Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón sinh học đến sinh trưởng, phát triển và năng suất đậu tương vụ hè thu 2012 tại chiềng mung Mai Sơn, Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.55 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - HÀ NỘI



NGUYỄN THỊ THANH



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN SINH HỌC
ðẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT ðẬU TƯƠNG
VỤ HÈ THU 2012 TẠI CHIỀNG MUNG - MAI SƠN – SƠN LA



LUẬN VĂN THẠC SĨ NÔNG NGHIỆP


Chuyên ngành: KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Mã số: 60.62.01.10


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. VŨ QUANG SÁNG




SƠN LA – 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



i

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan, ñây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ñược ai công bố. Mọi trích
dẫn trong luận văn ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ng
ày 18 tháng 4 năm 2013
Tác giả


Nguyễn Thị Thanh

36,56,86,87













Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



ii
LỜI CẢM ƠN

Luận văn ñược hoàn thành với sự giúp ñỡ của nhiều cá nhân và các ñơn
vị. Trước hết, tác giả xin chân thành cảm ơn PGS.TS Vũ Quang Sáng với
cương vị người hướng dẫn khoa học ñã tạo mọi ñiều kiện giúp ñỡ ñể tác giả
hoàn thành luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn Khoa Nông học, Viện ñào tạo Sau ñại
học, ñặc biệt là Bộ môn Cây công nghiệp và Cây thuốc - Trường ðại học
Nông nghiệp Hà Nội ñã giúp ñỡ và tạo ñiều kiện cho tác giả hoàn thành luận
văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Cao ñẳng Sơn
La, Khoa Nông lâm - Trường cao ñẳng Sơn La, các bạn bè ñồng nghiệp ñã
giúp ñỡ và tạo ñiều kiện thuận lợi ñể tác giả hoàn thành luận văn của mình.
Hà Nội, ngày 18 tháng 4 năm 2013

Tác giả


Nguyễn Thị Thanh


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iii

MỤC LỤC



Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình viii
1 MỞ ðẦU 1
1.1 ðặt vấn ñề 1
1.2 Mục tiêu của ñề tài: 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu của ñề tài 3
2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Yêu cầu sinh thái của cây ñậu tương 4
2.1.1 Yêu cầu về nhiệt ñộ 4
2.1.2 Yêu cầu về nước và ẩm ñộ 6
2.1.3 Yêu cầu ánh sáng 6
2.1.4 Yêu cầu ñất ñai 7
2.2 Tình hình sản xuất ñậu tương trong nước và trên thế giới 8
2.2.1 Tình hình sản xuất ñậu tương trong nước 8
2.2.2 Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới 9
2.3 Cơ sở khoa học và sử dụng phân sinh học cho cây trồng qua ñất. 12
2.3.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng lân hữu cơ sinh học qua ñất 12
2.3.2 Nghiên cứu, sử dụng phân hữu cơ sinh học qua ñất trên thế giới
và Việt Nam. 13
2.4 Cơ sở khoa học và sử dụng dinh dưỡng qua lá cho cây trồng 17
2.4.1 Cơ sở khoa học của việc sử dụng dinh dưỡng qua lá 17
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


iv


2.4.2 Nghiên cứu, ứng dụng EMINA và dinh dưỡng qua lá cho cây trồng 20
3 ðỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
24
3.1 ðối tượng 24
3.2 Nội dung nghiên cứu 26
3.3 Phương pháp nghiên cứu 26
3.4 Quy trình thí nghiệm 28
3.5 Các chỉ tiêu theo dõi 28
3.6 Phương pháp xử lý số liệu 31
4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 32
4.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá sinh học ñến sinh trưởng,
phát triển và năng suất của ñậu tương giống ðVN6, DT95 trồng
vụ Hè - Thu 2012 tại Chiềng Mung - Mai Sơn - Sơn La
32
4.1.1 Ảnh hưởng của phân bón lá sinh học ñến sinh trưởng, phát triển
của 2 giống ñậu tương ðVN6 và DT95 tại Chiềng Mung - Mai
Sơn - Sơn La.
32
4.1.2 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến năng suất của giống ñậu tương
ðVN6 và DT95
51
4.1.3 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón lá sinh học cho ñậu
tương giống ðVN6 và DT95
57
4.2 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học (HCSH) ñến sinh
trưởng, phát triển và năng suất của ñậu tương giống ðVN6 trồng
vụ Hè Thu 2012 tại Chiềng Mung - Mai Sơn - Sơn La
59

4.2.1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học ñến
sinh trưởng, phát triển của giống ñậu tương ðVN6
59
4.2.2 Ảnh hưởng của phân lân HCSH ñến các yếu tố cấu thành năng
suất của giống ñậu tương ðVN6
72
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


v

4.2.3 ðánh giá hiệu quả kinh tế của thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng
của phân lân hữu cơ sinh học (HCSH) ñến sinh trưởng, phát triển
và năng suất của ñậu tương giống ðVN6 trồng vụ Hè Thu 2012
tại Chiềng Mung - Mai Sơn - Sơn La.
76
5 KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 78
5.1 Kết luận 78
5.2 ðề nghị 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 86






Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



vi

DANH MỤC BẢNG
STT Tên bảng Trang

2.1 Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương ở Việt Nam trong
những năm gần ñây.
9

2.2 Diện tích, sản lượng và năng suất ñậu tương trên thế giới. 10

2.3 Diện tích, năng suất và sản lượng của một số nước trên thế giới 3
năm trở lại ñây
11

4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến thời giam sinh trưởng của 2
giống ñậu tương thí nghiệm 33

4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến một số chỉ tiêu sinh trưởng cả 2
giống ñậu tương ðVN6 và DT95
35

4.3 Số lượng nốt sần và tỷ lệ nốt sần hữu hiệu của 2 giống ñậu tương
ðVN6 và DT95 39

4.4 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến diện tích và chỉ số diện tích lá
LAI của 2 giống ñậu tương ðVN6 và DT95
43

4.5 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến khả năng tích lũy chất khô của 2

giống ñậu tương
46

4.6 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến mức ñộ nhiễm sâu bệnh của 2
giống ñậu tương thí nghiệm
49

4.7 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến khả năng chống ñổ của 2 giống
ñậu thí nghiệm
50

4.8 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến các yếu tố cấu thành năng suất
của 2 giống ñậu thí nghiệm
52

4.9 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến năng suất của 2 giống ñậu tương
ðVN6 và DT95
55

4.10 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến hiệu quả kinh tế của 2 giống ñậu
tương ðVN6 và DT95 trồng vụ Hè - Thu
58

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


vii

4.11 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học ñến thời giam sinh
trưởng của giống ñậu tương ðVN6

59

4.12 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học ñến một số chỉ tiêu sinh
trưởng của giống ñậu tương ðVN6
61

4.13 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học ñến khả năng hình thành
nốt sần của giống ðVN6
64

4.14 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học ñến diện tích và chỉ số
diện tích lá LAI của giống ñậu tương ðVN6
66

4.15 : Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học ñến khả năng tích lũy
chất khô của giống ðVN6
68

4.16 Ảnh hưởng của phân lân hữu sinh học ñến mức ñộ nhiễm bệnh
của giống ðVN6
70

4.17 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học ñến khả năng chống ñổ
của giống ðVN6
71

4.18 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học ñến các yếu tố cấu thành
năng suất của giống ñậu ðVN6
72


4.19 Ảnh hưởng của phân lân hữu cơ sinh học ñến năng suất của giống
ñậu tương ðVN6
74

4.20 Ảnh hưởng của phân bón lân sinh học ñến hiệu quả kinh tế của
giống ñậu tương ðVN6 trong thí nghiệm
76



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


viii
DANH MỤC HÌNH
STT Tên hình Trang

4.1 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến chiều cao thân chính của 2 giống
ñậu tương thí nghiệm
36

4.2 Ảnh hưởng của phân bón lá ñến năng suất thực thu của 2 giống
ñậu tương thí nghiệm
56




Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



1

1. MỞ ðẦU

1.1. ðặt vấn ñề
Hiện nay, sự phát triển của nền nông nghiệp nước ta ñang ñi vào mức
ñộ thâm canh cao với việc sử dụng ngày càng nhiều phân bón hóa học, thuốc
bảo vệ thực vật hóa học và hàng lọat các biện pháp như trồng lúa 3 vụ, phá
rừng canh tác cà phê, hồ tiêu, ñiều, ñậu tương, rau… với mục ñích khai thác,
chạy theo năng suất và sản lượng.
Chính vì vậy, với sự canh tác trên ñã làm cho ñất ñai ngày càng thóai
hóa, dinh dưỡng bị mất cân ñối, mất cân bằng hệ sinh thái trong ñất, hệ vi
sinh vật trong ñất bị phá hủy, tồn dư các chất ñộc hại trong ñất ngày càng cao,
nguồn bệnh tích lũy trong ñất càng nhiều dẫn ñến phát sinh một số dịch hại
không dự báo trước. ðặc biệt với ñịa bàn Sơn La là một trong những tỉnh
miền núi phía bắc với ñịa hình là ñồi núi. Do vậy diện tích ñất dốc, ñất bạc
màu rất nhiều. Hướng ñi của tỉnh trong những năm tiếp theo là phát triển
những cây công nghiệp dài ngày. Mà muốn phát triển ñược những cây công
nghiệp dài ngày trên ñất dốc ñối núi trọc thì trước tiên ta phải có những bước
cải tạo ñất hoặc trồng xen những cây ngắn ngày với các cây dài ngày ñể lấy
ngắn nuôi dài. Vì vậy, cây ñậu tương ñược chọn là ñối tượng chủ yếu của cây
trồng xen và trồng cải tạo ñất.
Cho nên, xu hướng quay trở lại nền nông nghiệp hữu cơ với việc
tăng cường sử dụng chế phẩm sinh học, phân bón hữu cơ trong canh tác cây
trồng ñang là xu hướng chung của Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.
Chế phẩm sinh học là sản phẩm có chứa vi sinh vật sống nhằm mục
ñích cải thiện sức khỏe con người và vật nuôi. Trong nuôi thủy sản, sử dụng
chế phẩm sinh học (còn gọi là men vi sinh) nhằm mục ñích cải thiện môi
trường (nước và nền ñáy ao), tăng sức khỏe vật nuôi, tăng khả năng hấp thu

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


2

thức ăn góp phần tăng năng suất và sản lượng. Vai trò của chế phẩm sinh
học, trong ñó có vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp ñược thừa nhận có
các ưu ñiểm sau ñây:
- Chế phẩm sinh học không gây ảnh hưởng tiêu cực ñến sức khỏe con
người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường sinh thái
- Chế phẩm sinh học có tác dụng cân bằng hệ sinh thái (vi sinh vật,
dinh dưỡng …) trong môi trường ñất nói riêng và môi trường nói chung.
- Chế phẩm sinh học không làm hại kết cấu ñất, không làm chai ñất,
thoái hóa ñất mà còn góp phần tăng ñộ phì nhiêu của ñất.
- Chế phẩm sinh học có tác dụng ñồng hóa các chất dinh dưỡng, góp
phần tăng năng suất và chất lượng nông sản phẩm.
- Chế phẩm sinh học có tác dụng tiêu diệt côn trùng gây hại, giảm
thiểu bệnh hại, tăng khả năng ñề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh
hưởng ñến môi trường như các lọai thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học khác.
- Chế phẩm sinh học có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu
cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp
phần làm sạch môi trường.
Vì vậy, ñể nâng cao năng suất và phẩn chất cây trồng ñồng thời không
ảnh hưởng ñến sức khỏe con người và môi trường, ngày nay người ta thường
sử dụng phân bón vào gốc và bón qua lá có chứa vi sinh vật có lợi (chế phẩm
sinh học). Nhưng trên ñịa bàn tỉnh Sơn La thì chế phẩm sinh học chưa ñược
biết ñến và sử dụng rộng rãi. Vì vây, chúng tôi tiến hành ñề tài:
“ Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón sinh học ñến sinh trưởng,
phát triển và năng suất ñậu tương trồng vụ Hè Thu 2012 tại Chiềng Mung
- Mai Sơn - Sơn La”

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


3

1.2 Mục tiêu của ñề tài:
Tìm ra loại chế phẩm sinh học, liều lượng bón phân lân HCSH phù hợp
cho cây ñậu tương sinh trưởng, phát triến tốt và năng suất cao ñể góp phần
vào việc xây dựng quy trình thâm canh tăng năng suất và mang lại hiệu quả
kinh tế cao cho người trồng ñậu tương tại Sơn La.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học về
hiệu lực của chế phẩm sinh học và phân hữu cơ ñối với cây ñậu tương trồng
trên ñất miền núi Sơn La
- Kết quả ñề tài là tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy và
nghiên cứu về cây ñậu tương
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Kết quả nghiên cứu của ñề tài góp phần vào việc xây dựng quy trình
thâm canh tăng năng suất ñậu tương tại miền núi Sơn La
1.4. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài
- ðề tài tiến hành thí nghiệm trên 2 giống ñậu tương ðVN6 và DT95
- Thời gian thực hiện vụ Hè - Thu 2012 tại Sơn La.


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


4


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. Yêu cầu sinh thái của cây ñậu tương
2.1.1. Yêu cầu về nhiệt ñộ
ðậu tương ñược trồng rải rác ở nhiều nước trên thế giới trồng từ 47
0

ñộ bắc (Ngô Thế Dân và cs 1999). ðậu tương có nguyên sản ở Trung Quốc
nên nói chung ñậu tương là cây ưa nhiệt ñới ẩm. Nhiều tài liệu nghiên cứu
cho rằng, muốn trồng cây ñậu tương phải có nhiệt ñộ ñầy ñủ trong các thời kỳ
sinh trưởng hay tổng tích ôn không nhỏ quá 2400
0
C (Nguyễn Danh ðông,
1982). ðậu tương có thể trồng ñược trong những vùng nào có tổng tích ôn
trong suốt thời gian sinh trưởng từ 1700 ñến 2900
0
C và nhiệt ñộ ban ñêm
không thấp dưới 15
0
C (Lawn, 1982). Cây ñậu tương ưa nhiệt ñộ cao nhưng
tùy theo thời kỳ sinh trưởng mà yêu cầu nhiệt ñộ khác nhau.
Thời kỳ nảy mầm
ðậu tương thường nảy mầm ở biên ñộ nhiệt ñộ từ 10 - 40
0
C. Hạt của
những giống chịu lạnh có thể nảy mầm ở nhiệt ñộ từ 6 - 8
0
C. ðậu tương có
thể này mầm ở ñiều kiện nhiệt ñộ từ 2 - 4
0

C (Lawn và William, 1987). Sự nảy
mầm có sự tương tác giữa nhiệt ñộ, giống và ñộ sâu lấp hạt, cây mọc nhanh
nhất ở nhiệt ñộ từ 25 - 30
0
C. Ở nhiệt ñộ thấp, hạt nảy mầm chậm và cây con
mọc chậm ( Lawn và William, 1987).
Sinh trưởng sinh dưỡng
Ở nhiệt ñộ -4
0
C cây con không chết, nhưng ñối với một số giống, cây
con có thể chết ở -6
0
C trong thời gian ngắn (Lawn và William, 1987). Nhiều
kết quả nghiên cứu với các cây trông vùng nhiệt ñới, kể cả ñậu tương cho thấy
cây trồng có thể bị tổn thương khi gặp nhiệt ñộ 10 - 15
0
C.
Sự sinh trưởng của cây của ñậu tương gồm nhiều quá trình khác nhau
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


5

yêu cầu nhiệt ñộ thích hợp khác nhau. Nhiệt ñộ thích hợp cho sinh trưởng
toàn cây có thể rất khác nhau so với nhiệt ñộ của từng quá trình từng bộ phận.
Chẳng hạn quan hợp của mỗi lá ñậu tương tăng với sự tăng của nhiệt ñộ từ 35
- 40
0
C và sau ñó bắt ñầu giảm. Trong khi ñó hô hấp thường tăng với nhiệt ñộ
cao hơn mức thích hợp cho quang hợp. Nhưng sự tích lũy chất khô trong cây

bắt ñầu giảm khi nhiệt ñộ trên 30
0
C (Lawn và cs, 1985).
Nhiệt ñộ thấp làm giảm sự vận chuyển sản phẩm quang hợp vào hạt. Ở
nhiệt ñộ vùng rễ 25
0
C thì sự sinh trưởng của nốt sần ñạt mức tối ña. Ở ñiều
kiện nhiệt ñộ thấp, nốt sần hình thành chậm và hoạt ñộng yếu.
Nhiệt ñộ vùng rễ thấp làm giảm sự hút nước của cây ñậu tương và gây
ra thiếu nước, giảm tốc ñộ ra lá. Ở nhiệt ñộ 20
0
C và 14,5
0
C dòng nước tương
ứng ñi qua rễ chỉ ñạt 60% và 30% so với nhiệt ñộ 25
0
C (Lawn và cs, 1987).
Như vậy, sự hấp thụ các ion khoáng vào dòng nước ñến mặt rễ sẽ giảm.
Sinh trưởng sinh thực
Thomas và Raper, 1983 với thí nghiệm trên giống Ranson, trồng ở
nhiệt ñộ ngày/ñêm là 26/22
0
C và 22/18
0
C cho thấy hoa, quả nhiều hơn ở nhiệt
ñộ 30/26
0
C và 18/14
0
C. Ở mức chênh lệch ngày ñêm là: 18/14

0
C và 30/26
0
C
quả hình thành ít mặc dù ra hoa rất nhiều, chứng tỏ nhiệt ñộ cao và thấp ñã
dẫn ñến rụng hoa nhiều (Ngô Thế Dân và cs, 1999). Ở nhiệt ñộ trung bình,
cây có nhiều ñốt hoa và số quả trên ñốt. Tương tự, giống cảm quang ra hoa
chậm cũng sinh nhiều ñốt, cành, tăng số quả và năng suất.
Nhiều giống ñậu tương, ở nhiệt ñộ thấp hơn 15
0
C không hình thành quả
mặc dù có một số giống có thể cho quả ở nhiệt ñộ 10
0
C. Dựa vào kết quả
nghiên cứu 10 năm, Lawn và Hume (1985) công bố nhiệt ñộ thích hợp cho ra
hoa, kết quả của ñậu tương là 17
0
C. Nhiệt ñộ tối ưu cho ñậu tương chín là
25
0
C ban ngày và 15
0
C ban ñêm.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


6

2.1.2. Yêu cầu về nước và ẩm ñộ
Trong các vụ, nhu cầu nước ñối với cây ñậu tượng dao ñộng từ 350 ñến

800mm ( Mayer và cs, 1992). Ở giai ñoạn nảy mầm và cây con, tỷ lệ sử dụng
nước thấp do tán cây còn nhỏ và phần lớn số nước mất ñi do bay hơi trên mặt
ñất. Nhu cầu nước của cây ñậu tương tăng dần khi cây ở giai ñoạn từ 3 – 5 lá
kép, tăng nhanh và cao nhất ở giai ñoạn sinh trưởng sinh thực từ khi cây ra
hoa ñến khi quả chắc. Giai ñoạn quả bắt ñầu chín, nhu cầu nước giảm ñi cùng
với sự tàn của lá và lượng nước bay hơi giảm. Ảnh hưởng của nước có thể do
thừa nước gây tồn thương bộ rễ (thiếu không khí) hoặc có thể do thiếu nước
dẫn ñến cây bị héo dẫn ñến năng suất giảm.
Sinh trưởng của cây phụ thuộc vào cường ñộ quang hợp, hiệu suất quang
hợp, tổng diện tích lá và thế năng quang hợp (thời gian lá xanh). Tất cả các quá
trình này ñều ảnh hưởng nếu thiếu nước. Tổng sản phẩm quang hợp của cây bị
thiếu nước sẽ giảm so với tỷ lệ CO
2
hấp thụ trên một ñơn vị diện tích lá, diện tích
quang hợp giảm do lá phát triển kém và chóng tàn (Lawn, 1982).
Giai ñoạn sinh trưởng sinh thực, cây rất nhạy cảm với thiếu nước. Phần
lớn biến ñộng và năng suất là dao ñộng về lượng nước cho cây trong thời kỳ
ra hoa, ñậu quả. Thiếu nước dẫn ñến rụng hoa, rụng quả và làm giảm kích
thước hạt.
2.1.3. Yêu cầu ánh sáng
ðậu tương là cây ngày ngắn tương ñối ñiển hình. Ánh sáng là yếu tố
ảnh hưởng lớn ñến hình thái của cây ñậu tương. Theo nghiên cứu của tác giả
Lưu Thị Xuyến (2008), ñậu tương trông vụ ðông có các chỉ số như thời gian
sinh trưởng, chiều cao cây, số nhánh cấp I, số ñốt, chỉ số diện tích lá,… ñều
thấp hơn so với vụ Xuân. Lý giải cho ñiều này, tác giả ñã giải thích thông qua
cường ñộ và thời gian chiều sáng trong ngày.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


7


Theo nhiều kết quả nghiên cứu, mức ñộ bão hòa ánh sáng ñối với cây
ñậu tương là 1800 – 2700 lux. Số cành, số ñốt và năng suất ñậu tương sẽ giảm
tới 60% nếu cường ñộ ánh sáng giảm 50% so với ñiều kiện bình thường (Vũ
Cao Thái, 1996).
Cây ñậu tương mẫn cảm với quang chu kỳ. Quang chu kỳ ảnh hưởng
ñến sinh trưởng sinh thực cả giai ñoạn trước và sau khi hoa nở (Trần ðình
Long và Cs, 2005). Trong tất cả các giai ñoạn sinh trưởng sinh thực, sự hình
thành mầm hoa là ít mẫm cảm với quang chu kỳ nhất. Tuy nhiên trong ñiều
kiện ngày ngắn liên tục, hoa ra rất nhanh và chỉ trong 7 - 10 ngày, ngọn các
giống có tập tính sinh trưởng hữu hạn cũng ra hoa (Trần Văn ðiền, 2007).
Quang chu kỳ có ảnh hưởng tới sự tích lũy nitơ (N) lớn hơn tích lũy các
bon (C) trong hạt. Nồng ñộ N trong hạt giảm khi quang chu kỳ tăng. Ngược
lại, hàm lượng cacbonhydrate không cấu trúc ở lá trong giai ñoạn sinh thực lại
cao ở ñiều kiện quang chu kỳ ngắn (Trần Văn ðiền, 2007).
2.1.4. Yêu cầu ñất ñai
Cây ñậu tương không yêu cầu nghiêm khắc về ñất trồng, nói chung loại
ñất nào trồng ñược cây hoa màu nhất là ngô ñều trồng ñược cây ñậu tương.
Loại ñất thích hợp nhất ñối với cây ñậu tương là ñất có tầng canh tác sâu, giàu
chất hữu cơ, Ca, K, pH trung bình, mức nước ngầm sâu, giữ ẩm tốt, dễ thoát
nước, trong ñó khả năng giữ nước và thoát nước có ảnh hưởng nhiều nhất ñến
khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất cây ñậu tương.
ðậu tương chịu mặn và chịu chua kém hơn nhiều loại cây trồng khác.
ðộ pH cho cây ñậu tương có thể phát triển bình thường ñược là từ 5,0 - 8,0.
ðộ pH thích hợp nhất là 6,0 - 7,0; pH dưới 4,0 và trên 9,5 ñậu tương không
sống ñược. Ở nước ta ñậu tương có thể trồng trên nhiều loại ñất như: ñất phù
xa, ñất ñỏ bazan, ñất xám, ñất vàng ñỏ (Tây Nguyên và miền núi ðông Nam
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



8

Bộ) ñất lúa (thịt nhẹ và trung bình),……
2.2. Tình hình sản xuất ñậu tương trong nước và trên thế giới
2.2.1. Tình hình sản xuất ñậu tương trong nước
Ở nước ta, ñậu tương là cây trồng truyền thống, thích nghi với nhiều
vùng sinh thái, khí hậu khác nhau. Trước ñây ñậu tương chủ yếu ñược trồng ở
các tình miền núi (Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn,… ) với diện tích hẹp
bằng các giống ñậu ñịa phương, sau ñó ñược lan rộng khắp cả nước. Sau năng
1954 mặc dù có những ñiều kiện thuận lợi hơn, nhưng nghiên cứu về ñậu
tương vẫn còn hạn chế (Nguyễn Ngọc Thành, 1996).
Vùng trung du, ñồng bằng Bắc Bộ ñến Thanh Hóa hàng năm, trong
ñiều kiện có tưới hoàn toàn có khả năng sản xuất 3 vụ cây xứ nóng trong năm
như: Lúa Xuân - Lúa Mùa sớm - Cây vụ ðông (ngô, khoai lang, ñậu
tương,….) hoặc 4 vụ trong năm như: Lúa Xuân - Lúa Mùa sớm - ðậu tương
ðông - Rau các loại, trong tương lai Lúa ðông Xuân và Lúa Mùa chính hay
Mùa muộn của vùng này sẽ ñược thu hẹp lại (Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
nghiệp Việt Nam, 1988).
Hiện tại cả nước ñã hình thành 7 vùng sản xuất ñậu tương. Trong ñó,
diện tích trồng lớn nhất là trung du miền núi phía Bắc (chiếm 37,1% diện tích
trồng cả nước), tiếp theo là vùng ñồng bằng sông Hồng với diện tích là 27,21%
(Ngô Thế Dân và cs 1999). Năng suất ñậu tương cao nhất nước ta là vùng ñồng
bằng sông Cửu Long, bình quân 22,29 tạ/ha trong vụ ðông Xuân và 29,71
tạ/ha trong vụ Mùa. Vùng trung du và miều núi phía Bắc, nơi có diện tích ñậu
lớn nhất nước ta lại là nơi có năng suất thấp nhất, chỉ ñạt 10 tạ/ha. Theo nghiên
cứu của Lê Quốc Hưng (2007), nước ta có tiềm năng lớn ñể mở rộng diện tích
trồng ñậu tương ở cả 3 vụ: Xuân, Hè và vụ ðông với diện tích có thể ñạt ñược
là 1,5 triệu ha, trong ñó miền núi phía Bắc khoảng 400 nghìn ha.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



9

Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ñậu tương ở Việt Nam
trong những năm gần ñây.
Năm Diện tích (nghìn ha)

Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (nghìn tấn)
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
140,3
158,6
165,6
183,8
204,1
185,6
187,4
192,1
147,0
197,8
215,0

12,38
12,96
13,27
13,38
14,34
13,91
14,70
13,93
14,64
15,01
16,00
173,70
205,60
219,70
183,80
292,70
258,10
275,50
276,60
215,20
296,90
350,00
(Nguồn: FAOSTAT.FAO.ORG. cập nhật ngày 21 tháng 12 năm 2012)
Số liệu bảng 2.1 cho thấy, diện tích trồng và năng suất ñậu tương tăng
ñáng kể nên sản lượng ñậu tương của cả nước tăng trên 1,7 lần chỉ trong 11
năm. Tuy nhiên năng suất trung bình của nước ta còn thấp hơn rất nhiều so
với năng suất trung bình của thế giới (25,55 tạ/ha) (Binke and Teruo Higa,
2003). Vì vậy, phải tìm biện pháp nâng cao diện tích của ñậu tương trong
nước và ñẩy mạnh công tác chọn tạo giống năng suất cao và hoàn thiện kỹ
thuật thâm canh cho cây ñậu tương mang tính chiến lược và bền vững.

2.2.2. Tình hình sản xuất ñậu tương trên thế giới
Cây ñậu tương có khả năng thích ứng rộng nên ñược trồng ở khắp các
châu lục cũng như các nước trên thế giới. Cây ñậu tương ñược trồng tập trung
ở các nước có vĩ ñộ từ 480 vĩ ñộ Bắc ñến 300 vĩ ñộ Nam (Nguyễn Xuân
Hiểm, 2000).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


10
Bảng 2.2. Diện tích, sản lượng và năng suất ñậu tương trên thế giới.
Năm Diện tích (triệu ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (triệu tấn)
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
76,80
78,96
83,64
91,59

92,52
95,28
90,13
96,44
99,37
102,38
102,99
23,20
23,00
22,79
22,44
23,18
23,29
24,37
23,98
22,44
25,55
25,33
178,25
181,68
190,65
205,51
214,48
221,92
219,68
231,22
222,99
261,58
260,92
(Nguồn: FAOSTAT.FAO.ORG. cập nhật ngày 21 tháng 12 năm 2012)

ðậu tương là cây quan trọng hàng ñầu trong những cây ñược sử dụng
ñể lấy dầu trên thế giới, có giá trị dinh dưỡng và giá trị kinh tế cao. Những
năm 1970, diện tích trồng ñậu tương trên thế giới tăng ít nhất 2 lần so với
những cây trồng lấy dầu khác.
Hiện nay, sản xuất ñậu tương ñã ñược mở rộng ở nhiều quốc gia khác
nhau trên thế giới, tuy nhiên vẫn tập chung chủ yêu ở các nước: Hoa Kỳ,
Braxin, Achentina và Trung Quốc, chiếm 90 – 95% tổng sản lượng ñậu tương
trên thế giới (Ngô Thế Dân và cs 1999). Tính ñến năm 2001, diện tích ñậu
tương của thế giới là 76,13 triệu ha, tập chung nhiều nhất ở châu Mỹ
(73,03%), tiếp ñến là chây Á (23,15%). Các nước có nhiều diện tích trồng ñậu
tượng là: Hoa Kỳ, Braxin, Achentina, Trung Quốc, Indonexia, Nhật Bản và
Liên Xô cũ,… (Trần Văn Lài và Cs, 1993). Cây ñậu tương trở thành 1 trong 4
cây trồng chính ñứng sau lúa mì, lúa nước và ngô (Trần Văn ðiền, 2007) có
tốc ñộ tăng trưởng cao cả về diện tích, năng suất và sản lượng.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


11
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất và sản lượng của một số nước trên thế giới
3 năm trở lại ñây
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Tên nước
Diện
tích
(Triệu
ha)
Năng
suất
(ta/ha)


Sản
lượng
(Triệu
tấn)
Diện
tích
(Triệu
ha)
Năng
suất
(ta/ha)

Sản
lượng
(Triệu
tấn)
Diện
tích
(Triệu
ha)
Năng
suất
(ta/ha)

Sản
lượng
(Triệu
tấn)
Hoa Kỳ
Braxin

Achentina
Trung Quốc
30,22
21,25
16,39
9,13
26,72
28,16
28,22
12,03
80,75
59,83
46,24
15,54
30,91
21,75
16,77
9,19
29,58
26,36
18,48
16,3
91,42
57,43
30,99
14,98
31,05
23,29
18,13
8,52

29,22
29,42
29,05
17,71
90,61
68,52
52,68
15,08
(Nguồn: FAOSTAT.FAO.ORG. cập nhật ngày 21 tháng 12 năm 2011)
Xét trên cả 3 mặt: Diện tích trồng, năng suất và sản lượng ñậu tượng
trên toàn thế giới, Hoa Kỳ là nước ñứng ñầu. Cụ thể: Cho tới năm 2010, diện
tích gieo trồng ñậu tương của Hoa Kỳ lớn gần xấp xỉ 4 lần, năng suất cao gấp
1,6 lần và sản lượng cao gấp 6 lần so với diện tích, năng suất và sản lượng của
Trung Quốc (Quốc gia ñứng ñầu Châu Á về ñậu tương). Hiện nay, Hoa Kỳ
vẫn là quốc gia xuất khẩu ñậu tượng lớn nhất thế giới, chiếm gần 60% thị
trường xuất khẩu thế giới.
ðứng thứ 2 sau Hoa Kỳ là Braxin. So với Trung Quốc, diện tích gieo
trồng ñậu tương của Braxin lớn gấp 2,7 lấn, năng suất cao gấp 1,7 lần và sản
lượng cao gấp 4,5 lần khi xét tới số liệu thống kê năm 2010.
Achentina là nước sản xuất ñậu tương lớn thứ 3 thế giới.
Ngoài 4 nước nói trên thì Pháp, Úc, Ấn ðộ, Nhật Bản là những nước
sản xuất ñậu tương lâu ñời. 1990 diện tích trồng ñậu tương của Pháp ñạt
135.000 ha, năng suất rất cao (ñạt 36,5 tạ/ha), sản lượng 492.750 tấn (Viện
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


12
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam, 2000).
Tại Nhật Bản, theo Nogata (2000), cây ñậu tương tuy ñã ñược ñưa vào
khoảng 200 năm trước Công nguyên, nhưng phải ñến năm 1960 cây ñậu

tương mới ñược chú ý và phát triển. Diện tích ñậu tương của Nhật Bản năm
1960 là 340 nghìn ha, năng suất 78,5 tạ/ha cao nhất thế giới với giống
Miyagishironma, năm 1997 diện tích ñạt tới 832 nghìn ha (Nguyễn Văn Luật,
2005).
Ở Ấn ðộ, ñậu tương là cây trồng ñược chú ý phát triển khá mạnh. Năm
1997 diện tích trồng ñậu tương là 5,1 triệu ha, năng suất 10,5 tạ/ha và sản
lượng là 5,35 triệu tấn. Thành công ñáng kể trong những năm gần ñây của Ấn
ðộ là áp dụng giống mới và kỹ thuật thâm canh nên năng suất bình quân ñã
tăng gấp 2,5 lần ñạt 26,7 tạ/ha (Saleh.N and Sumarno, 2002).
2.3. Cơ sở khoa học và sử dụng phân sinh học cho cây trồng qua ñất.
2.3.1. Cơ sở khoa học của việc sử dụng lân hữu cơ sinh học qua ñất
Hiện nay bước ñi mới trong sản suất nông nghiệp ñó là sản xuất nông
nghiệp tốt, bền vững, thân thiện với môi trường. ðể làm ñược ñiều ñó thì
hướng sử dụng phân bón hữu cơ sinh học dần thay thế cho phân bón vô cơ là
một hướng ñi ñúng mà vẫn bảo ñảm ñược năng suất cho cây trồng.
Theo tác giả Nguyễn Văn Bộ (2001) thì biện pháp ổn ñịnh hàm lượng
hữu cơ trong ñất là vô cùng quan trọng, vì nó làm cho ñất tơi xốp, tăng cường
khả năng giữ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và giảm các yếu tố ñộc hại cho ñất.
Thiết lập hệ thống quản lý dinh dưỡng tổng hợp mà trong ñó dinh dưỡng từ
nguồn cung cấp hữu cơ, phân vi sinh, ñảm bảo cung cấp ñủ về lượng, cân ñối
về tỷ lệ tại từng thời ñiểm theo nhu cầu sinh trưởng của cây nhằm khai thác
khả năng của hệ sinh thái (Nguyễn Văn Bộ, 2001).
Phân hữu cơ là phân gồm những chất bã, chất bài tiết của ñộng vật như:
trâu, bò, heo, …hoặc các xác bã thực vật như rơm, rạ,… Phân hữu cơ phân
chuồng, phân xanh, phân rác,…(Vũ Hữu Yêm, 1995).
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


13
Theo nghiên cứu của tác giả Vũ Quang Thái (1996), ñối với ñất trồng

rau nếu thời gian canh tác lâu dài dẫn làm suy giảm nghiêm trọng ñộ phì
nhiêu của ñất, ñất bị chai cứng, giảm ñộ xốp, ñộ thoáng, giảm khả năng thấm,
thoát nước. Việc bón thuần phân hóa học trong nhiều năm, nhất là phân ñạm
cũng như thuốc bảo vệ thực vật ñã giết nhiều loại vi sinh vật có ích trong ñất,
ñã làm hư hỏng ñất, làm tăng dịch hại trên cây trồng.
Trong sản xuất ñất bền vững, thì hướng lâu dài ñể cải thiện và phục hồi
dần cấu trúc ñất, tăng ñộ phì nhiêu cho ñất, chống chịu các nguồn sâu bệnh từ
ñất tăng hàm lượng chất hữu cơ trong ñất. Các loại phân hữu cơ ñóng vai trò
quan trọng trong việc hồi phục và nâng cao ñộ phì nhiêu cho ñất bị thoát hóa
(Nguyễn Thị Lâm, 2003).
Phân hữu cơ có những tác dụng sau:
- Cải tiến và ổn ñịnh kết cấu ñất.
- Cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho ñất. Việc cung cấp toàn
diện các nguyên tố vi lượng, các vitamin từ phân hữu cơ có tác dụng trong
việc gia tăng phẩm chất nông sản.
- Tăng cường hoạt ñộng của các vi sinh vật trong ñất giúp tăng “sức
khỏe” của ñất vì các sinh vật ñất giúp tăng quá trình chuyển hóa, tuần hoàn
chất dinh dưỡng trong ñất, sự cố ñịnh ñạm, sự phân hủy tồn dư chất bảo vệ
thực vật….
Việc sử dụng phân bón hữu cơ là hướng ñi ñúng, xác ñịnh lâu dài cho
nến sản xuất nông nghiệp bền vững. Kết hợp giữa phân bón hóa học và phân
bón hữu cơ ñã hỗ trợ cho nhau, vừa tăng năng suất cây trồng, bảo vệ môi
trường, lại tăng ñược chất lượng của nông sản.
2.3.2. Nghiên cứu, sử dụng phân hữu cơ sinh học qua ñất trên thế giới và
Việt Nam.
ðể ñạt ñược năng suất cao, phẩm chất tốt thì cây ñậu tương cần ñược
bón ñầy ñủ phân hữu cơ và các loại phân bón khác, vì nó chỉ sinh trưởng phát
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………



14
triển tốt khi ñược ñáp ứng ñầy ñủ các chất dinh dưỡng cần thiết, theo Phạm
Văn Thiều (2006). Lượng phân bón trong thực tế sản xuất tùy thuộc vào từng
chân ñất, cây trồng trước, giống cụ thể mà bón cho phù hợp, không thể có
công thức bón chung cho tất cả các vùng, các loại ñất khác nhau (Trần Thị
Trường và Cs, 2006).
Theo tác giả Võ Minh Kha (1997), khi nghiên cứu tại Việt Nam cho
thấy trên ñất ñồi chua, hàm lượng sắt nhôm cao bón phân lân và phân ñạm có
tác dụng nâng cao năng suất ñậu tương rõ rệt. Theo các tác giả trên ñất tương
ñối nhiều dinh dưỡng, bón ñạm cũng làm tăng năng suất ñậu tương lên 10 -
20%, trên ñất thiếu dinh dưỡng bón ñạm tăng năng suất 40 - 50%. Bón ñạm
có tầm quan trọng ñể có năng suất tối ña nhưng bón nhiều có thể gây dư thừa
NO
3
trong ñất và cây, ảnh hưởng ñến sức khỏe con người nên cần có những
nghiên cứu ñể ñưa ra các khuyến cáo có tác dụng bền vững.
Tác giả Luân Thị ðẹp và cs (1999) khi nghiên cứu về ảnh hưởng của liều
lượng và thời kì bón ñạm ñến khả năng cố ñịnh ñạm và năng suất ñậu tương tại
Thái Nguyên cho thấy: bón ñạm cho giai ñoạn 4 - 5 lá kép với lượng từ 20 - 50
kg N/ha sẽ làm tăng sự phát triển của rễ cũng như tăng lượng nốt sần.
Bón lân làm tăng khả năng hình thành nốt sần cây ñậu tương. Hiệu lực
của lân tùy thuộc vào giống, thời tiết và giai ñoạn phát triển của cây. ðất chua
thường thiếu lân do hàm lượng Fe, AL, Mn cao. Vùng nhiệt ñới thường sản
xuất ñậu tương trên ñất dốc, ñất chua và khô hạn. Trên các loại ñất này, hàm
lượng ñộc tố và nhôm do ñất chua là các yếu tố hạn chế cơ bản cho các loại
cây trồng. Các ñộc tố này ảnh hưởng ñến sự phát triển của rễ và ñặc biệt khả
năng hút lân của cây, theo Alva A. K (1987).
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Dần (1996), trên ñất bạc màu Hà Bắc bón
lân cho lạc và ñậu tương ñem lại hiệu quả kinh tế cao. Nghiên cứu của
Nguyễn Tử Xiêm và Thái Phiên (1998), cho biết hiệu quả của việc bón các

loại phân N, P, K cho cây trồng trên ñất ñồi chua ñược xác ñịnh là P cho hiệu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


15
quả cao nhất. P cũng là một trong các yếu tố hạn chế ñến năng suất các cây
trồng cạn như sắn, lạc, ñậu tương và lúa mỳ.
Hiệu lực của K thường liên quan tới P. Năng suất ñậu tương tăng khi
bón P và K riêng biệt, năng suất cao nhất khi bón kết hợp P, K. Theo Vũ ðình
Chính (1998), trên ñất dốc bạc màu nghèo dinh dưỡng, bón phân cho ñậu
tương với mức 90kg P
2
O
5
/ha trên nền phân 40 kg N/ha ñã làm tăng lượng nốt
sần, số quả chắc/cây và năng suất hạt. Tác giả cho biết tổ hợp phân khoáng
thích hợp nhất cho giống ñậu tương xanh lơ trong ñiều kiện vụ hè tại Hà Bắc
là: 20 kg N + 90 kg P
2
O
5
+ 90 kg K
2
O.
Theo tác giả Ngô Thế Dân và cs (1999), thì ở ñất nghèo kali, ñất cát
ñậu tương phản ứng rõ rệt với phân kali, nhưng ñối với các vùng trồng ñậu
tương tại ñồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long do ñất tương ñối giàu
lượng kali nên hiệu quả bón phân ở vùng này thấp.
Tác giả ðỗ Thị Xô và cs (1996), nghiên cứu về phân bón cho ñậu
tương trong cơ cấu 2 lúa 1 ñậu tương hè trên ñất bạc màu vùng Hà Bắc cho

biết công thức phân bón cho hiệu quả kinh tế cao là 8 tấn phân chuồng + 40
kg N + 60 kg P
2
O
5
+ 40 kg K
2
O.
Theo Dickson (1987), ñã ñưa ra kết luận hàm lượng lân dễ tiêu trong
ñất thấp là yếu tố quan trọng nhất gây ra năng suất thấp ở nhiều nước châu Á
(Dickson.T.P, Moody.W and Haydon. G. F, 1987), nhiều vùng sản xuất ñậu
ñỗ ở Thái Lan có hàm lượng lân dễ tiêu trong ñất thấp, khi ñược bón bổ xung
lân, năng suất tăng lên gấp 2 lần.
Theo Nguyễn Văn Bộ (2001), ở Việt Nam trên ñất phèn nếu không bón
phân lân cây chỉ hút ñược 40 - 50 kgN/ha, xong nếu bón ñủ lân thì cây trồng
có thể hút ñược 120 - 130 kgN/ha.
Theo tác giả Phạm Thị Ngọc Lan (2010), thử nghiệm phân lân sinh học
trên cây lạc cho thấy chế phẩm sinh học có ảnh hưởng tốt ñến các chỉ tiêu
chiều cao cây, trọng lượng tươi, hàm lượng carotenoid, năng suất sinh học và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ………………………


16
năng suất thực thu.
Phân lân hữu cơ sinh học do Noble Hilter sản xuất ñầu tiên tại ðức năm
1986 và ñặt tên là Nitragin. Thành phần của lân hữu cơ sinh học gồm: phân lân
nung chảy hoặc apatit hay photphorit chộn ñều với phân hữu cơ bao gồm phân
chuồng hoai mục, than bùn lên men, chủng vi sinh vật có khả năng phát triển
trong môi trường có chứa canxi photphat; nhôm photphat; sắt photphat; bộ xương,
apatit, photphorit hoặc các hợp chất lân không tan khác (Phạm Văn Toản, 2005).

Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nhu cầu sử dụng phân hữu cơ
sinh học ngày càng tăng. Xuất phát từ những ưu ñiểm vượt trội của phân hữu
cơ sinh học so với phân hóa học. ðảm bảo tăng năng suất cây trồng, không
gây ô nhiễm môi trường, tăng lượng vi sinh vật trong ñất có tác dụng cải tạo
ñất, tăng hàm lượng mùn trong ñất, giảm các yếu tố ñộc hại trong ñất. Góp
phần tăng chất lượng nông sản, nâng cao giá thành ñầu ra.
Chế phẩm sinh học EM do giáo sư Teruo Higa, trường ðại học Tổng
hợp Ryukysu, Okinawa của Nhật Bản nghiên cứu và phát minh ra vào những
năm 70 của thế kỷ 20. Teruo Higa ñã nghiên cứu, phân lập, nuôi cấy, trộn lấn
5 nhóm vi sinh vật có ích là vi khuẩn quang hợp, vi khuẩn lactic, nấm men, xạ
khuẩn và nấm sợi ñược tìm thấy trong tự nhiên tạo ra chế phẩm Effective
Microorganisms (EM) (Binke and teruo Higa, 2003). Các vi sinh vật trong
chế phẩm EM có một hoạt ñộng chức năng riêng của chúng. Do ñều là các vi
sinh vật có lợi, cùng chung sống trong một môi trường, sống cộng sinh với
nhau, cùng hỗ trợ cho nhau nên hoạt ñộng tổng thể của chế phẩm EM tăng lên
rất nhiều ( Nguyễn Quang Thạch và ctv, 2001).
Trong sản xuất nông nghiệp, EM có tác dụng ñối với nhiều loại cây
trồng (cây lượng thực, cây rau màu, cây ăn quả, ) ở mọi giai ñoạn sinh
trưởng phát triển khác nhau. Những thử nghiệm ở tất cả các châu lục cho thấy
rằng EM có tác dụng kích thích sinh trưởng, làm tăng năng suất và chất lượng
cây trồng, cải tạo chất lượng ñất.

×