Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

chuyên đề 2 phân tích quy trình tín dụng của ngân hàng vietcombank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (71.81 KB, 9 trang )

CHUYÊN ĐỀ 2:
PHÂN TÍCH QUY TRÌNH TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
VIETCOMBANK
1. Quy trình xét duyệt cho vay:
* Trình tự thực hành:
- Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng:
+ Tư vấn, thương thảo điều kiện vay vốn
Do có bộ tín dụng (hoặc trưởng, phó phòng tín dụng) thực hiện giới thiệu, giải
thích, tham vấn, thương thảo.
Các trường hợp từ chối khách hàng cần phải có ý kiến của trưởng/phó phòng
TD hoặc Giám đốc/ phó giám đốc chi nhánh.
+ Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn:
Các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn
• Nhằm tránh tình trạng khách hàng phải giải trình, bổ sung hồ sơ và đi lại nhiều
lần, khi nhận hồ sơ vay vốn CBTD phải kiểm tra sơ bộ các yếu tố: (i) Bộ hồ sơ
đủ loại và đủ số lượng theo yêu cầu (ii) Các giấy tờ có đủ chữ ký và dấu xác
nhận của các cơ quan liên quan (iii) Các loại giấy tờ có phù hợp với nhau về
nội dung.
• Khách hàng vay vốn lần đầu tại NHNT cần xuất trình các loại giấy tờ phản ánh
tư cách pháp lý của bên vay. Các lần vay tiếp theo, khách hàng không phải lập
lại các loại giấy tờ phản ánh tư cách pháp lý của bên vay song phải bổ sung
trong trường hợp có thay đổi như: tăng vốn điều lệ, bổ sung ngành hàng kinh
doanh, tahy đổi chủ sở hữu, tahy đổi người đứng đầu doanh nghiệp, kế toán
trưởng v v
• Để có thể theo dõi khách hàng được liên tục và giảm thời gian xem xét cho
vay khi khách hàng có yêu cầu, CBTD cần có kế hoạch chủ động thu nhập
các loại giấy tờ phản ánh tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh
của khách hàng một cách định kỳ, ít nhất một năm một lần.
• Do hồ sơ đảm bảo tiền vay đóng vai trò hết sức quan trọng trong trường hợp
phải xử lý tài sản bảo đảm vì vậy CBTD cần hết sức thận trọng trong khâu
kiểm định tình pháp lý và tính đủ của bộ hồ sơ.


* Thẩm định cho vay:
- Yêu cầu:
Cán bộ tín dụng, trưởng, phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện bước
thẩm định cho vay.
- Trình tự thực hiện:
• CBTD thực hiện thẩm định và viết báo cáo thẩm định trình trưởng/ phó
phòng tín dụng.
• Trưởng/ phó phòng tín dụng chịu trách nhiệm kiểm tra lại các thông tin nêu
tại báo cáo thẩm định và: (i) Hoặc là nhất trí với các nội dung nêu tại báo cáo
(ii) Hoặc là đề nghị CBTD làm rõ hoặc bổ sung thêm một số nội dung (iii)
Hoặc là do nhận thấy báo cáo thẩm định không đạt yêu cầu hoặc do khoản
vay quá phức tạp vượt khả năng làm việc của CBTD, giao cho cán bộ tín
dụng khác thực hiện việc tái thẩm định khoản vay.
• Sau khi nhất trí với các thông tin nêu tại báo cáo thẩm định, tái thẩm định
( hoặc không nhất trí song đã có ý kiến nêu rõ tại báo cáo thẩm định, tái thẩm
định), trưởng phó phòng tín dụng ký tên và trình tiếp lên Giám đốc/phó giám
đốc chi nhánh.
- Nội dung thẩm định:
Thẩm định cho vay được thực hiện trên cơ sở 3 nguồn thông tin: (i) Hồ sơ tài
liệu do khách hàng cung cấp (ii) Khảo sát thực tế và (iii) Các nguồn khác.
- Lập tờ trình, báo cáo thẩm định/ tái thẩm định:
• Cán bộ tín dụng, cán bộ tái thẩm định có trách nhiệm lập tờ trình/ báo cáo
thẩm định, tái thẩm định.
• Báo cáo thẩm định có thể được lập sau khi kết thúc quá trình thẩm định song
cũng có thể lập song song với quá trình thẩm định khoản vay.
• Báo cáo thẩm định/ tái thẩm định cần được thể hiện mạch lạc, sạch sẽ không
tẩy xóa, phản ánh trung thực các thông tin thu nhập, tổng hợp được.
• Trường hợp cần thiết phải tái thẩm định, cán bộ thẩm định thực hiện các bước
qui định đối với CBTD và có thể lựa chọn hoặc (i) Lập báo cáo thẩm định
riêng hoặc (ii) Bổ sung ý kiến vào Báo cáo thẩm định do CBTD lập.

• Ý kiến của trưởng/phó tín dụng được nêu tại phần cuối của Báo cáo thẩm
định.
* Quyết định cho vay:
- Ra quyết định cho vay:
• Đồng ý cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh
ghi rõ đồng ý cho vay, các điều kiện cho vay (nếu có), ký tên, ghi ngày ký tên
và chuyển trả hồ sơ cho phòng tín dụng thực hiện các bước tiếp theo.
• Từ chối cho vay: Trong trường hợp này, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh
ghi nội dung thông tin cần tìm hiểu thêm và chuyển trả toàn bộ hồ sơ cho
phòng tín dụng thực hiện các bước tiếp theo.
- Thực hiện quyết định cho vay:
+ Trường hợp đồng ý cho vay:
• CBTD dự thảo và trình trưởng/phó phòng tín dụng các văn bản
• Trưởng/phó phòng tín dụng kiểm tra, kiểm soát, ký kiểm soát trên từng trang
hợp đồng tín dụng, ký kiểm soát các công văn giấy tờ có liên quan do CBTD
dự thảo và trình tiếp Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh duyệt ký.
• Tùy tình hình thực tế, cán bộ tín dụng có thể lựa chọn tiến hành việc lấy chữ
ký cảu khách hàng trên hợp đồng tín dụng trước hoặc trình kiểm soát.
• Sau khi hợp đồng và các văn bản khác (nếu có) đã được Giám đốc/phó giám
đốc chi nhánh duyệt ký, CBTD lấy số công văn, đóng dấu và gửi cho khách
hàng theo quy định.
• Chậm nhất sau một ngày làm việc kể từ khi việc ký kết Hợp đồng tín dụng
hoàn tất, CBTD phải thực hiện việc khai báo trên máy tính theo quy định.
+ Trường hợp từ chối cho vay:
• CBTD dự thảo thông báo trả lời từ chối khách hàng, nêu rõ lý do từ chối cho
vay.
• Trình trưởng/phó phòng tín dụng hoặc Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh
(trường hợp cần thiết) duyệt ký.
• Gửi trả lại khách hàng toàn bộ các loại hồ sơ khách hàng đã cung cấp đính
kèm theo thư, công văn từ chối.

+ Trường hợp bổ sung/ kiểm tra lại thông tin
+ Trường hợp thông qua Hội đồng tín dụng cơ sở và trưng cầu thẩm định
của bên thứ ba.
+ Trường hợp trình Tổng giám đốc xét duyệt
2. Quy trình phát tiền vay:
a. Nguyên tắc thực hiện
• Chỉ thực hiện phát tiền vay khi khách hàng thảo mãn đầy đủ các điều kiện
quy định tại Hợp đồng tín dụng.
• Thực hiện phát tiền vay theo tiến độ sử dụng tiền vay của khách hàng.
• Có căn cứ chứng minh việc sử dụng vốn vay phù hợp với các thỏa thuận ghi
tại Hợp đồng tín dụng.
b. Trình tự thực hiện quy trình phát tiền vay:
- Hướng dẫn, nhận hồ sơ phát tiền vay:
Khi khách hàng yêu cầu phát tiền vay, tùy từng mục đích sử dụng vốn vay như
đã thỏa thuận tại Hợp đồng tín dụng, CBTD hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ
tục phát tiền vay như Lập giấy ủy nhiệm chi, lập các giấy nhận nợ/yêu cầu phát
tiền vay theo mẫu, cung cấp các giấy tờ chứng minh việc sử dụng vốn vay…
- Xét duyệt phát tiền vay:
• Kiểm tra nội dung của Giấy nhận nợ/ Yêu cầu phát tiền vay
• Kiểm tra các chứng từ kèm theo
• Trường hợp thấy cần thiết, CBTD thực hiện kiểm tra khảo sát thực tế trước
khi quyết định phát tiền vay.
• Cán bộ tín dụng cần đặc biệt lưu ý các trường hợp yêu cầu phát tiền vay bất
thường không phù hợp với thông lệ như khoảng cách giữa các lần phát tiền
vay quá cấp tập, tập trung chuyển tiền vào một đụa chỉ trong khi Hợp đồng
tín dụng nêu ra nhiều địa chỉ, tính hợp pháp hợp lệ cảu các chứng từ kèm theo
có dấu hiệu đáng ngờ…
• Sau khi kiểm tra kỹ các căn cứ rút vốn, CBTD ký trên giấy nhận nợ và ký
nhận trên giấy yêu cầu phát tiền vay và trình trưởng/phó phòng tín dụng
duyệt.

• Trưởng/phó phòng tín dụng kiểm tra toàn bộ hồ sơ yêu cầu phát tiền vay, ký
kiểm soát và trình tiếp Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh duyệt.
• Trường hợp phụ trách bộ phận trực tiếp cho vay đã được ủy quyền phát tiền
vay hợp lệ thì bộ hồ sơ không cần trình duyệt Giám đốc/phó giám đốc chi
nhánh.
- Thực hiện phát tiền vay:
• Trường hợp chấp thuận phát tiền vay: CBTD chuyển hồ sơ cho bộ phận kế
toán để thực hiện phát tiền vay theo yêu cầu cửa khách hàng.
• Trong các trường hợp khác: CBTD dự thảo công văn trả lời, trình trưởng/phó
phòng tín dụng ký kiểm soát và trình tiếp Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh
duyệt ký gửi khách hàng.
• Ghi theo dõi tình hình phát tiền vay: Sau khi phát tiền vay, CBTD phải kiểm
tra số liệu trên máy tính có khớp đúng với hồ sơ phát tiền vay; Cập nhập số
liệu vào bảng Theo dõi thực hiện hợp đồng đính kèm Hợp đồng tín dụng.
• Riêng đối với trường hợp khách hàng vay vốn để thanh toán L/C nhập khẩu,
việc phát tiền vay sẽ được bộ phận thanh toán nhập khẩu thông báo cho bộ
phận tín dụng.
3. Quy trình kiểm tra sử dụng vốn vay:
- Trình tự thực hiện:
+ Xây dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay
• Căn cứ đặc thù cho vay trên địa bàn, trưởng phó phòng tín dụng chỉ đạo xây
dựng kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay một số loại cho vay cơ bản.
• Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay phải được trưởng/phó phòng tín dụng phê
duyệt.
• Nội dung bản Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn vay cần nêu rõ.
+ Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay
• Cán bộ tín dụng chủ động thực hiện bản Kế hoạch kiểm tra sử dụng vốn
vay.
• Trường hợp cần thiết, CBTD trình trưởng/phó phòng tín dụng bổ sung lực
lượng nhằm bảo đảm chất lượng kiểm tra sử dụng vốn vay được tốt nhất.

• Trường hợp phát hiện khoản vay có dấu hiệu rủi ro, CBTD cần chủ động báo
cáo trưởng/phó phòng tín dụng tổ chức kiểm tra vốn vay đột xuất.
• Trường hợp điều kiện thực tế của khoản vay không cho phép kiểm tra vốn
vay theo nội dung bản Kế hoạch kiểm tra, CBTD cần báo cáo lại trưởng/ phó
phòng tín dụng xin ý kiến điều chỉnh thích hợp.
• Trường hợp khách hàng không hợp tác tạo điều kiện để kiểm tra sử dụng
vốn vay, CBTD cần kiên trì thuyết phục và đảm bảo thực hiện bằng được việc
kiểm tra sử dụng vốn vay theo quy định.
+ Lập biên bản và bảo cáo kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay:
• Sau mỗi lần kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD cần lập biên bản hoặc báo cáo
kết quả kiểm tra sử dụng vốn vay trình trưởng/phó phòng tín dụng có ý kiến.
• Tại Biên bản/Báo cáo kiểm tra sử dụng vốn vay, CBTD phải có ý kiến rõ ràng
về việc: (i) Khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích như đã thỏa thuận
tại Hợp đồng tín dụng (ii) Giá trị tài sản hình thành từ vốn vay có cân đối với
số tiền đã giải ngân (iii) Tình hình tài sản (iv) Các ý kiến đề xuất kiến nghị.
• Trưởng/phó phòng tín dụng căn cứ Biên bản/Báo cáo kiểm tra sử dụng
vốn vay của CBTD để quyết định.
• Trong phạm vu quyền hạn được Tổng giám đốc ủy quyền, căn cứ nội dung
báo cáo của phòng tín dụng, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh ra các quyết
định xử lý phù hợp.
4. Quy trình thu hồi nợ vay
a. Nguyên tắc thực hiện
• Kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn thu của khách hàng để thu hồi nợ vay đúng
hạn.
• Tích cực xử lý sớm mọi khoản vay có dấu hiệu trả nợ không đúng hạn.
b. Trình tự thực hiện
+ Đôn đốc thu hồi nợ gốc và nợ lãi khi đến hạn.
• Tối thiểu trước 10 ngày đến hạn trả nợ (đối với loại cho vay thông
thường), CBTD thảo công văn gửi khách hàng thông báo về thời hạn trả nợ.
• Đồng thời gửi Thông báo về thời hạn trả nợ cho khách hàng.

+ Thực hiện thu nợ
• Đến hạn trả nợ, CBTD phối hợp cùng bộ phận kế toán (gửi phiếu tính lãi,
nhắc số Hợp đồng tín dụng cần thu nợ), bộ phận quỹ ( trường hợp khách hàng
trả nợ bằng tiền mặt) để thực hiện thu nợ.
• Chậm nhất sau một ngày làm việc kể từ khi thực hiện thu nợ., CBTD thu thập
các chứng từ chứng minh việc trả nợ của khách hàng.
• Kiểm tra các thông tin liên quan trên máy tính nhằm xác định sự khớp đúng
với các thông tin lưu tại hồ sơ.
+ Chuyển nợ quá hạn
• Trường hợp Hợp đồng tín dụng qui định rõ kỳ hạn trả nợ là một ngày xác
định, ngoài ra không có quy định gì khác.
• Ngoài các thông tin liên quan đến việc chuyển nợ quá hạn, Thông báo chuyển
nợ quá hạn cần nêu rõ các biện pháp tiếp theo của Ngân hàng nếu khách hàng
tiếp tục không trả nợ đúng hạn.
• Trường hợp xét thấy cần thiết, CBTD phải đề xuất với trưởng/phó phòng tín
dụng, Giám đốc/phó giám đốc chi nhánh tổ chức gặp gỡ trực tiếp đại diện có
thẩm quyền của khách hàng để đòi nợ.
• CBTD cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức theo dõi khách hàng sát
sao, thường xuyên báo cáo trưởng/phó phòng tín dụng, Giám đốc/phó giám
đốc chi nhánh nhằm lựa chọn và áp dụng kịp thời các biện pháp thu hồi nợ
hữu hiệu.
+ Xử lý tái sản bảo đảm để thu nợ
Trường hợp khách hàng không trả được nợ vay đúng hạn đối với khoản vay có
tài sản đảm bảo, CBTD có thể xem xét và đề xuất xử lý tài sản bảo đảm để thu
nợ.

×