Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu giải pháp thiết kế khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt xã Vũ Tây huyện Kiến Xương tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 85 trang )



BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
***












BÙI THỊ THỦY









NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KHU XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT XÃ VŨ TÂY,
HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH







CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ : 60.64.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRỊNH QUANG HUY


























HÀ NỘI, 2013


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá nhân,
các số liệu ñiều tra và những kết luận nghiên cứu ñược trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng ñược công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm
ơn và các số liệu, thông tin ñược trích dẫn trong luận văn ñã ñược ghi rõ nguồn gốc.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Hà Nội, tháng 01 năm 2014
Người thực hiện



Bùi Thị Thủy







Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

ii

LỜI CẢM ƠN

Lời ñầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trịnh Quang Huy , người ñã trực
tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Những lời chỉ dẫn tận tình và những lời
ñộng viên của thầy ñã giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện
luận văn này.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo giảng dạy chương trình cao học "Khoa
học Môi trường” ñã truyền dạy những kiến thức quý báu, những kiến thức này rất
hữu ích với tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. ðặc biệt, tôi xin cảm ơn
những góp ý có ý nghĩa rất lớn khi tôi thực hiện ñề cương nghiên cứu.
Xin cảm ơn Lãnh ñạo Trung tâm Quan trắc Phân tích Tài nguyên và Môi
trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình ñã tạo ñiều kiện thuận lợi
trong suốt quá trình tôi tham gia khóa học và thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn ðảng ủy, Ủy ban nhân dân và toàn thể người dân xã Vũ Tây –
huyện Kiến Xương - tỉnh Thái Bình ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ, cung cấp thông tin
cho tôi trong quá trình nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả những sự giúp ñỡ quý báu ñó.

Hà Nội, tháng 01 năm 2014
Người thực hiện




Bùi Thị Thủy





Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iii

MỤC LỤC


Trang
Lời cam ñoan i

Lời cảm ơn ii

Mục lục iii

Danh mục bảng v

Danh mục sơ ñồ và hình vii

Danh mục chữ viết tắt viii

MỞ ðẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI 1


2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1

3 YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI 2

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 3

1.1.1 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt 3

1.1.2 Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3

1.1.3 Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt 4

1.1.4 Ảnh hưởng của chất thải rắn ñến môi trường và sức khoẻ cộng ñồng 6

1.2 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT 8

1.2.1 Hiện trạng quản lý RTSH trên thế giới 8

1.2.2 Hiện trạng quản lý CTRSH tại Việt Nam 12

1.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CTR SINH HOẠT PHỔ BIẾN 16

1.3.1 Xử lý CTR bằng phương pháp ñốt (Trịnh Quang Huy, 2012) 17

1.3.2 Xử lý CTR bằng phương pháp chôn lấp [11] 19

1.3.3 Xử lý CTR bằng phương pháp sinh học [11] 25


Chương 2 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.1 ðỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 28

2.1.1 ðối tượng nghiên cứu 28



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

iv

2.1.2 Phạm vi nghiên cứu 28

2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 28

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp 28

2.2.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 28

2.3.3 Phương pháp ma trận 29

2.3.4 Phương pháp dự báo khối lượng các chất thải rắn phát sinh 29

2.3.5 Phương pháp phân loại thành phần chất thải 29

2.3.6 Phương pháp tính toán thiết kế 29


2.3.7 Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu 29

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 30

3.1 ðẶC ðIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ VŨ TÂY NĂM 2012 30

3.1.1 ðiều kiện về ñịa lý, ñịa chất 30

3.1.2 ðiều kiện về khí tượng thủy văn 33

3.1.3 ðiều kiện kinh tế - xã hội xã Vũ Tây năm 2012 35

3.2 THỰC TRẠNG PHÁT SINH CTR SINH HOẠT TRÊN ðỊA BÀN
XÃ VŨ TÂY 39

3.2.1 Khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên ñịa bàn xã Vũ Tây 39

3.2.2 Thành phần CTR 43

3.3 LỰA CHỌN ðỊA ðIỂM VÀ GIẢI PHÁP THIẾT KẾ KHU XỬ LÝ
CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT 46

3.3.1 Lựa chọn ñịa ñiểm phù hợp 46

3.3.2 Giải pháp thiết kế bãi chôn lấp hợp vệ sinh 49

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 64

1 KẾT LUẬN 64


2 ðỀ NGHỊ 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 65

PHỤ LỤC 67



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

v

DANH MỤC BẢNG

Số TT Tên bảng Trang
1.1 ðịnh nghĩa thành phần của CTRSH 5

1.2 Lượng phát sinh CTRSH ñô thị ở một số nước 9

1.3 Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước 12

1.4 Lượng CTRSH ñô thị theo vùng ñịa lý Việt Nam ñầu năm 2010 13

1.5 ượng CTRSH phát sinh trên ñịa bàn tỉnh Thái Bình năm 2012 15

1.6 Phân loại bãi chôn lấp 20

3.1 Hiện trạng sử dụng ñất xã Vũ Tây năm 2012 32

3.2 Nhiệt ñộ không khí trung bình các tháng trong năm (

o
C) 33

3.3 Lượng CTR sinh hoạt tại xã Vũ Tây vào các tháng 4, 5, 6/2013 40

3.4 Dự báo dân số của xã ñến năm 2020 42

3.5 ự báo tổng lượng rác thải phát sinh ñến năm 2020 43

3.6 Thành phần chất thải rắn sinh hoạt 44

3.7 Khối lượng rác hữu cơ có trong mẫu rác khối lượng 100 kg 45

3.8 Thành phần % các nguyên tố trong rác có khả năng phân hủy sinh học 45

3.9 ðánh giá các tiêu chí lựa chọn ñịa ñiểm quy hoạch BCL 48

3.10 Khối lượng rác thải cần xử lý chôn lấp 49

3.11 Cấu trúc lớp lót ñáy từ trên xuống 51

3.12 Cấu trúc lớp phủ ñỉnh 52

3.13 Các thông số thiết kế và vận hành các ô chôn lấp 55

3.14 Khối lượng các nguyên tố có trong rác phân tích 56

3.15 Tổng khối lượng và số mol các nguyên tố trong mỗi thành phần chất
hữu cơ 56


3.16 Tính toán lượng khí phát sinh từng năm của 100 kg chất thải rắn phân
huỷ nhanh 59



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vi

3.17 Tính toán lượng khí phát sinh từng năm của 100 kg chất thải rắn phân
huỷ chậm 61

3.18 Tổng lượng khí phát sinh hằng năm (rác phân hủy nhanh và rác phân
hủy chậm) 62

.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

vii

DANH MỤC SƠ ðỒ VÀ HÌNH

Số TT Tên sơ ñồ, hình Trang
Sơ ñồ 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 4

Hình 1.1. Mô hình bãi chôn lấp kết hợp chìm – nổi 20
Hình 1.2. Mô hình bãi chôn lấp nổi 21


Hình 1.3. Mô hình bãi chôn ở khe núi 21

Hình 3.1. Cấu trúc lớp lót ñáy 52

Hình 3.2. Chi tiết lớp phủ ñỉnh 53

Hình 3.3. Tốc ñộ sinh khí cực ñại từ CTR phân hủy nhanh 58

Hình 3.4. Tốc ñộ sinh khí cực ñại từ CTR phân hủy chậm 60




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Viết tắt Diễn giải
BCL : Bãi chôn lấp
CTR : Chất thải rắn
CTRSH : Chất thải rắn sinh hoạt
TCXDVN : Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam



Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

1


MỞ ðẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ðỀ TÀI
Rác thải ở Việt Nam ñang là một hiện trạng ñáng lo ngại. Cùng với sự
phát triển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen
sinh hoạt của con người. Lượng rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng. Thành
phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ ñộc hại với môi
trường và sức khoẻ con người.
Hiện nay ở Thái Bình, vấn ñề rác thải không chỉ là nỗi bức xúc của người
dân ñô thị mà tại nhiều xã nông thôn do ý thức về môi trường chưa cao và thói
quen sinh hoạt nên rác thải vẫn ñược vứt bừa bãi ra kênh mương thoát nước, ñường
giao thông, bãi ñất trống, nghĩa trang gây ô nhiễm môi trường, làm nảy sinh dịch
bệnh, ảnh hưởng ñến sức khỏe của con người và cảnh quan cuộc sống cộng ñồng.
ðây là một trong những vấn ñề mà ñịa phương ñã và ñang coi trọng. Thực
hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, trong ñó 1 trong 19 tiêu chí mà các xã
trong tỉnh phải ñạt ñược ñó là tiêu chí về môi trường, với mong muốn mang lại
một cuộc sống văn minh, môi trường trong sạch cho người dân khu vực nông thôn.
Hiện toàn tỉnh có 233/263 xã ñược lập và phê duyệt quy hoạch chung xây
dựng nông thôn mới. Các xã ñang tổ chức triển khai từng bước quy hoạch chung
ñến quy hoạch ñịa ñiểm cụ thể các bãi chôn lấp rác thải gắn với quy hoạch xây
dựng nông thôn mới và ñề xuất phương án thực hiện, bảo ñảm ñến năm 2020 tại
tất cả các xã trên ñịa bàn tỉnh ñều có khu xử lý và chôn lấp rác thải hợp vệ sinh.
Xuất phát từ lý do trên, tôi tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu giải
pháp thiết kế khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại xã Vũ Tây, huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình”.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
 ðánh giá thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tại xã Vũ Tây,
huyện Kiến xương, tỉnh Thái Bình.
 ðề xuất giải pháp thiết kế khu xử lý chất thải rắn.




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

2

3. YÊU CẦU CỦA ðỀ TÀI
 Xác ñịnh ñược lượng chất thải phát sinh, thành phần chất thải làm cơ
sở cho việc lựa chọn giải pháp xử lý
 Tính toán hệ thống ô chôn lấp, hệ thống thu khí thải ñảm bảo quy ñịnh
theo Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 261:2001 - Bãi chôn lấp chất thải
rắn - Tiêu chuẩn thiết kế.




Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

3

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1.1. Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt
Theo ðiều 3, Nghị ñịnh 59/2007/Nð-CP ngày 9/04/2007 về quản lý chất
thải rắn: “Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, ñược thải ra từ quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt ñộng khác. Chất thải rắn bao gồm
chất thải rắn thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia ñình, nơi công cộng

ñược gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt. Chất thải rắn phát thải từ hoạt ñộng sản
xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt ñộng khác ñược
gọi chung là chất thải rắn công nghiệp”.
Theo Website: vi.wikipedia.org/wiki/Chất_thải: “Chất thải rắn sinh hoạt là
các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt, hoạt ñộng, sản xuất của con
người và ñộng vật. Rác phát sinh từ các hộ gia ñình, khu công cộng, khu thương
mại, khu xây dựng, bệnh viện, khu xử lý chất thải… Trong ñó, rác sinh hoạt
chiếm tỉ lệ cao nhất. Số lượng, thành phần chất lượng rác thải tại từng quốc gia,
khu vực là rất khác nhau, phụ thuộc vào trình ñộ phát triển kinh tế, khoa học, kỹ
thuật. Bất kỳ một hoạt ñộng sống của con người, tại nhà, công sở, trên ñường ñi,
tại nơi công cộng,… ñều sinh ra một lượng rác ñáng kể. Thành phần chủ yếu của
chúng là chất hữu cơ và rất dễ gây ô nhiễm trở lại cho môi trường sống nhất. Cho
nên, chất thải rắn sinh hoạt có thể ñịnh nghĩa là những thành phần tàn tích hữu cơ
phục vụ cho hoạt ñộng sống của con người, chúng không còn ñược sử dụng và
vứt trả lại môi trường sống”.
1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, có thể ở nơi
này hay ở nơi khác; chúng khác nhau về số lượng, kích thước, phân bố về không
gian. Chất thải rắn sinh hoạt có thể phát sinh trong hoạt ñộng cá nhân cũng như
trong hoạt ñộng xã hội như từ các khu dân cư, các cơ quan, trường học, trung tâm


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

4

dịch vụ, thương mại, (Hoàng Công Nghĩa, 2012).







Sơ ñồ 1.1. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn sinh hoạt
Qua sơ ñồ trên cho thấy chất thải rắn sinh hoạt ñược thải ra từ nhiều hoạt
ñộng khác nhau; trong ñó khối lượng và thành phần rác thải ở các khu vực là
khác nhau.
1.1.3. Thành phần của chất thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn sinh hoạt rất khác nhau tùy thuộc
vào từng ñịa phương vào các mùa khí hậu, vào ñiều kiện kinh tế và nhiều yếu tố
khác. Có rất nhiều thành phần chất thải rắn trong các rác thải có khả năng tái chế,
tái sinh. Vì vậy mà việc nghiên cứu thành phần chất thải rắn sinh hoạt là ñiều hết
sức cần thiết. Từ ñó, ta có cơ sở ñể tận dụng những thành phần có thể tái chế, tái
sinh ñể phát triển kinh tế.
Mỗi nguồn thải khác nhau lại có thành phần chất thải khác nhau như: Khu
dân cư và thương mại có thành phần chất thải ñặc trưng là chất thải thực phẩm,
giấy, carton, nhựa, vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm ; chất thải từ dịch vụ như rửa
ñường và hẻm phố chứa bụi, rác, xác ñộng vật, ñồ gia dụng hỏng chất thải thực
phẩm như can sữa, nhựa hỗn hợp (Nguyễn Ngọc Nông, 2011).

Khu dân

Cơ quan,
trường
h
ọc

Công trình công
cộng (bến xe,
công viên, )


Cơ sở sản
xuất, kinh
doanh

Chất thải rắn sinh hoạt


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

5

Bảng 1.1. ðịnh nghĩa thành phần của CTRSH
Thành phần ðịnh nghĩa Ví dụ
1. Các chất cháy ñược
a. Giấy Các vật liệu làm từ giấy bột và
giấy
Các túi giấy, mảnh bìa, giấy
vệ sinh
b. Hàng dệt Các nguồn gốc từ các sợi Vải, len, nilon
c. Thực phẩm Các chất thải từ ñồ ăn thực phẩm Cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi
ngô
d. Cỏ, gỗ, củi,
rơm rạ
Các sản phẩm và vật liệu ñược
chế tạo từ tre, gỗ, rơm
ðồ dùng bằng gỗ như bàn,
ghế, ñồ chơi, vỏ dừa
e. Chất dẻo Các vật liệu và sản phẩm ñược
chế tạo từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo, chai,
lọ. Chất dẻo, ñầu vòi, dây
ñiện
f. Da và cao
su
Các vật liệu và sản phẩm ñược
chế tạo từ da và cao su
Bóng, giày, ví, băng cao su
2. Các chất không cháy
a. Các kim
loại sắt
Các vật liệu và sản phẩm ñược
chế tạo từ sắt mà dễ bị nam
châm hút
Vỏ hộp, dây ñiện, hàng rào,
dao, nắp lọ
b. Các kim
loại phi sắt
Các vật liệu không bị nam châm
hút
Vỏ nhôm, giấy bao gói, ñồ
ñựng
c. Thủy tinh Các vật liệu và sản phẩm ñược
chế tạo từ thủy tinh
Chai lọ, ñồ ñựng bằng thủy
tinh, bóng ñèn
d. ðá và sành
sứ
Bất cứ các vật liệu không cháy
ngoài kim loại và thủy tinh

Vỏ chai, ốc, xương, gạch, ñá,
gốm
3. Các chất
hỗn hợp
Tất cả các vật liệu khác không
phân loại trong bảng này. Loại
này có thể chưa thành hai phần:
kích thước lớn hơn 5 mm và loại
nhỏ hơn 5 mm
ðá cuội, cát, ñất, tóc


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

6


1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn ñến môi trường và sức khoẻ cộng ñồng
 Ảnh hưởng của chất thải rắn ñến môi trường ñất:
- ðất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào ñất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than,
khai kháng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng ñọng trên bề mặt sẽ gây
ô nhiễm ñất, tác ñộng ñến các hệ sinh thái ñất.
+ Do thải ra mặt ñất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình
xử lý nước.
+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh
ký sinh trùng, vi khuẩn ñường ruột… ñã gây ra các bệnh truyền từ ñất cho cây
sau ñó sang người và ñộng vật…
- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra ñất hoặc chôn lấp vào ñất chứa các chất hữu
cơ khó phân huỷ làm thay ñổi pH của ñất.

- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn,
nấm mốc những loài này di ñộng mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm
cộng ñồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt ñộng sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi ñưa vào môi trường ñất sẽ làm thay ñổi thành phần cấp hạt, tăng ñộ
chặt, giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng làm
cho ñất bị chai cứng không còn khả năng sản xuất.Tóm lại rác thải sinh hoạt là
nguyên nhân gây ô nhiễm ñất.
 Ảnh hưởng của chất thải rắn ñến môi trường nước:
- Nước ngấm xuống ñất từ các chất thải ñược chôn lấp, các hố phân, nước
làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nước ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, sông, suối làm ô nhiễm nước mặt.
Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ,
các muối vô cơ hoà tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

7

 Ảnh hưởng của chất thải rắn ñến môi trường không khí:
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra mùi và các khí ñộc hại như CH
4
, CO
2
,
NH
3
, gây ô nhiễm môi trường không khí.

- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác
chứa CH
4
, H
2
S, CO
2
, NH
3
, các khí ñộc hại hữu cơ
- Khí sinh ra từ quá trình thu gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi
trùng, các chất ñộc lẫn trong rác.
 Chất thải rắn làm giảm mỹ quan ñô thị:
Chất thải rắn, ñặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nếu không ñược thu gom,
vận chuyển, xử lý sẽ làm giảm mỹ quan ñô thị. Nguyên nhân của hiện tượng này
là do ý thức của người dân chưa cao. Tình trạng người dân vứt rác bừa bãi ra
lòng lề ñường và mương rãnh hở vẫn còn phổ biến gây ô nhiễm nguồn nước và
ngập úng khi mưa.
 ðống rác là nơi sinh sống và cư trú của nhiều loài côn trùng gây bệnh:
Việt Nam ñang ñối mặt nhiều nguy cơ lây lan bệnh truyền nhiễm, gây dịch
nguy hiểm do môi trường ñang bị ô nhiễm cả ñất, nước và không khí. Chất thải
rắn ñã ảnh hưởng rất lớn ñến sức khỏe cộng ñồng, nghiêm trọng nhất là ñối với
dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng
nông thôn ô nhiễm chất thải rắn ñã ñến mức báo ñộng. Nhiều bệnh như ñau mắt,
bệnh ñường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,…do loại chất
thải rắn gây ra. Hậu quả của tình trạng rác thải sinh hoạt ñổ bừa bãi ở các gốc
cây, ñầu ñường, góc hẻm, các dòng sông, lòng hồ hoặc rác thải lộ thiên mà không
ñược xử lý, ñây sẽ là nơi nuôi dưỡng ruồi nhặng, chuột,… là nguyên nhân lây
truyền mầm bệnh, gây mất mỹ quan môi trường xung quanh. Rác thải hữu cơ
phân hủy tạo ra mùi và các khí ñộc hại như CH

4
, CO
2
, NH
3
, gây ô nhiễm môi
trường không khí. Nước thải ra từ các bãi rác ngấm xuống ñất, nước mặt và ñặc
biệt là nguồn nước ngầm gây ô nhiễm nghiêm trọng. Các bãi chôn lấp rác còn là
nơi phát sinh các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn Còn ñối với loại
hình công việc tiếp xúc trực tiếp với các loại chất thải rắn, bùn cặn (kim loại
nặng, hữu cơ tổng hợp, thuốc bảo vệ thực vật, chứa vi sinh vật gây hại ) sẽ gây


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

8

nguy hại cho da hoặc qua ñường hô hấp gây các bệnh về ñường hô hấp. Một số
chất còn thấm qua mô mỡ ñi vào cơ thể gây tổn thương, rối loạn chức năng, suy
nhược cơ thể, gây ung thư.
 Ảnh hưởng của chất thải rắn ñến sức khoẻ cộng ñồng
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng ñến sức khỏe
của con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng
bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong nông
sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước mô mỡ của ñộng vật gây ra hàng loạt
các bệnh nguy hiểm ñối với con người, phổ biến nhất là ung thư. ðặc biệt, các
chất hữu cơ trên ñược tận dụng nhiều trong trong ñời sống hàng ngày của con
người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị ñiện trong gia ñình, các thiết bị ngành
ñiện như máy biến thế, tụ ñiện, ñèn huỳnh quang, dầu chịu nhiệt, dầu chế biến,
chất làm mát trong truyền nhiệt Theo ñánh giá của các chuyên gia, các loại chất

thải nguy hại ảnh hưởng ñến sức khoẻ cộng ñồng nghiêm trọng nhất là ñối với
khu dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và
vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải rắn cũng ñã ñến mức báo ñộng.
Hiện kết quả phân tích mẫu ñất, nước, không khí ñều tìm thấy sự tồn tại
của các hợp chất hữu cơ trên. Cho ñến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng ñã
thể hiện rõ qua những hình ảnh các em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân
bị bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, bệnh ñau mắt, bệnh ñường hô hấp, bệnh
ngoài da Do chất thải rắn gây ra và ñặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày
càng gia tăng mà việc chuẩn ñoán cũng như xác ñịnh phương pháp ñiều trị rất
khó khăn. ðiều ñáng lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại ñều rất khó
phân hủy. Nếu nhiệt ñộ lò ñốt không ñạt từ 800
o
C trở lên thì các chất này không
phân hủy hết. Ngoài ra, sau khi ñốt, chất thải cần ñược làm lạnh nhanh, nếu không
các chất lại tiếp tục liên kết với nhau tạo ra chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra
khí dioxin cực ñộc thoát vào môi trường (Nguyễn Ngọc Nông, 2011).
1.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI SINH HOẠT
1.2.1. Hiện trạng quản lý RTSH trên thế giới


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

9

Theo Nguyễn Thị Anh Hoa (2006), mức ñô thị hóa cao thì lượng chất thải
tăng lên theo ñầu người, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau: Canada là
1,7kg/người/ngày; Australia là 1,6 kg/người/ngày; Thụy Sỹ là 1,3 kg/người/ngày;
Trung Quốc là 1,3 kg/người/ngày. Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân
loại, xử lý rác thải là ñiều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay, trên thế giới
có nhiều cách xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt,

công nghệ Seraphin. ðô thị hóa và phát triển kinh tế thường ñi ñôi với mức tiêu
thụ tài nguyên và tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo ñầu người. Dân
thành thị ở các nước phát triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước ñang
phát triển gấp 6 lần, cụ thể ở các nước phát triển là 2,8 kg/người/ngày; Ở các
nước ñang phát triển là 0,5 kg/người/ngày. Chi phí quản lý cho rác thải ở các
nước ñang phát triển có thể lên ñến 50% ngân sách hàng năm. Cơ sở hạ tầng tiêu
hủy an toàn rác thải thường rất thiếu thốn. Khoảng 30 - 60% rác thải ñô thị không
ñược cung cấp dịch vụ thu gom.
Bảng 1.2. Lượng phát sinh CTRSH ñô thị ở một số nước
Tên nước
Dân số ñô thị hiện
nay (% tổng số)
LƯỢNG CTRSH ðÔ THỊ
(kg/người/ngày)
Nước thu nhập thấp 15,92 0,40
Nepal 13,70 0,50
Bangladesh 18,30 0,49
Việt Nam 20,80 0,55
Ấn ðộ 26,80 0,46
Nước thu nhập trung bình 40,80 0,79
Indonesia 35,40 0,76
Philippines 54,00 0,52
Thái Lan 20,00 1,10
Malaysia 53,70 0,81
Nước có thu nhập cao 86,3 1,39
Hàn Quốc 81,30 1,59


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp


10

Singapore 100,00 1,10
Nhật Bản 77,60 1,47
(Nguồn: Bộ môn Sức khỏe Môi trường, 2006)

Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo ñầu người ñối với từng loại chất thải
mang tính ñặc thù của từng ñịa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh, dân
cư ở mỗi khu vực. Tuy nhiên, dù ở khu vực nào cũng có xu hướng chung của thế
giới là mức sống càng cao thì lượng chất thải phát sinh càng nhiều. Theo báo cáo
của Ngân hàng Thế giới (WB,2004), tại các thành phố lớn như New York tỷ lệ
phát sinh chất thải rắn là 1,8kg/người/ngày, Singapore, Hồng Kông là 0,8 - 10
kg/người/ngày.
* Trên thế giới, các nước phát triển ñã có những mô hình phân loại và thu
gom rác thải rất hiệu quả:
Nhật Bản: Các gia ñình Nhật Bản ñã phân loại chất thải thành 3 loại riêng
biệt và cho vào 3 túi với màu sắc khác nhau theo quy ñịnh: rác hữu cơ, rác vô cơ,
giấy, vải, thủy tinh, rác kim loại. Rác hữu cơ ñược ñưa ñến nhà máy xử lý rác
thải ñể sản xuất phân vi sinh. Các loại rác còn lại: giấy, vải, thủy tinh, kim loại,
ñều ñược ñưa ñến cơ sở tái chế hàng hóa. Tại ñây, rác ñược ñưa ñến hầm ủ có
nắp ñậy và ñược chảy trong một dòng nước có thổi khí rất mạnh vào các chất hữu
cơ và phân giải chúng một cách triệt ñể. Sau quá trình xử lý ñó, rác chỉ còn như
một hạt cát mịn và nước thải giảm ô nhiễm. Các cặn rác không còn mùi sẽ ñược
ñem nén thành các viên gạch lát vỉa hè rất xốp, chúng có tác dụng hút nước khi
trời mưa.
Mỹ: Hàng năm, rác thải sinh hoạt của các thành phố Mỹ lên tới 210 triệu
tấn. Tính bình quân mỗi người dân Mỹ thải ra 2kg rác/ngày. Hầu như, thành phần
các loại rác thải trên ñất nước Mỹ không có sự chênh lệch quá lớn về tỷ lệ, cao
nhất không phải là thành phần hữu cơ như các nước khác mà là thành phần chất
thải vô cơ (giấy các loại chiếm ñến 38%), ñiều này cũng dễ lý giải ñối với nhịp

ñiệu phát triển và tập quán của người Mỹ là việc thường xuyên sử dụng các loại
ñồ hộp, thực phẩm ăn sẵn cùng các vật liệu có nguồn gốc vô cơ. Trong thành


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

11

phần các loại sinh hoạt thực phẩm chỉ chiếm 10,4% và tỷ lệ kim loại cũng khá
cao là 7,7%. Như vậy, rác thải sinh hoạt các loại ở Mỹ có thể phân loại và xử lý
chiếm tỉ lệ khá cao (các loại khó hoặc không phân giải ñược như kim loại, thủy
tinh, gốm, sứ chiếm khoảng 20%) (Lê Văn Nhương, 2001).
Pháp: Ở nước này quy ñịnh phải ñựng các vật liệu, nguyên liệu hay nguồn
năng lượng nhất ñịnh ñể tạo ñiều kiện dễ dàng cho việc khôi phục lại các vật liệu
thành phần. Theo ñó ñã có các quyết ñịnh cấm các cách xử lý hỗn hợp mà phải xử
lý theo phương pháp nhất ñịnh. Chính phủ có thể yêu cầu các nhà chế tạo và nhập
khẩu không sử dụng các vật liệu tận dụng ñể bảo vệ môi trường hoặc giảm bớt sự
thiếu hụt một vật liệu nào ñó. Tuy nhiên cần phải tham khảo và thương lượng ñể
có sự nhất trí cao của các tổ chức, nghiệp ñoàn khi áp dụng các yêu cầu này.
Singapore: ðây là nước ñô thị hóa 100% và là ñô thị sạch nhất trên thế
giới. ðể có ñược kết quả như vậy, Singapore ñầu tư cho công tác thu gom, vận
chuyển và xử lý ñồng thời xây dựng một hệ thống luật pháp nghiêm khắc làm
tiền ñề cho quá trình xử lý rác thải tốt hơn. Rác thải ở Singapore ñược thu gom
và phân loại bằng túi nilon. Các chất thải có thể tái chế ñược, ñược ñưa về các
nhà máy tái chế còn các loại chất thải khác ñược ñưa về nhà máy khác ñể thiêu
hủy. Ở Singapore có 2 thành phần chính tham gia vào thu gom và xử lý các rác
thải sinh hoạt từ các khu dân cư và công ty, hơn 300 công ty tư nhân chuyên thu
gom rác thải công nghiệp và thương mại. Tất cả các công ty này ñều ñược cấp
giấy phép hoạt ñộng và chịu sự giám sát kiểm tra trực tiếp của Sở Khoa học công
nghệ và môi trường. Ngoài ra, các hộ dân và các công ty của Singapore ñược

khuyến khích tự thu gom và vận chuyển rác thải cho các hộ dân vào các công ty.
Chẳng hạn, ñối với các hộ dân thu gom rác thải trực tiếp tại nhà phải trả phí 17
ñôla Singapore/tháng, thu gom gián tiếp tại các khu dân cư chỉ phải trả phí 7 ñôla
Singapore/tháng.
* Phương pháp xử lý rác thải của một số nước trên thế giới ñược giới thiệu
ở bảng sau:


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

12

Bảng 1.3. Tỷ lệ CTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước
(ðVT:%)
STT

Nước Compost ðốt Chôn lấp khác
1 Bỉ 11 23 50 16
2 ðan Mạch 2 50 11 7
3 ðức 2 28 69
4 Hi Lạp 100
5 Tây Ban Nha 16 6 78
6 Pháp 8 36 74 9
7 Irelands 100
8 Italia 6 19 35 34
9 Bồ ðào Nha 16 57 58
10 Anh 6 23
11 Hà Lan 4 36 37
(Nguồn: Hand book of solid waste managment, 2002)
1.2.2. Hiện trạng quản lý CTRSH tại Việt Nam

Việt Nam ñang bước vào giai ñoạn phát triển công nhiệp hóa, hiện ñại hóa
ñất nước. Công nghiệp hóa, ñô thị hóa và dân số tăng nhanh cùng với mức sống
ñược nâng cao là những nguyên nhân chính dẫn ñến lượng phế thải phát sinh
ngày càng lớn. Chính do tốc ñộ phát triển kinh tế - xã hội khả năng ñầu tư có hạn,
việc quản lý chưa chặt chẽ cho nên việc quản lý tại các khu ñô thị, các nơi tập
chung dân cư với số lượng lớn, các khu công nghiệp, mức ñộ ô nhiễm do chất
thải rắn gây ra thường vượt quá tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Hầu hết các bãi
rác trong các ñô thị từ trước ñến nay không theo quy hoạch tổng thể, nhiều thành
phố, thị xã, thị trấn chưa có quy hoạch bãi chôn lấp chất thải. Việc thiết kế và xử
lý chất thải hiện tại ở các ñô thị ñã có bãi chôn lấp lại chưa thích hợp, chỉ là
những nơi ñổ rác không ñược chèn lót kỹ, không ñược che ñậy, do vậy ñang tạo
ra sự ô nhiễm nặng nề tới môi trường ñất, nước, không khí… ảnh hưởng trực tiếp
ñến sức khỏe cộng ñồng.


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

13

Lượng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại các ñô thị ở nước ta ñang có
xu thế phát sinh ngày càng tăng, tính trung bình mỗi năm tăng khoảng 10%. Tỷ
lệ tăng cao tập trung ở các ñô thị ñang có xu hướng mở rộng, phát triển mạnh cả
về quy mô lẫn dân số và các khu công nghiệp, như các ñô thị tỉnh Phú Thọ
(19,9%), thành phố Phủ Lý (17,3%), Hưng Yên (12,3%), Rạch Giá (12,7%),
Các ñô thị khu vực Tây Nguyên có tỷ lệ phát sinh CTRSH tăng ñồng ñều hàng
năm và với tỷ lệ tăng ít hơn (5,0%). Tổng lượng phát sinh CTRSH tại các ñô thị
loại III trở lên và một số ñô thị loại IV là các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế
của các tỉnh thành trên cả nước lên ñến 6,5 triệu tấn/năm, trong ñó CTRSH phát
sinh từ các hộ gia ñình, nhà hàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu. Lượng còn
lại từ các công sở, ñường phố, các cơ sở y tế.

Tỷ lệ phát sinh bình quân ñầu người tính trung bình cho các ñô thị trên
phạm vi cả nước là 0,73 kg/người/ngày (Bảng 1.4).
Bảng 1.4. Lượng CTRSH ñô thị theo vùng ñịa lý Việt Nam ñầu năm 2010
Lượng CTRSH
ñô thị phát sinh
TT

ðơn vị hành chính
Lượng CTRSH b
ình
quân/ñầu người
(kg/người/ngày)
Tấn/ngày Tấn/năm
1 ðB sông Hồng 0,81
4.444
1.622.060
2 ðông Bắc 0,76
1.164
424.660
3 Tây Bắc 0,75
190
69.350
4 Bắc Trung Bộ 0,66
755
2
75.575
5 Duyên Hải NTB 0,85
1.640
598.600
6 Tây Nguyên 0,59

650
237.250
7 ðông Nam Bộ 0,79
6.713
2.450.245
8 ðB sông Cửu Long 0,61
2.136
779.640

Tổng 0,73
17.692
6.457.580
(Nguồn: Cục Bảo vệ môi trường, 2011)
Kết quả ñiều tra cho thấy lượng chất thải rắn ñô thị phụ thuộc vào 2 yếu tố
chính: sự phát triển của nền kinh tế và dân số. Tại các ñô thị ở nước ta, trung


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

14

bình mỗi ngày mỗi người thải ra khoảng 0,5 kg - 0,8 kg rác. Khối lượng rác tăng
theo sự gia tăng của dân số. Rác tồn ñọng trong khu tập thể, trong phố xá phụ
thuộc vào yếu tố như: ñịa hình, thời tiết, hoạt ñộng của người thu gom… Rất khó
xác ñịnh thành phần CTR ñô thị, vì trước khi tập trung ñến bãi rác ñã ñược thu
gom sơ bộ.
Bên cạnh ñó, thành phần và khối lượng CTR thay ñổi theo các yếu tố sau
ñây: ñiều kiện kinh tế - xã hội, thời tiết trong năm, thói quen và thái ñộ của xã
hội, quản lý và chế biến trong sản xuất, chính sách của nhà nước về chất thải.
Hiện nay, phần lớn rác thải sinh hoạt ở Việt Nam vẫn ñược xử lý bằng

hình thức chôn lấp. Tuy nhiên, cũng mới chỉ có 12 trong tổng số 64 tỉnh, thành
phố có bãi chôn lấp hợp vệ sinh hoặc ñúng kỹ thuật và chỉ có 17 trong tổng số 91
bãi chôn lấp hiện có trong cả nước là bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Phần lớn các bãi
chôn lấp hợp vệ sinh ñều ñược xây dựng bằng nguồn vốn ODA, nguồn vốn ñầu
tư từ ngân sách là hết sức khó khăn và hạn chế. Lượng chất thải rắn tại các ñô thị
ñược thu gom mới ñạt 70% tổng lượng chất thải rắn phát sinh. Trong khi ñó, việc
tái chế và tái sử dụng mới chỉ giảm khoảng 10 -12% khối lượng rác thải.
Mặt khác, ở nước ta hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường
vẫn còn thiếu và chưa ñồng bộ, chưa tương thích kịp thời với sự phát triển của
nền kinh tế thị trường. Các quy ñịnh về thu phí bảo vệ môi trường ñối với nước
thải, chất thải rắn mặc dù ñã ñược Chính phủ ban hành song còn mang tính hình
thức, số kinh phí thu ñược mới chỉ bằng 1/10 so với tổng kinh phí mà Nhà nước
phải chi cho các dịch vụ thu gom và xử lý chất thải. Các chế tài xử phạt vi phạm
hành chính còn quá thấp, chưa ñủ sức răn ñe, phòng ngừa. Bên cạnh ñó, các cơ
quan chức năng còn lúng túng trong xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo
vệ môi trường Do ñó công tác quản lý rác thải còn nhiều lỏng lẻo.
Tình hình quản lý rác thải tại một số tỉnh như sau:
Hà Nội: Theo tính toán của Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Môi
trường ðô thị (URENCO), mỗi ngày Hà Nội thải ra khoảng 3.000 tấn rác thải
sinh hoạt, tức một năm có trên dưới một triệu tấn. Hiện nay, ngoài URENCO còn
có nhiều ñơn vị khác cùng tham gia thu gom rác như Công ty cổ phần Thăng


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

15

Long, Công ty cổ phần Tây ðô, Công ty cổ phần Xanh, Hợp tác xã Thành
Công nhưng tất cả vẫn không thể thu gom nổi vì lượng rác thải sinh hoạt ñang
ngày một tăng nhanh. Chính vì vậy mà tỉ lệ thu gom rác thải sinh hoạt ở các quận

nội thành hiện ñạt khoảng 95%, còn các tuyến ngoại thành mới chỉ khoảng 60%.
Hiện nay, Hà Nội vẫn còn 66% số xã chưa có nơi chôn lấp hoặc xử lý rác thải.
Khu vực ngoại thành có 361/435 xã, thị trấn ñã thành lập tổ thu gom rác; trong
ñó có 148 xã ñã tổ chức chuyển rác ñi xử lý, chôn lấp tại bãi rác tập trung của
thành phố (ñạt tỷ lệ 34%).
TP. Hồ Chí Minh: Là một ñô thị lớn nên mức ñộ phát sinh chất thải rắn
ñô thị hàng năm tại TP.Hồ Chí Minh rất cao. Theo số liệu của Sở Tài nguyên -
Môi trường, mỗi ngày trên ñịa bàn TP.Hồ Chí Minh ñổ ra khoảng 5.800 -
6.200 tấn rác thải sinh hoạt, 500 - 700 tấn chất thải rắn công nghiệp, 150 - 200
tấn chất thải nguy hại, 9 - 12 tấn chất thải rắn y tế. Nguồn chất thải rắn sinh
hoạt chiếm tỷ trọng cao nhất, chủ yếu phát sinh từ các nguồn: hộ gia ñình,
trường học, chợ, nhà hàng, khách sạn (Hoàng Thị Kim Chi, 2009) [3].
Bảng 1.5 Lượng CTRSH phát sinh trên ñịa bàn tỉnh Thái Bình năm 2012
Lượng CTRSH
Phát sinh (tấn/ngày)
STT

Huyện, thành phố
Vô cơ Hữu cơ
Tổng (tấn/ngày)

1 Kiến Xương 30,329 22,701 53,030
2 TP Thái Bình 2966,083 70,735 3036,818
3 Quỳnh Phụ 98,033 5,087 103,120
4 Tiền Hải 59,400 18,400 77,800
5 Hưng Hà 65,810 22,490 88,300
6 Thái Thụy 182,560 102,940 285,500
7 Vũ Thư 284,180 42,790 326,970
8 ðông Hưng 284,293 62,981 347,274


Tổng
3970,688 348,124 4318,812
(Nguồn: Trung tâm Quan trắc PT TN&MT tỉnh Thái Bình, 2013)


Trường ðại Học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp

16

Hưng Yên: Theo thống kê của ngành môi trường tỉnh Hưng Yên, trung
bình mỗi ngày một người dân có 0,5 kg rác thải sinh hoạt, với dân số hiện nay
của tỉnh khoảng 1,2 triệu người thì mỗi ngày toàn tỉnh có tới 600 tấn rác. Tính
ñến năm 2009, toàn tỉnh ñã quy hoạch ñược 627 bãi rác thải sinh hoạt quy mô
thôn, xã. Tuy nhiên, theo thống kê chưa ñầy ñủ của ngành thì mới chỉ thu gom,
xử lý ñược gần 70% lượng rác thải. Như vậy, mỗi ngày vẫn còn hàng trăm tấn
rác thải sinh hoạt bị xả trực tiếp ra môi trường.
Thái Bình: Theo số liệu ñiều tra năm 2012, tổng lượng rác thải phát sinh
trung bình 1 ngày trên ñịa bàn tỉnh khoảng 4.318,812 tấn/ngày; với tỷ lệ thu gom
rác thải <85%.
Tính ñến thời ñiểm hiện nay, toàn tỉnh có 233/263 xã ñược lập và phê
duyệt quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới. Các xã ñang tổ chức triển khai
từng bước quy hoạch chung ñến quy hoạch ñịa ñiểm cụ thể các bãi chôn lấp rác
thải với công nghệ ủ rác hữu cơ bằng phương pháp kỵ khí kết hợp với chôn lấp
rác vô cơ. Hầu hết các xã, phường, thị trấn trên ñịa bàn tỉnh ñều có tổ vệ sinh tự
quản thu gom rác thải sinh hoạt. Tại một số huyện và thành phố ñã có nhà máy
xử lý rác thải với công suất lớn.
- TP. Thái Bình: Các tổ vệ sinh tự quản của các xã, phường tới thu gom
rác từ các hộ gia ñình, cơ sở sản xuất kinh doanh. Vào cuối ngày, Công ty TNHH
một thành viên môi trường ñô thị Thái Bình sẽ tổ chức thu gom, vận chuyển về
nhà máy ñể xử lý.

- Huyện Quỳnh Phụ: năm 2011, Công ty cổ phần thương mại Thành ðạt
ñầu tư xây dựng Nhà máy xử lý triệt ñể rác thải sinh hoạt công nghệ MBT-CD.08
công suất 50 tấn/ngày tại thị trấn Quỳnh Côi.
- Huyện Thái Thụy: năm 2012, Công ty TNHH Môi trường Hùng Dũng
ñầu tư xây dựng Khu liên hợp Nhà máy xử lý và chế biến rác thải theo công nghệ
ướt tại xã Thụy Trình, huyện Thái Thụy công suất thiết kế 100 tấn rác thải/ngày.
1.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CTR SINH HOẠT PHỔ BIẾN
Xử lý CTR là phương pháp làm giảm khối lượng và tính ñộc hại của rác, hoặc
chuyển rác thành vật chất khác ñể tận dụng thành tài nguyên thiên nhiên. Khi lựa chọn
các phương pháp xử lý CTR cần xem xét các yếu tố sau: Thành phần tính chất

×