Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (402.29 KB, 38 trang )

Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của đề tài 6
6. Kết cấu của đề tài 6
NỘI DUNG 7
Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
I. Phạm Tiến Duật - cuộc đời và sự nghiệp 7
II. Vẻ đẹp về hình tượng người lính trong thơ trẻ chống Mỹ 8
CHƯƠNG II: VẺ ĐẸP VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ
PHẠM TIẾN DUẬT 12
I. Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật với vẻ đẹp của lý tưởng, của sự hiến
dâng 13
II. Người lính với vẻ đẹp của tinh thần lạc quan yêu đời 23
Chương III. VẺ ĐẸP HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH QUA PHONG CÁCH
THƠ PHẠM TIẾN DUẬT 29
I. Ngôn ngữ thơ ca đời thường, giản dị 29
II. Ngôn ngữ sáng tạo, tài hoa 34
KẾT LUẬN 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
3



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một trong những nhiệm vụ
hang đầu của nền văn học nói chung và thơ ca thời kỳ chống Mỹ nói riêng. Đó
không chỉ là đòi hỏi của thời đại mà còn là sự thôi thúc bên trong của chính các nhà
thơ. Nhanh nhậy và kịp thời, nền thơ hiện đại nóng bỏng tính thời sự, hừng hực tinh
thần chiến đấu của chúng ta đã “ nhập cuộc”, tham gia vào cuộc chiến tranh ái quốc
vĩ đại của toàn dân tộc. Suốt trong những năm tháng chiến tranh, các thế hệ nhà thơ
đã tiếp bước nhau dàn quân trên những mặt trận với cảm hứng chủ đạo là thể hiện
khát vọng độc lập tự do và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của con người Việt Nam
trong thời đại chống Mỹ. Mỗi nhà thơ, bằng phong cách riêng của mình đã đem đến
một cách nhìn, một cách cảm nhận riêng về cuộc chiến tranh cứu nước vĩ đại, nói lên
được một phần hiện thực lớn lao của đất nước. Hình tượng người lính được đề cập
nhiều trong các sáng tác của thơ trẻ chóng Mỹ nói riêng và thơ ca cách mạng nói
chung. Đề tài về người lính trở thành một vầng trăng sáng rực rỡ trong thơ ca. Hầu
như các nhà thơ thời ấy đều viết về họ với một thái độ trân trọng và bằng những
cách biểu hiện khác nhau: khi mộc mạc, giản dị, khi hào hoa thanh lịch, khi ngưỡng
mộ, khâm phục. Những gương mặt tiêu biểu của thơ trẻ chóng Mỹ mà chúng ta có
thể kể đến là: Nguyễn Mỹ, Bằng Việt, Lê Anh Xuân, Xuân Quỳnh, Phan Thị Thanh
Nhàn….Và một gương mặt không thể không nói đến trong đội ngũ thơ trẻ chống
Mỹ, đó là nhà thơ Phạm Tiến Duật.
Là gương mặt độc đáo của thơ trữ tình Việt Nam 1945- 1975, Phạm Tiến Duật
đã góp phần sang tạo nên một phong cách thơ với chất liệu ngôn ngữ thơ thô nhám,
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
4

gân guốc và được đánh giá là một trong những tác giả tiêu biểu của nền thơ chống

Mỹ.
Trong thơ Phạm Tiến Duật, hình tượng người lính chính là hình tượng trung
tâm. Người lính không chỉ là con người lý tưởng mà là con người của đời thường
chiến đấu với đời sống nội tâm phong phú. Đi vào cuộc chiến đấu với tất cả tính chất
chủ động, tự tin của những người lính có lý tưởng cao đẹp, có sức mạnh và tiềm lực
nên tâm hồn người lính cũng có những nét thanh thản, tươi vui. Bằng giọng điệu vừa
nghiêm trang, sâu lắng vừa bông đùa tinh nghịch, Phạm Tiến Duật đã góp một tiếng
thơ chân thực, sâu sắc trong việc hoàn thiện bức chân dung người lính trong chiến
tranh.
Thơ Phạm Tiến Duật giúp chúng ta sống lại trong không khí của những năm
tháng hào hùng, gian khổ, nhưng hết sức lạc quan của cuộc kháng chiến chống Mỹ
cứu nước. Thơ ông gieo vào lồng bạn đọc niềm tin tưởng ở những phẩm chất tốt
đẹp, bền gan của con người Việt Nam trước những thử thách của lịch sử dân tộc.
Đó chính là những lý do thôi thúc tôi chọn đề tài : “ Vẻ đẹp người lính trong
thơ Phạm Tiến Duật” để nghiên cứu.

2. Lịch sử vấn đề
Phạm Tiến Duật có những bài báo từ đầu những năm sáu mươi của thế kỉ XX,
nhưng thơ ông lúc này vẫn còn lẫn trong thơ nhiều người khác. Phải đến cuộc thi thơ
do báo văn nghệ tổ chức vào năm 1969- 1970, ông mới thực sự ghi được tên tuổi của
mình vào làng thơ Việt Nam. Chùm thơ đoạt giải nhất của ông gây được ấn tượng
mạnh mẻ với độc giả về một phong cách thơ mới lạ. Bắt đầu từ đây, nhiều cây bút,
nhiều nhà phê bình, nghiên cứu văn học đã quan tâm đánh giá thơ ông. Một trong
những bài viết đầu tiên về thơ Phạm Tiến Duật là giữa chiến trường nghe tiếng bom
rất nhỏ (Tạp chí văn nghệ quân đội, số 10, 1970 của Nhị Ca). Nhị Ca cho rằng chùm
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
5

thơ đoạt giải bốn bài của Phạm Tiến Duật thực sự gây ấn tượng với độc giả về một

phong cách thơ “rất lạ”, lạ từ chất liệu, thi liệu, giọng điệu. Ông chỉ ra rằng: đây là
một hồn thơ được nuôi dưỡng bằng chất liệu sống thực, tươi trẻ hết không khí mặt
trận dữ dội và tự tin, có thời gian ngẫm nghĩ về cuộc chiến đấu, quyết liệt, dũng
cảm, nghiêm trang.
Nhà văn Nguyễn Minh Châu (trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 7, 1972) có
bài Người viết trẻ giữa cánh rừng già, cho rằng: “ Sự xuất hiện của Phạm Tiến Duật
đã cổ vũ cho cuộc chiến đấu theo cách riêng của mình và đã đón nhận được sự quan
tâm đặc biệt từ nhiều phía”.
Dưới quan điểm văn nghệ phục vụ chính trị như vậy, nhà nghiên cứu văn học
Nguyễn Ngọc Thiện với bài viết Chỗ mạnh, chỗ yêu trong thơ Phạm Tiến Duật (in
trên Tạp chí Văn học số 4, 1974) đã khẳng định: “ hồn thơ Phạm Tiến Duật phóng
khoáng, mở rộng, cái đẹp của cuộc sống chiến đấu đi vào thơ Phạm Tiến Duật”, là
“tiếng nói khỏe khoắn, đôn hậu, bắt nguồn trực tiếp từ cuộc sống chiến đấu sôi nổi
mà hào hùng của dân tộc”.
Và từ góc nhìn vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, nhà phê bình Vũ
Quần Phương trong bài “Một đóng góp của dòng thơ quân đội vào nền thơ Việt
Nam”(Tạp chí Văn học số 6, 1979) đã chỉ ra sự kế thừa những kinh nghiệm của thơ
ca dân gian trong thơ Phạm Tiến Duật. Theo Vũ Quần Phương, điều đó khiến cho
thơ Phạm Tiến Duật “ đầy rẫy những chi tiết đời sống đánh Mỹ chính xác, cụ thể
như hiện vật trong bảo tàng”.
Năm 1986, Đỗ Trung Lai cũng có một bài viết rất công phu với nhan đề “Một
chặng đường thơ Phạm Tiến Duật”(Tạp chí Văn học số4, 1986) đã đánh giá, tổng
kết giai đoạn sáng tác trong chiến tranh của Phạm Tiến Duật. Nhà văn đã khẳng định
vai trò của thực tiễn chiến tranh đối với sáng tác của Phạm Tiến Duật.
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
6

Cùng với những bài viết trên, có thể kể đến các bài viết của Thiếu Mai, Mai
Hương, Hồ Phương, Hoàng Kim Ngọc… đăng tải trên các báo và tạp chí cũng từng

nhắc đến và giới thiệu trong các công trình tiểu luận nghiên cứu về Phạm Tiến Duật.
Hầu hết các cuốn sách đều tập trung phân tích, nghiên cứu những giá trị mới mẽ mà
nhà thơ Phạm Tiến Duật đã mang lại.

3. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hình tượng người lính trong các sáng tác
của Phạm Tiến Duật, để từ đó làm nổi bật lên vẻ đẹp của hình tượng người lính
trong thơ ông.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong đề tài này, tôi vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và
đối chiếu.
Đồng thời sử dụng phương pháp liên ngành như văn học sử, thi pháp học.
5. Đóng góp của đề tài
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của
Phạm Tiến Duật. Hầu hết tất cả công trình đều nghiên cứu về cái hay, cái mới trong
các sáng tác của ông. Chưa có cuốn sách nào viết về vấn đề “Vẻ đẹp của người lính
trong thơ Phạm Tiến Duật”.Hy vọng tiểu luận này sẽ là một tài liệu tham khảo hữu
ích cho bạn đọc khi nghiên cứu thơ Phạm Tiến Duật.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài có 3 chương:
Chương I: Những vấn đề chung
Chương II: Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Chương II: Phong cách thơ Phạm Tiến Duật với sự thể hiện vẻ đẹp người lính

Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
7

NỘI DUNG


Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
I. Phạm Tiến Duật - cuộc đời và sự nghiệp
Nhà thơ Phạm Tiến Duật sinh ngày 14 tháng 1 năm 1941. Quê gốc ở thị xã
Phú Thọ tỉnh Phú Thọ, hiện nay ông đang sống và làm việc ở Hà Nôi.
Ông cụ thân sinh ra Phạm Tiến Duật là nhà giáo dạy chữ Hán và chữ Pháp.
Mẹ làm nông, không biết chữ. Từ bé, Phạm Tiến Duật đã đi học xa nhà. Ông tốt
nghiệp Đại học sư phạm Hà Nội ( khoa Ngữ văn) năm 1964.
Ngày 4 tháng 8 năm 1964, Phạm Tiến Duật nhập ngũ, sống và viết trong chiến
tranh. Phạm Tiến Duật bắt đầu làm thơ từ khi là sinh viên khoa văn, nhưng mãi đến
khi nhập ngũ, hồn thơ ông mới gặp được mảnh đất màu mỡ để có thể phát triển
mạnh mẽ. Sự nghiệp văn chương của Phạm Tiến Duật khởi nguồn từ tuyến đường
mòn vận tải Trường Sơn 559, con đường huyền thoại mạng tên Hồ Chí Minh trong
cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của dân tộc.
Phạm Tiến Duật đã từng giữ chức phó trưởng đối ngoại hội nhà văn Việt
Nam và là tổng biên tập tạp chí Diễn đàn văn nghệ Việt Nam. Ông đã được nhận
giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ 1969-1970, giải nhà nước về văn học nghệ
thuật (2002).
Những tác phẩm đã xuất bản: “ Vầng trăng quầng lửa”( thơ 1970), “ thơ một
chặng đường thơ” ( thơ, 1971), “ Ở hai đầu núi” ( thơ 1981), “ Vầng trăng và những
quầng lửa” ( thơ 1983), “ Thơ một chặng đường” ( tuyển tập, 1994), “ Nhóm lửa” (
thơ 1996), “ Tiếng bom và tiếng chuông chùa” ( trường ca, 1997), “ Đường dài và
những đốm lửa” ( tuyển tập sau chiến tranh).

Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
8

II. Vẻ đẹp về hình tượng người lính trong thơ trẻ chống Mỹ

Cuộc kháng chiến chống Mỹ đã kết thúc thắng lợi, khoảng thời gian tuy ngắn

ngủi nhưng cũng đủ để nhìn lại những đóng góp của một chặng đường thơ. Thơ
chống Mỹ tiếp nối hai giai đoạn thơ kháng chiến chống Pháp và xây dựng chủ nghĩa
xã hội- đây là một giai đoạn mà thơ có nhiều thành tựu mới.
Thơ đánh Mỹ mang theo nhiều phẩm chất tốt đẹp, vừa giàu lý tưởng, vừa giàu
chất hiện thực, có bề rộng của cuộc đời lẫn chiều sâu tâm trạng, có những tìm tòi
sáng tạo nội dung lẫn hình thức nghệ thuật. Nhiều nhà thơ xem đây là giai đoạn thử
thách cao nhất mà mỗi người đều vượt lên mình trong sáng tạo nghệ thuật. Nhiều thế
hệ nhà thơ đã có mặt trong cuộc chiến đấu với những đóng góp xứng đáng. Tố Hữu
viết “ Ra trận” “ Máu và hoa”, Chế Lan Viên với “ Hoa ngày thường, chim báo bảo”,
Xuân Diệu có: “ Hai đợt sóng” “ Tôi giàu đôi mắt”, Chính Hữu viết “ Đầu súng
trăng treo”, Nông Quốc Chấn với “ Dòng thác” và “ Đèo gió”. Thế hệ các nhà thơ lại
lớn lên trong thời kỳ chống Mỹ cũng có nhiều đóng góp quan trọng: Giang Nam viết
về “ Quê hương”, Thanh Hải với “ Những đồng chí trung kiên”, Lê Anh Xuân với “
Hoa dừa” và “ Trường ca Nguyễn Văn Trỗi”, Phạm Tiến Duật với “ Vầng trăng
quầng lửa”, Xuân Quỳnh với “ Hoa dọc chiến hào” và “gió lào cát trắng”, Dương
Hương Ly với “ Mảnh đất nuôi ta thành dũng sỹ”… Điều quan trọng là trong những
tác phẩm tiêu biểu trên đọng lại nhiều bài thơ hay, kết tinh được những tình cảm,
tâm trạng của thế hệ nhà thơ chống Mỹ.
Thơ ở giai đoạn này biểu hiện sâu sắc tư tưởng yêu nước, lòng tự hào về
truyền thống, về thắng lợi của hiện tại và tinh tưởng ở tương lai. Chủ nghĩa anh hùng
cách mạng là nội dung chủ yếu, là cảm hứng chư đạo được thơ khai thác và biểu
hiện với nhiều sắc thái. Đề tài được mở rộng đến nhiều mặt của cuộc sống nhưng đề
tài bao quát, trung tâm của thơ chống Mỹ cứu nước chính là đề tài về Tổ quốc. Cảm
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
9

xúc chân thành nồng cháy và suy nghĩ chính chắn, các nhà thơ biểu hiện như là sự
nhận thức lại Tổ quốc mình một cách sâu sắc, đầy đủ về nhiều mặt. Từ đó hiện lên
hình tượng Tổ quốc Việt Nam có bề dày lịch sử và chiều cao hiện tại, có những

truyền thống vinh quang của nhân dân và sự tích anh hùng cách mạng. Tùy theo mức
độ, khi khái quát, khi cụ thể, Tổ quốc Việt Nam, đất nước Việt Nam trong thơ trở
thành một biểu tượng thiêng liêng. Huy Cận ( Tổ quốc), Xuân Diệu ( Hỡi hùng khí
nước Việt Nam muôn thuở), Hoàng Trung Thông ( Việt Nam ơi, ta hát)…. Đều nói
đến một đất nước kiên cường, tự hào qua bốn ngàn năm xây dựng và chiến đấu, giữ
gìn độc lập dân tộc.
Bên cạnh đề tài về Tổ quốc thì đề tài về chiến đấu được triển khai ở hầu hết
các nhà thơ trẻ chống Mỹ. Nhiều người đã viết về tiền tuyến lớn, những miền đất,
những vùng trời lấp lánh chiến công. Nhiều bài thơ viết về hậu phương vừa chiến
đấu vừa sản xuất, về hạnh phúc gia đình, về tình yêu chung thủy sắt son và cả những
hy sinh tổn thất. Trong thơ, hình ảnh người chiến sĩ, người lính thu hút nhiều bút lực.
Anh giải phóng quân mang theo nhiều vẻ đẹp qua thơ Lê Anh Xuân, Nguyễn Thu
Bồn, Dương Hương Ly… …Tố Hữu nhiều lần ca ngợi: “ Thạch Sanh của thế kỉ
XX”. Người lính trong thời lỳ chống Mỹ xuất hiện ở một tư thế đẹp, tài hoa, dũng
cảm. Có một dấu nối rất đẹp giữa người chiến sỹ thời chống Pháp và chiến sỹ thời
chống Mỹ cứu nước:
Hỡi người anh giải phóng quân
Hai mươi năm chẳng dừng chân bên đường
Vẫn đôi dép lốp chiến trường
Vẫn vành mủ lá coi thường hiểm nguy.
Gắn bó, gần gũi nhưng người chiến sĩ hôm nay có them chiều cao, có tầm vóc
chưa hề thấy:

Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
10

Anh đi xuôi ngược tung hoành
Bước dài như gió lay thành chuyển non
Mái chèo một chiếc thuyền con

Mà song nước dậy sóng cồn đại dương.
(Tố Hữu)
“Cồn cỏ” với thể thơ 5 chữ gọn, chắc, dứt khoát như hành động và cuộc sống
của các chiến sĩ ở đảo. Cồn cỏ ở xa ngoài trùng dương luyện mình trong chiến đấu,
chiến sĩ quyết tâm giữ đảo, hiên ngang trước quân thù, cuộc sống các chiến sĩ khẩn
trương mà vẫn ung dung, thanh thản:
Người chiến sỹ nơi đây
Tay trồng cây xuống đá
Tay ấn đạn lên nòng
Mắt trông vào con mắt
Ngực xáp vào lồng ngực
Chân xỏ giày tấn công
Chân bước lên đầu giặc
Con chim lain liệng vòng
Cỏ cồn xanh tiếp mọc
Còn ở bài “Trận địa trên cao” của Xuân Thiều lại mang cái không khí lạc
quan, tự hào, táo bạo. Phải đứng ở thế cao, với tầm nhìn mới, mới nghĩ được thế này:
Chiều chiều sau lúc lau xong pháo
Tiếng cười dậy cả dãy Trường Sơn
Giá mà kéo núi lên cao nữa
Xáp mặt quân thù đánh tuyệt hơn.
Không quân Việt Nam trẻ, chiến đấu đã thắng lợi. vấn đề không phải chỉ ở vũ
khí chiến đấu hiện đại, ở trình độ nắm vững khoa học mới mà ở đây cái chính là
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
11

chúng ta có sức mạnh tiềm tàng, có sức mạnh tổng hợp từ cơ sở xã hội ưu việt, có
sức mạnh từ cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân Việt Nam.
“ … Từ tuổi thơ tôi bay lên

Từ chủ nghĩa xã hội tôi bay lên
Từ nửa nước, miền Nam tôi bay lên.
(Bay lên – Tế Hanh)
Nhờ sức mạnh ấy mà không quân ta mỗi lần xuất kích lại giáng cho không
quân Mỹ những đòn sấm sét. Các nhà thơ đã thường trực chiến đấu bằng ngòi bút,
có khi cả bằng xương máu của mình. Khói lửa chiến tranh không đốt cháy được
mầm non nghệ thuật. Với lý tưởng sống, lý tưởng thẩm mỹ đã tạo sức mạnh cho các
cây bút biểu hiện hết tài năng bút lực của mình. Hiện thực chiến tranh đã đi vào thơ
với những dáng vẻ phong phú, cụ thể chi tiết và sắc sảo. Với sự đóng góp của nhiều
cây bút trẻ thời chống Mỹ đã làm hoàn thiện bức chân dung về người lính nói riêng,
Tổ quốc Việt Nam nói chung. Chính vẻ đẹp của những phẩm chất anh hùng, dũng
cảm, yêu đời của người lính trong thơ trẻ chống Mỹ sẽ mãi trường tồn, tỏa sáng đến
hôm nay và mai sau.
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
12

CHƯƠNG II: VẺ ĐẸP VỀ HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH
TRONG THƠ PHẠM TIẾN DUẬT


Viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ là đòi hỏi của dân tộc và thời đại, đồng
thời cũng là đòi hỏi của chính nền thơ chống Mỹ. Nhiều nhà thơ có tên tuổi thuộc
nhiều thế hệ đã viết về chiến tranh bằng cách nhìn riêng, in đậm dấu ấn cá tính sáng
tạo cá nhân. Tuy nhiên, bức tranh toàn cảnh về cuộc kháng chiến chống Mỹ vẫn cứ
còn thiều hụt một mảng, người độc vẫn khát khao đọc những vần thơ của những
người trực tiếp cầm súng – những vần thơ như còn vương bụi đất chiến trường và
nồng nặc mùi khét lẹt của bom đạn. Giữa lúc đó, Phạm Tiến Duật xuất hiện, đem
đến cho thơ trẻ chống Mỹ một tiếng nói, một phong cách riêng.
Thơ Phạm Tiến Duật đưa người đọc đi thẳng vào giữa hiện thực của cuộc

chiến tranh, đến những nơi gian khổ, nóng bỏng, ác liệt nhất. Thơ ông phản ánh
được một phần cái không khí khẩn trương, dồn dập, ác liệt, sôi động và hào hùng
của những năm tháng sục sôi đánh Mỹ. Ây là vì tuổi trẻ của ông gắn bó sâu sắc, đã
sống hết mình, đã hòa nhập thực sự với những con người sống và chiến đấu trên
đường Trường Sơn. Cái nhìn trong thơ Phạm Tiến Duật không nghiêng về phía miêu
tả khốc liệt, cái dữ dội của chiến tranh mà chủ yếu là thể hiện những con người
mạng trong mình dòng máu của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, giàu lồng lạc quan,
thiết tha yêu đời trong hoàn cảnh chiến đấu vô cùng gian khổ, hiểm nguy. Cái khốc
liệt của chiến tranh chỉ là cái phông, cái nền làm nổi bật chân dung của người lính ra
trận. Vẻ đẹp về hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật là vẻ đẹp anh hùng,
dũng cảm, lạc quan, yêu đời…
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
13

I. Người lính trong thơ Phạm Tiến Duật với vẻ đẹp của lý tưởng,
của sự hiến dâng

Phạm Tiến Duật đến với đề tài người lính bằng sự trải nghiệm của chính
cuộc đời mình. Người lính trong thơ không chỉ là con người lý tưởng mà là con
người của đời thường với đời sống nội tâm phong phú. Họ nhận thức sâu sắc trách
nhiệm của mình đối với đất nước. Phần lớn những người lính còn rất trẻ, nhưng tuổi
đời của họ không ngăn cản ý thức trách nhiệm với Tổ quốc. Họ cùng lên đường gánh
vác nhiệm vụ chung, cả một thế hệ cầm súng, một thế hệ dàn hàng “gánh đất nước
trên vai”. Đến với chiến trường nơi đạn bom khốc liệt nhưng họ hiểu vì sao hộ phải
chiến đấu. Đất nước này còn đến mai sau phụ thuộc vào chính thế hệ những người
cầm súng ấy. Vì thế họ chấp nhận sự mất mát, hy sinh. Hy sinh tuổi thanh xuân, hy
sinh cả tinh thần của mình nhưng họ biết sự hy sinh của mình không vô ích:
Mười năm sống xa phố xa làng
Tám năm sống trong núi trong hang

Tất cả riêng chung
Tất cả cho miền Nam, tất cả…
(Tiếng cười của đồng chí coi kho)
Nhận thức được trách nhiệm của mình, người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
sẵn sàng dâng hiến tuổi thanh xuân: “ Để lại trong rừng những gì quí nhất – mất mọi
thứ để nhân dân không mất” (Đi trong rừng). Họ chiến đấu để hướng tới “một ngày
mai thanh bình”, để lứa đôi được dắt tay nhau để đến “những miền quê yên ả” để
được “thắp đèn chơi trăng ngoài thềm”. Nhưng để thực hiện được những ước mơ
chân chính và giản dị ấy, các thế hệ người Việt Nam đã phải đánh đổi bằng máu và
nước mắt bằng hạnh phúc của mỗi cá nhân. Những gian khổ, hy sinh mà họ phải
chịu là có thật, hiện hữu từng ngày từng giờ.
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
14

Trong thơ Phạm Tiến Duật, anh bộ đội trở thành những con người lý tưởng
của thời đại. Họ đại diện cho giai cấp, cho cộng đồng trực tiếp làm nhiệm vụ mà sứ
mệnh dân tộc đã trao vào tay họ. Chân dung anh bộ đội luôn hiện diện ngời sáng, nổi
bật trong thơ Trường Sơn, biểu trưng cho sức mạnh của dân tộc. Làm nên điều kỳ lạ
ấy chính là “mấy chục vạn người” đã gắn bó, sống chết với Trường Sơn, đã bền chí,
bền gan chiến đấu giữa Trường Sơn.
Phạm Tiến Duật đã đến với những con người anh hùng của thời đại từ nhiều
phương diện, nhiều góc độ. Có khi họ là những tập thể, cũng có khi là những cá
nhân, chiến sĩ đang chiến đấu… Dù ở đâu, người chiến sĩ vẫn ngời sáng phẩm chất
anh hùng cách mạng. Đọc thơ Phạm Tiến Duật thì hình ảnh người lính lái xe, lính
công binh, pháo thủ… luôn gây được ấn tượng mạnh mẽ, đặc biệt.
Hình ảnh người chiến sĩ lái xe được tác giả tập trung thể hiện sâu nhất , đậm
nhất và nổi bật nhất. Bản thân nhà thơ là người trong cuộc nên ông viết về mình, về
đồng đội chân thực, hồn nhiên hơn ai hết. Giữa cảnh đạn réo bom rơi, chiến trường
ngổn ngang cây đổ, giữa tiếng gầm gào của đại bác… Dù ở hoàn cảnh nào thì “xe

vẫn chạy vì miền Nam phía trước”. Chân dung người chiến sĩ lái xe mưu trí dũng
cảm đối diện với quân thù luôn luôn làm xúc động lòng người:
Ta bật đèn pha ô tô trong chớp lóe ánh đạn
Rồi tắt đèn xe quay
Đánh lạc hướng giặc rồi ta lại lái xe đi
(Lửa đèn)
Những câu thơ gần với văn xuôi như kể lại một câu chuyện bình thường và
với những chiến sĩ ấy đó cũng là chuyện gian lao nối tiếp gian lao, nguy hiểm chồng
chất nguy hiểm nhưng họ vẫn vượt qua tất cả. Họ có thể rất khác nhau về tính nết, cá
tính nhưng họ có một điểm rất chung: chung mục đích , chung lý tưởng. Những
điểm chung ấy giúp họ vượt qua được nhưng giới hạn đời thường để trở thành một
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
15

khối đoàn kết, trở thành sức mạnh vô song. Ý chí và nhận thức của họ đã được
chuyển hóa thành những hành động cụ thể:
Bỗng nhiên bên rừng bom nổ
Chiếc xe bùng cháy bất ngờ
Chúng tôi lao vào dập lửa
Biết nơi cần đạn đang chờ
(Đồng chí lái chính, lái phụ và tôi)
Hành động quyết liệt cứu xe, cứu hàng của người chiến sĩ, của đồng chí lái
chính, lái phụ có cội rễ từ trong tiềm thức. Hành động ấy không hề bị yếu tố cá nhân
nào chi phối, cho dù trước đó họ không đồng tình với nhau về chuyện vừa gặp một
cô gái giữa đường. Có lẽ chân dung anh bộ đội lái xe được tác giả tập trung miêu tả,
thể hiện qua bài: Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Hiện thực đời sống đã được đưa
vào trong thơ:
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ mất rồi

(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Không chỉ không có kính, xe không có mui, thùng xe có xước… tất cả đều
thiếu hụt, mất mát. Dù Phạm Tiến Duật không hề miêu tả sự dữ dội, ác liệt của chiến
tranh, nhưng sự dữ dội, ác liệt ấy vẫn hiện hữu trước mắt bạn đọc. Trên cái nền hiện
thực ấy, chân dung của người lính lái xe hiện lên thật rõ nét. Họ là những con người
bình thường nhưng rất anh dũng. Dù khó khăc, khốc liệt là vậy nhưng những tiểu đội
xe vẫn tiến thẳng trên đường ra trận:
Nhìn đất nhìn trời nhìn thẳng
Những người lính lái xe hoàn toàn chủ động trước hoàn cảnh. Dù khó khăn
đến thế nào họ cũng có thể vượt qua tất cả. Là người trong cuộc, nhà thơ viết về cái
khổ không để kể khổ mà nói đến như một lẽ thường tình. Xe không có kính thì “bụi
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
16

phun tóc trắng như người già” rồi “mưa tuôn mưa xối như ngoài trời” là điều không
thể tránh khổi được. Song điều quan trọng chính là tinh thần vượt lên gian khổ, khó
khăn. Không lên gân, không hô khẩu hiệu, không sử thi hóa người chiến sĩ, chân
dung người cầm lái hiện lên thật gần gũi, bình dị. Sức mạnh của người cầm lái chính
là chủ nghĩa anh hùng cách mạng, là ý chí đấu tranh thống nhất đất nước.
Trên đường Trường Sơn “trùng trùng như rừng thẳm” bên cạnh người lính lái
xe còn biết bao những người lính khác vẫn ngày đêm đối diện với quân thù. Đó là
những người lính công binh, lính pháo thủ, lính thông tin, lính coi kho… Như một
nhà nhiếp ảnh tài ba, Phạm Tiến Duật đã ghi lại chân dung của họ một cách sinh
động. Trong thơ Phạm Tiến Duật những con người ấy thật đáng yêu. Ông không chỉ
có tài trong việc quan sát những biểu hiện bên ngoài mà quan trọng hơn là nhưng
diễn biến tâm trạng. Đây là bức tranh về những người chiến sĩ trước lúc vào trận
đánh:
Rơi từ mây những cánh bướm đen
Cậu chiến sĩ bên tôi ngồi xuống, đứng lên

Sốt ruột vì nghe nứa nổ
Người cán bộ già bên bãi cỏ
Đăm đắm nhìn tàn lá đang rơi
(Những mãnh tàn lá)
Giặc điên cuồng bắn phá rừng. tàn lá rơi, cái ác hiện hình biến thành chủ
nghĩa… tất cả đều tác động đến những người lính. Họ đứng ngồi không yên, họ
nóng lồng, sốt ruột được tấn công, được xông lên tiêu diệt kẻ thù. Người lính trẻ nôn
nóng không còn bình tĩnh, người lính giá ném cái nhìn vào những tàn lá đang rơi.
Cuộc sống chiến trường không được Phạm Tiến Duật tô điểm qua cái nhìn lãng mạn
hóa mà bình dị và chân thực như nó đã và đang diễn ra.
Trên con đường Trường Sơn lịch sử, hình tượng người lính công binh trong
thơ Phạm Tiến Duật được khắc họa thật đặc sắc:

Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
17

Những đồng chí công binh lầm lì
Mùi bộc phá trộn vào trong tiếng hát
Trên áo giáp lấm đầy đất cát
Lộp bộp cơn mưa bỉ sắc đuối tầm
(Vầng trăng và quầng lửa)
Hiện thực máu lửa trên con đường huyết mạch Trường Sơn trong những năm
tháng chống Mĩ không làm chùn bước chân của các chiến sĩ. Mà ngược lại, đó chỉ là
môi trường tôi luyện lồng can trường, lồng dũng cảm của những người lính. Những
người lính công binh đối diện với gian lao, thậm chí là cái chết cận kề, tận mắt
chứng kiến cảnh “cơn mưa bỉ sắt” nhưng họ vẫn vượt lên bằng tinh thần “tiếng hát
át tiéng bom”. Ở họ có một niềm tin mãnh liệt khiến người đọc phải cảm phục:
Hun hút đường khuya rì rầm rì rầm
Tiếng mạch đất hai miền hòa làm một

Và vầng trăng, vầng trang đất nước
Mọc qua quầng lửa mọc lên cao
(Vầng trăng và quầng lửa)
Chiến tranh đi liền với sự khốc liệt! Chiến tranh là thứ lửa khắc nghiệt nhất để
thử vàng của long người. Khi phải đối diện với sự mất còn, phải tính toán đến lợi ích
cá nhân, tập thể, sự sống, cái chết thì con người mới chứng tỏ hết sự thật nhân cách
của mình. Ai đã từng thấy hết những gian khổ, mất mát có lẽ mới hiểu sâu sắc về
điều đó. Trong thơ Phạm Tiến Duật rất nhiều sự thật về chiến trường đã được ông đề
cập đến. Trong đó có một sự thật cao cả đó là ý chí kiên cường, bất khuất của con
người, một tinh thần “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Song điều quan trọng hơn,
sự thật cao cả vĩ đại ấy lại diễn ra bằng cảm xúc chân thật, hiền lành:
Bom giật liên hồi
Lỗ tai chảy máu
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
18

Xông lên phá đường
Mặc cho áo cháy
(Ngãng thân yêu)
Thật ra, “Ngãng” không phải là một cái tên riêng mà là cái tên chung cho
những người lính công binh ở Seng Phan – những con người đã bị bom Mỹ làm
điếc. Cái tai sinh học bị điếc nhưng còn cái tai tinh thần chiến đấu lại vô cùng nhạy
cảm. Tinh thần cảnh giác, tinh thần chiến đấu đã đi vào tiềm thức của những người
lính công binh. Cho dù chiến tranh có ác liệt đến mấy cũng không làm lay chuyển
được họ.
Sự xuất hiện hình tượng nhân vật cô thanh niên xung phong như kiện toàn
thêm về hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật. Mấy chục vạn nữ thanh
niên xung phong Việt Nam đã đi vào tuyến lửa đạn. Họ là những cô gái mở đường,
giao liên, là văn công, là y tá… và họ cũng là bộ đội. Những cô gái ấy đã đi vào văn

học và trở thành những nhân vật nữ đẹp nhất của văn học cách mạng thế kỷ XX.
Hình tượng cô thanh niên xung phong luôn trở đi trở lại trong những trang thơ của
Phạm Tiến Duật ngay cả khi chiến tranh đã kết thúc. Cái đặc sắc trong thơ ông là
ông đã phát hiện ở họ một “vẻ đẹp kép”: vẻ đẹp của người phụ nữ và vẻ đẹp của
người anh hùng. Họ là nhưng người phụ nữ anh hùng của thời đại. “Gữi em cô thanh
niên xung phong”, “Niềm tin có thật”, “Cô bộ đội ấy đi rồi”, “Nghe em hát trong
rừng” là những bài thơ tiêu biểu tác động mạnh đến tâm trí người đọc bở hình tượng
những người con gái trẻ trung, đang ngày đêm hiến dâng tuổi thanh xuân của mình
cho đất nước.
Nét đẹp làm xúc động lồng người của các cô thanh niên xung phong trong thơ
Phạm Tiến Duật trước hết là sự trẻ trung hồn nhiên, là tuổi xuân, là thì con gái tràn
trề sức sống. Phạm Tiến Duật đã nhận ra cái hương, cái duyên của người con gái
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
19

Trường Sơn giữa nguy hiểm, bom đạn, giữa khó khăn khốc liệt nhưng họ vẫn không
quên mình là con gái. Chất nữ tính của họ làm xao xuyến bao người:
Em là cô bộ đội lái xe
Giặc nhằm bắn bốn bề lửa cháy
Cái buồng lái là buồng con gái
Vẫn cành hoa mềm mại cài ngang
(Niềm tin có thật)
Giữa cái chiến trường ác liệt và hiểm nguy nhưng hình ảnh cô bộ đội lái xe, cô
thanh niên xung phong hiện lên thật đẹp thật lãng mạn:
Đoàn thanh niên xung phong phá đá sửa đường
Dẫu hố bom kề bên còn bay mùi khét
Tóc lá sả đâu đó vẫn bay hương
(Lửa đèn)
Nhưng cô thanh niên xung phong đã đi vào thơ, vào nhạc bở chính cuộc đời

của họ rất nên nhạc, nên thơ. Những con người ấy như những “bông hoa không hỏi”
để làm rạo rực lồng người. Sự xuất hiện của những “ người con gái ở rừng”, những
cô thanh niên xung phong lấp hố bom mở đường khiến những chàng trai không còn
lý giải được sự xao động trong cảm xúc của mình:
Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Đại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất
(Gửi em cô thanh niên xung phong)
Gửi em cô thanh niên xung phong có thể xem là bản tình ca, bản anh hùng ca
tuyệt vời nhất của Phạm Tiến Duật viết về “những người con gái ở rừng”. Bài thơ
trải dài trong cảm xúc miên man, trong hành trình đi tìm lời giải đáp cho câu hỏi:
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
20

“Có lẽ nào anh lại mê em – Một cô gái không nhìn rõ mặt”. Đúng là chiến tranh –
một bối cảnh khác thường, nó khiến cho những điều không thể đều trở thành có thể.
Ai có thể tin người con gái đang độ tuổi thanh xuân như ngọc, như hoa, đang tuổi đi
xây dựng hạnh phúc lại từ giã quê hương đến chốn mưa bom bão đạn này. Ai có thể
tin một người con gái lại có thể lái xe đi trong tầm bom rơi, vượt qua ngàn trùng
gian nguy hiểm để tiếp lương, tải đạn ra chiến trường? Nhưng những điều đó hoàn
toàn có thật! Chiến trường ác liệt chỉ là cái phông nền làm sáng lên phẩm chất của
người con gái anh hùng. Nguyễn Đình Thi cũng đã từng có những vần thơ đẹp về
những người con gái ấy:
Gặp em trên cao lộng gió
Rừng trường Sơn ào ào lá đỏ
Em đứng bên đường như quê hương
Vai áo bạc quàng súng trường…
(Lá đỏ)

Từ góc nhìn của những người lính hành quân ra mặt trận, Nguyễn Đình Thi đã
cảm nhận sự ấm áp quân ra mặt trận, Nguyễn Đình Thi đã cảm nhận sự ấm áp kiên
trung của những cô gái thanh niên xung phong như điểm tựa vững chãi của những
đoàn quân ra trận. Phạm Tiến Duật lại khác, ông cảm nhận tâm hồn của những người
con gái ấy bằng một tâm hồn rất trẻ và bằng một ánh nhìn thật gần gũi, trìu mến và
đồng cảm. Nhà thơ đã nhìn ra được một điều thật thú vị nhưng cũng thật giản dị:
bom đạn, sốt rét không ngăn được nụ cười con gái, một chút làm duyên tinh nghịch
dễ thương:
Đêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón
Em đóng cọc vào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho chúng bạn cười giòn
(Gữi em cô thanh niên xung phong)
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
21

Nhà thơ không lên gân, không tung hô, không ngợi ca ồn ào. Mà nhà thơ
dường như chỉ muốn kể, kể rất thật những gì mình đã thấy, về những chuyện “từ nỗi
nhớ sâu xa”, từ niềm tin yêu, khâm phục và thương cảm:
Cạnh giếng nước có bom từ trường
Em không rửa ngủ ngay chân lấm
Ngày em phá nhiều bom nổ chậm
Đêm nằm mơ nói mớ vang nhà
(Gữi em cô thanh niên xung phong)
Hiện thực cuộc sống đã tác động vào tâm trí con người. Cô thanh niên xung
phong cũng vậy! Ban ngày phá nhiều hố bom nổ chậm nên ban đêm nổi ám ảnh, lo
lắng không bị lý trí kiểm soát nên cô mới nói mớ vang nhà. Chất thơ đã đạt đến độ
ám gợi, hàm súc. Phạm Tiến Duật lấy một chi tiết nhỏ để nói về sự hy sinh cao cả
của các cô gái trẻ một thời đến Trường Sơn không tiếc đời mình. Lời thơ giản dị
nhưng chân dung người con gái Trường Sơn đã lung linh tỏa sáng trong những trang

thơ. Có ai ngờ những người con gái vẫn được coi là “chân yếu tay mềm” đã làm nên
những điều kỳ diệu. Không biết có nơi nào trên Trái đất này, người phụ nữ anh dũng
như ở đất nước Việt Nam thời chống Mỹ. Chính những con người ấy đã tiếp thêm
sức mạnh, niềm tin để cả dân tộc chiến đấu và chiến thắng:
Em đã qua và em đã sang
Đẹp lắm đấy giữa ngày đánh Mỹ
Đất nước mình nhiều điều giản dị
Anh chưa tin rồi cũng phải tin thôi
(Niềm tin có thật)
Quả là đất nước Việt Nam thời chống Mỹ có những cái tưởng chừng như giản
dị nhưng lại rất vĩ đại, vĩ đại nhưng lại xuất phát từ những điều giản dị. Đó chính là
tình cảm chân thành với Tổ quốc. Ai có thể tin người con gái dám đi phá bom nổ
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
22

chậm, dám lái xe qua nơi “bom bay mù bụi đỏ” trong cảnh “giặc nhằm bốn bề lửa
cháy”. Và trong số những người con gái ấy, không ít người vĩnh viễn nằm lại với
cánh rừng già Trường Sơn:
Chuyện kể rằng em cô gái mở đường
Để cứu đoạn đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù hứng lấy luống bom
(Khoảng trời hố bom – Lâm Thị Mỹ Dạ)
Chiến tranh dữ dội là thế! Những người con gái khi bước chân vào chiến
trường, họ đã hình dung được điều đó. Hành trang ra trận của họ có thể quên thứ
này, thứ kia nhưng thứ không thể quên được và họ đã mang theo – đó là tuổi trẻ,
trách nhiệm và lòng danh dự. Cũng giống như anh bộ đội Trường sơn, những cô
thanh niên xung phong thuộc thế hệ của những con người ý thức sâu sắc về trách

nhiệm của công dân, của tuổi trẻ, trách nhiệm và lòng danh dự đối với đất nước. Họ
không ảo tưởng về chiến trường, họ hình dung được những gian khổ, khó khăn và
hiểm nguy ở nơi đấy. Nhưng vì tình yêu và trách nhiệm với Tổ quốc, họ đã đến và
hy sinh cả một thời tươi trẻ của mình. Phạm Tiến Duật không chỉ nhìn những cô gái
thanh niên xung phong, những cô bộ đội như những anh hùng của thời đại mà ông
còn cảm nhận họ ở những nỗi niềm sâu kín, những khát vọng đời thgường mãi mãi ở
lại với cánh rừng già:
Đã sáu, bảy năm em gái xa nhà
Ba lăm tuổi chuyện chồng con chư nói
Cả một thời thanh xuân sôi nổi
Ở bên nhau giữa bếp lửa rừng già
(Cô bộ đội ấy đã đi rồi)
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
23

Thấm thía sự hy sinh sâu sắc của những người con gái ở rừng cho nên những
dòng thơ của ông viết về họ cứ phảng phất nỗi buồn, nỗi niềm xót xa và thương cảm.
Còn biết bao cô gái khác, trong hàng vạn chục dân quân như vậy ở Trường Sơn. Các
cô gái đang ngày đêm thầm lặng lấp hố bom, phá đá mở đường, chuyển thư, tiếp
lương, tải đạn, đem lời ca tiếng hát cổ vũ tinh thần cho chiến sĩ… Tình yêu quê
hương đất nước, sự hy sinh cho Tổ quốc ở những con người ấy thực sự là một tình
yêu lớn. Tình yêu ấy thổi mãi, thổi mãi giữa cánh rừng già Trường Sơn năm ấy. Nó
tạo thành âm hưởng của khúc tráng ca bất tận về tình yêu Tổ quốc.

II. Người lính với vẻ đẹp của tinh thần lạc quan yêu đời
Bên cạnh vẻ đẹp của sự hiến dâng thì người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
còn mang vẻ đẹp của tinh thần lạc quan yêu đời. Bài thơ về tiểu đội xe không kính là
một bài thơ tiêu biểu cho vẻ đẹp của tinh thần lạc quan yêu đời.Trên chiếc xe không
kính người lính hiên ra với tư thế ung dung mà hiên ngang:

Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất ,nhìn trời, nhìn thẳng
Xe không kính, đó là sự thiếu thốn phương tiệt vật chất. Nhưng thật bất ngờ,
người lính lại biến sự thiếu thốn đó trở thành một sự hưởng thụ, một cách tiếp xúc
trực tiếp với không gian bên ngoài. Những chữ nhìn lặp đi lặp lại như một niềm sảng
khoái bất tận. Không có kính, càng dễ “ nhìn đất, nhìn trời” với tư thế nhìn thẳng
thật hiên ngang. Cả một đoạn thơ diễn tả rất cụ thể những cảm giác của những người
lính lái xe:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
24

Chính điều kiện thiếu thốn đó đã bộc lộ vẻ đẹp tinh thần của người lính. Đó là
thái độ bất chấp gian khổ, hiểm nguy:
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha
***
Không có kính ừ thì ướt áo
Mưa tuôn mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa
Mưa ngừng, gió lùa mau khô thôi
Những câu thơ giản dị như lời nói từ cửa miệng của người lính. “không có
kính, ừ thì ”, “chưa cần rửa”, “chưa cần thay”, điệp khúc ấy tạo nên giọng điệu
ngang tàng, bất chấp. Đầu tóc mặt mũi bụi bắm trắng không cần rửa, áo không cần

thay, và vẫn có thể “ Phì phèo châm điếu thuốc - Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”
Niềm vui và tiếng cười của những người lính trẻ sôi nổi, tinh nghịch cứ vút
lên giữa gian khổ khắc nghiệt, giữa cả nguy hiểm chết người của chiến tranh với
những “bom giật, bom rung, bom rơi”
Và niềm vui của họ càng nhân lên khi chung quanh họ đều là những con
người lạc quan như thế:
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi
Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy
Cái bắt tay qua ô cửa kính vỡ là một sự bù đắp tinh thần cho sự thiếu thốn vật
chất đó. Giữa gian khổ hiểm nguy, họ vẫn có niền vui chung của những người đồng
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
25

đội, của “ gia đình” những người lính lái xe. Họ vẫn lạc quan băng về phía trước: “
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”. Câu thơ với năm thanh bằng và điệp ngữ “ lại đi” tạo
âm điệu thanh thản, nhẹ nhàng. Hình ảnh bầu trời xanh phơi phới một niềm lạc quan
, yêu đời
Nhiều người cho rằng, thơ Phạm Tiến Duật có nét gần gũi với thơ dân gian.
Sự gần gũi ấy chính ở vẻ đẹp giản dị, hồn nhiên trong hình tượng, ở cảm xúc chân
thành của người viết, nhất là khi viết về anh bộ đội. Ông đã từng viết về một buổi
chiều trong hầm đại bác. Trong thơ ca viết về anh bộ đội ít có bức tranh sinh động
đến thế :
Lại buồn cười mấy cậu công binh
Thích vỏ đạn, suốt trưa ngồi ngắm
Thương mấy anh thông tin lận đận
Xin phao bơi đưa máy qua sông.
Buổi chiều ở trong hầm đại bác

Sau một cuộc tập bắn mấy trăm viên đại bác, tức tai còn ù, vậy mà những
chàng pháo thủ, những cậu công binh, những anh lính thông tin dường như không
còn thời gian quan tâm đến điều đó nữa. Họ trở lại những nét riêng tư của cuộc sống
đời thường thật đáng yêu, đáng mến. Hình ảnh của họ vì thế không xa lạ, họ không
chỉ làm cho ta ngưỡng mộ mà còn làm cho ta cảm mến tin yêu.
Đã có biết bao chiến sỹ nằm lại trên chiến trường Trường Sơn, sự hy sinh
thầm lặng của họ đã góp phần không nhỏ vào sự thắng lợi của cuộc chiến tranh vệ
quốc vĩ đại. Họ góp phần tạo nên bản giao hưởng Trường Sơn thêm nhiều âm thanh
tươi sáng, tràn đầy tinh thần lạc quan :
Đồng chí coi kho cười ha hả
Chẳng có tiếng cười nào
Vang hơn tiếng cười hang đá
(Tiếng cười của đồng chí coi kho)
Vẻ đẹp hình tượng người lính trong thơ Phạm Tiến Duật
Lê Thị Thủy ĐHSP Văn – Sử K50
26

Anh dũng, kiên cường, lạc quan luôn chiến thắng những khó khăn, gian khổ,
sẵn sàng hy sinh cho đất nước, anh bộ đội trong thơ Phạm Tiến Duật còn là những
con người chứa chan yêu thương. Trong con người anh không chỉ có lý tưởng, ý chí
chiến đấu mà còn có một tấm lòng đùm bọc, chở che và yêu thương. Có lẽ, hình ảnh
làm các anh rung động, thương cảm nhất chính là những em bé mồ côi. ở bất kỳ nơi
nào trên thế gian này, trong chiến tranh, nạn nhân tội nghiệp nhất vẫn là những em
bé. Ngay từ cuối thế kỷ XIX, nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu đã ghi lại điều đó :
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy
Mất ổ đàn chim dáo dác bay
(Chạy tây)
Trong thơ Phạm Tiến Duật, chiến tranh cũng đẩy các em đến tình cảnh bơ
vơ, không cha, không mẹ, không nhà cửa, không nơi nương tựa, các em chạy thảng
thốt trong rừng. Và “ Gót chân em chạy đến tìm anh” Đi theo bước chân của trẻ em

Lào . Các em- nạn nhân chiến tranh cần một nơi nương tựa, cần một mái ấm tình
thương. Các anh bộ đội Trường Sơn ngày ấy đã đón các em vào lòng. Các anh làm
cha, làm mẹ, làm thầy giáo, sẻ chia với các em tất cả nhữn gì mình có, bù đắp những
đau thương, mất mát mà các em phải chịu đựng. Hằng năm trẻ em Tây Nguyên mồ
côi đã được bộ đội cõng về nuôi nấng, dạy dỗ. Một mái ấm tình thương được dựng
lên che chở các em:
Đường về hậu phương xa thật là xa
Thôi ở lại đây, ống tay các anh cắt ra tha hồ mặc
Lá cây hợp thành nhà, gỗ kê thành bàn học
Lính quân đoàn thay nhau làm thầy giáo giảng bài.
(Gửi các em bước ở trường văn hóa Tây Nguyên ngày trước)
Khung cảnh đơn sơ nhưng tấm lòng rộng mở, nồng ấm, các anh đã dành cho
các em, thế hệ tương lai tất cả. Bởi vì mục đích của những cuộc hành quân ra mặt

×