Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu nhân giống vô tính hoa thược dược lùn trồng chậu bằng phương pháp giâm cành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.31 MB, 94 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI



HÀ THỊ KIM LIÊN


NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH HOA
TH
ƯỢC DƯỢC LÙN TRỒNG CHẬU BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số : 60.60.01.10


Người hướng dẫn: GS.TS HOÀNG MINH TẤN




Hà Nội - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


i



LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng ñây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, số
liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược sử
dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan rằng mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này
ñã ñược cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.


Hà Nội, ngày … tháng …năm 2013
Tác giả luận văn



Hà Thị Kim Liên












Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



ii
LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn tốt nghiệp này tôi ñã nhận ñược sự quan tâm
giúp ñỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường trong
quá trình nghiên cứu.
Lời ñầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Nông
học, Viện ðào tạo sau ñại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội ñã dìu
dắt tôi trong suốt thời gian học tập cũng như hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Hoàng Minh Tấn, người
thầy ñã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình và giúp ñỡ tôi hoàn thiện luận
văn tốt nghiệp này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn ThS. Bùi Thị Hồng cùng toàn thể cán
bộ Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển hoa cây cảnh – Viện Nghiên cứu Rau
Quả ñã tạo ñiều kiện cho tôi về vật chất và thời gian trong suốt quá trình thực
hiện ñề tài.
ðể hoàn thành nghiên cứu này tôi còn nhận ñược sự ñộng viên, khích lệ
và giúp ñỡ của bạn bè, ñồng nghiệp và những người thân trong gia ñình. Tôi
xin chân thành cảm ơn những tình cảm quý báu ñó.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng …năm 2013
Tác giả luận văn


Hà Thị Kim Liên

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



iii

MỤC LỤC

Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các từ viết tắt v
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích của ñề tài 2
1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn 2
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 2
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Nguồn gốc và phân loại 3
2.1.1 Nguồn gốc 3
2.1.2 Phân loại 4
2.1.3 Ý nghĩa của cây hoa thược dược 4
2.2 ðặc ñiểm thực vật học của cây hoa thược dược 7
2.2.1 ðặc ñiểm thực vật học 7
2.2.2 Một số yêu cầu ngoại cảnh của cây Thược dược 9
2.3 Cơ sở khoa học nhân giống vô tính hoa thược dược 10
2.3.1 Tính toàn năng của tế bào 12
2.3.2 Sự cân bằng hormon trong cây 13
2.4 Tình hình sản xuất hoa thược dược 18
2.5 Tình hình nghiên cứu về cây hoa thược dược 19

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv

2.5.1 Tình hình nghiên cứu về cây hoa thược dược trên thế giới 19
2.5.2 Tình hình nghiên cứu về cây hoa thược dược ở trong nước 23
3 VẬT LIỆU NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
3.1 ðối tượng nghiên cứu 26
3.2 ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 26
3.3 Nội dung nghiên cứu 26
3.4 Phương pháp nghiên cứu 26
3.4.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 26
3.4.2 Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp xác ñịnh 29
3.4.3 Phương pháp xử lý số liệu 30
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31
4.1 Ảnh hưởng của NAA ñến khả năng ra rễ của cành giâm 31
4.2 Ảnh hưởng của giá thể ñến khả năng tái sinh của cành giâm 36
4.3 Ảnh hưởng của tuổi chồi ñến khả năng tái sinh của cành giâm 41
4.4 Ảnh hưởng của vị trí thu cành giâm trên cây ñến khả năng tái
sinh của cành giâm 46
4.5 Ảnh hưởng của mức ñộ che bóng ñến khả năng tái sinh của cành giâm 50
4.6 Ảnh hưởng của thời vụ giâm ñế khả năng tái sinh của cành giâm 54
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 59
5.1 Kết luận 59
5.2 ðề nghị 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60
PHỤ LỤC 63
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nội Dung
ABA Axit Absisic
CTTN Công thức thí nghiệm
CDR Chiều dài rễ
ð/C ðối chứng
IAA Acid β indol acetic
MS
Murashige và Skoog
NAA Naphytyl acetic
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Ppm Nồng ñộ phần triệu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vi

DANH MỤC BẢNG


STT Tên bảng Trang

4.1 Ảnh hưởng của α – NAA ñến ñộng thái tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ
của cành giâm 31


4.2 Ảnh hưởng của α – NAA ñến ñộng thái số lượng rễ và chiều dài
rễ của cành giâm
34
4.3 Ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ sống và tỷ lệ ra rễ của cành giâm 37
4.4 Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái số lượng rễ và chiều dài rễ
của cành giâm
39
4.5 Ảnh hưởng của tuổi cành giâm ñến ñộng thái tỷ lệ sống và tỷ lệ
ra rễ của cành giâm
42
4.6 Ảnh hưởng của tuổi cành ñến ñộng thái ra rễ và chiều dài rễ của
cành giâm
44
4.7 Ảnh hưởng của vị trí thu cành giâm ñến ñộng thái tỷ lệ sống và
tỷ lệ ra rễ của cành giâm 46
4.8 Ảnh hưởng của vị trí thu cành ñến ñộng thái số lượng rễ và chiều
dài rễ của cành giâm
48
4.9 Ảnh hưởng của mức ñộ che bóng ñến ñộng thái tỷ lệ sống và tỷ
lệ ra rễ của cành giâm 50
4.10 Ảnh hưởng mức ñộ che bóng ñến ñộng thái số lượng rễ và chiều
dài rễ của cành giâm
52
4.11 Ảnh hưởng của thời vụ ñến tỷ lệ sống (%) và tỷ lệ ra rễ (%) của
cành giâm 55
4.12 Ảnh hưởng của thời vụ ñến số lượng rễ và chiều dài rễ của cành giâm 57


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



vii

DANH MỤC HÌNH

STT Tên hình Trang

2.1 Công thức hóa học của một số auxin 14
4.1 Ảnh hưởng của α – NAA ñến tỷ lệ sống của cành giâm 32
4.2 Ảnh hưởng của NAA ñến tỷ lệ ra rễ của cành giâm 33
4.3 Ảnh hưởng của α – NAA ñến số lượng rễ cành giâm 35
4.4 Ảnh hưởng của α – NAA ñến ñộng thái chiều dài rễ của cành giâm 35
4.5 Ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ sống của cành giâm 38
4.6 Ảnh hưởng của giá thể ñến tỷ lệ ra rễ của cành giâm 39
4.7 Ảnh hưởng của giá thể ñến số lượng rễ cành giâm 40
4.8 Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái số lượng rễ cành giâm 41
4.9 Ảnh hưởng của tuổi chồi ñến tỷ lệ sống của cành giâm 43
4.10 Ảnh hưởng của tuổi chồi ñến tỷ lệ ra rễ của cành giâm 43
4.11 Ảnh hưởng của tuổi chồi ñến số lượng rễ của cành giâm 45
4.12 Ảnh hưởng của tuổi chồi ñến chiều dài rễ của cành giâm 45
4.13 Ảnh hưởng của vị trí thu chồi ñến tỷ lệ sống cành giâm 47
4.14 Ảnh hưởng của vị trí thu chồi ñến tỷ lệ ra rễ của cành giâm 47
4.15 Ảnh hưởng của vị trí thu chồi ñến số lượng rễ của cành giâm 49
4.16 Ảnh hưởng của vị trí thu chồi ñến ñộng thái chiều dài rễ cành giâm 49
4.17 Ảnh hưởng của vị trí thu chồi ñến tỷ lệ sống của cành giâm 51
4.18 Ảnh hưởng của mức ñộ che bóng ñến tỷ lệ ra rễ của cành giâm 52
4.19 Ảnh hưởng của mức ñộ che bóng ñến số lượng rễ của cành giâm 53
4.20 Ảnh hưởng của mức ñộ che bóng ñến ñộng thái chiều dài rễ của
cành giâm
54

4.21 Ảnh hưởng của thời vụ ñến tỷ lệ sống của cành giâm 55
4.22 Ảnh hưởng của thời vụ ñến tỷ lệ ra rễ của cành giâm 56
4.23 Ảnh hưởng của thời vụ ñến ñộng thái ra rễ của cành giâm 57
4.24 Ảnh hưởng của thời vụ ñến số lượng rễ của cành giâm 58
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


1

1. MỞ ðẦU

1. 1. Tính cấp thiết của ñề tài
Các loài hoa từ lâu vốn tượng trưng cho cái ñẹp và là sản phẩm mà tạo
hóa ban tặng cho loài người. Mỗi loài khác nhau ñều gắn liền với tình cảm
con người và mang sắc thái riêng của từng vùng, là sản phẩm ñặc biệt vừa
mang giá trị tinh thần vừa mang giá trị kinh tế. Nó phát triển cùng với sự tiến
triển nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới và mang lại nguồn lợi vật
chất cũng như tinh thần cho toàn nhân loại. Xã hội ngày càng phát triển nhu
cầu thưởng thức hoa của con người ngày một tăng cao. Cũng chính vì lẽ ñó
mà trong những năm gần ñây diện tích và sản lượng hoa của nước ta ñã tăng
lên nhanh chóng và trở thành ngành sản xuất có giá trị cao mang lại lợi nhuận
cho người nông dân, là cơ sở hình thành các vùng chuyên canh hoa như Mê
Linh, Tây Tựu, ðà Lạt
Hoa thược dược (Dahlia variablis Desf) ñược ñưa vào Việt Nam từ ñầu
thế kỷ XX và ñược người dân trồng chủ yếu trồng ở một số vùng chuyên với
mục ñích phục vụ các dịp lễ hội, tết, làm dược liệu… [5] một số khác ñược sử
dụng trồng ở các khuôn viên, khu ñô thị. Tuy nhiên, các giống thược dược
trồng trong nước hiện nay chủ yếu là các giống cũ, sử dụng với mục ñích cắt
cành là chủ yếu nên việc sử dụng loài hoa này trong trang trí còn có nhiều hạn
chế nhất là trong thời ñiểm nhu cầu chơi hoa chậu của người dân ngày một

tăng lên.
Những năm gần ñây các nhà khoa học, các viện nghiên cứu ñã tiến
hành thực hiện nhiều công trình nghiên cứu nhằm tuyển chọn các giống thược
dược phù hợp ñưa vào trồng chậu với mục ñích góp phần ña dạng hóa sản
phẩm hoa chậu ở Việt Nam, bước ñầu ñã ñạt ñược thành công trong việc khảo
nghiệm các giống thược dược lùn TDL-03, TDL-05 [7] Tuy nhiên, việc
ñưa các giống này vào sản xuất thử còn gặp nhiều khó khăn nhất là khi tiến
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

hành sản xuất trên diện tích rộng ñòi hỏi nguồn giống lớn. Cho ñến nay vẫn
chưa có hướng nghiên cứu chuyên sâu cho việc nhân giống hoa thược dược
lùn ñể phổ biến rộng rãi cho bà con nông dân các vùng trồng hoa. Xuất phát
từ nhu cầu thực tiễn, chúng tôi tiến hành thực hiện ñề tài “Nghiên cứu nhân
giống vô tính thược dược lùn trồng chậu bằng phương pháp giâm cành”.
1.2. Mục ñích của ñề tài
- Xác ñịnh ñược các yếu tố ảnh hưởng ñến khả năng nhân giống vô tính
hoa thược dược lùn trồng chậu bằng phương pháp giâm cành.
- Xác ñịnh ñược biện pháp kỹ thuật thích hợp nhằm tăng hiệu quả nhân
giống vô tính hoa thược dược lùn trồng chậu bằng phương pháp giâm cành.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học mới về
khả năng tái sinh của các chồi cây thược dược giống mới trồng chậu phục vụ
cho nhân nhanh giống này cho sản xuất.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của ñề tài sẽ là cơ sở ñề xuất quy trình nhân giống thược dược
trồng chậu, từ ñó có thể áp dụng vào thực tiễn sản xuất.









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Nguồn gốc và phân loại
2.1.1. Nguồn gốc
Hoa thược dược có tên khoa học là Dahlia variablis Desf cùng họ
với hoa cúc và hoa ñồng tiền. Thược dược có nguồn gốc từ Mêhico và tại
ñây chúng ñược sử dụng làm quốc hoa. Năm 1789, Thược dược ñược nhập
nội vào Tây Ban Nha và lan sang Châu Âu qua Pháp rồi vào Việt Nam. Tên
ñịa phương gốc là Chichipathi hay Aeocothi. Trong tên khoa học, chữ
Dahlia là lấy tên nhà thực vật học Thụy ðiển Dahl ñể ñặt cho nó. Cây
Aeocothi ban ñầu không ñẹp, qua gần 300 năm chọn lọc và bồi dục nó mới
ñược như ngày nay [22].
Vào năm 1842 sự xuất hiện của Thược dược màu ñen (thật ra ñó là
màu ñỏ rất ñậm) ñã gây xôn xao lớn, ñến nỗi Nữ hoàng của Anh quốc
Victoria, bà ñã coi như Thược dược ñen là hoa của "mùa tang" ( hoặc còn
ñược gọi là mùa tang của vua Albert, phu quân của Bà).
Năm 1872 một hộp cây thược dược non ñã ñược gửi

từ Mexico tới Hà Lan. Chỉ có một cây sống sót sau chuyến ñi, nhưng nó ñã
tạo ra các bông hoa ñỏ rất ñẹp với các cánh hoa nhọn. Các vườn ươm ñã
nhân giống loài cây này, khi ñó ñược ñặt tên khoa học là Dahlia
juarezii cùng với các loài thược dược ñược phát hiện trước ñó và những
giống này là tổ tiên của tất cả các loại thược dược lai ngày nay. Kể từ ñó,
các nhà nhân giống thực vật ñã tích cực trong việc nhân giống Thược dược
ñể tạo ra hàng trăm giống mới, các giống thường ñược chọn vì hoa của
chúng có màu sắc rực rỡ [20].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4

2.1.2. Phân loại
Thược dược thuộc bộ Asterales, họ Asteraceae, chi Dahlia. Hiện nay,
trên thế giới có khoảng 30 loài và trên 20.000 giống Thược dược[5]
Thược dược ñược phân loại theo hình dạng hoa và sắp xếp các cánh hoa.
- Hoa thược dược ñơn: một hoa có một hàng cánh hoa, cây thường có
chiều cao dưới 1m, và ñường kính hoa nhỏ hơn 10 cm. Các loại hoa thược
dược ñơn bao gồm: ñĩa ñơn, hoa phong lan, cỏ thân ngỗng và collaretts.
Thược dược ñĩa ñơn thì một hoa có một vòng cánh hoa cách ñều nhau. Thược
dược là hoa phong lan tương tự như các loại hoa ñơn, tâm nở rộng với một
hàng cánh xếp ñều ñặn phẳng lỳ bao quanh các ñỉa hoa. Cánh hoa quăn lên
2/3 bề dài hay hơn nữa. (Dẫn theo Nguyễn Thị Hồng, 2011) [5].
- Hoa thược dược kép: có nhiều hàng cánh hoa, thân cây tương ñối cao
và có hoa lớn. Loại hoa kép cũng ñược phân loại theo kích thước và hình
dạng hoa.
- Cactus: 1 phần cánh hoa hình ống cong về phía sau hơn một nửa chiều
dài cánh hoa
- Semi (xương rồng): trông giống như cây xương rồng nhưng những

cánh hoa rộng ở ñầu cánh và ñường cong của cánh. Tùy từng giống mà ñộ
cong của cánh hoa khác nhau.
- Thược dược trang trí: dạng hoa thường thấy có ñường kính từ 20 ñến
30 cm.
Thược dược búp tròn: Loại này có những cánh hoa uốn cong từ nhuỵ
tới ñài hoa, tạo ra dạng hình như một trái banh, cao từ 60cm ñến 1m.
2.1.3. Ý nghĩa của cây hoa thược dược
*Ý nghĩa về làm cảnh
Thược dược là một loại cây rất thích hợp ñể làm cây trang trí cảnh quan
và nó có một phạm vi rộng chiều cao (30 - 200 cm) và một loạt các hình dạng
và kích thước hoa (5 - 30 cm). Và bao gồm các màu cam, hồng, tím, ñỏ, ñỏ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

tươi, màu vàng, trắng. Một số loài hoa có kẻ sọc vối một màu sắc khác nhau.
Thược dược có thể ñược sử dụng theo nhiều cách. Trồng trong khu
vườn, hoặc sử dụng làm cây cảnh quan tại các khuôn viên trụ sở hoặc dùng
làm cây màu nền trên giải phân cách của các tuyến ñường lớn. Cây thược
dược có ưu ñiểm là rất dễ chăm sóc và cắt tỉa. Tùy theo ñiều kiện của từng nơi
có thể lựa chọn loại thược dược cao, trung bình hay lùn hoặc những màu sắc
hoa phù hợp [6].
*Ý nghĩa tượng trưng của hoa thược dược:
Hoa thược ñược bắt ñầu cho hoa từ ñầu tháng bảy ñến tận cuối mùa
thu, hoa chưa tàn thì các nụ mới ñã mọc lên không ngừng, vì thế người ta coi
Thược dược có ý nghĩa là sự biết ơn [26].
Thược dược ñỏ: Tình yêu của người là hạnh phúc của tôi.
Thược dược vàng: Trái tim tôi tràn ñầy hạnh phúc.
Thược dược nhiều màu sắc (panaches): Tôi chỉ nghĩ về người

*Ý nghĩa về y học
Tương truyền từ 3.000 năm trước, vào thời Tam ðại, Thược dược ñã
ñược trồng ñể thưởng ngoạn ở rất nhiều nơi. Thược dược là loài thân thảo,
ñược xếp vào nhóm thuốc bổ huyết, sử dụng chủ yếu ñể bồi dưỡng cơ thể
[26].
Thược dược có ít nhất là 3 loài, ñó là Paeonia lactiflora, P. obovata,
P.veitchii, cùng thuộc họ Mao lương (Ranunculaceae). Người ta thu hoạch
ñược 2 loại rễ cây dùng làm thuốc ñó là Bạch thược và Xích thược.
- Bạch thược ñược thu hoạch sau khi trồng khoảng 4 năm. Người ta ñào
lấy rễ, cắt bỏ thân rễ và rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, ñồ lên cho chín. Rễ sau khi
ñươc ñồ chín thì ñem phơi khô. Rễ Bạch thược có màu trắng hơi hồng, ít xơ.
ðể dùng làm thuốc cần rửa sạch, ngâm nước 1-2 giờ, ủ mềm (hoặc ñem ñồ
chín), rồi bào mỏng, bảo quản nơi khô mát. Trước khi dùng làm thuốc thường
tẩm rượu hoặc giấm rồi sao vàng. Bạch thược có vị chua nhạt hơi ñắng, quy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

các kinh can, tỳ, phế. Theo y học cổ truyền, Bạch thược có tác dụng dưỡng
âm ích huyết, giảm ñau, ñược dùng ñể chữa các chứng cảm mạo, các bệnh ở
phổi, ñiều hòa kinh nguyệt, băng huyết, ñau bụng máu, triệu chứng rối loạn
tiền mãn kinh như vã mồ hôi, mồ hôi trộm, ñau ñầu, chóng mặt. Bạch thược
thường ñược dùng trong bài “Tứ vật”, chung với Xuyên khung, ðương quy,
Thục ñịa là bài thuốc cổ phương dùng bổ máu cho phụ nữ, sản phụ, người già
yếu [20]. Bài “Thược dược Cam thảo thang” (gia Cam thảo 4g) sắc lấy nước
uống chữa 2 chân và ñầu gối ñau nhức không co duỗi ñược, ñau bụng. Bài
“Quế chi gia linh truật thang”, ñây là bài thuốc có chứa Bạch thược mà
Trương Trọng Cảnh dùng chữa nhức ñầu hoa mắt, chóng mặt (gia Quế chi,
ðại táo, Sinh khương, Phục linh, Bạch truật).

- Xích thược ñược ñào vào khoảng tháng 3 - 5 hoặc tháng 5 - 10 của
các loài Thược dược, rễ to dài, sắc hồng hay trắng, chắc nhiều bột. Xích thược
cũng ñược chế biến như Bạch thược nhưng tác dụng hành ứ hoạt huyết, tiêu
tích. ðược dùng ñể chữa các chứng ñau bụng bởi tích kết hòn cục, huyết ứ,
các chứng thổ huyết, chảy máu cam, giúp mát gan, mát huyết. Mỗi ngày sắc
từ 6-8g.
Các kết quả nghiên cứu của y học hiện ñại cho thấy trong dịch chiết
cồn của các loài Thược dược có chứa acid gallic và methyl gallate có tác dụng
như một chất chống oxy hóa tế bào. Ngoài ra các chất như transresveratrol,
trans-epsilon-viniferin, gnetin H, suffruticosol A và B ñược phân lập từ hạt
của các loài Thược dược có tác dụng trên một số dòng ung thư trên chuột thí
nghiệm trong ñó có ung thư gan và ung thư vú. Rễ của Thược dược còn có tác
dụng làm hạ cholesterol trong máu, ñây là kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học Triều tiên và Nhật bản [20].Từ rễ Thược dược các nhà khoa học ở
ðài Bắc, Trung Quốc còn phân lập ñược chất paeoniflorin và 8
debenzoylpaeoniflorin có tác dụng ổn ñịnh ñường huyết và làm giảm sự hấp
thu chất béo vào cơ thể, nên có ích cho người béo phì và tiểu ñường. Các nhà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7

nghiên cứu ở ðại học Toyama, Nhật Bản còn cho thấy rễ Thược dược còn
hữu hiệu trong việc phòng bệnh huyết khối, huyết áp và bệnh tim mạch. Các
phụ nữ sử dụng thường xuyên vị thuốc này (liều 2-4g/ngày) sẽ giúp máu ñược
thanh lọc, ñược nuôi dưỡng, ñiều hòa kinh nguyệt, giảm ñau cơ và các cơn
ñau do co thắt. Nó giúp cho da sáng ñẹp, chống nếp nhăn và người phụ nữ có
dung mạo xinh ñẹp rực rỡ ví như một ñóa hoa Thược dược [20].
Tóm lại, Thược dược loài hoa vừa ñẹp vừa quý và ñem lại cho ta nhiều
lợi ích nhất là cho phái ñẹp.Theo Lê Kim Phụng [20] thược dược có khả năng:

- Làm trẻ hóa tế bào, bảo vệ làn da.
- Ngăn ngừa ung thư gan và ung thư vú.
- Chữa viêm gan do siêu vi, xơ gan.
- Ngừa rối loạn tiền mãn kinh, ñau bụng kinh, u xơ, u nang buồng trứng
- Ngừa chứng chuột rút (vọp bẻ).
- Hạ huyết áp, tiểu ñường, chống béo phì.
- Ngừa xơ cứng ñộng mạch
2.2. ðặc ñiểm thực vật học của cây hoa thược dược
2.2.1. ðặc ñiểm thực vật học
Tên khoa học Dahlia variablis Desf cùng họ cúc và cây hoa ðồng tiền.
- Là loài thân cỏ sống lâu, có chiều cao của thân từ 0,3 - 2m tùy từng
loài, thân rỗng phân nhánh [5].
- Lá kép, màu xanh lục.
- ðầu hoa to tròn cuống hoa dài. Hiện nay các loài hoa thược dược có
nhiều màu: ñỏ, vàng, tím, hồng, trắng, ñen, …. Ưa khí hậu mát, nhiệt ñộ trung
bình không quá cao hoặc quá thấp. Ưa ẩm, ñộ ẩm 60-70%.
Thuộc giống sống lâu với những nơi có khí hậu ấm áp, những vùng khí
hậu bốn mùa thì người ta ñào củ rễ lên vào cuối thu, rửa sạch và cất vào một
nơi thoáng mát không có ánh sáng mặt trời. Rễ của thược ñược có hình dạng
tròn, dính chùm, mỗi củ cho ra một nhánh cây. Thược dược rất ña dạng, vô số
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


8

màu sắc nhưng tuyệt nhiên không bao giờ có màu xanh!
Thược dược ưa ñất ẩm ướt, giàu phân bón nhưng tuyệt ñối kỵ dầm chân
lâu trong nước ñọng, vì rễ rất dễ bị hư rữa.
Giống thược dược hiện có 5 nhóm:
- Thược dược xương rồng (Dahlia Caetus) cánh hoa cuộn tròn, dài ống

và chỉa ra từng cánh nhọn, hoa to rất ñẹp
- Thược dược cánh dẹt.
- Thược dược lai Dahlia Hybisty
- Thược dược tổ ong (Dahlia Ponyron). ðây là ngôi sao của việc tạo
thành những bó hoa tuyệt ñẹp, hoa dạng tròn rất ñều ñặn, cánh hoa tạo thành
hình những lỗ tàn ong.
- Thược dược lùn nhiều màu và sặc sỡ, chịu ñựng thời tiết bất thuận,
chống ñổ khỏe.
Cây thược dược ở ta có hai giống hoa ñơn và hoa kép. Giống hoa ñơn,
còn mang tính chất của tổ tiên chỉ có một vòng cánh, màu sắc cũng ñẹp, song
từ lâu ít thấy. Giống hoa kép rất ñẹp, nhiều hình dáng và màu sắc. Có giống
cánh rối, cánh hoa như bị xé nhỏ, có giống cánh hoa xếp như tổ ong. Có giống
màu tím, màu ñỏ cờ, ñỏ tươi, màu nhung, tiết dê, huyết dụ, màu da cam, màu
gạch cua, cánh sen thẫm, cánh sen nhạt, trắng sữa, trắng trong, vàng ñậm,
vàng hoàng yến Hoa nở rực rỡ song rất tiết là không có mùi thơm. ðặc
ñiểm riêng biệt là lá mọc ñối, có rễ củ phình to chứa chất dự trữ, người không
ăn ñược. Rễ lại ăn ngang nên ñòi hỏi ñất tốt, sâu, màu ñộ pH trung tính. Tuy
vậy, có nhiều giống như ñỏ cờ, nhiều phân quá, cây béo mập cho hoa kém,
giống màu cánh sen, thiếu phân hoặc bón ít không cho hoa ñược và hay bị
bệnh. Cũng như hầu hết các cây hoa thời vụ khác, cần tỉ lệ N:P:K cân ñối, rất
ưa phân bắc, màu hoa tươi ñậm và rực rỡ hơn.
Cũng như ña số các cây họ cúc, thược dược cũng ñòi hỏi ñiều kiện
nhiệt ñộ thấp và ánh sáng ngày ngắn ñể ra hoa, nên thời vụ chủ yếu là vụ ñông
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


9

xuân. Thược dược cho hoa từ tháng 11 ñến tháng 4 năm sau. Muốn cho hoa
nở ñúng tết, người ta thường trồng cây con vào ñầu tháng 10 âm lịch rồi dựa

vào các giống mà căn ngày bấm ngọn.
Thí dụ: giống cánh sen 45 - 47 ngày, giống trắng Hà Nội, trắng Hải
Phòng, màu da cam, màu gạch cua 50 - 52 ngày. Các giống ñỏ, huyết dụ, tiết
dê 60 - 65 ngày. Giống có 2 màu ñỏ, trắng thì dài hơn Mỗi cây chỉ ñể 4 - 6
thân, còn tỉa bỏ hết các mầm nách, mầm gốc, cần hái bỏ hết chân lá vàng già,
rồi cắm cọc và buộc vòng giữ cây làm cho cành thẳng, khi cây có nụ, nếu căn
ngày chính xác, chỉ ñể một nụ lâu cho hoa to. Nếu không, cần ñể một nụ bên
thay thế nếu hoa trên nở sớm. Cũng có thể ñể mỗi bên kèm theo một nụ cho
ñẹp. Mật ñộ trồng 40 x 45cm bổ hốc, bỏ phân lót trước. Khi bón thúc cần tùy
cây tốt, xấu mà bón. Chủ yếu là sau khi trồng 20 - 25 ngày cho cây phát
triển,sau ñó nếu cần có thể bón 1 - 2 lần nữa và bón lần cuối vào lúc cây ñã có
nụ ñể nuôi hoa. Nhổ cỏ, vun và tưới giữ cho ñất luôn ñủ ẩm, rất hạn chế xới
ñất ñể tránh ñứt rễ. Cần lưu ý thêm cách bấm ngọn, bấm một búp và một ñôi
lá là bấm nông, một búp và 2 - 3 ñôi lá trở lên là bấm sâu. Bấm nông, các
nhánh phát triển nhanh áp dụng vào những năm rét ñậm. Cây có thể lâu cho
hoa, bấm nông sẽ mau cho hoa [16].
2.2.2. Một số yêu cầu ngoại cảnh của cây Thược dược
*ðất
Thược dược có bộ rễ lại ăn ngang nên ñòi hỏi ñất tốt, sâu, ñộ PH trung
tính. Thược dược sẽ phát triển rất tốt trên những loại ñất có tầng canh tác dày
từ 30 – 35 cm. Nếu ñất có tầng ñất canh tác mỏng thì cần phải lên luống ñể
tăng ñộ sâu cho bộ rễ hoạt ñộng tốt và tăng chất lượng của củ. Ngoài ra, ñộ pH
của ñất phải trung tính, pH = 6,5 là rất thích hợp với cây thược dược [10]; [15].
*Ánh sáng
Ánh sáng mặt trời là rất quan trọng ñối với cây thược dược ñể thúc ñẩy
cây sinh trưởng và ra hoa. Cây thược yêu cầu thời gian chiếu sáng tối thiểu từ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10


8 - 10 giờ ánh sáng trực tiếp hoặc ánh sáng tán xạ. Nếu cây thiếu ánh sáng sẽ
vươn rất cao và nở hoa rải rác (không tập trung). Ngoài ra, ở những vùng có 4
mùa thì cần chú ý phải che giảm ánh sáng vào mùa hè hoặc trồng ở nơi có cây
bóng mát, tránh ánh sáng trực tiếp [5]; [10].
*Nhiệt ñộ
Cây Thược dược phát triển tốt nhất ở nhiệt ñộ từ 25 – 32
o
C. Nếu trồng
thược dược ở khu vực có nhiệt ñộ ban ngày luôn vượt quá 32
o
C cần làm mát
vào buổi chiều bằng cách tưới nước sẽ cải thiện chất lượng hoa.
*Nguồn nước
Cây thược dược không chịu ñược nơi có mạch nước ngầm cao nó sẽ
làm thối củ. Nếu ñất có mạch nước ngầm cao hoặc là liên tục ướt thì cần chú
ý ñến hệ thống thoát nước hoặc phải nâng ñộ cao của luống [23].
*Phân bón
Cũng như hầu hết các loại cây hoa thời vụ khác, Thược dược cần tỉ lệ
N:P:K cân ñối, rất ưa phân bắc, màu hoa tươi ñậm và rực rỡ hơn. Tuy nhiên
có nhiều giống như ñỏ cờ, nhiều phân quá, cây to mập cho hoa kém, giống
màu cánh sen, thiếu phân hoặc bón ít không cho hoa ñược và hay bị bệnh.
2.3. Cơ sở khoa học nhân giống vô tính hoa thược dược
Nhân giống vô tính là biện pháp chủ yếu trong trồng trọt vì biện pháp này
sẽ tạo ra sự ñồng ñều về hình thái, giữ ñược ñặc trưng ñặc tính của cây mẹ,
năng suất chất lượng cao và ổn ñịnh, hệ số nhân giống cao. ðể giâm hom ñạt
kết quả tốt cần phải ñảm bảo ñầy ñủ yêu cầu của cơ sở kỹ thuật giâm hom.
Theo Hartmen và Kester (1988) [27] cho biết có 3 nguồn nhân tố chính ảnh
hưởng tới kết quả giâm hom: Vật liệu dùng ñể giâm, kỹ thuật xử lý hom giâm
và môi trường giâm.

Nhân giống vô tính cây trồng là phương pháp tạo cây con từ các cơ
quan, bộ phận dinh dưỡng của cây như cành, thân, rễ, lá, củ Ðây là hình
thức nhân giống phổ biến ở nhiều loại cây trồng. Có hai hình thức nhân giống
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11

vô tính:
*Nhân giống vô tính tự nhiên
Là hình thức nhân giống mà con người lợi dụng khả năng sinh sản dinh
dưỡng của cây trồng, lợi dụng khả năng phân chia các cơ quan dinh dưỡng
của cây trồng ñể hình thành một cá thể mới có khả năng sống ñộc lập với cây
mẹ và mang các tính trạng của cây mẹ [3].
- Dùng thân bò lan: Ở phần mắt giữa hai lóng, nếu ñược tiếp xúc với
ñất sẽ mọc rễ, phía trên mọc chồi ñể tạo thành một cây con hoàn chỉnh, tách
rời khỏi cơ thể mẹ ñem trồng thành một cây mới.
- Tách chồi: Chồi ñược hình thành từ gốc thân chính có ñầy ñủ thân, lá,
rễ. Tuỳ từng loại cây trồng mà có các loại chồi khác nhau như chồi thân
(chuối), chồi ngầm (khoai nước, sen), chồi cuống quả, chồi chóp quả (dứa).
Các chồi nay sau khi tách khỏi cơ thể mẹ có thể ñem trồng ngay hoặc qua giai
ñoạn vườn ươm.
- Nhân giống bằng thân củ, thân rễ (thân sinh ñịa): Trên thân của loại
cây sinh ñịa có mang các chồi hoặc nhiều mắt chồi, mỗi mắt có thể phát
triển thành chồi và thành cây hoàn chỉnh, do vậy có thể dùng cây sinh ñịa
ñể nhân giống như hành, khoai tây, gừng, hoàng tinh
*Nhân giống vố tính nhân tạo
Là hình thức nhân giống vô tính có sự tác ñộng của các biện pháp cơ
học, hoá học, công nghệ sinh học ñể ñiều khiển sự phát sinh các cơ quan bộ
phận của cây như rễ, chồi, lá hình thành một cây hoàn chỉnh hoàn toàn có

khả năng sống ñộc lập với cây mẹ. Cây ñược tạo nên từ phương thức nhân
giống này mang hoàn toàn ñặc tính di truyền như cây mẹ [3].
Người ta phân chia làm hai loại :
- Nhân giống vô tính ñược thực hiện trong ñiều kiện tự nhiên (in vivo),
với hình thức này, cây giống tạo ra có kích thước lớn (Macro propagation).
- Nhân giống vô tính ñược thực hiện trong phòng thí nghiệm (in vitro),
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12

với hình thức này cây giống có kích thước nhỏ (Micro propagation).
Nhìn chung có rất nhiều phương pháp nhân giống vô tính khác nhau,
tùy từng ñối tượng cây trồng, mục ñích của con người mà người ta tiến hành
các phương pháp cho phù hợp. Với cây thược dược chúng tôi chọn hình thức
nhân giống vô tính bằng phương thức giâm cành ñể nghiên cứu. ðể nhân
giống thành công thì cành giâm phải ñược tái sinh rễ. Vì vậy việc sử dụng
chất kích thích sinh trưởng ra rễ auxin có tính chất quyết ñịnh nhất ñối với các
ñối tượng cây trồng từ dễ tái sinh rễ ñến khó tái sinh rễ.
Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính ñược
sử dụng khá rộng rãi trong ngành trồng trọt nhất là trong sản xuất cây ăn quả,
cây công nghiệp và sản xuất cây cảnh ðây là biện pháp sử dụng ñoạn cành
(hom giống) và tác ñộng bằng biện pháp nông học là chính, ñể các yếu tố sinh
học bên trong hom giống ñược thay ñổi, có khả năng sinh rễ và hình thành
thân mới tạo ra một cây mới hoàn chỉnh có thể tự sinh trưởng, phát triển và
cho năng suất [1].
2.3.1. Tính toàn năng của tế bào
- Theo quan niệm của sinh học hiện ñại, tính toàn năng của tế bào:
“Mỗi tế bào riêng rẽ ñã phân hóa ñều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền
cần thiết và ñủ của cả cơ thể sinh vật ñó. Khi gặp ñiều kiện thích hợp, mỗi tế

bào ñều có thể phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh”.
- Cho ñến nay con người hoàn toàn chứng minh ñược khả năng tái sinh
của một cơ thể thực vật hoàn chỉnh từ một tế bào chuyên hóa.
- Tính phản phân hóa của tế bào là các tế bào khi ñã ñược phân hóa
thành các mô riêng biệt với các chức năng khác nhau nhưng trong ñiều kiện
nhất ñịnh chúng vẫn có thể quay trở về trạng thái phôi sinh ñể phân chia tế
bào [3]. Trong kỹ thuật nuôi cấy các cơ quan dinh dưỡng của cây như lá,
thân , thì giai ñoạn tạo mô sẹo (callus) chính là những tế bào ñã quay trở về
trạng thái phôi sinh có khả năng phân chia liên tục mà mất hẳn chức năng của
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13

các cơ quan dinh dưỡng như lá, thân trước ñó.
2.3.2. Sự cân bằng hormon trong cây
Hormon thực vật có hai nhóm: Nhóm chất kích thích sinh trưởng:
Auxin, Gibberellin có tác ñộng ñến sự kéo dài, lớn lên của tế bào. Xitokinin
có vai trò quan trọng trong phân chia tế bào. Nhóm các chất ức chế sinh
trưởng: axit abscixic có tác ñộng ñến sự rụng lá, ethylen tác ñộng ñến sự chín
của quả, chất làm chậm sinh trưởng và chất diệt cỏ.
Sự cân bằng hormon riêng trong cây: Trong cây có nhiều quá trình phát
sinh hình thái và hình thành cơ quan khác nhau như sự hình thành rễ, thân,
chồi, lá, hoa, quả, sự nảy mầm, sự chín, sự già hóa, sự ngủ nghỉ cũng ñược
ñiều chỉnh bằng sự cân bằng hormon. Cân bằng hormon riêng là sự cân bằng
của hai hoặc nhiều hormon quyết ñịnh ñến một biểu hiện sinh trưởng phát
triển nào ñấy của cây.
Sự cân bằng hormon riêng có thể ñược thiết lập giữa các chất kích thích
sinh trưởng như sự hình thành rễ hoặc chồi, hiện tượng ưa thế ngọn
(auxin/xytokinin) hoặc thông thường là giữa chất kích thích sinh trưởng và

chất ức chế sinh trưởng như sự ngủ nghỉ và nảy mầm (ABA/GA), sự chín, sự
rụng, sự hình thành củ [14].
Theo Hoàng Minh Tấn và Nguyến Quang Thạch, 2006 [14] sự hình
thành rễ hoặc chồi là do tỷ lệ auxin/xytokinin quyết ñịnh. Auxin là hormon ra
rễ, còn xytokinin là hormon hình thành chồi. Tỷ lệ cân bằng này sẽ quy ñịnh
mức ñộ hình thành rễ và hoocmon trong cây.
*Sự ñiều chỉnh hormon quá trình tái sinh của cành giâm
+ Sự cân bằng hormon trong quá trình tái sinh cành giâm
Cành giâm sau khi cắt khỏi cây mẹ muốn thành cây giống phải trải qua
quá trình tái sinh rễ và chồi. Quá trình này ñược ñiều chỉnh bỡi sự cân bằng
hormon giữa Auxin và Xytokinin. Auxin là hormon ra rễ còn Xytokinin là
hormon tạo chồi. Sự cân bằng về tỉ lệ Auxin/Xytokinin trong cành giâm quyết
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


14

ñịnh sự ra rễ hay ra chồi và quá trình tái sinh nào ưu thế hơn. Auxin trong
cành giâm có từ hai nguồn: Xử lý ngoại sinh và do các lá trên cành giâm tạo
ra. Còn Xytokinin trong cành giâm chỉ ñược tạo thành từ rễ vận chuyển lên
trên ñể kích thích mắt chồi ngủ tạo nên chồi bất ñịnh. Chính vì vậy mà chồi
xuất hiện sau khi rễ của cành giâm ñược tạo ra [1], [13].
+ Auxin và sự hình thành rễ bất ñịnh ở cành giâm
Auxin là phytohormon ñược phát hiện ñầu tiên vào năm 1934 (Dẫn
theo Hoàng Minh Tấn và nnk, 2006) [13]. Trong cây, auxin là IAA (Acid β
indol acetic). Các chất ñiều hòa sinh trưởng tổng hợp nhóm này ñược sử dụng
rộng rãi trong sản xuất. Trong ñó có α NAA (Naphytyl acetic acid), IBA
(Indol butyric acid), 2,4D (2,4 dicloronoxyacetic acid)
Auxin là phytohormon có rất nhiều vai trò sinh lí quan trọng trong việc
ñiều chỉnh sinh trưởng và phát triển của thực vật như ñiều chỉnh sự sinh

trưởng của tế bào và cơ quan. ðiều chỉnh tính hướng quang, hướng ñịa và ưu
thế ngọn. ñiều chỉnh quá trình thụ tinh và hình hành quả. ðiều chỉnh quá trình
chín của quả, quá trình rụng của cơ quan Vai trò của Auxin trong việc ñiều
chỉnh hình thành rễ bất ñịnh là một hiệu quả rất ñặc trưng của nhóm này nên
Auxin ñược gọi là “hormon ra rễ”.

Hình 2.1. Công thức hóa học của một số auxin [3]
Auxin ñược hình thành trong các cơ quan còn non ñang sinh trưởng mà
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15

chủ yếu ñược hình thành trong chồi ngọn và có thể coi chồi ngọn là cơ quan
tổng hợp auxin. Từ chồi ngọn, auxin ñược vận chuyển xuống các cơ quan
dưới với tính hướng gốc nghiêm ngặt và cuối cùng ñến rễ ñể kích thích quá
trình hình thành và sinh trưởng của rễ. Sau khi kích thích xong thì auxin bị
phân huỷ bằng enzyme IAA oxidase ngay tại rễ [13].
IAA trong cây tồn tại dưới hai dạng là auxin tự do, auxin liên kết trong
ñó auxin tự do tuy chiếm hàm lượng rất thấp (khoảng 5%) nhưng lại có hoạt
tính sinh lý;còn auxin liên kết với một số chất khác là chủ yếu( trên 90%) và
có hoạt tính nhưng là nguồn dự trữ auxin trong cây, khi cần ñược thuỷ phân
ñể giải phóng dạng tự do có hoạt tính (Hoàng Minh Tấn và nnk, 2006) [13].
Sanjaya. L, 1992 [25] khi nghiên cứu ảnh hưởng của 6 công thức xử lý
chất ñiều tiết sinh trưởng là IBA (axit indol butyric), IAA (axit indol axetic),
NAA (Naphyl axetic axit), Biorota, Rootonef và ñối chứng không xử lý, ñã
chỉ ra IBA là có hiệu quả cao nhất trong việc nâng cao số lượng rễ cũng như
chiều dài rễ.
Trong việc nhân giống bằng giâm cành thì việc sử dụng auxin ñể kích
thích sự hình thành rễ bất ñịnh là biện pháp bắt buộc ñối với các ñối tượng khó

ra rễ. Trong các auxin tổng hợp thì IBA và α NAA ñược sử dụng nhiều nhất.
+ Xytokinin và sự tái sinh chồi của cành giâm.
Theo Hoàng Minh Tấn và cộng sự xytokinin là phytohormon ñược phát
hiện muộn hơn vào những năm 50 của thế kỷ XX. Xytokinin trong cây là
zeatin và các dẫn xuất của nó. Nhóm này ñược tổng hợp chủ yếu trong hệ
thống rễ và vận chuyển hướng ngọn lên các cơ quan trên mặt ñất [14]
Vai trò sinh lý ñặc trưng nhất của nhóm này là hoạt hoá sự phân chia
của tế bào ñược gọi là “hormone hoạt hoá phân chia tế bào”. Nó có một vai
trò rất ñặc trưng là hoạt hoá sự hình thành chồi và cũng ñược gọi là “hormone
hình thàh chồi” [13].
Việc tái sinh rễ có ý nghĩa quyết ñịnh cho cành giâm, nhưng ngoài bộ
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


16

rễ ra thì cây giống cần có chồi khoẻ mạnh. Nếu như auxin là nhân tố kích
thích sự hình thành rễ thì sự hình thành chồi của cành giâm ñược hoạt hoá bởi
nhóm chất xytokinin. Chính vì vậy mà rễ bao giờ cũng xuất hiện trước chồi vì
rễ hình thành sẽ tổng hợp xytokinin rồi vận chuyển lên trên ñể kích thích tạo
chồi. Do ñó, tuỳ theo hàm lượng xytokinin ñược hình thành trong rễ mà chồi
hình thành nhanh hay chậm và sinh trưởng mạnh hay yếu.
+ Cơ sở khoa học của việc hình thành rễ bất ñịnh ở cành giâm
Theo Vũ Quang Sáng và cộng sự, 2007 [11]; [3] sự hình thành rễ bất
ñịnh ở cành giâm là do khả năng tái sinh, ñặc tính phân hoá và sự phản phân
hoá của thực vật.
Khả năng tái sinh là thuộc tính của mọi sinh vật ñể bảo tồn nòi giống.
Tái sinh là khả năng làm lành vết thương khi bị tổn thương. Khả năng này ở
thực vật mạnh mẽ hơn ở ñộng vật. Ví dụ, vết cắt cành giâm sau một thời gian
sự tái sinh mô sẹo sẽ làm lành vết thương ñó và sau ñó nhờ ñặc tính phân hoá

và phản phân hoá tế bào mà quá trình tái sinh rễ xảy ra.Các tế bào mô sẹo ở
vết cắt có khả năng phân chia ñể cho các tế bào mầm rễ và sau ñó các tế bào
mầm rễ phân hoá tiếp tục ñể tạo nên rễ bất ñịnh [3].
Quá trình hình thành và sinh trưởng của rễ bất ñịnh ở cành giâm có thể
chia thành 3 giai ñoạn:
- Hình thành cullus: Các tế bào tượng tầng ở vết cắt có khả năng phân
chia ñể nhanh chóng tạo ra các tế bào bất ñịnh của mô cullus . Giai ñoạn này
cần hàm lượng auxin cao ñể kích thích(10
-4
– 10
-5
g/cm
3
).
- Xuất hiện mầm rễ: Các tế bào bất ñịnh tái phân hoá ñể hình thành
mầm rễ bất ñịnh. Giai ñoạn này cần hàm lượng auxin rất thấp hơn (10
-7

g/cm
3
).
- Hình thành rễ bất ñịnh: Mầm rễ sinh trưởng ñâm thủng vỏ và chui ra
ngoài thành rễ bất ñịnh. Giai ñoạn này cần hàm lượng auxin rất thấp hoặc
không cần (Dẫn theo Nguyễn Cảnh Chính, 2011) [3].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


17

Như vậy việc xử lý auxin ngoại sinh chủ yếu tác ñộng vào giai ñoạn

ñầu và giai ñoạn hai. Auxin nội sinh trong cành giâm do sự tích luỹ từ cây mẹ
ñể lại và do lá tổng hợp nên thường có hàm lượng rất thấp không ñủ khả năng
kích thích mạnh cho sự phân hoá và phản phân hoá ban ñầu nên cần bổ sung
auxin ngoại sinh ñể xúc tiến nhanh quá trình này nhất là ñối với những ñối
tượng khó ra rễ.
Có ba phương pháp xử lý auxin:[3]; [13]
- Phương pháp xử lý nồng ñộ loãng: Nồng ñộ khoảng vài chục ppm.
Ngâm phần gốc vào dung dịch trong thời gian 12 ñến 24h rồi cắm cành giâm
vào giá thể.
- Phương pháp xử lý nồng ñộ ñặc : Nồng ñộ khoảng vài nghìn ppm.
Nhúng rất nhanh phần gốc vào dung dịch trong khoảng 2 -5 giây rồi cắm ngay
vào giá thể.
- Sử dụng dạng bột : Chấm vết cắt của cành giâm vào chế phẩm bột rồi
cắm vào giá thể.
Qua nhiều thử nghiệm ñối với cây thân gỗ thì phương pháp xử lý nồng
ñộ ñặc thời gian nhanh sẽ gây nên cái xốc ban ñầu làm nhanh sự phân hoá và
phản phân hoá tế bào tượng tầng qua vết cắt cành thuận lợi cho sự xuất hiện
rễ. Ngoài ra phương pháp này dễ triển khai hơn.
Cho tới nay, auxin ñã ñược ứng dụng rộng rãi trong nhân giống vô tính
của nhiều loại cây trồng khác nhau như cây ăn quả, cây công nghiệp. cây
cảnh, cây thuốc….
Theo Vũ Quang Sáng và cộng sự, 2007 [11], với cây ổi, xử lý cành
giâm bằng IBA (2000ppm) bằng phương pháp nhúng nhanh, sau 20 ngày
cành giâm bắt ñầu ra rễ. Với hoa Phăng, khi giâm cành trong thời gian chính
vụ (tháng 9 ñến tháng 2 âm lịch) thì IAA có hiệu quả rát cao. Ở nồng ñộ
100ppm, thời gian xử lý 1 – 5 giờ chỉ sau 7 – 10 ngày hom bắt ñầu xuất hiện

×