Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

skkn phương pháp so sánh khi giảng dạy mục quan hệ khác loài trong bài môi trường và các nhân tố sinh thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.5 KB, 12 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Sáng kiến kinh nghiệm này trước hết tôi xin được tỏ lòng
biết ơn đến sự chỉ bảo tận tình, sự góp ý của Ban chuyên môn Trường THPT
Bán công Nam Sách.
Tôi cũng xin được cảm ơn các ý kiến góp ý của các đồng chí giáo viên
Bộ môn Sinh học - Tổ Tổng hợp - Trường THPT Bán công Nam Sách trong suốt
thời gian thực hiện Sáng kiến kinh nghiệm của mình.
Xin chân thành cảm ơn những sự chỉ bảo, góp ý quý báu trên!
1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

- Trong quá trình học tập, sự tiếp thu kiến thức của học sinh tốt hay không
phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có sự nỗ lực của bản thân học sinh,
phương pháp và trình độ chuyên môn của người thày.
- Sinh thái học là một lĩnh vực khoa học thực tiễn, có sự vận dụng thực
tiễn cao, vì vậy việc tiếp thu các kiến thức về Sinh thái học của học sinh là
tương đối đơn giản so với các lĩnh vực khác của chương trình Sinh học THPT.
Tuy nhiên có nhiều nội dung, học sinh thường tiếp thu kiến thức rất thụ động
hoặc theo sự áp đặt của giáo viên.
- Trong bài Môi trường và các nhân tố sinh thái - phần B (Ảnh hưởng
của các nhân tố hữu sinh ) là một nội dung rất thiết thực, được nhiều học sinh
hào hứng tiếp thu, là một vấn đề rất lí thú. Tuy nhiên để học sinh tự hình thành
khái niệm, so sánh được các kiểu quan hệ (đặc biệt là quan hệ khác loài) là một
vấn đề không đơn giản.
- Sách giáo khoa đã đề cập các kiểu quan hệ khác loài, có đi qua một số
khái niệm song không giúp học sinh phân biệt rõ các dạng quan hệ đó, đây là
một khó khăn mà học sinh thường gặp phải.
- Trong ít năm giảng dạy của mình, tôi đã dự giờ của một số đồng chí giáo
viên, đã giảng dạy bằng nhiều phương pháp từ phương pháp diễn dịch, quy
nạp song chưa giúp học sinh nắm bắt kiến thức tốt, vì vậy tôi xin mạnh dạn
đưa ra phương pháp so sánh khi giảng dạy mục quan hệ khác loài trong bài Môi


trường và các nhân tố sinh thái.
- Hi vọng rằng với một số vốn kinh nghiệm của mình tôi sẽ nhận được sự
đồng cảm của các bạn đồng nghiệp và sự góp ý, chỉ bảo tận tình của các cấp
chuyên môn.
2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
A. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH
- Nhiều học sinh sau khi học phần quan hệ khác loài thường tỏ ra khó
phân biệt các kiểu quan hệ, chưa thấy rõ ranh giới giữa quan hệ cộng sinh và
quan hệ hợp tác, chưa hiểu rõ bản chất của các khái niệm, cũng như không nêu
được đặc điểm chung trong mỗi kiểu quan hệ.
- Nếu trình bày nội dung đó theo phương pháp diễn dịch, tức là giáo viên
nêu khái niệm rồi phân tích bằng các ví dụ, học sinh có thể nắm được nội dung
song khó khắc sâu kiến thức. Ngược lại, nếu trình bày bằng con đường quy nạp,
giáo viên cho học sinh phân tích ví dụ rồi tìm ra quy luật (khái niệm) có thể giúp
học sinh nhớ và nắm nội dung tốt. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chưa giúp
học sinh phân biệt được các loại quan hệ đó.
- Việc đổi mới phương pháp dạy học đã và đang được phổ biến và thực
hiện rộng rãi ở tất cả các bộ môn, nhận được sự quan tâm đặc biệt của Ban
chuyên môn nhà trường và các cấp giáo dục. Song để có một tiết dạy theo
hướng đổi mới phương pháp đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị công
phu, dày công nghiên cứu và có phương pháp để hướng dẫn học sinh học tập
tích cực, chủ động.
- Nội dung của mục quan hệ khác loài liên quan tới rất nhiều kiến thức
các em sẽ học ở các bài sau: §5, §6, §8, §9, §10, §13 - lớp 11, liên quan tới
nhiều khái niệm khác nhau trong chương trình. Vì vậy để học sinh có cái nhìn cụ
thể về các khái niệm, bản chất các vấn đề sẽ giúp cho việc học các bài sau.
3
B. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Mối quan hệ sinh thái xảy ra giữâ các cá thể khác loài chủ yếu là quan hệ

dinh dưỡng và nơi ở. Thể hiện bằng hai kiểu quan hệ là quan hệ hỗ trợ và quan
hệ đối địch.
Để thể hiện rõ các kiểu quan hệ hỗ trợ, quan hệ đối địch và giúp học sinh
chỉ ra đặc điểm chung của mỗi kiểu quan hệ đó, việc sử dụng phương pháp so
sánh, tức là thiết lập các bảng biểu sẵn để học sinh so sánh các nội dung là một
phương pháp giúp học sinh tiếp thu một cách chủ động và có thể khắc sâu kiến
thức. Trong bảng có thể hiện các kiểu quan hệ hỗ trợ, đối địch; đặc điểm chung
của các kiểu quan hệ, thể hiện vắn tắt nội dung và có minh hoạ bằng các ví dụ cụ
thể.
Trong bảng có sử dụng một số kí hiệu: "+" (có lợi), "-" (có hại),
"0"(không có lợi, không có hại). Giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tự điền các kí
hiệu thích hợp vào các ô tương ứng. Qua bảng so sánh, học sinh dễ dàng nhận ra
sự giống nhau trong mỗi kiểu quan hệ hỗ trợ hoặc đối địch.
- Để học sinh có cái nhìn cụ thể về các mối quan hệ, cột nội dung của mối
quan hệ sẽ giúp học sinh hiểu rõ bản chất, từ đó có thể tự xây dựng khái niệm
chính xác, đầy đủ cho mỗi mối quan hệ. Cột ví dụ là những minh hoạ sinh động
các mối quan hệ học sinh vừa nghiên cứu, nó vừa giúp học sinh có cái nhìn tổng
quan hơn về các vấn đề, vừa có khuynh hướng liên hệ với các hiện tượng trong
thực tế.
Giáo viên sẽ sử dụng phiếu học tập, cho học sinh tự điền các nội dung
thông qua các câu hỏi phát vấn của giáo viên hoặc kẻ sẵn một bảng tương tự lên
bảng và thông qua những phát biểu chính xác của học sinh để điền vào các cột
mục một cách hợp lí.
4
Trong quá trình đó, giáo viên có thể kết hợp sử dụng các tranh vẽ một số
kiểu quan hệ khác loài thường gặp: tranh vẽ sáo đậu lưng trâu, quan hệ giữa vi
khuẩn lam - nấm (địa y), quan hệ hải quỳ - tôm kí cư Sau đây là bảng so sánh
các loại quan hệ khác loài đó.
Kiểu
quan

hệ
Các mối
quan hệ
chủ yếu
Giữa
hai loài
Nội dung
của mối quan hệ
Các ví dụ
1 2
Loài 1 Loài 2
Quan
hệ
hỗ
trợ
Cộng
sinh
+ +
- Cả hai loài đều có lợi
- Chỉ tồn tại tốt khi cộng
sinh với nhau
Vi khuẩn lam Nấm
Hải quỳ tôm kí cư
Trùng roi mối
Hợp tác + +
- Cả hai loài đều có lợi
- Không nhất thiết phải
quan hệ với nhau.
Trâu sáo
Nhạn bể cò

Hội sinh + 0
- Loài sống hội sinh có lợi
- Loài được hội sinh không
bị ảnh hưởng gì
tôm, cá nhỏ cá chình
Giun dẹp sam biển
Cua, cá nhỏ Giun Erechis
Quan
hệ
đối
địch
Cạnh
tranh
- -
- Hai loài ảnh hưởng lên
nhau bởi thức ăn, nơi ở
Lúa cỏ dại
bò sơn dương
sư tử linh cẩu
Vật dữ -
con mồi
+ -
- Con mồi bị vật dữ ăn thịt
- Vật dữ lớn hơn con mồi
- Con mồi có số lượng lớn
Cáo gà rừng
mèo chuột
cá quả cá diếc
Kí sinh -
vật chủ

+ -
- Vật chủ có kích thước
lớn, số lượng ít so với vật
kí sinh
- Vật kí sinh thường không
giết chết vật chủ
Giun sán lợn
ve bét trâu
bọ xít cây vải
0 - tảo tiểu cầu rận nước
5
Ức chế -
cảm
nhiễm
- Loài 1 gây ảnh hưởng lên
loài 2
- Loài 1 không bị ảnh
hưởng gì
tảo độc SV phù du
6
Sau khi đã giúp học sinh lập bảng so sánh, giáo viên sử dụng các câu hỏi
gợi mở giúp học sinh tự tự xác định các quy luật, điểm giống nhau về mỗi kiểu
quan hệ.
Hỏi: Thông qua bảng so sánh, em hãy chỉ ra sự giống nhau cơ bản trong
các quan hệ hỗ trợ?
Học sinh dễ dàng chỉ ra sự giống nhau:
+ Ít nhất có một loài có lợi
+ Không có bên nào bị thiệt hại
Hỏi: Tương tự, em hãy chỉ ra sự giống nhau trong các kiểu quan hệ đối
địch giữa hai loài sinh vật?

Học sinh cũng dễ dàng chỉ ra sự giống nhau đó:
+ Luôn luôn có một loài bị thiệt hại
+ Hoặc chẳng bên nào có lợi.
Từ những nội dung trên, giáo viên sẽ gọi một số học sinh xây dựng các
khái niệm đó. Học sinh đã hiểu được bản chất của mỗi mối quan hệ nên việc tìm
ra khái niệm không gặp phải những khó khăn. Giáo viên sẽ chốt lại các nội dung
chính học sinh vừa xây dựng:
* Quan hệ hỗ trợ:
- Cộng sinh: là mối quan hệ giữa hai loài sinh vật mà cần thiết và có lợi cho cả
hai bên.
- Hợp tác: là kiểu quan hệ hai bên cùng có lợi nhưng không nhất thiết cần cho
sự tồn tại của chúng.
- Hội sinh: là quan hệ giữa hai loài sinh vật trong đó một bên có lợi còn một
bên không có lợi cũng không bị thiệt hại gì.
* Quan hệ đối địch:
- Cạnh tranh: là quan hệ xảy ra giữa các loài sinh vật có cùng nhu cầu sống về
dinh dưỡng và nơi ở
- Vật dữ - con mồi: là quan hệ trong đó loài này tiêu diệt loài kia làm thức ăn
- Kí sinh - vật chủ: là quan hệ sống bám của loài sinh vật này trên cơ thể của
loài sinh vật khác nhưng không giết chết loài vật chủ.
7
- Ức chế - cảm nhiễm: là kiểu quan hệ giữa các loài trong đó loài này tiết ra
một số chất để kìm hãm sự phát triển của các loài xung quanh
Ứng với mỗi mối quan hệ đó, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh phân tích một
trong các ví dụ trong bảng thể hiện rõ bản chất của mối quan hệ. Học sinh dựa
vào các ví dụ sách giáo khoa, những kiến thức đã học và những hiểu biết thực tế
để phân tích.
PHẦN CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Học sinh được học quan hệ cùng loài trong bài, do đó sau khi so sánh
các kiểu quan hệ khác loài, giáo viên củng cố bằng cách cho học sinh so sánh

tìm ra được điểm giống nhau giữa quan hệ cùng loài và quan hệ khác loài trong
đó quan hệ cùng loài cũng xảy ra kiểu quan hệ hỗ trợ và đối địch nhưng quan hệ
đó còn phụ thuộc vào mật độ và điều kiện sống.
- Củng cố phần quan hệ khác loài bằng sự giống nhau trong các kiểu quan
hệ hỗ trợ, đối địch.
+ Quan hệ hỗ trợ: luôn có một bên có lợi và không bên nào bị thiệt hại
nên còn gọi mối quan hệ giữa chúng là các mối tương tác dương
+ Quan hệ đối địch: luôn có một bên bị thiệt hại hoặc không bên nào có
lợi nên còn gọi mối quan hệ giữa chúng là các mối tương tác âm.
- Kết thúc buổi học, giáo viên cho học sinh làm bài tập về nhà: Lấy ví dụ
về các mối quan hệ xảy ra giữa hai loài sinh vật và phân tích. Có mấy kiểu quan
hệ? Nêu đặc điểm chung của các kiểu quan hệ đó?
8
C. THỰC TẾ ÁP DỤNG
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã sử dụng một số phương pháp khác nhau
khi dạy mục "quan hệ khác loài". Với mỗi phương pháp đã cho những kết quả
khác nhau:
- Phương pháp diễn dịch: Khi kiểm tra sát hạch học sinh nhận thấy học
sinh chưa hiểu rõ bản chất các khái niệm, đa số không thấy được sự đặc điểm
chung trong các kiểu quan hệ. Kết quả thu được khi kiểm tra 54 học sinh ở một
lớp như sau:
+ Điểm 8: 2 học sinh
+ Điểm 7: 10 học sinh
+ Điểm 5, 6: 34 học sinh
+ Điểm dưới 5: 8 học sinh
- Phương pháp quy nạp: Khi sử dụng phương pháp này, học sinh có
những nhận thức về các mối quan hệ tốt hơn, hiểu được bản chất và phân tích
được các ví dụ. Một số học sinh đã chỉ ra được đặc điểm chung trong mỗi kiểu
quan hệ. Khi thống kê ở một lớp gồm 56 học sinh thu được kết quả như sau
+ Điểm 8, 9: 6 học sinh

+ Điểm 7: 14 học sinh
+ Điểm 5, 6: 30 học sinh
+ Điểm dưới 5: 6 học sinh
- Với phương pháp so sánh, khi học sinh tiếp cận phương pháp này cho
thấy đa số các em có những nhận thức đúng đắn về bản chất của khái niệm, phân
tích được các ví dụ và hầu như nêu được đặc điểm chung của các kiểu quan hệ.
9
Kết quả đạt được cũng khả quan hơn, khi kiểm tra sát hạch 58 học sinh của một
lớp thu được số liệu sau:
+ Điểm 8, 9: 11 học sinh
+ Điểm 7: 17 học sinh
+ Điểm 5, 6: 27 học sinh
+ Điểm dưới 5: 3 học sinh
Phương pháp so sánh cũng được sử dụng để dạy đội tuyển học sinh giỏi,
nhìn chung các em nắm bắt các nội dung tốt và biết vận dụng thực tế.
Tuy nhiên, với mỗi phương pháp vẫn tồn tại những học sinh không có ý
thức học bài do đó không phân biệt được các khái niệm như quan hệ cộng sinh
với quan hệ hợp tác, giữa quan hệ kí sinh - vật chủ với vật dữ - con mồi.
10
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Thực tế áp dụng phương pháp so sánh khi giảng dạy mục quan hệ khác
loài cho thấy học sinh nắm bắt kiến thức tốt, chủ động tiếp thu và kết quả thu
được cũng khả quan hơn. Việc học sinh nắm được bản chất khái niệm, tìm ra
được quy luật chung là một thành công của người thày mà thông qua nghiên cứu
sách giáo khoa và tự học khó có thể làm được.
- Qua quá trình giảng dạy rút ra được kinh nghiệm từ bản thân cũng như
qua dự giờ và nghiên cứu phương pháp của một số đồng nghiệp, qua nghiên cứu
phương pháp tích cực của một số tác giả tôi đã tìm ra được phương pháp để
giảng dạy phần quan hệ khác loài. Khi áp dụng vào giảng dạy đã thấy được
nhiều ưu điểm, học sinh học bài và xây dựng bài tốt hơn. Thực tế phương pháp

đó đã giúp cho nhiều học sinh ôn thi ĐH, CĐ và học sinh giỏi thêm tự tin học
tập, kích thích lòng say mê khoa học về sự sống.
- Tuy nhiên kinh nghiệm trình bày nêu trên mới chỉ được áp dụng bước
đầu ở một số lớp và dạy đội tuyển học sinh giỏi do đó chưa thể khẳng định là
phương pháp tốt, có thể áp dụng cho mọi đối tượng học sinh (đặc biệt là học
sinh các trường ngoài công lập). Hi vọng rằng tôi sẽ nhận được sự góp ý của các
đồng nghiệp cũng như ý kiến của các cấp chuyên môn để hoàn thiện hơn về
phương pháp và nhữnglần áp dụng sau sẽ thu được những kết quả tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
11
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
LỜI CẢM ƠN 1
ĐỂ HOÀN THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÀY TRƯỚC HẾT TÔI XIN ĐƯỢC
TỎ LÒNG BIẾT ƠN ĐẾN SỰ CHỈ BẢO TẬN TÌNH, SỰ GÓP Ý CỦA BAN CHUYÊN
MÔN TRƯỜNG THPT BÁN CÔNG NAM SÁCH 1
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 2
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 3
A. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH 3
B. CƠ SỞ LÍ LUẬN 4
Các ví dụ 5
C. THỰC TẾ ÁP DỤNG 9
PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 11
MỤC LỤC 12
12

×