Đoàn kết, thống nhất trong Đảng trong “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh”; ý nghĩa đối với công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng Cộng sản Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay
MỞ ĐẦU
Tháng 5/1965, Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu khởi thảo viết Di chúc. Lúc
bấy giờ, đất nước ta đang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ đầy cam go, khốc
liệt và sức khỏe của Người đã yếu. Năm 1968, Bác viết thêm 6 trang. Tháng
5/1969, Bác viết lại đoạn mở đầu Di chúc.
Di chúc được công bố một phần trong lễ tang Bác. Thông báo số 151-
TB/TƯ ngày 19/8/1989 của Bộ Chính trị về một số vấn đề liên quan đến Di chúc
và ngày qua đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định bản Di chúc công bố
tháng 9/1969 là “Bảo đảm trung thành với bản gốc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
Một số vấn đề như những việc cần làm sau khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước thắng lợi, miễn giảm thuế nông nghiệp một năm cho các hợp tác xã nông
nghiệp, cho bà con nông dân cũng như đề nghị của Người về hỏa táng thi hài
chưa được công bố. Thông báo của Trung ương đã giải thích rõ lý do việc này.
Vào dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ chính trị Ban
chấp hành Trung ương Đảng (khóa VI) đã quyết định công bố toàn bộ các bản Di
chúc của Người viết.
Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ thiên tài của Đảng ta, dân tộc ta, trọn đời
hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vì độc lập dân tộc, hạnh phúc của nhân dân, vì
nhân loại cần lao. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là văn kiện lịch sử vô giá
kết tinh những tinh hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung cơ bản,
những quan điểm cốt yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh, vạch ra phương hướng phát
1
triển cho cách mạng Việt Nam cả hôm nay và trong tương lai. Tuy đã đi xa
nhưng tình cảm, đạo đức và trí tuệ của Người vẫn mãi dõi theo cùng dân tộc. Di
chúc của Người đã trở thành Cương lĩnh hành động của toàn Đảng, toàn dân ta
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như trong công cuộc đổi mới
vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Đặc biệt, trong công cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng và cuộc
vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” hiện nay,
chúng ta càng phải nghiên cứu để quán triệt sâu sắc hơn nữa những tư tưởng về
xây dựng Đảng mà Người đã căn dặn trước lúc đi xa. Với ý nghĩa đó, trong
khuân khổ bài thu hoạch này, tác giả đi vào làm rõ vấn đề “Đoàn kế,t thống nhất
trong Đảng trong “Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”; ý nghĩa đối với công tác
xây dựng., chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay”.
2
NỘI DUNG
1. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng – vấn đề quan tâm hàng đầu của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình xây dựng Đảng.
Lúc sinh thời, trên cương vị Chủ tịch – người đứng đầu Đảng ta, vấn đề
quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh là củng cố và giữ gìn đoàn kết, thống
nhất trong Đảng. Ngay từ những ngày đầu lãnh đạo toàn dân làm cách mạng,
trong tác phẩm “Đường cách mệnh”, Người chỉ rõ: nhiệm vụ hàng đầu của
Đảng cách mệnh là đoàn kết lãnh đạo nhân dân đứng lên làm cách mệnh;
Đảng có đoàn kết thống nhất mới có thể lãnh đạo được nhân dân. Tại Hội nghị
thống nhất các tổ chức cộng sản trong nước thành lập Đảng Cộng sản Việt
Nam, Hồ Chí Minh kêu gọi những người cộng sản “Bỏ mọi thành kiến, xung
đột cũ, thành thật hợp tác để thống nhất các nhóm cộng sản” thành Đảng Cộng
sản tập trung thống nhất”[1]. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Hồ Chí
Minh trực tiếp soạn thảo cũng thể hiện rõ sự quan tâm hàng đầu của Người
đối với vấn đề đoàn kết nhất trí và xây dựng sự đoàn kết, nhất trí cao trong
Đảng. Trước lúc đi xa, trong Di chúc, lời Người căn dặn đầu tiên là về Đảng,
về sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Bác viết: “Trước hết nói về Đảng (…)
Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các
đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí
của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” [2].
Nhìn ở góc độ số lần đề cập đến vấn đề đoàn kết trong các bài viết của
Người phần nào càng khẳng định rõ hơn sự quan tâm đặc biệt của Người đối với
sự đoàn kết trong Đảng. Theo số liệu thống kê, trong 1.921 bài viết của Bác có
tới 839 bài Bác đề cập đến vấn đề đoàn kết thống nhất và có tới 1.809 lần Bác
dung từ “đoàn kết”, “đại đoàn kết”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, vấn
3
đề đoàn kết trong Đảng được Bác nhắc đi, nhắc lại 16 lần. Trong “Di chúc”,thuật
ngữ “đoàn kết” được Bác nhấn mạnh 7 lần.
Có thể nói rằng đoàn kết và giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là
tư tưởng nhất quán và xuyên thấm từ thời dựng Đảng đến tận phút cuối cùng trọn
vẹn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dành sự quan tâm đặc biệt đối với vấn đề đoàn
kết thống nhất trong Đảng, Người đã phân tích, chỉ rõ: Theo quan điểm của Chủ
nghĩa Mác – Lênin: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; sự thành công của
phong trào công nhân trong mỗi nước chỉ có thể được bảo đảm bằng sức mạnh
của sự thống nhất và sự tổ chức. V.I.Lênin nhấn mạnh: “Muốn đưa cách mạng
đến thắng lợi, Đảng phải có sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối; đoàn
kết là nguồn gốc, sức mạnh chủ yếu, vô tận và vô địch của Đảng”[3], như vậy,
đoàn kết thống nhất trong Đảng là yêu cầu chung đối với mọi Đảng Cộng sản.
Đối với Đảng ta, đó còn phải xuất phát từ đặc điểm riêng của Việt Nam. Đảng ta
ra đời ở một nước thuộc địa, nửa phong kiến, tư tưởng tiểu nông manh mún, gia
trưởng, bè phái, bản vị, địa phương cục bộ được khoét sâu bởi chính sách chia rẽ
của kẻ thù, Hồ Chí Minh nhận xét: “Lợi dụng một cách xảo trá sự chia cắt ấy,
người ta hy vọng làm nguội được tình đoàn kết, nghĩa đồng bào…, tạo ra những
mối xung khắc giữa anh em ruột thịt với nhau”[4]. Hơn nữa, vào thời điểm ra đời
của Đảng, giai cấp công nhân mới có khoảng trên 22 vạn người gồm tất cả các
ngành nghề, trong đó, những người có tay nghề thực thụ (mà chúng ta quan niệm
là công nhân hiện đại) chỉ có 893 người. Số đảng viên là công nhân còn rất ít.
Đấy chính là thực tế khách quan, là đặc điểm đặt ra yêu cầu bức thiết số 1 trong
tiến trình thành lập Đảng cũng như xây dựng Đảng là phải đề cao sự đoàn kết,
thống nhất trong Đảng.
4
Từ thực tiễn lãnh đạo cách mạng Việt Nam của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì
chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và
làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho chúng ta”. “Nhờ đoàn kết chặt chẽ,
một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên
ngay từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân
dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”[5].
Như vậy, đoàn kết thống nhất trong Đảng là cội nguồn tạo nên sức mạnh
lãnh đạo cách mạng của Đảng, là nhân tố để phát huy cao độ trí tuệ và khả năng
sáng tạo của những chiến sĩ tiền phong.
Đoàn kết trong Đảng là cơ sở, nền tảng vững chắc để xây dựng khối đoàn
kết trong nhân dân. Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa
Đảng với nhân dân tạo nên sức mạnh vĩ đại để dân tộc ta vượt qua muôn vàn thử
thách, chiến thắng mọi kẻ thù để đi tới thắng lợi.
Đoàn kết thống nhất là một yêu cầu tất yếu, một thuộc tính có tầm quan
trọng đặc biệt của Đảng, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt
Nam. Từ ý nghĩa quan trọng của vấn đề nên suốt cuộc đời hoạt động cách mạng,
trên cương vị lãnh đạo Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến vấn đề
đoàn kết thống nhất trong Đảng. Trước khi đi xa, Người căn dặn: “các đồng chí
từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như
giữ gìn con ngươi của mắt mình”.
Theo Hồ Chí Minh, đoàn kết trong Đảng phải biểu hiện ở cả tư tưởng và
hành động. Tư tưởng phải thống nhất, hành động cũng phải thống nhất. Đảng tuy
nhiều người, song khi tiến hành thì chỉ như một người; đoàn kết không phải là
ngoài miệng mà phải đoàn kết trong công tác, trong tự phê bình và phê bình giúp
5
đỡ nhau cùng tiến bộ, đoàn kết trên nền tảng chủ nghĩa Mác- Lênin, có lý, có
tình, bằng tình cảm cách mạng trong sáng, tình thương yêu đồng chí, đồng bào.
Vậy làm thế nào để giữ gìn được sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng?
Ngay từ khi mới ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định rõ mục tiêu,
nhiệm vụ là lãnh đạo nhân dân giành độc lập dân tộc, xây dựng nước Việt Nam
hòa bình, thống nhất, dân chủ, giàu mạnh, xây dựng xã hội công bằng, văn minh,
thực hiện thành công CNXH và cuối cùng là CNCS, hết lòng phục vụ giai cấp,
phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, nên Đảng mới quy tụ được sức mạnh của
toàn Đảng, toàn dân đoàn kết để làm cách mạng và giành thắng lợi vẻ vang. Điều
đó có nghĩa là sự đoàn kết nhất trí trong Đảng chỉ có thể được xây dựng và củng
cố khi Đảng xây dựng được đường lối chiến lược, sách lược đúng đắn.
Xây dựng đoàn kết thống nhất trong Đảng, theo Hồ Chí Minh còn cần
phải dựa trên nguyên tắc dân chủ tập trung, phải biết gắn bó dân chủ với tập
trung, dân chủ với kỷ luật. Tập trung không đối lập với dân chủ mà chỉ đối lập
với tình trạng tự do tùy tiện, vô tổ chức. Còn dân chủ là để đi đến tập trung.
Người chỉ rõ: “Tập trung trên nền tảng dân chủ … Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập
trung …Nói tóm lại: Để làm cho Đảng mạnh thì phải mở rộng dân chủ…, thực
hành lãnh đạo tập trung, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật”. Chỉ có như vậy,
mới tạo cho Đảng sự thống nhất cao về tư tưởng, ý chí, hành động, vững vàng
trong mọi khó khăn, thử thách.
Để giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi
trọng tự phê bình và phê bình. Theo Người, “thường xuyên và nghiêm chỉnh tự
phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và
thống nhất của Đảng”[6]. “Muốn đoàn kết càng chặt chẽ, tiến bộ càng mau
chóng thì mọi người phải sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm. Mà muốn
6
được như thế thì không có cách gì hơn là thật thà tự phê bình và phê bình”.
Trong tác phẩm “Tự phê bình và phê bình”, Bác viết “Tự phê bình và phê bình là
thứ vũ khí sắc bén nhất giúp cho Đảng ta mạnh và ngày càng mạnh”. Người còn
yêu cầu mọi cán bộ, đảng viên phải có thái độ phê bình và tự phê bình đúng đắn,
thẳng thắn, chân thành, không nể nang, thêm bớt, biết tôn trọng nhau và “phải có
tình đồng chí thương yêu lẫn nhau” để bản thân mình và đồng chí mình cùng tiến
bộ, làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, phần xấu
mất dần đi.
Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ kêu gọi, vận động toàn Đảng phải đoàn
kết thống nhất, toàn dân phải đoàn kết, mà chính Người là hiện thân của tinh
thần đại đoàn kết toàn dân tộc, linh hồn của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Người đã thu hút, tập hợp, cảm hóa mọi người bằng chính tấm gương tận trung
với nước, tận hiếu với dân; bằng chính cuộc đời cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư; bằng tình thương yêu vô hạn đối với con người, trước hết là những người
lao động. Sự hài hòa giữa tư tưởng và hành động, nói luôn đi đôi với làm và đạo
đức, nhân cách của Người đã thật sự quy tụ mọi lực lượng trong xã hội, trở thành
động lực, sức mạnh đoàn kết, thống nhất trong Đảng.
2. “Giữ gìn đoàn kết thống nhất trong đảng như giữ gìn con ngươi
của mắt mình” - Thực hiện di chúc của người để xây dựng, chỉnh đốn
đảng hiện nay
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
quan tâm, chăm lo, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết, coi đó là vấn đề
chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, là gốc rễ của mọi thành công. Trước khi đi
vào cõi vĩnh hằng, Người để lại bản Di chúc thiêng liêng với lời căn dặn phải giữ
gìn đoàn kết như giữ gìn “con ngươi của mắt mình”
7
Thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, hơn 40 năm qua, Đảng ta
luôn coi trọng, chăm lo củng cố, giữ vững sự đoàn kết nhất trí trong Đảng. Từ
thực tiễn gần 25 năm đổi mới, Đảng ta càng ý thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của
tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết Hồ Chí Minh. Kinh nghiệm cho thấy, lúc nào,
nơi nào tư tưởng đoàn kết dân tộc và sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng được
quán triệt thực hiện nghiêm túc, thì khi đó, nơi đó cách mạng đạt thành tựu và
phát triển. Ngược lại, ở đâu mất đoàn kết thống nhất thì ở đó nội lực thường bị
phân tán và mất đi mọi tiềm năng, thế mạnh, mất môi trường thuận lợi để phát
triển tài năng của mọi thành viên, đồng thời mất luôn anh em, bạn bè, đồng
chí. Mất đoàn kết thống nhất nội bộ còn là mất cán bộ, mất của cải, danh dự
và niềm tin. Mất đoàn kết thì mất ổn định và phát triển. Vì thế, đoàn kết thống
nhất trong Đảng vừa là điều kiện vừa là mục tiêu để xây dựng, chỉnh đốn
Đảng trong sạch, vững mạnh.
Thấm nhuần những lời dạy của Người về công tác xây dựng Đảng, trong
sự nghiệp đổi mới Đảng ta luôn chú trọng đẩy mạnh công tác xây dựng, chỉnh
đốn Đảng ta về cả chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đảng ta đã đề ra những quan điểm
chỉ đạo hết sức thiết thực và triển khai thực hiện gắn với những cuộc vận động
có hiệu quả. Năm 1999, sau khi có nghị quyết TW 6 lần 2, khoá VIII về xây
dựng và chỉnh đốn Đảng, Bộ Chính trị khoá VIII đã ra quyết định thành lập Tiểu
ban Trung ương 6(2) với nhiệm vụ tham mưu cho Bộ Chính trị và Ban chấp
hành Trung ương chỉ đạo, theo dõi cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Đến ngày 4/1/2002, Bộ chính trị khoá IX ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo
thực hiện nghị quyết Trung ương 6(2) với nhiệm vụ giúp Bộ chính trị, Ban Bí
thư Trung ương đôn đốc, theo dõi việc thực hiện kết luận tại Hội nghị lần thứ 4
Ban chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết trung ương
8
6(2) khoá VIII, mà trọng tâm là đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham
nhũng, lãng phí, chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức trong Đảng và
trong xã hội. Qua 7 năm hoạt động, Ban chỉ đạo thực hiện nghị quyết Trung
ương 6(2) đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, góp phần đáng kể vào những
thành tựu đạt được trong cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đấu tranh
phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Kết quả là Đảng ta ngày càng vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sạch,
vững mạnh tổ chức. Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngày càng
được nâng cao, đáp ứng với yêu cầu mới của sự nghiệp cách mạng. Nội bộ Đảng
ngày càng đoàn kết, dân chủ, trong sạch. Tình trạng tham ô, tham nhũng, quan
liêu, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên ngày càng được đẩy lùi. Cán
bộ, đảng viên ngày càng thuấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, thấm nhuần đạo đức cách mạng và có ý thức tự giác trong việc học tập tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Đảng khẳng định: không ngừng
chăm lo củng cố sự đoàn kết thống nhất và tình đồng chí trong Đảng; thực hành
dân chủ rộng rãi, thường xuyên tự phê bình và phê bình. Trong diễn văn kỷ niệm
77 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 – 3-2-2007) và phát
động cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,
Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh khẳng định: Đảng ta cần tiếp tục đổi mới, tự chỉnh
đốn Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng
và tổ chức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng.
Trong đó, nhiệm vụ chủ yếu của công tác đổi mới, chỉnh đốn Đảng là: giữ gìn sự
đoàn kết nhất trí trong Đảng….Đảng và Nhà nước Việt Nam đang quyết tâm đẩy
mạnh công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống tham nhũng. Đây là
9
một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ X, để đưa nước ta sớm thoát khỏi tình trạng nước nghèo
trước năm 2010 như nghị quyết Đại hội đã vạch ra.
Để xây dựng sự đoàn kết, thống nhất của Đảng theo Di chúc của Người,
chúng ta phải thực hiện tốt một số yêu cầu cơ bản sau: Phải thực hành dân chủ
rộng rãi. Nhờ dân chủ mà Đảng ta đã khơi dậy, phát huy cao nhất trí tuệ, nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của mình. Nhờ dân chủ mà trong Đảng
đã khắc phục được tình trạng bè cánh, cục bộ, địa phương chủ nghĩa, quan liêu,
hách dịch cửa quyền, xa rời quần chúng. Thực hành dân chủ rộng rãi nghĩa là
phải dân chủ thực sự, dân chủ thường xuyên, dân chủ từ trung ương đến cơ sở.
Nhưng, dân chủ phải gắn với tập trung. Tập trung dân chủ là nguyên tắc sống
còn và cũng là biện pháp tốt nhất để xây dựng Đảng ta. Kiên quyết đấu tranh
chống lại những biểu hiện trong thực hành dân chủ hình thức. Lợi dụng dân chủ
để truyền bá những quan điểm, tư tưởng cá nhân, xâm hại đến lợi ích chung, gây
mất đoàn kết trong Đảng, trong xã hội.
Thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình. Tự phê bình và
phê bình là nguyên tắc, là quy luật phát triển của Đảng. Trong Di chúc, Hồ Chí
Minh coi đây là biện pháp tốt nhất để củng cố, phát triển sự đoàn kết, thống nhất
của Đảng. Người yêu cầu tự phê bình và phê bình phải thường xuyên, nghiêm
túc, không nể nang, qua loa đại khái, hình thức. Mục đích của tự phê bình và phê
bình là giúp cho bản thân và đồng đội ngày càng tiến bộ hơn; tuyệt đối không vì
mâu thuẫn cá nhân, động cơ cá nhân mà phê bình theo kiểu “vạch lá tìm sâu”,
“bới lông tìm vết” nhằm trù dập, đấu đá, hạ bệ lẫn nhau. Theo Hồ Chí Minh, tự
phê bình và phê bình là công việc thường xuyên; ngừng tự phê bình và phê bình
tức là ngừng tiến bộ, là thoái bộ.
10
Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Trên cơ sở tình đồng chí
thương yêu lẫn nhau thì mới thực hành được “dân chủ rộng rãi”, mới “thường
xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình”. Không có tình đồng chí thương
yêu lẫn nhau sẽ dẫn đến dân chủ hình thức, tự phê bình và phê bình không
nghiêm túc hoặc lợi dụng dân chủ, lợi dụng phê bình để trả thù cá nhân.
Để không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết nhất trí trong Đảng, nhất là
ở các tổ chức cơ sở đảng hiện nay, chúng ta cần chú ý làm tốt một số biện pháp
chủ yếu đồng bộ với các yêu cầu như sau:
Một là, Đảng đề ra đường lối chính trị đúng đắn làm cơ sở để xây dựng
đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Theo Hồ Chí Minh đường lối chính trị và đoàn kết thống nhất trong Đảng
có quan hệ mật thiết với nhau. Đường lối chính trị đúng đắn là cơ sở tạo nên sự
đoàn kết, thống nhất trong Đảng. Thực tiễn phong trào cách mạng Việt Nam
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chứng minh điều đó. Đường
lối đúng đắn là sự kiên định lí tưởng cách mạng “độc lâp dân tộc gắn liền với
chủ nghĩa xã hội”, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh”.
Hai là, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng.
Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng trước hết bắt nguồn từ sự hiểu biết và
giác ngộ chính trị của mỗi đảng viên. Vì vậy, công tác tuyên truyền trong Đảng
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để nâng cao trình độ nhận thức cho mỗi đảng
viên, có như vậy mới tạo sự đoàn kết thống nhất cao. Thông qua tuyên truyền
của Đảng làm cho làm cho toàn Đảng, cũng như mỗi cán bộ, đảng viên thấm
nhuần sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết nhất trí trong Đảng và tầm
quan trọng của việc giữ gìn đoàn kết nhất trí trong Đảng; làm cho đảng viên hiểu
11
đầy đủ, đúng đắn đường lối để từ đó biết lãnh đạo, tổ chức quần chúng tiến hành
thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng.
Ba là, Thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình, kiên quyết đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân.
Tự phê bình và phê bình không những là vũ khí sắc bén mà còn là động
lực bên trong giúp cho mỗi cán bộ, đảng viên phát huy ưu điểm, khắc phục
khuyết điểm. Tự phê bình và phê bình phải khách quan, công khai, trung thực,
chân thành. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của
mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình,
vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra
khuyết điểm đó, rồi tìm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm. Như thế là một Đảng
tiến bộ,…, chân chính”[7].
Do đó, tự phê bình và phê bình cần tiến hành thường xuyên như “rửa mặt
hàng ngày” và cần tiến hành từ trên xuống, từ dưới lên. “Mục đích phê bình cốt
để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để…đoàn kết và thống nhất nội
bộ”.[8]. Hồ Chí Minh coi tự phê bình và phê bình là “cách tốt nhất”, hữu hiệu
nhất để phát huy ưu điển, sữa chữa sai lầm, khuyết điểm, nâng cao đạo đức cách
mạng. Người cũng đặc biệt lưu ý rằng nâng cao đạo đức cách mạng phải đồng
thời với kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, coi như hai mặt của một quá trình
tu dưỡng, phấn đấu của người đảng viên cộng sản.
Bốn là, Tăng cường mở rộng dân chủ trong Đảng, đề cao tính tổ chức,
tính kỷ luật, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Đoàn kết nhất trí trong Đảng không phải sự đoàn kết suôi chiều, trái lại
đoàn kết được xây dựng trên cơ sở đấu tranh để đi đến thống nhất về tư tưởng,
hành động. Vì vậy nhất thiết phải mở rộng dân chủ. Mở rộng dân chủ đi đôi với
12
đề cao kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Để làm cho
Đảng mạnh, thì phải mở rộng dân chủ, thực hành lãnh đạo tập trung, nâng cao
tính tổ chức kỷ luật”[9]. Dân chủ trong Đảng là phải làm cho tất cả đảng viên tự
do biểu đạt tư tưởng, nhu cầu, đóng góp ý kiến của mình cho Đảng với ý thức
trách nhiệm cao. Các cấp ủy Đảng phải bảo đảm thực hành dân chủ từ cơ sở. Mặt
khác, cần thực hiện tốt nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách nhằm tạo
cơ sở đảm bảo sự đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Năm là, Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, phát hiện
sớm và kiên quyết giải quyết dứt điểm mọi hiện tượng gây mất đoàn kết trong
nội bộ Đảng.
Công tác kiểm tra có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tăng cường
khối đoàn kết thống nhất trong Đảng. Công tác kiểm tra giúp cho các cấp ủy kịp
thời phát hiện và ngăn chặn nguyên nhân, hiện tượng mất đoàn kết. Đồng thời
biểu dương kịp thời và có biện pháp cụ thể, thiết thực giúp cho các tổ chức đảng,
cán bộ, đảng viên chấp hành nghiêm kỷ luật của Đảng, giáo dục cán bộ, đảng
viên không ngừng chăm lo vun đắp cho khối đoàn kết thống nhất trong Đảng. Hồ
Chí Minh viết : “Muốn biết ai ra sức làm, ai làm qua chuyện, chỉ có một cách là
khéo kiểm soát. Kiểm soát khéo bao nhiêu khuyết điểm lòi ra hết, hơn nữa, kiểm
soát khéo về sau khuyết điểm nhất định bớt”[10].
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, một mặt phải tăng
cường sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy các cấp, đề cao trách nhiệm của các cơ
quan chức năng, tích cực đổi mới nội dung, phương pháp, cách thức tiến hành,
đồng thời cần có cơ chế, qui chế cụ thể để bảo vệ và phát huy vai trò giám sát
của quần chúng, nhân dân đối với đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng.
13
Sáu là, lựa chọn, bố trí đúng người đứng đầu tổ chức đảng và cơ quan
chính quyền cùng cấp, bảo đảm hạt nhân trung tâm đoàn kết.
Thực tiễn cho thấy ở cơ sỏ nào cán bộ chủ trì có đủ phẩm chất, năng
lực, luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, thật sự tiên phong gương mẫu; xử lý
hài hòa các lợi ích, biết đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của tập thể lên
trên hết, thì ở đó nội bộ đoàn kết thống nhất, năng lực lãnh đạo của tổ chức
đảng, hiệu lực quản lý điều hành của chính quyền không ngừng được giữ
vững và nâng lên. Ngược lại thì đoàn kết trong tổ chức đảng bị rạn nứt, vai
trò, uy tín của Đảng bị suy giảm.
Bảy là, đẩy mạnh cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là mẫu mực tuyệt vời về tinh thần đoàn kết giai
cấp, đoàn kết dân tộc, là tấm gương sáng ngời về đạo đức cách mạng, là hiện
thân của sự đoàn kết nhất trí trong Đảng ta. Tăng cường đoàn kết nhất trí trong
Đảng phải luôn dựa trên cơ sở tư tưởng của Hồ Chí Minh về đoàn kết. Vì vậy,
cần đẩy mạnh việc tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, làm cơ sở
tạo ra phong trào hành động cách mạng làm theo tấm gương của Người.
Ngày nay, lịch sử cách mạng Việt Nam đã đổi thay song vai trò lãnh đạo
cách mạng của Đảng vẫn không hề thay đổi. Trong xu thế mới của đất nước và
thời đại đặt ra cho vai trò lãnh đạo của Đảng những nhiệm vụ mới. Đó là lãnh
đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đưa đất nước
vững bước trên con đường XHCN trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở
cửa. Đây vừa là điều kiện thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn thách thức đối với
sự lãnh đạo của Đảng. Hơn lúc nào hết những lời dặn dò của Người về Đảng
Cộng sản cầm quyền cần phải được phát huy. Trước hết, đó là chủ nghĩa yêu
14
nước, là tinh thần dân tộc, Đảng phải là Đảng của một giai cấp biết “tự mình trở
thành dân tộc”. Nghĩa là biết đặt lợi ích của toàn dân tộc lên trên hết, biết xây
dựng một xã hội dân chủ, pháp quyền. Đồng thời Đảng phải thực hiện nhiệm vụ
quốc tế cao cả, phải hướng về nhân loại, giải quyết các vấn đề của dân tộc theo
giá trị và chuẩn mực nhân loại và phải cùng với cộng đồng quốc tế giải quyết
những vấn đề chung của nhân loại. Thực hiện lời dặn dò của Người, Đảng đã
không ngừng đổi mới và hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng, nâng cao
vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý
của nhà nước, tích cực, chủ động sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể
nhân dân. Đảng không làm thay các cơ quan nhà nước, bảo đảm hoạt động trong
khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa với
phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước.
Điều quan trọng nữa, Đảng lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay là phải ra
sức xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết. Muốn vậy, cán bộ Đảng và nhà nước
phải là hạt nhân của khối đại đoàn kết đó, phải có “tâm”, có “tầm”, có “trí”, phải
nêu gương sáng về đức hy sinh “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”, cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư. Chỉ như thế Đảng mới xứng là “đạo đức”, là “văn
minh” như kỳ vọng của Bác và sự tin yêu của nhân dân .
Thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người, trong những năm qua, từng tổ
chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên đã không ngừng phát huy tinh thần đoàn kết,
sáng tạo, đổi mới phương thức lãnh đạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các
Nghị quyết của Đảng vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh. Hơn 40 năm toàn Đảng, toàn dân thực hiện Di chúc của Người.
Đây là dịp để mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên tự xem xét lại mình một cách
15
cặn kẽ trong việc thực hiện Di chúc của Người như thế nào. Để tiếp tục thực hiện
Di chúc thiêng liêng của Người, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đã nguyện làm
theo lời dạy của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, làm cho Đảng ta ngày
càng trong sạch vững mạnh, lãnh đạo nhân dân ta vượt qua mọi khó khăn, thử
thách, thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo sự
chuyển biến về ý thức tu dưỡng, rèn luyện và làm theo tấm gương đạo đức của
Người; đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và các tệ nạn xã hội, góp phần
hiện thực hóa điều mong muốn cuối cùng của Người là: Toàn Đảng, toàn dân ta
đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập,
dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế
giới. Nhìn lại chặng đường hơn 80 năm xây dựng và phát triển của đảng và của
cách mạng nước ta, chúng ta tự hào về đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại. Càng tự
hào, chúng ta càng phải quyết tâm làm theo lời căn dặn trước lúc đi xa của Bác:
Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm
nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ
gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ
thật trung thành của nhân dân.
Ðể hoàn thành tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, tin cậy bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới, với quyết tâm thực hiện
thắng lợi Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, toàn quân phải tập đẩy mạnh thực
hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh"
trong quân đội. Theo đó, phải tiếp tục tuyên truyền, giáo dục để mọi cán bộ,
chiến sĩ nhận thức sâu sắc về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục đích, yêu cầu của
Cuộc vận động; nhận thức đầy đủ những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư
tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Thông qua đó, nâng cao sự thống
16
nhất về nhận thức và hành động, quyết tâm thực hiện thắng lợi Cuộc vận động ở
từng cơ quan, đơn vị và toàn quân. Ðồng thời, khắc phục những biểu hiện nhận
thức hạn chế, thiếu tin vào kết quả Cuộc vận động, dẫn đến thiếu quan tâm lãnh
đạo, thực hiện; hoặc quá kỳ vọng vào Cuộc vận động, dẫn đến nôn nóng, máy
móc, hoặc tách rời Cuộc vận động với các phong trào, kế hoạch công tác của chi
bộ, đảng bộ, đơn vị Ðể tiếp tục phát huy hiệu quả Cuộc vận động, cần tăng
cường sự lãnh đạo trực tiếp, thường xuyên của cấp ủy đảng các cấp, sự nêu
gương của cán bộ, đảng viên, đặc biệt là đội ngũ chính ủy, chính trị viên, người
chỉ huy cơ quan, đơn vị. Sự gương mẫu đó phải bao gồm cả bản thân và gia đình.
Cán bộ chủ trì, chủ chốt phải thực sự nêu gương cả trong lời nói và việc làm.
Cần quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của
Ban chỉ đạo, gắn với phát huy tốt vai trò của cơ quan chính trị các cấp. Kết hợp
chặt chẽ việc "học tập" với "làm theo"; giữa tổ chức nghiên cứu, quán triệt với
hướng dẫn, động viên, tạo điều kiện để mọi người tích cực, tự giác làm theo tấm
gương đạo đức của Bác, đưa Cuộc vận động phát triển cả bề rộng và chiều sâu,
gắn với khắc phục khâu yếu, mặt yếu của từng người, từng đơn vị, từng chi bộ;
góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị, xây dựng các tổ chức đảng trong
sạch, vững mạnh, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện.
17
KẾT LUẬN
Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử quý báu, tài sản
vô giá của Đảng và của dân tộc. Đó là sản phẩm kết tụ tinh hoa tư tưởng, đạo
đức và tâm hồn cao đẹp của một người Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn
hóa kiệt xuất Hồ Chí Minh - Một vĩ nhân hiếm có đã suốt đời phấn đấu hy sinh
vì Tổ quốc và nhân loại. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh toát lên khí phách,
tinh thần lạc quan chiến thắng của một bậc đại trí, đại nhân, đại dũng. Trong đó
mỗi chữ, mỗi câu, mỗi đoạn văn được viết ra đều là kết quả của sự suy ngẫm,
chắt lọc sâu sắc tư tưởng, tình cảm và trí tuệ của Người.
Di chúc là bản tổng kết thực tiễn kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng và
phương hướng phát triển của dân tộc, Di chúc thiêng liêng của Người trở thành
nguồn động viên, cổ vũ to lớn, là sự chỉ dẫn quan trọng, để quân và dân Việt
Nam tiến lên giành những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng miền Nam,
thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội và vạch ra phương
hướng phát triển cho cách mạng Việt Nam trong các giai đoạn tiếp theo.
Di chúc đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt toàn Đảng, toàn dân, toàn quân tiến
hành thắng lợi cuộc đấu tranh chống lại những cái cũ kỹ, lạc hậu, từng bước sáng
tạo, bồi đắp những nhân tố mới mẻ, đầy sức sống của một xã hội mới theo lý
tưởng cao đẹp của Người. Giáo sư - Tiến sĩ Phùng Hữu Phú khẳng định: “Thời
gian càng lùi xa, suy ngẫm những lời dặn lại đồng chí, đồng bào trước lúc đi xa
của Bác Hồ, đối chiếu với những gì đã và đang diễn ra trong hiện thực đời sống
đất nước, thế giới càng cảm nhận sâu sắc và thấm thía tầm cao tư tưởng, tầm
tổng kết, dự báo, định hướng thiên tài trong Di chúc của Bác”,
Cùng với cách mạng Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư
tưởng, là kim chỉ nam cho hành động của Đảng. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
18
Minh sẽ sống mãi trong tâm hồn, trí tuệ dân tộc Việt Nam và sự trân trọng, kính
phục của nhân dân thế giới. Hơn bốn mươi năm đã qua, Di chúc của Chủ tịch Hồ
Chí Minh vẫn sáng ngời tính thời sự, có sức sống mãnh liệt và giá trị trường tồn.
19
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] HCM:toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 3, tr561.
[2] Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999, tr25,26.
[3] V.I.Lênin toàn tập, tập 16, Nxb Tiến Bộ, M. 1993, tr705.
[4] Hồ Chí Minh: toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, t2, tr116.
[5] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, tr.510.
[6] Hồ Chí Minh: toàn tập, tập 12, tr.510.
[7] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H,2002, tập 5, tr261
[8] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H,2002, tập 5, tr232
[9] HCM toàn tập, tập 7, Nxb CTQG, H.1996, tr241 .
[10] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb CTQG, H.1995, tr287.
20