa xin chuyển đổi 20.000 SGD sang USD để gửi tiết kiệm, loại trả lãi sau, kỳ hạn 6 tháng,
số còn lại đề nghị bán cho NH để rút tiền mặt VND
3. Nhận được chuyển tiền báo có từ nước ngoài, số tiền 25.000 USD nội dung: nhà nhập khẩu Nhật
Bản thanh toán tiền hàng đã nhận cho Công ty XNK Thủy Sản ( phương thức thanh toán theo
hợp đồng là điện chuyển tiền TTR). NH thanh toán vào TK tiền gửi thanh toán bằng USD của
công ty và thu phí 0,1% trên tổng giá trị báo có, đã thu bằng ngoại tệ.
4. Nhận được bộ chứng từ nhờ thu tiền hàng đã xuất khẩu cho một Công ty ở Hồng Kông của Công
ty ABC với tổng số tiên là 150.000 USD, phí nhận chứng từ nhờ thu của NH là 5 USD/1 bộ
chứng từ. Công ty ABC trả phí bằng VND từ TK tiền gửi. Ngân hàng chấp nhận thanh toán theo
tỷ giá 20.800 VND/USD.
5. Nhận bộ chứng từ nhờ thu (loại trả tiền ngay) từ nước ngoài chuyển tiền đến nội dung thu tiền nhà
nhập khẩu vật liệu xây dựng số tiền 50.000 USD, tài khoản của nhà nhập khẩu đủ khả năng
thanh toán và nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán ngay. NH làm thủ tục thanh toán và thu phí
0,2% từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ của khách hàng.
6. Công ty XNK Kim Lan xin mở LC để nhập khẩu hàng từ Hàn Quốc. Tổng giá trị lô hàng là
200.000 USD, NH chấp nhận và yêu cầu công ty ký quỹ 50% giá trị của lô hàng. Tài sản thế
chấp là lô hàng nhập khẩu. Đồng thời, NH thu phí mở LC là 0,1% trên giá trị của LC
- Công ty XNK Kim Lan đã đề nghị được mua của NH toàn bộ số ngoại tệ cần thiết để ký quỹ và
nộp phí cho NH, thanh toán bằng VNĐ từ tài khoản tiền gửi
7. NH đồng ý chuyển đổi số USD cần thiết từ TK tiền gửi ngoại tệ ra 200.000 EUR cho tổng công ty
XNK Xây Dựng để thanh toán LC nhập khẩu cho đối tác tại Đức. Trị giá LC là 350.000 EUR,
trước đây đơn vị đã ký quỹ 150.000 EUR
15
8. Nhận được thông báo từ NH Citibank Hồng Kông về việc nhà nhập khẩu đã mở LC theo hợp
đồng đã ký với công ty Hòa Phát, số tiền của LC là 150.000 USD. Ngân hàng đã thông báo cho
công ty và thu phí thông báo LC là 20 USD từ TK tiền gửi ngoại tệ của công ty.
9. Nhận bộ chứng từ hàng xuất của công ty Hanoi Computer, đề nghị thanh toán LC đã được nhà nhập
khẩu mở trước đây tại HSBC Ấn Độ, NHNT X là NH thông báo, số tiền theo LC là 200.000 USD.
Ngân hàng kiểm tra thấy bộ chứng từ hợp lệ và gửi đi nước ngoài yêu cầu thanh toán.
10. Nhận được bộ chứng từ hàng nhập từ Đài Loan, yêu cầu thanh toán theo LC đã mở trước đây
cho công ty XNK Hoàng Long, số tiền là 250.000 USD. NH đã kiểm tra và xác định bộ chứng từ
là đầy đủ và hợp lệ. Biết trước đây công ty đã ký quỹ là 150.000 USD, TK tiền gửi thanh toán
bằng USD của công ty có số dư có là 50.000 USD. Số còn lại công ty chưa thanh toán được và
ngân hàng phải trả thay. Biết số dư tối thiểu để duy trì tài khoản là 100 USD.
Yêu cầu: Định khoản và giải thích các nghiệp vụ trên.
Biết rằng: - Các khoản phí ngân hàng thu chưa bao gồm thuế GTGT 10%
- Tỷ giá ngân hàng công bố trong ngày như sau:
Ngoại tệ Tỷ giá mua Tỷ giá bán
Tiền mặt Chuyển khoản
EUR 27,566.91 27,649.86 28,021.73
SGD 16,293.31 16,408.17 16,728.93
USD 20,600.00 20,800.00 20,860.00
BÀI 29:
Ngày 10/10/N ngân hàng phải xử lý các nghiệp vụ sau
1. Công ty A đề nghị được mua 50.000USD bằng chuyển khoản VND từ TK của công ty tại ngân
hàng, đồng thời nhờ ngân hàng chuyển ra nước ngoài cho chi nhánh của công ty ở Mỹ
Biết tỷ giá USD/VND = 20.800 – 20.900 – 20.960
2. Công ty B yêu cầu mở LC với giá trị thanh toán 100.000 GBP để nhập khẩu thiết bị từ Anh,
ngân hàng yêu cầu tỷ lệ ký quỹ 20%. Công ty B đã trích tiền từ tài khoản tiền gửi ngoại tệ để ký quỹ.
3. Nhận được báo Có từ ngân hàng đại lý Ấn Độ về bộ chứng từ thanh toán LC 400.000 JPY của
công ty C nộp 30 ngày trước đây.
4. Nhận được báo Có từ ngân hàng đại lý tại Đức về bộ chứng từ nhờ thu 20.000 USD do công ty
D gửi cách đây 10 ngày.
5. Công ty E nộp bộ chứng từ thanh toán LC, số tiền 50.000 EUR. Sau khi kiểm soát ngân hàng
chấp nhận thu hộ.
Yêu cầu: Xử lý hạch toán vào các tài khoản thích hợp.
16