Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau trong “di chúc chủ tịch hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.93 KB, 26 trang )


MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại và kính yêu của Đảng và dân tộc
Việt Nam, người chiến sĩ đấu tranh không mệt mỏi, nhà hoạt động lỗi lạc của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, Anh hùng giải phóng dân tộc, Nhà
văn hoá lớn, trước khi đi xa đã để lại cho dân tộc ta, đất nước ta một di sản vô
cùng quý giá - Di chúc của Người.
Di chúc đã trở thành di sản tinh thần vô cùng quý giá, kết tinh những tinh
hoa đạo đức và tâm hồn cao đẹp, những nội dung tư tưởng cốt yếu định hướng
phát triển lâu dài cho cách mạng Việt Nam. Đó là những tình cảm thắm thiết và
niềm tin vững chắc của Người đối với nhân loại tiến bộ, mà trước hết là với
Đảng ta, nhân dân ta và các thế hệ mai sau.
Di chúc là một văn kiện lịch sử phản ánh tập trung nhất tư tưởng, đạo đức và
tác phong của Người, thể hiện tinh thần trách nhiệm lớn lao, lo lắng mọi bề đến
tương lai của dân tộc ta, của chế độ xã hội chủ nghĩa và loài người. Tư tưởng trong
Di chúc thể hiện nguyện vọng, ý chí và quyết tâm đấu tranh cho sự nghiệp giải
phóng dân tộc, thống nhất nước nhà. Với ý nghĩa đặc biệt đó mà “Di chúc của
Người hiện nay cũng như sau này không những chỉ là của nhân dân Việt Nam mà
còn dành cho tất cả dân tộc, các đảng đang đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản, dù ở châu Á, châu Âu hay ở bất cứ nơi nào trên các lục địa”
1
Trong Di chúc, Người khái quát những nhiệm vụ chiến lược và những
vấn đề mấu chốt mà Đảng và nhân dân ta phải nắm vững để hoàn thành sự
nghiệp cách mạng. Hơn 40 năm đã qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bản
1
Hồ Chí Minh - Sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại, Nxb Văn hóa thông tin, H. 2007, tr.595.
1
"Di chúc" căn dặn toàn Đảng, toàn dân và thế hệ trẻ những điều hệ trọng, những
việc cần phải làm vì sự nghiệp cách mạng. Những lời dặn của Người trong đó có
tư tưởng bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vẫn giữ nguyên giá trị to lớn,
có ý nghĩa sâu sắc


Trong suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn
chăm lo xây dựng lực lượng cách mạng. Đó không chỉ là lực lượng trực tiếp
gánh vác và giải quyết những nhiệm vụ hiện tại, mà còn là đội ngũ kế cận, nguồn
bổ sung có đủ năng lực để kế thừa và tiếp tục phát triển sự nghiệp của những thế
hệ đi trước. Trong "Di chúc", Người nhắc nhở toàn Đảng, toàn dân phải luôn ghi
nhớ rằng, "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và
rất cần thiết"
2
. Luận điểm đó chứa đựng thế giới quan khoa học của một lãnh tụ
cách mạng, phản ánh tầm nhìn xa trông rộng của một nhà hiền triết, một nhà văn
hóa lớn; nó đã trở thành một chân lý của cách mạng.
Với ý nghĩa đó, trong học phần nghiên cứu tác phẩm kinh điển của Hồ Chí Minh,
tôi đã lựa chọn vấn đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau trong “Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh” làm nội dung viết thu hoạch.
2
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 12, tr.498
2
NỘI DUNG
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho
đời sau trong “Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”
1.1 Bối cảnh ra đời của Di chúc
Hồ Chí Minh bắt đầu viết bản Di chúc từ tháng 5 năm 1965. Đây là những
năm tháng đầy thử thách, khó khăn và quyết liệt của cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước. Sự phá sản của chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" đã đẩy Mỹ -
ngụy vào một cuộc khủng hoảng chính trị triền miên. Các cuộc đảo chính liên
tiếp xảy ra đã làm cho sự rối loạn của chế độ bù nhìn tay sai càng thêm trầm
trọng. Đế quốc Mỹ buộc phải đưa mấy chục vạn quân vào cùng với hơn một
triệu quân ngụy nhằm đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đồng
thời cho máy bay và tàu chiến tăng cường đánh phá miền Bắc.
Trên thế giới một vấn đề tranh luận lớn trong phong trào cộng sản và công

nhân quốc tế trong những năm 60 là vấn đề đánh giá đế quốc Mỹ. Khuynh
hướng đánh giá quá cao sức mạnh Mỹ đã đẻ ra tư tưởng do dự, hữu khuynh, hoà
bình chủ nghĩa, sợ một xung đột nhỏ có thể gây ra chiến tranh hạt nhân. Chính
đế quốc Mỹ đã lợi dụng cuộc khủng hoảng đó trong phong trào cách mạng thế
giới để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Việt Nam với một số lượng bom đạn lớn
hơn nhiều lần số bom đạn được dùng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Trong tình hình quốc tế phức tạp đó, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
đánh giá sức mạnh của đế quốc Mỹ và xác định quyết tâm chiến lược giải phóng
miền Nam, thống nhất đất nước.
Từ sự phân tích khoa học và sáng suốt tình hình ta và Mỹ, Người đã thay mặt
toàn Đảng, toàn dân ta khẳng định quyết tâm chiến lược trong sự nghiệp chống Mỹ,
3
cứu nước: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà
Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá song nhân dân Việt
Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do! Đến ngày thắng lợi,
nhân dân ta sẽ xây dựng lại đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn!"
3

“Không có gì quý hơn độc lập, tự do!” là ý chí, là nguyện vọng của toàn
dân Việt Nam, là chân lý của thời đại. Hưởng ứng lời kêu gọi vang dậy núi sông
đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta từ Nam chí Bắc, phát huy lòng yêu
nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng, lại được sự giúp đỡ có hiệu quả của các
nước xã hội chủ nghĩa anh em và bè bạn trên thế giới, đã làm phá sản hai cuộc
phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 của Mỹ - ngụy; đã tổng
tiến công và nổi dậy đồng loạt đầu xuân 1968, dồn đế quốc Mỹ ngày càng lún
sâu vào thế phòng ngự chiến lược. Quân dân miền Bắc đã đánh bại cuộc chiến
tranh phá hoại của Mỹ, bắn rơi trên 3.000 máy bay, tiêu diệt và bắt sống nhiều
giặc lái, bắn chìm và bắn bị thương hơn 150 tàu chiến của địch.
Do kết quả đấu tranh anh hùng và đầy hy sinh của nhân dân hai miền Nam
- Bắc, lại được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân tiến bộ Mỹ và nhân dân yêu

chuộng hoà bình trên thế giới, đế quốc Mỹ bị thất bại ê chề, buộc phải xuống
thang chiến tranh, cam kết ngừng ném bom nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
không điều kiện và từ tháng 5-1968 phải ngồi vào thương lượng với ta ở Hội
nghị Pari. Cuối năm đó, từng bộ phận lính Mỹ, xuống tàu về nước, chấp nhận sự
phá sản của chiến lược "Chiến tranh cục bộ", chấp nhận sự thất bại thảm hại của
cuộc đụng đầu lịch sử.
Gặp gỡ cán bộ cao cấp toàn quân, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phân tích mối
quan hệ giữa thế và lực trong chiến tranh bằng một ví dụ dễ hiểu: Quả cân chỉ một
3
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 12, tr.108
4
X
kilôgam, ở vào thế lợi thì lực nó tăng lên nhiều, có sức mạnh làm bổng được vật
nặng hàng chục, hàng trăm kilôgam. Đó là thế thắng lực. Người kết luận: Thế ta
thắng đã rõ ràng. Thế địch thua đã rõ ràng, nhưng chúng còn ngoan cố, chưa chịu
từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của chúng ta không sống đến
ngày thắng lợi trọn vẹn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước vĩ đại, giải
phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Nhưng trước khi đi xa, Người còn để lại
cho chúng ta phương châm chiến lược "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào",
vạch cho chúng ta phương hướng thắng địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ
phận, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn. Đội ngũ kế cận của Người đã thực hiện
một cách xuất sắc và đầy sáng tạo Di chúc của Người trong những hoàn cảnh
phức tạp. Thắng lợi của Hiệp định Pari đã buộc Mỹ phải đơn phương rút quân về
nước, giữ nguyên tại chỗ lực lượng quân sự của ta, đã làm thay đổi so sánh lực
lượng địch ta, dẫn đến đại thắng mùa Xuân 1975 mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ
Chí Minh lịch sử, kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm, hoàn thành sự nghiệp giải
phóng miền Nam, thực hiện được nguyện vọng thiêng liêng của Bác Hồ: Tổ
quốc thống nhất, Nam - Bắc một nhà.
Di chúc được bắt đầu viết từ năm 1965 cho đến khi Người đi xa, trong bối

cảnh lịch sử đặc biệt của nước nhà, những lời căn dặn của Người không những là
ngọn đèn pha soi sáng cho cách mạng Việt Nam mà nó còn trở thành động lực to
lớn thúc đẩy toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đứng lên đấu tranh, giành thắng
lợi cuối cùng, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội.
1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau
5
Trong toàn bộ bản Di chúc, Hồ Chí Minh đã di huấn lại những nội dung cơ
bản của cách mạng Việt Nam cần phải thực hiện trong giai đoạn tiếp theo trên cơ
sở đánh giá cách mạng Việt Nam và phong trào cách mạng thế giới; dự báo xu
hướng phát triển của cách mạng Việt Nam và cách mạng thế giới; để lại tình cảm
của Người trước lúc đi xa đối với dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ, yêu
chuộng hòa bình. Đặc biệt, Người rất quan tâm đến thế hệ trẻ và coi việc bồi
dưỡng thế hệ trẻ là một công việc hết sức quan trọng.
Tư tưởng bồi dưỡng thế trẻ cho cách mạng Việt Nam được thể hiện sinh
động trong toàn bộ thực tiễn hoạt động cách mạng phong phú, sinh động của
Người, gắn bó chặt chẽ giữa lý luận với thực tiễn, lời nói với việc làm. Tư tưởng
đó được thể hiện trên một số khía cạnh sau:
Một là: Vì sao phải chăm lo xây dựng, bồi dưỡng thế hệ cách mạng
cho đời sau?
Sự nghiệp đấu tranh cách mạng nhằm biến xã hội cũ xấu xa, bất công và
phi nhân tính thành một xã hội mới, tốt đẹp và công bằng cho tất cả mọi người là
một quá trình đầy cam go, thử thách. Trong tác phẩm "Nhà nước và cách mạng",
khi đề cập đến tính chất phức tạp của những nhiệm vụ cách mạng, chẳng hạn
như vấn đề chính quyền, V.I.Lênin từng nói rằng: đấu tranh giành chính quyền
đã khó, nhưng giữ được chính quyền cách mạng còn khó hơn. Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng khẳng định: có độc lập, tự do mà nhân dân vẫn chết đói, chết rét thì
độc lập, tự do cũng chẳng có ý nghĩa gì; nhân dân chỉ hiểu rõ giá trị của độc lập,
tự do khi họ được ăn no, mặc ấm Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đem lại cho nhân
dân tất thảy những quyền con người hết sức tự nhiên và chân chính ấy. Nhưng,

chủ nghĩa xã hội không phải muốn là tức khắc có ngay, mà chỉ có thể là kết quả
của cuộc đấu tranh rất bền bỉ của con người.
6
Nhắc lại những điều đó để thấy, sự nghiệp cách mạng là một quá trình lâu
dài, bao gồm nhiều nhiệm vụ, nhiều giai đoạn khác nhau và do vậy, đòi hỏi sự hy
sinh, cống hiến quên mình của nhiều thế hệ cách mạng. Thực vậy, trong tiến
trình ấy, những lớp người hiện tại đã trực tiếp giải quyết thành công nhiều nhiệm
vụ, nhưng cũng có không ít công việc còn dang dở; hơn nữa, thực tiễn cuộc sống
luôn đặt ra những vấn đề mới đòi hỏi phải tiếp tục giải quyết. Theo đó, nếu thiếu
lực lượng kế cận xứng đáng thì chẳng những sự nghiệp cách mạng sẽ gặp khó
khăn, mà ngay cả những gì đã có cũng khó được gìn giữ, bảo tồn. Người nói:
Theo quy luật tự nhiên, già thì phải yếu, yếu thì phải chết. Nếu không có cán bộ
mới vào thì ai gánh vác công việc của Đảng?
Tư tưởng về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau thể hiện sự vĩ đại,
sâu sắc trong tầm nhìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Với tư tưởng này, Người
không chỉ thấy hiện tại mà còn thấy cả tương lai; không chỉ dành tâm huyết
trước mắt cho sự nghiệp cách mạng mà còn chăm lo vun trồng cái gốc của sự
nghiệp đó để nó trở nên vững bền. Ở đây, quan điểm biện chứng duy vật về sự
phát triển mà Người tiếp thu từ chủ nghĩa Mác - Lênin được vận dụng một cách
sáng tạo: tương lai đang ở ngay trong hiện tại.
Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là đòi hỏi khách quan của sự
nghiệp cách mạng. Thế hệ trẻ có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự phát triển tương lai của đất nước. Hồ Chí Minh khẳng định: “Thanh niên là
người chủ tương lai của nước nhà. Thật vậy, nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh, một phần lớn là do thanh niên”
4
Theo Người, thế hệ trẻ bao gồm thanh niên, thiếu niên và nhi đồng, trong
đó thanh niên là lực lượng quan trọng nhất, bởi họ là cầu nối giữa thế hệ “thanh
4
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 5, tr.185

7
niên già” với thế hệ “thanh niên tương lai”. Với tầm nhìn chiến lược, Hồ Chí
Minh đã nêu lên luận điểm nổi tiếng về việc muốn thức tỉnh một dân tộc phải bắt
đầu từ việc thức tỉnh thanh niên. Người kêu gọi: “Hỡi Đông Dương đáng thương
hại! Người sẽ chết mất, nếu đám Thanh niên già cỗi của Người không sớm hồi
sinh”
5
. Với luận điểm nổi tiếng đó, Người đã mang lại sinh khí mới, thu hút
thanh niên yêu nước hướng về, đoàn kết, thống nhất quanh Người, lập nên Hội
Thanh niên cách mạng Việt Nam (Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí
hội) – đội tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã truyền bá lý luận
cách mạng, đạo đức cách mạng cho họ và lớp thanh niên tiền bối ấy đã thật sự
xứng đáng với niềm tin của Người. Các đồng chí ấy đã trở thành những hạt
giống đỏ, những người cộng sản trung kiên lãnh đạo cách mạng trong những
ngày đầu trứng nước. Những năm 1925 - 1927 và những năm tiếp theo, Bác đã
gửi sang trường “Đại học phương Đông” của Quốc tế Cộng sản lúc bấy giờ hàng
chục thanh niên để đào tạo lực lượng lãnh đạo của Đảng, của đất nước: Trần
Phú, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà Huy Tập…Sau này, những
thanh niên ấy đều trở thành những lãnh tụ của Đảng thời dựng Đảng. Với tầm
nhìn chiến lược về công tác cán bộ, Bác đã chú trọng gửi đi đào tạo những thiếu
niên. Tiêu biểu là Lý Tự Trọng - một trong những tấm gương anh hùng của
thanh niên, dân tộc và cách mạng.
Hiểu sâu sắc quy luật tự nhiên và xã hội, Người khẳng định:“Một năm
khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã
hội.”
6
và “Thanh niên sẽ làm chủ nước nhà. Phải học tập mãi, tiến bộ mãi, mới
thật là thanh niên”
5
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 2, tr.133

6
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 4, tr.167
8
Có thể nói rằng, thế hệ trẻ đầy nhiệt huyết, có sức sống tràn trề và năng
lực sáng tạo…, đó là thế mạnh, là vốn quý của tuổi trẻ. Với tư cách là đội dự bị,
lực lượng kế cận hùng hậu của cách mạng và là người chủ tương lai của nước
nhà, các thế hệ trẻ ngày nay, trước hết là thanh niên, có trách nhiệm kế tục sự
nghiệp cách mạng, thực hiện sứ mệnh lịch sử vẻ vang mà lớp người đi trước đã
chuyển giao vào tay mình. Coi vận mệnh của nước nhà thịnh hay suy, yếu hay
mạnh đều do tay mình. Hồ Chí Minh khẳng định, “thanh niên phải trở thành một
lực lượng to lớn, vững chắc trong công cuộc kháng chiến kiến quốc, phải là
người xung phong trong công cuộc phát triển kinh tế văn hoá, trong sự nghiệp xây
dựng Chủ nghĩa cộng sản”
7
.
Để thế hệ trẻ trở thành người chủ tương lai của nước nhà, theo Hồ Chí Minh
cần phải đặt niềm tin, phải tin tưởng ở họ, Người đã khẳng định rằng: “Ngày nay
chúng ta phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao chúng ta
theo kịp với các nước khác trên toàn cầu. Trong cuộc kiến thiết đó, nước nhà mong
chờ các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc
Việt Nam có bước tới đài vinh quang sánh vai với các cường quốc năm châu hay
không, chính là nhờ một phần ở công học tập của các em”
8
.
Từ những phân tích trên, có thể khẳng định, như một lôgíc tất yếu, việc "bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau" là nhiệm vụ rất quan trọng và rất cần thiết.
Hai là: Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau như thế nào?
Như vậy, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc làm rất cần
thiết và rất quan trọng, song điều quan trọng là phải làm như thế nào?
7

Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 10, tr.488
8
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 4, tr.33
9
Theo Hồ Chí Minh, để đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau thì sự nghiệp
giáo dục, đào tạo có vai trò hết sức quan trọng. Bằng kinh nghiệm thực tiễn
phong phú của mình, kết hợp với lý luận cách mạng, từ rất sớm, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã nhận thức rõ rằng, một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Do vậy, ngay từ
những ngày đầu mới thành lập chính quyền cách mạng, Người đã coi việc xóa
mù chữ, tiêu diệt giặc dốt và nâng cao dân trí là nhiệm vụ thứ hai trong số sáu
nhiệm vụ cấp bách của đất nước lúc bấy giờ. Đặc biệt, Người đã đưa ra một quan
điểm vừa mang tính chiến lược, vừa mang giá trị nhân văn sâu sắc mà đến nay,
đã trở thành phương châm hành động của toàn xã hội nói chung, của ngành giáo
dục Việt Nam nói riêng. Trong buổi nói chuyện tại lớp học chính trị của giáo
viên cấp II, cấp III toàn miền Bắc ngày 13-9-1958, Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh:
“Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người.
Chúng ta phải đào tạo ra những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà. Nhân
dân, Đảng và Chính phủ giao các nhiệm vụ đào tạo thế hệ tương lai cho các cô,
các chú. Đó là một trách nhiệm nặng nề, nhưng rất vẻ vang. Mong mọi người
phải cố gắng làm trọn nhiệm vụ”
9
.
Bởi vậy, dù bận trăm công nghìn việc, Người vẫn thường xuyên quan tâm
và chăm lo sự nghiệp giáo dục của nước nhà, coi giáo dục xã hội chủ nghĩa là
phương thức quan trọng nhất của sự nghiệp "trồng người", là một mắt xích
không thể thiếu trong chiến lược bồi dưỡng thế hệ trẻ. Nói cách khác, trọng trách
to lớn của ngành giáo dục là đào tạo những người kế tục sự nghiệp cách mạng.
Vì vậy, theo Người, dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và
học tốt; các ngành, các cấp Đảng và chính quyền địa phương phải quan tâm hơn
nữa đến sự nghiệp này, phải chăm sóc nhà trường về mọi mặt, nhằm đẩy sự

9
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 9, tr.222
10
nghiệp giáo dục của nước ta lên những bước phát triển mới. Có thể nói, "trồng
người" là một tư tưởng có ý nghĩa to lớn, bởi đó là kế lâu bền để phát triển đất
nước. Ngày nay, khi con người được coi là nguồn lực nội sinh quan trọng nhất
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chúng ta càng cảm nhận thấy
chiều sâu trong tư tưởng đó của Người.
Đối với sinh viên và học sinh, để xứng đáng là thế hệ cách mạng của đời
sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh đòi hỏi họ phải ra sức học tập: học tập trong nhà
trường, trong gia đình và ngoài xã hội; học tập qua sách vở và từ chính thực tiễn
cuộc sống. Học không phải để "làm quan" như trong xã hội cũ, mà là "Để phụng
sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm trọn
nhiệm vụ người chủ của nước nhà"
10
.
Một trong những triết lý sâu sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh là học phải đi
đôi với hành, lý luận phải gắn với thực tiễn. Vì vậy, bên cạnh quan điểm xác
định giáo dục, học tập như một phương thức chủ yếu để bồi dưỡng thế hệ trẻ,
Người còn đòi hỏi thế hệ trẻ phải luôn tự rèn luyện, tu dưỡng trong thực tiễn
nhằm xây dựng, phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết để sau này có thể
cống hiến được nhiều nhất cho quê hương, cộng đồng và xã hội. Theo Người,
việc tự rèn luyện, tu dưỡng đó cần tuân theo nguyên tắc nhất quán: điều gì phải
thì cố làm cho kỳ được; điều gì trái thì hết sức tránh, dù nó là nhỏ.
Cách đây 63 năm (năm 1947), trong "Thư gửi thanh niên", Chủ tịch Hồ
Chí Minh khẳng định: Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà Thanh
niên muốn làm chủ tương lai một cách xứng đáng thì ngay từ bây giờ phải tự
giác rèn luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải tích cực làm việc để chuẩn
10
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 7, tr.399

11
bị cho tương lai. Việc giáo dục thanh niên không thể tách rời mà phải liên hệ
chặt chẽ với những cuộc đấu tranh của xã hội, nhằm giúp họ tránh những cái độc
hại, tiêu cực và tiếp thu, học hỏi những cái hay, tiến bộ trong cuộc sống. Thanh
niên phải có tinh thần sẵn sàng: "đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó thì
thanh niên làm"; phải đoàn kết chặt chẽ, kiên trì phấn đấu, vượt mọi khó khăn,
thi đua học tập và lao động sản xuất, góp sức vào sự nghiệp xây dựng một nước
Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh.
Ba là: Để thanh niên, thiếu niên và nhi đồng xứng đáng là thế hệ cách
mạng của đời sau, họ cần được bồi dưỡng những gì?
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần khẳng định, muốn xây dựng chủ nghĩa xã
hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Muốn làm tròn trọng
trách người chủ tương lai của đất nước, thế hệ trẻ phải được giáo dục, bồi dưỡng
một cách thường xuyên và toàn diện. Có như vậy, họ mới hội đủ các phẩm chất,
năng lực cần thiết, cả về trí tuệ lẫn bản lĩnh chính trị, cả về nhân cách, đạo đức
lẫn sức khỏe, để đáp ứng những yêu cầu của công cuộc đấu tranh bảo vệ và xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Theo đó, việc bồi dưỡng thế hệ trẻ phải tập trung vào
những nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, bồi dưỡng đạo đức cách mạng
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong việc bồi dưỡng thế hệ trẻ, nội dung
quan trọng hàng đầu là xây dựng đạo đức cách mạng, giáo dục tư tưởng xã hội
chủ nghĩa và gột rửa chủ nghĩa cá nhân. Không phải ngẫu nhiên mà Người đặt tư
cách đạo đức của người cách mạng là nội dung trước tiên của cuốn sách "Đường
kách mệnh". Tư tưởng của Người về đạo đức cách mạng chứa đựng nhân sinh
quan và giá trị quan hết sức sâu sắc đối với việc xác lập nhân cách, lý tưởng
cũng như chuẩn mực lối sống cho thế hệ trẻ. Đạo đức cách mạng là đạo đức mới,
12
là phẩm chất không thể thiếu và là cái gốc của con người xã hội chủ nghĩa. Bởi,
"Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không

có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân"
11
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cốt lõi nhất của đạo đức cách mạng
là cần, kiệm, liêm, chính. Những phẩm chất này giống như bốn mùa của trời đất;
nếu thiếu một trong bốn phẩm chất đó thì con người không thể trở thành người
theo đúng nghĩa. Nhưng, đạo đức cách mạng không phải là cái có sẵn, không
phải từ trên trời rơi xuống, mà là kết quả của sự đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng
ngày của mỗi người. Do vậy, Người cho rằng, đối với thế hệ trẻ, phải luôn nỗ lực
rèn luyện đạo đức cách mạng: thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư;
sống trong sạch, có chí tiến thủ và đoàn kết, không kiêu ngạo; tích cực đấu tranh
chống chủ nghĩa cá nhân; phê phán những thói hư, tật xấu; thường xuyên tiến
hành phê bình và tự phê bình để giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
Thứ hai, bồi dưỡng tri thức lý luận và văn hóa, khoa học - kỹ thuật
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thanh niên cần phải vừa có đức, vừa có tài.
Bởi vì, người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó; người có tài mà
không có đức sẽ trở nên vô dụng. Hơn nữa, chính sự dốt nát là một trong những
nguyên nhân cơ bản kìm hãm sự phát triển "Dốt thì dại, dại thì hèn"
12
. Vì vậy, để
trở thành người có trí tuệ, có tri thức, tức là có tài, bên cạnh việc trau dồi đạo đức
cách mạng, thanh niên còn phải hăng hái học tập, trong đó có học tập lý luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Nghiên cứu, học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin
11
Hồ Chí Minh toàn tập, NXBCTQG, H.1995, tập 5, tr.252.
12
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 8, tr.64
13
là nhằm trang bị và nâng cao trình độ lý luận cách mạng - ngọn đèn pha soi sáng
cho hoạt động thực tiễn.
Cùng với việc học tập lý luận cách mạng, các thế hệ trẻ còn phải tích cực

học tập văn hóa, khoa học - kỹ thuật ; sử dụng những tri thức đó để xây dựng xã
hội mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, nhiệm vụ này quan trọng hơn bao giờ
hết, bởi chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước nông nghiệp lạc hậu. Cụ
thể hóa mục tiêu, nội dung giáo dục phù hợp với từng cấp học, Người viết: "Đại
học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và
khoa học tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết
thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho
học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và
tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời sống
thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân,
yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công"
13
. Có như vậy, thế hệ trẻ mới có thể
tích lũy được những tri thức cần thiết, tạo tiền đề phát huy năng lực sáng tạo, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc.
Thứ ba, bồi dưỡng thể chất
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng, tương lai của loài
người hoàn toàn tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ trẻ phát triển toàn diện. Chủ
tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển toàn diện của thanh niên,
thiếu niên và nhi đồng Việt Nam, trong đó có sự phát triển về mặt thể chất. Theo
Người, việc giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, thực hiện đời sống mới tất
thảy đều phải có sức khỏe thì mới thành công. Bởi vì, "Mỗi một người dân yếu
ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là cả nước mạnh
13
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 8, tr.81
14
khỏe"
14
. Với tinh thần đó, Người đã tự mình nêu gương sáng về rèn luyện thể
dục, thể thao; đồng thời, kêu gọi tất cả mọi người, dù gái hay trai, già hay trẻ,

đều phải thường xuyên rèn luyện thân thể, coi "luyện tập thể dục, bồi bổ sức
khỏe" vừa là trách nhiệm, vừa là bổn phận của mỗi người dân yêu nước. Đặc
biệt, đối với thanh niên, Người mong muốn họ phải có sức sống dẻo dai, thể chất
cường tráng, tinh thần mạnh mẽ và nghị lực lớn. Để có được như vậy, không có
cách nào khác ngoài việc hăng hái, tích cực rèn luyện thể dục, thể thao.
Về phương châm giáo dục cho thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh cho rằng cần phải
bám sát với thực tiễn đất nước, xã hội. Người đòi hỏi thế hệ trẻ phải học tập
trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội, học tập qua sách vở và chính
thực tiễn cuộc sống.
Theo Hồ Chí Minh, học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với
thực tiễn. Trong khi nhấn mạnh, giáo dục là bước khởi đầu cần thiết, là phương
thức chủ yếu bồi dưỡng thế hệ trẻ, Người đòi hỏi thế hệ trẻ phải luôn tự tu
dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn để trưởng thành mãi mãi.
Hồ Chí Minh khẳng định rằng, sự thống nhất giữa lý luận với thực tiễn là
một nguyên tắc căn bản. Theo đó, lý luận và kinh nghiệm cũng có mối quan hệ
biện chứng vơi nhau. Do vậy, cần phải chống bệnh giáo điều, lý luận suông và
bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa.
Trong giáo dục thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh đề cao vai trò của đội ngũ thầy
giáo, cô giáo. Bởi vì, theo Người, họ có sứ mệnh nặng nề nhưng vẻ vang, họ là
những người trực tiếp đào tạo cán bộ cho Đảng, cho dân tộc.
Để thực hiện sứ mệnh nặng nề và vẻ vang đó, phải xây dựng những người
thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo. Giáo viên phải có đủ cả tài lẫn
14
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, tập 4, tr.212
15
đức. Người yêu cầu đội ngũ thầy, cô giáo phải thường xuyên tự bồi dưỡng nâng
cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm
gương sáng cho học sinh noi theo.
Như vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dường thế hệ cách mạng cho đời sau
được đề cập đến trong nhiều bài nói, bài viết của Người. Đặc biệt, trước lúc đi xa,

Người vẫn luôn quan tâm đến thế hệ trẻ và coi việc chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ,
nhất là thanh niên là một việc làm hết sức cần thiết. Thực hiện được những vấn đề
cơ bản về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ theo tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ góp phần
đào tạo được thế hệ cách mạng có đủ phẩm chất và năng lực, vừa “hồng” vừa
“chuyên”, đáp ứng với yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng trong tình hình mới.
2. Ý nghĩa của vấn đề đối với công tác xây dựng thanh niên của Đảng
Cộng sản Việt Nam hiện nay
Thấm nhuần tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, từ khi ra đời đến nay,
trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng ta luôn đánh giá rất cao vai trò của thế hệ
trẻ Việt Nam, nhất là lực lượng thanh niên trong thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân. Đảng ta chỉ rõ: Thanh niên là người ít bị ảnh hưởng của quốc
gia phong kiến trói buộc họ hơn người lớn, cho nên từ khi phong trào cách mạng
nổi khắp nơi trong xứ, chúng ta thấy quần chúng thanh niên tham gia rất hăng
hái, những cuộc bãi công của công nhân và nông dân biểu tình trong năm nay tỏ
rằng thanh niên lao động đã thành một lực lượng cách mạng rất quan trọng
không thể không kể tới được.
Đảng ta luôn coi thanh niên là lực lượng cách mạng rất quan trọng trong
thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng. Trước đây cũng như ngày nay, trong sự
nghiệp đổi mới đất nước do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, thế hệ trẻ luôn được
đặc biệt quan tâm chăm sóc, đào tạo và bồi dưỡng. Nghị quyết số 04/NQ-TW
16
khẳng định: Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, cách mạng Việt Nam
có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không là tùy thuộc vào lực
lượng thanh niên. Điều đó cho thấy, Đảng ta luôn quán triệt sâu sắc tư tưởng của
Hồ Chí Minh về thế hệ trẻ đã được Ngươi đề cập đến ở trong Di chúc.
Có thể nói, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay vẫn xứng đáng với niềm tin yêu, sự
khen ngợi và kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Đoàn viên và thanh niên ta nói
chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến
thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành
những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng" vừa "chuyên""

15
Sau hơn 20 năm đổi mới và phát triển đất nước, nhất là sau 17 năm thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VII) tình hình thanh niên có những chuyển biến mạnh mẽ, đan xen cả những yếu
tố tích cực và tiêu cực, trong đó yếu tố tích cực giữ vai trò chủ đạo.
Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước là đã xây dựng
được thế hệ thanh niên thời kỳ mới có đạo đức, nhân cách, tri thức, sức khỏe, tư
duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng
và dân tộc, nêu cao lòng yêu nước, ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa; không ngại khó khăn, gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách
nhiệm với gia đình, xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập, lao động, lập thân,
lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn,
lạc hậu; mong muốn được tin tưởng, được cống hiến cho đất nước, có việc làm,
thu nhập ổn định, đời sống văn hoá tinh thần lành mạnh phong phú, môi trường
sống an toàn. Dù còn nhiều tâm trạng khác nhau, song đa số thanh niên luôn tin
tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và phát triển của đất nước.
15
Hồ Chí Minh, Toàn tập, NxbCTQG, Hà Nội, 1995, Tập 12, tr.498
17
Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá
VII) là một chủ trương quan trọng có tính quyết định, làm chuyển biến mạnh mẽ
tình hình thanh niên, công tác đoàn và phong trào thanh niên. Các cấp ủy đảng
đã lãnh đạo hệ thống chính trị, toàn xã hội thực hiện tốt hơn công tác thanh niên
và chăm lo xây dựng Đoàn. Nhà nước đã ban hành Luật Thanh niên, Chiến lược
phát triển thanh niên và nhiều chính sách về công tác thanh niên, tạo điều kiện,
cơ hội cho thanh niên rèn luyện cống hiến trưởng thành. Công tác đoàn và phong
trào thanh niên từng bước phát triển, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được
mở rộng, số thanh niên trở thành đoàn viên, đảng viên ngày càng tăng. Vai trò
của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội đối với thanh
niên, công tác thanh niên đã có chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin,
ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực
dụng, xa rời truyền thống văn hóa dân tộc. Học vấn của một bộ phận thanh niên
nhất là thanh niên nông thôn, thanh niên dân tộc thiểu số còn thấp; nhiều thanh
niên thiếu kiến thức và kỹ năng trong hội nhập quốc tế. Tính độc lập, chủ động,
sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của thanh niên còn yếu, chưa đáp ứng
yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Tình trạng tội phạm và tệ nạn xã hội
trong thanh niên đang gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Tỉ lệ thanh niên
nhiễm HIV/AIDS còn cao.
Một số cấp ủy đảng chưa quan tâm đúng mức lãnh đạo công tác thanh
niên; việc đôn đốc, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện các chủ trương,
nghị quyết của Đảng về công tác thanh niên không thường xuyên, kịp thời; công
tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ trẻ chưa thực sự được coi
trọng; chưa làm tốt công tác phát triển đảng trong thanh niên. Nhà nước chậm
18
thể chế hoá và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng về công
tác thanh niên; thiếu những chính sách nhất quán, đồng bộ, lâu dài đối với thanh
niên; chưa có chính sách cụ thể để bồi dưỡng, đào tạo, sử dụng tài năng trẻ, việc
thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên còn hạn chế. Nhiều bộ, ngành, địa
phương chưa làm tốt trách nhiệm chăm lo, bồi dưỡng, phát huy thanh niên thuộc
lĩnh vực được phân công. Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
chưa theo kịp sự phát triển của tình hình thanh niên; khả năng chi phối và ảnh
hưởng của Đoàn, Hội trong thanh niên chưa sâu rộng, tỉ lệ tập hợp thanh niên
thấp, tính tiên phong; gương mẫu của cán bộ đoàn, hội và đoàn viên, hội viên chưa
cao. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhiều địa phương chưa phối hợp chặt chẽ,
chưa tạo được sức mạnh tổng hợp trong công tác thanh niên tác thanh niên sự kết
hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong giáo dục thanh niên còn hạn chế.
Những hạn chế, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên nhân, song chủ yếu là do:
Một là, Nhận thức của một bộ phận không ít cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên

về thanh niên và công tác thanh niên chưa đầy đủ, nhiều mặt còn khoán trắng cho
Đoàn; tổ chức chỉ đạo thiếu tập trung; đánh giá thanh niên còn theo kinh nghiệm,
cảm tính, gia trưởng, thiếu tin tưởng thanh niên; một bộ phận cán bộ, đảng viên
thoái hoá, biến chất không là tấm gương để thanh niên học tập và noi theo. Một bộ
phận gia đình ít quan tâm, thiếu giáo dục và nêu gương đối với con cháu.
Hai là, Quản lý nhà nước về công tác thanh niên còn nhiều bất cập; bộ
máy quản lý nhà nước về công tác thanh niên và cơ chế phối hợp liên ngành
trong công tác thanh niên chưa rõ ràng. Chưa gắn kết mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh với mục tiêu phát triển thanh niên.
19
Ba là, Công tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề, giải quyết việc làm, phòng,
chống tệ nạn xã hội, hoạt động văn hoá, thể thao, báo chí, xuất bản có nhiều
khuyết điểm, yếu kém nhưng chậm khắc phục đã ảnh hưởng không nhỏ đến các
thế hệ thanh niên.
Bốn là, Công tác giáo dục, ngăn ngừa và đấu tranh với những tác động, lôi
kéo thanh niên của các thế lực thù địch, sự truyền bá lối sống nước ngoài không phù
hợp với truyền thống văn hoá dân tộc còn nhiều yếu kém, thậm chí bị buông lỏng.
Năm là, Việc quản lý, tập hợp thanh niên trong tình hình mới khó khăn
hơn. Điều kiện, phương tiện hoạt động của Đoàn, Hội, chính sách cho cán bộ
đoàn, nhất là cán bộ đoàn cơ sở còn bất cập. Năng lực, trình độ của không ít cán
bộ đoàn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; khả năng tập hợp, tổ chức phong
trào thanh niên trong công tác thanh niên còn hạn chế.
Trên cơ sở đánh giá những ưu, khuyết điểm của thanh niên và công tác
thanh niên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước,
Đảng ta đã ban hành Nghị quyết số 25/NQ - TW về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng đối với công tác thanh niên ngày 25/07/2008. Đảng ta xác định:Thanh niên
là rường cột của nước nhà, chủ nhân tương lai của đất nước, là lực lượng xung
kích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, một trong những nhân tố quyết định sự
thành bại của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, hội nhập quốc
tế và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thanh niên được đặt ở vị trí trung tâm trong

chiến lược bồi dưỡng, phát huy nhân tố và nguồn lực con người. Chăm lo, phát
triển thanh niên vừa là mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát
triển vững bền của đất nước. Chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thanh niên thành lớp
người “vừa hồng vừa chuyên” theo tư tưởng Hồ Chí Minh là trách nhiệm của cả
20
hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quan trọng của Đoàn thanh
niên Cộng sản Hồ Chí Minh, gia đình, nhà trường và xã hội.
Quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo, bồi dưỡng thế hệ trẻ cho cách
mạng trong tình hình hiện nay, cần quan tâm giải quyết một số vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, quán triệt và giải quyết tốt vấn đề định hướng phát triển kinh tế
là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, phát triển văn hóa –
nền tảng tinh thần của xã hội, làm cơ sở để tạo nên sự phát triển, tiến bộ về nhận
thức chính trị và đạo đức, lối sống của đoàn viên, thanh niên; đồng thời tăng
cường giáo dục lý tưởng cách mạng, lối sống văn hóa để hình thành thế hệ thanh
niên có phẩm chất đạo đức tốt, có khí phách và quyết tâm hành động cách mạng.
Thứ hai, đổi mới toàn diện nội dung giáo dục - đào tạo, tạo cơ hội cho mọi
thanh niên được học tập, không ngừng nâng cao trình độ, tri thức khoa học.
Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện
đời sống cho thanh niên.
Thứ ba, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, tạo điều kiện cho thanh
niên nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, phát triển toàn diện. Đẩy mạnh thực
hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Coi
trọng hơn nữa việc tuyển dụng tài năng trẻ, tạo bước chuyển có tính đột phá
trong bố trí, sử dụng cán bộ trẻ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Thứ tư, xây dựng tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh vững
mạnh, thực sự là trường học xã hội chủ nghĩa của thanh niên. Tăng cường vai trò
của các đoàn thể, tổ chức kinh tế - xã hội và gia đình nhằm phối hợp giáo dục,
bồi dưỡng, rèn luyện và phát huy sự nỗ lực phấn đấu của mỗi thanh niên trong
học tập, lao động và cống hiến, đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
*Đối với việc giáo dục, bồi dưỡng thanh niên quân đội

21
Thanh niên quân đội là một bộ phận quan trọng của thanh niên cả nước. So
với các lực lượng khác trong xã hội, thanh niên quân đội luôn chiếm số đông. Ở
đơn vị cơ sở, lực lượng thanh niên chiếm khoảng trên 65% quân số; họ là những
hạ sĩ quan, binh sĩ, những cán bộ, sĩ quan có tuổi đời từ 18 - 35. Đó là những
người tiêu biểu cho sức mạnh, ý chí quật cường của dân tộc trên mặt trận bảo vệ
và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; là lực lượng chủ yếu, trực tiếp
thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng tin cậy giao phó. Lịch sử chiến đấu,
chiến thắng của quân đội ta từ ngày thành lập đến nay luôn cho thấy, nhiệm vụ
càng nặng nề, chiến đấu càng khó khăn, gian khổ, ác liệt thì chủ nghĩa anh hừng
cách mạng trong thanh niên quân đội ngày càng được phát huy, xứng đáng với
niềm tin của Đảng và Bác Hồ kính yêu.
Ngày nay, hầu hết thanh niên quân đội đều sinh ra và lớn lên khi đất nước
đã hòa bình; họ đã và đang được thừa hưởng những thành quả của nền hòa bình,
độc lập dân tộc do các thế hệ cha anh đem lại. Trước những nội dung, yêu cầu
mới của nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trước những tác
động cả thuận lợi và khó khăn, của cả thời cơ và thách thức, thực hiện Di chúc
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho thanh niên
quân đội cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
Trước hết, phải giáo dục cho thanh niên có nhận thức đầy đủ, có khát
vọng vươn tới cái chân, cái thiện, cái mỹ.
Nhận thức đầy đủ, đúng đắn về cái chân, cái thiện, cái mỹ có thể coi là
hành trang đầu tiên của mỗi cá nhân trước khi hội nhập vào đời sống cộng đồng,
nhất là với thế hệ trẻ hôm nay vốn sinh ra, lớn lên trong một môi trường chịu
nhiều những tác động cả tích cực và tiêu cực từ nhiều phía cả trong và ngoài
nước. Nhiều giá trị văn hóa của dân tộc, giá trị đạo đức trong đời sống cộng
22
đồng, trong mỗi gia đình dường như đang bị mai một, bị pha loãng trước xu thế
hội nhập, trước những tác động tiêu cực từ mặt trái của cơ chế thị trường. Một bộ
phận thanh niên trước ngưỡng cửa cuộc đời đang rất thiếu những hiểu biết cơ

bản về giá trị cuộc sống, họ lúng túng không biết phân biệt đâu là giá trị đích
thực, đâu là sự hư vinh giả tạo. Điều đó dẫn đến hoặc là chạy theo lối sống thực
dụng, chạy theo đồng tiền, và lối sống hưởng thụ, hoặc là buông thả, phó mặc
cho sự cuốn hút của những tệ nạn xã hội.
Tất cả những xu hướng đó đều dễ dẫn đến những nhân cách lệch lạc, tổn
hại cho chính bản thân họ và cho cả cộng đồng. Bởi vậy, trong những nội dung
giáo dục cho thanh niên, trước hết cần quan tâm trang bị cho họ những kiến thức,
những hiểu biết về đạo đức, đạo lý, về truyền thống văn hóa của dân tộc. Dù
rằng, những nội dung đó đã được trang bị cho mỗi người thanh niên từ trong các
nhà trường, trong mỗi gia đình từ thuở thơ ấu. Tuy nhiên, lứa tuổi thanh niên là
lứa tuổi mà kinh nghiệm cuộc sồng chưa nhiều, do vậy họ vẫn đang rất cần sự
quan tâm giáo dục, nâng đỡ của các thế hệ đi trước.
Trên cơ sở những kiến thức, những hiểu biết cơ bản về cái chân - thiện -
mỹ, cần phải hướng cho thanh niên biết đấu tranh để giữ gìn những giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc, của quê hương. Với thanh niên quân đội, chân -
thiện - mỹ phải được thể hiện trong cuộc sống hàng ngày, đó là đoàn kết, thương
yêu, chân thành, thủy chung với đồng chí, đồng đội, sống tình nghĩa và gắn bó
với nhân dân. Dám đấu tranh và biết đấu tranh với lối sống phi đạo đức, thực
dụng chủ nghĩa. Biết cùng đồng chí, đồng đội chăm lo xây dựng môi trường văn
hóa trong đơn vị thực sự trong sáng, lành mạnh.
Hai là, giáo dục cho thanh niên hiểu biết những giá trị truyền thống đấu
tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc.
23
Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến giáo dục những truyền
thống tố đẹp của dân tộc cho mọi cán bộ, đảng viên, nhất là cho thế hệ trẻ. Theo
Người, việc hiểu biết đầy đủ những giá trị truyền thống trong lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước bao giờ cũng là trách nhiệm của mỗi công dân nhất là
với thế hệ trẻ.
Thế hệ trẻ hôm nay là những người được thừa hưởng những thành quả của biết
bao thế hệ cha ông để lại. Trách nhiệm của họ là phải biết tri ân công lao của cha ông,

phải viết tiếp những trang sử mới của dân tộc bằng những nỗ lực trên mặt trận lao
động, sản xuất, học tập và công tác để nước ta thực sự là dân giàu, nước mạnh.
Với thanh niên quân đội, tinh thần yêu nước phải được thể hiện ở việc thấm
nhuần lời dạy của Bác: Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến
đấu, hi sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân, nhiệm vụ
nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng.
Phải thực sự là lực lượng xung kích, ham học, ham rèn để làm chủ vũ khí, trang
bị, làm chủ khoa học và công nghệ, thực sự góp phần xây dựng Quân đội Nhân
dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Ba là, bồi dưỡng thanh niên có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, lý tưởng
của Đảng, về con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà Đảng,
Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Trải qua bao năm bôn ba nơi hải ngoại, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra
con đường duy nhất đúng cho cách mạng nước ta là đấu tranh để giành cho được
độc lập dân tộc, độc lập dân tộc phải gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đó là con
đường duy nhất đúng của cách mạng Việt Nam. Những biến động khó lường của
cách mạng thế giới những năm qua, với những hậu quả từ sự thoái trào của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế càng cho thấy sự lựa chọn sáng suốt
24
của Người. Để thực sự xứng đáng là người chủ tương lai của đất nước, chúng ta
cần bồi dưỡng cho thanh niên hiểu và nắm vững mục tiêu, lý tưởng của Đảng,
con đường cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn để rèn luyện, phấn
đấu, phụng sự cho sự nghiệp cao cả đó.
Với thanh niên quân đội, hơn bao giờ hết, họ phải được bồi dưỡng để nắm
vững những vấn đề cơ bản về đường lối chiến tranh nhân dân, nghệ thuật quân
sự của Đảng, về âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, về nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ
bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay để rèn luyện, phấn đấu, hoàn thành
nghĩa vụ thiêng liêng mà Đảng, Nhad nước và nhân dân giao phó, sẵn sàng đánh
bại mọi âm mưu, thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
KẾT LUẬN

Hơn 40 năm đã trôi qua, di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Bồi
dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau” vẫn còn nguyên giá trị cả về lý luận và
thực tiễn. Di chúc đã phản ánh tâm hồn cao đẹp, đạo đức trong sáng - “muôn vàn
thân yêu” của lãnh tụ đối với Tổ quốc, với nhân dân, với phong trào cách mạng
thế giới, với bạn bè khắp năm châu, đặc biệt là với thanh niên, thiếu niên và nhi
đồng. Do vậy, Di chúc mãi mãi là những lời căn dặn thiết tha, là ánh sáng chỉ
đường, là sức mạnh thôi thúc hành động, không phải chỉ đối với nhân dân ta, mà
25

×