Tải bản đầy đủ (.ppt) (122 trang)

chú lính chì dũng cảm, cô bé bán diêm, người mẹ.....

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 122 trang )

HANS CHRISTIAN
ANDERSEN
(2/4/1805-4/8/1875)
CHIM SƠN CA VÀ
BÔNG CÚC TRẮNG
(Sách Tiếng Việt lớp 2, tập 2/ 23)
1. Bên bờ rào, giữa đám cỏ dại, có
bông cúc trắng. Một chú sơn ca sà
xuống, hót rằng:
- Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!
Cúc sung sướng khôn tả. Chim
véo von mãi rồi mới bay về bầu trời
xanh thẳm.
2. Nhưng sáng hôm sau, khi vừa
xòe cánh đón bình minh, bông cúc đã
nghe thấy tiếng sơn ca buồn thảm. Thì
ra, sơn ca đã bị nhốt trong lòng.
Bông cúc muốn cứu chim nhưng
chẳng làm gì được.
3. Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt cả đám cỏ
lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng sơn ca. Con chim bị
cầm tù, họng khô bỏng vì khát, rúc mỏ vặt đám cỏ ẩm
ướt. Cúc tỏa hương thơm ngào ngạt an ủi chim. Sơn ca
dù khát, phải vặt hết nắm cỏ, vẫn không đụng đến bông
hoa.
Tối rồi, chẳng ai cho con chim khốn khổ một giọt
nước. Đêm ấy, sơn ca lìa đời. Bông cúc héo lả đi vì
thương xót.
4. Sáng hôm sau, thấy sơn ca đã chết, hai cậu bé
đặt con chim vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất
thật long trọng. Tội nghiệp con chim! Khi nó còn sống


và ca hát, các cậu đã để mặc nó chết vì đói khát. Còn
bông hoa, giá các cậu đừng ngắt nó thì hôm nay chắc
nó vẫn đang tắm nắng mặt trời.
Theo AN – ĐÉC – XEN
(Nguyễn Văn Hải, Vũ Minh Toàn dịch)
Tìm hiểu nghĩa của từ

Sơn ca (chiền chiện): loài chim nhỏ hơn chim
sẻ, hót rất hay; khi hót thường bay bổng lên
cao.

Khôn tả: không tả nổi.

Véo von: (âm thanh) cao, trong trẻo.

Bình minh: lúc mặt trời mới mọc.

Cầm tù: bị giam giữ.

Long trọng: đầy đủ nghi lễ, rất trang nghiêm.

Trắng tinh: trắng đều một màu, sạch sẽ.
CHIA ĐOẠN
Đoạn 1: “Bên bờ rào … bầu trời xanh thẳm”: Cuộc
sống tự do, sung sướng của sơn ca và bông cúc.
Đoạn 2: “Nhưng sáng hôm sau … chẳng làm gì
được”: Sơn ca bị cầm tù.
Đoạn 3: “Bỗng có hai cậu bé … thương xót”:
Trong tù.
Đoạn 4: Phần còn lại: Sự ân hận muộn màng.

PHÂN TÍCH
Nội dung:
Trước khi bị bỏ vào lồng:
- Chim sơn ca tự do bay nhảy, hót véo von, sống
trong một thế giới rất rộng lớn – là cả bầu trời xanh
thẳm.
- Cúc sống tự do bên bờ rào, giữa đám cỏ dại. Nó
tươi tắn và xinh xắn, xoè bộ cánh trắng đón nắng mặt
trời, sung sướng khôn tả khi nghe sơn ca hót ca ngợi
vẻ đẹp của mình.
 Sự hòa hợp của tự nhiên tạo nên một bức tranh sinh
động về cuộc sống gắn kết của muôn loài: động vật và
thực vật khi sống giữa đất trời.

Đoạn 1: Cuộc sống tự do, sung sướng
của sơn ca và bông cúc.
- Nhà văn sử dụng biện pháp nhân hóa
(nhà văn dùng từ “chú” để gọi sơn ca).
- Nhà văn sử dụng câu cảm thán: “Cúc
ơi! Cúc xinh xắn làm sao!” diễn tả cảm xúc
phải thốt nên lời của chim sơn ca hay nói
khác hơn là nhà văn khi đứng trước bông
cúc trắng – một vẻ đẹp của thiên nhiên.
Nghệ thuật:
Đoạn 2: Sơn ca bị cầm tù.
Nội dung:
- Khi xòe cánh chào đón bình
minh vào sáng hôm sau, bông cúc đã
nghe thấy tiếng chim sơn ca buồn bã
vì sơn ca đã bị nhốt vào lồng. Cúc

muốn cứu sơn ca lắm nhưng đành bất
lực.
Nghệ thuật:
- Nhà văn sử dụng biện
pháp nhân hóa (bông cúc
cũng biết “nghe”, biết “thấy”
như con người, sơn ca cũng
biết “buồn thảm” khi mất tự
do.)
Đoạn 3: Trong tù
Nội dung:
Các cậu bé rất vô tình đối với chim sơn ca và bông cúc
trắng:
- Đối với chim sơn ca: Hai cậu bé bắt chim nhốt vào
lồng nhưng lại không nhớ cho chim ăn uống, để chim chết vì
đói và khát.
- Đối với bông cúc trắng: Hai cậu bé chẳng cần thấy
bông cúc đang nở rất đẹp, cầm dao cắt cả đám cỏ lẫn bông
cúc bỏ vào lồng sơn ca.
Kết quả của hành động và sự vui thích nhất thời của
hai cậu bé đã đẩy sơn ca và bông cúc trắng đến chỗ không
bao giờ còn được nhìn thấy “bầu trời xanh thẳm” kia nữa.
 Qua đó, nhà văn còn khắc họa cho chúng ta
thấy tình bạn cao đẹp giữa chim sơn ca và bông cúc
trắng. Mặc dù, cả hai người bạn đang bị cầm tù, mất đi
bầu trời tự do và nguy hiểm đến ngay cả sự sống (đói
và khát) nhưng không vì thế mà sơn ca lẫn bông cúc
nỡ làm hại đến bạn mình: sơn ca dù chết khát, vẫn
không đụng đến bông cúc, và ngược lại, cúc đã giành
hết vẻ đẹp và hương thơm còn lại của mình để an ủi

chim. Sự sống là rất quý giá nhưng không phải vì
muốn sống, muốn thỏa cái đam mê, thú vui thích nhất
thời mà chúng ta lại làm hại đến người khác để mưu
cầu hạnh phúc cho riêng mình.
Đồng thời, nhà văn còn muốn gửi gắm đến một
điều: tất cả mọi việc trong cuộc sống nên để phát triển
một cách tự nhiên thì tốt hơn là phải sống khiên
cưỡng, tù túng.
Nghệ thuật:
- Nhà văn sử dụng biện
pháp nhân hóa (cúc cũng
giống như con người, cũng
biết “an ủi” khi sơn ca tuyệt
vọng, và “thương xót” khi
sơn ca lìa đời.)
Đoạn 4: Sự ân hận muộn màng.
Nội dung:
- Khi thấy sơn ca chết, hai cậu bé đã chôn cất sơn ca
thật long trọng trong một chiếc hộp rất đẹp. Sự ân hận của
hai cậu bé cũng trở thành vô ích khi sơn ca lẫn bông cúc
không thể “sống và ca hát” cũng như “tắm nắng mặt trời”
thêm lần nào nữa.
- Lời trách móc của nhà văn hay của chính những bạn
đọc như chúng ta trước hành động vô tình của hai cậu bé đã
gây ra chuyện đau lòng đối với sơn ca và bông cúc. Mặc dù,
hai cậu bé có ân hận nhưng đã quá muộn màng.
- Hành động của hai cậu bé khi thấy
sơn ca chết: “hai cậu bé đặt con chim
vào một chiếc hộp rất đẹp và chôn cất
thật long trọng”.

 Qua hình ảnh đó, nhà văn muốn
nhắc nhở chúng ta rằng: khi sống trên
đời cần trân trọng những điều quý giá
xung quanh, dù là điều nhỏ nhất. Đừng
để đến khi chúng mất đi, tuột khỏi tầm
tay thì lúc đó mới biết trân trọng, tiếc
nuối.  Vì điều đó đã trở nên vô nghĩa
và quá muộn màng.
Nghệ thuật
- Nhà văn sử dụng câu cảm thán “Tội
nghiệp con chim!”  cảm xúc và thái độ thương
xót của những bạn đọc hay nói khác hơn là chính
bản thân nhà văn trước số phận của sơn ca bé
nhỏ.
- Nhà văn đã nhẹ nhàng gửi gắm lời trách
móc của chính bản thân ông một cách trực tiếp
nhưng qua đó, ông đã để ẩn bài học giáo dục
thật sâu sắc đến cho tất cả chúng ta.
TỔNG KẾT
Nghệ thuật:
- Bài “Chim sơn ca và bông cúc trắng” sử
dụng nghệ thuật nhân hóa: (“chú” – sơn ca, bông
cúc cũng có thái độ và tình cảm như con người)
tạo nên sự gần gũi, quen thuộc, gắn kết với tự
nhiên, nhẹ nhàng đưa trẻ em hòa nhập vào một
đời sống mới.
- Giọng đọc được thể hiện khác nhau ở
từng đoạn tùy theo tâm trạng, tình cảm của nhân
vật trong truyện:


Đoạn 1: giọng vui tươi khi tả cuộc sống tự do
của sơn ca và bông cúc.

Đoạn 2, 3: ngạc nhiên, bất lực, buồn thảm khi kể
về nỗi bất hạnh dẫn đến cái chết của sơn ca và
bông cúc.

Đoạn 4: thương tiếc, trách móc khi nói về đám
tang long trọng mà các chú bé dành cho chim sơn
ca.
Nội dung:
Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết
yêu thương, trân trọng và bảo vệ thiên nhiên: mà
ở trong truyện này là chim sơn ca và bông cúc
trắng. Vì thế, hãy để cho chim được tự do ca hát,
bay lượn trên bầu trời trong xanh. Hãy để cho
hoa được tự do tắm nắng mặt trời. Bởi vì chúng
làm cho cuộc sống thêm tươi đẹp hơn. Đừng đối
xử với chúng vô tình. Hãy sống hòa nhập giữa
thiên nhiên.
Qua đó, câu chuyện còn muốn nhắn gửi
đến bạn đọc: Đừng vì một thú vui nhất thời, chỉ
biết nghĩ đến bản thân mình mà làm hại đến
cuộc sống của người khác. Và, trước khi làm
một việc gì, cũng phải suy nghĩ kĩ để không phải
ân hận về sau.
CON VỊT XẤU XÍ

(Den grimme Aelling)
(Truyện đọc lớp 3)

1. Sắp đến mùa đông, vợ chồng thiên nga cùng
đứa con nhỏ xíu bay về phương Nam tránh rét. Vì đứa
con quá nhỏ và yếu ớt nên chúng phải nghỉ lại dọc
đường. May mắn, ở chỗ dừng chân, chúng gặp một
cô vịt đang chuẩn bị cho đàn con xuống ổ. Hai vợ
chồng liền nhờ cô chăm sóc giùm thiên nga con và
hứa sang năm sẽ quay trở lại đón con.
2. Thiên nga con ở lại cùng đàn vịt. Nó buồn lắm
vì không có bạn. Vịt mẹ thì bận bịu suốt ngày vì phải
kiếm ăn, chăn dắt cả thiên nga con lẫn mười một đứa
con vừa rời ổ. Còn đàn vịt con thì luôn tìm cách chành
chọe, bắt nạt, hắt hủi thiên nga. Đối với chúng, thiên
nga là một con vịt vô tích sự và vô cùng xấu xí: cái cổ
thì dài ngoẵng, thân hình gậy guộc, lại rất vụng về…
Một năm sau, thiên nga bố mẹ trở lại tìm gặp vịt
mẹ. Cả hai vô cùng sung sướng vì thấy thiên nga con
giờ đã cứng cáp, lớn khôn. Thiên nga con gặp lại bố mẹ
cũng vô cùng mừng rỡ. Nó quên luôn những ngày tháng
cô đơn, buồn tẻ trước đây, quên cả cách cư xử chẳng
lấy gì làm thân thiện của đàn vịt con. Nó chạy đến cảm
ơn vịt mẹ, và bịn rịn chia tay với các bạn vịt con để còn
kịp theo bố mẹ lên đường, bay tới những chân trời xa…
3. Mãi đến lúc này, đàn vịt con mới biết con vịt xấu
xí mà chúng thường chê bai, dè bỉu chính là thiên nga,
loài chim đẹp nhất trong vương quốc của những loài có
cánh, đi bằng hai chân. Chúng rất xấu hổ và ân hận vì
đã đối xử không phải với thiên nga.
Theo AN – ĐÉC – XEN
CHIA ĐOẠN
Đoạn 1: “Sắp đến mùa đông … trở lại đón con”:

Hoàn cảnh thiên nga ở lại cùng đàn vịt.
Đoạn 2: “Thiên nga con … chân trời xa”: Tâm
trạng của thiên nga con khi ở cùng đàn vịt và
khi gặp lại bố mẹ.
Đoạn 3: Phần còn lại: Bài học mà đàn vịt con
rút ra.
PHÂN TÍCH

×