Trường Tiểu học Trung Hải Giáo án Mĩ Thuật 5
Ngày soạn: 27/11/2011
Tiết 14: Bài14: Vẽ trang trí:
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
I) Mục tiêu:
- Hs thấy được tác dụng của trang trí đường diềm ở đồ vật.
- Biết cách trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật.
- Hs tích cực suy nghĩ, sáng tạo.
II) Chuẩn bị:
1) Đồ dùng dạy học:
*) Giáo viên:
- SGH, SGV.
- Một số đồ vật có trang trang trí đường diềm: khăn tay, viên gạch hoa…
- Một số bài trang trí của Hs lớp trước.
- Hình gợi ý cách vẽ trang trí đường diềm ở đồ vật.
*) Học sinh:
- SGK.
- Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm.
- Giấy vẽ hoặc vỡ tập vẽ.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ các loại.
2) Phương pháp giảng dạy:
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp luyện tập.
III) Hoạt động dạy học:
1) Ổn định lớp học: (1’) Cho lớp hát 1 bài hát.
2) Kiểm tra bài củ: (1’) Kiểm tra dụng cụ học tập.
3) Giới thiệu bài: (1’)
TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
(4’
)
Hoạt động 1
Hướng dẫn Hs quan sát nhận xét:
+ Em có nhận xét gì về đồ vật được trang trí
và đồ vật không được trang trí đường diềm?
+ Đường diềm thường được trang trí ở những
đồ vật nào?
+ Người ta dùng những hoạ tiết gì để trang
trí?
+ Các hoạ tiết đó được sắp xếp như thế nào?
+ Những hoạ tiết giống thường được vẽ màu
như thế nào?
+ Các đường diềm thường được trang trí ở
đâu trên các đồ vật?
+ Những màu nào thường được vẽ trên đường
diềm?
Gv tổng hợp:
- Trang trí đuờng diềm thường ở trên viền của
váy áo, hay các đồ vật như bát, đĩa, trang trí
làm cho đồ vật đó dẹp hơn.
- Những hoạ tiết gióng nhau thường được
trang trí hàng ngang hàng dọc, các hoạ tiết
- Đồ vật được trang trí đường diềm sẽ
đẹp hơn.
- Đường diềm thường được trang trí trên
áo quần, khay dĩa…
- Các hoạ tiết hoa lá, động vật hay các
hoa văn dân tộc…
- Xen kẻ, nhắc lại, đối xứng.
- Giống nhau.
- Ngoài viền của các đồ vật
- Xanh, đỏ, vàng…
GV: Trần Cẩm Phong
Trường Tiểu học Trung Hải Giáo án Mĩ Thuật 5
khác nhau có thể trang trí xen kẻ…
(5’
)
Hoạt động 2
Hướng dẫn Hs cách vẽ.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại các bước trang trí
đường diềm.
- Gv tổng hợp.
+ Tìm vị trí để trang trí trên đồ vật
+ Kẻ hai đường thẳng ngang hay dọc song
song với nhau có khoảng cách phù hợp.
+ Chia khoảng cách của hai đường thẳng đó
ra các ô đều nhau để vẽ hoạ tiết.
+ Kẻ trục, tìm mảng và vẽ hoạ tiết.
+ Vẽ màu theo ý thích.
- Gv vẽ minh hoạ trên bảng để Hs hình dung
được các bước trang trí.
- Gv giới thiệu bài để Hs tham khảo.
- Hs nhắc lại các bước vẽ trang trí đường
diềm.
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs chú ý quan sát.
(19’) Hoạt động 3
Hướng dẫn Hs thực hành.
- Gv lưu ý:
+ Vẽ hoạ tiết nhẹ tay để dễ chỉnh sữa.
+ Các hoạ tiết gióng nhau thì chọn cùng màu
và ngược lại.
- Gv bao quát lớp gợi ý hướng dẫn thêm cho
Hs còn yếu.
- Hs tiến hành vẽ bài.
+ Chọn hoạ tiết vẽ cho đều nhau.
- Hs chọn và sắp xếp hoạ tiết đường diềm
cân đối phù hợp với đồ vật, tô màu đều,
rõ hình.
(4’
)
Hoạt động 4
Nhận xét đánh giá
- Gv chọn một số bài cho Hs cùng xem:
+ Em có nhận xét gì về các bài vẽ ?
+ Em thích bài nào nhất? Vì sao?
- Gv nhận xét và tuyên dương.
- Gv nhận xét, bổ sung và nêu lí do vì sao đẹp
vì sao chưa đẹp.
Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Vẽ tranh : Đề tài quân
đội.
+ Sưu tầm tranh ảnh về đề tài quân đội.
- Hs nhận xét về:
+ Cách bố cục (hài hoà, cân đối.)
+ Vẽ hoạ tiết (đều, đẹp)
+ Vẽ màu (có đậm, có nhạt.)
- Hs nhận xét và xếp bài theo cảm nhận
riêng.
GV: Trần Cẩm Phong
Trường Tiểu học Trung Hải Giáo án Mĩ Thuật 5
+ Mang đầy đủ đồ dùng học tập.
GV: Trần Cẩm Phong