Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của giá thể và khối lượng củ giống đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây gừng trồng bao tại gia lâm hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.19 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI









MAI THỊ THUÝ


NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA GIÁ THỂ VÀ
KHỐI LƯỢNG CỦ GIỐNG ðẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY GỪNG
TRỒNG BAO TẠI GIA LÂM – HÀ NỘI


LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60 62 01 10


Người hướng dẫn khoa học: TS. NINH THỊ PHÍP

HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan, các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
văn này là trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã
ñược cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn ñều ñã ñược chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả


Mai Thị Thúy
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Ninh Thị Phíp.
Cô ñã luôn tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện ñề tài
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo Ban ðào tạo Sau ðại học;
Khoa Nông học và ñặc biệt là các thầy, cô giáo, các cán bộ nhân viên Bộ môn
Cây công nghiệp và Cây thuốc - Trường ðH Nông Nghiệp Hà Nội ñã tạo ñiều
kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian thực hiện ñề tài và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia ñình, bạn bè ñã nhiệt tình giúp ñỡ,
cộng tác và khích lệ tôi thực hiện ñề tài tốt nghiệp này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2013
Tác giả



Mai Thị Thúy



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iii


MỤC LỤC
Trang

LỜI CAM ðOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC BẢNG vii

DANH MỤC HÌNH ix

1. MỞ ðẦU 1

1.1. ðặt vấn ñề 1

1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài 2


1.2.1. Mục ñích 2

1.2.2. Yêu cầu của ñề tài 3

1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3

1.3.1. Ý nghĩa khoa học 3

1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3

1.4. Giới hạn của ñề tài 3

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

2.1. Giới thiệu về cây gừng 4

2.1.1. ðặc ñiểm hình thái 4

2.1.2. Phân bố, sinh thái học 5

2.1.3. Tính chất vật lý 6

2.1.4. Thành phần hóa học của gừng 6

2.1.6. Lợi ích từ gừng 8

2.2. Tình hình sản xuất gừng trên thế giới và Việt Nam 10

2.2.1. Tình hình sản xuất gừng trên thế giới 10


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

iv

2.2.2. Tình hình sản xuất gừng ở Việt Nam 14

2.3. Tình hình nghiên cứu về gừng trên thế giới và Việt Nam 15

2.3.1. Các nghiên cứu về sinh lý và yêu cầu ngoại cảnh của cây
gừng 16

2.3.2. Các nghiên cứu về khối lượng củ giống (củ giống) trồng 19

2.3.3. Các nghiên cứu về ñất trồng và giá thể trồng 21

3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

3.1. Vật liệu nghiên cứu 26

3.2. ðịa ñiểm và thời gian nghiên cứu 26

3.3. Nội dung nghiên cứu 26

3.4. Phương pháp nghiên cứu 26

3.4.1. Bố trí thí nghiệm 26

3.4.2. Chăm sóc 28


3.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi và phương pháp theo dõi 29

3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 31

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32

4.1. Ảnh hưởng của giá thể ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất
gừng Trâu trồng bao 32

4.1.1. Một số chỉ tiêu về giá thể trồng gừng 32

4.1.2. Ảnh hưởng của giá thể ñến thời gian sinh trưởng và tỷ lệ bật
mầm
36

4.1.3. Ảnh hưởng của giá thể ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng của
cây gừng 37

4.1.4. Ảnh hưởng của giá thể ñến kích thước và số lá trên thân cây
gừng
43

4.1.5. Ảnh hưởng của giá thể ñến một số chỉ tiêu sinh lý trên cây
gừng 45

4.1.6. Ảnh hưởng của giá thể ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh của gừng 51

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

v


4.1.7. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñường kính củ và năng suất gừng 53

4.1.8. Hiệu quả kinh tế khi trồng gừng trên các giá thể khác nhau 55

4.2. Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến sinh trưởng, phát triển
và năng suất cây gừng trồng bao 57

4.2.1. Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến thời gian sinh trưởng
và tỷ lệ bật mầm của gừng trồng bao
58

4.2.2. Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của gừng trồng bao 60

4.2.3. Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến số lá và kích thước
lá gừng trồng bao
64

4.2.4. Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến một số chỉ tiêu sinh
lý của gừng trồng bao 66

4.2.5. Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến mức ñộ nhiễm sâu
bệnh của gừng
71

4.2.7. Hiệu quả kinh tế khi trồng các khối lượng củ giống khác nhau 74

5.1. Kết luận 76


5.2. ðề nghị 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vi


DANH M
ỤC CHỮ VIẾT TẮT

CT: Công thức
NSCT: Năng suất cá thể
NSTT: Năng suất thực thu
ST: Sau trồng
















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

vii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diện tích và năng suất sản xuất gừng của một số nước trên
thế giới (ha)
10

Bảng 2.2: Sản lượng gừng của một số quốc gia trên thế giới (nghìn tấn) 12

Bảng 4.1: ðộ ẩm giá thể trước và sau khi trồng 150 ngày 32

Bảng 4.2: ðộ xốp giá thể trước và sau khi trồng 150 ngày 35

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của giá thể ñến thời gian sinh trưởng và tỷ lệ
bật mầm của cây gừng (%) 36

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của giá thể ñến chiều cao cây, ñường kính thân và
số nhánh (nhánh/khóm)
38

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của giá thể ñến số lá và kích thước lá 43


Bảng 4.6: Ảnh hưởng của giá thể ñến chỉ số SPAD 45

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của giá thể ñến diện tích lá 47

Bảng 4.8: Ảnh hưởng của giá thể ñến khả năng tích lũy chất khô 49

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của giá thể ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh của gừng 52

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của giá thể ñến ñường kính củ và năng suất
gừng
54

Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế khi trồng gừng trên các giá thể khác nhau
(triệu ñồng) 56

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến thời gian sinh
trưởng và tỷ lệ bật mầm của gừng
59

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của gừng 61

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến kích thước và số lá 64

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến chỉ số SPAD 66

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

viii

Bảng 4.16: Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến diện tích lá 67

Bảng 4.17: Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến lượng chất khô tích
lũy (g/khóm)
69

Bảng 4.18: Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến mức ñộ nhiễm sâu
bệnh của gừng 72

Bảng 4.20: Hiệu quả kinh tế khi trồng các khối lượng mầm khác nhau 75

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

ix


DANH M
ỤC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái tăng trưởng chiều cao
cây gừng (cm) 39

Hình 4.2. Tương quan giữa số nhánh với NSTT (tấn/ha) 41

Hình 4.3. Ảnh hưởng của giá thể ñến ñộng thái ñẻ nhánh của gừng
(nhánh/khóm) 41

Hình 4.4. Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao cây (cm)
60


Hình 4.5. Tương quan giữa số nhánh và năng suất thực thu (tấn/ha) 63

Hình 4.6. Ảnh hưởng của khối lượng củ giống ñến ñộng thái ñẻ
nhánh (số nhánh/khóm) 63

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

1

1. MỞ ðẦU
1.1. ðặt vấn ñề
Từ xa xưa, con người ñã biết sử dụng các loài cây cỏ tự nhiên ñể chữa
bệnh, bồi bổ sức khỏe hay làm ñẹp. Nhưng từ khi xuất hiện thuốc hóa học,
trong một thời gian dài, con người ñã lãng quên các bài thuốc thảo dược
truyền thống, thay vào ñó là sự làm dụng quá mức các loại thuốc hóa học với
rất nhiều các nguy cơ và rủi ro có thể mắc phải. Do ñó, thời gian gần ñây, con
người lại có xu hướng quay lại sử dụng các loại thuốc thảo dược, tuy tác dụng
lâu hơn nhưng an toàn và ñảm bảo sức khỏe lâu dài. Việt Nam là nơi có các
ñiều kiện khí hậu, thời tiết, ñất ñai, phù hợp cho sinh trưởng, phát triển của
nhiều loại cây thuốc quý. Việc chú ý phát triển các loài thảo dược này là một
ñịnh hướng có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế - xã hội.
Gừng (Zingiber officinale) ñược xếp vào nhóm cây thường niên, thân
thảo thường ñược dùng ñể làm gia vị và dùng làm thuốc. Trong y học cổ
truyền phương ðông gừng ñược sử dụng làm thuốc từ cách ñây hơn 2.000
năm. Gừng có tác dụng giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt, phòng chống nhiều bệnh
như: cảm lạnh, huyết áp thấp, say tầu xe , dẫn khí lưu thông, giảm bớt lượng
cholesterol, giảm chứng viêm khớp mà không gây ra các tác dụng phụ như
nhiều loại thuốc hóa học khác. Gừng cũng có thể ñược dùng trong công
nghiệp chế biến thực phẩm như mứt, kẹo, rượu và ñiều chế thuốc

Khi con người và khoa học ngày càng biết ñến những công dụng hữu
ích của gừng thì nhu cầu về gừng – hàng hóa ngày càng tăng lên. Vài năm trở
lại ñây, gừng ñã trở thành cây có giá trị kinh tế khá cao, mang lại nhiều lợi ích
cho người nông dân. Song, người dân trồng gừng chủ yếu là trồng theo kinh
nghiệm, canh tác manh mún kiểu tự cung tự cấp, ít mang tính chất hàng hóa.
Nếu năng suất không tăng thì trên cùng một diện tích sản xuất như hiện nay,
lượng gừng sản xuất ra không ñủ ñáp ứng ñược nhu cầu của xã hội. Mặc khác,
người dân khi thấy lợi thường ñổ xô vào trồng ồ ạt dẫn ñến nhiều nguy cơ rủi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

2

ro cả về sâu bệnh, lương thực, thực phẩm (chiếm ñất cây trồng khác do có
thời gian sinh trưởng dài, từ lúc trồng ñến lúc thu hoạch khoảng 7- 10 tháng)
cũng như những rủi ro về kinh tế. Như vậy, cần tìm ra giải pháp ñể cây gừng
có thể không chiếm quá nhiều thời gian sử dụng ñất trên ñồng ruộng, ñồng
thời quản lý ñược sâu bệnh và ñem lại hiệu quả kinh tế. Một giải pháp kỹ
thuật ñược ñưa ra là trồng gừng trong bao. Cây gừng là cây ưa sáng, song
cũng là cây chịu bóng nên có thể bố trí trồng xen dưới tán vườn cây ăn quả,
vườn cây công nghiệp, ðồng thời, gừng ñược trồng trong bao làm cho
việc di chuyển các bao gừng thuận lợi dễ dàng, nên có thể bố trí tận dụng
các khoảng trống ñất ñai ñể trồng. Ngoài ra, còn có thể tận dụng các phế
phẩm nông nghiệp làm giá thể, dễ quản lý sâu bệnh, tiết kiệm phân bón,
công lao ñộng,
Việc trồng gừng trong bao ñem lại nhiều lợi ích, song còn có nhiều vấn
ñề cần ñược quan tâm giải quyết như: vật liệu làm giá thể, khối lượng củ
giống cũng như các yêu cầu kỹ thuật khác sao cho cây gừng sinh trưởng phát
triển tốt nhất, năng suất nhất và ít tốn kém chi phí nhất. Trong khi ñó, hiện
nay ở Việt Nam có rất ít các nghiên cứu trên cây gừng, ñặc biệt là các nghiên
cứu về các biện pháp kỹ thuật, thiếu các ứng dụng của khoa học nghiên cứu

vào sản xuất gây khó khăn cho việc trồng và chăm sóc cây hiệu quả. Dưới yêu
cầu bức thiết của sản xuất cũng như kinh tế, cần thiết phải có những nghiên
cứu kỹ thuật phù hợp nhằm nâng cao năng suất gừng, giảm giá thành sản
xuất. ðó chính là lý do chúng tôi tiến hành nghiên cứu ñề tài “Nghiên cứu
ảnh hưởng của giá thể và khối lượng củ giống ñến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của cây gừng trồng bao tại Gia Lâm – Hà Nội”.
1.2. Mục ñích và yêu cầu của ñề tài
1.2.1. Mục ñích
- Xác ñịnh giá thể trồng gừng trong bao phù hợp cho cây gừng sinh
trưởng, phát triển tốt, cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

3

- ðề xuất về khoảng khối lượng củ gừng giống thích hợp trồng trong
bao cho hiệu quả kinh tế cao.
1.2.2. Yêu cầu của ñề tài
- ðánh giá ảnh hưởng của các giá thể ñến sinh trưởng, phát triển và
năng suất gừng trồng bao.
- ðánh giá ảnh hưởng của khối lượng củ gừng giống ñến sinh trưởng,
phát triển và năng suất gừng trồng bao.
- ðánh giá ảnh hưởng của giá thể và khối lượng củ giống ñến hiệu quả
kinh tế của gừng trồng bao.
1.3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả của ñề tài sẽ góp phần ñịnh hướng cho các nhà khoa học nông
nghiệp tiếp tục nghiên cứu tìm ra kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây gừng
trồng bao ñảm bảo năng suất, chất lượng.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả của ñề tài sẽ ñưa ra gợi ý về giá thể trồng và khối lượng củ

giống thích hợp cho trồng gừng trong bao áp dụng vào sản xuất cho hiệu quả
kinh tế cao.
1.4. Giới hạn của ñề tài
Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trên một số
giá thể và khối lượng củ giống có hạn, tại Gia Lâm – Hà Nội.






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây gừng
Cây gừng ( Zingiber officinale (Willd.) Roscoe.). Tên nước
ngoài: Zingiber (Anh), Gingembre, Amome des Indes (Pháp), thuộc Ngành
Ngọc Lan , lớp Hành

, phân Lớp Hành , bộ Gừng , họ Gừng ,

chi Gừng [36].
Trong bộ Gừng (Zingiberales) ở Việt Nam, họ Gừng (Zingiberaceae) là
họ có số lượng loài nhiều nhất, bao gồm 47 chi và khoảng trên 1.000 loài.
ðây là họ có nhiều ñại diện có giá trị làm thuốc chữa bệnh, nhiều loài ñược sử
dụng làm gia vị, làm cảnh [1]. Số lượng nhiễm sắc thể của gừng là 2n = 22
(Moringa et al. (1929) và Sugiura (1936)). Darlington và Janaki Ammal

(1945) trích dẫn một báo cáo từ Takahashi cho rằng 2n = 24 ñối với Z.
Officinale. (trích dẫn từ Ravindran, Nirmal, và Shiva, 2005) [25]
2.1.1. ðặc ñiểm hình thái
Gừng là cây thân thảo nhiều năm, thường sống nơi ñất ẩm, dưới tán cây
hay tán rừng, có mùi thơm.
Rễ: gừng có rễ xơ và rễ thịt. Sau khi trồng, nhiều rễ vô ñịnh tăng trưởng
phát triển từ gốc mầm. Chúng ñược gọi là rễ xơ. Vào giai ñoạn phát triển nhanh,
một số rễ thịt xuất hiện, bắt nguồn từ nhánh thân củ chính. Những rễ thịt này dày
0,5 cm và dài từ 10 ñến 25 cm, có màu trắng sữa, có vài sợi lông rễ và không có
rễ phụ. Chúng có chức năng hấp thụ và hỗ trợ, có thể ăn ñược. Rễ gừng ăn nông,
phân phối trong ñất sâu khoảng 30 cm. Chúng chưa phát triển với khả năng hấp
thụ thấp. Vì vậy, gừng ñòi hỏi ñiều kiện tốt ñất, phân bón, nước.
Thân: Thân gừng có hai phần: phần trên mặt ñất hay còn gọi là thân giả và
có mang lá, phần dưới mặt ñất gọi là thân củ hoặc thường gọi là củ. Thân khí
sinh thẳng ñứng, do các bẹ lá bó sát vào nhau tạo thành, có màu xanh lá cây. Cao
từ 60 ñến 100 cm. Thân rễ (quen gọi là củ) không có hình dạng nhất ñịnh, phân
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

5

nhánh trên một mặt phẳng, làm thành nhiều ñốt, kích thước không ñều, dài 3-7
cm, dày 0,5-1,5 cm, mặt ngoài màu trắng tro hay vàng nhạt, có vết nhăn dọc, ở
ñầu ñốt có vết tích của thân cây ñã rụng, trên các ñốt có vết sẹo của các lá khô
(vảy), ruột củ màu trắng tro hoặc ngà vàng, mùi thơm, vị cay nóng.
Lá: lá gừng có màu xanh lục sẫm, bóng, mặt dưới nhạt, gân lá song song,
lá hẹp dài 18 ñến 24 cm và rộng 2 ñến 3 cm với cuống lá ngắn. Các lá mọc so le
thành hai dãy, ñược sắp xếp trật tự trên một mặt phẳng. Bẹ lá bao bọc nhau tạo
thành các thân khí sinh dài và dẹp. Chúng có chức năng hỗ trợ lá và bảo vệ thân
khí sinh trên mặt ñất. Lá không có cuống nhưng có lưỡi lá mỏng ở ñiểm giao
nhau giữa phiến lá và bẹ lá, lưỡi lá dạng màng, nhẵn, chia 2 thùy cạn.

Hoa gừng phát sinh trực tiếp từ thân rễ. Cụm hoa hình bầu dục hoặc hình
nón gồm các lá bắc xếp chồng lên nhau, hoa phát sinh từ nách các lá bắc, mỗi
nách có một bông hoa. Mỗi hoa có một tràng hoa hình ống mỏng mở rộng ở phía
trên thành ba thùy. Cánh môi có nhiều màu sắc, bên ngoài màu vàng nhạt, bên
trong màu tím sẫm ở phần ñầu, và xen lẫn với những ñốm vàng [25]
2.1.2. Phân bố, sinh thái học
Họ gừng có khoảng 47 chi và hơn 1.000 loài, phân bố ở vùng nhiệt ñới
và cận nhiệt ñới, chủ yếu ở nam và ñông nam châu Á.
Chi Zingiber ở châu Á có khoảng 45 loài, Việt Nam có 11 loài. Gừng
ñược trồng ở vùng nhiệt ñới châu Á từ thời cổ ñại. Nhưng nguồn gốc của nó vẫn
chưa xác ñịnh ñược rõ ràng. Bởi vì thân củ gừng có thể ñược vận chuyển ñi xa
dễ dàng, nên gừng ñã lan rộng khắp các vùng nhiệt ñới và cận nhiệt ñới ở cả hai
bán cầu. Gừng thực sự là gia vị ñược trồng rộng rãi nhất (Lawrence, 1984) [21]
Phân bố của 11 loài gừng ñược tìm thấy ở Việt Nam [32]:
Gừng vàng (Zingiber officinale Rosc) phân bố khắp Bắc, Trung và Nam bộ
Gừng gió (Z. zerumber Sm) mọc dại ở nhiều nơi
Gừng nhọn (Z. accuminatum Valeton) phân bố ở miền Trung và Cao nguyên
Gừng Nam bộ (Z. cochinchinensis Gagn) phân bố ở Côn Sơn
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

6

Gừng Eberhardt (Z. eberhardii Gagnep) mọc nhiều ở Thác Angkroet, ðà Lạt
Gừng lúa (Z. gramineum Bl) phân bố ở Biên Hoà, Châu ðốc
Gừng tía (Z. purpureum Rosc) mộc dại ở một vài nơi
Gừng ñỏ (Z. rubens Roxb) phân bố ở ðà Lạt
Gừng một lá (Z. monophylum Gagnep) phân bố ở Hà Nam Ninh, Ba Vì, rừng
Cúc Phương – Ninh Bình
Gừng bọc da (Z. pellitum Gagnep) phân bố ở An Lộc, Bà Rịa – Vũng Tàu
Gừng lông hung (Z. rufopilosum Gagnep) phân bố ở Ba Vì

Ở Việt Nam, trong tự nhiên và sản xuất ở nước ta phổ biến có 4 loài:
- Gừng dại (zingiber ca ssumuar), Gừng gió (Zingiber Zerumbet, Loài
gừng trồng phổ biến (Zingiber officinale) trong sản xuất có hai giống khác
nhau: Gừng trâu và gừng dé. Hiện nay ñã phát hiện thêm một loài gừng mới
là loài gừng D. benenica Q.B.Nguyen & Škorničk thuộc chi Gừng ñen
(Distichochlamys). ðây là loài gừng thứ 4 thuộc chi Gừng ñen ñược phát
hiện, phân bố ở vườn Quốc gia Bến En – Thanh Hóa.
2.1.3. Tính chất vật lý
Gừng chứa khoảng 1- 4 % thành phần dễ bay hơi. Màu vàng nhạt. Mùi thơm
ñặc trưng, vị cay nóng.
2.1.4. Thành phần hóa học của gừng
Theo Mustafa et al (1993), bên cạnh protein, tinh bột và chất béo, gừng
có chứa các thành phần hoạt ñộng như dầu dễ bay hơi (zingeberene,
curcumene, borneol, neral, geranial, geraniol, citronyl acetate, α-terpineol, và
linalool), hợp chất cay (Gingerols và shogaols), và các thành phần nhỏ liên
quan ñến Gingerols (gingediols, gingediacetates, paradol, và
hexahydrocurcumin) (trích dẫn từ Ravindran, Nirmal, và Shiva, 2005). Haq et
al. (1986) ñã nghiên cứu thành phần của gừng từ Bangladesh và phát hiện ra
thân củ gừng chứa (trích dẫn từ Ravindran, Nirmal, và Shiva, 2005) [25]:
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

7

Tinh dầu (4%, trên cơ sở thân củ sấy khô ở 60ºC trong vòng 8 giờ, và
0,8% trên cơ sở thân củ tươi).
Hỗn hợp (10 ñến 16%) của hydrocarbon chủ yếu là sesquiterpene, tính
theo hàm lượng chất khô gừng.
Tro (6,5%), Protein (12,3%) và protein hòa tan trong nước (2,3%). Tinh
bột (45,25%). Chất béo (4,5%) bao gồm các axit béo tự do, Phospholipid (dấu
vết). Sterols (0,53%), sợi thô (10,3%), Oleoresin (7,3%).

Vitamin: Thiamine 0,035%, Riboflavin 0,015%, Niacin 0,045%,
Pyridoxin 0,056%, Vitamin C 44,0%, Vitamin A dấu vết, Vitamin E dấu vết,
Tổng số 44,15%. ðường (glucose, fructose, arabinose) rất ít. Dung môi nước
(10,5%), Chất khoáng (g/100 g): Ca (0,025), Na (0,122), K (0,035), Fe
(0,007), P (0,075), Mg (0,048), Cl (1,5 ppm), F (5,0 ppm).
Gừng không chứa aflatoxin (Martins et al, 2001) (trích dẫn từ
Ravindran, Nirmal, và Shiva, 2005) [25].
Gừng chứa 2-3% tinh dầu với thành phần chủ yếu là các hợp chất
hydrocarbon sesquiterpenic: β-zingiberen (35%), ar-curcumenen (17%), β-
farnesen (10%) và một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như
geraniol, linalol, borneol.[32]
Nhựa dầu chứa 20-25% tinh dầu và 20-30% các chất cay. Thành phần
chủ yếu của nhóm chất cay là zingeron, shogaol và zingerol, trong ñó gingerol
chiếm tỷ lệ cao nhất. Ngoài ra, trong tinh dầu Gừng còn chứa α-camphen, β-
phelandren, eucalyptol và các gingerol. Cineol trong Gừng có tác dụng kích
thích khi sử dụng tại chỗ và có tác dụng diệt khuẩn trên nhiều vi khuẩn.
Hàm lượng tinh dầu trong các dạng chế phẩm của gừng: Sinh khương
(4,03%), Can khương (1,07%), Tiêu khương (0,6%), Thán khương (0.42%) [25].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

8

2.1.6. Lợi ích từ gừng
2.1.6.1. Vai trò của gừng trong y học
Trong y học cổ truyền phương ðông gừng ñược sử dụng làm thuốc từ
cách ñây hơn 2.000 năm. Ngày nay nhiều kinh nghiệm chữa bệnh cổ truyền
trở thành những ñề tài nghiên cứu có giá trị của y học hiện ñại nhằm chứng
minh cơ chế tác dụng ñối với cơ thể của gừng.
Cây gừng (Zingiber officinale) có thể tiêu diệt ñược các loài nhuyễn thể
(molluscicidal) và sán máu (antischistosomal) mạnh mẽ, nên nó có ích cho

việc ñiều trị bệnh sán máng (sán lá máu hoặc bilharzias) phổ biến ở nhiều
quốc gia có nguồn nước không ñược xử lý. Một trong những thành phần của
gừng, gingerol, giúp lưu thông máu vì nó hoạt ñộng như một anticlotting hoặc
có thể chống kết tập tiểu cầu do ức chế sự hình thành thromboxane. Do ñó,
gừng có thể có vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa các cơn ñau tim và
ñột quỵ. Một chiết xuất ethanol của gừng ñã ñược chứng minh là có tác dụng
chống ung thư trên da của chuột. [32]
Ở Ấn ðộ, Anh và Mỹ, có các công trình nghiên cứu về việc dùng gừng
làm giảm bớt lượng cholesterol, ngăn chặn tắc mạch máu và hiện tượng tim
ñập nhanh sau khi gây mê trong phẫu thuật. Gừng sử dụng chống say tàu xe,
say sóng, gừng có thể làm giảm chứng viêm khớp mà không gây ra các tác
dụng phụ như nhiều loại thuốc tây khác. [32]
Thành phần các chất có trong vị ñắng của gừng tươi như 6- Zingiberol,
Methadone (Amidon), Ginger oil có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana.
Dầu bốc hơi (Volatilizatioil) của gừng có tác dụng lợi mật rất mạnh. Do ñó
thường xuyên ăn gừng tươi hàng ngày, hay thức ăn có gừng, có thể phòng
ñược sỏi mật, dùng gừng kết hợp với các thảo dược khác ñể chữa bệnh tả, dạ
dày và một số bệnh dịch khác. Có thể xoa rượu gừng nơi cột sống làm tăng
cường sự hưng phấn và khoái cảm. [32]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

9

Nhiều nghiên cứu cho rằng, chất cay ñắng của gừng tươi có tác dụng ñối
kháng rất mạnh ñối với ñặc tính oxi hoá của mỡ ñộng vật, so với các loại thuốc
chống oxi hoá (antioxidant) ñược ứng dụng hiện nay, tác dụng của gừng sống có
hiệu quả hơn. Gừng sống có tác dụng chống suy lão, kéo dài tuổi thọ. [15]
Tuy nhiên, gừng có ñặc tính phân tán, nên khi dùng gừng phải lưu ý một
số trường hợp nếu không gừng sẽ phản tác dụng. Gừng chống chỉ ñịnh với bệnh
gan, ñau mắt, trĩ, nội nhiệt. Những người có bệnh về gan, thận và loét dạ dày thì

không nên sử dụng gừng, vì gừng gây nóng, kích thích dạ dày Gừng tươi phải
dùng loại 8 - 9 tháng không bị quá non, quá già. Gừng ñể vỏ thì mát, bỏ vỏ thì
nóng. Gừng dùng theo thời khắc: “Mùa hè ăn gừng, mùa ñông ăn củ cải”, không
nên ăn gừng vào mùa thu, sáng trưa ăn gừng chiều tối kỵ gừng. [25], [28]
ðặc ñiểm bột dược liệu:
Bột thân củ màu nâu vàng, mùi thơm, vị cay. Gồm có các thành phần
sau: mảnh bần màu vàng nâu, gồm nhiều tế bào vách hơi dày. Mảnh mô mềm
gồm những tế bào hình ña giác, rải rác có chứa tế bào tiết tinh dầu màu vàng
nhạt hoặc tinh bột. Tinh bột hình trứng, có vân rõ, nằm gần ñầu nhọn, kích
thước 20-24x10-17 µm. Sợi có vách mỏng, phía trong có lỗ trao ñổi. Mảnh
mạch vạch, mạch vòng, mạch ñiểm. [29]
2.1.6.2. Vai trò của gừng trong cuộc sống
Gừng là gia vị không thể thiếu trong nhiều món ăn của người dân các
nước Trung Quốc, Việt Nam, Indonesia, Gừng ñược nấu chung với các
món ăn hải sản nhằm làm tăng hương vị ñồng thời khử mùi tanh của hải
sản. Trong gừng tươi có Zingibain là một loại men phân giải protid làm
mềm thịt và còn có tác dụng khử chất gây dị ứng (1kg thịt bò cần 20 g
gừng giã nát). [25]
Trong công nghiệp gừng cũng ñóng một vai trò quan trọng, gừng ñược
dùng ñể chế biến bánh, kẹo, mứt, syro, bia gừng, sữa chua gừng, làm mỹ
phẩm, hương liệu [25]
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

10

2.2. Tình hình sản xuất gừng trên thế giới và Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất gừng trên thế giới
Cách ñây hơn 3000 năm, gừng ñã ñược trồng và chế biến ở Trung
Quốc. Nguyên gốc từ Trung Quốc và Ấn ðộ, cây gừng ñã lan ra các vùng
nhiệt ñới và khu vực cận nhiệt ñới trên khắp thế giới như: ðông Nam Á, Nhật

Bản, ðài Loan, Fiji, Châu ðại Dương (Tahiti), Indonesia, Java, Costa Rica,
Sri Lanka, Bangladesh, Australia (Queensland), Philippines, Quần ñảo
Solomon, Thái Lan, Trinidad và Tobago, Uganda, Hawaii, Guatemala, Nam
Mỹ, Jamaica, Brazil, Argentina, Châu Phi (Nigeria, Bờ Biển Ngà, Sierra
Leone, Burkina Fasso), Mauritius, ñảo Réunion, và các nơi khác. [25]
Bảng 2.1: Diện tích và năng suất sản xuất gừng của một số nước trên thế
giới (ha)
Diện tích (ha) Năng suất (tấn/ha)
Quốc gia
2000 2009 2010 2011 2000

2009

2010 2011

TT

Thế giới 302.27

275.98

310426

313.99

3,36 5,93 5,42 6,46

1 India 70 108.64

107.54


149.1 56,17

34,00

34,00 34,00

2 Indonesia 18.6 27 60.473

21 36,97

34,95

33,40 33,40

3 Nigeria 158 52.33 52.33 48.91 21,75

26,87

28,21 29,10

4 China 19.173

35.136

36.1 36.007

12,45

17,60


21,89 17,39

5 Nepal 8.314 15.838

18.041

19.081

16,55

16,88

16,85 15,64

6 Thailand 8.111 10.081

10.248

9.757 8,70 15,58

16,63 14,85

7 Bangladesh 6.879 9.017 9.066 9.116 10,49

13,67

13,46 13,73

8 Philippines 3.583 3.948 3.966 4.037 1,98 12,71


11,98 12,86

9
Republic of
Korea
1.656 1.278 2.085 2.074 9,02 11,30

11,68 11,34

10

Sri Lanka 1.49 1.89 2.07 2.4 11,89

10,85

10,99 11,83

11

Japan 1.034 1.98 1.9 1.97 2,73 7,85 10,10 7,86
12

Fiji 98 87 70 70 3,36 3,50 3,58 4,71
13

USA 109 24 24 24 6,19 4,53 1,80 4,51
(Nguồn: faostart.fao.com)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11

Tổng diện tích trồng gừng trên thế giới năm 2000 là 302274 ha, ñến
năm 2006 diện tích này ñã tăng lên và ñạt 415321 ha. Tuy nhiên, từ năm
2007 ñến 2009, diện tích trồng gừng trên thế giới giảm mạnh, năm 2009 chỉ
còn 275977 ha. Năm 2010, diện tích trồng gừng có tăng nhẹ, ñạt 310426 ha
và còn tăng lên trong năm 2011 với 313989 ha, trong ñó, Ấn ðộ là quốc
gia có diện tích trồng gừng lớn nhất 149100 ha. So với năm 2000, diện tích
trồng gừng của Ấn ðộ ñã tăng lên ñáng kể, từ 70000 ha lên 110600 ha vào
năm 2006, từ năm 2007 - 2010, diện tích trồng gừng của Ấn ðộ hầu như
không tăng lên nữa, ổn ñịnh trong mức từ 104360 – 107540 ha, nhưng lại
tăng mạnh trong năm 2011, ñạt 149100 ha, chiếm hơn 1/3 diện tích trồng
gừng của thế giới.
Indonesia là quốc gia sản xuất gừng lớn trên thế giới, gừng ñược trồng tập
trung ở ñảo Java-Sumatra. Năm 2011 ñánh dấu sự giảm mạnh diện tích sản xuất
gừng xuống chỉ còn 21000 ha, xếp thứ 4 trên thế giới về diện tích trồng gừng.
Tại Nigeria, gừng ñược canh tác quy mô lớn bắt ñầu vào năm 1927
ở miền Nam Zaria [25]. Hiện nay, Nigeria là một trong những nước sản
xuất và xuất khẩu gừng khô lớn nhất thế giới. Nigeria có diện tích sản
xuất gừng ñứng thứ 3 trên thế giới.
Năm 2010, Trung quốc có diện tích trồng gừng ñứng thứ 4 trên thế
giới (36100 ha), tại ñây, gừng chủ yếu ñược trồng ở các tỉnh Sơn ðông,
Quảng ðông, Chiết Giang, An Huy, Giang Tây và Hubai Năm 2011,
Trung Quốc ñứng thứ 3 trên thế giới về diện tích trồng gừng với 36007 ha.
Mỹ có diện tích trồng gừng rất nhỏ, ổn ñịnh từ năm 2008 – 2011 với 24 ha,
so với năm 2006 thì diện tích này giảm khá mạnh (109 ha, 2006).
Năm 2010, năng suất gừng bình quân thế giới giảm nhẹ so với các năm
trước xuống còn 5,42 tấn/ha, tuy nhiên sang năm 2011, năng suất gừng lại
tăng lên ñáng kể (6,46 tấn/ha). Mỹ là quốc gia có năng suất gừng cao nhất,
cao hơn rất nhiều lần so với năng suất bình quân thế giới. So với năm 2000 thì

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

12

năng suất gừng trong những năm gần ñây của quốc gia này giảm, năm 2000 là
56,17 tấn/ha, nhưng ñến năm 2011 chỉ còn 34 tấn/ha, tuy nhiên Mỹ vẫn ñứng
ñầu thế giới về năng suất qua các năm.
Ấn ðộ tuy có diện tích trồng gừng lớn nhất thế giới song năng suất
không cao, ñạt 3,58 tấn/ha (năm 2010), và hầu như không thay ñổi từ năm 2000
ñến năm 2010. Năm 2011, năng suất gừng của nước này ñã có sự tăng lên ñáng
kể, ñạt 4,71 tấn/ha. Trung Quốc ñứng thứ 10 trên thế giới về năng suất gừng,
năm 2011 ñạt 11,83 tấn/ha. Indonesia tuy có diện tích trồng gừng lớn thứ 2 trên
thế giới song lại có năng suất rất thấp 6,19 tấn/ha (năm 2000) và giảm dần ñến
năm 2010 thì chỉ còn 1,8 tấn/ha. Tuy nhiên, năng suất gừng của Indonesia năm
2011 ñã tăng lên gấp gần 3 lần so với năm 2010, ñạt 4,51 tấn/ha.
Nhìn chung, năng suất gừng năm 2011 của các quốc gia ñều tăng lên so
với năm 2010, chứng tỏ các nước ñã có sự quan tâm hơn ñến việc nâng cao
năng suất gừng nhằm tăng sản lượng và hiệu quả kinh tế.
Bảng 2.2: Sản lượng gừng của một số quốc gia trên thế giới (nghìn tấn)
Sản lượng (nghìn tấn)
Quốc gia
2000 2006 2007 2008 2009 2010 2011
TT

Thế giới 1015,49

1471,54

1580,26


1596,56

1635,31

1683,0

2029,68

1 China 228,06

319,82

327,37

328,81

381,39

396,60

426,03

2 India 235,00

391,20

393,40

390,08


380,10

385,33

702,00

3 Nepal 74,99 154,20

158,91

161,17

178,99

210,79

216,29

4 Thailand 134,24

106,71

153,28

161,51

170,13

172,68


152,63

5 Nigeria 98,00 134,00

162,39

175,07

168,80

162,22

160,00

6 Indonesia 115,09

177,14

178,50

154,96

122,18

109,02

94,74
7 Bangladesh 38,00 57,00 63,33 77,05 72,61 74,84

74,38

8 Japan 22,49 38,10 42,70 49,80 53,20 53,60

57,32
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

13

9 Fiji 3,62 3,21 3,11 2,45 3,04 2,34 2,34
10

USA 6,12 1,95 1,27 0,82 0,82 0,82 0,82
(Nguồn: faostart.fao.com)
Mỗi năm, thế giới sản xuất khoảng 1,5 triệu tấn gừng tươi, trong ñó ấn ðộ
và Trung Quốc góp gần 49,96%. Sản lượng gừng trên thế giới tăng dần từ
1015,49 nghìn tấn (năm 2000) ñến 1471,54 nghìn tấn (năm 2006), những năm
tiếp theo sản lượng gừng tăng nhẹ, ñạt 1683 nghìn tấn (năm 2010), tuy nhiên,
ñến năm 2011, sản lượng gừng thế giới tăng lên ñáng kể do sự tăng lên về năng
suất và diện tích, ñạt 2029,68 nghìn tấn. Các nước có sản lượng gừng lớn trên
thế giới là Ấn ðộ, Trung Quốc, Nepal, Thái Lan, Nigeria, Indonesia,
Năm 2010, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng gừng ñứng ñầu thế
giới (396,6 nghìn tấn), song sang năm 2011, sản lượng gừng của quốc gia
này giảm mạnh, xuống hàng thứ hai trên thế giới (426,03 nghìn tấn/ha) do
diện tích trồng gừng giảm. Ấn ðộ cũng nhờ có diện tích trồng gừng lớn
nên dù năng suất thấp nhưng sản lượng vẫn rất lớn, ñứng ñầu thế giới. Mỹ
có năng suất gừng cao nhất thế giới song diện tích sản xuất thấp nên sản
lượng thấp hơn nhiều so với Trung Quốc, Ấn ðộ, ñạt 816 tấn (năm 2010).
Năm 1994, Trung Quốc ñứng ñầu thế giới về xuất khẩu gừng, ñóng góp
52,05% tổng xuất khẩu, thứ hai là Thái Lan (16,77%), In-ñô-nê-xi-a (9,73%),
Brazil (6,24%), ðài Loan (3%), Costa Rica (2,23%), Ấn ðộ (1,98%), Nigeria
(1,61%), Việt Nam (1,37%), Malaysia (1,36%), và Hoa Kỳ (0,93%). Trung

Quốc và Thái Lan vẫn duy trì vị trí hàng ñầu cho ñến cuối năm 2000, trong
năm 2000, Trung Quốc ñóng góp 61,59%, tiếp theo là 23% Thái Lan, Brazil
4,41%, ðài Loan 2%, Nigeria 1,75%, Indonesia 1,46%, và Ấn ðộ 1,17%
trong tổng kim ngạch xuất khẩu gừng. [25]
Xuất khẩu gừng từ Jamaica và Sierra Leone ñược coi là có chất lượng cao về
hương vị và ñộ sạch. Tuy nhiên, giá gừng của Jamaica rất cao, do ñó quốc gia này
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

14

ñã nhập khẩu gừng từ các nơi khác ñể thay thế với giá rẻ hơn. Hiện nay, gừng từ Úc
ñược coi là có chất lượng cao do ñược tiêu chuẩn hóa, sạch và giá cả ổn ñịnh. [25]
Nhật Bản là một trong những nước nhập khẩu gừng lớn trên thế giới,
hơn một nửa lượng cầu trong nước ñược nhập khẩu từ Trung Quốc. Gừng của
Thái Lan rất ñược người dân Nhật Bản ưa chuộng nên nhập khẩu với một
lượng lớn. Nhật Bản nhập khẩu từ Ấn ðộ chủ yếu là gừng khô.
Tại Hoa Kỳ, gừng tươi chi phối thị trường nhập khẩu trong khi gừng khô chỉ
chiếm một phần nhỏ trong tổng nhập khẩu của cả nước. Gừng nhập khẩu tăng trên
50% trọng tải nhập khẩu vào năm 1999 và tăng thêm 14% trong năm 2000. [25]
Xuất khẩu gừng khô chủ yếu là Ấn ðộ và Trung Quốc. Trong số các nước
xuất khẩu khác In-ñô-nê-xi-a, Brazil, Sierra Leone, Australia, Fiji, Nigeria, và
Jamaica thì In-ñô-nê-xi-a, ðài Loan, Trung Quốc, và Thái Lan là các nước xuất
khẩu gừng tươi chính vào thị trường thế giới. Những nước xuất khẩu khác là
Brazil, Costa Rica, Malaysia, Fiji, Ấn ðộ, Nicaragua, và ñảo Caribbean. Các nước
cung cấp gừng bảo quản quan trọng là Hồng Kông và Úc (ITC, 1995). [25]
Tuy nhiên, ngành trồng gừng hiện nay gặp khá nhiều khó khăn làm hạn
chế sản lượng gừng trên thế giới:
1. Thiếu giống cho năng suất, sản lượng cao. 2. Thiếu diện tích sản
xuất. Thiếu nước, chi phí lao ñộng cao. 3. Nông dân trồng gừng còn thiếu kỹ
thuật. Thiếu công nghệ chế biến, máy móc hiện ñại, 4. Khó kiểm soát các

loài sâu bệnh hại, thời gian tồn tại của cây trên ruộng dài, rủi ro do thời tiết
mang lại nhiều. 5. Giá gừng bấp bênh, không ổn ñịnh. [25]
2.2.2. Tình hình sản xuất gừng ở Việt Nam
Không có thống kê diện tích sản xuất gừng hoặc sản lượng gừng thu
hoạch ở Việt Nam, mặc dù gừng ñược trồng ở rất nhiều nơi, từ Bắc vào Nam.
Sản xuất gừng ở Việt Nam vẫn còn tự phát, quy mô nhỏ, một số khu vực sản
xuất gừng lớn là Sơn La, Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………

15

Hiện nay, nhiều nông dân trồng áp dụng hình thức trồng gừng trong
bao và dưới tán vườn cây ăn quả nhằm tận dụng diện tích vườn nhà. Tuy
nhiên, do tính bất ổn của thời tiết, dịch hại trên gừng khó ñược kiểm soát và
tính bấp bênh của thị trường nên gừng không ñược trồng thành quy mô lớn,
tập trung. Tại huyện Hà Quảng – Cao Bằng, vụ gừng năm 2011, diện tich
trồng gừng của 3 xã Vân An, Cải Viên, Lũng Năm là 30 ha, năng suất ước ñạt
trên 600 tấn. Nhiều hộ dân ñã mạnh dạn ñầu tư phân bón, chăm sóc gừng rất
cẩn thận. Tuy nhiên, gừng thu hoạch lại không tiêu thụ ñược, ñây chính là
ñiểm yếu của thị trường gừng ở Việt Nam. [31]
2.3. Tình hình nghiên cứu về gừng trên thế giới và Việt Nam
Gừng ñược sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp thực phẩm và thức
uống, ví dụ, rượu gừng, bia gừng, các loại bánh khác nhau và món tráng
miệng. Dầu gừng cũng ñược sử dụng với hàm lượng nhỏ trong mỹ phẩm,
dược phẩm, và ngành công nghiệp nước hoa. Dầu có mùi thơm dễ chịu, có
hương thơm cay nồng, cay, hoặc mùi long não. Thân củ ñược sử dụng như
chất kích thích, giúp tiêu hóa tốt, Viên nang gừng có thể ñược sử dụng ñể
làm giảm mệt mỏi, làm giảm những ảnh hưởng của làm việc quá sức, hỗ trợ
tiêu hóa, và ñiều trị say tàu xe. So với các loại gia vị khác, chẳng hạn như hạt
tiêu, ñinh hương, quế, nhục ñậu khấu, ớt và thảo quả, gừng chiếm khoảng

90% thị trường thế giới về các loại gia vị. Do tính hữu ích về ñặc tính làm
thuốc ñồng thời cũng là gia vị, gừng ñã ñược nghiên cứu rộng rãi và một số
kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả ñã ñược công bố: Connell, 1970;
Opdyke, 1974; Lawrence, 1977, 1978, 1983, 1984, 1988, 1995, 1997;
Imagawa, 1981; Akhila và Tewari, 1984; Lake et al. 1989; Rosella et al,
1996; Germer và Franz, 1997, Lake et al, 1999; Kikuzaki, 2000; Metz và
Cupp, 2000; Afzal et al, 2001; Nakatani và Kikuzaki 2002
Viện nghiên cứu Gia vị của Ấn ðộ (IISR) ñã và ñang có những nghiên
cứu về gừng trong các lĩnh vực: thu thập nguồn gen, bảo tồn, mô tả, cải tiến

×