Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Hoạt động môi giới của công ty cổ phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HSC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.3 KB, 18 trang )

Đề tài: Nêu hiểu biết về hoạt động môi giới của công ty cổ phần
chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh(HSC)
Lời mở đầu
Thị trường chứng khoán ra đời là sự phát triển tất yếu của nền kinh tế
thị trường nhưng đồng thời nó cũng đóng vai trò ngược lại là thúc đẩy sự
phát triển của nền kinh tế và cải thiện môi trường kinh doanh. Tại Việt Nam
thị truờng chứng khoán ra đời cách đây chưa lâu nhưng nó đang dần khẳng
định vị trí là một kênh huy động vốn hiệu quả, dẫn truyền vốn từ nguồn nhàn
rỗi tới các dự án các công trình… Để thị trường chứng khoán phát triển vững
mạnh thì sự đóng góp của các công ty chứng khoán là vô cùng quan trọng.
Hoạt động chủ yếu của các công ty chứng khoán hiện nay là hoạt động môi
giới. Hoạt động này phát triển đã đem lại nhiều lợi ích cho thị trường chứng
khoán nói chung cho các công ty chứng khoán và các nhà đầu tư nói riêng.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động môi giới tại các công ty chứng khoán, nhóm em
tiến hành tìm hiểu các hoạt động môi giới tại công ty chứng khoán thành phố
Hồ Chí Minh (HSC)
Chương I. Công ty chứng khoán và hoạt động môi giới chứng khoán
1.1. Công ty chứng khoán
1.1.1. Khái niệm
Công ty chứng khoán là một trong những tổ chức tài chính trung gian
thực hiện các nghiệp vụ trên thị trường chứng khoán. Thực chất công ty
chứng khoán là một doanh nghiệp kinh doanh chứng khoán vớí các lĩnh vực
hoạt động chính là tự doanh, môi giới, quản lý danh mục đầu tư, bảo lãnh
phát hành, và tư vấn. Trên thực tế, một công ty chứng khoán không nhất
thiết phải thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ trên, tùy theo loại hình nghiệp vụ
mà công ty chứng khoán được cấp phép có đáp ứng được các tiêu chuẩn quy
định của loại hình nghiệp vụ đó không.
1.2. Môi giới chứng khoán
1.2.1. Khái niệm về môi giới chứng khoán
Môi giới chứng khoán là hoạt động trung gian hoặc đại diện bên mua
hoặc bên bán thực hiện giao dịch để hưởng hoa hồng. Theo đó các công ty


chứng khoán đại diện cho khách hàng tiến hành giao dịch thông qua Sở giao
dịch chứng khoán hoặc thị trường OTC mà chính khách hàng phải chịu trách
nhiệm đối với các kết quả giao dịch mà mình đã quyết định. Hoạt động này
được hiểu là hoạt động của công ty chứng khoán và của nhân viên môi giới
trong sự tương quan chặt chẽ với nhau và với một đối tác chung là khách
hàng – nhà đầu tư, để tác động vào sự vận hành và phát triển của thị trường
chứng khoán.
1.2.2. Vai trò của môi giới chứng khoán
1.2.2.1. Đối với nhà đầu tư
* Góp phần làm giảm chi phí giao dịch
Trên thị trường chứng khoán, khoản chi phí để thu thập xử lý thông tin,
đào tạo kỹ năng phân tích và tiến hành giao dịch trên thị trường là vô cùng
khổng lồ nhưng hiệu quả của giao dịch là không chắc chắn và rủi ro cao. Sự
có mặt của trung gian tài chính và sự chuyên môn hoá làm cầu nối cho bên
mua và bên bán gặp nhau sẽ làm giảm đáng kể về chi phí, giúp nâng cao tính
thanh khoản của thị trường.
* Cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng
Công ty chứng khoán thông qua các nhân viên môi giới cung cấp cho
khách hàng các báo cáo và khuyến nghị đầu tư. Hàng ngày, người môi giới
tiếp cận với mạng lưới thông tin điện tử cung cấp thông tin liên tục các
thông tin về tài chính về lãi suất, các thông tin kinh tế và thông tin thị
trường. Nếu không có những nhà môi giới người đầu tư sẽ phụ thuộc rất lớn
vào các báo cáo thường niên, báo cáo hàng quý về các cổ phiếu mà mình
nắm giữ, đôi khi thông tin có thể chậm chễ hoặc không chính xác.
Ngoài việc đề xuất cho khách hàng các chứng khoán và dịch vụ đơn
thuần, nhà môi giới còn giới thiệu cho khách hàng các trái phiếu cổ phiếu
mới phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư và các công cụ khác quan trọng hơn đề
xuất các giải pháp để có thể giảm thiểu rủi ro, tối đa hoá lợi nhuận cho khách
hàng.
* Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính, giúp khách hàng thực

hiện được những giao dịch theo yêu cầu và vì lợi ích của họ.
Nhà môi giới nhận lệnh từ khách hàng và thực hiện giao dịch của họ.
Quá trình này gồm hàng loạt các công việc: nhận lệnh từ khách hàng, thực
hiện lệnh giao dịch, xác định giao dịch và chuyển kết quả giao dịch cho
khách hàng. Không những vậy khi giao dịch được hoàn tất nhà môi giới phải
tiếp tục theo dõi tài khoản của khách hàng, đưa ra các khuyến cáo và cung
cấp thông tin; theo dõi tài khoản để nắm bắt những thay đổi từ đó kịp thời
thông báo cho khách hàng mà có thể dẫn đến tình trạng thay đổi tài chính và
mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng để từ đó đưa ra những khuyến cáo
hay những chiến lược phù hợp.
1.2.2.2. Đối với công ty chứng khoán
Hoạt động của các nhân viên môi giới đem lại nguồn thu nhập đáng kể
cho các công ty chứng khoán. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở những thị
trường phát triển, 20% trong tổng số những nhà môi giới đã tạo ra 80%
nguồn thu từ hoa hồng cho ngành. Chính đội ngũ nhân viên này đã nâng cao
khả năng cạnh tranh của công ty, thu hút khách hàng và đa dạng hoá sản
phẩm của công ty với sự lao động nghiêm túc để nâng cao kiến thức và phục
vụ cho khách hàng. Nhà môi giới làm việc trong công ty tạo nên uy tín, hình
ảnh tốt của công ty nếu họ được khách hàng tín nhiệm và uỷ thác tài sản của
mình. Từ đó góp phần đem lại thành công cho công ty.
1.2.2.3. Đối với thị trường
* Phát triển dịch vụ và sản phẩm trên thị trường
Nhà môi giới chứng khoán khi thực hiện vai trò làm trung gian có thể
nắm bắt được nhu cầu của khách hàng và có thể phản ánh với người cung
cấp sản phẩm và dịch vụ. Kết quả đó xét trong dài hạn là cải thiện đa dạng
hóa sản phẩm, dịch vụ; nhờ đó đa dạng hoá được khách hàng từ đó thu hút
được ngày càng nhiều nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội phục vụ cho chiến
lược đầu tư phát triển của đất nước.
* Cải thiện môi trường kinh doanh
- Góp phần hình thành nên nền văn hoá đầu tư: Để thu hút được đông

đảo công chúng đầu tư, nhà môi giới tiếp cận với những khách hàng tiềm
năng và đáp ứng nhu cầu của họ bằng các tài sản tài chính phù hợp cung cấp
cho họ những kiến thức thông tin cập nhật để thuyết phục khách hàng mở tài
khoản. Khi đó người có tiền nhàn rỗi sẽ thấy được lợi ích từ sản phẩm đem
lại, họ sẽ tham gia đầu tư. Hoạt động môi giới chứng khoán đã thâm nhập
sâu vào cộng đồng các doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ là một yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên văn hoá đầu tư.
- Tăng chất lượng và hiệu quả dịch vụ nhờ cạnh tranh: để thành công trong
nghề môi giới chứng khoán, điều quan trọng là phải ngày càng thu hút được
nhiều khách hàng tìm đến mở tài khoản tại công ty, giữ chân khách hàng đã
có và quan trọng hơn cả là việc gia tăng tài sản cho khách hàng trên số vốn
mà khách đã uỷ thác cho công ty. Từ đó có sự cạnh tranh giữa các nhà môi
giới khiến cho họ không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
trau dồi kiến thức, kỹ năng hành nghề; nghiêm chỉnh chấp hành các quy định
của pháp luật và của công ty. Đồng thời cũng do áp lực cạnh tranh nên công
ty không ngừng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tốt cho khách hàng.
1.2.3. Quy trình của nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Bước 1: Mở tài khoản cho khách hàng
Trước khi mua và bán chứng khoán qua hoạt động môi giới, khách hàng
phải mở một tài khoản giao dịch tại công ty chứng khoán. Tài khoản giao
dịch hiện nay có thể chia thành nhiều loại khác nhau như:
- Tài khoản tiền mặt là loại tài khoản thông dụng nhất, giống như tài
khoản tiền gửi thanh toán của các ngân hàng thương mại. Khách hàng có thể
mua bán bất kỳ loại chứng khoán nào qua tài khoản này. Tuy nhiên loại tài
khoản này yêu cầu khách hàng phải trả đủ tiền trước khi nhận được chứng
khoán.
- Tài khoản ký quỹ hay tài khoản bảo chứng: là loại tài khoản dùng để
mua bán chứng khoán có ký quỹ. Theo đó, để mua chứng khoán, khách hàng
chỉ cần ký quỹ một tỷ lệ % tiền trên giá trị chứng khoán muốn mua, số còn
lại khách hàng có thể vay công ty chứng khoán thông qua tài khoản bảo

chứng. Trong dịch vụ này, khách hàng phải chịu một lãi suất khá cao, thường
là cao hơn lãi suất cho vay của ngân hàng, ngược lai khách hàng có thể mua
số lượng chứng khoán có giá trị lớn hơn nhiều so với số tiền đã ký quỹ. Sau
khi mở tài khoản, công ty chứng khoán sẽ cung cấp cho khách hàng một mã
số tài khoản và một mã số truy cập vào tài khoản để kiểm tra khi cần thiết.
Bước 2: Nhận lệnh của khách hàng:
Mỗi lần giao dịch, khách hàng phải phát lệnh theo mẫu in sẵn. Lệnh giao
dịch khách hàng phải điền đầy đủ các thông tin quy định trong mẫu có sẵn.
Đó là những điều kiện bảo đảm an toàn cho công ty chứng khoán cũng như
tạo điều kiện cho khách hàng yên tâm khi phát lệnh.
Mẫu lệnh phải bao gồm các thông tin sau:
1) Lệnh mua hay lệnh bán
2) Số lượng các chứng khoán: số lượng này được thể hiện bằng các
con số. Một lệnh có thể thực hiện kết hợp giữa giao dịch một lô chẵn và một
lô lẻ
3) Mô tả chứng khoán được giao dịch (tên hay ký hiệu)
4) Số tài khoản của khách hàng, tên tài khoản, ngày giao dịch và đưa
ra lệnh.
5) Giá các loại lệnh giao dịch mà khách hàng yêu cầu ( lệnh thị
trường, lệnh giới hạn, lệnh dừng, lệnh dừng giới hạn…). Nếu là lệnh bán
công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng đưa ra số chứng khoán muốn
bán để kiểm tra trước khi thực hiện lệnh hoặc đề nghị khách hàng ký quỹ
một phần số chứng khoán cần bán theo một tỷ lệ nhất định do Uỷ ban chứng
khoán quy định.
Trong trường hợp chứng khoán của khách hàng đã được lưu ký, công ty
sẽ kiểm tra trên số tài khoản của khách hàng đã lưu lý.
Nếu là lệnh mua, công ty chứng khoán sẽ yêu cầu khách hàng phải ký
quỹ một số tiền nhất định trên tài khoản của khách hàng ở công ty. Khoản
tiền này được tinh trên một tỷ lệ % giá trị mua theo lệnh.
Bước 3: Thực hiện lệnh:

Trên cơ sở của khách hàng công ty sẽ kiểm tra các thông tin trên lệnh,
kiểm tra thị trường thực hiện, kiểm tra số tiền ký quỹ. Sau đó công ty chuyển
lênh tới sở giao dịch để thực hiện.
Trên thị trường tập chung, lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được chuyển
đến Sở giao dịch chứng khoán. Các lệnh được khớp với nhau để hình thành
giá cả cạnh tranh của thị trường tuỳ theo phương thức đấu giá của thị trường.
Trên thị trường OTC, việc mua bán chứng khoán sẽ được dựa trên cơ sở thoả
thuận giữa khách hàng và công ty chứng khoán nếu côn ty này là nhà tạo lập
thị trường.
Bước 4: Xác nhận kết quả thực hiện lệnh
Sau khi thực hiện lệnh xong công ty chứng khoán gửi cho khách hàng
một bản xác nhận những lệnh nào của khách hàng được thực hiện. Xác nhận
này giống như một hoá đơn thanh toán tiền của khách hàng.
Bước 5: Thanh toán bù trừ giao dịch:
Việc thanh toán bù trừ chứng khoán được thực hiện dựa trên cơ sở tài
khoản của các công ty chứng khoán tại các ngân hàng. Việc bù trừ kết quả
giao dịch chứng khoán sẽ được kết thúc bằng việc in ra các chứng từ thanh
toán. Các chứng từ này được gửi cho các công ty chứng khoán là cơ sở để
thực hiện thanh toán và giao nhận giữa các công ty chứng khoán.
Bước 6: Thanh toán và nhận chứng khoán:
Đến ngày thanh toán, công ty chứng khoán sẽ thanh toán tiền cho khách
hàng thông qua hệ ngân hàng chỉ định thanh toán và giao chứng khoán thông
qua hình thức chuyển khoản tại trung tâm lưu ký chứng khoán. Sau khi hoàn
tất các thủ tục giao dịch tại Sở giao dịch, công ty chứng khoán sẽ thanh toán
tiền cho khách hàng thông qua hệ thống tài khoản giao dịch của khách hàng
mở tại công ty chưng khoán.
Chương II. Thực trạng hoạt động môi giới chứng khoán tại công ty cổ
phần chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh
2.1. Giới thiệu về công ty cổ phần chứng khoán Thành Phố Hồ Chí
Minh

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh (HSC) là một
trong những công ty cung cấp các dịch vụ tài chính và đầu tư hàng đầu tại
thị trường Việt Nam. Khách hàng của công ty bao gồm các nhà đầu tư tổ
chức và cá nhân, các quỹ đầu tư, các công ty nhà nước và các cá nhân khác
đang hoạt động trong rất nhiều lĩnh vực, thị trường và vùng địa lý khác nhau.
Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSC) được
thành lập trong khuôn khổ kế hoạch phát triển lĩnh vực tài chính – ngân hàng
của thành phố Hồ Chí Minh với cổ đông sáng lập là Quỹ Đầu tư Phát triển
Đô thị TP.Hồ Chí Minh - nay được đổi tên thành Công ty Đầu tư Tài chính
Nhà nước TP.Hồ Chí Minh (HFIC); chính thức được hoạt động kể từ ngày
23/04/2003 theo Giấy Phép Hoạt Động số 4103001573/GPHĐKD do Uỷ
ban Chứng khoán Nhà nước cấp với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng. Năm
2006, HSC đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 50 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng.
Ngày 27/09/2007: HSC được UBCKNN chấp thuận tăng vốn điều lệ từ 100
tỷ đồng lên 200 tỷ đồng. Tính đến ngày 09/06/2008, vốn điều lệ của HSC đã
là 394.634.000.000 đồng.
- HSC đã đánh dấu một trang sử mới trong hành trình phát triển của
mình bằng sự kiện chính thức niêm yết tại sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.
HCM vào ngày 19/05/2009 với mã chứng khoán là HCM.
- Ngày 11/06/2010: HSC được UBCKNN chấp thuận tăng vốn điều lệ
từ 394,634 tỷ đồng lên 599,997 tỷ đồng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động
HSC là một tổ chức tài chính hiện đại được đầu tư và hỗ trợ chiến lược
từ một số cổ đông chính bao gồm các tổ chức nhà nước và tổ chức tư nhân
nước ngoài. Với hội sở tại TP. Hồ Chí Minh và chi nhánh tại Hà Nội, HSC
có đầy đủ năng lực cung cấp cho khách hàng thông tin cũng như hỗ trợ các
yêu cầu đầu tư trên cả hai sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Các cổ đông chính của HSC được biết đến trong nhiều hoạt động đầu
tư, bao gồm đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng, đầu tư và phát triển bất động

sản, cung cấp các dịch vụ tư vấn tài chính doanh nghiệp, ngân hàng và các
dịch vụ tài chính khác.
Các cổ đông chiến lược của công ty:
• Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước Tp. Hồ Chí Minh (HFIC)
• Tập đoàn Dragon Capital
Cơ cấu tổ chức bao gồm:
- Đại hội đồng cổ đông.
- Hội đồng quản trị
- Ban điều hành
2.2. Thực trạng nghiệp vụ môi giới của công ty cổ phần chứng khoán
thành phố Hồ Chí Minh (HSC)
2.2.1. Các sản phẩm dịch vụ của hsc
 Môi Giới Chứng Khoán Khách Hàng Tổ Chức:
HSC mang lại tiện ích thiết thực cho các khánh hàng tổ chức về nền
kinh tế, thị trường và các khu vực kinh tế thông qua các báo cáo thường
nhật, các báo cáo công ty, các báo cáo chuyên ngành theo mảng đầu tư và

×