Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

hỏi đáp về thiết kế bản vẽ thi công

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.6 KB, 12 trang )

Taybac
08-01-2009, 09:26 PM
Xin hỏi các Bác :
Trường hợp dự án gồm TKKT và TKBVTC , Khi phê duyệt TKKT và dự toán xong ,
Chủ đầu tư tổ chức đấu thầu và hợp đồng .
Nhưng Khi thanh toán căn cứ vào Khối lượng thi công thực tế , CĐT lập và phê duyệt
TK BVTC và lấy đó làm căn cứ thanh toán .
Như vậy phần khối lượng trúng thầu trong TKKT sẽ không sử dụng đến mà căn cứ bây
giờ là khối lượng trong BVTC , như vậy có hợp lệ không ?
Nếu khối lượng thay đổi (tăng , giảm ) so với khối lượng TKKT thì sử lý thế nào ? Có
cần hợp đồng bổ sung không ??
Rất mong các Bác cùng trao đổi . THANKS !!
ldt2007
08-01-2009, 11:14 PM
Công trình gồm có 2 bước thiết kế kỹ thuật và thiết kế bản vẽ thi công. Vậy mà thiết kế
kỹ thuật xong đã tổ chức đấu thầu??? Mới xong bước dự án và tổng mức đầu tư, chưa có
bản vẽ thi công vậy đấu thầu trên làm gì? Theo tôi căn cứ vào Quyết định phê duyệt thiết
kế bản vẽ thi công rồi mới tổ chức đấu thầu, còn thanh toán dựa theo hợp đồng xây lắp
trọn gói hay theo đơn giá.
thienhaopm
09-01-2009, 12:14 AM
Thiết kế kỹ thuật chỉ thể hiện kết cấu chính không thể hiện chi tiết như TKBVTC vậy thì
làm sao đủ cơ sở để tiến hành đấu thầu.
tuananhce03
09-01-2009, 09:11 AM
Tôi đồng ý với anh ldt2007. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chỉ là hồ sơ ban đầu. Còn khi nào có
hồ sơ thiết kế thi công thì mới lấy khối lượng trong đó để đấu thầu.
Quy trình như sau:
- Khi có dự án thì chủ đầu tư thuê thiết kế. Bộ đầu tiên phải là bộ thiết kế kỹ thuật. Sau đó
khi có sự phê duyệt thì sẽ lập 1 bộ hồ sơ thiết kế thi công ( Có thể thay đổi so với thiết kế
kỹ thuật)


- Sau đó chủ đầu tư sẽ giao cho 1 bên nữa lập dự toán chi phí công trình sơ bộ. Thường
công trình lớn thì phải mời hai công ty để đối chiếu kết quả.
-Sau đó tùy vào chủ đầu tư sẽ mở đấu thầu công khai hay chỉ định nhà thầu. Trong đấu
thầu công khai thì nhà thầu có thể bổ sung những khối lượng còn thiếu so với bảng tiên
lượng trong dư toán. Sau đó nếu nhà thầu trúng thầu thì chủ đầu tư đồng ý ký quyết định
phê duyệt thi công.
hongngan99
09-01-2009, 10:58 AM
Tôi đồng ý với anh ldt2007. Hồ sơ thiết kế kỹ thuật chỉ là hồ sơ ban đầu. Còn khi nào có
hồ sơ thiết kế thi công thì mới lấy khối lượng trong đó để đấu thầu.
Quy trình như sau:
- Khi có dự án thì chủ đầu tư thuê thiết kế. Bộ đầu tiên phải là bộ thiết kế kỹ thuật. Sau đó
khi có sự phê duyệt thì sẽ lập 1 bộ hồ sơ thiết kế thi công ( Có thể thay đổi so với thiết kế
kỹ thuật)
- Sau đó chủ đầu tư sẽ giao cho 1 bên nữa lập dự toán chi phí công trình sơ bộ. Thường
công trình lớn thì phải mời hai công ty để đối chiếu kết quả.
-Sau đó tùy vào chủ đầu tư sẽ mở đấu thầu công khai hay chỉ định nhà thầu. Trong đấu
thầu công khai thì nhà thầu có thể bổ sung những khối lượng còn thiếu so với bảng tiên
lượng trong dư toán. Sau đó nếu nhà thầu trúng thầu thì chủ đầu tư đồng ý ký quyết định
phê duyệt thi công.
Bạn tuannhce3 nên xem lại qui trình này, mình thấy không rõ ràng lắm:
Thứ nhất thiết kế kỹ thuật có thể đấu thầu được đó là trường hợp tổng thầu EPC, thiết kế
bản vẽ và thi công luôn.
Thứ hai: Trong dự án đầu tư xây dựng đã có thiết kế rồi đó là thiết kế cơ sở. Nếu công
trình có kết cấu phức tạp hoặc ở cấp đặc biệt thì có thêm bước thiết kế kỹ thuật, còn nếu
không là thiết kế bản vẽ thi công (nếu công trình đơn giản, qui mô nhỏ thì lập BCKTKT
và thiết kế bản vẽ thi công luôn, đây là trường hợp thiết kế một bước). Bước sau phải
tuân thủ các bước trước đó, chỉ được phép thay đổi khi không làm thay đổi qui mô, kiến
trúc của bước trước đó đã duyệt, nếu thay đổi mà ảnh hưởng thì phải trình duyệt lại thiết
kế cơ sở.

Thứ 3: khi đấu thầu thi công thì thiết kế bản vẽ thi công và dự toán phải được duyệt rồi
chứ không phải đấu thầu xong mới phê duyệt đâu bạn à.
Taybac
09-01-2009, 11:48 AM
Trường hợp này phê duyệt TKCS ở bước riêng , Công trình Chưa có Tổng Dự toán mà
phê duyệt TKKT và Dự toán từng gói thầu , sau đó đấu thầu và hợp đồng từng gói thầu ,
sau khi hợp đồng lại tiếp tục phê duyệt TKBVTC và khi nghiệm thu căn cứ theo
TKBVTC , Nếu khối lượng tăng giảm thì lại ký bổ sung hợp đồng ( Vì hợp đồng ban đầu
là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh )
Như vậy có đúng không ?????
thanhloc
09-01-2009, 11:56 AM
Đúng rồi đó bạn. minh cũng đang lam một gói tương tự như thế. Đấu thầu theo khối
lượng TKKT rồi nhà thầu lập bản vẽ thi công trình chủ đầu tư phê duyệt. lấy khối lượng
theo TKBVTC bạn ạ. chúc ban thành công
tuananhce03
09-01-2009, 12:08 PM
Thứ 3: khi đấu thầu thi công thì thiết kế bản vẽ thi công và dự toán phải được duyệt rồi
chứ không phải đấu thầu xong mới phê duyệt đâu bạn à.
Ý này là bạn không đúng rồi. Thế tôi giả sử bạn chủ đầu tư đưa ra dự toán cho công trình
đó nhưng khi bạn làm đấu thầu bạn thấy khối lượng thống kê bị thiếu thì bạn phải làm
sao?
Có phải bạn phải lập bảng báo cáo chủ đầu tư? Thế tóm lại là lấy giá trị của bạn chứ
chẳng lẽ lấy giá xây dựng của chủ đầu tư à? Như thế thì thiệt cho mình quá. Chủ đầu tư
sai mà mình chịu.
Còn các ý trên bạn nói thì nó có nhiều loại. Nói chung thiết kế cơ sở hay thiết kế kỹ thuật
nó cũng đều là một loại
Tóm lại khi có thiết kê thi công và dự toán sơ bộ chủ đầu tư đưa ra rồi bạn mới được đấu
thầu trong trường hợp đấu thầu rộng rãi.
Còn khi chỉ định thầu thì bạn cũng kiểm tra lại khối lượng thử chủ đầu tư đưa ra có đủ

không? con người thì phải có sai sót chứ.
chuotdong
09-01-2009, 12:10 PM
Trong trường hợp này phải làm rõ: Thiết kế BVTC ai lập ? Nhà thầu Tư vấn hay Nhà
thầu Thi công XD.
tuananhce03
09-01-2009, 12:12 PM
Trường hợp này phê duyệt TKCS ở bước riêng , Công trình Chưa có Tổng Dự toán mà
phê duyệt TKKT và Dự toán từng gói thầu , sau đó đấu thầu và hợp đồng từng gói thầu ,
sau khi hợp đồng lại tiếp tục phê duyệt TKBVTC và khi nghiệm thu căn cứ theo
TKBVTC , Nếu khối lượng tăng giảm thì lại ký bổ sung hợp đồng ( Vì hợp đồng ban đầu
là hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh )
Như vậy có đúng không ?????
Theo mình nghỉ khi nào có thiết kế thi công và tổng dự toán sơ bộ do chủ đầu tư đưa
ra( tất nhiên ở đây chủ đầu tư cũng thuê 1 bên làm) thì mới cho đấu thầu
Mình cũng đang bốc dự toán một công trình mà khả năng công ty mình sẽ được chỉ định
thầu cho công trình đó luôn. Vì vậy chủ đầu tư cũng thuê 1 công tu khác bốc dự toán để
đối chiếu 2 bản dự toán. Mình mới đi gặp tụi bên bốc dự toán bên kia để thỏa thuận với
nó. Tất nhiên đây là thỏa thuận riêng để có khối lượng ko chênh lệch và lấy giá vật tư
thiết bị cho phù hợp.
tuananhce03
09-01-2009, 12:14 PM
Trong trường hợp này phải làm rõ: Thiết kế BVTC ai lập ? Nhà thầu Tư vấn hay Nhà
thầu Thi công XD.
Theo mình thì phải là thằng nhà thầu tư vấn lập. Còn những trường hợp khác thì mình
chưa gặp
chuotdong
09-01-2009, 12:14 PM
Theo mình nghỉ khi nào có thiết kế thi công và tổng dự toán sơ bộ do chủ đầu tư đưa
ra( tất nhiên ở đây chủ đầu tư cũng thuê 1 bên làm) thì mới cho đấu thầu

Sơ bộ có nghĩa là chưa được duyệt ? , nếu vậy chẳng có nghĩa gì ở đâu cả :-w
chuotdong
09-01-2009, 12:17 PM
Theo mình thì phải là thằng nhà thầu tư vấn lập. Còn những trường hợp khác thì mình
chưa gặp
Mình gặp trường hợp này rồi, đúng tình huống như bạn gì hỏi, nghĩa là Chủ đầu tư đấu
thầu Thi công trên cơ sở TKKT được duyệt, sau đó giao cho Nhà thầu thi công lập
TKBVTC luôn. Còn giao như thế nào mình không theo dõi chi tiết được - chỉ biết không
phải EPC đâu.
Hình như mình một lần đã trao đổi trên forum rồi: theo Luật VN bây giờ chưa quy định
rõ ràng là Nhà thầu thi công XD được lập TK BVTC, nhưng trên thế giới Nhà thầu Tư
vấn thường chỉ lập đến TKKT thôi - không phải EPC đâu nhé
tuananhce03
09-01-2009, 12:20 PM
Sơ bộ có nghĩa là chưa được duyệt ? , nếu vậy chẳng có nghĩa gì ở đâu cả :-w
Đúng vậy sơ bộ chẳng có ý nghĩa gì cả? Nhà thầu thi công phải kiểm tra lại khối lượng và
đơn giá vật tư.
Mình tham gia cũng được vài công trình đấu thầu rồi. Mình chưa thấy dự toán sơ bộ bên
chủ đầu tư mà trùng khớp hoặc nhiều hơn giá trị công trình mà nhà thầu đưa ra cả. Có
những lý do sau:
- Là do giá cả đã biến động nhiều vì lúc lập dự toán sơ bộ là ở thời điểm cách đó vài
tháng
- Là do bốc thiếu khối lượng của chủ đầu tư. ( Cái này nhà thầu tham gia đấu thầu phải
kiểm tra kỹ nếu không sẽ bị thiệt sau này. Tốt nhất là nên bốc lại khối lượng từ đầu, ko
nên tin tưởng con số của chủ đầu tư đưa ra.)
tuananhce03
09-01-2009, 12:26 PM
Mình gặp trường hợp này rồi, đúng tình huống như bạn gì hỏi, nghĩa là Chủ đầu tư đấu
thầu Thi công trên cơ sở TKKT được duyệt, sau đó giao cho Nhà thầu thi công lập
TKBVTC luôn. Còn giao như thế nào mình không theo dõi chi tiết được - chỉ biết không

phải EPC đâu.
Hình như mình một lần đã trao đổi trên forum rồi: theo Luật VN bây giờ chưa quy định
rõ ràng là Nhà thầu thi công XD được lập TK BVTC, nhưng trên thế giới Nhà thầu Tư
vấn thường chỉ lập đến TKKT thôi - không phải EPC đâu nhé
Mình thì khác bạn ạ. Lúc đầu tiên công ty mình được chỉ định nhận được bản vẻ thiết kế
kỹ thuật để bốc dự toán dùm cho họ.
Sau đó 1 tháng cũng chủ đầu tư giao cho công ty mình bốc lại dự toán cho bản vẽ thiết kế
thi công ( Tất nhiên là bên mình chỉ kiểm tra lại vì đã bốc rồi; trong bản vẽ thiết kế kỹ
thuật và thiết kế thi công đều do 1 công ty làm, nó chỉ thêm bản vẽ chi tiết và mấy bảng
thống kế thép, cửa, )
Mình nghe sếp mình mới nói là khả năng là bên mình sẽ được chỉ định thi công công
trình đó luôn, nên phải bốc kỹ lại để trách bất lợi cho mình trong quá trình thi công.
hongngan99
09-01-2009, 01:12 PM
Ý này là bạn không đúng rồi. Thế tôi giả sử bạn chủ đầu tư đưa ra dự toán cho công trình
đó nhưng khi bạn làm đấu thầu bạn thấy khối lượng thống kê bị thiếu thì bạn phải làm
sao?
Có phải bạn phải lập bảng báo cáo chủ đầu tư? Thế tóm lại là lấy giá trị của bạn chứ
chẳng lẽ lấy giá xây dựng của chủ đầu tư à? Như thế thì thiệt cho mình quá. Chủ đầu tư
sai mà mình chịu.
Còn các ý trên bạn nói thì nó có nhiều loại. Nói chung thiết kế cơ sở hay thiết kế kỹ thuật
nó cũng đều là một loại
Tóm lại khi có thiết kê thi công và dự toán sơ bộ chủ đầu tư đưa ra rồi bạn mới được đấu
thầu trong trường hợp đấu thầu rộng rãi.
Còn khi chỉ định thầu thì bạn cũng kiểm tra lại khối lượng thử chủ đầu tư đưa ra có đủ
không? con người thì phải có sai sót chứ.
Bạn nên xem lại nghị định 58/2008/NĐ-CP của chỉnh phủ, qui định rất ró trước khi đấu
thầu hây chỉ định thầu thì dự toán phải được phê duyệt bạn à. Còn việc sai sót, tất nhiên
không thể tránh khỏi nhưng làm là phải tuân thủ qui trình, qui định của pháp luật, mình
không thể làm sai luật được.

dungkt1
09-01-2009, 02:17 PM
Đúng là các pác nên đọc lại luật đấu thầu và NĐ58/08/CP.
Khối lương theo TKBVTC tư vấn lập đê chủ đầu tư tỏ chức đấu thầu là khối lượng tham
khảo để lựa chọn nhà thầu thôi, các nhà thầu fải tính lại khối lượng nếu mà có sự chênh
lệch thì khi nhà thầu trúng thầu fải kèm theo khối lượng bổ sung để thương thảo kí hợp
đồng.
lestrong
09-01-2009, 04:00 PM
1. Luật đấu thầu quy định về yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu như sau:
2. Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau
đây:
a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm
chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng,
chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công
nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần
thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng
tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
Vì vậy, đối với đấu thầu xây lắp, qua bước thiết kế kỹ thuật đã đủ cơ sở để tổ chức đấu
thầu lựa chọn nhà thầu thi công.
2. Việc thực hiện thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu thi công trúng thầu thực hiện, nếu
nhà thầu thi công không có đủ năng lực tự thực hiện việc thiết kế bản vẽ thi công này thì
thuê thầu phụ có đủ năng lực để thiết kế bản vẽ thi công. (chú ý, thầu phụ này có thể là
nhà thầu đã trực tiếp thiết kế kỹ thuật cho gói thầu)
2. Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công nếu có phát sinh khối lượng thì:
- Nếu khối lượng phát sinh này không có trong HSMT (ví dụ phát sinh hạng mục mới) thì

nhà thầu phải báo cáo Chủ đầu tư xử lý phát sinh, khối lượng phát sinh được duyệt là căn
cứ để điều chỉnh giá trị trúng thầu của nhà thầu, trường hợp khối lượng phát sinh làm
thay đổi dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã duyệt thì trước khi duyệt dự toán phát sinh
phải xin cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư trước, rồi sau đó chỉnh
dự toán.
- Nếu khối lượng phát sinh có trong HSMT (ví dụ tăng khối 1 hạng mục nào đó trong
HSMT) thì chỉ cần phê duyệt dự toán bổ sung làm căn cứ bổ sung giá trúng thầu và hợp
đồng cho nhà thầu. Nếu khối lượng phát sinh làm vượt tổng mức đầu tư thì xử lý như
trên.
Trên đây là ý kiến của mình, các bạn thảo luận tiếp nhé!
tuananhce03
09-01-2009, 04:14 PM
Nói về luật thì em cũng mơ hồ lắm. Còn với kinh nghiệm ít ỏi của mình thì mình chỉ biết
tới đó. Có gì các pác chỉ giáo thêm cho em.
chuotdong
09-01-2009, 04:22 PM
2. Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công nếu có phát sinh khối lượng thì:
- Nếu khối lượng phát sinh này không có trong HSMT (ví dụ phát sinh hạng mục mới) thì
nhà thầu phải báo cáo Chủ đầu tư xử lý phát sinh, khối lượng phát sinh được duyệt là căn
cứ để điều chỉnh giá trị trúng thầu của nhà thầu, Trên đây là ý kiến của mình, các bạn
thảo luận tiếp nhé!
Cho mình hỏi thêm là phát sinh khối lượng trong HSMT (trường hợp thêm hạng mục
như bạn nói) thì Chủ đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch thầu, vậy cơ sở điều chỉnh là gì:
Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh, Phụ lục hợp đồng ? vì đây là phát sinh cả một
hạng mục do Chủ đầu tư chứ không phải do Nhà thầu.
chuotdong
09-01-2009, 04:24 PM
2. Việc thực hiện thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu thi công trúng thầu thực hiện, nếu
nhà thầu thi công không có đủ năng lực tự thực hiện việc thiết kế bản vẽ thi công này thì
thuê thầu phụ có đủ năng lực để thiết kế bản vẽ thi công. (chú ý, thầu phụ này có thể là

nhà thầu đã trực tiếp thiết kế kỹ thuật cho gói thầu)
Cái này ở Điều luật nào bạn nhỉ ? Bạn xem giúp mình được không
hongngan99
09-01-2009, 04:39 PM
Cho mình hỏi thêm là phát sinh khối lượng trong HSMT (trường hợp thêm hạng mục
như bạn nói) thì Chủ đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch thầu, vậy cơ sở điều chỉnh là gì:
Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh, Phụ lục hợp đồng ? vì đây là phát sinh cả một
hạng mục do Chủ đầu tư chứ không phải do Nhà thầu.
Nếu mà phát sinh cả một hạng mục thì phải điều chỉnh cả dự án đầu tư chứ không chỉ kế
hoạch đấu thầu đâu. Mà phải điều chỉnh dự án đầu tư trước khi thực hiện các bước tiếp
theo.
Taybac
09-01-2009, 04:41 PM
Vậy là trường hợp của mình là đúng rồi , CĐT phê duyệt TKKT+Dự toán gói thầu , xong
tổ chức đấu thầu , trong hợp đồng ghi rõ :"Xây lắp vào TKBVTC " và nhà thầu có trách
nhiệm lập TKBVTC , nếu ko đủ năng lực thì đi thuê và trình CĐT phê duyệt TKBVTC
trước khi tiến hành thi công .
Cảm ơn tất cả các bạn đã tham gia
ldt2007
09-01-2009, 05:11 PM
1. Luật đấu thầu quy định về yêu cầu kỹ thuật của Hồ sơ mời thầu như sau:
2. Lập hồ sơ mời thầu
Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu do Chính phủ quy định và bao gồm các nội dung sau
đây:
a) Yêu cầu về mặt kỹ thuật:
Đối với gói thầu dịch vụ tư vấn, bao gồm các yêu cầu về kiến thức và kinh nghiệm
chuyên môn đối với chuyên gia (điều khoản tham chiếu);
Đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, bao gồm yêu cầu về phạm vi cung cấp, số lượng,
chất lượng hàng hoá được xác định thông qua đặc tính, thông số kỹ thuật, tiêu chuẩn công
nghệ, tiêu chuẩn sản xuất, thời gian bảo hành, yêu cầu về môi trường và các yêu cầu cần

thiết khác;
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng
tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
Vì vậy, đối với đấu thầu xây lắp, qua bước thiết kế kỹ thuật đã đủ cơ sở để tổ chức đấu
thầu lựa chọn nhà thầu thi công.
2. Việc thực hiện thiết kế bản vẽ thi công do nhà thầu thi công trúng thầu thực hiện, nếu
nhà thầu thi công không có đủ năng lực tự thực hiện việc thiết kế bản vẽ thi công này thì
thuê thầu phụ có đủ năng lực để thiết kế bản vẽ thi công. (chú ý, thầu phụ này có thể là
nhà thầu đã trực tiếp thiết kế kỹ thuật cho gói thầu)
2. Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công nếu có phát sinh khối lượng thì:
- Nếu khối lượng phát sinh này không có trong HSMT (ví dụ phát sinh hạng mục mới) thì
nhà thầu phải báo cáo Chủ đầu tư xử lý phát sinh, khối lượng phát sinh được duyệt là căn
cứ để điều chỉnh giá trị trúng thầu của nhà thầu, trường hợp khối lượng phát sinh làm
thay đổi dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã duyệt thì trước khi duyệt dự toán phát sinh
phải xin cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh tổng mức đầu tư trước, rồi sau đó chỉnh
dự toán.
- Nếu khối lượng phát sinh có trong HSMT (ví dụ tăng khối 1 hạng mục nào đó trong
HSMT) thì chỉ cần phê duyệt dự toán bổ sung làm căn cứ bổ sung giá trúng thầu và hợp
đồng cho nhà thầu. Nếu khối lượng phát sinh làm vượt tổng mức đầu tư thì xử lý như
trên.
Trên đây là ý kiến của mình, các bạn thảo luận tiếp nhé!
Theo tôi vấn đề trở nên phức tạp. Trước dây cũng đã có ý kiến là nhà thầu tư vấn đã làm
ở bước một thì được làm bước 2 luôn là hợp lý.
Theo tôi có sự nhần lẫn:
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng
tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
Thiết kế kỹ thuật ở đây phải là thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật (công trình thiết
kế 3 bước) sẽ không có đủ tiên lượng. Xét về chi phí thiết kế coong trình dân dụng <= 7
tỷ: bước 1 (cơ sở) chỉ được 0,682%, trong đó thiết kế BVTC 2,9%. Như vậy bảng tiên
lượng chỉ đầy đủ khi thiết kế BVTC.

Ngay trong bước 1 (cơ sở) việc xác định tổng mức đầu tư có thể căn cứ vào diện tích xây
dựng mà không căn cứ vào tiên lượng.
Nếu sau bước 1 mà tổ chức đấu thầu e rằng tiên lượng còn phải bổ sung nhiều.
Một chi tiết lưu ý nữa hiện tại nhiều đơn vị tư vấn sau khi có quyết định đầu tư mới tổ
chức khoan khảo sát, thiết kế móng tại bước 1 nhiều khi là giả định.
lestrong
09-01-2009, 05:24 PM
Cho mình hỏi thêm là phát sinh khối lượng trong HSMT (trường hợp thêm hạng mục
như bạn nói) thì Chủ đầu tư phải điều chỉnh kế hoạch thầu, vậy cơ sở điều chỉnh là gì:
Biên bản xác nhận khối lượng phát sinh, Phụ lục hợp đồng ? vì đây là phát sinh cả một
hạng mục do Chủ đầu tư chứ không phải do Nhà thầu.
Cái này lại thêm 2 mục nhỏ nữa:
- Về phát sinh có làm thay đổi dự án > phải làm thủ tục điều chỉnh dự án. Chủ đầu tư
trước khi phê duyệt dự toán phải xin chủ trương Cấp có thẩm quyền cho phép điều chỉnh
dự án.
- Về phát sinh không làm thay đổi dự án > không cần phải điều chỉnh dự án, Chủ đầu
tư căn cứ biên bản xử lý kỷ thuật tiến hành phê duyệt thiết kế, dự toán làm căn cứ bổ
sung giá trị trúng thầu. (Chú ý: Phát sinh tăng vượt tổng mức đầu tư).
Về Kế hoạch đấu thầu, nếu dự toán bổ sung vượt giá gói thầu trong KHĐT đã duyệt mà
không làm vượt tổng mức đầu tư thì dự toán phê duyệt là cơ sở thay thế giá gói thầu
trong KHĐT đã duyệt. Bạn tham khảo điều 70 Nghị định 58Cp nhé:
Điều 70. Xử lý tình huống trong đấu thầu
Xử lý tình huống trong đấu thầu quy định tại Điều 70 của Luật Đấu thầu được thực hiện
như sau:
2. Trường hợp dự toán của gói thầu được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã
duyệt thì dự toán sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu
mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt;
trong trường hợp dự toán của các gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu
đã được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư phải bảo
đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt, trường hợp

vượt tổng mức đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của pháp
luật.
lestrong
09-01-2009, 05:36 PM
Cái này ở Điều luật nào bạn nhỉ ? Bạn xem giúp mình được không
Bạn có thể tham khảo câu trả lời sau của Bộ Xây dựng:
Qua hòm thư điện tử của Trung tâm Tin học, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng đã nhận
được câu hỏi của công dân Lê Văn Quang, địa chỉ Email ()
hỏi: “Đơn vị tư vấn lập thiết kế kỹ thuật có được phép tham gia làm thầu phụ để lập thiết
kế bản vẽ thi công không? Sau khi tham gia đấu thầu Đơn vị trúng thầu có được phép
thuê Đơn vị lập thiết kế kỹ thuật trước đây để lập Thiết kế thi công không?”. Sau khi
nghiên cứu, Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng có ý kiến như sau:
Luật Xây dựng và các Nghị định hướng dẫn thực hiện không quy định tư vấn lập thiết kế
kỹ thuật không được lập thiết kế bản vẽ thi công. Vì vậy đối với công trình thiết kế 3
bước, tư vấn lập thiết kế kỹ thuật được phép tham gia thầu phụ để lập thiết kế bản vẽ thi
công và đơn vị trúng thầu được phép thuê tư vấn lập thiết kế kỹ thuật trước đây để lập
thiết kế bản vẽ thi công.
Vụ Quản lý Hoạt động Xây dựng
Tuy rằng qua câu trả lời trên không nói rõ rằng đơn vị trúng thầu thi công phải lập thiết
kế bản vẽ thi công nhưng cũng toát lên việc họ được làm.
Văn bản luật thì mình không rõ, nhưng thực tế cơ quan mình có một số dự án thiết kế 3
bước đề thực hiện như vậy.
lestrong
09-01-2009, 05:41 PM
Theo tôi vấn đề trở nên phức tạp. Trước dây cũng đã có ý kiến là nhà thầu tư vấn đã làm
ở bước một thì được làm bước 2 luôn là hợp lý.
Theo tôi có sự nhần lẫn:
Đối với gói thầu xây lắp, bao gồm yêu cầu theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật kèm theo bảng
tiên lượng, chỉ dẫn kỹ thuật và các yêu cầu cần thiết khác;
Thiết kế kỹ thuật ở đây phải là thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế kỹ thuật (công trình thiết

kế 3 bước) sẽ không có đủ tiên lượng. Xét về chi phí thiết kế coong trình dân dụng <= 7
tỷ: bước 1 (cơ sở) chỉ được 0,682%, trong đó thiết kế BVTC 2,9%. Như vậy bảng tiên
lượng chỉ đầy đủ khi thiết kế BVTC.
Ngay trong bước 1 (cơ sở) việc xác định tổng mức đầu tư có thể căn cứ vào diện tích xây
dựng mà không căn cứ vào tiên lượng.
Nếu sau bước 1 mà tổ chức đấu thầu e rằng tiên lượng còn phải bổ sung nhiều.
Một chi tiết lưu ý nữa hiện tại nhiều đơn vị tư vấn sau khi có quyết định đầu tư mới tổ
chức khoan khảo sát, thiết kế móng tại bước 1 nhiều khi là giả định.
Luật xây dựng có nêu: Các bước thiết kế sau phải phù hợp với những bước thiết kế trước
đó, vì vậy, xét về tiên lượng cũng có thay đổi nhưng vẫn phải trong khuôn khổ cho phép
(yếu tố hiệu quả của dự án). Hơn nữa khi có phát sinh vẫn có các thủ tục để điều chỉnh.
Sở dĩ chi phí thiết kế bản vẽ thi công cao là vì đây là bước "chi tiết hóa" các ý tưởng của
các bước thiết kế trước.
chuotdong
11-01-2009, 12:08 PM
- Về phát sinh không làm thay đổi dự án > không cần phải điều chỉnh dự án, Chủ đầu
tư căn cứ biên bản xử lý kỷ thuật tiến hành phê duyệt thiết kế, dự toán làm căn cứ bổ
sung giá trị trúng thầu. (Chú ý: Phát sinh tăng vượt tổng mức đầu tư).
Về Kế hoạch đấu thầu, nếu dự toán bổ sung vượt giá gói thầu trong KHĐT đã duyệt mà
không làm vượt tổng mức đầu tư thì dự toán phê duyệt là cơ sở thay thế giá gói thầu
trong KHĐT đã duyệt. Bạn tham khảo điều 70 Nghị định 58Cp nhé:
Trước hết để khỏi đi quá xa vấn đề, chỉ xét những thay đổi mà không phải điều chỉnh Dự
án thôi nhé.
Chỗ này bạn làm rõ giúp mình: chỉ căn cứ vào biên bản (có khối lượng) để điều chỉnh giá
gói thầu được không - ý mình là không phải yêu cầu Tư vấn lập Dự toán điều chỉnh.
Vấn đề thứ 2 nữa là trong trường hợp kết quả đầu thầu nhà thầu giá thấp nhất cũng vượt
giá gói thầu nhưng nếu tính cả giá trị dự phòng gói thầu (ND 58 cho phép giá gói thầu
bao gồm dự phòng) thì được sử dụng giá dự phòng này ngay mà không phải chờ phê
duyệt lại THiết kế hay Dự án giif nữa
sea009891

17-04-2009, 05:08 PM
Cần phải làm rõ yêu cầu của các bản vẽ trong TKKT và TKBVTC. Theo thiển ý của tôi
các bản vẽ TKKT phải đảm bảo đủ chi tiết để đưa ra đấu thầu và nhà thầu hoàn toàn có
thể thi công công trình. Còn TKBVTC thực chất phải nên hiểu là TK biện pháp thi công,
là chính xác phần việc của nhà thầu phải làm để có thể thi công các phần việc cần phải có
biện pháp thi công để đảm bảo theo đúng yêu cầu thể hiện trên bản vẽ TKKT.
Nếu theo quy định như hiện nay thì các bạn có thể phân biệt cho tôi biết bản vẽ TKKT
khác với bản vẽ TKBVTC ntn?
malsoni810
17-04-2009, 05:14 PM
Điều 16. Các bước thiết kế xây dựng công trình của nghị định 12/2009/NĐ-CP
1. Thiết kế xây dựng công trình bao gồm các bước: thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết
kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác theo thông lệ quốc tế do người quyết định
đầu tư quyết định khi phê duyệt dự án.
a) Thiết kế cơ sở được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định này;
b) Thiết kế kỹ thuật là thiết kế được thực hiện trên cơ sở thiết kế cơ sở trong dự án đầu tư
xây dựng công trình được phê duyệt, bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ thuật
và vật liệu sử dụng phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng, là căn cứ để
triển khai bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế bảo đảm thể hiện được đầy đủ các thông số kỹ
thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp
dụng, đảm bảo đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.
2. Dự án đầu tư xây dựng công trình có thể gồm một hoặc nhiều loại công trình với một
hoặc nhiều cấp công trình khác nhau. Tùy theo quy mô, tính chất của công trình cụ thể,
việc thiết kế xây dựng công trình được thực hiện một bước, hai bước hoặc ba bước như
sau:
a) Thiết kế một bước là thiết kế bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình chỉ lập
Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình. Trường hợp này, bước thiết kế cơ sở,
bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi
là thiết kế bản vẽ thi công.

Đối với trường hợp thiết kế một bước, có thể sử dụng thiết kế mẫu, thiết kế điển hình do
cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để triển khai thiết kế bản vẽ thi công;
b) Thiết kế hai bước bao gồm bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công được
áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án trừ các công trình được quy định tại
điểm a, điểm c khoản này. Trường hợp này, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản
vẽ thi công được gộp thành một bước và gọi là bước thiết kế bản vẽ thi công;
c) Thiết kế ba bước bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế
bản vẽ thi công được áp dụng đối với công trình quy định phải lập dự án. Tuỳ theo mức
độ phức tạp của công trình, việc thực hiện thiết kế ba bước do người quyết định đầu tư
quyết định.
Trường hợp thực hiện thiết kế hai bước hoặc ba bước thì thiết kế bước tiếp theo phải phù
hợp với thiết kế bước trước đã được phê duyệt.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức lập thiết kế xây dựng công trình, trường hợp chủ
đầu tư có đủ năng lực thì được tự thiết kế, trường hợp chủ đầu tư không có đủ năng lực
thì thuê tổ chức tư vấn thiết kế. Riêng đối với trường hợp thiết kế ba bước thì nhà thầu thi
công có thể được giao lập thiết kế bản vẽ thi công khi có đủ điều kiện năng lực theo quy
định.
sea009891
17-04-2009, 05:34 PM
Bạn không cần phải copy văn bản nghị định.
Ở đây tôi muốn bàn xem cách thức chia các bước và câu chữ như thế có hợp lý không?
Cụ thể là tôi muốn hỏi là các bạn phân biệt bản vẽ TKKT và bản vẽ TKBVTC ntn. Nếu
chiếu đúng theo từng câu chữ của NĐ thì các bản vẽ TKKT không cần phải thể hiện các
chi tiết cấu tạo vì đó là phần việc của các bản vẽ ở bước TKBVTC. Như vậy có hợp lý
không khi tư vấn TKKT (detailed design) không phải làm công việc cực nhọc mất thời
gian đó mà nhà thầu thi công phải đảm nhận (mất thêm một thời gian nữa để hoàn tất bản
vẽ mới bắt đầu công việc thi công được!). Cho một ví dụ cụ thể trong thiết kế kết cấu
thép, chi tiết một liên kết trong kết cấu (số bulon, hoặc kích thước mối hàn, etc.) sẽ do ai
vẽ?
minhquangtndh

20-10-2009, 12:24 PM
Chào các bạn mình có ý kiến thế này:
Luật đã quy định cho phép đấu thầu khi TKKT được phê duyệt: OK không phải suy nghĩ.
Bước thiết kế sau phải phù hợp với bước thiết kế trước: OK không phải suy nghĩ.
Còn trong quá trình thi công nếu có phát sinh suy ra giải quyết theo tình huống Luật và
các ND đã hướng dấn.
Còn việc đấu thầu trên TKKT mà khối lượng thiếu suy ra sai khác với bảng tiên lượng thì
nhà thầu lập bảng riêng trình trong HSDT và thương thảo trong quá trình đàm phán trước
khi ký kết hợp đồng (trừ trường hợp hợp đồng trọn gói).

×