Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Tập san 12A11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.4 MB, 61 trang )


























Lời Ngỏ



Cuộc sống phức tạp, phong phú và đầy bất ngờ, chúng ta
không thể dự báo được điều gì đang chờ đón ta ở phía trước. Vui


hay buồn, thành công hay thất bại, may mắn hay bất hạnh.
Nếu như cuộc sống đươc biết trước thì sẽ không còn gì là thú
vị nữa, nhưng điều mà mỗi người cần phải có là điểm tựa. Trong
cuộc đời học sinh, nhà trường là một trong những điểm tựa vững
chắc giúp chắp cánh cho những giấc mơ ta bay cao, bay xa, đến
những vùng đất mới. Điểm tựa ấy có thể bắt đầu từ những điều
rất giản dị: đó là hình ảnh mái trường mến yêu, là hình ảnh
người thầy năm học trước, là hình ảnh gốc phượng già, hay đó
chỉ đơn giản là ánh mắt người bạn đã xa…
Thời gian dần trôi những kí ức ấy biến thành niềm tin, rồi
những niềm tin đó sẽ biến thành điểm tựa mang đến cho chúng
ta nghị lực ý chí, giúp ta vượt qua khó khăn, điểm tựa ấy còn là
đòn bẩy giúp chúng ta cảm nhận được cuộc sống. tình yêu trọn
vẹn như nó vốn có, chúng sẽ giúp chúng ta có đủ lòng kiên trì,
sức mạnh để lướt qua sự yếu đuối. Điểm tựa đó không phai nhạt
theo thời gian mà sẽ theo ta trên suốt chặng đường phía trước.
Chúng ta đã và đang ở trong thời khắc quan trọng của cuộc
đời học sinh đó là năm 12 - năm học cuối cấp của trung học phổ
thông. Ba năm cùng học dưới mái trường số 1 Tư Nghĩa mến
thương, tuy là không dài nhưng khoảng thời gian đó cũng đủ để
chúng ta làm quen, biết tên, nói chuyện, hiểu về tính cách của
nhau hơn. Và, đó cũng chính là cơ sở để xây dựng nên tập thể
tiến bộ đi lên. Nếu nhà trường là cơ thể thì các tập thể lớp chính
là đơn vị tế bào cấu tạo nên cơ thể đó, lớp có đoàn kết, có kỉ luật
thì nhà trường mới vững mạnh được. Trong năm học cuối cấp
này, chắc chắn sẽ có không ít khó khăn, thử thách. Bạn và tôi
hãy cùng vượt qua những khó khăn tạm thời này để rồi sau đó
mỉm cười thật tươi tiến về phía trước sau khi đã bỏ lại hết tất cả
nỗi vất vả ở phía sau. Dù buồn hay vui thì cũng hãy để lại nơi
đây một vài kỉ niệm, để sau này dù có xa nhau vẫn còn nhớ nhau

bạn nhé !
Nhân ngày kỉ niệm hiến chương nhà giáo 20/11 và ngày
thành lập quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, tập thể 12A11
chúng em kính chúc các thầy cô giáo sức khỏe, gặp nhiều thành
công trong sự nghiệp trồng người của mình.



Tập thể 12A11








BÁC HỒ KÍNH YÊU

Một vì sao sáng giữa trời
Một vị tiên sáng giữa trời nhân gian
Một người cha của muôn dân
Một người bác của muôn vàn cháu thơ
Công ơn, đức độ vô bờ
Hiền hòa, nhân hậu, Bác Hồ của em
Nhớ Bác mơ ngủ từng đêm
Mong được gặp Bác để thêm hiểu Người
Mong được trông thấy Bác cười
Mong được Bác dạy thành người trò

ngoan
Nhưng ôi! Sự thật bẽ bàng
Khi cháu biết Bác, Bác còn nữa đâu
Trong lòng cháu mãi khắc sâu
Công lao nghĩa nặng, ơn sâu của Người
Vì dân, vì nước cả đời
Lòng vì cách mạng, bỏ quên thân mình
Ngày nay đất nước hòa bình
Ấm êm, hạnh phúc, phồn vinh, mạnh
giàu
Gian nan của Bác bấy lâu
Đã được đền đáp, bước đầu thành công
Người cùng sống với non sông
Đời đời con cháu mãi không quên Người
Cố công học tập suốt đời
Việt Nam rực rỡ giữa trời “năm châu”.



-Tân Hoàng-





BÁC NHỚ CÁC CHÁU
Tháng chạp năm 1968, các dũng sĩ thiếu niên miền Nam đang học ở Tả Ngạn thì có mấy chú đưa
xe ô tô đến đón về Hà Nội. Luyện, Thu, Nết, Phổ, Mên, Hoà… chưa hiểu có chuyện gì. Về Thủ đô
hôm trước thì năm giờ chiều ngày hôm sau có xe đến đón đi.
Vào đến sân Phủ Chủ tịch mới biết là được gặp Bác Hồ.

Vừa bước chân xuống xe, đã nhìn thấy Bác Hồ và Bác Tôn ngồi ở một cái ghế gỗ dài kê trước cửa
nhà, tất cả chạy ào tới chào Bác.
Bác cháu trò chuyện với
nhau. Sau đó hai Bác bảo:
- Thôi, các cháu vào ăn cơm với hai Bác!
Bữa cơm chẳng có thịt cá gì nhiều nhưng rất ấm cúng. Các dũng sĩ thiếu niên được ngồi ăn cùng
Bác Hồ và Bác Tôn. Nết, người nhỏ quá, cái đầu chỉ lấp ló cạnh bàn được Bác gắp thức ăn cho
luôn.
Vừa ăn, Bác cháu vừa nói chuyện rất vui. Ăn xong, hai Bác cho mỗi cháu một bông hồng, một
quả táo, một quả lê và ba quyển sách “Người tốt việc tốt”. Sau đó, Bác Hồ bảo:
- Các cháu lại cả đây hôn hai Bác rồi ra về.
Các dũng sĩ hôn hai Bác xong, Bác Hồ lại dặn:
- Các cháu về trường cố gắng học tập cho giỏi.
Tất cả đều rất cảm động. Đoàn Văn Luyện lên tiếng thưa với Bác:
- Thưa Bác, chúng cháu cứ tưởng hai Bác gọi các cháu về có việc cần.
Bác Hồ cười hiền từ và bảo:
- Hai Bác nhớ các cháu cho nên gọi các cháu về để hai Bác gặp hỏi chuyện.
Nghe Bác nói, Luyện và các bạn cảm động, muốn trào nước mắt. Hai Bác tuổi đã cao, trăm nghìn
công việc, vậy mà hai Bác vẫn nhớ đến các cháu miền Nam. Luyện nghĩ: “Mình được ở ngoài Bắc
mà hai Bác còn lo và thương như vậy, các bạn còn ở trong Nam, hai Bác còn lo và thương biết
chừng nào!














BIỂN CẢ DO CÁI GÌ TẠO NÊN?

Năm 1968, các ông Hà Huy Giáp, Lê Xuân Đồng, Phan Hiền được Bác
Hồ mời đến trao đổi về việc biên soạn lại sách “Người tốt - Việc tốt”.
Bác chỉ chồng tài liệu cao gần nửa mét trên bàn và cho biết đó là
những bài báo và báo cáo viết về hơn bốn nghìn người được Bác
thưởng huy hiệu trong mấy năm qua. Bác đã sắp xếp lại thành 18
tập. Nếu kể cả tập thứ 19 đang làm dở dang thì số người được Bác
khen đã lên tới năm nghìn.
Những tập tài liệu đều đóng bìa vở học sinh, giấy nền bên trong là
giấy báo cũ. Những bài báo và báo cáo về Người tốt - Việc tốt được
cắt dán cẩn thận trên giấy báo. Bài nào cũng mang bút tích của Bác
bằng mực đỏ hoặc bút chì đỏ, ghi rõ tặng một hay mấy huy hiệu.
Bác nói đùa:
- Như thế là đã thành Bách khoa toàn thư rồi đấy. Từ đó, các chú chọn ra những tấm gương nào cần viết
lại trước và viết cho thật tốt, để mọi người có ý thức làm theo, và làm hơn thế.
Bác trao cho ông Giáp mấy tờ giấy đánh máy ghi rõ mỗi ngành, mỗi giới, mỗi địa phương có bao nhiêu
người được khen thưởng. Bác phê bình một số cán bộ lãnh đạo mải làm công tác sự vụ hơn là để tâm sức
xây dựng con người mới…, cho nên không chịu theo dõi việc làm hàng ngày của quần chúng nhân dân…
và hỏi:
- Hình như các chú cũng chưa coi trọng những việc nhỏ như thế?
Không đợi trả lời, Bác nói tiếp:






- Các chú có biết biển cả do cái gì tạo nên không? Từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một
hướng mới thành suối, thành sông, rồi thành biển. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền
mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như
thế thì chỉ thấy ngọn mà quên mất cái gốc.
Ngừng một lúc, Bác nói tiếp:
- Bác chỉ muốn nhắc nhở các chú một điều: Chớ bỏ qua những việc mà các chú tưởng là tầm thường. Nếu
cứ ngồi kể lại những gương Người tốt - Việc tốt thì kể mãi cũng chẳng hết được. Tất cả những việc làm
như vậy đều nói lên tinh thần yêu nước, đạo đức trong sáng, thuần phong mỹ tục của nhân dân ta. Chúng
ta đánh giặc và xây dựng mỹ tục của nhân dân ta. Chúng ta đánh giặc và xây dựng xã hội mới bằng
những việc làm muôn hình muôn vẻ của hàng chục triệu con người như thế, chứ không phải chỉ bằng
thành tích nổi bật của một số cá nhân anh hùng

Phạm Đình Trọng (sưu tầm)


THẾ CÁC CHÚ CÓ BIẾT VĂN PHÒNG TRUNG ƯƠNG XÂY DỰNG Ở CHỖ NÀO THÌ TỐT 7 0
NHẤT KHÔNG?

Trong buổi Bác dự phê duyệt quy hoạch thành phố Hà Nội, đồng chí Bí thư Thành ủy Hà Nội đã đề nghị
Bác cho chuyển Thủ đô sang phía Vĩnh Yên, vì ở Hà Nội hiện nay khí hậu rất nóng. Đồng chí Bí thư Thành
ủy dứt lời, Bác cười và bảo:
- Từ xa xưa tổ tiên mình xây dựng Kinh đô bên này sông Hồng là có ý cả. Bây giờ đồng bào miền Nam vẫn
hàng ngày hàng giờ gian khổ chiến đấu mà trái tim vẫn hướng về Thủ đô Hà Nội, nếu mình dời Thủ đô đi
nơi khác thì đồng bào sẽ nghĩ thế nào? Thôi thì bây giờ chú cứ sang bên ấy, còn Bác ở lại bên này nhé!
Nghe vậy mọi người cười ồ mà thật thấm thía. Một đồng chí trong Ban Chấp hành Trung ương đề nghị xin
chuyển Văn phòng Trung ương về vị trí trường Anbe Sarô cũ vì ở đó vườn rộng hơn, vị trí đẹp hơn. Nghe
thế Bác bảo ngay: Văn phòng Trung ương như thế đẹp rồi! Im lặng một lúc Bác quay lại hỏi mọi người:
- Thế các chú có biết Văn phòng Trung ương xây dựng chỗ nào thì tốt nhất không?
Thấy mọi người nhìn nhau, Bác chỉ tay vào ngực mình và nói tiếp:

Xây ở trong này, trong lòng nhân dân là tốt nhất















Tôi nghĩ gì về đất nước tôi?


Tôi yêu Tổ Quốc tôi vô cùng!


Tôi sinh ra trong một miền quê lam lũ, quê tôi một năm chỉ làm được 1 vụ lúa, một năm 3 tháng
ngập lụt, làng tôi 3 tháng thành đảo, đảo theo đúng nghĩa của nó, cô lập với cuộc sống bên ngoài.
Tôi học lớp 1 ở trường làng,nói là trường nhưng chỉ có 2 lớp, lên lớp 2 tôi bắt đầu đi học ở xã. Từ
lớp 2 tôi đã phải đi đò đi học, lớp 1 tôi phải học bơi bởi không biết bơi nghĩa là tôi có thể chết bất
cứ khi nào.Tuổi thơ lam lũ là thế, nhưng tôi có yêu quê hương tôi không ?


Tôi yêu quê hương tôi hơn bất cứ điều gì tôi đã yêu. Tôi yêu mỗi buổi chiều lang thang giữa bờ

đê lộng gió, tôi yêu mỗi rặng tre ven đường, tôi yêu từng gương mặt con người quê hương tôi.
Bây giờ đôi lúc đi đâu đó,buổi hoàng hôn nhìn xuống những cánh đồng, lại bắt gặp một khung
cảnh quen thuộc,lại thấy xao xuyến.



Tôi không oán trách đất nước tôi, tôi chỉ trách mình không đủ tài để làm được nhiều điều cho đất
nước. Tôi tự hào vì tôi là một người Việt Nam, một đất nước anh hùng hơn tất cả các dân tộc mà
tôi từng biết tới. Nhiều khi tranh luận với bạn bè, mỗi thằng một quan điểm, có thằng nói nếu hồi
đó ta ngả theo Mỹ thì có lẽ bây giờ đất nước ta đã thành một Hàn Quốc, Nhật Bản,sẽ rất giàu có.
Sự thật có được thế không sẽ không bao giờ có câu trả lời. Nhưng con người đâu sống chỉ bằng
vật chất ? Tôi không quên được hình ảnh những người lính Mỹ hả hê tàn sát đồng bào tôi, tôi
không quên được hình ảnh họ chà đạp lên dân tộc tôi. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc tuyệt vời,
lịch sử qua rồi ta không thù hằn với bất cứ ai nhưng ta không thể cúi đầu trước kẻ muốn ta làm
nô lệ, ta không thể phục tùng kẻ tàn sát đồng bào ta. Tôi muốn được ngẩng cao đầu mà hít thở
giữa bầu trời đẹp đẽ của Tổ Quốc ! Tôi yêu cái quật cường của dân tộc, tôi tự hào vì trong mình
có dòng máu của một dân tộc chưa từng khuất phục trước một đế quốc nào.

Tôi nghĩ gì về đất nước tôi ?

Đất nước tôi đẹp lắm bạn ạ, thanh bình và êm ả. Bạn hỏi tôi nếu được chọn lại tôi có muốn được
sinh ra trên một đất nước khác giàu có hơn,đầy đủ hơn không ? Nếu được chọn lại dù là 1000 lần
tôi vẫn muốn làm một người Việt Nam bởi tôi yêu đất nước này, tôi muốn sống bên đồng bào tôi
và tôi đang mang trong mình dòng máu của một dân tộc anh hùng,tại sao lại phải chọn lại ?

Tôi năm nay 21 tuổi và tôi sẽ sống sao cho thật xứng đáng với những gì Tổ Quốc mang lại cho
tôi.Tôi không đủ kiến thức và hiểu biết để viết những điều to tát nhưng tôi là một người Việt Nam
bình thường, tôi chỉ nói ra những suy nghĩ của mình về quê hương tôi!

Bình Kha (sưu tầm)

Cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim
Piêt


,





Ơi A11 mến thương!
Ba năm ngồi dưới mái trường sắp qua
Chúng ta như thể một nhà
Vậy mà sắp phải rời xa nhau rồi
Thương! Thương! Thương quá đi thôi
Mong A11 suốt đời nhớ nhau
Lớp trưởng Văn Phú đầu tàu
Tính tình ngay thẳng trước sau rõ ràng
Tiếp theo là đến Trà Giang
Hay cười, hay nói, cô nàng “xi-teen”
Quốc Đạt nghiêm túc, lặng thinh
Nhưng mà rất hiểm, chớ khinh chàng này
Quang Nhật giỏi nhất vỗ tay
Dáng thì nhỏ bé mà hay “khích” người
Thùy Duyên hay nói, hay cười
Mỹ Duyên hay hát, vui tươi suốt ngày
Như Lợi dáng dấp danh hài
Cười đùa, giỡn suốt, lại hay pha trò
Thu Thuyền cả buổi im ro
Trần Hùng chăm chỉ, lại lo học hành

Ngọc Hương vui vẻ, hiền lành
Công Trứ mạnh mẽ, lại sành ăn chơi
Công Tráng rất đỗi yêu đời
Nỗi hứng là hát, bao lời yêu thương
Dịu dàng, thùy mị Mỹ Dương
Ba hoa, vui vẻ, Huy Cường nhà ta
Dễ thương, dễ mến Linh Na
Tường Vi “cánh mỏng” thật là đáng yêu
Hằng Tuyển mới thật yêu kiều
Yến Vy thư kí, nói nhiều, vui tươi
Hoàng Phương hay giỡn, hay cười
Bình Kha bên cạnh, hai người hợp ghê
Âm thầm, ít nói Mỹ Lê
Nhưng mà học tập chẳng hề kém ai




















Tấn Đạt người có khiếu hài
Kim Phước trầm tính, mấy khi vui cười
Ngọc Tính ít nói, suy tư
Thu Thủy nhân hậu, vốn người thông minh
Tiếp đến Thị Chí lớp mình
Dáng người xinh xắn, tính tình dễ thân
Còn anh Văn Bảo ngồi gần
Thật thà, chậm rãi chứ không vội vàng
Tuyết Đan cùng với Thùy Trang
Giỡn đùa, cười nói, rộn ràng vui tươi
Thảo Ly nhí nhảnh hay cười
Tính tình khó hiểu, nhưng nhiều người thương
Hiền lành, chăm chỉ Thanh Vương
Hay cười, ít nói cô nương Lưu Hồng
Thị Hồng cá tính “đàn ông”
Văn Nguyên tích cực, xung phong học hành
Tấn Việt “tiến sĩ” hiền lành
Hồng Nguyên năng nổ, tinh nhanh hay cười
Tân Hoàng trầm tính, kiệm lời
Đăng Khiết vui tính, chịu chơi hết mình
Thúy Nga cởi mở thân tình
Đình Trọng dễ mến, thông minh, giấu tài
Thanh Hiệp tuấn tú đẹp trai
Nói nhiều chim mía chẳng ai Thị Tiền
Quốc Huy ngồi với Đình Truyền
Ríu ra, ríu rít huyên thuyên suốt ngày
Rồi mai ta phải chia tay

Cùng nhau trân trọng phút giây thiên thần
Chúng ta mãi mãi bạn thân
Suốt đời vẫn vậy như vầng trăng xinh
Bạn bè trong lớp chúng mình
Nắm tay siêt chặt, ân tình đậm sâu
Đồng thanh ta hãy chúc nhau:
“Vạn sự như ý, khởi đầu thành công”.

- Tân Hoàng-






Ba năm THPT cũng như 12 năm đèn sách sắp kết thúc rồi nhỉ? Rồi
đây mỗi người sẽ có con đường riêng đi riêng về phía trước, có những
mục tiêu khác nhau cho con đường tương lai của mình, chúc mọi
người thành công trên con đường mình đã chọn nha.
“Sống là khẳng định mình”.
Nhiều người cũng nghĩ vậy, đúng không? Và tui cũng vậy đó, hihi.
Tính ra thì tui cũng có ít thành công rồi đấy chứ, từ lớp phó xuống tổ
viên rồi lại lên chức lớp trưởng luôn (một phút lên mây), hehe. Ngày
hôm ấy chỉ có 29 người đồng ý thôi mà, so với lớp 44 đứa thì cũng ít
đó chứ nhỉ. Điều mà tôi muốn gởi đến các bạn trong bức thư này
không phải là thành công của tôi mà là hành động của lớp mình.
Xin lỗi tất cả vì thời gian qua lớp trưởng chỉ biết nhìn vào cái xấu,
khiếm khuyết của mọi người mà chỉ trích nhưng quên mất rằng không
có là toàn vẹn cả và mỗi bạn luôn có những điểm tốt mà tôi cũng cần
học hỏi. Phải chăng tôi đã quá ích kỉ, và tôi biết khi làm vậy thì lớp

trưởng này đã tự đẩy mình ra một phía, điều đó không tốt xíu nào đúng
không?
Hãy nhớ một điều quan trọng rằng A
11
không phải riêng của lớp
trưởng này đâu, mà A
11
là của chung tất cả chúng ta và nó được xây
dựng nên bởi tất cả các thành viên trong lớp của mình. A
11
không là gì
nếu chỉ mình tôi đứng về một phía và khi đó tôi cũng không là gì cả
mà một lãnh đạo bất tài.
Vì thế mà điều lớp trưởng muốn nói là chúng ta sẽ cùng nhau thay
đổi, trước tiên sẽ là tôi. Tôi cần thay đổi để lớp thương tôi hơn và quy
luật tất yếu là tôi sẽ được mọi người yêu quý, tôn trọng đúng không?
Khi đó việc cùng nhau xây dựng lớp sẽ là một việc hết sức dễ dàng
như ăn kẹo thôi. Đâu phải cái gì áp dụng “ quân sự” đều được đâu (lớp
trưởng này cứng nhắc lắm phải không?) Hi.
“Khi chúng ta cùng nhau không có gì là không thể”. Khi ai cũng
đứng về phía tôi, cùng tôi nhìn về một phía, đồng lòng cùng quyết tâm
và cùng chung mục đích thì sẽ là được mọi thứ thôi. Hãy vì tôi (hơi ích
kỉ chút ^^!) và tôi sẽ vì mọi người, chúng ta hãy vì tập thể, mọi người
hãy bảo ban nhau trong việc giữ gìn nề nếp, học tập thì lớp trưởng này
chắc rằng A
11
sẽ là một tập thể đoàn kết, vững mạnh dù là không phải
là một lớp nổi trội về học tập, chúng mình sẽ giành lại được tình cảm
yêu quý của các thầy cô - thứ quan trọng nhất mà lâu nay chúng ta đã
đánh mất.

Hãy cùng hành động vì một A
11
tốt hơn, ngoan hơn, đoàn kết hơn
và dễ thương hơn.

Văn Phú








































































Tình bạn chân thành là một cái cây
mọc chậm và phải thử thách, phải
chịu nhiều nghịch cảnh trước khi được
kêu bằng danh hiệu đó.

Washington (Letter, 1783)


TÌNH BẠN
Bạn bè ơi cho ta nhiều kỉ niệm
Kỉ niệm vui buồn, kỉ niệm đắng cay
Rồi mai chia xa lòng ta vẫn nhớ
Kỉ niệm ngày nào đã cho tôi
Mai xa nhau có khi nào gặp lại

Trong đường đời hay cuộc sống mai sau
Những lúc gần nhau sao không nói
Bây giờ muốn nói lại biệt ly
Xa nhau mới thấy lòng thương nhớ
Bạn gửi lại tôi giọt lệ sầu
Bạn ơi suốt bao năm gắn bó
Mai chia xa không biết nói gì đây
Nụ cười ánh mắt hay lời nói
Nỗi nhớ tình thương gửi cho ai
Bạn ơi sao mà nhanh quá vậy
Chưa kịp nói gì đã vội chia tay
Mai chia xa biết ai còn nhớ
Nhớ lớp học này nhớ người thuở xưa.

-Ngyễn Công Trứ-




















































TỰ LÒNG

Ngày ấy vào cấp ba
Lòng tôi chỉ muốn ra
Bạn bè đều xa lạ
Thầy cô lại quá xa.

Qua ba năm nhìn lại
Lòng tôi lại xót xa
Mong thời gian quay lại
Lại ngày vào cấp ba.

-Văn Nguyên-
s
a
d
ơ
á
n
g

Mãi Nhớ

Mới đấy thôi, đã đến ngày tạm biệt
Xa mái trường cùng bạn bè mến thương

Hàng cây, ghế đá, nắng sân trường
Tà áo dài tung bay trước gió
Biết bao nhiêu kỉ niệm ở đó
Lẫn niềm vui cùng với cả nỗi buồn
Xa nỗi nhớ cùng tình thương vô tận
Ba năm học đọng lại bao dấu ấn
Tôi nguyện rằng sẽ khắc mãi trong tim.




-Thanh Vương-




















Phượng buồn

Ngày thơ bé, được mẹ đưa đến trường, nước mắt giàn giụa, tôi
nép trong vòng tay yêu thương, chở che của người mẹ, rồi cũng
dần quen. Sau bao năm tháng tôi lớn hơn, trưởng thành hơn,
bước sang ngôi trường mới, tôi đi đến lớp, kết thân với nhiều
bạn hơn, nói chuyện với thầy cô nhiều hơn và không ít kỉ niệm
mà tôi vẫn hoài vấn vương.
Tôi nhận ra rằng, mái trường là ngôi nhà thứ hai tôi hạnh phúc
có được, thầy cô là những người cha, người mẹ thứ hai yêu mến;
tận tụy hết lòng vì tôi; bạn bè là những người anh, người chị
quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ tôi rất nhiều.
Nhiều năm sau đó, tôi bỡ ngỡ khi lần đầu tiên được mặc áo dài
cho đến khi tôi là đàn anh, đàn chị sắp chia tay mái trường,
bạn bè thân thương với bao kỉ niệm khó phai. Thầm mong, thời
gian thôi ngừng trôi, để tôi mãi mãi được nghe tiếng thầy cô
vui vẻ, truyện trò, đứng trên bục giảng giảng dạy chúng tôi,
để nghe tiếng nói cười của các chàng trai, cô gái vui vẻ tán
gẫu cùng nhau; được thấy bảng đen, bàn ghế, những hàng cây mà
chúng tôi luôn luôn gần gũi. Tôi yêu quí tất cả.
Thầy cô luôn là những người tận tụy, đưa những bài giảng hay
nhất cho chúng tôi, những câu chuyện ngày xửa ngày xưa bà vẫn
hay kể, những câu chuyện văn thơ triết lí trong đời sống; được
nghe những chuyện vui cười đến vỡ bụng, cả những câu chuyện
cảm động đến nghẹn ngào mà trong thực tế vẫn xảy ra.
Nhìn mái tóc điểm vài sợi bạc của thầy, tôi bỗng giật mình,
không phải bụi phấn đâu, mà là những năm tháng dai dẳng thầy
đứng trên bục giảng truyền kiến thức cho chúng tôi. Nhìn thấy
nét buồn trên khuôn mặt cô, tôi hiểu rằng cô không chịu nổi

khi thấy chúng tôi ồn ào, nhồn nháo, nói chuyện trong giờ học.
Đến lớp, cô rất buồn vì bài kiểm tra của chúng tôi điểm rất
thấp, cô tự hỏi “là do cô hay do các em mà kết quả lại như vậy
?”, cô đã tự nhủ rằng không nói ra, nhưng cô đã bày tỏ tất cả,
cô mắng chúng tôi, nhưng trong từng lời nói của cô tôi biết cô
buồn bực không vì ghét chúng tôi, mà vì cô lo lắng cho chúng
tôi. Tự đáy lòng, tôi cảm thấy mình có lỗi lắm, phải chăng do
mình đã làm cô buồn ?
Tôi biết chúng tôi không còn nhỏ, chúng tôi giờ đã là học sinh
12, đã trở thành đàn anh đàn chị cả rồi, nhưng ý thức học tập
của chúng tôi vẫn chưa làm cho thầy cô phải nở một nụ cười nào
cả. Tôi tự ý thức được bản thân, nhưng thực tế thì không đơn
giản như tôi nghĩ. Có lúc nhốn nháo trong giờ học, thầy cô
cũng chẳng nói gì, có lẽ thầy cô đã hết thương chúng tôi, bỏ
đấy chúng tôi tự ý thức hay chăng? Ánh mắt ấy không chút hy
vọng.
Nhớ những buổi sinh hoạt trại, cô giáo chủ nhiệm cùng tham gia
vào nhiều việc nấu nướng đến việc làm trại, … Chúng tôi phần
nào thương cô hơn, cảm thấy thật gần gũi, cảm giác như một
người mẹ thật hiền dịu, cùng sống trong một ngôi nhà chung
quen thuộc và hạnh phúc vô cùng . Lại nhớ những buổi sinh hoạt
cuối tuần, cô trò hát nhau nghe, chuyện trò, chơi trò chơi, …
thú vị thật !
Trong kí ức này, tôi còn nhớ rất rõ dáng những ai đó vui cười
trong lớp, những ai đó lúc khóc lúc cười, những thành viên A11
thân thương!
Ngày nào đấy, chung nhau trong một lớp mà đứa nào cũng lạ lẫm
nhìn nhau chỉ biết cười làm duyên, qua bao ngày theo thời
gian, chúng tôi thân hơn sau những lần nói chuyện, vắt tà áo,
chúng tôi “tám” nhiều chuyện, trong lớp chuyền tay nhau quà

vặt, nằm ngủ gà ngủ gật trong giờ học, miệng cười khúc khích
thấy vui.

Có những ai đấy buồn thiu vì thấp điểm, có tiếng ai đó văng
vẳng nhắc bài bạn khi thầy kiểm tra bài, những khúc hát sôi
động lúc sinh hoạt lớp, những lần thăm bạn khi bạn bị ốm,
những lúc cắm trại thân thương và cả những trò đùa của bọn con
trai thấy ghét. Lớp học ấy, với những cô nàng hay anh chàng,
và biết bao kỉ niệm lưu luyến.



Đến mai này chẳng biết có gặp lại nhau; mỗi đứa một phương, có
đứa sẽ đi học xa hay là không? Chỉ mong chúng ta mãi là bạn để
không quên những tháng năm sống dưới mái trường Tư Nghĩa mến
thương.
Tôi luôn cảm ơn những thầy, những cô đã vạch đường cho chúng
tôi đến với những tương lai tươi sáng, những người bạn đã giúp
đỡ tôi, đã từng chia sẽ những điều thầm kín, từ chuyện giáo
dục, ngoài đời sống, thầy cô, bạn bè và cả những chuyện khó xử
trong những lần cảm nắng ai đó trong lứa tuổi học trò , …
Ước chi được sỡ hữu chiếc bút thần, tôi sẽ vẽ những nụ cười
rạng ngời lên khuôn mặt tất cả mọi người, xua đi những giọt
nước mắt của các bạn lúc buồn đau, những lúc buồn phiền của
các thầy, các cô, vẽ một chiếc đồng hồ từng phút từng giây
trôi qua thật êm, thật chậm, vẽ những bông hồng tươi thắm dâng
tặng thầy cô, và vẽ một con đường thẳng tắp để bạn tôi có thể
dễ dàng gặt hái được nhiều thành công trên con đường đang đi.
Không còn bao lâu nữa đâu, các bạn nhớ đến nhau nhé, nhớ đến
thời áo trắng, đôi vạt áo dài đến lớp vẫn hay mộng mơ, hay

thích làm thơ. Đừng để những kỉ niệm phai nhòa theo thời gian.
Mai đây, mỗi đứa một phương, xa bạn bè nới đất khách quê
người, chúng ta sẽ không còn đến trường ngồi gần bạn bè, nghe
thầy cô giảng bài, thấy anh chàng, cô nàng lớp khác mà lòng
bồi hồi nữa, các bạn có thể có nhiều thay đổi, gặt hái được
nhiều thành công, có 1 cuộc sống gia đình hạnh phúc, lúc ấy
gặp lại nhau chắc vui lắm nhỉ, những chẳng biết cò ai nhớ đến
ai hay nhận ra nhau nữa không?
Hãy sống thật tốt các bạn nhé ! Đừng ngần ngại bước lên phía
trước, khi bạn vấp ngã hãy tin tưởng rằng bạn vẫn còn gia
đình, thầy cô và đặc biệt là những người bạn trong đó có tôi
nữa đấy !
Tôi yêu tất cả mọi người, yêu thầy cô, bạn bè, mái trường thân
thương

Mỹ Duyên-
HẠT CÁT THỜI GIAN



A11 lớp mình ơi!!!!
Thời gian trôi qua nhanh quá. Chúng ta chưa kịp cảm
nhận hết mọi thứ thì đã sắp đến lúc nói với nhau lời
chia tay… lời từ biệt mái trường, tạm biệt thầy cô
thân thương để rồi ai nấy đều phải tự bước lên trên
con đường mà mình đã chọn. Lật vội trang vở để nhắn
nhủ đôi dòng, cho dù có đi xa thì trong kí ức mỗi
người cũng còn một chút gì đó lưu luyến về những ngày
chúng ta còn được ở bên nhau. Những kỉ niệm làm sao
quên được: những lúc quậy phá bị thầy cô giáo trách

phạt, giờ ra chơi chạy nhảy nô đùa, chọc phá bè bạn,
lúc ngủ gật hay làm việc riêng trong lớp… giờ sao thấy
thân thương đến lạ… thời gian là một cái gì đó rất đỗi
vô tâm, nó không chờ một ai cả, nó cứ trôi mãi, trôi
mãi mà không dừng lại dù chỉ một giây ngắn ngủi, chúng
ta đã có gắng níu kéo dù biết điều đó là không thể.
Chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại chặng đường mà chúng
ta đã bước qua, cùng mỉm cười và hãy luôn nắm chặt tay
để cùng bước tiếp đến tương lai, dù biết phía trước
vẫn còn thật nhiều gian nan, vất vả và chắc chắn rằng
những lúc ấy chúng ta sẽ không còn cùng nhau đứng dậy
sau những lần vấp ngã nữa, hãy tự bước đi trên con
đường đời và đừng bao giờ cảm thấy nản lòng trước khó
khăn nữa bạn nhé!

Thời gian chúng ta ở bên nhau dù không lâu nhưng nó
cũng vừa đủ để tôi, bạn và tất cả mọi người cảm nhận
được tình cảm của bạn bè là như thế nào, tình thương
mà thầy cô đã dành cho chúng ta quý giá biết bao. Có
đôi lúc chúng ta bước vội trên con đường đời và quên
nói với nhau những lời yêu thương, không tặng nhau
những cái siết tay thật chặt để rồi xa nhau mới lại
nhớ đến nhau nhiều hơn. Nếu một ngày nào đó bạn vấp
ngã tôi hứa sẽ nắm thật chặt tay bạn, nếu bạn buồn tôi
sẽ buồn cùng bạn… bạn thật sự là những vì sao sáng lấp
lánh, hãy luôn chiếu sáng cho mình và cả tôi nữa nhé!



-Thùy Duyên-

Thời gian không đo lường bằng năm tháng mà bằng những gì chúng ta làm được
H.Cason



"Trời vào tháng tư chói chang nắng hạ
Mùa hạ cuối cùng cháy bỏng lòng tin"
Theo một quy luật mà thiên nhiên, tạo hoá đã quy định thì xuân qua thì hạ lại về. Khi mà
ngoài sân trường bắt đầu cất lên tiếng ve, những chồi non của hoa phượng cũng bắt đầu
chớm nở, đó là dấu hiệu chúng ta biết là mùa hè sắp bắt đầu đến.
Mặc dù đã trải qua hai mùa hè của năm cấp III, nhưng mùa hè năm nay lại không bình
thường chút nào, dẫu biết rằng nó vẫn chưa đến nhưng sao trong lòng chúng ta lại thấy bồi
hồi. Hai mùa hè trước thì cứ trôi đi một cách nhẹ nhàng và yên ắng, nhưng mùa hè năm nay
lại là mùa hè cuối cấp. Một mùa hè đầy lo âu và thử thách. Có ai ngờ được thời gian trôi
nhanh vùn vụt như vậy, nó cứ trôi đi để lại sau lưng ta bao nhiêu kỉ niệm với một tuổi học
trò đầy tinh nghịch nhưng cũng rất hồn nhiên, thơ mộng và trong trắng. Chúng ta cứ ngỡ như
chỉ mới gặp nhau đấy thôi. Ôi! chỉ mới gặp nhau trong ngỡ ngàng mà giờ sắp phải chia tay
trong sự bàng hoàng đầy luyến tiếc.
Cái thời học sinh đầy thơ mộng, trong sáng ấy sắp xa rồi, sẽ không gặp lại nữa vì thời gian
sẽ không quay trở lại mà nó mãi hướng về tương lai để lại trong quá khứ những kỉ niệm
buồn vui lẫn lộn. Để lại những tà áo dài trắng thoáng qua trong những buổi tựu trường, mặc
dù nó không phải là trang phục mà các bạn nữ yêu thích nhưng sẽ chẳng bao giờ chiếc áo dài
trắng ấy đẹp hơn khi được bước đến trường. nhưng khi nó đã trở thành bạn đồng hành của
mình trong cuộc sống thì phải xa nó rồi.
Phải rời khỏi ghế nhà trường, xa đi ngôi trường đầy thân yêu, xa thầy cô, xa cô bạn thân
cùng lớp, xa những đứa bạn ngỗ nghịch, xa những thằng bạn thường hay phá phách… nghe
sao mà đột ngột quá. Không biết rằng cái đột ngột ấy mình có thích ứng được không?

Qua ba năm học chung trong một trường và cụ thể hơn là trong một lớp chúng ta đã có biết
bao nhiêu là kỷ niệm tốt xấu về nhau. Nhưng chúng ta hãy giữ lại trong mỗi người những kỉ

niệm tốt thôi nhé, để đọng lại trong chúng ta là những kí ức đẹp. Thời gian tuy ngắn ngủi
nhưng đủ để chúng ta hiểu về nhau hơn, biết chia sẻ và quan tâm đến nhau trong cuộc sống.
Mặc cho thời gian trôi đi để lại những lớp bụi nhạt nhoà của thời gian nhưng nó không thể
nào che phủ được những kỉ niệm buồn vui của quãng đời học sinh và của tập thể lớp A11
thân yêu.
Biết nói gì đây? Khi sắp phải chia tay bạn bè, chia tay tập thể lớp, chia tay mái trường yêu
dấu, để bước chân vào chặng đường lớn hơn của cuộc đời. Chặng đường ấy đầy chông gai
và thử thách, nhưng trên bước chân của mỗi chúng ta vẫn còn có những người bạn tốt với
những kỉ niệm thật đẹp của đời học sinh. Tuy nó ngắn ngủi nhưng vẫn mãi nhớ về nhau, bạn
nhé !


Phạm Thị Ngọc Hương

BỨC THƯ GỬI “CHỖ NGỒI”


Lớp 12A11, ngày…tháng…năm…

“Chỗ ngồi” thân thương!
Hi! “chỗ ngồi” yêu quý! Chắc “chỗ ngồi” ngạc nhiên lắm nhỉ? Chắc “chỗ ngồi” đang hỏi
tại sao mình lại gửi bức thư này cho cậu đúng không? Ừ! Làm sao không ngạc nhiên cho
được? trước đến giờ có ai gữi thư cho “chỗ ngồi” đâu?. A! không phải mình nói vậy có ý
“khinh thường” cậu đâu nha, mình nghĩ chắc tại mọi người vô tình lãng quên cậu đó
thôi!
Nhớ lại lúc mới bước vào lớp 10, mình bỡ ngỡ vô cùng vì đây là một ngôi trường rất lớn
đối với mình, toàn những gương mặt lạ lẫm, mình phải đối diện với biết bao nhiêu điều!
Hic…hic. Lúc đó, mình vừa vui vừa sợ, không biết phải làm gì nữa, nếu không kiềm chế
thì mình đã khóc rồi. Sau khi gặp giáo viên chủ nhiệm, mình được chỉ định chỗ ngồi và
từ đó tớ và cậu biết nhau thấm thoát cũng được ba năm rồi nhỉ? Biết bao nhiêu chuyện

đã xảy ra. Và bây giờ mính xin trân trọng gửi đến cậu lời xin lỗi và cảm ơn chân thành
nhất! Xin lỗi, cảm ơn nói cùng một lúc cũng kì kì ha? Nhưng mà mình thật sự thấy có lỗi
với cậu và biết ơn cậu rất nhiều. Lỗi gì à ? Chắc nhiều quá nên tạm thời cậu không nhớ
hết chứ gì? Vậy để mình nhắc lại cho nghen! Đầu tiên mình xin lỗi cậu vì bắt cậu phải
chứa tớ và nhiều thứ của tớ. hì! Tớ nặng thế mà ngồi lên cậu suốt ba năm, chắc cậu mệt
lắm! đã vậy mình còn biến “ chỗ ngồi” thành tủ lạnh mini kiêm hố rác. Trong người cậu
nào là cốc, ổi. xoài, khế, me…nói tóm lại là đồ ăn thức uống đủ loại: bên cạnh đó còn có:
giấy, bút, khăn, … nói ra, thấy có lỗi quá! Chắc cậu tủi thân lắm đúng không? Lỗi của
mình, mình xin lỗi. Thứ hai mình xin lỗi vì đã làm cho khuôn mặt của “chỗ ngồi” bị bẩn
đi! Lúc đầu “chỗ ngồi” láng bóng, sạch sẽ, không tì vết nhưng sau thời gian tớ tới định
cư thì “dung nhan” của cậu đã bị tàn tạ, tả tơi. Buồn, vui tớ đều ngẫu hứng viết cho cậu
một bài thơ hay đơn giản chỉ là một câu “cổ vũ”: cố lên!, mà không nghĩ đến cảm giác
của cậu! cậu cũng sợ xấu phải không?

Và ngày qua ngày chỗ ngồi mang thương tật đầy mình. Chỉ tại tớ vô tâm, tớ xin lỗi cậu
nha! Cuối cùng tớ xin lỗi cậu vì nhiều lúc đã đánh cậu vô cớ, tớ thực sự không cố ý!
(đánh cậu tớ cũng đau chứ bộ? cậu đâu có “mềm mại” gì?) tại tớ giận chuyện ở lớp, bực
dọc nên trút hết lên người cậu. Tớ “giận cá chém lung tung”, à quên “giận cá chém thớt”!
tớ xin lỗi! Nhắc lại chuyện cũ chạm vào nỗi đau của cậu chắc cậu khó chịu lắm hả? hu
hu! Cảm giác “tội lỗi” cũng dày vò tớ nhiều lắm đây này! Xin lỗi “chỗ ngồi”, ngàn lần xin
lỗi cậu! Chỗ ngồi à? ”hông phải nói” chứ cậu tốt thật đấy! Suốt một thời phổ thông cậu
đã gắn bó với tớ như một người bạn. thân thiết và tớ vô cùng trân trọng. Cậu đã ở bên
tớ, chứng kiến khoảnh khắc tớ hạnh phúc nhất, cười tươi nhất và tớ nghĩ cậu sẽ vui
cùng tớ. Cậu đã an ủi tớ, cho tớ “mượn” cậu để tâm sự khi tớ buồn, tớ khóc và nước mắt
tớ rơi trên mặt cậu rất nhiều. Cảm ơn “chỗ ngồi” đã trông thấy tất cả điều đó. Cảm ơn
cậu vì cậu đã cho tớ “biết đến” cậu, để tớ có thể ngồi cạnh những đứa bạn “đáng ghét”,
để tớ có thể sống trong tập thể phổ thông, để tớ có thể hòa nhập cùng ngôi trường mơ
ước. Cảm ơn cậu nhiều lắm… “chỗ ngồi” ơi! Mới đây thôi chớ còn “chơi vơi” trong “ngôi
nhà mới” mà bây giờ tớ lại sắp phải chia xa nơi này rồi. Điều ấy làm cho tớ buồn, thật sự
buồn! Tớ biết rồi cái ngày ấy cũng đến, nhưng tớ không chấp nhận được. Tớ luôn tự

nhủ: điều ấy là tự nhiên thôi mà, đừng buồn nữa, nhưng không hiểu sao, khi nghĩ tới
ngày khai giảng cuồi cùng là tớ lại bật khóc? Cố đừng cho nước mắt rơi nhưng tớ vẫn
khóc.





Ôi! Xấu hổ ghê! Tớ đúng là con bé mít ướt mà! Biết sao được, tớ đã cố gắng lắm rồi,
nước mắt không nghe lời tớ! nó không chịu nằm yên mà cứ tìm đường chui ra. Hu hu!
Ước gì tớ có thể quay ngược lại thời gian nhỉ? Để tớ có thể vui tươi cười đùa và lưu giữ
mãi thời khắc đáng quý ấy! ước mơ chỉ là ước mơ thôi, dẫu sao tớ không phải chia tay
tất cả. Tớ sẽ nói lời tạm biệt cậu và đến chào một “chỗ ngồi” mới, trong một nơi rộng
hơn, lớn hơn và tương lai hơn, đó là điều tất định mà phải không “chỗ ngồi”?. Nhưng
chẳng bao giờ tớ quên cậu được đâu, cũng như toàn gương mặt, kí ức trong căn nhà phổ
thông Số I Tư Nghĩa này…
Hì! “chỗ ngồi” thân yêu ơi! Giờ tớ gác bút đây. Nói chuyện với cậu, tâm sự với cậu tớ
thấy nhẹ lòng rất nhiều. dù có chuyện gì xãy ra, tớ vẫn nhớ về cậu. Sau này, lúc tớ cách
xa cậu, không gặp cậu nữa thì sẽ có những đứa em lấp chỗ trống của tớ. Cậu sẽ không
bao giờ cô đơn, tớ chắc chắn như vậy. Hãy là “ chỗ ngồi” tốt, “bạn tốt” của thế hệ học
sinh sau nhé! Điều cuối cùng mà tớ muốn nói với cậu: cảm ơn cậu, “chỗ ngồi”!
Đứa bạn vô tâm.
Mỹ Dương





NỤ CƯỜI



Hãy cười lên cho lòng mình ấm áp
Để cuộc đời ngời sáng muôn niềm vui
Và ánh dương sẽ sua tan tất cả
Hãy cười lên kiêu hãnh ngẩng cao đầu
Nỗi buồn đau và lẫn u sầu
Mọi chông gai đều lo âu sợ hãi
Hãy cười lên cho lời ca mãi mãi
Khúc hát vui hạnh phúc rạng tương lai

Hằng Tuyển

Suy tư



Hớn hở…
Đợi ve kêu, phượng thắm
Tung tăng vô tư lự
Chờ sum vầy, mai nở
Vui cười bao tuổi mừng
Mong bếp hoá cá vụn
Thẳng cẳng! ánh dương gọi
Ngóng tiết thu
Mùa gặt, bạn bè, mái trường

Thời gian thoáng đưa thoi
Mười lăm thoắt mười bảy

Thoáng…

Nô giỡn bên ghế đa
Đánh trận áo vài khuy
Gốc me cái đầu u!
Gải trán đứng trả bài
Cô đợi xíu:
"Em thêm vài ba chữ"?
Ron rả lớp rộn cười
Chờ đợi ghế đá

Thoáng vu vơ:












Cửa sổ, cành me
Chút suy nghĩ trẻ lớn
Trong trẻo tình lứa đôi
Mong manh giọt sương sớm
Thích vu vơ vu vơ.

Khi con tim rung động
Mới giật mình tiếc nuối

Thời mộng mơ, tuổi mơ mộng
Này ve kia, đừng vội kêu não nề
Và mưa đừng gợi thêm cô đơn
Hỡi ơi! Tuổi thần tiên
Mi đang lặn thật sao.

Để rồi mai đi xa
Ngập ngừng ôm ký ức
Mái trường mùa gặt
Bè bạn, bụi phấn
Sẽ ấm lòng học trò
Và thời gian, không gian ấy
Vẫn hằng sau con tim
Em sẽ luôn mãi nhớ!


-Hồng Nguyên-

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×