Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

bài tập kế toán hành chính sự nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (269.86 KB, 51 trang )

CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
MÔN KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH
SỰ NGHIỆP
CHƯƠNG 1
TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
Câu hỏi:
1. Đối tượng áp dụng kế toán Hành chính sự nghiệp?
2. Trình bày đối tượng kế toán hành chính sự nghiệp?
3. Phân tích nhiệm vụ kế toán hành chính sự nghiệp?
4. Trình bày nội dung công tác kế toán hành chính sự nghiệp?
5. Trình bày các căn cứ tổ chức công tác kế toán hành chính sự nghiệp?
6. Trình bày một số cách phân loại kế toán chủ yếu theo Luật kế toán
hiện hành (Áp dụng đối với kế toán Nhà nước)?
7. Trình bày các nguyên tắc tổ chức kế toán hành chính sự nghiệp?
8. Trình bày các hiểu biết cơ bản về kỳ kế toán? Kỳ kế toán trong kế
toán hành chính sự nghiệp?
9. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán hành chính sự nghiệp?
10. Trình bày khái niệm, nội dung cơ bản, nguyên tắc lập chứng từ kế
toán hành chính sự nghiệp?
11. Nêu các cách phân loại chứng từ kế toán hành chính sự nghiệp chủ
yếu?
12. Trình bày các qui định về lưu trữ, bảo quản chứng từ và cung cấp
thông tin, tài liệu kế toán trong kế toán hành chính sự nghiệp?
13. Trình bày các nội dung cơ bản về tài khoản kế toán và hệ thống tài
khoản kế toán hành chính sự nghiệp?
14. Nêu căn cứ và cách thức lựa chọn hình thức kế toán áp dụng ở các
đơn vị hành chính sự nghiệp ?
15. Đặc trưng cơ bản và trình tự ghi sổ của các hình thức kế toán: Nhật
ký - Sổ cái, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký chung và kế toán máy?
16. Sổ kế toán hành chính sự nghiệp là gì? Các nội dung cơ bản của sổ kế
toán?


17. Trình bày các nội dung liên quan đến mở sổ, ghi sổ và khóa sổ kế
toán hành chính sự nghiệp?
18. Các phương pháp sửa chữa sổ kế toán và các trường hợp vận dụng
trong kế toán hành chính sự nghiệp?
19. Các nội dung cơ bản của kiểm tra kế toán trong các đơn vị hành chính
sự nghiệp?
20. Nêu các yêu cầu cần quán triệt trong tổ chức bộ máy kế toán hành
chính sự nghiệp?
21. Nêu tiêu chuẩn, quyền hạn và trách nhiệm của người làm kế toán
trong đơn vị hành chính sự nghiệp?
22. Tiêu chuẩn, quyền hạn và trách nhiệm của kế toán trưởng trong đơn
vị hành chính sự nghiệp?
23. Các qui định liên quan đến hành nghế kế toán theo Luật kế toán hiện
hành?
CHƯƠNG 2
KẾ TOÁN TIỀN, VẬT TƯ, SẢN PHẨM VÀ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Câu hỏi:
1. Trình bày nội dung và nguyên tắc kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng, kho bạc?
2. Nêu các loại chứng từ kế toán sử dụng chủ yếu trong kế toán tiền
mặt, tiền gửi ngân hàng, kho bạc?
3. Căn cứ và phương pháp ghi Sổ quĩ tiền mặt, Sổ tiền gửi ngân hàng,
kho bạc?
4. Trình bày phương pháp kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm quĩ tiền
mặt? Cho ví dụ?
5. Trình bày phương pháp kế toán các nghiệp vụ tăng, giảm tiền gửi
ngân hàng, kho bạc? Cho ví dụ?
6. Nêu các trường hợp kế toán tiền đang chuyển ? Cho ví dụ minh họa?
7. Phân biệt hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn và hoạt động đầu tư
tài chính dài hạn thuộc đối tượng kế toán hành chính sự nghiệp?

8. Nguyên tắc, phương pháp kế toán đầu tư tài chính ngắn hạn ?
9. Trình bày các nguyên tắc xác định giá vật liệu, dụng cụ nhập kho?
10. Trình bày các phương pháp xác định giá vật liệu, dụng cụ xuất kho?
11. Chứng từ, kết cấu tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng trong kế toán
vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa?
12. Trình bày căn cứ và phương pháp ghi Sổ chi tiết nguyên liệu, vật
liệu, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá?
13. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu,
công cụ, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa? Cho ví dụ?
14. So sánh sự khác nhau giữa nguyên tắc xác định giá thực tế vật liệu,
dụng cụ mua ngoài nhập kho và hàng hóa mua về để kinh doanh? Cho ví dụ
minh họa?
15. So sánh sự khác nhau giữa nguyên tắc xác định giá thực tế hàng hóa
mua về để kinh doanh và giá thực tế sản phẩm do đơn vị sản xuất ra? Cho ví
dụ minh họa?
16. Nêu tiêu chuẩn TSCĐ trong đơn vị hành chính sự nghiệp?
17. Trình bày một số cách phân loại TSCĐ hữu hình?
18. Trình bày các nguyên tắc kế toán TSCĐ?
19. Chứng từ, kết cấu tài khoản kế toán chủ yếu sử dụng trong kế toán
TSCĐ?
20. Căn cứ, phương pháp ghi sổ TSCĐ ?
21. Căn cứ, phương pháp lập bảng tính hao mòn TSCĐ và bảng tính và
phân bổ khấu hao TSCĐ?
22. Trình bày phương pháp kế toán tăng, giảm, hao mòn, khấu hao
TSCĐ?
23. So sánh phương pháp kế toán hao mòn và khấu hao TSCĐ? Cho ví
dụ?
24. Trình bày nguyên tắc, phương pháp kế toán xây dựng cơ bản dở
dang và sửa chữa lớn TSCĐ?
25. Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ có làm thay đổi nguyên giá của TSCĐ

hay không? Tại sao? Cho ví dụ minh họa?
26. Trình bày nguyên tắc, phương pháp kế toán quyết toán vật tư
XDCB, sửa chữa lớn TSCĐ thuộc nguồn kinh phí hoạt động vào cuối năm?
27. Nguyên tắc, phương pháp kế toán đầu tư tài chính dài hạn ?
Bài tập:
Bài 2.1
Anh chị hãy tự ra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại một cơ quan
hành chính hoặc đơn vị sự nghiệp phù hợp với các định khoản kế toán sau,
sau đó hoàn thiện các định khoản kế toán đó.
1. Nợ TK 111
Có TK 112/121/221
2. Nợ TK 112
Có TK 111/121/221
3. Nợ TK 111/112
Có TK 441/461/462/465
4. Nợ TK 111/112
Có TK 511/531
5. Nợ TK 111/112
Có TK 311/312/342/331
6. Nợ TK 111/112
Có TK 241/661/662/635
7. Nợ TK 111/121/221
Có TK 112
8. Nợ TK 152/153/155/211/213
Có TK 111/112
9. Nợ TK 311/312/331/332/333/334/335/341/342
Có TK 111/112
Bài 2.2
Trích tài liệu kế toán của đơn vị sự nghiệp A trong tháng 2/N như sau:
(Đơn vị tính: 1.000 đ).

1. Ngày 2/2 xuất quĩ tiền mặt nộp vào tài khoản tiền gửi kho bạc:
300.000.
2. Ngày 3/2 nhận được giấy báo Có của kho bạc về số tiền nộp vào tài
khoản tiền gửi ngày 2/2: 300.000
3. Ngày 7/2 rút tiền gửi kho bạc chuyển cho cơ quan cấp trên 20 % số
thu học phí: 60.000.
4. Ngày 8/2 nhận được tờ séc chuyển khoản do cơ quan B trả tiền dịch
vụ đào tạo: 40.000, nộp tờ séc vào kho bạc để thanh toán.
5. Ngày 9/2 nhận được giấy báo Nợ của kho bạc về số tiền nộp cấp trên
ngày 7/2: 60.000.
6. Ngày 15/2 bộ phận dịch vụ nộp số doanh thu trong tháng vào tài
khoản tiền gửi kho bạc: 12.000.
7. Ngày 18/2 nhận được giấy báo có của kho bạc về số tiền thanh toán
cho tờ séc ngày 8/2: 40.000 và số tiền do bộ phận dịch vụ nộp ngày 15/2:
12.000.
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ tài khoản kế toán.
3. Lập Chứng từ ghi sổ và ghi Sổ Cái tài khoản 113.
Bài 2.3
Tại phòng kế toán của cơ quan hành chính B tháng 9/N có tài liệu
sau: (Đơn vị tính: 1.000 đ).
I. Số dư đầu tháng:
TK 211: 1.240.000
TK 214: 320.000
TK 241: 18.000
TK 466: 920.000
Các TK khác có số dư xxx hoặc số dư bằng 0.
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Nhận một ô tô mới do cấp trên cấp kinh phí hoạt động, nguyên giá

theo biên bản giao nhận: 420.000.
2. Nhận viện trợ của nhà tài trợ nước ngoài một máy in dùng cho hoạt
động dự án, chưa có chứng từ ghi thu, ghi chi ngân sách Nhà nước, nguyên
giá theo giấy xác nhận hàng viện trợ không hoàn lại: 10.000.
3. Dùng nguồn kinh phí dự án mua một máy điều hòa, giá mua chưa có
thuế là 20.000 (Thuế suất GTGT: 5%), đã thanh toán cho người bán bằng tiền
gửi ngân hàng. Chi phí lắp đặt đã trả bằng tiền mặt: 200. TSCĐ đã lắp đặt
hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng cho ban quản lý dự án.
4. Máy vi tính mua tháng trước để trang bị cho phòng tài vụ đã lắp đặt
xong với nguyên giá: 18.500, trong đó tiền thuê lắp đặt chưa trả: 500. TSCĐ
được mua sắm bằng nguồn kinh phí hoạt động.
5. Dùng quỹ cơ quan để mua một vô tuyến trang bị cho phòng hành
chính với giá mua: 5.500 đã thanh toán bằng tiền mặt.
6. Rút tiền gửi kho bạc mua một máy phát điện, tổng giá thanh toán:
61.600 (Thuế suất GTGT: 10%), sử dụng cho hoạt động sự nghiệp của đơn vị,
TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn ĐTXDCB.
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế trên
2. Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ tài khoản kế toán.
Bài 2.4
Tại phòng kế toán của đơn vị sự nghiệp B tháng 10/N có tài liệu sau:
(Đơn vị tính: 1.000 đ).
I. Số dư đầu tháng:
TK 211: 1.440.000
TK 214: 540.000
TK 331: 6.000
TK 466: 900.000
Các TK khác có số dư xxx hoặc số dư bằng 0.
II. Trong tháng có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
1. Điều chuyển TSCĐ hữu hình M1 cho đơn vị Y trực thuộc nguyên giá:

120.000, giá trị hao mòn lũy kế là 36.000.
2. Cấp kinh phí hoạt động bằng TSCĐ hữu hình M2 mới xây dựng hoàn
thành cho đơn vị Z trực thuộc, nguyên giá theo biên bản bàn giao: 510.000.
3. Thanh lý một nhà kho thuộc kinh phí sự nghiệp:
- Nguyên giá: 55.000
- Hao mòn luỹ kế: 52.000
- Số phế liệu thu hồi bán thu bằng tiền mặt: 5.500
- Chi phí thanh lý chưa trả: 1.200
- Khoản chênh lệch thu, chi được bổ sung quĩ phát triển hoạt động sự
nghiệp.
4. Nhượng bán thiết bị P2 sử dụng cho bộ phận dự án:
- Nguyên giá: 58.000
- Hao mòn luỹ kế: 40.000
- Chi phí thanh lý bao gồm giá trị phụ tùng xuất kho: 2.500, tiền công
sửa chữa trả bằng tiền mặt: 1.500
- Khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản theo giấy báo có của kho
bạc: 27.500
- Số thực thu do thanh lý được bổ sung nguồn kinh phí dự án
5. Rút tiền gửi kho bạc tạm ứng cho người nhận thầu sửa chữa lớn hội
trường A1: 8.000.
6. Người nhận thầu bàn giao công trình sửa chữa lớn hoàn thành được
nghiệm thu và quyết toán vào chi hoạt động: 42.000.
7. Rút tiền gửi kho bạc thanh toán (số còn lại) cho người nhận thầu:
28.000
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế trên
2. Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ tài khoản kế toán
Bài 2.5
Tài liệu về TSCĐ hữu hình của đơn vị sự nghiệp B tính đến tháng
12/N như sau (Đơn vị tính 1.000 đ):

I. Tình hình tăng, giảm TSCĐ hữu hình từ đầu năm đến cuối tháng
11/N:
- Mua sắm TSCĐ hữu hình M5 từ nguồn kinh phí hoạt động dùng cho
hoạt động sự nghiệp, nguyên giá 15.000.
- Mua sắm thiết bị P5 từ nguồn vốn vay dùng cho hoạt động SXKD
nguyên giá 100.000.
- Nhận bàn giao công trình nhà A4 hoàn thành được đầu tư từ nguồn
vốn ĐTXDCB dùng cho hoạt động sự nghiệp, nguyên giá 250.000.
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 12:
1. Ngày 2/12: Rút tiền gửi ngân hàng mua một thiết bị sản xuất P6 của
công ty A theo giá thanh toán: 440.000 (thuế suất GTGT: 10%). Chi phí vận
chuyển, lắt đặt, chạy thử đã chi bằng tiền mặt: 3.400, thiết bị này được đầu tư
bằng quĩ phát triển hoạt động sự nghiệp.
2. Ngày 5/12: Nhập một thiết bị văn phòng chưa thanh toán cho người
bán, giá tính thuế nhập khẩu 50.000, thuế suất thuế nhập khẩu 10%, thuế suất
GTGT khâu nhập khẩu 10%, chi phí vận chuyển 1.000, chi phí chạy thử 500,
triết khấu mua hàng được hưởng 1% trên giá nhập khẩu, TSCĐ được đầu tư
bằng nguồn kinh phí hoạt động.
3. Ngày 7/12: Thanh lý TSCĐ hữu hình M2 dùng cho phòng tài vụ,
thuộc kinh phí sự nghiệp:
- Nguyên giá: 18.000
- Hao mòn luỹ kế: 16.500
- Số thu về thanh lý bằng tiền mặt: 1.500 được bổ sung quĩ phát triển
hoạt động sự nghiệp.
4. Ngày 15/12: Thanh lý TSCĐ hữu hình P2 thuộc nguồn vốn kinh
doanh:
- Nguyên giá: 125.000
- Hao mòn lũy kế: 120.000
- Chi phí thanh lý đã trả bằng tiền mặt: 1.500
- Số phế liệu thu hồi nhập kho trị giá: 4.500

5. Ngày 16/12: Rút tiền gửi kho bạc mua hai máy điều hoà nhiệt độ M6
và M7 lắp đặt cho phòng làm việc:
- Giá mua chưa có thuế: 26.000/cái (Thuế suất GTGT: 10%).
- Chi phí lắp đặt tính trừ vào tiền tạm ứng của cán bộ C: 150.
- TSCĐ được đầu tư bằng nguồn kinh phí sự nghiệp
6. Ngày 18/12: Sửa chữa, nâng cấp TSCĐ hữu hình A3 của đơn vị :
- Tiền thuê sửa chữa đã trả bằng tiền gửi kho bạc: 58.000.
- Sau khi sửa chữa thời gian sử dụng của TSCĐ được đánh giá lại là 8
năm, bắt đầu tính từ năm sau.
( Biết nguyên giá TSCĐ trước lúc sửa là 140.000, đã sử dụng 7 năm, tỷ
lệ hao mòn 10% /năm. Chi phí sửa chữa được quyết toán vào kinh phí hoạt
động.)
7. Ngày 21/12: Bộ phận XDCB bàn giao một khu nhà làm việc A5 dùng
cho hoạt động sự nghiệp:
- Giá trị công trình được quyết toán: 126.000
- Chi phí không tính vào giá trị công trình được duyệt bỏ: 4.000.
- TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn XDCB.
8. Ngày 22/12: Kiểm kê phát hiện thiếu TSCĐ hữu hình M4 lắp đặt tại
phòng họp, thuộc nguồn kinh phí sự nghiệp:
- Nguyên giá: 8.000
- Đã hao mòn: 3.200
- Yêu cầu người quản lý bồi thường khấu trừ vào lương 4 tháng.
9. Ngày 25/12: Tổng số hao mòn và khấu hao TSCĐ đã trích trong tháng
là: 173.000 trong đó:
- Khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động SXKD: 45.000 (trong đó khấu
hao TSCĐ thuộc nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ là 15.000, khấu hao
TSCĐ thuộc nguồn vốn kinh doanh là 25.000, thuộc nguồn vốn vay là 5.000)
- Hao mòn TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp: 133.000
Tài liệu bổ sung
- Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ

- Tỷ lệ HM, tỷ lệ KH TSCĐ áp dụng cho công trình xây dựng cơ bản
hoàn thành là 10%,/năm cho các TSCĐ khác là 5%/năm
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế trên.
2. Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ tài khoản kế toán
3. Xác định nguyên giá TSCĐ hữu hình của đơn vị vào cuối năm N.
4. Tính HM TSCĐ dùng cho hoạt động sự nghiệp năm sau.
Bài 2.6
Tại phòng kế toán của đơn vị sự nghiệp M tháng 5/N có tài liệu sau:
(đơn vị tính: 1.000 đ)
I. Số dư đầu tháng:
- TK 152: 98.000, trong đó
+ TK 152A: 40.000 ( số lượng 1000 kg)
+ TK 152B: 58.000 ( số lượng 1000 kg)
- TK 153 : 32.000
Các tài khoản khác có số dư xxx hoặc số dư bằng 0.
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Ngày 2/5 theo chứng từ số 15 : Rút DTKP hoạt động mua 1.500 kg
vật liệu A dùng cho hoạt động sự nghiệp, giá mua chưa có thuế là 42/kg (thuế
suất GTGT 5%).
- Chi phí vận chuyển theo phiếu chi tiền mặt số 31 ngày 2/5: 500
2. Ngày 4/5 nhận giấy báo Nợ số 23 của ngân hàng về khoản tiền ứng
trước cho công ty P để mua vật liệu B: 12.000.
3. Ngày 7/5 theo chứng từ số 40 : Mua chịu công ty X một số công cụ
nhỏ tổng giá thanh toán 44.000 (thuế suất GTGT 10%) giao cho bộ phận dự án
sử dụng.
4. Ngày 8/5 lập phiếu nhập kho số 16: Nhập kho vật liệu B số lượng
1.200kg dùng cho việc sản xuất sản phẩm, đơn giá đã có thuế 61,6/kg (thuế
suất GTGT 10%).
- Nhận giấy báo Nợ số 24 của ngân hàng về số tiền đã trả cho công ty P

về việc mua vật liệu B: 61.920
- Chi phí vận chuyển bốc dỡ vật liệu B theo phiếu chi tiền mặt số 32:
1.500
5. Ngày 9/5 lập phiếu xuất kho số 13: Xuất kho 1.500 kg vật liệu A
- Dùng cho hoạt động sự nghiệp: 1000 kg
- Dùng cho hoạt động dự án: 500 kg
6. Ngày 15/5 lập phiếu xuất kho số 14: Xuất kho 1.200 kg vật liệu B
dùng cho hoạt động SXKD.
7. Ngày 20/5 phiếu xuất kho số 15: xuất kho dụng cụ lâu bền sử dụng
cho hoạt động sự nghiệp 5.400.
8. Ngày 26/5 theo biên bản kiểm kê kho vật liệu dụng cụ số 03: phát hiện
thừa một số công cụ trị giá 2.500 chưa xác định được nguyên nhân.
9. Ngày 30/5 theo chứng từ số 6 : Bộ phận dự án báo mất một dụng cụ
lâu bền trị giá 5.500, sau khi chờ xử lí đã xác định được rõ nguyên nhân và
yêu cầu người quản lí phải bồi thường 300, phần còn lại được phép xoá bỏ
thiệt hại.
Tài liệu bổ sung: Đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế trên (xác định giá vật
liệu, dụng cụ xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước; bình quân gia
quyền; nhập sau xuất trước)
2. Lập Chứng từ ghi sổ và ghi Sổ Cái TK 152, TK 153.

Bài 2.7
Tại phòng kế toán của cơ quan hành chính K tháng 12/N có tài liệu
sau: (Đơn vị tính 1.000 đ)
I. Số dư đầu tháng:
TK 152: 38.000
TK 331: 40.000
TK 337: 55.000

+ TK 3371: 15.000
+ TK 3373: 40.000
Các tài khoản khác có số dư xxx hoặc số dư bằng 0.
II. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng:
1. Ngày 2/12 tạm ứng bằng tiền gửi kho bạc cho công ty B nhận thầu
sửa chữa lớn hội trường A1: 34.000. (Đã nhận được giấy báo Nợ trong ngày)
2. Ngày 4/12 nhận giấy báo Có của kho bạc về số kinh phí đầu tư XDCB
được cấp theo lệnh chi tiền của cơ quan tài chính: 48.000.
3. Ngày 5/12 theo giấy báo Nợ của kho bạc mua thiết bị P1 dùng cho đầu
tư XDCB nhập kho : 30.000.
4. Ngày 6/12 xuất kho thiết bị P1 giao cho công ty Z lắp đặt, sau khi lắp
đặt xong được nghiệm thu và tính vào giá trị công trình 30.000.
5. Ngày 8/12: Xuất vật liệu văn phòng tồn kho đã quyết toán vào kinh
phí năm trước ra sử dụng trị giá 5.000
6. Ngày 11/12 xuất kho nhượng bán một số vật liệu tồn kho không cần
dùng đã quyết toán vào kinh phí năm trước, trị giá 10.000, khách hàng mua trả
bằng tiền mặt 12.000, phần chênh lệch được bổ sung vào nguồn kinh phí hoạt
động.
7. Ngày 15/12 xuất quĩ tiền mặt thanh toán tiền sửa chữa nhỏ một máy
photocopy: 500
8. Ngày 22/12 công ty Z bàn giao công trình XDCB hoàn thành sử dụng
cho hoạt động sự nghiệp của đơn vị, giá trị công trình được nghiệm thu và
duyệt quyết toán (không tính phần thiết bị lắp đặt): 82.000. Trong đó
- Giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành đã quyết toán vào kinh
phí năm trước 40.000;
- Giá trị khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành quyết toán vào kinh
phí năm nay 42.000.
9. Ngày 24/12 rút tiền gửi kho bạc thanh toán cho công ty Z đã nhận
được giấy báo Nợ của kho bạc: 42.000.
10. Ngày 28/12 công ty B bàn giao một phần công trình sửa chữa lớn

hoàn thành đã nghiệm thu và quyết toán vào chi hoạt động của năm nay:
50.000.
11.Ngày 29/12 rút DTKP hoạt động thanh toán cho công ty B : 16.000.
12.Ngày 29/12 tính tổng hao mòn TSCĐ năm nay. Biết tổng số hao mòn
TSCĐ đã tính năm trước là 230.000, trong năm trước mua sắm thêm TSCĐ M
với nguyên giá 62.000 (tỷ lệ hao mòn 10%/năm), thanh lý TSCĐ X có
nguyên giá 100.000 (tỷ lệ hao mòn 6%/năm)
13.Ngày 30/12 lập biên bản kiểm kê xác định vật tư tồn kho quyết toán
vào kinh phí năm nay 23.000
Yêu cầu:
1. Định khoản kế toán cho các nghiệp vụ kinh tế trên .
2. Ghi Sổ Nhật ký chung tháng 12/N
CHƯƠNG 3
kÕ to¸n c¸c kho¶n thanh to¸n
Câu hỏi
1. Trình bày nội dung và nguyên tắc kế toán các khoản thanh toán với
công chức, viên chức (CCVC) ?
2. Chứng từ, sổ chi tiết sử dụng trong kế toán thanh toán với CCVC ?
3. Nội dung và kết cấu các TK: 332; 334; 335?
4. Trình bày nội dung và nguyên tắc kế toán các khoản phải nộp Nhà
nước?
5. Chứng từ, sổ chi tiết sử dụng trong kế toán các khoản phải nộp Nhà
nước
6. Nội dung và kết cấu TK: 333?
7. Trình bày nội dung và nguyên tắc kế toán kinh phí cấp cho cấp dưới?
8. Chứng từ, sổ chi tiết sử dụng trong kế toán kinh phí cấp cho cấp dưới?
9. Nội dung và kết cấu TK: 341?
10.Trình bày nội dung và nguyên tắc kế toán các khoản phải thu?
11.Chứng từ, sổ chi tiết sử dụng trong kế toán các khoản phải thu?
12.Nội dung và kết cấu TK: 311?

13.Trình bày nội dung và nguyên tắc kế toán các khoản cho vay?
14.Chứng từ, sổ chi tiết sử dụng trong kế toán các khoản cho vay?
15.Nội dung và kết cấu TK: 313?
16.Trình bày nội dung và nguyên tắc kế toán các khoản phải trả?
17.Chứng từ, sổ chi tiết sử dụng trong kế toán các khoản phải trả?
18.Nội dung và kết cấu TK: 331?
19.Trình bày nội dung và nguyên tắc kế toán thanh toán nội bộ?
20.Chứng từ, sổ chi tiết sử dụng trong kế toán thanh toán nội bộ?
21.Nội dung và kết cấu TK: 342?
22.Trình bày nội dung và nguyên tắc kế toán các khoản tạm ứng kinh phí
của kho bạc khi đơn vị chưa được giao dự toán ?
23.Chứng từ, sổ chi tiết sử dụng trong kế toán các khoản tạm ứng kinh
phí của kho bạc khi đơn vị chưa được giao dự toán?
24.Nội dung và kết cấu TK: 336?
25.Trình bày nội dung và nguyên tắc kế toán tạm ứng với cán bộ CCVC?
26.Chứng từ, sổ chi tiết sử dụng trong kế toán tạm ứng với cán bộ
CCVC?
27.Nội dung và kết cấu TK: 312?
Bài tập
Bài 3.1.
Trích một số tài liệu trong tháng 1/N ở đơn vị sự nghiệp A liên quan
đến các khoản phải thu như sau (Đơn vị tính: 1.000đ):
I- Số dư đầu tháng 1/N của TK 311: 30.000.Trong đó:
+ TK 3111: 29.000 (Chi tiết Công ty Tình nghĩa)
+ TK 3118: 1.000 (Chi tiết điện thoại thiếu)
II- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 1/N
1 - Xuất kho sản phẩm để bán cho công ty B. Giá bán chưa có thuế:
90.000, thuế suất thuế GTGT của sản phẩm này là: 10%. Công ty B đã chấp
nhận thanh toán.
2- Nhận được tiền do công ty Tình nghĩa trả nợ kỳ trước bằng tiền gửi

ngân hàng: 19.000
3- Theo quyết định xử lý giá trị tài sản phát hiện thiếu: thu bồi thường
bằng tiền mặt: 400; trừ vào lương tháng 1/N của viên chức: 600
5- Chi quản lý dự án khi quyết toán không được duyệt y phải thu hồi: 540
Yêu cầu:
1- Lập định khoản kế toán.
2- Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ kế toán liên quan, ghi sổ Nhật ký
chung và Sổ Cái TK 311.
Biết rằng đơn vị tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Bài 3.2.
Tại đơn vị sự nghiệp A trong tháng 2/N có các tài liệu kế toán liên
quan đến các khoản tạm ứng như sau (Đơn vị tính: 1.000đ):
I- Số dư đầu tháng 2/N của TK 312: 100
Chi tiết: 3121 – Phòng hành chính – PhạmThị Minh: 100
II- Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng 2/N:
1- Phiếu thu số 14 ngày 2/2 thu hồi toàn bộ số tiền tạm ứng tháng trước
của chị Phạm Thị Minh, do chị Minh không thực hiện công việc như đã đề
nghị tạm ứng.
2- Phiếu chi số 15 ngày 3/2, chi tiền mặt tạm ứng cho chị Nguyễn Thị
Lan để mua văn phòng phẩm: 250.
3- Giấy thanh toán tiền tạm ứng số 01 ngày 6/2 của chị Nguyễn Thị Lan
đã được duyệt, số chi mua văn phòng phẩm đưa ngay vào sử dụng cho phòng
hành chính: 180, số tiền còn lại chị Lan đã nhập vào quỹ theo phiếu thu số 05
cùng ngày.
4- Phiếu chi số 18 ngày 8/2 tạm ứng tiền cho anh Đức mua vật tư: 6.000.
5- Anh Đức thanh toán tạm ứng ngày 12/2 số vật tư anh Đức mua nhập
kho trị giá 8.000 được thanh toán, kế toán viết phiếu chi trả 2.000 cho Anh
đức.
Yêu cầu:
1. Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên?

2. Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ khoản liên quan?
Bài 3.3
Tại đơn vị sự nghiệp B, trong tháng 3/N có các tài liệu kế toán liên
quan đến thuế GTGT như sau: (Đơn vị tính: 1.000đ):
I- Số dư đầu tháng 3/N của TK 331: 9.000. Trong đó:
+ TK 3311: 3.000 (chi tiết công ty X).
+ TK 3312: 5.000
+ TK 3318: 1.000
II- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 2/N:
1- Chuyển tiền gửi kho bạc để trả nợ Công ty X ở kỳ trước, số tiền là:
3.000. Kho bạc chưa chuyển giấy báo Nợ cho đơn vị.
2- Mua vật liệu để nhập kho, chưa trả tiền người bán: giá mua chưa có
thuế 5.000; thuế GTGT 500, chi phí vận chuyển về đến kho đã trả bằng tiền
mặt 200.
3- Vay ngân hàng mua công cụ nhập kho, số tiền: 8.000.
4. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ vay, đã nhận được giấy báo nợ, số
tiền: 5.000.
5- Quyết định bổ sung nguồn vốn kinh doanh giá trị tài sản thừa tháng
trước 1.000 thuộc bộ phận sản xuất kinh doanh, không xác định được chủ sở
hữu.
Tài liệu bổ sung: Đơn vị tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu
trừ
Yêu cầu:
1/ Lập định khoản kế toán?
2/ Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ khoản liên quan, ghi Sổ Nhật ký
chung và sổ Cái TK 331?
Bài 3.4.
Tại đơn vị sự nghiệp A có các tài liệu về tình hình thanh toán các
khoản phải nộp Nhà nước trong tháng 4/N như sau (Đơn vị tính: 1.000đ).
I- Số dư đầu tháng 4/N của TK 333: 12.500. Trong đó:

+ TK 3331: 7.000
+ TK 3332: 5.500
II- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 4/N:
1- Doanh thu bán hàng hoá: 66.000, trong đó thuế GTGT 6.000 đã thu
bằng tiền gửi ngân hàng.
2- Kế toán xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp đơn vị phải nộp ngân
sách Nhà nước là: 3.000.
3- Kế toán xác định số phí đơn vị phải nộp ngân sách Nhà nước là:
2.500.
4- Thuế GTGT đầu vào phát sinh được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra
: 2.000.
5- Chuyển tiền gửi kho bạc nộp thuế GTGT 4.000 và nộp thuế TNDN:
3.000, đơn vị đã nhận được giấy báo nợ.
6- Xuất quỹ tiền mặt nộp số phí đã thu vào tài khoản tiền gửi Kho bạc của
đơn vị: 3.000; nộp vào ngân sách Nhà nước: 2500.
7. Nhập khẩu lô công cụ dùng cho sản xuất kinh doanh nộp thuế theo
phương pháp khấu trừ: Giá mua cũng là giá tính thuế nhập khẩu: 200.000,
thuế suất thuế nhập khẩu 10%; thuế suất thuế GTGT khâu nhập khẩu 5%, đơn
vị đã nộp các loại thuế và đã trả bên bán bằng tiền gửi Ngân hàng(Đã nhận
được giấy báo nợ); chi phí vận chuyển về đến kho đã trả bằng tiền mặt: 2.000.
Yêu cầu:
1/ Lập định khoản kế toán?
2/ Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ kế toán có liên quan, Sổ Nhật ký
chung và Sổ Cái TK 333?
Biết rằng:
- Các nghiệp vụ thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại kho bạc và
ngân hàng đã nhận được giấy báo có, báo nợ?
- Đơn vị tính và nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Bài 3.5.
Tại đơn vị sự nghiệp X có tài liệu kế toán về các khoản phải trả viên

chức và phải nộp theo lương trong tháng 5/N như sau (Đơn vị tính:
1.000đ):
I- Số dư đầu tháng 5/N:
+ TK 334: 8.000
+ TK 332: 3.000, trong đó
TK 3321: 2.500
TK 3322: 500
II- Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng 5/N:
1- Tổng hợp tiền lương phải trả cán bộ, viên chức ở các bộ phận:
- Tính vào chi hoạt động: 7.000.
- Tính vào chi phí SXKD: 1.000.
- Tính vào chi hoạt động theo đơn đặt hàng: 2.000
2- Tính BHXH, BHYT, KPCĐ phải nộp trong tháng theo lương phải trả.
3- Tổng hợp BHXH phải trả viên chức: 1.300.
4- Tiền thưởng từ quỹ cơ quan phải trả cán bộ, viên chức: 1.600.
5- Nộp BHXH, BHYT số tiền đã tính phải nộp bằng dự toán kinh phí
hoạt động cho bộ phận HCSự NGHIệP, bằng dự toán kinh phí cho đơn đặt
hàng cho bộ phận đơn đặt hàng, bằng tiền gửi Ngân hàng cho bộ phận sản
xuất kinh doanh.
6- Tổng hợp các khoản tạm ứng chi không hết trừ vào lương của viên chức:
300.
7- Xuất quỹ tiền mặt thanh toán hết số còn phải trả cho cán bộ, viên chức.
8- Nhận được giấy báo có của Kho bạc về số tiền cơ quan BHXH thanh
toán tiền BHXH 1.300.
9- Rút về quỹ tiền mặt số tiền BHXH thanh toán và xuất quỹ chi trả cho
viên chức: 1.300.
Yêu cầu:
1/ Lập định khoản kế toán?
2/ Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ tài khoản kế toán liên quan, ghi Sổ
Nhật ký chung và Sổ Cái TK 332; 334?

Bài 3.6.
Tại đơn vị sự nghiệp A có các tài liệu về tình hình tạm ứng và thanh
toán tạm ứng với kho bạc trong tháng 1/N như sau: (Đơn vị tính 1.000đ).
1-Ngày 5/1: Xin tạm ứng kho bạc số kinh phí hoạt động bằng tiền mặt khi
chưa được giao dự toán là 20.000.
2-Ngày 10/ 1: Nhận được Quyết định giao dự toán kinh phí hoạt động, số
kinh phí được giao trong năm N là 2.120.000.
3-Ngày 12/1 Đơn vị rút dự toán kinh phí hoạt động thanh toán số đã xin
tạm ứng kho bạc ngày 5/1 là 2.000
4-Ngày 15/1: Rút kinh phí hoạt động kiêm chuyển khoản tạm ứng cho
đơn vị M là 50.000
Yêu cầu:
1/ Lập định khoản kế toán?
2/ Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ tài khoản kế toán liên quan, ghi Sổ
Nhật ký chung và Sổ Cái TK 336?
Bài 3.7
Tại đơn vị sự nghiệp A, trong tháng 6/N, có các tài liệu sau: (Đơn vị
tính 1.000đ).
1- Cấp kinh phí hoạt động cho cấp dưới bằng tiền mặt: 50.000, bằng tiền
gửi kho bạc: 20.000.
2- Xuất kho vật liệu cấp kinh phí hoạt động cho cấp dưới: 15.000.
3- Số kinh phí cấp cho cấp dưới, đơn vị cấp dưới đã chi và đề nghị quyết
toán là: 80.000, số còn lại 5.000 đơn vị cấp dưới không chi hết đã nộp trả cho
cấp trên bằng tiền gửi kho bạc. Đơn vị đã nhận được báo có.
4- Đơn vị cấp dưới báo cáo về số dự toán KP hoạt động thực rút, số tiền
30.000.
5- Quyết toán kinh phí hoạt động của đơn vị cấp dưới được duyệt y
165.000.
Yêu cầu:
1/ Lập định khoản kế toán?

2/ Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ kế toán liên quan, ghi Sổ Nhật Ký
chung, Sổ Cái TK 341?
Bài 3.8.
Tại đơn vị sự nghiệp A, trong tháng 8/N, có các tài liệu sau: (Đơn vị
tính 1.000đ).
I. Số dư đầu tháng của TK 342: 13.000 (dư có)
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng:
1. Rút tiền gửi kho bạc trả cho đơn vị cấp dưới số tiền đã thu hộ tháng
trước là 13.000, đã nhận được giấy báo nợ.
2. Đơn vị cấp trên thanh toán số thu hộ (theo hợp đồng nhờ thu hộ), số
tiền là: 3.000; bằng tiền gửi ngân hàng (Đã nhận được giấy báo có)
3. Số phí đơn vị đã thu hộ bằng tiền mặt phải nộp cấp trên là 25.000.
4. Đơn vị đã nộp số tiền thu phí cho cấp trên bằng tiền mặt: 20.000.
Yêu cầu:
1/ Lập định khoản kế toán?
2/ Phản ánh các nghiệp vụ vào sơ đồ kế toán liên quan, ghi Sổ Nhật Ký
chung, Sổ Cái TK 342?
Bài 3.9.
Tại đơn vị sự nghiệp X, trích một số nghiệp vụ liên quan đến số thu
nộp Nhà nước trong tháng 4/N như sau (Đơn vị tính 1.000 đ)
I. Số dư đầu tháng của TK
- TK 3113: 12.000
- TK 333: 10.000
Trong đó 3331: 7.000 ; 3332: 3.000
II. Các nghiệp vụ phát sinh trong tháng
1. Ngày 2/4 bán hàng hóa thu bằng tiền gửi kho bạc 99.000, trong đó thuế
GTGT là 9.000 (Đã nhận được giấy báo Có)
2. Ngày 2/4, kế toán xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp quí
II: 5.000
3. Ngày xác định số phí đã thu phải nộp Nhà nước trong quí II: 4.000

4. Ngày 29/4 kết chuyển hết số thuế GTGT đầu vào để khấu trừ thuế
GTGT đầu ra
5. Ngày 29/4 nộp hết số thuế GTGT, thuế Thu nhập doanh nghiệp và phí
phải nộp Nhà nước bằng tiền gửi kho bạc. (Đã nhận được giấy báo Nợ)
Yêu cầu : - Tính toán và ghi định khoản kế toán
- Ghi NKC và Sổ cái TK 333
CHƯƠNG 4
KẾ TOÁN NGUỒN KINH PHÍ, NGUỒN VỐN VÀ QUỸ CƠ QUAN
Câu hỏi
1.Trong đơn vị hành chính sự nghiệp có những nguồn kinh phí nào? Nêu
các hoạt động trong đơn vị hành chính sự nghiệp tương ứng với mỗi nguồn
kinh phí?
2. Nêu nội dung và nguyên tắc hạch toán:
- Nguồn vốn kinh doanh?
- Nguồn chênh lệch thu chi chưa xử lý?
- Các quỹ cơ quan?
- Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản?
- Nguồn kinh phí hoạt động?
- Nguồn kinh phí dự án?
- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước?
- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định?
3. Nêu chứng từ và tài khoản sử dụng để hạch toán:
- Nguồn vốn kinh doanh ?
- Chênh lệch tỷ giá?
- Đánh giá lại tài sản?
- Nguồn chênh lệch thu chi chưa xử lý?
- Các quỹ cơ quan?
- Nguồn kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản?
- Nguồn kinh phí hoạt động?
- Nguồn kinh phí dự án?

- Nguồn kinh phí theo đơn đặt hàng của Nhà nước?
- Nguồn kinh phí đã hình thành tài sản cố định?
4. Nêu nội dung, kết cấu và chi tiết (nếu có) các Tài khoản : 411, 412,
421, 431, 441, 461, 462, 465, 466?
5. Hãy cho biết nguyên nhân biến động của các nguồn kinh phí sau?
- Nguồn vốn kinh doanh

×