Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

NCKH Tiểu luận Kỹ năng mềm đối với sinh viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (437.93 KB, 38 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
BỘ MÔN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG MỀM
Tiểu Luận
Kỹ năng mềm đối với sinh viên
Học phần:
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
Giảng viên :
Ts.Nguyễn Quý Sý
Nhóm 6:
Nguyễn Quyết Tiến (Leader)
Phạm Bảo Long
Dương Văn Tuấn
Lớp:
D11VT3
Hà Nội, tháng 10 năm 2014.
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
Lời nói đầu
Mỗi năm qua đi có hàng triệu sinh viên tốt nghiệp trên cả nước với các ngành nghề các
lĩnh vực khác nhau , theo nghiên cứu có tới hơn 70% số sinh viên khi ra trường đều làm trái
ngành trái nghề vậy lý do tại sao mặc dù chúng ta có những kiến thức nền tốt tức là kỹ năng
cứng.Đó chính là kỹ năng mèm thứ mà sinh viên Việt Nam vẫn còn yếu và còn nhiều hạn
chế.Đề tài nghiên cứu lần này của chúng ta hướng tới mục tiêu cho mọi người biết được tầm
quan trọng của kỹ năng mèm và có cái nhìn khác về nó ta cần rền luyện mọi lúc mọi nó đó là
bản năng là quá trình tích lũy chứ nó không tự nhiên mà có.Tầm quan trọng và sự ảnh hưởng
của nó như thế nào đối với sự nghiệp thăng tiến của mỗi con người cũng sẽ được chúng tôi
trình bày trong đề tài này.Do thời gian có hạn nên khó tránh khỏi những nhầm lẫn cũng như
thiếu những thiếu xót mong nhận được sự ủng hộ và góp ý của các bạn.Và cuối cùng chúng
em xin cám ơn thầy Nguyễn Quý Sý đã truyền cảm hứng cho chúng em khi học tập môn
Phương Pháp Luận Nghiên Cứu Khoa Học và tự tưn hơn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa
học .
Nhóm tác giả


Hà Nội ngày 13/10/2014
Nhóm 6 D11VT3 Page 2
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
Mục Lục
Nhóm 6 D11VT3 Page 3
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
Phần 1 . Giới Thiệu Đề Tài
1.1 Lý Do chọn lựa đề tài
Bước vào giảng đường Đại Học , Sinh viên Bưu Chính nói riêng cũng như đa số các
sinh viên Việt Nam chỉ chú trọng rèn luyện và phát triển những kỹ năng cứng hard Skills.
Đây chính là khả năng học vấn của bạn , kiến thức , kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên
môn trong công việc của mình
Trong thực tiễn, điều mà các bạn sinh viên mới ra trường cần có để được các nhà tuyển
dụng mời vào làm việc là bạn hãy thể hiện được khả năng của mình chỉ trong vài phút ít ỏi
tiếp xúc với phỏng vấn viên. Điều quan trọng quyết định bạn có được chọn hay không là
những khiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ mà bạn đã gặt hái được trên giảng đường
Đại học. Bên cạnh đó thì chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa thành công và vượt qua những
ứng viên khác chính là kỹ năng mềm, kỹ năng này sẽ giúp bạn phát huy hết những
kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn xứng đáng
được tuyển dụng.
Trong khi đó , không ít bạn trẻ vẫn còn lạ lẫm và hầu như chưa có một khái niệm nào
về kỹ năng mềm Soft Skill.Các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như :Kỹ năng
giao tiếp , kỹ năng sống kỹ năng lãnh đạo , kỹ năng làm việc nhóm , kỹ năng thuyết trình, kỹ
năng quản lý thời gian và vượt qua khủng hoảng , sáng tạo và đổi mới.Đó là những kỹ năng
không liên quan tới chuyên môn , không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt
mà phụ thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người.Chính các kỹ năng này quyết định bạn sẽ
làm việc thế nào , ảnh hưởng rất lớn tới hiệu suất công việc và hơn thế nữa còn khẳng định
bạn là người thành công trong cuộc sống.
Có thể bạn là một sinh viên chăm chỉ, cần mẫn trên Giảng đường Đại học, nhưng chỉ
bấy nhiêu thôi thì chưa đủ để giúp bạn thành công. Điều mà các nhà tuyển dụng yêu cầu khi

phỏng vấn các ứng viên của mình là kinh nghiệm, nhưng với các bạn sinh viên mới ra
trường thì các bạn không thể nào đáp ứng được điều này. Nó không có nghĩa là không có cơ
hội nào dành cho bạn. Không có kinh nghiệm thì bạn hãy thể hiện khả năng ứng xử khéo léo
và sự nhạy bén trong giao tiếp của mình. Công việc thực tế mà bạn sẽ làm không phải là
những công thức, những nguyên lý trên sách vở mà nó là cả một thế giới bao la đòi hỏi bạn
Nhóm 6 D11VT3 Page 4
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
phải có những kỹ năng mềm để thích nghi với nó. Dưới đây là một số kỹ năng mềm có thể
giúp bạn đến gần hơn với giấc mơ đi đến thành công của mình.
 Chính vì những lý do đó mà chúng tôi quyết định chọn chủ đề “Kỹ năng mềm cho sinh
viên”
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài giới thiệu cho sinh viên có được cái nhìn tổng quan về kiến
thức kỹ năng mềm và tầm quan trọng của chúng trong công tác học tập , nghiên cứu cũng
như trong cuộc sống
Giúp cho mỗi sinh viên tự tìm thấy các phương pháp học tập và rẻn luyện các kỹ năng
mềm phù hợp và hiệu quả trong điều kiện thực tế của bản thân giúp cho chúng ta có thể phát
triển được những thế mạnh của bản thân đánh thức chính những khả năng tiềm tang trong
mỗi con người.
Việc nắm vững và thực hành vận dụng tốt các kỹ năng này trong thực tiễn sẽ phục vụ
thiết thực trước hết cho các hoạt động học tập , nghiên cứu của sinh viên , giúp thực hiện tốt
các bài thảo luận , thuyết trình , tranh luận , viết tiểu luận , luận văn tốt nghiệp, thực hiện các
đề tài nghiên cứu cũng như các quá trình tự học , tự nghiên cứu lâu dài
1.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Đưa ra được khái niệm cơ bản kỹ năng mèm là gì ?
Dựa vào hiện trạng chung , thực tế ta sẽ đi trình bày bằng cách đưa ra các luận điểm và
khẳng định tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong công tác học tập và nghiên cứu cũng như
trong đời sống xã hội
Đưa ra các thông tin chi tiết về cách tiếp cận phù hợp với những kỹ năng dành cho sinh
viên. Các phương pháp để sinh viên tự học tập rèn luyện kỹ năng mềm .

Nhóm 6 D11VT3 Page 5
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
Phần 2. : Nội Dung Đề Tài
2.1 Giới thiệu kỹ năng mềm
2.1.1 Các khái niệm
Kỹ Năng : Là giai đoạn trung gian giữa tri thức và kỹ xảo trong quá trình nắm vững một
phương thức hành động . Đặc điểm đòi hỏi sự tập trung chú ý cao , sự kiểm soát chặt chẽ
của thị giác , hành động chưa bao quát còn có tác động thừa. Được hình thành do luyện tập
hay do bắt chước.
Để giải thích nguồn gốc hình thành kỹ năng , có lẽ không có cơ sở lý thuyết nào tốt hơn
hai lý thuyết về : Phản xạ có điều kiện (Được hình thành trong thực tế cuộc sống cá nhân )
và Phản xạ không điều kiện (Là những phản xạ tự nhiên mà cá nhân sinh ra đã sẵn có).Trong
đó, kỹ năng của cá nhân gần như thuộc về cái gọi là phản xạ có điều kiện nghĩa là kỹ năng
được hình thành từ một cá nhân từ khi sinh ra , trưởng thành và tham gia hoạt động thực tế
cuộc sống.
Tri thức là kết quả của các quá trình nhận thức của con người về đối tượng được nhận
thức,làm tái hiện trong tư tưởng con người những thuộc tính , những mối quan hệ , nhưng
quy luận vận động,phát triển của đối tượng và được diễn đạt bằng ngôn ngữ tự nhiên hay hệ
thống ký hiệu
Kỹ xảo là mức độ lĩnh hội hoạt động của các nhân được tự động hóa một các có ý thức
VD : Kỹ xảo học tập ,kỹ xảo lao động sản xuất ,vv có đặc điểm :
1.Mang tính chất kĩ thuật thuần túy
2.Được hình thành chủ yếu bằng sự luyện tập có mục đích
3.Không gắn với một tình huống nhất định nào cả
4.Được đánh giá về mặt kĩ thuật , thao tác
5.Mức độ tự động hóa khá cao , do đó không sửa được khi cần
6.Động tác mang tính khái quát , không có động tác thừ , kết quả cao , ít tốn năng lượng thần
kinh cơ bắp
Nhóm 6 D11VT3 Page 6
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học

2.1.2 Phân loại kỹ năng
Có hai loại kỹ năng cơ bản mà người ta thường nói tới đó là kỹ năng cứng và kỹ năng
mềm
1.Kỹ năng cứng :
Là những kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng chuyên môn, giúp con người thực thi những công
việc cụ thể đạt được những tiêu chuẩn nhất định. Kỹ năng cứng thường gắn liền với các tiêu
chuẩn kỹ thuật hoặc tuân theo các trình tự, thủ tục hành chính nhất định của từng tổ chức và
có thể đo được. Các kỹ năng cứng mà chúng ta có thể thấy rõ trong xã hội như: kỹ năng hàn,
kỹ năng lái ô tô; kỹ năng xây tường, kỹ năng vẽ thiết kế, kỹ năng làm báo cáo tài chính…
Những kỹ năng cứng này thường được quy chuẩn theo những quy trình và nguyên tắc cụ thể
và được đào tạo ở những trường lớp chính quy.
Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài, hàng chục năm, bắt đầu từ những
kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp như: Tư duy hình học, tư duy
ngôn ngữ-văn phạm, các hệ thống khái niệm lý thuyết cơ bản vật lý hóa học sinh học toán
học và những kiến thức kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn, thông
qua giảng dạy,thực hành và tự học một cách có hệ thống
Đối với các kỹ năng cứng, khả năng tự tìm hiểu toàn bộ gần như không thể, mà người ta
bắt buộc phải trải qua những giai đoạn có xây dựng tính hệ thống của tư duy lô-gich và dựa
trên "vai các nhà khổng lồ" Thông thường, vai trò của giáo dục chính thức đặc biệt quan
trọng để hình thành kỹ năng cứng dần theo thời gian, cho tới khi đạt tới năng lực tự học
Vì quá trình rèn luyện dài, vất vả và đi kèm với những kỳ thi chứng minh khả năng đã
vượt qua các mức độ nhất định, các kỹ năng cứng được dành nhiều thời gian hơn kỹ năng
mềm; và về tuần tự thời gian, thường được
2.Kỹ năng mềm
Là những kỹ năng liên quan tới việc sử dụng ngôn ngữ, giúp con người tự quản lý, lãnh
đạo chính bản thân mình và tương tác với những người xung quanh để cuộc sống và công
việc thật hiệu quả. Kỹ năng mềm bao gồm các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng
xử, kỹ năng lắng nghe Kỹ năng mềm thường khó quy chuẩn, phụ thuộc rất nhiều vào đối
tượng tương tác và khó có thể đo được. Giao tiếp với cấp trên khác với giao tiếp với khách
Nhóm 6 D11VT3 Page 7

Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
hàng; giao tiếp với con cái khác giao tiếp với đồng nghiệp… Kỹ năng cứng là chỉ dùng trong
công việc, tại nơi làm việc, trong thời gian làm việc. Còn kỹ năng mềm thì được dùng mọi
lúc, mọi nơi và suốt đời. Đơn giản, kỹ năng cứng như việc đi xe máy, bạn chỉ dùng rất ít.
Còn kỹ năng giao tiếp lúc nào bạn cũng phải dùng, ngay khi ngồi một mình bạn cũng phải
biết giao tiếp với chính mình và giao tiếp với chính mình là quan trọng nhất. Hơn nữa, theo
mức độ thành đạt và trưởng thành về tuổi tác, tỷ trọng sử dụng kỹ năng mềm ngày càng
nhiều hơn.
Kỹ năng mềm chủ yếu là những là những kỹ năng thuộc về tính cách con người ,không
mang tính chất chuyên môn, không sờ nắm được chúng quyết định tới việc bạn có thể trở
thành nhà lãnh đạo , thính giả hay nhà thương thuyết hoặc cũng có thể là người giảng hòa
xung đột.
Bảng so sánh tóm tắt.
STT Kỹ năng cứng Kỹ năng mềm
Khái
niệm
Là dạng kỹ năng cụ thể, có
thể truyền đạt, đáp ứng yêu
cầu trong một bối cảnh, công
việc cụ thể hay áp dụng trong
các phân ngành ở các trường
Là tổng hợp các kỹ năng giúp con
người tư duy và tương tác với con
người phục vụ cho công việc nhưng
không phải là kỹ năng chuyên môn/kỹ
thuật.
Nhóm 6 D11VT3 Page 8
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
học. Kỹ năng mềm không mang tính chuyên
môn, không thể sờ nắm, không phải là

kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết
định khả năng bạn có thể trở thành
nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương
thuyết hay người hòa giải xung đột.
Bao
gồm
- Sử dụng các phương tiện hỗ
trợ với các bảng tính.
- Đánh máy.
- Sự thành thạo trong sử
dụng các phần mềm ứng
dụng.
- Khả năng vận hành máy
móc.
- Phát triển phần mềm.
- Nói một ngoại ngữ.
- Tính toán…
- Kỹ năng Giao tiếp
- Kỹ năng Thuyết trình
- Kỹ năng làm việc đồng đội
- Kỹ năng Quản lý thời gian
- Kỹ năng Tư duy hiệu quả
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng Đàm phán
- Kỹ năng Học và Tự học
- Kỹ năng Họp
- Kỹ năng Quản lý xung đột…
Đóng
góp
thành

công
Khoảng 15% - 25% Khoảng 75%
Thể
hiện
Qua mức độ cao thấp của tay
nghề
Qua các thói quen hành động hàng
ngày, cách sống…thói quen giao tiếp
với mọi người xung quanh
Lí do Tạo tiền đề, là nghề nghiệp
cần thiết để tạo ra được thu
nhập đảm bảo đời sống
Tạo nên sự phát triển. Là nền tảng
thành đạt của bất cứ ngành nghề nào,
nó rất ít thay đổi, vì vậy, phải được tôi
luyện thật kỹ, thật rắn chắc – thật
cứng.
Đối tượng Cần cho tất cả mọi người nếu
muốn thành đạt trong cuộc
sống.
Ai cũng cần nhưng mức độ khác nhau
đối với mỗi người làm nghề khác nhau.
Những người làm nghề cần sự tương
tác với người khác cần nhiều hơn
người chỉ làm nghề ít cần sự tương
Môi
trường
rèn
luyện
Có được qua trường học và

môi trường công việc thực tế
Có được chủ yếu qua môi trường trải
nghiệm thực tế của công việc và môi
trường sống. Kỹ năng mềm là cái lâu
nay những người có tuổi (như các phụ
Nhóm 6 D11VT3 Page 9
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
huynh) vẫn gọi nôm na là “kinh
nghiệm sống”, vì vậy, để có một số kinh
nghiệm sống nào đó, nhiều người phải
qua các va vấp, thất bại trong cuộc
sống để sau đó tổng kết lại.
Chi phí Chủ yếu bằng học phí nộp
trong nhà trường, giảng
đường
Chủ yếu bằng thái độ tích cực, sẵn
sàng tham gia thay đổi bản thân, mong
muốn được thành công trong công việc
và vui vẻ, hạnh phúc trong cuộc sống
Theo Bộ Lao Động Mỹ ( The US.Derpartment of Labor) cùng Hiệp hội Đào tạo và Phát
triển Mỹ (The American Society of training and Development ) gần đây đã thực hiện một
cuộc nghiên cứu về các kỹ năng cơ bản trong công việc .Kết luận đưa ra là có 13 kỹ năng cơ
bản cần thiết để thành công trong công việc :
1.Kỹ năng học và tự học
2.Kỹ năng lắng nghe
3.Kỹ năng thuyết trình
4.Kỹ năng giải quyết vấn đề
5.Kỹ năng tư duy sáng tạo
6.Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn
7.Kỹ năng đặt mục tiêu , tạo động lực

8.Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp
9.Kỹ năng giao tiếp và ứng xử
10.Kỹ năng làm việc nhóm
11.Kỹ năng đàm phán
12.Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả
13.Kỹ năng lãnh đạo bảo thân
Nhóm 6 D11VT3 Page 10
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
Trong số 13 kỹ năng nêu trên , các kỹ năng cần thiết đối với sinh viên là :
1.Kỹ năng học và tự học
2.Kỹ năng làm việc nhóm
3.Kỹ năng thuyết trình
4.Kỹ năng giao và ứng xử
2.2 Một số kỹ năng mềm cần thiết
2.2.1 Kỹ năng học và tự học
2.2.1.1. Giới thiệu
Từ khi bước vào giảng đường đại học, sinh viên được tiếp cận với những phương pháp
học tập khác mới có nhiều khác lạ so với những phương pháp học ở phổ thông.Để có được
hiệu quả sinh viên phải tự học nhiều hơn.Nhưng học và tự học như thế nào cho đúng cách
vẫn còn là một điều băn khoăn của nhiều sinh viên Việt Nam.
Nhẩm tính sơ lược, ở cấp học phổ thông, mỗi học trò phải đọc trên 60 quyển sách. 4
năm đại học, mỗi sinh viên phải học và đọc trung bình trên 100 quyển sách. Với những con
số biểu tượng cho sự khổng lồ của kiến thức trong cuộc đời đi học, mỗi học trò, mỗi con
người cần tìm cho mình những công cụ, phương pháp, mà quan trọng nhất là kỹ năng học và
tự học để lãnh hội hết những kiến thức chuyên môn dành cho mình.
Nói đến việc học, hầu hết người Việt đều quan niệm mấu mốt thành công nằm ở tính
siêng năng, cần cù. Đúng là như vậy, việc học đòi hỏi một sự luyện tập lặp đi lặp lại, để kiến
thức trở thành phản xạ, trở thành bản năng. Muốn tính nhanh, hãy tính nhiều lần, muốn viết
hay, hãy viết nhiều bài.
Tuy nhiên, có những học trò vẫn chưa có được sự nhạy bén cần thiết trong bài thi, chưa

nắm rõ đến chân tướng của kiến thức mặc dù đã bỏ rất nhiều thời gian, công sức để đầu tư
cho việc học của mình. Hình ảnh dễ thấy nhất, là những học sinh học thêm từ sáng đến tối,
một môn học hai ba thầy, một lúc học hai ba trường, nhưng vẫn cảm thấy không thể nắm bắt
hết nội dung của chương trình học. Hay những sinh viên đi học đầy đủ, vùi đầu trong thư
viện cả kỳ thi mà vẫn không thể có kết quả khả quan trong các kỳ thi. Những học trò này cần
tìm cho mình một phương pháp học có hiệu quả hơn.
Nhóm 6 D11VT3 Page 11
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
Học không phải là bản năng
Sự phát triển của một sự hiểu biết vững chắc không phải là là một quá trình bản năng,
kiến thức không rơi vào đầu bạn mà không cần bất kỳ nỗ lực nào. Tất cả những giáo viên
của bạn đều trãi qua một quá trình học tập và nghiên cứu mà đây là quá trình không thể bỏ
qua.
Nên có sự hiểu biết
Việc hiểu biết về một vấn đề đòi hỏi cần có thời gian, công sức, mức độ tiếp thu và
phản ánh lại vấn đề. Sự hiểu biết còn đặt trong sự ràn buộc về thời gian được yêu cầu hoàn
thành để có được kiến thức và sự hiểu biết của chính bạn. Điều này dễ đưa bạn đi đến sự mất
hứng thú và từ bỏ.
Xây dựng sự hiểu biết đòi hỏi không chỉ bản thân bạn phải dành nhiều thời gian mà còn
phải biết loại bỏ những cám dỗ cắt ngang khoảng thời gian này. Lúc đầu, bạn sẽ cảm thấy
mọi thứ lấy mất quá nhiều thời gian nhưng bạn đừng lo lắng vì bạn đang gia tăng hiệu lực
học tập của mình mà bạn không nhận ra. Dần dần bạn sẽ thấy dễ dàng hơn trong việc tìm
hiểu thêm các vấn đề, sự cố gắng của bạn sẽ mất ít thời gian hơn và bạn sẽ tiến triển rất
nhanh.
Tạo lập thói quen
Thói quen chi phối khá nhiều những gì chúng ta làm và đang có. Để đạt được một cái gì
đó mới mẻ, bạn phải thay đổi thói quen của bạn bằng những thói quen mới và có lợi hơn. Đó
chính là việc bạn phải làm quen với việc lập kế hoạch và xây dựng kỷ luật bản thân.
Để đạt kết quả tốt trong tự học , người tự học cần nắm vững những kỹ năng và phải rèn
luyện để hình thành cho mình những kỹ năng .Và có thể chia thành các kỹ năng chính như

sau
1.Kỹ năng lập kế hoạch
Nhóm 6 D11VT3 Page 12
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
Những người bận rộn không thể tự họ hoàn tất hết tất cả những công việc mà không cần
có kế hoạch. Vì vậy bạn phải làm quen với nó. Ban đầu bạn sẽ cảm thấy lạ lẫm nhưng khi
làm thường xuyên bạn sẽ gặt hái được thành công.
Vậy các nguyên tắc quan trọng cần phải thực hiện là :
- Đảm bảo thời gian tự học tương xứng với lượng thông tin của môn học
- Xem kẽ hợp lý giữa các hình thức tự học , giữa các môn học , giữa giờ tự học , giờ
nghỉ ngơi.
- Thực hiện nghiêm túc kế hoạch tự học như biết cách làm việc độc lập , biết tự kiểm
tra đánh giá.
- Hãy nhớ rằng không có điều gì là chính xác hoàn toàn nên kế
hoạch của bạn phải có một số không gian cho phép những tình
huống khẩn cấp, những công việc không diễn ra như mong đợi
hoặc những công việc mới phát sinh được thêm vào trong kế
hoạch của bạn.
- Hãy nhớ rằng bạn cần phải có một cuộc sống bên ngoài công việc
của bạn. Vì vậy, các mục xã hội và gia đình cũng được đưa vào kế
hoạch của bạn
2.Kỹ năng ghi chép
Bao gồm các khâu :
- Trước khi đến lớp , ôn bài cũ và làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối
với bài mới
- Khi nghe giảng cần tập trung theo dỏi sự dẫn dắt của thầy, liên hệ với kiến thức đang
nghe với kiến thức đã có và ghi chép một cách chọn lọc,sử dụng ký hiệu riêng và ghi
những thắc mắc của chính mình.
3.Kỹ năng đọc tài liệu
Tất cả các bạn đều có thể đọc. Nhưng làm thế nào để việc đọc một tài liệu mang lại hiệu

quả. Bạn không cần phải có khả năng đọc hết các từ ngữ, bạn ghi lại các từ ngữ chưa hiểu và
xem xét ý nghĩa của nó được sử dụng trong các trang tiếp theo.
- Phải xác định rõ mục đích đọc sách
Nhóm 6 D11VT3 Page 13
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
- Chọn cách đọc phù hợp : Tìm hiểu nội dung tổng quát , đọc thử một vài đoạn , đọc
lướt qua nhưng có trọng điểm , đọc kĩ có phân tích , nhận xét , đánh giá
4.Kỹ năng ôn tập và luyện tập
Ôn lại bài bao gồm
- Xem lại bài ghi , mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc nhằm tái hiện lại bài giảng
- Bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác,nhận diện
cấu trúc từng phần và toàn bài
- Xây dựng bằng ngôn ngữ của chính mình về bài giảng .
Luyện tập bao gồm
- Giải bài tập thầy cô đã giao
- Tìm kiếm tham khảo bài tập mở rộng
- Làm các bài tập tổng quát của các chương học và vận dụng kiến thức vào thực tế.
2.2.1.2 Đánh giá
Tác Hại của việc không có kỹ năng
Nếu thiếu những kỹ năng này sinh viên có thể lâm vào tình trạng :
- Học thuộc lòng , học vẹt
- Chỉ bám sát bài giảng đó có mà thiếu sự mở rộng
- Tốn nhiều thời gian mà không hiệu quả
- Thành tích học tập không như mong muốn
- Chán nản , bất mãn về kết quả học tập
Phương pháp rèn luyện kỹ năng học và tự học
• Ghi chép như thế nào : Không thể ghi tất cả những gì mà thầy cô nói vì tốc độ nói là khá
nhanh cho nên chỉ có thể ghi lại những ý chính và bổ sung sau
Phương pháp ghi chép hiệu quả
- Đặt tựa đề riêng cho đề mục

Nhóm 6 D11VT3 Page 14
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
- Ghi lùi sang phải từng chi tiết liên quan với đề mục
- Dùng những chấm riêng cho từng dòng
- Xuống dòng cho mỗi chi tiết
- Chừa chỗ trống nhiều
- Kết hợp kỹ thuật ghi nhanh,dung từ viết tắt, ký hiệu nhưng tránh thay đổi
- Đánh dấu trong sách
• Rền kỹ năng năng ôn bài
- Ôn bài giúp hoàn chỉnh việc tổ chức tư liệu học tập trong tư duy của mình và đưa
vào bộ nhớ.Ôn lại để đánh giá xem đã được gì sau quá trình học tập .Ôn lại bài ghi
chép sau buổi học trước khi đi ngủ sẽ giúp nhớ bài tốt hơn.
- Luyện tập để luyện tập hiệu quả nên sử dụng nhiều phương pháp học tập như đọc bài
, ghi chép , làm bài tập , học nhóm Sau khi làm các bài tập chuyên sâu cơ bản ta cần
tham khảo các dạng mở rộng tổng quát.Làm bài tập tạo thói quen phản xạ và chuẩn bị
tốt kỹ năng làm bài lẫn tâm lý trước khi thi.Phương pháp học tùy theo người học và
cũng tùy theo môn học
• Rèn luyện kỹ năng đọc sách
Câu chữ lập luận sách thường rất logic , rõ rang , không ít lần khi ta tưởng mình đã hiểu
nhưng thực ra mình không hiểu cái gì hoặc sai hoàn toàn
Để tránh trường hợp trên bạn cần vượt qua được vỏ bọc bên ngoài của câu chữ , ngôn
ngữ để tìm và hiểu được nội dung bên trong , cái hồn cái thần của sách.cá này không phải dẽ
làm bởi vì tất cả chúng ta đề có xu hướng tìm kiếm điều mình cần mình thích và từ chối
những điều trái mong muốn của mình.Nên nếu ngôn ngữ , vỏ bọc của sách hợp với mình thì
ngầu nghiến ngay và hiểu theo cách của mình và bỏ qua những viên ngọc còn giấu bên
trong.Nếu câu trữ trái ý mình thì mình bỏ đi , không đọc nữa , thậm chí có phản ứng tiêu
cực.Vậy phương pháp hiệu quả là :
- Xác định mục tiêu để chọn lọc và xử lý thông tin thu được.Phương pháo đọc sách tùy
thuộc vào mục đính và hoàn toàn do mục đích.Mục đích sẽ chi phối quá trình đọc
sách

- Tìm hiểu địa chỉ cuốn sách ( Tên sách , nhà xuất bản , năm xuất bản )
- Xem mục lục,lời giới thiệu,lời tựa và lời nói đầu,Xem lời kết luận tóm tắt cuối sách
và đọc thử vài đoạn và cuối cùng là đọc thực sự.
- Phải đọc chậm , đọc kỹ , thậm chí đọc đi đọc lại vài lần nếu thấy nội dung đó bạn gặp
vấn đề
Nhóm 6 D11VT3 Page 15
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
- Liên tục suy nghĩ , phải tìm đến những liên tưởng từ sách đến thực tiễn để có thể áp
dụng vào hoàn cảnh mình
- Hệ thống kiên thức nắm bắt được những nội dung quan trọng
2.2.1.3 Lợi ích mang lại với sinh viên
Một số phương pháp học tập đã được trình bày ở trên có thể giúp các bạn sinh viên nâng
cao hiệu quả học tập và đạt được kết quả mong muốn bao gồm :
- Kiểm soát thời gian học bàng kế hoạch học tập
- Kỹ thuật đọc , ghi chép và lưu giữ thông tin tốt hơn cho thi cử
Tuy nhiên kỹ năng học tập có hiệu quả hay không phụ thuộc vào ý chí và quyết tâm của
bản thân mỗi cá nhân.Nếu bạn không chịu cố gắng và hi sinh thì có hướng dẫn bao nhiêu
cũng vô ích.Bạn chính là người chịu trách nhiệm về việc đào tạo của mình và học có hiệu
quả có thể giúp bạn làm việc này tốt hơn.
2.2.2 Kỹ năng làm việc nhóm
2.2.2.1 Giới thiệu
Bản chất của làm việc nhóm
Làm việc nhóm là tập hợp của hai hay nhiều người tạo thành một nhóm để hoàn thành
muc tiêu nhất định, dựa trên nguyên tắc chính là “độc lập tương tác và ảnh hưởng qua lại lẫn
nhau” .Trong đó “Mỗi thành viên nhận thức bản thân họ như một thực thể xả hội và chịu
trách nhiệm qua lại lẫn nhau để đạt mục tiêu chung”.
Vì thế các thành viên trong nhóm cần có sự tương tác với nhau và với trưởng nhóm để
đạt được mục tiêu chung. Các thành viên trong nhóm cũng phải có sự phụ thuộc vào thông
tin của nhau để thực hiện phần việc của mình.
Như vậy chúng ta tuy có nhiều hình thức nhóm khác nhau như : Nhóm bạn học tập,

nhóm bạn cùng sở thích, nhóm năng khiếu, nhóm kỹ năng, các câu lạc bộ, các nhóm làm
việc theo dự án, nhóm làm việc trong tổ chức .v.v.
Nhóm 6 D11VT3 Page 16
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
Nhưng tất cả đều phải xây dựng trên tinh thần đồng đội, tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau,
ngoài ra chúng ta còn phải tạo ra một môi trường hoạt động mà các thành viên trong nhóm
cảm thấy tự tin, thoải mái để cùng nhau làm việc, hợp tác và hỗ trợ nhau để đạt đến mục tiêu
đã đặt ra. Điều quan trọng là phải giúp cho các thành viên trong nhóm tin rằng sự cống hiến
của mình cho tập thể được đánh giá đúng đắn, chính xác và nhận được sự tưởng thưởng
xứng đáng, không có sự nhập nhằng gây ra ảnh hưởng đến quyền lợi của mỗi người. Những
thành viên trong nhóm phải được xác định rằng thành quả của tập thể có được là từ sự đóng
góp tích cực của mỗi người.
Khái niệm teamwork được cấu thành bởi ba yếu tó
- Chia sẻ mục tiêu
- Cùng hợp tác hướng tới mục tiêu
- Phát huy vai trò của từng thành viên trong nhóm
Những điều kiện trên đòi hỏi mỗi thành viên phải có tinh thần tự phê bình , chủ động
góp ý kiến , tích cực hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thiện và phát triển mục tiêu chung của
nhóm.Ngoài ra để tăng sức mạnh đoàn kết và tạo nên tiếng nói chung , mỗi người cần nhận
thức rõ vai trò của bản thân cũng như ưu-nhược của người và của chính mình ,từ đó phân
chia nhiệm vụ thích hợp để phát huy tối đa năng lực và tinh thần làm việc của các thành
viên.
Các giai đoạn phát triển của một nhóm
Tùy theo nhu cầu, mục đích được đề ra cho nhóm và số lượng cũng như năng lực của
các thành viên trong nhóm, các nhóm được hình thành và phát triển theo nhiều hình thức và
thời gian hoạt động khác nhau. Nhưng nhìn chung thì hầu như đều trại qua 4 bước cơ bản :
Bước 1: Hình thành:
Các cá nhân rời rạc tham gia vào và hình thành nhóm làm việc. Tập hợp của các cá nhân
khác biệt này giống thời kỳ khởi đầu của quan hệ tình cảm xã hội. Tâm lý thường thấy là
háo hức, kỳ vọng, nghi ngờ, lo âu

Khi được mời gọi hay đưa vào nhóm, các thành viên còn rụt rè, và tìm kiếm những vị trí của
mình trong nhóm, chưa bộc lộ nhu cầu cũng như năng lực cá nhân Một điều không thể
Nhóm 6 D11VT3 Page 17
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
thiếu là các thành viên sẽ thử khả năng lãnh đạo của trưởng nhóm. Thông thường hầu như
không có nhóm nào có được sự tiến bộ trong giai đoạn này.
Bước 2: Sóng gió:
Công việc bắt đầu được triển khai một cách chậm chạp, đầy trắc trở. Các cá nhân bộc lộ
tính cách, thói quen, sở thích và bắt đầu va chạm mạnh với nhau. Mâu thuẫn nảy sinh và
thậm chí dẫn tới xung đột đe dọa sự đổ vỡ của nhóm. Mức độ không hài lòng tăng dần, cảm
giác bất mãn tăng lên.
Đây có lẽ là giai đoạn khó nhất của mỗi nhóm. Các thành viên thường cảm thấy thiếu
kiên nhẫn với việc thiếu sự phát triển của công việc, nhưng họ vẫn chưa có kinh nghiệm làm
việc như một nhóm thật sự. Họ có thể sẽ tranh cãi về những công việc được giao vì phải đối
mặt với những điều trước đây họ chưa bao giờ nghĩ tới và khiến họ cảm thấy không thoải
mái. Tất cả “sức mạnh” của họ dành để chĩa vào các thành viên khác, thay vì tập trung lại và
hướng tới mục tiêu chung.
Bước 3: Ổn định :
Các mâu thuẫn và vấn đề đang tồn tại được dàn xếp và giải quyết. Các quan hệ đi vào
ổn định. Các tiêu chuẩn được hình thành và hoàn thiện. Các cá nhân chấp nhận thực tại của
nhau. Quan hệ bạn bè, đồng đội thực sự hình thành trong giai đoạn này. Sự chân thành, tin
tưởng trở nên rõ nét hơn.
Trong suốt giai đoạn này, các thành viên trong nhóm quen dần và điều hoà những khác
biệt giữa họ. Khi đó họ có thể tập trung nhiều hơn cho công việc và bắt đầu có sự tiến bộ
đáng kể trong hiệu quả công việc.
Bước 4: Thể hiện:
Đây là giai đoạn phát triển cao nhất của làm việc theo nhóm. Cảm giác tin tưởng, hòa
nhập, gắn kết mạnh mẽ. Sự háo hức thể hiện rõ. Mức độ cam kết về công việc cao. Cảm giác
trưởng thành thực thụ ở tất cả các thành viên của nhóm.
Các thành viên đã hiểu và thích nghi được với điểm mạnh và yếu của từng người trong

nhóm mình và biết được vai trò của họ là gì, rất nhiều ý kiến hay được nêu ra thảo luận vì họ
không còn e ngại như lúc đầu. Họ linh hoạt sử dụng quyết định của mình như một công cụ
để hiện thực hoá những ý tưởng, ưu tiên những nhiệm vụ cần thiết và giải quyết những vấn
Nhóm 6 D11VT3 Page 18
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
đề khúc mắc. Rất nhiều việc được hoàn thiện và sự gắn bó giữa các thành viên trong nhóm
là rất cao.
Trong giai đoạn sau đó, nếu việc duy trì tốt, nhóm tiếp tục thể hiện tốt, nếu không, sẽ đi
vào giai đoạn Tan rã. Việc kết thúc dự án cũng đưa nhóm làm việc bước vào giai đoạn này.
Vì trải qua 4 giai đoạn như thế nên ban đầu, có vẻ như một nhóm hoạt động lại không đạt
được những hiệu quả như một cá nhân làm việc, vì thế nên sẽ đưa đến hậu quả là có một vài
cá nhân có năng lực, thừa nhiệt tình nên đã gánh vác hay ôm đồm công việc cho cả nhóm và
kết quả là những thành tựu mà nhóm có được chỉ là do công sức của một vài người, từ đó sẽ
đưa đến sự độc tài hay chia rẽ, dẫn đến sự tan rã nhóm.
Ngược lại, nếu biết cách làm việc nhóm thì sau giai đoạn song gió, nhóm sẽ ổn định và phát
huy được sức mạnh của tập thể, vượt qua những giới hạn của cá nhân để đạt đến được mục
đích chung mà mọi thành viên trong nhóm đều có thể hưởng được những ích lợi do nhóm
mang lại.
2.2.2.2 Đánh giá
Lợi ích làm việc nhóm
1.Mọi thành viên trong tổ chức sẽ càng đồng lòng hướng tới mục tiêu và dốc sức cho thành
công chung của tập thể khi họ cùng nhau xác định và vạch ra phương pháp đạt được chúng.
2.Là thành viên của một nhóm, họ có cảm giác kiểm soát được cuộc sống của mình tốt hơn
3. Khi các thành viên cùng góp sức giải quyết một vấn đề chung, họ học hỏi được cách xử lý
mọi nhiệm vụ đơn giản hay khó khan, họ học hỏi từ những thành viên khác và cả người lãnh
đạo. Thúc đẩy quản lý theo nhóm là cách tốt nhất để phát huy năng lực của các nhân viên
4. Quản lý theo nhóm giúp phá vỡ bức tường ngăn cách, tạo sự cởi mở và thân thiện giữa
các thành viên và người lãnh đạo.
5.Thông qua việc quản lý theo nhóm, các thành viên có thể học hỏi và vận dụng phong cách
lãnh đạo từ cấp trên của mình. Điều đó tạo sự thống nhất về cách quản lý trong tổ chức.

6. Hoạt động theo nhóm giúp phát huy khả năng phối hợp những bộ óc sáng tạo để đưa các
quyết định đúng đắn.
Nguyên nhân khiến làm việc nhóm không hiệu quả
Nhóm 6 D11VT3 Page 19
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
- Quá nể nang các mối quan hệ
Người phương Tây có cái tôi rất cao nhưng lại sẵn sàng cùng nhau hoàn thành công việc
cần nhiều người. Còn người Việt trẻ chỉ chăm chăm xây dựng mối quan hệ tốt giữa các
thành viên trong đội, tỏ ra rất coi trọng bạn bè nên những cuộc tranh luận thường được đè
nén cho có vẻ nhẹ nhàng. Đôi khi có cãi nhau vặt theo kiểu công tư lẫn lộn.
Còn đối với sếp, tranh luận với sếp được coi như một biểu hiện của không tôn trọng,
không biết trên dưới, được đánh giá sang lĩnh vực đạo đức, thái độ làm việc. "Dĩ hoà vi quý"
mà, việc xây dựng được một mối quan hệ tốt giữa các thành viên quan trọng hơn việc một
công trình bị chậm tiến độ.
- Thứ nhất ngồi ỳ, thứ nhì đồng ý
Người châu Âu và châu Mỹ luôn tách biệt giữa công việc và tình cảm còn chúng ta thì
ngược lại, thích làm vừa lòng người khác bằng cách luôn luôn tỏ ra đồng ý khi người khác
đưa ra ý kiến trong khi không đồng ý hoặc chẳng hiểu gì cả. Điều đó sẽ làm cho cả nhóm
hiểu lầm nhau, chia năm sẻ bảy hoặc ai làm thì làm. Những người khác ngồi chơi xơi nước.
Ai cũng hài lòng còn công việc thì không hoàn thành.
Nếu sếp đưa ra ý kiến thì lập tức trở thành khuôn vàng thước ngọc, các thành viên chỉ
việc tỏ ý tán thành mà chẳng bao giờ dám phản đối. Nếu bạn làm việc mà chỉ có một mình
bạn đưa ra ý kiến thì cũng giống như bạn đang ở trên biển một mình. Bạn sẽ chọn đi với 10
người khác nhau hay với 10 hình nộm chỉ biết gật gù đồng ý
- Đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
Chính sự thảo luận không dứt điểm, phân chia công việc không phân minh nên ai cũng
nghĩ đó là việc của người khác chứ không phải của mình. Khi đang đóng vai im lặng đồng ý,
thì trong đầu mỗi thành viên thường tạo ra cho mình một ý kiến khác, đúng đắn hơn, dáng
suốt hơn và không nói ra. Trong kỳ dọn dẹp công sở cuối năm, khi công việc đươc tuyên bố
"toàn công ty dọn dẹp phòng làm việc" thì sau một tuần phòng vẫn đầy rác, giấy tờ, hồ sơ

tung toé khắp nơi.
Cuối cùng sếp chỉ định một người chịu trách nhiệm thôi thì công việc chỉ một buổi là
OK. Vì sao? Đơn giản vì chỉ có một người, họ buộc phải làm chứ không thể đùn cho ai
khác! Còn với cả nhóm, nếu nhóm gặp thất bại, tất nhiên, không phải tại ý kiến của mình, vì
Nhóm 6 D11VT3 Page 20
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
mình có nói gì đâu? Ý tưởng của mình vẫn còn cất trong đầu mà! Rất nhiều lý do để giải
thích tại sao thất bại, lý do nào cũng dẫn đến điều mình không phải chịu trach nhiệm! Một
trong những nguyên nhân của điều này là do chúng ta hiếm khi phân công việc cho từng
người, vì chúng ta thiếu lòng tự tin và tâm lý sợ sai.
- Không chú ý đến công việc của nhóm
Một khuynh hướng trái ngược là luôn luôn cố gắng cho ý kiến của mình là tốt và chẳng
bao giờ chịu chấp nhận ý kiến của bất kì ai khác. Một số thành viên trong nhóm cho rằng họ
giỏi nên chỉ bàn luận trong nhóm nhỏ những người giỏi hoặc đưa ý kiến của mình vào mà
không cho người khác tham gia. Chỉ vài hôm là chia rẽ nhóm.
Khi cả đội bàn bạc với nhau, một số thành viên hoặc nghĩ rằng ý kiến của mình không tốt
nên không chịu nói ra hoặc cho rằng đề tài quá chán nên không tốn thời gian. Thế là, trong
khi phải bàn luận kỹ hơn để giải quyết vấn đề lại quay sang nói chuyện riêng với nhau. Cho
đến khi thời gian chỉ còn 5-10 phút thì tất cả mới bắt đầu quay sang, đùn đẩy nhau phát biểu.
Và chính lúc đã có một người lên thuyết trình, chúng ta vẫn cứ tiếp tục bàn về chuyện riêng
của mình.
2.2.3 Kỹ năng thuyết trình
2.2.3.1 Giới thiệu
Thuyết trình là quá trình truyền đạt thông tin nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể: HIỂU
ĐƯỢC NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH, TẠO DỰNG QUAN HỆ.
Trong từ điển cụm từ “thuyết trình” có rất nhiều nghĩa nhưng chúng ta hiểu từ “thuyết
trình” theo nghĩa xuất phát từ “trình bày” có nghĩa là “đưa cho ai đó một cái gì đó - nói điều
gì đó với ai đó” hoặc giao tiếp với ai đó. “Thuyết trình” là một hình thức của giao tiếp và có
thể được nhận thấy ở dưới nhiều hình thức khác nhau.
Kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng, một bài thuyết trình

hoàn hảo có thể mang lại thành công vượt xa những gì chúng ta mọng đợi. Dù bạn là ai, làm
gì, thì bạn cũng sẽ phải thuyết trình (trình bày) một vấn đề nào đó trước người khác (có thể
là một người, một nhóm người, hoặc rất nhiều người). Để có kết quả tốt thì bạn cần phải trải
qua giai đoạn chuẩn bị, xây dựng cấu trúc bài thuyết trình, cảm giác lo lắng hồi hộp trước
khi thuyết trình. Nhiều người nghĩ rằng, thuyết trình luôn là thử thách, khó khăn, trên thực
tế, thuyết trình không khó, nếu bạn biết cách.
Nhóm 6 D11VT3 Page 21
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
2.2.3.2 Quá trình chuẩn bị
Trong cuộc sống, chúng ta cần lưu ý một vấn đề, đó là: Không chuẩn bị là chuẩn bị
cho thất bại. Để thuyết trình thành công, chúng ta luôn phải giải quyết rất nhiều tình huống
phát sinh một cách linh hoạt. Do đó, công tác chuẩn bị càng trở nên quan trọng. Chuẩn bị
càng kỹ, tỉ lệ rủi ro càng nhỏ và cơ hội thành công của ta càng lớn. Để chuẩn bị cho buổi
thuyết trình, ta có nhiều việc phải làm, tập trung vào 4 mục chính như sau:
1. Xác định tình huống.
a. Giới hạn các vấn đề
Khi chọn chủ đề thuyết trình, ta nên chọn chủ đề thính giả muốn nghe; chủ đề mới mang
tính thời sự; hoặc chủ đề ta biết sâu. Chủ đề thuyết trình không những phụ thuộc vào mong
đợi của người nghe mà còn phụ thuộc vào chiến lược và mối quan tâm của tổ chức nơi người
nghe công tác.
Khi chuẩn bị một chủ đề, thông thường ta có rất nhiều điều muốn nói. Tuy nhiên, nếu cố
gắng nói hết những điều đó, bài thuyết trình sẽ trở nên lan man và không trọng tâm. Để tránh
tình trạng này, ngay từ khi chuẩn bị nội dung, ta phải phân tích xem: đâu là ý chính, đâu là ý
phụ, ý nào “bắt buộc” phải nói, ý nào “cần nói”, ý nào nên nói.
b. Đánh giá môi trường bên ngoài
Trong thời đại thông tin như hiện nay, mọi thứ thay đổi rất nhanh. Do đó, ta cần cập
nhật thông tin và đánh giá môi trường bên ngoài.
2. Phân tích thính giả và diễn giả
Biết mình, biết người, trăm trận, trăm thắng. Thành công của một bài thuyết trình không
chỉ phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của diễn giả mà cả của thính giả. Phân tích diễn giả và

thính giả giúp chúng ta có những giải pháp hữu hiệu cho bài thuyết trình của mình.
a. Phân tích thính giả
Càng hiểu về thính giả thì chúng ta càng tự tin thuyết trình và đáp ứng đúng nhu cầu
thính giả. Những thông tin cần thu thập để phân tích: Thông tin cá nhân (tuổi tác, nghề
nghiệp, trình độ học vấn và chuyên môn, vị trí công việc), quan điểm, mối quan tâm, giá trị
Nhóm 6 D11VT3 Page 22
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
riêng của từng người hoặc nhóm người… Tốt nhất là chuẩn bị trước những bảng danh sách
phân loại thính giả để dễ dàng tiếp cận hơn.
Chúng ta cũng cần xác định rõ ai là người trực tiếp nghe chúng ta, ai là người không
trực tiếp nghe, nhưng sẽ gián tiếp được nghe và ai là người ra quyết định cuối cùng. Nếu biết
một số người nghe có quan điểm cứng rắn, hãy thận trọng và chỉ nêu lên những vấn đề còn
tranh cãi, trong khi trong tay đã có những chứng cứ, lập luận tốt. Ngoài ra, cũng nên nhớ
rằng sự hài hước là cần thiết, nhưng đôi khi không đúng lúc lại trở thành phản cảm. Do vây,
chỉ sử dụng những câu chuyện vui, lời nói đùa đúng lúc để mang lại hiệu quả cao nhất.
b. Phân tích diễn giả
Hãy đặt những câu hỏi cho chính mình để tìm hiểu: Ta muốn gì? Mong đạt được gì?
Quan hệ của ta với thính giả ra sao? Có thể ảnh hưởng tới thính giả như thế nào?Từ đó, ta có
thể xác định phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất cho bài thuyết trình.
3. Xác định mục đích, mục tiêu
Thông thường khi thuyết trình, điều hiển nhiên là ta phải biết mục đích của bài thuyết
trình là gì, mục tiêu cụ thể sau khi thuyết trình cần đạt được những gì. Tuy nhiên, đôi khi
chúng ta coi nhẹ những điều quá hiển nhiên đó, thành ra sau khi kết thúc thuyết trình thính
giả vẫn không hiểu rõ ràng chúng ta muốn gì, họ được yêu cầu làm gì, tại sao lại như thế
Những điều càng cơ bản, ta lại càng phải xác định rõ ràng, kỹ càng và không được phép chủ
quan. Một bài thuyết trình được coi là tốt nếu đạt được các mục tiêu cơ bản sau:
- Không làm mất thời gian của người nghe.
- Cấu trúc bài thuyết trình tốt.
- Thực hiện bài thuyết trình lôi cuốn và hấp dẫn.
- Nhấn mạnh được những điểm quan trọng.

- Tạo lập được mối quan hệ thân thiện với người nghe.
a. Mục đích tổng quát
Khi đã có chủ đề rồi, ta cần phải xác định rất rõ ràng ta muốn gì:
Nhóm 6 D11VT3 Page 23
Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
- Mục đích cung cấp thông tin cho thính giả?
- Mục đích thuyết phục thính giả thực hiện điều gì?
- Hay chỉ đơn thuần là giải trí?
Thông thường khi xác định rõ mục đích, ta sẽ biết mình phải làm gì, tập trung nói vào đâu,
phương pháp nào là phù hợp.
b. Mục tiêu cụ thể
Dựa trên mục đích, các thông tin phân tích và nhu cầu của mình, diễn giả thiết lập mục
tiêu cụ thể cho bài thuyết trình. Mục tiêu cụ thể của bài thuyết trình phải đảm bảo những yêu
cầu sau :
- Cụ thể, rõ ràng.
- Có thể lượng hoá hoặc kiểm tra được.
- Có thể đạt được.
- Hướng đến kết quả.
- Thời gian thực hiện.
4. Tập luyện
Bước cuối cùng quan trọng nhất và thường bị bỏ qua nhất, đó là tập luyện trước khi
thuyết trình. Để tập các động tác cơ bản, chúng ta có thể tập trước gương. Tuy nhiên để tự
tin và hiệu quả hơn, ta nên tập luyện trước một vài người, một nhóm nhỏ, rồi đến tập luyện
với những điều kiện y hệt khi ta thuyết trình thật. Quá trình đó sẽ khiến ta thu thập thêm rất
nhiều ý kiến, ý tưởng mới được người khác đóng góp, những ý tưởng do quá trình tập luyện
ta nảy sinh thêm. Thao trường có đổ mồ hôi thì chiến trường mới bớt đổ máu. Luyện tập dần
dần từng bước nhỏ là bí quyết thành công lớn nhất của người thuyết trình.Tập làm sao để nói
to, rõ ràng, thong thả, không quá nhánh, quá chậm, có điểm nhấn, điểm dừng nói thu hút
được người nghe luôn tập trung về phía mình.
Nhóm 6 D11VT3 Page 24

Phương Pháp Luận Và Nguyên Cứu Khoa Học
2.2.3.3 Cấu trúc bài thuyết trình
1.Dàn ý cơ bản
Dù một bài văn hay một bài phát biểu đều có 3 phần: Mở đầu, Thân bài và Kết luận.
Chức năng của từng phần:
a. Phần mở bài
Phần mở bài giống như cái Mũi đinh. Mũi đinh phải sắc nhọn thì mới xuyên được qua
lớp gỗ đầu tiên. Vì vậy phần mở bài phải sắc xảo để có thể:
- Thu hút người nghe ngay từ khi bắt đầu thuyết trình.
- Tạo bầu không khí ban đầu.
- Giúp người nghe chuyển từ trạng thái thiếu tập trung sang trạng thái lắng nghe.
b. Phần thân bài
Phần thân bài giống như cái Thân đinh. Thân đinh cần chắc chắn, độ dài vừa đủ, mức độ
to nhỏ phù hợp với vật cần đóng đinh. Như vậy phần thân của bài thuyết trình cần được thiết
kế phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của người nghe, thời gian và bối cảnh của hội
trường.
c. Phần kết luận
Phần kết luận giống như Mũ đinh. Hai mảnh gỗ không thể kết dính chặt chẽ vào nhau
nếu như chiếc đinh không có mũ. Vậy khi kết thúc thuyết trình, người nghe cũng không thể
nhớ được nội dung chính bài thuyết trình nếu như không có kết luận. Phần kết luận giúp cho
thính giả nắm được những điểm chính của bài thuyết trình và lưu lại những ấn tượng về diễn
giả và bài thuyết trình.
Khi ta đã xây dựng được dàn bài cơ bản, điều ta cần làm tiếp theo là làm thế nào để thể
hiện các phần đó một cách sắc xảo, thú vị, đầy sức thuyết phục.
Cách thể hiện các phần chính trên
Nhóm 6 D11VT3 Page 25

×