Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Phân tích và đề ra những biện pháp nhằm cải thiên tình hình tài chính của công ty cổ phần nước giải khát sài gòn tribeco

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.85 KB, 47 trang )

Lời Mở Đầu
Trong bối cảnh nước ta vừa ra nhập tổ chức thương mại Thế Giới (WTO), đất
nước đang đứng trước một thử thách lớn và đang cần sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân
trong đó phải kể đến vai trò quan trọng của các doanh nghiệp.
Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ giải khát thì lại càng
gặp nhiều khó khăn và thách thức. Để doanh nghiệp có thể trụ vững được trước những
khó khăn đó thì vấn đề tài chính để duy trì sản xuất và phát triển là một vấn đề rất quan
trọng.
Để thực hiện điều đó thì tự bản thân doanh nghiệp phải hiểu rõ tình trạng tài chính
của chính mình để điều chỉnh quá trình kinh doanh cho phù hợp. Bởi tài chính như dòng
máu chảy trong cơ thể doanh nghiệp, bất kỳ sự ngưng trệ nào cũng ảnh hưởng xấu đến
toàn bộ doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài : “Phân tích và đề
ra những biện pháp nhằm cải thiên tình hình tài chính của Công ty cổ phần nước
giải khát Sài Gòn - TriBeCo ” để hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
- Mục đích phân tích rõ thực trạng tài chính của doanh nghiệp để từ đó chỉ ra được
những điểm mạnh và những thiếu sót cần khắc phục. Từ đó đề ra một số biện pháp giúp
doanh nghiệp cải thiện được tình hình tài chính hiện tại và tăng hiệu quả sản xuất kinh
doanh. Gồm một số nội dung sau:
• Phân tích, đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
• Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phạm vi nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TriBeCo
2008, 2009, 2010 làm cơ sở để dự báo cho các năm tiếp theo.
3. Phương pháp nghiên cứu
• Thu thập các số liệu cần thiết trong hai năm 2007-20010.
• Phương pháp so sánh tuyệt đối, so sánh tương đối.
• Phương pháp thay thế liên hoàn.
• Phương pháp phân chia.
4. Kết cấu của đồ án
Phần mở đầu


Phần nội dung
• Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp và phân tích tình
hình tài chính doanh nghiệp.
• Chương 2: phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần TriBeCo
• Chương 3: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty cổ phần
TriBeCo
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. BẢN CHẤT VÀ VAI TRÒ CỦA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1.1. Bản chất của tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thái giá
trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để
phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các nhu cầu chung của
xã hội.
Hay, tài chính doanh nghiệp là những mối quan hệ tiền tệ gắn trực tiếp với việc tổ
chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh.
1.1.2 Vai trò của tài chính doanh nghiệp
Vai trò của tài chính doanh nghiệp được ví như những tế bào có khả năng tái tạo, hay
còn được coi như “ cái gốc của nền tài chính”. Sự phát triển hay suy thoái của sản xuất-
kinh doanh gắn liền với sự mở rộng hay thu hẹp nguồn lực tài chính. Vì vậy vai trò của
tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động, thậm chí có thể là tiêu cực đối
với kinh doanh trước hết phụ thuộc vào khả năng, trình độ của người quản lý ; sau đó nó
còn phụ thuộc vào môi trường kinh doanh, phụ thuộc vào cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô
của nhà nước.
Song song với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhà nước đã hoạch định hàng
loạt chính sách đổi mới nhằm xác lập cơ chế quản lý năng động như các chính sách
khuyến khích đầu tư kinh doanh, mở rộng khuyến khích giao lưu vốn.
1.2 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA VÀ MỤC ĐÍCH CỦA PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
1.2.1. khái niệm về Phân tích tài chính doanh nghiệp

Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình kiểm tra đối chiếu và so sánh số liệu
về tình hình tài chính hiện hành trong quá khứ, tình hình tài chính của đơn vị với những
chỉ tiêu bình quân ngành. Qua đó, nhà phân tích có thể thấy được thực trạng tình hình
tài chính hiện tại và dự đoán trong tương lai, đề xuất những biện pháp quản trị tài chính
đúng đắn và kịp thời để phát huy ở mức cao nhất hiệu quả sử dụng vốn.
1.2.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp
Ý nghĩa:
Phân tích tình hình tài chính nhằm đánh giá sức mạnh tài chính, khả năng sinh lợi,
tiềm năng hiệu quả hoạt động kinh doanh, đánh giá những triển vọng cũng như những
rủi ro trong tương lai của doanh nghiệp để từ đó rút ra những biện pháp nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn.
1.2.3 mục đích của phân tích tài chính doanh nghiệp
Mục đích:
Phân tích tình hình tài chính là công cụ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp. Nó giúp đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản
lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch ra khả năng tiềm năng về vốn của đơn vị trên cơ sở đó
đề ra các biện pháp sử dụng vốn hiệu quả hơn. Mặt khác, giúp cho doanh nghiệp thực
hiện tốt chức năng giám đốc và phải kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích
doanh nghiệp, giữa doanh nghiệp và cán bộ công nhân viên. Qua đó, nó thúc đẩy quá
trình sản xuất kinh doanh phát triển và giúp quản trị tốt tiềm năng của doanh nghiệp.
Hơn nữa, phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu phục vụ cho công tác quản lý
của cơ quan cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như đánh giá tình hình thực hiện các
chế độ, chính sách tài chính của Nhà nước xem xét việc cho vay vốn,…
1.3 Công tác phân tích tài chính doanh ngiệp
1.3.1 Tài liệu phân tích tài chính
1.3.1.1 hệ thống báo cáo tài chính Phân tích tài chính được thực hiện trên cơ sở
các báo cáo tài chính được hình thành thông qua việc xử lý các báo cáo kế toán chủ
yếu: đó là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, ngân quỹ (báo cáo lưu
chuyển tiền tệ).
1.3.1.2 Các thông tin khác

Một doanh nghiệp tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như: tối đa hoá lợi
nhuận, tối đa hoá doanh thu trong ràng buộc tối đa hoá lợi nhuận, tối đa hoá hoạt động
hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp v.v…song tất cả các mục tiêu cụ thể đó đều
nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hoá giá trị tài sản cho các chủ sở hữu. Bởi lẽ, một
doanh nghiệp phải thuộc về các chủ sở hữu nhất định: chính họ phải nhận thấy giá trị
đầu tư của họ tăng lên; khi doanh nghiệp đặt ra mục tiêu là tăng giá trị tài sản cho các
chủ sở hữu, doanh nghiệp đã tính tới sự biến động của thị trường, các rủi ro trong hoạt
động kinh doanh.Quản lý tài chính doanh nghiệp chính là nhằm thực hiện mục tiêu đó.
Phân tích tài chính là sử dụng các phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các
thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của
một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp đó. Hay nói cách khác, phân tích tài chính là việc thu thập, phân tích các thông
tin kế toán và các thông tin khác để đánh giá thực trạng và xu hướng tài chính, khả năng
tiềm lực của doanh nghiệp nhằm mục đích đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Yêu cầu của
phân tích tài chính là đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu về tình hình tài chính và
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua đó đánh giá tổng quát tình hình hoạt động
của doanh nghiệp, dự báo những bất ổn trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
1.3.2 phương pháp phân tích tài chính
+ Phương pháp thu thập số liệu:
Thu thập số liệu từ các báo cáo tài chính của Công ty, cụ thể là bảng Cân đối kế
toán, Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, Thuyết minh báo cáo tài chính,
bảng lưu chuyển tiền tệ được tham khảo trực tiếp tại phòng Tài chính – Kế toán Công
ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Số 10.
+ Phương pháp phân tích số liệu:
Phương pháp so sánh:
Tiêu thức so sánh là tiến hành so sánh giữa số liệu thực tế của kỳ này với số liệu
của kỳ trước.
- So sánh bằng số tuyệt đối: là việc xác định chênh lệnh giữa trị số của chỉ tiêu kỳ
phân tích với trị số của chỉ tiêu kỳ gốc.
Y = Y

1
– Y
0
Với Y
1
: trị số của chỉ tiêu phân tích
Y
2
: trị số của chỉ tiêu gốc
- So sánh bằng số tương đối: là xác định số phần trăm (%) tăng lên hay giảm
xuống giữa thực tế so với kỳ gốc của các chỉ tiêu phân tích, cũng có khi là tỷ trọng của
hiện tượng kinh tế trong tổng thể quy mô chung được xác định. Kết quả cho biết tốc độ
phát triển hay kết cấu mức phổ biến của hiện tượng kinh tế.
T = Y
1
/Y
0
x 100%
Phương pháp thay thế liên hoàn :
Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất
định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến các chỉ tiêu cần phân tích
bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế.
Phân tích theo chiều ngang:
Phân tích theo chiều ngang các báo cáo tài chính sẽ làm nổi bật biến động của một
khoản mục nào đó qua thời gian, việc này sẽ làm nổi rõ về lượng và tỷ lệ các khoản mục
theo thời gian. Phân tích theo thời gian giúp đánh giá khái quá tình hình biến động của
các chỉ tiêu tài chính từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi
tiết, sau khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro
nhận ra những khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên
nhân.

Phân tích theo chiều dọc:
Báo cáo quy mô chung, từng khoản mục trên báo cáo được thể hiện bằng một tỷ lệ
kết cấu so với một khoản mục được chọn làm gốc có tỷ lệ 100%.
Sử dụng phương pháp so sánh số tương đối phân tích theo chiều dọc giúp chúng ta
đưa về một điều kiện so sánh, dễ dàng thấy được kết cấu của từng chỉ tiêu bộ phận so
với chỉ tiêu tổng thể tăng giảm như thế nào. Từ đó, khái quát tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
Phân tích theo xu hướng:
Các tỷ số xu hướng đã xảy ra từng kỳ này qua kỳ khác và được dùng để so sánh
một sự kiện kéo dài trong nhiều năm.
Sử dụng phương pháp so sánh tương đối động thái có kỳ gốc cố đinh tức so sánh
tình hình tài chính với một kỳ cố định từ đó tìm ra xu hướng biến động tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
1.3.3 nội dung cơ bản của phân tích tài chính
1.3.3.1 phân tích khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế
toán và báo cáo kết quả kinh doanh
Phân tích biến động các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán:
Phân tích các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán để thấy được thực trạng tài
chính của đơn vị, vì vậy cần phải đi sâu vào xen xét sự phân bổ về tỷ trọng của tài sản,
nguồn vốn cũng như biến động của từng khoản mục trong bảng cân đối kế toán để đánh
giá sự phân bổ tài sản, nguồn vốn có hợp lý hay không và xu hướng biến động của nó
như thế nào.
Phân tích biến động các khoản mục trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh:
Báo cáo thu nhập là báo cáo tài chính tổng hợp về tình hình và kết quả kinh doanh,
phản ánh thu nhập của hoạt động chính và các hoạt động khác qua một thời kỳ kinh
doanh. Vì vậy, phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh thấy được khả năng
hoạt động của doanh nghiệp thông qua sự tăng giảm của doanh thu và chi phí.
1.3.3.2 phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn của DN
Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn:

a. Số vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho phản ánh mối quan hệ giữa khối lượng hàng hóa đã bán
với hàng hóa dự trữ trong kho. Được tính bằng công thức:
Vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu thuần
Hàng tồn kho bình quân
=
Vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần
Khoản phải thu bình quân
=
Kỳ thu tiền bình quân
Thời gian của kỳ phân tích
Vòng quay các khoản phải thu
=
Vòng quay vốn lưu động (vòng)
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
=
b. Số vòng quay các khoản phải thu:
Vòng luân chuyển các khoản phải thu được xác định bằng tỷ lệ giữa doanh thu
thuần và các khoản phải thu bình quân. Được xác định bởi công thức :

Trong đó, doanh thu thuần bao gồm : doanh thu bán hàng, thu nhập từ hoạt động
tài chính và thu nhập bất thường. Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độ
biến động các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, được xác định bằng mối
quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu bán hàng và số dư các khoản phải thu.
c. Kỳ thu tiền bình quân:
Kỳ thu tiền bình quân phản ánh thời gian của một vòng luân chuyển các khoản nợ
cần phải thu, nghĩa là để thu được các khoản nợ cần một khoản thời gian là bao lâu. Nó

được xác định bằng tỷ số giữa thời gian của kỳ phân tích (thường là 360 ngày) và vòng
quay các khoản phải thu. Công thức tính :
d. Số vòng quay vốn lưu động:
Chỉ tiêu này được tình bằng quan hệ so sánh giữa doanh thu thuần và vốn lưu động
trong kỳ. Vòng quay vốn lưu động được tính bằng công thức sau:

Vòng quay toàn bộ tài sản (vòng)
Doanh thu thuần
Tổng tài sản
=
Tỷ số giữa khoản phải thu so với phải trả
Tổng các khoản phải thu
Tổng các khoản phải trả
=
Vòng quay vốn lưu động cho biết trong một kỳ kinh doanh thì có bao nhiêu doanh
thu thuần được tạo ra bởi một đồng vốn lưu động.
e. Số vòng quay vốn cố định:
Vòng quay vốn cố định được xác định bằng cách chia doanh thu thuần cho vốn cố
định với công thức tính:
Chỉ tiêu này cho biết vốn cố định quay mấy vòng trong một năm hay một đồng vốn
cố định tạo ra mấy đồng doanh thu trong một kỳ kinh doanh.
f. Số vòng quay toàn bộ vốn:
Vòng quay toàn bộ tài sản thể hiện mối quan hệ tỷ lệ giữa doanh thu thuần với
tổng tài sản. Công thức tính như sau:
Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu cho công ty
trong một năm hay một kỳ kinh doanh.
Tỷ số này đánh giá xem các khoản phải thu có ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Tỷ lệ này càng lớn thì chứng tỏ đơn vị bị chiếm dụng vốn càng nhiều và
ngược lại.
1.3.3.3 phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

.Nhóm chỉ tiêu thanh toán:
a. Hệ số khả năng thanh toán tổng hợp (K):
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp biểu hiện ở số tiền và tài sản mà doanh
nghiệp hiện có, có thể dùng để trang trãi các khoản công nợ của doanh nghiệp, để đánh
Doanh thu thuần
Vòng quay vốn cố định
(vòng)
=
Vốn cố định bình quân
K
Khả năng thanh toán
Nhu cầu thanh toán
=
Tỷ số thanh toán hiện hành
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
=
Tỷ số thanh toán nhanh (lần)
Nợ ngắn hạn
Tài sản lưu động - Hàng tồn kho
=
gía và phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp, ta có hệ số khả năng thanh toán
tổng hợp.
- K ≥ 1: doanh nghiệp có khả năng thanh toán, trang trãi hết công nợ, tình hình tài
chính ổn định hoặc khả quan.
- K < 1: doanh nghiệp không có khả năng thanh toán, trang trãi hết công nợ, tình hình tài
chính kh ông bình thường, khó khăn.
b. Vốn luân chuyển ròng:
Vốn luân chuyển ròng = tài sản có lưu động – các khoản nợ lưu động
Vốn luân chuyển ròng biểu thị khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn khi đến

hạn bằng các tài sản lưu động. Vốn luân chuyển càng lớn thì khả năng
trang trãi các khoản nợ của doanh nghiệp càng cao.
c. Tỷ số khả năng thanh toán hiện thời:
Tỷ số thanh toán hiện hành thể hiện mối quan hệ so sánh giữa tài sản ngắn hạn và
các khoản nợ ngắn hạn. Được xác định bằng công thức :
d. Tỷ số thanh toán nhanh:
Tỷ số thanh toán nhanh đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước
các khoản nợ ngắn hạn, thể hiện mối quan hệ giữa tài sản quay vòng nhanh và các
khoản nợ ngắn hạn. Trong đó, tài sản quay vòng nhanh là những tài sản có thể nhanh
chóng chuyển đổi thành tiền mặt (không bao gồm hàng tồn kho). Với công thức tính:
Tỷ số này càng lớn khả năng thanh toán nhanh càng cao. Tuy nhiên, nếu hệ số quá lớn
sẽ gây ra tình trạng mất cân đối của vốn lưu động, có thể không mang lại hiệu quả của
công ty.
e. Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt:
Tỷ số thanh toán bằng tiền
Vốn bằng tiền
Nợ ngắn hạn
=
Hệ số thanh toán lãi nợ vay
Lợi nhuận trước thuế + lãi nợ vay
Lãi nợ vay
=
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
ROA =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
ROE =
Lợi nhuận sau thuế

Vốn chủ sở hữu
Tỷ số thanh toán bằng tiền mặt thể hiện mối quan hệ so sánh giữa vốn bằng tiền và
các khoản nợ ngắn hạn. Xác định bằng công thức:
f. Hệ số thanh toán lãi nợ vay:
Công thức tính:


Hệ số này cho biết khả năng thanh toán lãi vay của công ty hay nói lên một đồng
chi phí lãi vay có bao nhiêu đồng thu nhập trước thuế và lãi nợ vay đảm bảo thanh toán
cho chi phí lãi vay.
1.3.3.4 phân tích kết quả kinh doanh, khả năng sinh lời và khả năng cân đối
vốn
*Các chỉ số về khả năng sinh lời:
a. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu:
Công thức tính:
Tỷ suất này phản ánh mức độ sinh lời của doanh thu thuần hay nói cách khác là
trong tổng doanh số bán ra của công ty có bao nhiêu % lợi nhuận.
b. Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA):
Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lời ròng của tài sản của công ty, nó được xác
định bằng mối quan hệ so sánh giữa lợi nhuận sau thuế với tổng tài sản của công ty
trong một kỳ kinh doanh. Công thức tính như sau:
c. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE):
Tỷ số nợ (D/E)
Tổng các khoản nợ
Vốn chủ sở hữu
=
Tỷ số nợ (D/A)
Tổng các khoản nợ
Tổng tài sản có
=

Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, hay nói chính xác
hơn là đo lường mức doanh lợi trên mức đầu tư của doanh nghiệp.
1.3.3.5 phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh
doanh
* Nhóm kết cấu tài chính:
a. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (D/E):
Tỷ số nợ trên vốn tự có đo lường tỷ lệ phần trăm nợ vay trên tổng số vốn tự có của
doanh nghiệp.
b. Tỷ số nợ trên tài sản có (D/A):
Tỷ số nợ là tỷ số giữa tổng số nợ trên tổng tài sản có của doanh nghiệp.
1.3.3.6 phân tích tình hình đầu tư và kết quả đầu tư của doanh nghiệp
a.Phân tích đầu tư.
.Để có kết luận về chính sách đầu tư cần thiết phải tiến hành các phân tích trên
góc độ kỹ thuật công nghệ và góc độ tài chính.
- Về phân tích kỹ thuật công nghệ : đây là tiền đề cho việc tiến hành phân tích các mặt
kinh tế tài chính .Khi phân tích là vấn đề khó khăn cho nhà phân tích tài chính song cần
tiến hành các nội dung cụ thể như sau: đặc điểm sản phẩm của dự án ,các phương pháp
và phương tiện để kiểm tra chất lượng sản phẩm ,các tiêu chuẩn về chất lượng , công
suất dự án,máy móc thiết bị,các nguyên liệu đầu vào,đia điểm thực hiện dự án,xử lý liên
quan đến chất thải và ô nhiễm môi trường
- Về phương diện tài chính: để phân tích trước hết cần xá định lãi suất dự tính và thời
điểm tính toán.Sau đó tiến hành phân tích theo nội dung sau: phân tích tổng mức vốn
đầu tư và cơ cấu nguồn vốn, dự đoán theo kết quả cho từng giai đoạn của đời dự án.
b.Phân tích hiệu quả đầu tư.
Tùy theo điều kiện hoạt động ,môi trường hoạt động của phương án đầu tư mà lựa chọn
sử dụng các chỉ tiêu khác nhau.
- Trường hợp dự án hoạt động trong điều kiên an toàn.Có nghĩa là môi trường hoạt động
của dự án ít biến động ,cho phép dự kiến chính xác các dòng chi phí và lợi ích của dự
án.Hiệu quả thể hiện qua các chỉ tiêu : Giá thị hiện tại thuần,giá trị tương lai thuần,giá
trị hiện tại hàng năm ,hệ số lợi ích trên chi phí,tỷ lệ giá trị hiện tại thuần và giá thị hiện

tại ,thời gian hoàn vốn.
- Đối với dự an riêng biệt,có thể xác định kết quả phương án đầu tư này ,người ta dùng
chỉ tiêu: Lợi nhuận trước thuế
Hiệu quả tổng quát =
Tổng vốn đầu tư
Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ
Hiệu quả đầu tư trực tiếp =
Vốn đàu tư vào TS cố định và TS lưu động
Lợi nhận đầu tư tài chính
Hiệu quả đầu tư gián tiếp =
Các khoản đầu tư tài chính
Lợi nhuận từ đầu tư vốn góp LD
Hiệu quả đầu tư vốn góp liên doanh =
Các khoản đầu tư vốn góp liên doanh
Ngoài ra hiệu quả đầu tư còn thể hiện thông qua mức dóng góp cho ngân sách nhà nước
Số tiền nộp NSNN do sử dụng vốn đầu tư
Mức đóng góp NSNN =
Vốn đầu tư
Phương pháp phân tích : so sánh thực tế với kế hoạch ,thực tế với dự tính về từng chỉ
tiêu trên kết hợp xem xét điều kiện môi trường kinh doanh cũng như khả năng tạo việc
làm qua sử dụng vốn đầu tư để đánh giá.
1.3.3.7 phân tích ảnh hưởng của hệ thống đòn bẩy đến kết quả kinh doanh
Tác dụng của đòn bẩy được sử dụng để biện minh cho khả năng về chi trả những
chi phí cố định khi sử dụng tài sản hoặc vốn để nhấn mạnh khả năng hoàn trả cho những
người chủ của chúng. Tác dụng đòn bẩy xuất hiện khi mà một công ty có những chi phí
cố định. Hệ thống đòn bẩy được các doanh nghiệp sử dụng trong quản lý tài chính là
đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính, đòn bẩy tổng hợp.
1.3.3.7.1 Đòn bẩy kinh doanh.
Là sự kết hợp giữa chi phí bất biến (định phí) và chi phí khả biến (biến phí) trong việc
điều hành doanh nghiệp. Đòn bẩy kinh doanh sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có tỷ lệ

chi phí bất biến cao hơn so với chi phí khả biến, ngược lại đòn bẩy - Độ lớn của đòn bẩy
kinh doanh ( DOL)
DOL = tỷ lệ thay đổi EBIT/ tỷ lệ thay đổi sản lượng tiêu thụ
TR – VC Q( P – AVC)
Hay DOL = =
TR – VC - FC Q(P- AVC) - FC
Trong đó: TR : Doanh thu; VC: Chi phí biến đổi ; FC: Chi phí cố định
DOL cho biết lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ thay đổi như thế nào khi lượng bán thay
đổi 1%.
- Tác động của đòn bẩy kinh doanh đến kết quả kinh doanh
Đòn bẩy kinh doanh là công cụ được các nhà quản lý sử dụng để gia tăng lợi nhuận, ở
doanh nghiệp trang bị tài sản cố định (TSCĐ) hiện đại, định phí rất cao, biến phí rất nhỏ
thì sản lượng hoà vốn rất lớn. Nhưng một khi đã vượt qua điểm hoà vốn thì lại có đòn
bẩy rất lớn, do đó chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của sản lượng cũng sẽ làm gia tăng một
lượng lớn lợi nhuận.
1.3.3.7.2Đòn bẩy tài chính.
- Độ lớn của đòn bẩy tài chính(DFL)
DFL = tỷ lệ thay đổi về doanh lợi vốn chủ sở hữu / tỷ lệ thay đổi của lợi nhuận trước
thuế và lãi
TR – VC – FC Q(P-AVC) - FC
Hay DFL = =
TR – VC – FC – I Q(P-AVC) – FC – I
- Tác dụng của đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính được sử dụng rất nhiều trong giao dịch thương mại, đặc biệt là
ở đâu mà tài sản và nguồn vốn thực tế bao gồm trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi chứ không
phải cổ phiếu thường. Đòn bẩy tài chính có quan hệ với tương quan giữa thu nhập công
ty trước khi trả lãi và nộp thuế và thu nhập dành cho chủ sở hữu cổ phiếu thường và
những cổ đông khác. Khả năng gia tăng lợi nhuận cao là điều mong ước của các chủ sở
hữu, trong đó đòn bẩy tài chính là một công cụ được các nhà quản lý ưa dùng. Nhưng
đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ tích cực cho việc khuyếch đại lợi nhuận ròng trên

một đồng vốn chủ sở hữu, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó.
1.3.3.7.3.Đòn bẩy tổng hợp.
- Độ lớn của đòn bẩy tổng hợp (DTL: degree total leverage ) được xác định theo công
thức sau:
DTL = DOL x DFL
Tác động đòn bẩy tổng hợp
Đòn bẩy tổng hợp phản ánh tác động của đòn bẩy kinh doanh và đòn bẩy tài chính
tới mức độ mạo hiểm của công ty (mức độ của khả năng thanh toán các khoản nợ cố
định kết hợp với những khả năng không chắc chắn khác). Đòn bẩy tổng hợp cho biết
khả năng của công ty trong sử dụng chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố
định để nhân tác động khi thay đổi lượng bán tới thu nhập mỗi cổ phiếu. Nếu lượng bán
thay đổi 1% làm cho thu nhập mỗi cổ phiếu vượt quá % thay đổi của lượng bán thì tác
động của đòn bẩy tổng hợp sẽ dương.
1.3.4.Tổ chức công tác cho phân tích tài chính cho doanh nghiệp.
Để phân tích tài chính trong doanh nghiệp thực sự phát huy tác dụng trong quá trình đưa
ra quyết định ,phân tich tài chính doanh nghiệp được tổ chức khoa học ,hợp lý ,phù hợp
đặc điểm kinh doanh ,cơ chế hoạt động,cơ chế quản lý kinh tế tài chính của doanh
nghiệp và phù hợp với quan điểm mục tiêu của từng đối tượng .Mỗi đối tượng quan tâm
với những mục đích khác nhau ,nên việc phân tích tài chính đối với mỗi đối tượng cũng
phải có những nét riêng.Song noi chung phân tích tài chính doanh nhiệp được tiến hành
theo các sau:
- Lập kế hoạch phân tích : Đây là giai đoạn đầu tiên ,là một khâu quan trọng ,ảnh hưởng
nhiều đến chất lượng thời hạn và tác dụng của phân tích tài chính.Giai đoạn lập kế
hoạch được tiến hành chu đáo chuẩn xác sẽ giúp cho các giai đoạn sau tiến hành có kết
quả tốt.Lập kế hoạch phân tích bao gồm : Xác định mục tiêu ,xây dựng chương trình
phân tích.Kế hoạch phân tích phải xá định rõ ràng,phạm vi phân tích,thời gian tiến
hành,những thông tin cần thu thập, tìm hiểu.
- Giai đoạn tiến hành phân tích: Đây là giai đoạn triển khai ,thực hiện các công việc đã
ghi trong kế hoạch.Tiến hành phân tích bao gồm các công việc cụ thể: Sưu tầm tài
liệu,xử lý số liệu,Tính toán các chỉ tiêu phân tích, Xác định nguyên nhân và tính toán cụ

thể mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến các chỉ tiêu phân tích, Xác định và dự đoán
nhân tố kinh tế xã hội tác động đến tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, Tổng hợp
kết quả ,rút ra nhận xét,kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Giai đoạn kết thúc : Đây là giai đoạn cuối cùng của việc phân tích .Trong giai đoạn
này cần tiến hành những công việc cụ thể sau: Viết báo cáo hoàn chỉnh , Hoàn chỉnh hồ
sơ phân tích.
1.3.5.Nhân tố ảnh hưởng đến việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh
nghiệp.
1.3.5.1.Nhân tố chủ quan.
Nhân tố thứ nhất ảnh hưởng tới việc hoàn thiện công tác phân tích tài chính là nhân tố
con người.
Trước hết trình độ chuyên môn nghiệp vụ cán bộ thực hiện phân tích doanh nghiệp ảnh
hưởng rất lớn tới kết quả phân tích tài chính.Cán bộ phân tích được đào tạo đầy đủ về
chuyên môn nghiệp vụ thì phân tích ,nội dung phân tích sẽ đầy đủ khoa học ,đáp ứng
yêu cầu đặt ra .Sau đó lãnh đạo doanh nghiệp cũng phải quan tâm ,đánh giá được tầm
quan trọng của công tác tài chính,từ đó mới có sự đầu tư thỏa đáng cũng như sự vận
dụng triệt để kết quả phân tích trong quá trình điều hành doanh nghiệp. Đó không chỉ là
đội ngũ lãnh đạo mà còn có các nhà đầu tư ,các nhà cho vay …Khi các đối tượng này
đặc biệt quan tâm tới công tác phân tích tài chính cũng kích thích sự hoàn thiện của
công tác này.
Nhân tố ảnh hưởng thứ hai chính là kĩ thuật,công nghệ.Nếu ứng dụng tốt kỹ thuật
công nghệ vào quá trình phân tích tài chính là kĩ thuật ,công nghệ vào quá trình phân
tích tài chính sẽ đem lại kết quả chính xác, khoa học ,tiết kiệm được thời gian công sức
Việc ứng dụng này không những đảm bảo chính xác ,khoa học,tiết kiệm mà còn đảm
bảo tính toàn diện ,phong phú,phù hợp với xu hướng phát triển của công tác phân tích
tài chính .
Nhân tố thứ ba là công tác kế toán kiểm toán ,thống kê.Cong tác kế toán ,thống kê
mang lại những số liệu ,thông tin thiết yếu nhất phục vụ cho quá trình phân tích tài
chính ( các báo tài chính ,chính sách kế toán ,các số liệu liên quan về kế hoạch sản xuất
kinh doanh …)

1.3.5.2.Nhân tố khách quan
Nhân tố thứ nhất trong các nhân tố khách quan chính là hệ thống chính sách ,pháp luật
của Nhà nước liên quan tới tài chính doanh nghiệp .Đó là các chính sách về thuế ,vè kế
toán ,thống kê… ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh tài chính doanh nhiệp. Các chính
sách này được các nhà phân tích tài chính vận dụng trong quá trình phân tích đảm bảo
tính phù hợp,tính sát thực của công tác phân tích với pháp luật của nhà nước .Ngoài
ra,các chính sách đó còn có tính định hướng và là động lực cho công tác phân tích tài
chính doanh nghiệp.
Nhân tố khách quan thứ hai là hệ thống thông tin của nền kinh tế và của ngành .Công
tác phân tích tài chính chỉ thực sự có hiệu quả khi có hệ thống chỉ tiêu trung bình chuẩn
của toàn ngành,trên cơ sở đó các doanh nghiệp có thể đánh giá,xem xét tình trạng tài
chính để nhận thức vị trí của mình nhằm đưa ra những chính sách đúng đắn ,phù hợp
cũng như có hương phấn đấu ,khác phục .Hay nói cách khác ,đây có thể được xem như
số liệu tham chiếu của doanh nghiệp.Tuy nhiên ,điều này cũng phụ thuộc vào tính trung
thực của các thông tin .Nếu thông tin do các doanh nghiệp trong ngành mang lại không
chính xác có thê còn có tác dụng ngược lại .Vì vậy,trách nhiệm của cơ quan thống kê
cũng như các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin cũng ảnh hưởng không nhỏ.
Chương II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP TRIBECO
1. Phân tích Dupont:
Phương pháp phân tích Dupont bóc tách kết quả sinh lời của doanh nghiệp theo 2 chỉ
tiêu ROA và ROE như sau:
2010 2009 2008
ROE = Doanh lợi doanh thu * hiệu suất TS * hệ số nhân vốn
Doanh lợi DT = LNST/ DT 0.0028 -0.1504 -0.2497
Hiệu suất TS = DT/ Tổng
TSbq 2.3422 1.6229 1.1648
Hệ số nhân vốn = TTS bq/
VCSHbq 4.4794 12.2757 6.7703
ROE 0.0294 -2.9963 -1.9692
ROA = Doanh lợi doanh thu * Hiệu suất TS

ROA = 0.0066 -0.2442 -0.2908
Nhận thấy TRIBECO chủ yếu dùng vốn vay để tài trợ cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của mình so với việc sử dụng vốn chủ. Trong cơ cấu tổng nguồn vốn, nợ
phải trả luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với vốn chủ sở hữu tuy năm 2010 có giảm từ
chiếm 98.94% trong năm 2008 xuống còn 66.57% trong năm 2010. %. Hiệu quả sử
dụng tài sản trong năm 2010 tạo ra doanh thu là khá tốt và có mức tăng đáng kể so với
2008 và 2009vì tốc độ tạo ra doanh thu nhanh hơn việc đưa tài sản vào khai thác đã giúp
vòng quay sử dụng tài sản tăng. Như đã phân tích ở trên việc quản trị chi phí hoạt động
tốt lên cùng với viêc doanh thu tăng nên chỉ tiêu ROS ( doanh lợi doanh thu ) đã thoát
khỏi mức âm của 2 năm liên tiếp. Cộng hưởng 3 yếu tố trên phân tích theo phương trình
Dupont có thể nhận thấy mặc dù sử dụng đòn bảy tài chính cao để tài trợ vốn cho hoạt
động kinh doanh nhưng Công ty đã sử dụng nguồn vốn vay cùng với nguồn chủ sở hữu
để tạo ra doanh thu tăng trưởng đã giúp doanh nghiệp thoát khỏi tình trạng kinh doanh
thua lỗ và ROE đã ở mức dương cho dù còn thấp. Tạm thời đòn bẩy tài chính có tác
dụng tích cực tuy nhiên, cũng cân nhắc khi TRIBECO phụ thuộc quá nhiều vào đòn cân
nợ sẽ có tác động hai mặt nếu kết quả kinh doanh không bù đắp được những chi phí bỏ
ra sẽ dẫn đến hậu quả không tốt trong việc sử dụng vốn. Điều này có thể thấy trong 2
năm 2009 và 2008 mức sử dụng nguồn tài trợ bên ngoài cho tổng tài sản là rất lớn ở
mức 98% và 82 % và 2 năm này thua lỗ cũng có một phần bởi chi phí tài chính (lãi
vay ) khá lớn.
Doanh lợi trên tổng tài sản( ROA) được phân tích theo 2 yếu tố ROS và hiệu
suất sử dụng tài sản cho thấy vòng quay sử dụng tài sản đã tăng lên rõ rệt cùng với lợi
nhuận ròng dương đã làm cho hệ số ROA vào năm 2010 không âm như 2 năm trước
đó. Tuy vậy cần nhận thấy rằng hiệu suất sử dụng tài sản tăng chủ yếu là do tổng tài sản
giảm đi nhiều ( 2010 bằng 61% so với 2008 tuy rằng năm 2009 có sự tăng tài sản do
nguồn vốn được tăng nhưng sang năm 2010 do tái cấu trúc tài chính nên cả tài sản ngắn
hạn và dài hạn đều giảm.) đồng thời doanh thu tăng thêm 17% ít hơn mức tăng của tài
sản. Muốn tăng ROA cao lên doanh nghiệp cần chú ý xem xét các biện pháp làm tăng
lợi nhuận ròng , có thể bằng cách tăng trưởng doanh thu ở mức cao hơn nhưng phải cân
đối phù hợp với chi phí và mức độ sử dụng tài sản tạo ra doanh thu được tốt nhất.

Để hiểu rõ các tác động nói trên đến suất sinh lời ROA và ROE ta sẽ tìm hiểu tình hình
tài chính của công ty qua 3 hoạt động : kinh doanh, tài chính, đầu tư.
2. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
2.1 Bảng cân đối kế toán
2010 2009 2008 2007
b/quân
2010
b/quân
2009
b/quân
2008
Tổng cộng tài sản 198.881 379.987 325.819 671.111 289.434 352.903 498.465
Tài sản ngắn hạn 76.356 201.037 177.831 338.348 138.697 189.434 258.090
Tiền và các khoản
tương đương tiền
15.497 12.841 11.503 66.094 14.169 12.172 38.799
Các khoản phải thu
ngắn hạn
46.337 114.320 118.188 202.421 80.329 116.254 160.305
Hàng tồn kho 13.313 71.810 45.497 52.664 42.562 58.654 49.081
Thuế và các khoản
khác phải thu NN
650 630 636 14 640 633 325
Tài sản dài hạn 122.525 178.950 147.988 332.763 150.738 163.469 240.376
Các khoản phải thu
dài hạn
0 0 0 0 0 0 0
Tài sản cố định 14.359 65.179 71.361 276.560 39.769 68.270 173.961
Tài sản dài hạn
khác

93475 26116 33696 56202 59.796 29.906 44.949
Tổng cộng nguồn
vốn
198.881 379.987 325.819 671.111 289.434 352.903 498.465
Nợ phải trả 132.401 312.418 322.366 498.540 222.410 317.392 410.453
Nợ ngắn hạn 132.122 268.114 241.994 301.452 200.118 255.054 271.723
Vay và nợ ngắn
hạn
82.117 106.805 92.300 200.427 94.461 99.553 146.364
Phải trả người bán 18.998 120.955 124.225 69.160 69.977 122.590 96.693
Nợ dài hạn 279 44.303 80.372 197.089 22.291 62.338 138.731
Vốn chủ sở hữu 66.480 62.749 -5.253 152.504 64.615 28.748 73.626
Vốn chủ sở hữu 66.480 62.749 -5.321 151.253 64.615 28.714 72.966
Nguồn kinh phí và
quỹ khác
0 0 69 1.251 0 35 660
Vốn cổ đông thiểu
số
4820 8705 20066 2.410 6.763 14.386
* Trong năm 2008
+ Tổng tài sản của TRIBECO giảm 345,29 (giảm 51,45%), cả 2 nhóm tài sản là
tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm.
+ Tổng tài sản của TRIBECO giảm 345,29 (giảm 51,45%), cả 2 nhóm tài sản là
tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm.
+ Tỷ lệ tài sản lưu động trên tổng tài sản đầu năm là 50,42% và cuối năm ở mức
54,58%,.
=> Nguyên nhân:
Trong 6 tháng đầu năm 2008, báo cáo tài chính của công ty là báo cáo hợp nhất
của 3 công ty:
- Công ty mẹ: công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO

- Công ty con: + Công ty cổ phần TRIBECO Bình Dương
+ công ty cổ phần TRIBECO Miền Bắc.
Trong 6 tháng cuối năm 2008, báo cáo tài chính của công ty là báo cáo hợp nhất
của công ty mẹ là công ty cổ phần nước giải khát Sài Gòn – TRIBECO với công ty con
là công ty cổ phần TRIBECO Miền Bắc và công ty liên kết là công ty cổ phần
TRIBECO Bình Dương.
* Trong năm 2009
- Tổng tài sản tăng 54,17 tỷ đồng so với năm 2008 tăng 16,62% cả nhóm tài sản
là tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều tăng do trong tăm công ty có tăng vốn (năm
2009 tăng vốn điều lệ thêm 200.000.000.000 tỷ đồng
- Lỗ trong năm 2009 giảm so với 2008 cùng với việc tăng vốn trong năm 2009
nên các tỷ số lợi nhuận, tỷ số sinh lời đều tăng so với năm 2008
* Trong năm 2010
Năm 2010, Tổng tài sản của TRIBECO giảm 181 tỉ so với năm 2009 (giảm
47,7%). Cả 2 nhóm tài sản: tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm do trong năm
Công ty thực hiện Chiến lược tái cấu trúc tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh
như: chuyển nhượng một phần tồn kho nguyên vật liệu, bao bì, và thanh lý các khoản
đầu tư tài chính dài hạn vào các Công ty con, Công ty liên doanh, liên kết.
Lợi nhuận lãi và cùng với việc tái cấu trúc tài chính trong năm 2010 nên các chỉ
số tỉ suất lợi nhuận, tỉ suất sinh lời đều tăng so với năm 2009 .
2.2 Báo cáo kết quả kinh doanh
Biều đồ doanh thu thuần, chi phí, giá vốn
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
2010 2009 2008 2010 2009 2008
Doanh thu
thuần
677.92
8
572.752
580.59

5
117% 99% 100%
Giá vốn hàng
bán
584.38
1
457.890
455.18
5
128% 101% 100%
Lợi nhuận gộp
93.548 114.862
125.41
0
75% 92% 100%
EBIT 23.421 -71.037 -83.221 -28% 85% 100%
Lợi nhuận
trước thuế
1.903 -86.181
-
144.98
8
-1% 59% 100%
Lợi nhuận sau
thuế thu nhập
1.903 -86.181 -
144.98
-1% 59% 100%
doanh nghiệp 8
Biểu đồ doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, lợi nhuận qua 3 năm 2008, 2009, 2010

Qua biểu đồ này ta thấy được rằng về doanh thu thuần và giá vốn hàng bán của 3
năm đều có tốc độ tăng trưởng ngang nhau, duy chỉ có lợi nhuận gộp năm 2010 giảm
hơn so với năm 2009 và 2008 → xu hướng giảm dần của lợi nhuận gộp qua 3 năm.
Biểu đồ tỷ lệ phần trăm của lợi nhuận gộp và giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
qua 3 năm 2008, 2009, 2010
Theo biểu đồ này thì có thể thấy rằng tỷ lệ phần trăm của giá vốn hàng bán trên
doanh thu thuần của 3 năm đang có xu hướng tăng dần→ nguyên nhân trên có thể là do
giá nguyên vật liệu tăng cao. Điều này dẫn đến tỷ lệ % lãi gộp trên doanh thu qua các
năm giảm dần.
* Năm 2008
- Tổng doanh thu đạt 601,14 tỷ đồng, đạt 91,07% kế hoạch và 151,13% so với
năm 2007, doanh thu thuần đạt 580,59 tỷ đồng, đạt 89,7% kế hoạch và 150,95% so với
năm 2007. Trong đó, doanh thu sản xuất kinh doanh chính đạt 471,49 tỷ đồng, đạt
71,43% so với kế họach và 118,54% so với năm 2007.
Lợi nhuận trước thuế -144,98 tỷ đồng
Lợi nhuận từ họat động sản
xuất kinh doanh chính
- 58.9 tỷ đồng
Lợi nhuận từ họat động tài
chính
- 48.7 tỷ đồng
Lợi nhuận từ họat động khác - 1.4 tỷ đồng
Lợi nhuận từ Công ty liên kết - 35.9 tỷ đồng
* Năm 2009
Tổng doanh thu đạt 588, 35 tỷ đồng, đạt 75,6% kế hoạch và 97,9% so với năm
2008, doanh thu thuần đạt 572,75% tỷ đồng, đạt 74,9% và 98,6% so với năm 2008.
Trong đó doanh thu sản xuất kinh doanh chính đạt 477,97 tỷ đồng, đạt 61,4 % so với kế
hoạch và 101,4% so với năm 2008
Lợi nhuận trước thuế – 86,18 tỷ đồng
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh

doanh chính
-67,72 tỷ đồng
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính – 8,80 tỷ dồng
Lợi nhuận từ hoạt động khác – 0,67 tỷ đồng
lợi nhuận từ công ty liên kết – 8,99 tỷ đồng
Năm 2009, công ty vẫn tiếp tục bị lỗ do những nguyên nhân chính là : sau khi
tăng vốn để cân bằng lại tài chính, thì công ty đã tập trung mạnh vào việc khôi phục lại
kênh phân phối, xây dựng lại đội ngũ bán hàng từ trên xuống dưới, quy hoạch lại hệ
thống phân phối và hỗ trợ hoạt động của họ, đầu tư mạnh vào Marketing trong việc
nghiên cứu quy hoạch lại sản phẩm, quy hoạch các dòng sản phẩm chủ lực có tiềm năng
cao như sữa đậu nành, trà xanh… đầu tư nghiên cứu định vị sản phẩm, đầu tư làm lại
các phim quảng cáo cũng như đầu tư phát sóng quảng bá hình ảnh sản phẩm, đầu tư cho
công cụ Marketing hỗ trợ nhằm hỗ trợ tốt nhất cho hoạt động bán hàng. Năm 2009 công
ty đầu tư rất nhiều cho việc xây dựng lại hệ thống Sales và Markeetting cũng như giải
quyết các tồn đọng của những năm trước.
So với năm 2008, 2009 từ lỗ 144 tỷ đồng năm 2008 xuống còn lỗ 86 tỷ đồng.
* Năm 2010
Năm 2010, doanh thu thuần đạt 677,9 tỷ đồng, vượt 9,2% kế hoạch và tăng
18,4% so với năm 2009. Trong đó, doanh thu sản xuất kinh doanh chính đạt 479,93 tỷ
đồng, giảm 16% so với kế họach và tăng 0,9% so với năm 2009.
Lãi gộp đạt 93,5 tỷ - giảm 17% so với Kế hoạch, và giảm 18,6% so với 2009.
Về lợi nhuận trước thuế:
Lợi nhuân trước thuế 1,9 tỷ đồng
Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất
kinh doanh
- 50,33 tỷ đồng
Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính
+61,02 tỷ đông
Lợi nhuận từ hoạt dộng khác 0,15 tỷ đồng

Lợi nhuận từ công ty liên kết - 8,64 tỷ đồng
* Tổng quan về 3 năm nói chung
- Về doanh thu từ năm 2009 với năm 2008 không có biến động nhiều, năm 2010
có tăng nhưng mà tăng không nhiều (tăng 117 % so với năm 2008)
- về giá vốn hàng bán 2 năm 2008, đến 2009 không có biến động trong giá vốn
hàng bán đến năm 2010 tăng 128% so với năm 2008. Tỷ lệ phần trăm của giá vốn hàng
bán trên doanh thu thuần của 3 năm đang có xu hướng tăng dần→ nguyên nhân trên có
thể là do giá nguyên vật liệu tăng cao. Điều này dẫn đến tỷ lệ % lãi gộp trên doanh thu
qua các năm giảm dần.
Tuy nhiên thì lợi nhuận gộp của năm 2010 lại ít hơn so với lợi nhuận gộp của
năm 2008, 2009 (tỷ lệ lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần của 3 năm có xu hướng giảm
dần.
Điều đáng chú ý là tuy lợi nhuận gộp của năm 2008 và năm 2009 cao hơn năm
2010 nhưng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2008 và năm 2009 lại âm.
* Cơ cấu doanh thu
2010 2009 2008
Tổng doanh thu 764207 574788 590721
Doanh thu từ bán
hàng và dịch vụ
677928 572752 580595
Doanh thu từ hoạt
động tài chính
85322 1208 2775
Doanh thu khác 957 828 7351
Biểu đồ về doanh thu qua các năm
Từ biểu đồ cho thấy tổng doanh thu và doanh thu từ bán hàng dịch vụ năm 2010
tăng mạnh so với 2 năm, đặc biệt doanh thu từ hoạt động tài chính tăng đột biến vào
năm 2010.
Báo cáo chuẩn tỷ trọng về doanh thu
2010 2009 2008

Tổng doanh thu 100,0% 100,0% 100,0%
Doanh thu từ bán hàng và dịch
vụ 88,7% 99,6% 98,3%
Doanh thu từ hoạt động tài chính 11,2% 0,2% 0,5%
Doanh thu khác 0,1% 0,1% 1,2%
Báo cáo chuẩn năm gốc về doanh thu
2010 2009 2008
Tổng doanh thu 129% 97% 100%
Doanh thu từ bán hàng và dịch vụ 117% 99% 100%
Doanh thu từ hoạt động tài chính 3075% 44% 100%
Doanh thu khác 13% 11% 100%
- Năm 2010 doanh thu tăng 129% so với năm 2008, năm 2009 doanh thu tuy có
giảm nhưng giảm không đáng kể so với năm 2008(97 % so với năm 2008).
- Tỷ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của Tribeco năm 2010 có xu
hướng giảm so với năm 2008, 2009 (do năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính
chiếm tỷ lệ 11,2%)
- Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính gồm:
- Tiền lãi: Lãi cho vay, lãi tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi
đầu tư trái phiếu, tín phiếu, chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch
vụ;. . .
- Cổ tức lợi nhuận được chia;
- Thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn;
- Thu nhập về thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào
công ty liên kết, đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác;
- Thu nhập về các hoạt động đầu tư khác;
- Lãi tỷ giá hối đoái;
- Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ;
- Chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn;
- Các khoản doanh thu hoạt động tài chính khác.

Doanh thu từ hoạt động tài chính
+ Doanh thu từ hoạt động tăng mạnh trong năm 2010 với con số tuyệt đối là
85.322 triệu trong khi năm 2009 là 1.208 triệu và năm 2008 là 2.775 triệu đồng (tăng
3075% so với năm 2008, trong khi đó năm 2009 giảm còn 44% so với năm 2008)
→ Nguyên nhân tăng mạnh là do có nguồn doanh thu từ hoạt động tài chính do
thanh lý công ty con và doanh thu hoạt động tài chính do thanh lý công ty liên kết.
2010 2009
Lãi tiền gửi 2.296.617.201 VND 282.961.388 tỷ đồng

×