MỤC LỤC TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….4
1. Đặt vấn đề…………………………………………………………………………4
2. Mục đích nghiên cứu…………………………………………………………… 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………… 4
4. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………….4
5. Cấu trúc của tiểu luận……………………………………………………… 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THPT YÊN LẠC VÀ TRƯỜNG
THPT NGÔ GIA TỰ……………………………………………………………….6
1.1. Tổng quan về trường THPT Yên Lạc …………………………………………… 6
1.1.1. Tổng quan về tình hình địa phương……………………………………6
1.1.2. Tổng quan về trường THPT Yên Lạc …………………………………7
1.2. Tổng quan về trường THPT Ngô Gia Tự…………………………………… 8
1.2.1. Tổng quan về tình hình địa phương………………………………… 8
1.2.2. Tổng quan về trường THPT Ngô Gia Tự…………………………….10
CHƯƠNG 2. SO SÁNH KẾT QUẢ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 10,
11 CỦA TRƯỜNG THPT YÊN LẠC VÀ TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
GIAI ĐOẠN 2012 – 2014……………………………………………………… 12
2.1. Tỷ lệ đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi khối 10, 11 của 2 trường từ năm
2012 – 2014……………………………………………………………………… 12
2.2. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10, 11 cấp tỉnh năm học 2012-2013………… 13
2.2.1. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh năm 2012-
2013……… 13
2.2.2. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh năm 2012-
2013……… 14
2.3. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10, 11 cấp tỉnh năm 2013-2014…………… 15
2.3.1. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh năm 2013-2014… 15
2.3.2. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh năm 2013-2014 …16
2.4. Nhận xét………………………………………………………………………17
CHƯƠNG 3. NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP…………… ………… 20
3.1. Nguyên nhân……………………………………………………………….…20
3.2. Giải pháp…………………………………………………………………… 21
1
KẾT LUẬN………… ………………………………………………………… 24
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA CHỮ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBGV Cán bộ giáo viên
CBQL Cán bộ quản lý
CNV Công nhân viên
GD - ĐT Giáo dục-Đào tạo
GV Giáo viên
GS.TS Giáo sư. Tiến sĩ
HS Học sinh
KK Khuyến khích
UBND Ủy ban nhân dân
THPT Trung học phổ thông
TS
Tiến sĩ
2
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Các bảng,
biểu đồ
Nội dung bảng Trang
Bảng 2.1. Số lượng và tỉ lệ đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh
giỏi khối 10, 11 của 2 trường từ năm 2012 - 2014
12
Bảng 2.2. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh năm
học 2012 – 2013
13
Bảng 2.3. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh năm
học 2012-2013
14
Bảng 2.4. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh năm
học 2013-2014
15
Bảng 2.5. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh năm
học 2013-2014
16
Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh
năm học 2012 – 2013
13
Biểu đồ 2.2. So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh
năm học 2012-2013
14
Biểu đồ 2.3. So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh
năm học 2013-2014
15
Biểu đồ 2.4. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh năm
học 2013-2014
16
PHẦN MỞ ĐẦU
3
1. Đặt vấn đề
Trường THPT Yên Lạc và trường THPT Ngô Gia Tự là hai trường phổ
thông đóng tại hai huyện khác nhau của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên hai ngôi
trường này có lịch sử thành lập trường trong cùng một khoảng thời gian từ
những năm 60 của thế kỷ XX. Trải qua bao nhiêu năm trưởng thành và phát
triển cho đến ngày nay cả hai trường đều đã đạt được những thành tựu riêng.
Để tạo nên thương hiệu cho nhà trường thì chất lượng đội ngũ giáo viên
và chất lượng học sinh đầu vào là vô cùng quan trọng. Một trong những yếu tố
tạo nên thương hiệu của nhà trường đó là kết quả đạt được trong các kỳ thi chọn
học sinh giỏi các cấp. Vì vậy sau khi học xong môn Giáo dục so sánh em đã áp
dụng và chọn viết tiểu luận: “So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi Khối 10,
11 của trường THPT Yên Lạc với trường THPT Ngô Gia Tự giai đoạn 2012
– 2014. Từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao kết quả học sinh giỏi
trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi của trường THPT Ngô Gia Tự”.
2. Mục đích nghiên cứu
So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi Khối 10, 11 của trường THPT
Yên Lạc với trường THPT Ngô Gia Tự giai đoạn 2012 - 2014. Từ đó, phát
hiện ra các vấn đề yếu kém trong việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi và đề ra
các giải pháp khắc phục nhằm nâng cao kết quả học sinh giỏi trong các kỳ thi
chọn học sinh giỏi của trường THPT Ngô Gia Tự.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: GV và HS trường THPT Yên Lạc và trường THPT Ngô Gia Tự
- Phạm vi nghiên cứu: Kết quả thi chọn học sinh giỏi Khối 10, 11 của
trường THPT Yên Lạc với trường THPT Ngô Gia Tự.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài vận dụng lý luận về giáo dục so sánh, quản lý giáo dục trên lĩnh
vực GD - ĐT và sử dụng phương pháp điều tra thực trạng, thu thập số liệu, so
sánh, đối chiếu, phương pháp phân tích đánh giá trên biểu đồ, phương pháp so
sánh tổng hợp.
5. Cấu trúc của tiểu luận
4
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của tiểu luận có các phần
cụ thể như sau:
Chương 1. Tổng quan về trường THPT Yên Lạc và trường
Chương 2. So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi Khối 10, 11 của trường
THPT Yên Lạc với trường THPT Ngô Gia Tự giai đoạn 2012 - 2014.
Chương 3. Nguyên nhân và giải pháp.
CHƯƠNG 1.
5
TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG THPT YÊN LẠC VÀ
TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
1.1. Tổng quan về trường THPT Yên Lạc
1.1.1. Tổng quan về tình hình địa phương
Trường THPT Yên Lạc đóng trên địa bàn huyện Yên Lạc, là một trong
số các huyện đồng bằng phía Nam của tỉnh Vĩnh Phúc. Diện tích tự nhiên của
huyện là 106,72 km
2
, Yên Lạc có số dân là 148.600 người, mật độ dân số là
1380 người/km
2
(năm 2010). Yên Lạc có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Yên và huyện Tam Dương
- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường
- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên và Mê Linh
- Phía Nam là Sông Hồng tiếp giáp với tỉnh Hà Tây
Huyện Yên Lạc có 17 đơn vị hành chính gồm 1 thị trấn và 16 xã.
Vị trí địa chính trị và địa kinh tế của huyện có nhiều thuận lợi như giáp
liền kề với các huyện là những địa bàn có tốc độ tăng trưởng nhanh, là động
lực phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc (Huyện Vĩnh Yên, Phúc Yên, các huyện Mê
Linh, Bình Xuyên). Đồng thời, khoảng cách từ huyện đến Hà Nội cũng không
lớn (50-60 Km). Từ huyện dễ dàng kết nối thông thương với bên ngoài bằng
hệ thống đường bộ và đường thuỷ.
Hầu hết diện tích của huyện là đồng bằng, tương đối bằng phẳng thuận
tiện cho sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản. Đất của Yên Lạc chủ yếu là đất
phù sa Sông Hồng, có độ phì cao, thích hợp và rất tốt cho nhiều loại cây trồng,
đặc biệt là cây lương thực, rau, đậu thực phẩm và cây ăn quả.
Có đủ loại tài nguyên đất, nước, tài nguyên du lịch và nhân văn phục
vụ nhu cầu lao động sản xuất, sinh hoạt và khai thác tiềm năng du lịch của
nhân dân. Tài nguyên du lịch văn hoá, lịch sử và nhân văn khá phong phú.
Trên địa bàn huyện có 46 di tích lịch sử văn hoá được Nhà nước xếp hạng,
trong đó có 11 di tích cấp quốc gia.
6
!"#$%&'
()()*+',$%&'()-).
1.1.2. Tổng quan về trường THPT Yên Lạc
Trường THPT Yên Lạc được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1965 theo
quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc. Trong 49 năm qua, ở
thời điểm nào trường THPT Yên Lạc cũng tự khẳng định được là một đơn vị
giáo dục có chất lượng cao của Tỉnh.
'/
Số cán bộ giáo viên: 84 người (4 CBQL; 74 GV; 6 CNV)
- Số lớp: 36 lớp
- Số học sinh: 1585
- Số học sinh đã tốt nghiệp THPT: Hàng năm số học sinh đậu tốt nghiệp
từ 99,38% đến 100%
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh
+ Đội ngũ: 100% CB GV của trường có trình độ đại học và trên đại học,
trong đó có 14 GV có trình độ thạc sỹ đạt 16,7%, 5 GV đang học thạc sỹ. 100% cán
bộ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống trong sáng, lành mạnh. 100% giáo
viên có giờ dạy khá giỏi, có nhiều giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp
tỉnh, là chiến sĩ thi đua các cấp được Bộ GD - ĐT và UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng
bằng khen vì đã hoàn thành xuất sắc công tác giáo dục trong năm học.
+ Học sinh: Năm học 2010 – 2011 trường THPT Yên Lạc tiếp tục duy
trì được thành tích cao trong các mặt giáo dục. Trong tổng số 1585 học sinh
của trường, có 78% Học sinh được xếp loại đạo đức tốt, 78,2% học sinh xếp
loại văn hóa khá và giỏi, không có học sinh mắc tệ nạn xã hội. Kết quả thi học
sinh giỏi cấp tỉnh đạt 218 giải, so với năm học 2009 – 2010 tăng 65 giải, tăng
6 giải nhất, tăng 20 giải nhì, tăng 20 giải ba, tăng 18 giải KK. Kết quả thi
tuyển sinh đại học tăng 35 bậc trên bảng xếp hạng, đứng ở vị trí thứ 71 trên
tổng số 2772 trường có học sinh dự thi đại học năm 2011. Xét trong tỉnh,
trường THPT Yên Lạc xếp thứ 2 sau trường THPT chuyên Vĩnh Phúc.
0123*45
7
Nhà trường hiện có 5 dãy nhà 2 tầng và 1 dãy nhà 3 tầng. Có 36 phòng học,
diện tích mỗi phòng 54m
2
, có 15 phòng trang bị máy chiếu Projecter: 7 phòng bộ
môn diện tích mỗi phòng 72m
2
trong đó 4 phòng tin với 153 máy kết nối Internet.
Các phòng Lý, Hóa, Sinh có các thiết bị đáp ứng yêu cầu học tập. Thư viện có
diện tích phòng đọc 72m
2
, kho sách 36m
2
với 1500 đầu sách các loại. Có đủ các
phòng chức năng phục vụ lãnh đạo và các bộ phận văn phòng làm việc. Tất cả các
phòng được xây dựng kiên cố, đáp ứng tốt yêu cầu làm việc và học tập.
1.2. Tổng quan về trường THPT Ngô Gia Tự
1.2.1. Tổng quan về tình hình địa phương
- Lập Thạch là huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc,
cách tỉnh lỵ Vĩnh Yên 20km, nằm ở vị trí từ 105°30′ đến 105°45′ kinh độ
Đông và 21°10′ đến 21°30′ vĩ độ Bắc. Lập Thạch có vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và dãy núi Tam Đảo.
- Phía Đông giáp huyện Tam Đảo và huyện Tam Dương.
- Phía Tây giáp huyện Sông Lô và thành phố Việt Trì tỉnh Phú Thọ.
- Phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường và một phần tỉnh Phú Thọ.
Tổng diện tích tự nhiên 173,10 km2, dân số trung bình năm 2010 là
118.772 người, mật độ dân số 686 người/km2. Toàn huyện có 20 đơn vị hành
chính gồm 2 thị trấn và 18 xã.
a)
Lập Thạch có cấu tạo địa tầng rất cổ. Khu vực xung quanh núi Sáng và
các xã Quang Sơn, Hợp Lý, Bắc Bình, Liễn Sơn ở hữu ngạn sông Phó Đáy có
diện tích hàng chục km2 có tuổi đại nguyên sinh. Như vậy, huyện Lập Thạch
nằm trên một địa tầng rất vững vàng, rất cổ xưa, nơi trẻ nhất cũng cách ngày nay
trên 200 triệu năm. Từ địa tầng đó đã xuất hiện hai thành tạo magma xâm nhập
đáng kể là khối núi Sáng và các khối núi khác nằm hai bên bờ sông Phó Đáy.
Địa bàn huyện có thể chia thành 3 tiểu vùng:
- Tiểu vùng miền núi bao gồm 9 xã, thị trấn (Quang Sơn, Ngọc Mỹ,
Hợp Lý, Bắc Bình, Vân Trục, Xuân Hòa, Thái Hòa, Liễn Sơn, TT Hoa Sơn).
Tiểu vùng này đất đai có độ phì khá, khả năng phát triển rừng còn khá lớn.
8
Điều kiện địa hình và đất đai thích hợp với các loại cây ăn quả, cây công
nghiệp, cây lâm nghiệp, và chăn nuôi gia súc.
- Tiểu vùng trũng ven sông, bao gồm 3 xã (Sơn Đông, Triệu Đề, Đồng
ích). Tiểu vùng này đa phần là đất lúa 1 vụ, thường bị ngập úng vào mùa mưa,
thích hợp cho việc vừa cấy lúa vừa nuôi trồng thủy sản.
- Tiểu vùng giữa, bao gồm 8 xã thị trấn (TT Lập Thạch, Liên Hòa, Bàn
Giản, Xuân Lôi, Tử Du, Tiên Lữ, Đình Chu, Văn Quán). Tiểu vùng này
thường có một số ít đồi thấp xen lẫn với đồng ruộng, độ dốc cấp II đến cấp III.
Tiểu vùng này đất trồng cây hàng năm (lúa, màu) chiếm chủ yếu do vậy đây là
vùng chủ lực sản xuất lương thực cũng như rau màu hàng hóa để phục vụ nội
huyện và các địa phương lân cận.
Địa hình Lập Thạch khá phức tạp, thấp dần từ Bắc xuống Nam, ruộng
đất xen kẽ những dãy đồi thấp. Độ cao phổ biến từ 11 – 30 m là huyện thuộc
vùng núi thấp, nhiều sông suối. Địa hình bị chia cắt đa dạng, dốc dần từ Tây
Bắc xuống Đông Nam.
Lập Thạch có đủ loại tài nguyên đất đai, tài nguyên nước, sông ngòi
đảm bảo cho sản xuất và sinh hoạt, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng và
cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên du lịch Sơn Đông - Đình Chu – Văn Quán
– Xuân Lôi, cụm du lịch Bản Giản – Triệu Đề – Vân Trục.
Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những cảnh quan thiên nhiên tươi
đẹp, thơ mộng hấp dẫn khách du lịch như khu hồ Vân Trục với những cánh
rừng nguyên sinh.
!#4$%&'
()()*+',$%&'()-)
1.2.2. Tổng quan về trường THPT Ngô Gia Tự
Trường THPT Ngô Gia Tự đóng trên địa bàn huyện miền núi Lập
Thạch - Vĩnh Phúc, trường được thành lập vào năm 1962. Kể từ đó đến nay
9
sau 53 năm xây dựng và trưởng thành dưới mái trường THPT Ngô Gia Tự đã
có hàng vạn học sinh tốt nghiệp từ mái trường này và tiếp tục học tập để trở
thành những Giáo sư, Tiến sĩ, những nhà Khoa học, những nhà quản lý,
những tướng, tá, cử nhân khoa học, công nhân kỹ thuật lành nghề. Trong
quân đội, những Anh hùng lực lượng vũ trang… Như Giáo sư - Tiến sĩ khoa
học Nguyễn Kế Hào, GS.TS Nguyễn Văn Học, TS Nguyễn Văn Hữu… trung
tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang Lê Xuân Tấu, Triệu Xuân Hoà…
'/
- Số cán bộ giáo viên: 70 người (4 CBQL; 62 GV; 4 CNV)
- Số lớp: 29 lớp
- Số học sinh: 1184
- Số học sinh đã tốt nghiệp THPT: Hàng năm số học sinh đậu tốt nghiệp
từ 98% đến 99%
- Chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, học sinh
+ Đội ngũ: 100% CB GV của trường có trình độ đại học và trên đại học,
trong đó có 25 GV có trình độ thạc sỹ đạt 35,7%. 100% cán bộ giáo viên có
phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống trong sáng, lành mạnh. 100% giáo viên có
giờ dạy khá giỏi, có nhiều giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp tỉnh,
là chiến sĩ thi đua các cấp được Bộ GD - ĐT và UBND tỉnh Vĩnh Phúc tặng
bằng khen.
+ Học sinh: Trong tổng số1184 học sinh, về hạnh kiểm: Tốt là 883 học
sinh, chiếm 74.6%; Khá là 242 học sinh, chiếm 20.4%; Trung bình là 50 học
sinh, chiếm 4.2%; Yếu là 09 học sinh chiếm 0.8%. Về học lực: Giỏi là 65
học sinh, chiếm 5.5%; Khá là 814 học sinh, chiếm 68.8%; Trung bình là 263
học sinh, chiếm 22.2%; Yếu là 42 học sinh, chiếm 3.5%.
Ngô Gia Tự là 1 trong 3 trường có số lượng giỏi cấp Tỉnh cao nhất của
Tỉnh Vĩnh Phúc, tỷ lệ đỗ Đại học, Cao đẳng năm sau cao hơn năm trước.
0123*45
Nhà trường hiện có 5 dãy nhà 2 tầng và 2 dãy nhà 3 tầng. Có 32 phòng
học, diện tích mỗi phòng 54m
2
, có 20 phòng trang bị máy chiếu Projecter: 8
10
phòng bộ môn diện tích mỗi phòng 70m
2
trong đó 5 phòng tin với 180 máy kết
nối Internet. Các phòng Lý, Hóa, Sinh có các thiết bị đáp ứng yêu cầu học tập.
Thư viện có diện tích phòng đọc 70m
2
, kho sách 36m
2
với hơn 1400 đầu sách các
loại. Có đủ các phòng chức năng phục vụ lãnh đạo và các bộ phận văn phòng
làm việc. Tất cả các phòng được xây dựng kiên cố, đáp ứng tốt yêu cầu làm việc
và học tập.
Khuôn viên nhà trường thoáng mát, được trồng cây cảnh và cây bóng
mát hợp lý, sân trường luôn sạch sẽ, có sân chơi bãi tập cho học sinh. Xung
quanh trường đều có tường rào bảo vệ, cổng tường chắc chắn.
CHƯƠNG 2.
SO SÁNH KẾT QUẢ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI KHỐI 10, 11 CỦA
TRƯỜNG THPT YÊN LẠC VÀ TRƯỜNG THPT NGÔ GIA TỰ
11
GIAI ĐOẠN 2012 – 2014
2.1. Tỷ lệ đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi khối 10, 11 của 2 trường
từ năm 2012 - 2014
Năm học
THPT Yên Lạc THPT Ngô Gia Tự
HSG Khối 10 HSG Khối 11 HSG Khối 10 HSGKhối 11
SL % SL % SL % SL %
2012-2013 91/111 82.0 96/112 85.7 82/105 78.1 88/108 81.5
2013- 2014 112/122 91.8 105/118 89.0 81/97 83.5 74/100 74.0
Bảng 2.1. Số lượng và tỉ lệ đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi
khối 10, 11 của 2 trường từ năm 2012 - 2014
2.2. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10, 11 cấp tỉnh năm học 2012-2013
2.2.1. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh năm học 2012-2013
Môn thi Trường THPT Yên Lạc Trường THPT Ngô Gia Tự
Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK
12
Toán 4 6 8 4 5
Lý 1 6 4 4 2 5 3
Hóa 1 7 5 5 1 4 5 3
Sinh 1 4 3 1 8 2 1
Tin 2 2 1 1 1
Văn 1 3 3 6 6
Sử 1 1 2 5 1
Địa 2 2 6
Anh 7 7 1 4 5
Cộng 2 28 34 27 2 18 32 30
Tổng 91 82
Bảng 2.2. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh
năm học 2012 – 2013
Biểu đồ 2.1. So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh
năm học 2012 – 2013
2.2.2. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh năm học 2012 – 2013
Môn thi Trường THPT Yên Lạc Trường THPT Ngô Gia Tự
Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK
Toán 1 2 3 5 1 1 2 6
Lý 5 2 8 1 2 7
Hóa 9 5 3 2 9 3
Sinh 4 1 4 6
Tin 3 1 2
Văn 2 4 6 5 1 5 5
Sử 1 2 1 4 2
13
Địa 2 5 4 1 6 4
Anh 1 5 8 1 3 8
Cộng 3 27 28 38 1 8 36 43
Tổng 96 88
Bảng 2.3. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh
năm học 2012-2013
Biểu đồ 2.2. So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh
năm học 2012-2013
2.3. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10, 11 cấp tỉnh năm học 2013-2014
2.3.1. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh năm học 2013-2014
Môn thi Trường THPT Yên Lạc Trường THPT Ngô Gia Tự
Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK
Toán 5 3 4 4 1 2 4 3
Lý 3 5 8 1 3 7
Hóa 3 6 2 3 3 3 2 6
Sinh 3 1 2 5 1 1 5 5
Tin 2 1
Văn 6 7 4 1 8
Sử 3 5 1 2 2
Địa 2 3 2 4 2 1 6
Anh 1 4 12 2 4 1
Cộng 14 22 31 45 8 15 18 40
Tổng 112 81
14
Bảng 2.4. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh
năm học 2013-2014
Biểu đồ 2.3. So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh
năm học 2013-2014
2.3.2. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh năm học 2013-2014
Môn thi Trường THPT Yên Lạc Trường THPT Ngô Gia Tự
Nhất Nhì Ba KK Nhất Nhì Ba KK
Toán 3 7 5 2 2 3
Lý 1 5 7 5 3 1 7
Hóa 2 6 9 2 3 4 4
Sinh 2 4 6 3 8 3
Tin 3 1 1 1 1
Văn 1 2 1 4 2 1 5
Sử 2 3 3 6 1
Địa 3 2 1 1 6 4
Anh 3 6 4 4 1 3 7
Cộng 7 30 37 31 3 15 25 31
Tổng 105 74
Bảng 2.5. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh
năm học 2013-2014
15
Biểu đồ 2.4. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh
năm học 2013-2014
2.4. Nhận xét
- Từ bảng 2.1. Số lượng và tỉ lệ đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi
khối 10, 11 của 2 trường từ năm 2012 – 2014 có thể thấy: số lượng học sinh
tham gia thi cũng như số lượng học sinh đạt giải của trường THPT Yên Lạc
năm sau tăng lên so với năm trước, cụ thể: số lượng học sinh khối 10 đạt giải
năm học 2012 - 2013 là 91/111 em đạt 82.0%; số lượng học sinh khối 11 đạt
giải là 96/112 em đạt 85.7%; sang năm học 2013 – 2014 số lượng học sinh
khối 10 đạt giải tăng lên là 112/122 em đạt 91.8%; số lượng học sinh khối 11
đạt giải là 105/118 em đạt 89%. Trong khi số lượng học sinh tham gia thi
cũng như số lượng học sinh đạt giải của trường THPT Ngô Gia Tự năm sau lại
giảm so với năm trước, cụ thể: số lượng học sinh khối 10 đạt giải năm học
2012 - 2013 là 82/105 em đạt 78.1%; số lượng học sinh khối 11 đạt giải là
8/108 em đạt 81.5%; sang năm học 2013 – 2014 số lượng học sinh khối 10
tham gia thi và đạt giải giảm xuống còn 81/97 em đạt 83.5%; số lượng học
sinh khối 11 đạt giải giảm xuống còn 74/100 em đạt 74%. Dễ dàng nhận thấy
đội tuyển khối 11 năm sau chính là đội tuyển của khối 10 năm trước, như vậy
có thể thấy số lượng học sinh được chọn dự thi của trường THPT Yên Lạc
16
năm sau luôn nhiều hơn năm trước, số lượng học sinh được chọn dự thi của
trường THPT Ngô gia Tự năm sau lại giảm so với năm trước.
- Từ bảng 2.2 Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh năm học
2012 – 2013 cho thấy số học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi của
trường THPT Yên Lạc là 91 giải cao hơn trường THPT Ngô Gia Tự 9 giải,
mặc dù về số lượng học sinh tham gia dự thi của trường THPT Yên Lạc có
nhỉnh hơn một chút so với trường THPT Ngô Gia Tự nhưng xét về tỷ lệ đạt
giải thì vẫn cao hơn.
- Từ biểu đồ 2.1 So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp
tỉnh năm học 2012 – 2013 cho thấy: cả hai trường đều đạt được hai giải nhất;
trường THPT Yên Lạc đạt được 28 giải nhì, nhiều hơn trường THPT Ngô
Gia Tự 10 giải nhì; giải ba trường THPT Yên Lạc đạt được 34 giải, trường
THPT Ngô Gia đạt được 32 giải; cong giải khuyến khích trường THPT Ngô
Gia Tự lại đạt được 30 giải nhiều hơn trường THPT Yên Lạc 03 giải. Điều
này có nghĩa là trường THPT Ngô Gia Tự đạt được ít giải nhất, nhì thì giải
ba, khuyến khích sẽ nhiều
- Từ bảng 2.3 Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh năm học
2012-2013 dễ dàng nhận thấy rằng số lượng học sinh được chọn dự thi và đạt
giải của trường THPT Yên Lạc cũng cao hơn trường THPT Ngô Gia Tự
không chỉ về số lượng mà cả chất lượng giải cũng cao hơn hẳn.
- Nhìn vào biểu đồ 2.2 So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11
cấp tỉnh năm học 2012-2013 có thể thấy chất lượng giải của trường THPT
Yên Lạc cao hơn hẳn trường THPT Ngô Gia Tự, cụ thể: trường THPT Yên
Lạc đạt được 3 giải nhất và 27 giải nhì nhiều hơn trường THPT Ngô Gia Tự
02 giải nhất và 19 giải nhì, trong khi trường THPT Ngô Gia Tự chỉ đạt được
01 giải nhất và 08 giải nhì; trường THPT Ngô Gia Tự lai đạt 36 giải ba và 43
giải khuyến khích nhiều hơn trường THPT Yên Lạc 08 giải nhì và 05 giải
khuyến khích. Điều này chứng tỏ chất lượng giải cao của trường THPT Ngô
Gia Tự thấp hơn trường THPT Yên Lạc rất nhiều.
17
- Từ bảng 2.4 Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh năm học
2013-2014 nhận thấy: số lượng học sinh được chọn dự thi của trường THPT
Yên Lạc tăng lên rõ rệt so với năm học trước; chất lượng giải cũng cao hơn
hẳn, năm học trước chỉ đạt 2 giải nhất thì năm nay đã đạt tới 14 giải nhất.
Điều này chứng tỏ rằng trường THPT Yên Lạc đã có những chiến lược trong
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm tăng vị trí thứ hạng đối với các
trường phổ thông trong tỉnh. Trường THPT Ngô Gia Tự có số lượng học sinh
được chọn dự thi lại giảm hơn hẳn so với năm học trước từ 107 xuống còn
97 học sinh, không những thế số lượng học sinh đạt giải cũng thấp hơn so
với năm học trước. Tuy nhiên thì chất lượng giải của trường THPT Ngô Gia
Tự cũng tăng từ 3 giải nhất lên 8 giải nhất.
- Dựa vào biểu đồ 2.3 So sánh kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp
tỉnh năm học 2013-2014 có thể thấy chất lượng các giải và số lượng học sinh
đạt giải của trường THPT Yên Lạc đều cao hơn trường THPT Ngô Gia Tự, cụ
thể: giải nhất trường THPT Yên lạc đạt được 14 giải, trường THPT Ngô Gia Tự
chỉ đạt 08 giải; giải nhì trường THPT Yên lạc đạt được 22 giải, trường THPT
Ngô Gia Tự chỉ đạt 15 giải; giải ba trường THPT Yên lạc đạt được 31 giải,
trường THPT Ngô Gia Tự chỉ đạt 18 giải; và giải khuyến khích trường THPT
Yên lạc đạt được 45 giải, trường THPT Ngô Gia Tự đạt 18 giải.
- Từ bảng 2.5 Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 10 cấp tỉnh năm học
2013-2014 nhận thấy: trường THPT Yên Lạc vẫn luôn duy trì tương đối ổn
định số lượng cũng như chất lượng học sinh giỏi qua từng năm. Về phía
trường THPT Ngô Gia Tự có thể thấy số lượng và chất lượng học sinh giỏi
giảm sút đáng kể. Điều này cho thấy trường chưa quan tâm sát sao đến việc
bồi dưỡng học sinh giỏi, cũng như chưa có chiến lược cụ thể về công tác bồi
dưỡng học sinh giỏi.
- Từ biểu đồ 2.4. Kết quả thi chọn học sinh giỏi khối 11 cấp tỉnh
năm học 2013-2014 cho thấy chất lượng giải và số lượng đạt giải của trường
THPT Yên Lạc vẫn luôn cao hơn trường THPT Ngô Gia Tự, cụ thể: giải nhất
trường THPT Yên Lạc đạt được 07 giải nhiều hơn trường THPT Ngô Gia Tự
18
04 giải; giải nhì trường THPT Yên Lạc đạt được 30 giải nhiều hơn trường
THPT Ngô Gia Tự 15 giải; giải ba trường THPT Yên Lạc đạt được 37 giải
nhiều hơn trường THPT Ngô Gia Tự 12 giải; giải khuyến khích cả hai trường
đều đạt được 31 giải.
CHƯƠNG 3.
NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Nguyên nhân
Trường THPT Ngô Gia Tự có kết quả thi chọn học sinh giỏi thấp và
năm sau lại giảm hơn năm trước so với trường THPT Yên Lạc do một số
nguyên nhân sau:
6.6.789:
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học thiếu thốn, chưa đồng bộ. Tài liệu cho GV
nghiên cứu, HS tự học, tự bồi dưỡng quá ít.
6.(.78;9:
- Một bộ phận giáo viên (GV) chưa tiếp cận được chương trình chuyên
sâu bồi dưỡng HSG giỏi cấp khu vực, cấp quốc gia; một bộ phận khác chưa
thật sự nắm chắc các chuyên đề chuyên sâu;
- Một số HS chưa tin vào khả năng đoạt giải nên không an tâm tham gia
lớp bồi dưỡng;
19
- Kế hoạch giáo dục của nhà trường quá căng thẳng đối với đội tuyển
HSG, đặc biệt HS lớp 11.
- Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải bảo đảm chất lượng đại trà,
vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm do
đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng HSG
cũng có phần bị hạn chế.
- Học sinh học chương trình chính khóa phải học quá nhiều môn, lại
phải học thêm những môn khác, cộng thêm chương trình bồi dưỡng HSG nên
rất hạn chế về thời gian tự học nên các em đầu tư ít thời gian cho việc học bồi
dưỡng HSG, do đó kết quả không cao là điều tất yếu.
- Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết
quả thi học sinh giỏi ở một số môn chưa cao.
- Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình dạy, theo kinh
nghiệm của bản thân, theo chủ quan, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu.
3.2. Giải pháp
Giải pháp 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi chi tiết, cụ
thể, rõ ràng và khả thi. Cần xây dựng kế hoạch bồi dưỡng ngay từ trong hè,
qua đó lọc dần qua các cuộc thi cấp trường, tránh tình trạng thích đâu dạy đó.
Dạy theo chuyên đề là biện pháp là hữu hiệu nên sử dụng.
Giải pháp 2. Đối với Ban giám hiệu và cán bộ tổ chuyên môn:
- Cần phải phân công chuyên môn một cách hợp lý, lựa chọn giáo viên
có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng
phân công theo hướng ổn định để phát huy kinh nghiệm của giáo viên.
- Phát hiện và xây dựng nguồn bắt đầu từ lớp 10, cử giáo viên có kinh
nghiệm dạy bồi dưỡng
- Cần tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
- Có những chế độ động viên, khuyến khích khen thưởng đối với giáo
viên và học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi.
20
- Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo
viên bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này
với môn kia.
- Bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi cần được tiến hành thường xuyên
cả trên lớp và các buổi chiều riêng, không nên để gần thi mới tích cực bồi
dưỡng làm cho học sinh quá tải đồng thời ảnh hưởng đến kết quả học tập các
môn học khác của học sinh.
Giải pháp 3. Đối với giáo viên dạy bồi dưỡng:
- Muốn có HSG phải có thầy giỏi vì thế người thầy phải luôn luôn có ý
thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn, luôn
xứng đáng là “người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo. Phải thường
xuyên tìm tòi các tư liệu, có kiến thức nâng cao trên các phương tiện, đặc biệt
là trên mạng internet. Lựa chọn trang Web nào hữu ích nhất, tiện dụng nhất,
tác giả nào hay có các chuyên đề hay, khả quan nhất để sưu tầm tài liệu…
- Trong công tác bồi dưỡng HSG khâu đầu tiên là khâu tuyển chọn học
sinh khâu này rất quan trọng. Cần lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc
năm học thông qua việc trao đổi với GV giảng dạy trước đó để lựa chọn
những em có khả năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn
cho năm học kế tiếp.
- Nắm vững phương châm: dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao - thông
qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy - dạy kiểu dạng bài có
quy luật trước, loại bài có tính đơn lẻ, đặc biệt sau.
Giải pháp 4. Về chương trình bồi dưỡng:
- Giáo viên cần biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng rõ ràng, cụ
thể, chi tiết cho từng khối, lớp, về từng mảng kiến thức rèn luyện các kỹ năng
ngôn ngữ theo số tiết quy định nhất định và nhất thiết phải bồi dưỡng theo
quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em HS bắt nhịp dần.
- Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy cho từng khối lớp để tránh
trùng lập. Chương trình bồi dưỡng cần có sự liên thông trong suốt 3 năm liền
(từ lớp 10 đến lớp 12 )
21
Giải pháp 5. Tài liệu bồi dưỡng:
- Giáo viên sưu tầm các bộ đề thi các cấp trong tỉnh nhà và các tỉnh
khác thông qua công nghệ thông tin nhằm giúp các em tiếp xúc làm quen với
các dạng đề, luôn tìm đọc, tham khảo các tài liệu hay để hướng cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh các tài liệu, sách vở, băng đĩa phù hợp
với trình độ của các em để tự rèn luyện thêm ở nhà. Đồng thời cung cấp hoặc
giới thiệu các địa chỉ trên mạng để học sinh có thể tự học, tự nghiên cứu, bổ
sung kiến thức.
Giải pháp 6. Về thời gian bồi dưỡng:
- Để chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả thì nhà trường
cần có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi liên tục và đều đặn, không dồn ép ở
tháng cuối trước khi thi vừa quá tải đối với học sinh vừa ảnh hưởng đến quá
trình tiếp thu kiến thức ở môn học khác của học sinh.
Giải pháp 7. Đối với học sinh:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình lâu dài. Cần phải bồi dưỡng
hứng thú và tính tích cực, độc lập nghiên cứu của học sinh.
- Cần phát hiện sớm các em học sinh giỏi và bồi dưỡng sớm, tốt nhất từ
lớp 10 để có thể đạt kết quả cao.
- Cách tốt nhất bồi dưỡng hứng thú cho học sinh là hướng dẫn dìu dắt
cho các em đạt được những thành công từ thấp lên cao. Nhiều học sinh lúc
đầu chưa bộc lộ rõ năng khiếu nhưng sau quá trình được dìu dắt đã trưởng
thành rất vững chắc và đạt thành tích cao.
- Học sinh phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của học tập.
- Học sinh phải yêu thích môn học, say mê trong học tập và ham học
hỏi.
- Học sinh phải cần cù tích luỹ và chăm chỉ rèn luyện, ngoài đọc sách
giáo khoa, học sinh cần đọc thêm sách tham khảo và tài liệu khác.
Giải pháp 8. Đối với phụ huynh:
- Quan tâm tạo điều kiện, động viên tích cực con em học tập tốt hơn.
22
- Trang bị đầy đủ dụng cụ học tập.
- Thường xuyên liên lạc với giáo viên, nhà trường để nắm tình hình học
tập của con mình.
Giải pháp 9. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong trường và khen thưởng
- Để hỗ trợ cho công tác dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận
gián tiếp như: Chi bộ, Ban giám hiệu, Công đoàn, Đoàn thanh niên, giáo viên
chủ nhiệm… cũng cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng
mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng. Ví dụ:
giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nghiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên,
có chế độ ưu tiên khuyến khích đối với học sinh đạt giải; tuyên dương khen
thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích; quan tâm
theo dõi và đáp ứng các nhu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về
phòng học, điện, nước…
KẾT LUẬN
Kết quả học tập nói chung và kết quả thi học sinh giỏi nói riêng luôn là
sự quan tâm hàng đầu của mọi nhà trường phổ thông. Các kết quả đó nói lên
chất lượng giảng dạy của nhà trường, tạo nên thương hiệu của nhà trường đó,
đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi đạt được thông qua các kỳ thi tuyển chọn
học sinh giỏi các cấp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng học sinh giỏi nhà
trường cần chú trọng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đặc biệt thực hiện
đồng bộ các giải pháp nêu trên.
23