Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

thiên nhiên trong truyện tây bắc của nhà văn tô hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (825.8 KB, 52 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




LÊ THỊ NHUNG




THIÊN NHIÊN TRONG
TRUYỆN TÂY BẮC

CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






SƠN LA, NĂM 2014

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC






LÊ THỊ NHUNG




THIÊN NHIÊN TRONG
TRUYỆN TÂY BẮC

CỦA NHÀ VĂN TÔ HOÀI


Chuyên ngành: Lí luận văn học

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Phạm Thị Phƣơng Huyền




SƠN LA, NĂM 2014
LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới cô giáo, Thạc sĩ Phạm Thị
Phƣơng Huyền, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong

khoa Ngữ văn, các cô chú cán bộ Thư viện trường Đại học Tây Bắc, tập thể lớp
K51 ĐHSP Ngữ Văn đã tạo điều kiện giúp đỡ và động viên em trong quá trình
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.


Sơn La, tháng 5 năm 2014
Ngƣời viết

Lê Thị Nhung














MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
4. Mục đích nghiên cứu 5

5. Phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của khóa luận 6
7. Cấu trúc của khóa luận 6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
1.1. Tác phẩm văn học và đề tài của tác phẩm văn học 7
1.1.1. Tác phẩm văn học 7
1.1.1.1. Khái niệm 7
1.1.1.2. Mối quan hệ của tác phẩm văn học 8
1.1.1.3. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học 9
1.1.2. Đề tài của tác phẩm văn học 11
1.2. Tô Hoài và tác phẩm Truyện Tây Bắc 13
1.2.1. Tô Hoài – “một trong những đời văn đẹp của văn học Việt Nam đương
đại ” [9, 208] 13
1.2.1.1. Cuộc đời 13
1.2.1.2. Sự nghiệp văn chương 14
1.2.2. Truyện Tây Bắc 17
1.2.2.1. Xuất xứ 17
1.2.2.2. Giá trị của tác phẩm 17
Tiểu kết 20
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN TÂY BẮC
CỦA TÔ HOÀI 21
2.1. Thiên nhiên vừa mang vẻ hoang sơ, bí ẩn vừa thơ mộng, trữ tình 21
2.1.1. Thiên nhiên mang vẻ hoang sơ, bí ẩn 21
2.1.2. Thiên nhiên mang vẻ thơ mộng, trữ tình 24
2.2. Thiên nhiên gắn với cuộc sống sinh hoạt, đậm sắc thái dân tộc 27
Tiểu kết 30
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ THIÊN NHIÊN TRONG TRUYỆN
TÂY BẮC CỦA TÔ HOÀI 32
3.1. Thiên nhiên Tây Bắc được miêu tả qua những hình ảnh độc đáo 32
3.2. Thiên nhiên Tây Bắc được gợi lên từ những âm thanh riêng biệt 36

3.3. Thiên nhiên Tây Bắc được miêu tả bằng những màu sắc nổi bật và mùi vị
đặc trưng 39
Tiểu kết 42
KẾT LUẬN 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46








1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Tô Hoài là một trong những nhà văn xuất sắc của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Với tám mươi lăm năm tuổi đời, sáu mươi tư năm tuổi nghề, ông
đã có hơn một trăm sáu mươi đầu sách được xuất bản, đây là điều mà ít nhà văn
Việt Nam hiện đại đạt được. Tác giả Phong Lê nhận xét: “Nếu đóng góp của một
nhà văn vào nền văn học dân tộc vào đời sống tinh thần của cộng đồng là ở
phong cách,khối lượng và số lượng của tác phẩm, thì có thể nói: Tô Hoài là một
trong những đời văn đẹp của văn học Việt Nam đương đại” [9, 208]. Tác giả
Vương Trí Nhàn trong Tô Hoài tác gia và tác phẩm cũng nhận định: “Đời văn
của Tô Hoài gợi ra hình ảnh một dòng sông miên man chảy và mang trong mình
cả cuộc sống bất tận” [9, 208].
Tô Hoài là một trong những tác gia lớn có đóng góp quan trọng vào nền văn
học dân tộc với nhiều tác phẩm tiêu biểu đạt cả giá trị nội dung và hình thức.
1.2. Sau Cách mạng tháng 8 - 1945, đặc biệt từ sau kết quả thực tế mà Tô
Hoài đi khắp các chiến trường Tây Bắc, ngòi bút của ông hướng đến đồng bào

dân tộc nơi đây và những sáng tác xuất sắc về đề tài miền núi ra đời: Núi cứu
quốc (1948), Du kích huyện (1948), Ngược sông Thao (1949), Truyện Tây Bắc
(1953), Miền Tây (1964)… Trong đó tập Truyện Tây Bắc đã đạt giải nhất - giải
thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam (1954 - 1955). Đây là một tập truyện xuất
sắc trong văn xuôi kháng chiến, đánh dấu bước phát triển mới của Tô Hoài về cả
hai mặt tư tưởng và nghệ thuật.
1.3. Tô Hoài là một trong những nhà văn viết về miền núi với một phong
cách sáng tạo độc đáo, đặc biệt là nghệ thuật sử dụng ngôn từ, nghệ thuật tả
cảnh, phong tục tập quán, nghệ thuật miêu tả nhân vật, và nghệ thuật trần thuật.
Trong đó, những trang viết miêu tả về thiên nhiên, phong tục tập quán của miền
núi Tây Bắc là những trang viết thành công nhất. Có được điều này là nhờ sự am
hiểu sâu sắc, gần gũi với đời sống nhân dân đồng bào dân tộc và đặc biệt là nhãn
quan sắc sảo, nhạy bén của ông về thiên nhiên và con người nơi đây. Với cái
nhìn chân thực, ông đã hướng ngòi bút của mình vào tái hiện những đặc điểm
của thiên nhiên và hiện thực cuộc sống. Tô Hoài đã thực sự tìm được cho mình
một lối viết rất riêng.

2
1.4. Xuất phát từ thực tế giảng dạy các tác phẩm văn học của Tô Hoài trong
nhà trường phổ thông, khi nghiên cứu, tìm hiểu đề tài: “Thiên nhiên trong
Truyện Tây Bắc của nhà văn Tô Hoài” chúng tôi mong muốn được khám phá,
tìm hiểu cụ thể về đề tài miền núi nói chung và đề tài thiên nhiên nói riêng
trong sáng tác của ông, đặc biệt là qua tập Truyện Tây Bắc nhằm giúp cho người
giảng dạy cũng như người học có thể tham khảo, nghiên cứu và hiểu hơn về
phong cách của nhà văn. Đồng thời bổ sung một cái nhìn toàn diện hơn về giá trị
của các sáng tác viết về đề tài Tây Bắc của Tô Hoài.
2. Lịch sử vấn đề
Tô Hoài bắt đầu sáng tác từ khi còn rất trẻ (hai mươi tuổi). Hơn nữa “vừa
vào nghề sớm, vừa kéo dài tuổi nghề, một sự kéo dài đàng hoàng chứ không
phải lê lết trong tẻ nhạt” (Vương Trí Nhàn). Ông là một nhà văn có sức viết

mạnh, dồi dào “viết bất cứ đâu và viết không ngừng nghỉ” (Đoàn Văn Bổng).
Trong hơn sáu mươi năm cầm bút, Tô Hoài đã có một số lượng tác phẩm
văn chương đồ sộ. Bàn về giá trị văn chương của Tô Hoài xưa nay có rất nhiều ý
kiến đánh giá, tuy nhiên chúng tôi chỉ xin trình bày vắn tắt một số ý kiến liên
quan đến đề tài và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Truyện Tây Bắc của nhà
văn Tô Hoài. Ngay sau khi tác phẩm ra đời đã có nhiều sự cổ vũ và đồng tình từ
phía bạn đọc. Những công trình nghiên cứu về giá trị của tác phẩm tăng nhanh
về số lượng và chất lượng.
2.1. Về giá trị tập Truyện Tây Bắc
Về Tô Hoài và Truyện Tây Bắc đã có đến 90 bài viết của các tác giả nghiên
cứu. Nhìn chung các tác giả đều thống nhất cho rằng: Truyện Tây Bắc là tác
phẩm thành công, đánh dấu sự chuyển biến cả về tư tưởng, nghệ thuật và phong
cách của Tô Hoài. Phong Lê và Vân Thanh là những người rất công phu khi tập
hợp và giới thiệu cuốn sách Tô Hoài về tác gia và tác phẩm. Trong cuốn sách
này hầu hết các tác giả nghiên cứu tập truyện đều chú ý đến Vợ chồng A Phủ và
Mường Giơn với một số bài viết sau:
Trong bài viết về Vợ chồng A Phủ, tác giả Đỗ Kim Hồi cho rằng: “Công
đầu viết về Tây Bắc, đem đến cho người đọc những hiểu biết về miền đất còn xa
lạ này thuộc về Tô Hoài và Truyện Tây Bắc là thành quả đẹp trong mùa thu
hoạch đầu tiên của Tô Hoài trên quê hương văn học mới” [9, 258].

3
Trong bài viết Sáng tác của Tô Hoài, tác giả Vân Thanh cho rằng:
“Thành công của Truyện Tây Bắc còn là sự miêu tả những khung cảnh mang
đậm màu sắc riêng của miền núi. Tô Hoài am hiểu sâu và kể lại khá thành công
những chuyện sinh hoạt như tục lệ đi ở cuông, đi ở rể, chơi hang, tắm suối nước
nóng, cưới vợ, hoặc những cảnh sinh hoạt vui chơi như chơi xuân ,đánh pao,
thổi sáo, thổi kèn. Tất cả những khung cảnh sinh hoạt đó có tác dụng làm nền
cho tính cách nhân vật và đem lại cho người đọc một cảm giác chân thật, tin
cậy” [9, 73]. Ngoài ra tác giả cũng khẳng định “ Truyện Tây Bắc ra đời đánh

dấu bước phát triển mới của Tô Hoài về cả hai mặt tư tưởng và nghệ thuật. Đây
là một tập truyện xuất sắc trong văn xuôi kháng chiến” [9, 67].
Hoàng Trung Thông trong bài Tô Hoài và Truyện Tây Bắc (1957) khẳng
định tác phẩm Mường Giơn đã “ đánh dấu một mốc mới trong sáng tác của Tô
Hoài” , rằng: “Ngòi bút biểu hiện nghệ thuật của Tô Hoài đã vượt xa nhiều tác
phẩm trước của anh” [9, 227]. “Tô Hoài viết Mường Giơn với con mắt của một
nhà thơ. Phong cảnh và con người đẹp đẽ của Tây Bắc được ngòi bút của Tô
Hoài vẽ nên với một sức rung động thơ” [9, 228].
Giáo sư Huỳnh Lý trong bài Truyện Tây Bắc của Tô Hoài nhận định:
“Truyện Tây Bắc là kết tinh tình cảm nồng nàn của nhà văn Tô Hoài đối với con
người và cuộc sống ở biên giới miền Tây Bắc đất nước, là kết tinh quá trình tích
lũy sự hiểu biết của nhà văn về con người và cuộc sống ở đây trước cách mạng
và khi tiếp xúc với cách mạng mà trước kia có thể nói là chưa ai mô tả” [9,
230].
Tác giả Mã Giang Lân trong bài viết của mình có nhận định: “Truyện
Tây Bắc vừa là một bản cáo trạng chất chứa căm hờn tố cáo thực dân phong
kiến miền núi, vừa là bản tình ca, ca ngợi cảnh đẹp, tập quán hay tinh thần cách
mạng, quan hệ giữa người với người, giữa quần chúng và cán bộ ở Tây Bắc
Và tất cả những điều đó đều được thể hiện bằng một bút pháp trữ tình giàu chất
thơ” [ 9, 102].
2.2. Về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Truyện Tây Bắc
Trong bài viết Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài, tác giả Nguyễn Văn Long
nhận định: “Chất thơ thấm đượm trong những bức tranh thiên nhiên giàu màu
sắc tươi sáng và đường nét uyển chuyển và hùng vĩ của Tây Bắc làm nền cho
những sinh hoạt giàu chất trữ tình của con người” [9, 256].

4
Trong bài viết Vợ chồng A Phủ của tác giả Nguyễn Quang Trung, ông
cho rằng: “Tô Hoài quả là sành tả thiên nhiên. Nhà văn chỉ chấm phá vài nét mà
làm hiện lên một đoạn văn đầy màu sắc hội họa, như một mảnh hồn không thể

thiếu của núi rừng Tây Bắc” [9, 275].
Giáo sư Huỳnh Lý có một cái nhìn khá toàn diện về Truyện Tây Bắc,
không chỉ đề cập đến chủ đề, nội dung tác phẩm,còn có những đánh giá sắc sảo
về nghệ thuật: “Khi miêu tả một cảnh đẹp, một cuộc vui, một không khí gia đình
đầm ấm, ông không ngại nói nhiều, ông đưa rất đúng lúc màu sắc, hình ảnh và
nhạc điệu vào khiến cho đoạn văn vừa như một khúc nhạc, một bức tranh, một
bài thơ” [9, 241].
Tác giả Phan Cự Đệ trong bài viết Tô Hoài - nhà văn Việt Nam hiện đại
đã có sự so sánh, đánh giá về đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tô Hoài như
sau: “…. bao giờ cũng cố gắng gắn liền bút pháp hiện thực với màu sắc lãng
mạn trữ tình thơ mộng. Ở một cây bút hiện thực nghiêm ngặt như Ngô Tất Tố,
cái thiên nhiên miền núi có thể chỉ hằn lên những đường nét dữ dội: đàn ngựa
kéo dài qua những quãng kẹt núi dựng, tiếng gió gào quẩn trên đầu sóng cỏ
tranh, chốc lại xô lên lấp cả người cả ngựa. Bóng tối trĩu nặng từng quãng
nhanh và dữ dội… Dưới con mắt của Tô Hoài, thiên nhiên Tây Bắc vừa dữ dội,
lại vừa thơ mộng… ” [9, 86].
Giáo sư Hà Minh Đức trong bài viết Lời giới thiệu tuyển tập Tô Hoài
nhận định: “Tô Hoài giỏi miêu tả thiên nhiên. Thiên nhiên trong tác phẩm của
ông gồm nhiều màu vẻ từ những cảnh thơ mộng gợi cảm đến một thiên nhiên
khắc nghiệt hung dữ. Tô Hoài miêu tả thiên nhiên theo một cách nhìn ngắm tự
nhiên, nhẹ nhàng. Không có những dấu vết ngăn cách khung cảnh thiên nhiên
và bức tranh xã hội. Từ tả người đến tả cảnh, từ xã hội đến thiên nhiên, văn
mạch của ông vận động tự nhiên và biện chứng… Trong tác phẩm của ông
thiên nhiên luôn có mặt và dường như là một nhân vật có cuộc sống, có tâm
hồn. Khi miêu tả thiên nhiên cũng là lúc điệu văn của Tô Hoài đậm màu sắc trữ
tình và giàu chất thơ” [9, 138].
Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Tô Hoài, Trần Hữu Tá cho rằng:
“Tô Hoài có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người,
vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt… tất cả đều hiện lung linh, sống động, nổi rõ
cái thần của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ” [9, 158].


5
Những công trình nghiên cứu nói trên là những gợi ý quý giá giúp chúng tôi
có thêm tư liệu và sự định hướng quan trọng trong quá trình nghiên cứu đề tài này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Khóa luận không đi sâu nghiên cứu vào tất cả những vấn đề của tác
phẩm, mà chỉ chú trọng đến đặc điểm và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền
núi Tây Bắc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là: đặc điểm thiên nhiên miền núi Tây
Bắc, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên và một số vần đề lí luận liên quan đến nội
dung và hình thức của tác phẩm văn học.
- Phạm vi khảo sát: Truyện Tây Bắc (1969) của Tô Hoài, NXB Văn học,
Hà Nội.
4. Mục đích nghiên cứu
Khóa luận nhằm làm rõ những đặc điểm về thiên nhiên Tây Bắc cũng
như nghệ thuật miêu tả đặc sắc của Tô Hoài, góp phần đưa ra sự đánh giá khách
quan về những đóng góp của Tô Hoài về đề tài miền núi nói chung và phong
cách nghệ thuật của ông nói riêng trong văn xuôi hiện đại Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp chủ yếu mà chúng tôi tiến hành khi làm khóa luận này:
5.1. Phƣơng pháp khảo sát tác phẩm
Tác phẩm là căn cứ chính để tiến hành nghiên cứu, vì thế chúng tôi phải
đọc kĩ tác phẩm Truyện Tây Bắc.
5.2. Phƣơng pháp thống kê, phân loại
Sau khi khảo sát tác phẩm, chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại các
đặc điểm của thiên nhiên trong tác phẩm, sau đó tìm ra đặc sắc về nghệ thuật
miêu tả thiên nhiên mà tác giả đã thể hiện trong sáng tác này.
5.3. Phƣơng pháp lịch sử so sánh

Sử dụng phương pháp này để so sánh các tác phẩm viết về đề tài miền núi
trong sáng tác của Tô Hoài. Đồng thời so sánh với các tác phẩm của các nhà văn

6
khác cùng viết về đề tài này. Từ đó đối chiếu, so sánh để thấy được vị trí riêng
của Tô Hoài trong nền văn học Việt Nam hiện đại.
5.4. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Tiến hành phân tích cụ thể các đặc điểm của thiên nhiên miền núi ở nhiều
khía cạnh khác nhau. Sau đó khái quát lên đặc điểm của thiên nhiên và nghệ
thuật miêu tả thiên nhiên. Đồng thời hiểu thêm về phong cách nghệ thuật của
Tô Hoài.
6. Đóng góp của khóa luận
Tiến hành thực hiện khóa luận này chúng tôi mong muốn góp thêm một
cái nhìn khái quát về đặc điểm và nghệ thuật miêu tả thiên nhiên miền núi qua
tập Truyện Tây Bắc. Khóa luận hoàn thành có thể là một tài liệu tham khảo cho
sinh viên khoa Ngữ Văn học tập và nghiên cứu về Tô Hoài.
7. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, thư mục, tài liệu tham khảo, nội dung
chính của khóa luận được triển khai ở 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung
Chương 2: Đặc điểm thiên nhiên trong Truyện Tây Bắc
Chương 3: Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên trong Truyện Tây Bắc













7
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Tác phẩm văn học và đề tài của tác phẩm văn học
1.1.1. Tác phẩm văn học
1.1.1.1. Khái niệm
Trong lịch sử nghiên cứu văn học, tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về tác
phẩm văn học. Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá
nhân hoặc tập thể sáng tạo ra nhằm thể hiện những khái quát về cuộc sống con
người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể thẩm mỹ trước thực tại
bằng hình tượng nghệ thuật. Hiểu theo cách khác, tác phẩm văn học là “đơn vị
sáng tạo của nhà văn, là đối tượng tiếp nhận của bạn đọc, là chỉnh thể trung
tâm của hoạt động văn học” [10, 241]. Hiện thực cuộc sống khách quan qua quá
trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên
trong của nhà văn thành một sự thực văn hóa xã hội gửi gắm trong tác phẩm để
bạn đọc suy ngẫm. Tác phẩm văn học bao giờ cũng là hình ảnh chủ quan của thế
giới khách quan. Sự nghiệp văn học của một người hay một dân tộc, một giai
đoạn lịch sử bao giờ cũng lấy tác phẩm làm cơ sở. Vì thế tác phẩm văn học là
tấm gương khách quan về tầm vóc, tiếng nói nghệ thuật, chiều sâu phản ánh,
trình độ nghệ thuật, tài năng sáng tạo của nhà văn.
Tác phẩm văn học có thể tồn tại dưới phương diện là ngôn bản truyền
miệng hoặc hình thức văn bản được ghi lại bằng văn tự cụ thể; có thể được tạo
thành bằng văn vần (thơ) hoặc văn xuôi; và được xếp vào các thể loại nhất định
như: tự sự, trữ tình, kịch, nhật kí, kí, tùy bút, hay một thể tài văn học nhất định
như: hài kịch, bi kịch, thơ trào phúng, thơ tự do, truyện tiếu lâm, truyện ngắn,
tiểu thuyết, sử thi Chẳng hạn, sử thi Mahabharata của văn học Ấn Độ bao
gồm hơn 74.000 câu thơ và những đoạn văn xuôi dài, tổng cộng khoảng 1,8 triệu

từ và là cuốn thiên sử thi dài nhất trên thế giới, tồn tại ở dạng văn bản cụ thể.
Nhưng có những câu ngắn cũng được coi là một tác phẩm văn học, ví dụ như
tục ngữ, thành ngữ tồn tại theo hình thức truyền miệng.
Mỗi tác phẩm là một hệ thống phức tạp bao gồm hàng loạt các yếu tố thuộc
những bình diện khác nhau như đề tài, chủ đề, tư tưởng, kết cấu, ngôn ngữ, nhân
vật, hình tượng và cốt truyện. Sự kết hợp và tác động lẫn nhau giữa các yếu tố
này khiến tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật, mang tính thống nhất
hữu cơ giữa nội dung thẩm mĩ và hình thức nghệ thuật.

8
1.1.1.2. Mối quan hệ của tác phẩm văn học
Tác phẩm văn học khi đặt trong mối quan hệ với hiện thực phản ánh, nhà
văn và thời đại sẽ giữ vai trò và chức năng riêng. Trong quan hệ với hiện thực
mà nó phản ánh, tác phẩm là nơi lưu giữ những hình ảnh, phản ánh những quy
luật của cuộc sống. Chẳng hạn, Truyện Tây Bắc của Tô Hoài phản ánh công
cuộc đấu tranh giai cấp của nhân dân các dân tộc miền núi chống chế độ áp bức
của phong kiến, thực dân, đồng thời ca ngợi cách mạng đã giải phóng cho nhân
dân Tây Bắc thoát khỏi cuộc đời tối tăm, ca ngợi những con người miền núi,
nhất là lớp thanh niên đã vùng dậy làm chủ cuộc sống của mình, ca ngợi tinh
thần đoàn kết giữa các dân tộc ( HMông, Dao, Thái).
Trong quan hệ với nhà văn, tác phẩm là nơi khẳng định vị trí, tài năng, tầm
ảnh hưởng; là nơi cụ thể hóa những biểu tượng tri thức khách quan để bạn đọc
có thể suy ngẫm. Những tác phẩm vĩ đại nhất của Ph.m.Đôxtôiépxki như: Tội ác
và hình phạt, Chàng ngốc, Lũ người quỷ ám, Người chồng vĩnh cửu, Nhật kí nhà
văn đã khẳng định vị trí, tài năng và ảnh hưởng của của ông đối với văn học
nhân loại. Ông không chỉ là “nhà văn vĩ đại của nước Nga thế kỉ XIX, mà còn là
một trong những người khổng lồ của văn học thế giới. Sáng tác của Đôxtôiépxki
không chỉ có ảnh hưởng rộng lớn đến nhiều thế hệ nhà văn kế tiếp của nhân
loại, mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới tư tưởng và ý thức của con người
trong xã hội hiện đại” [4, 44].

Đặt tác phẩm trong quan hệ với thời đại mà nó ra đời, tác phẩm sẽ góp
phần khẳng định tầm vóc, quy mô, trình độ, ý thức nghệ thuật. Ở thời đại mà tác
phẩm tồn tại (đời sống bạn đọc), nó trở thành một sinh mệnh độc lập, có thể lôi
kéo một bộ phận này, có thể phân hóa một bộ phận khác. Nó có thể sống ngắn
ngủi hơn hoặc lâu hơn đời một nhà văn. Nguyễn Du là nhà thơ nhân đạo tiêu
biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX.
Với tác phẩm Truyện Kiều ông đã có những đóng góp to lớn cho nền văn học
dân tộc về nhiều phương diện nội dung và nghệ thuật. Truyện Kiều ra đời cách
đây hơn 200 năm, tuổi đời của nó tồn tại lâu dài hơn tuổi đời của nhà thơ. Nó
xứng đáng là “kiệt tác số một của văn học Việt Nam, di sản văn học của nhân
loại, là một tập đại thành của truyền thống nghệ thuật, văn hóa Việt Nam…”
[8, 200].


9
1.1.1.3. Nội dung và hình thức của tác phẩm văn học
Dưới góc độ triết học Mác - Lênin mọi sự vật và hiện tượng trong vũ trụ
đều mang nội dung và hình thức. Nội dung là cái chứa đựng bên trong và hình
thức là cái bao bọc bên ngoài. Tác phẩm văn học cũng không nằm ngoài quy
luật đó, bởi vì nó gắn liền với bản chất, chức năng của văn học đối với đời sống,
gắn với quy luật phát triển của văn học. Nó cũng gồm nội dung và hình thức.
Nội dung quyết định hình thức. Hình thức là cái biểu hiện của nội dung.
Nội dung tác phẩm văn học có cơ sở vững chắc từ mối quan hệ mật thiết
giữa văn học và hiện thực. Nó bao hàm cả nhân tố khách quan của đời sống và
nhân tố chủ quan của nhà văn, nó vừa là cuộc sống được ý thức, vừa là sự đánh
giá - cảm xúc đối với cuộc sống đó. Vì vậy, người ta thường nói đến hai cấp độ
của nội dung tác phẩm. Cấp độ thứ nhất là nội dung cụ thể (nội dung trực tiếp,
nội dung phản ánh). Khái niệm này nhằm chỉ dung lượng trực cảm của tác
phẩm. Ðó là sự thể hiện một cách sinh động và khách quan một phạm vi hiện
thực cụ thể của đời sống với sự diễn biến của các sự kiện, sự thể hiện các hình

ảnh, hình tượng, sự hoạt động và quan hệ giữa các nhân vật, suy nghĩ và cảm
xúc của các nhân vật Xuyên qua nội dung cụ thể của tác phẩm, ở một cấp độ
cao hơn, sâu hơn là nội dung tư tưởng (nội dung khái quát, nội dung biểu hiện).
Ðó chính là sự khái quát những gì đã trình bày trong nội dung cụ thể thành
những vấn đề của đời sống và giải quyết những vấn đề ấy theo một khuynh
hướng tư tưởng nhất định.
Như vậy, có thể nói nội dung của tác phẩm là toàn bộ những hiện tượng
thẩm mĩ độc đáo được phản ánh bằng hình tượng thông qua sự lựa chọn, đánh
giá chủ quan của người nghệ sĩ, tức là tiếng nói riêng của nhà văn bao gồm
những cảm xúc, tâm trạng, lí tưởng của tác giả về hiện thực đó.
Nội dung tác phẩm văn học không đơn giản là hiện thực được miêu tả, hoặc
ý nghĩ trừu tượng của nhà văn, mà là quan hệ chủ quan - khách quan được phản
ánh trong tác phẩm. Đó là “cái nội dung toàn vẹn, phong phú, nhiều bình diện
độc đáo của nghệ thuật đòi hỏi phải thể hiện qua hình thức nghệ thuật, chứ
không thể thông báo được bằng lời” [ 10, 251]. Đi tìm hai mặt khách quan và
chủ quan này chính là nội dung của tác phẩm.
Hình thức tác phẩm văn học là một hệ thống các phương tiện và phương
thức thể hiện nội dung. Nó được hợp thành bởi nhiều yếu tố: nghệ thuật sử dụng

10
các chất liệu, phương tiện nghệ thuật, các qui định của loại thể, những biện pháp
kết cấu, cách xây dựng nhân vật, thể hiện hình tượng Tất cả đều nhằm mục
đích biểu hiện trực tiếp và sinh động nội dung của tác phẩm, tạo thành một dạng
tồn tại nhất định của nội dung ấy, qua đó xây dựng tác phẩm thành một chỉnh
thể nghệ thuật thống nhất.
Hình thức của tác phẩm văn học mang tính cụ thể, thẩm mĩ, không lặp lại.
Lấy thể lục bát mà nói, lục bát của Nguyễn Du, của ca dao, của Nguyễn Bính,
của Tố Hữu đều không giống nhau. Lấy bài, thì lục bát trong các bài Bà bủ, Bầm
ơi, Việt Bắc của Tố Hữu đều không giống nhau. Lục bát Bà bủ đầy vẻ dân dã,
thô mộc; lục bát Việt Bắc đã được trau chuốt đến mức tuyệt đỉnh của sự hài

hòa,vẻ hồn hậu của tiếng hát đồng quê.
Hình thức của tác phẩm không chỉ có trong ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện
mà có cả trong nhân vật. Khi nói đến nhân vật, người ta thường phân tích tính
cách, các chi tiết, hành động biểu hiện tính cách đó. Nhưng nhân vật cũng có
hình thức chi phối sự lựa chọn các chi tiết, hành động dùng để miêu tả nhân vật.
Chẳng hạn hình thức nhân vật truyện cổ tích khác hình thức nhân vật văn học
viết. Hình thức nhân vật tự sự, thơ, kịch đều không giống nhau.
Nội dung và hình thức vốn là một phạm trù triết học có liên quan đến mọi
hiện tượng trong đời sống. Hình thức tất yếu phải là hình thức của một nội dung
nhất định và nội dung bao giờ cũng là nội dung được thể hiện qua một hình
thức. Không thể có cái này mà không có cái kia hoặc ngược lại. Tác phẩm nghệ
thuật là một hiện tượng xã hội, cho nên trong những tác phẩm nghệ thuật có giá
trị, nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất khăng khít với nhau. Nói về một
tác phẩm có giá trị, Biêlinxki cho rằng: Trong tác phẩm nghệ thuật, “tư tưởng và
hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như tâm hồn và thể xác, nếu
hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại cũng vậy”
[10, 251].
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức được biểu hiên ở hai mặt: nội
dung quyết định hình thức và hình thức phù hợp nội dung. Trong mối tương
quan giữa nội dung và hình thức, nội dung bao giờ cũng đóng vai trò chủ đạo.
Nó là cái có trước, thông qua ý thức năng động và tích cực của chủ quan nghệ
sĩ, cố gắng tìm một hình thức phù hợp nhất để bộc lộ một cách đầy đủ, hấp dẫn
nhất bản chất của nó. Với bài thơ Tiếng thu, Lưu Trọng Lư đã chia bài thơ làm

11
ba khổ. Cái đặc biệt của bài thơ đó là nó được tổ chức bằng ba câu hỏi, được đặt
bằng phủ định từ “không”:
“Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?


Em không nghe rạo rực
Hình ảnh người chinh phu
Trong lòng người cô phụ.

Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.”[ 2, 27 ].
Với cách tổ chức hình thức bài thơ về mặt từ ngữ như vậy đã giúp nhà
thơ biểu đạt được nội dung một cách thầm kín. Tiếng thu không chỉ là tiếng
buồn, tiếng rạo rực trong lòng người cô phụ mà còn là tiếng lòng đồng cảm
của nhà thơ.
Trên thực tế không dễ dàng các nhà văn thống nhất nội dung và hình thức.
Tuy nhiên trong mối quan hệ giữa nội dung và hình thức thì nội dung vẫn là cái
quyết định. Điều này được thể hiện ở chỗ nội dung là chủ đề được nhận thức, từ
đó nó gợi ra những hình thức phù hợp.
1.1.2. Đề tài của tác phẩm văn học
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Đề tài là khái niệm chỉ loại các hiện
tượng đời sống được miêu tả phản ánh trực tiếp trong sáng tác văn học. Đề tài
là phương diện khách quan của nội dung tác phẩm” [2, 110].
Đề tài bao giờ cũng có giới hạn. Đó có thể là một giới hạn bề ngoài như đề
tài loài vật, đề tài sản xuất, đề tài cải cách ruộng đất, đề tài kháng chiến chống
Mĩ, đề tài tiểu tư sản… Ở giới hạn bề ngoài của đề tài, các phạm trù xã hội, lịch
sử đóng vai trò rất quan trọng. Ở phương diện bên trong, người ta quan tâm đến
cuộc sống nào, con người nào được miêu tả trong tác phẩm. Chẳng hạn, Tắt đèn
thể hiện cuộc sống bế tắc tan vỡ của người nông dân trước Cách mạng tháng

12
Tám. Sống mòn của Nam Cao thể hiện cuộc sống quẫn bách mòn mỏi của tầng
lớp trí thức nghèo. Truyện Tây Bắc của Tô Hoài viết về đề tài miền núi trong sự

đổi thay sau Cách mạng tháng Tám.
Ðề tài gắn bó chặt chẽ với đối tượng nhưng không thể đồng nhất hai khái
niệm này. Ðối tượng là một phần của khách thể mà con người có thể chiếm lĩnh,
phù hợp với một nhu cầu, một năng lực nhất định nhưng là cái nằm bên ngoài
tác phẩm, chưa được chủ thể nhận thức còn đề tài là đối tượng đã thông qua sự
lựa chọn và miêu tả, thể hiện trong tác phẩm của nhà văn. Nói cách khác, đối
tượng là cơ sở của đề tài, là sự khái quát những phạm vi xã hội, lịch sử trong tác
phẩm. Trong tác phẩm văn học, thường không phải chỉ có một đề tài mà có rất
nhiều đề tài liên quan nhau, bổ sung cho nhau để tạo thành một hệ thống đề tài.
Pospelôp cho rằng: “Hệ đề tài là toàn bộ đề tài của tác phẩm hoặc sáng tác”.
Chẳng hạn, Truyện Kiều của Nguyễn Du vừa có đề tài về tình yêu đôi lứa, vợ
chồng, hoạt động nhà chứa, có đời sống quý tộc, có sự nổi loạn chống lại triều
đình, có việc quan lại xử oan, có đề tài báo ân, báo oán… Các đề tài đó gắn bó
chặt chẽ và xoay quanh đề tài về cuộc đời bi thảm của người tài hoa, người phụ
nữ như nàng Kiều. Trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, bên cạnh đề tài về cuộc đời
bi thảm của người nông dân còn có các đề tài khác. Với Nghị Quế, tác phẩm mở
ra mảng đề tài quan nghị, một sản phẩm lố bịch của xã hội thực dân thuộc địa;
với lí trưởng, chánh tổng, tuần đinh, lính lệ, tác phẩm mở ra mảng đề tài bộ máy
cai trị địa phương của bọn quan lại tham lam, ích kỉ, tàn bạo; những đứa con của
chị Dậu tác phẩm mở ra đề tài về cuộc đời của các em bé nghèo khổ Như vậy,
khi nói đến đề tài của một tác phẩm hoặc của văn học nói chung, thực chất
không phải chỉ nói một đề tài mà là cả một hệ thống đề tài.
Ðề tài của tác phẩm thường gắn chặt với hiện thực cuộc sống của thời đại
mà nhà văn đang sống, vì vậy nó mang tính lịch sử xã hội sâu sắc. Tìm hiểu quá
trình phát triển của lịch sử văn học, có thể nhận thấy trong mỗi thời kì lịch sử
khác nhau, thường nổi lên những loại đề tài trung tâm khác nhau. Trong giai
đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX, đề tài về số phận của người phụ
nữ chiếm một vị trí đáng kể trong trào lưu văn học nhân đạo chủ nghĩa Việt
Nam. Trong giai đoạn từ 1945-1975, đề tài về người chiến sĩ cách mạng, về
những người công nhân tiên tiến lại nổi lên hàng đầu. Có những đề tài dường

như thường được lặp đi lặp lại trong văn học ở mọi nơi và mọi thời đại. Chẳng
hạn, đề tài về tình yêu và hạnh phúc, chiến tranh và hòa bình, sự sống và cái

13
chết Có người cho rằng đấy là những đề tài vĩnh cửu của văn học. Thật ra, đó
chỉ là một cách nói. Bởi vì, ngay chính một nhà văn khi viết về một phạm
vi cuộc sống thì đề tài của tác phẩm cũng đã là một cái gì mới mẻ, không lặp lại.
Bên cạnh đó đề tài còn mang tính khách quan tương đối. Ðề tài có tính
khách quan vì bản thân nó chưa thể hiện tính tư tưởng. Những nhà văn có lập
trường tư tưởng khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau vẫn có thể cùng viết một
đề tài. Chẳng hạn cùng viết về đề tài tiểu tư sản, nhưng tác phẩm của Đỗ Đức
Thu thiên về phơi bày sự tầm thường của lối sống viên chức, còn Nam Cao xoáy
vào những cảnh đời xám xịt của lớp trí thức nghèo, sống dở, chết dở. Tính khách
quan của đề tài cũng chỉ mang tính tương đối vì xét đến cùng, đề tài ít nhiều
cũng gắn bó với thế giới tinh thần của nhà văn. Sự quan tâm và hứng thú của
nhà văn đối với một loại đề tài nhất định nào đó nhiều khi cũng xuất phát từ chỗ
đứng, quan điểm tư tưởng, thậm chí từ khuynh hướng chính trị của nhà văn đó.
Đề tài luôn gắn với hiện thực khách quan và cũng chịu sự chi phối của tư
tưởng tác giả, cho nên tính khách quan là chủ yếu nhưng trong đó cũng có một
phần chủ quan. Đề tài là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ đề và xây dựng
những hình tượng, những tính cách điển hình. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp
đề tài , chủ đề hòa quyện với nhau không tách được, như một số tác phẩm ngụ
ngôn, truyện đồng thoại, một số thơ trữ tình… Người tiếp nhận có thể đi thẳng
từ đề tài bên ngoài vào chủ đề, tư tưởng tác phẩm.
1.2. Tô Hoài và tác phẩm Truyện Tây Bắc
1.2.1. Tô Hoài – “một trong những đời văn đẹp của văn học Việt Nam đương
đại ” [9, 208]
1.2.1.1. Cuộc đời
Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen, sinh ngày 27/9/1920. Nguyên quán là
làng Kim An, huyện Thanh Oai, thuộc Hà Tây. Tô Hoài sinh ra và lớn lên ở quê

ngoại - làng Nghĩa Đô, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông cũ, nay là phường Nghĩa
Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ở Nghĩa Đô, có sông Tô Lịch chảy ngang phủ Hoài
Đức nên ông chọn bút danh gắn với hai địa danh này. Khi viết báo, ông còn một
số bút danh như Mắt Biển, Mai Trang, Duy Phương, Hồng Hoa.
Trước cách mạng tháng Tám, thời kỳ Mặt Trận Dân Chủ, Tô Hoài tham
gia phong trào Ái Hữu Thợ Dệt, làm thư ký ban trị sự Hội Ái Hữu Thợ Dệt Hà
Đông, rồi tham gia phong trào phản đế. Năm 1943 ông gia nhập Hội Văn hóa

14
Cứu quốc đầu tiên ở Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, tham gia phong trào
Nam tiến, lên Việt Bắc làm báo Cứu quốc, chủ nhiệm báo Cứu quốc Việt Bắc,
chủ bút Tạp chí Cứu quốc. Từ 1951 về công tác ở Hội văn nghệ Việt Nam.
Sau khi hòa bình lập lại, trong Đại hội nhà văn lần thứ nhất - 1957, ông
được bầu làm Tổng Thư ký của Hội. Từ 1958 - 1980 tiếp tục tham gia Ban Chấp
hành, rồi làm Phó Tổng Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam. Từ 1966 - 1996, ông là
Chủ tịch Hội văn nghệ Hà Nội. Tô Hoài còn tham gia nhiều công tác xã hội
khác: Đại biểu Quốc hội khóa VII, Phó Chủ Tịch Uỷ Ban Đoàn Kết Á - Phi,
Phó Chủ Tịch Hội Hữu Nghị Việt - Ấn, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Hữu Nghị
Việt - Xô.
Tô Hoài không chỉ là một nhà văn có tài mà ông còn là một chiến sĩ cách
mạng, một đảng viên gương mẫu có sức phấn đấu dẻo dai, bền bỉ, bám chắc vào
cuộc sống, luôn có ý thức vươn lên không ngừng.
Nếu nhìn vào tuổi thơ của Tô Hoài, chúng ta khó có thể tìm thấy một sự
chuẩn bị hay một tiền đề nào đưa ông đến với sự nghiệp văn chương. Gia đình
bên nội rất nghèo, ông lớn lên đi học ở quê ngoại, sau này được các dì, mợ dắt
ra làm quen với phố xá Hà Nội. Cũng từ đó Tô Hoài được tiếp xúc với mấy
quyển truyện nôm của các nhà in sách ở phố Hàng Gai, quyển Truyện Kiều
truyền tay bạn bè hay mấy cuốn báo mà anh thợ cửi Nguyễn Sen mượn nhà ông
lý trưởng làng quê đọc lúc nhàn rỗi… tất cả những sự được tạm gọi là chuẩn bị
trên không đủ để đảm bảo chắc chắn rằng con người này đến với nghề cầm bút.

Tuy nhiên sự chuẩn bị từ gia đình và xã hội đến với nghiệp văn là không đáng
kể thì càng khẳng định cái năng khiếu to lớn của ông, khiến cho Tô Hoài chỉ
trong nghề này mới tìm thấy sự thích thảng, thoải mái (Vương Trí Nhàn).
1.2.1.2. Sự nghiệp văn chương
Sự nghiệp văn chương của Tô Hoài có thể chia làm ba giai đoạn lớn:
Trước năm 1945: Ông chủ yêu sáng tác truyện ngắn. Trong số những sáng
tác đầu tiên Tô Hoài gửi báo Hà Nội tân văn được đăng là truyện ngắn Nước
lên, Bụi ôtô (8 -1940), Một đêm sáng trăng suông (9 -1940), Đàn bà (10 -1940),
Tâm sự cô hàng xén (3-12-1940) , Ba bố con (17-12-1940)… Sau khi Hà Nội
tân văn bị đóng cửa, Tô Hoài gặp được ông chủ báo Vũ Đình Long, sắp ra báo
Truyền bá, chuyên cho đối tượng thiếu nhi. Vũ Đình Long yêu cầu Tô Hoài viết
thử truyện Con dế mèn, câu chuyện nhận được sự ủng hộ của độc giả. Ngay sau

15
đó, Tô Hoài được đặt viết tiếp Dế mèn phưu lưu ký dài gấp đôi Con dế mèn, sau
đó gộp hai tác phẩm thành Dế mèn phưu lưu ký in lần đầu 1941. Tô Hoài tiếp
tục khẳng định tài năng của mình trong những truyện ngắn miêu tả thế giới loài
vật. Thế giới ấy hiện lên qua cách nhìn của trẻ thơ như Mụ ngan, O chuột…
Thế giới loài vật luôn là nội dung đặc sắc và độc đáo trong thế giới truyện của
Tô Hoài.
Thời kỳ này, bên cạnh những trang viết cho thiếu nhi, ông còn viết về một
mảng đề tài khác: vùng quê Bưởi - ven đô. Một vùng quê đã có sự xâm nhập
của lối sống thành thị nhưng vẫn còn xa cách biệt lập với thành thị. Qua những
trang viết này thể hiện ông là người có tâm hồn gắn bó với quê nghèo, với
những con người chân lấm tay bùn. Trước năm 1945, ngòi bút Tô Hoài có cùng
lúc hai đối tượng phản ánh. Một bên là cuộc sống xung quanh mình - miền quê
sát gần thành thị đã không còn mấy sự yên lành thơ mộng bởi túng đói, thất
nghiệp, ly tán… và một bên là thế giới riêng - thế giới loài vật với những ước
mơ , tưởng tượng và khát vọng. Hai mảng đề tài này hội tụ, thống nhất trong
một thế giới nghệ thuật chung của Tô Hoài.

Sau năm 1945: Cách mạng tháng Tám đã tạo ra một bước chuyển biến
trong tư tưởng và sáng tác của Tô Hoài. So với nhiều nhà văn hiện thực khác Tô
Hoài là một trong số ít những nhà văn không phải trăn trở, ngập ngừng trước
trang giấy. Ông đã có thể kịp thời bám sát các vấn đề mới của đời sống và viết
thành công nhiều tác phẩm, góp phần vào bước chuyển chung của văn xuôi sau
cách mạng. Ở thời kỳ này, sức sáng tạo nghệ thuật của ông tăng tiến cả về số
lượng lẫn chất lượng. Đánh dấu sự đổi mới trong sáng tác của ông ở giai đoạn
này trước hết là đề tài: cuộc sống với những đổi thay và cách mạng của đồng
bào dân tộc thiểu số. Làm báo Cứu quốc Việt Bắc, Tô Hoài có điều kiện tham
gia, đi sâu vào đời sống các dân tộc miền núi như một cán bộ quần chúng thực
thụ. Núi cứu quốc gồm bốn truyện: Đồng chí Hùng Vương, Nà Lôộc, Tào
Lường, Công tác xã được Tô Hoài viết trên những kết quả thâm nhập vào các
làng Tày, làng Dao, ở núi Phia Boóc (Bắc Cạn) và cá bản Cốc Phường, Vàng
Kheo, Pích Cáy, Khuổi Buồm… Năm 1949, Tô Hoài viết Ngược sông Thao;
1951 viết Chính phủ tạm vay và Xuống làng.
Năm 1952, Tô Hoài chuyển công tác ở Hội văn nghệ, sau đó theo bộ đội
vào giải phóng Tây Bắc trong chiến dịch Tây Bắc, ông đã viết: “Giải phóng tới
đâu, tôi đi sâu tìm hiểu các khu du kích tới đó, bắt đầu là lên cùng du kích các

16
dân tộc Mường, Dao, Thái trắng ở Bản Thái và Ngọn Lao thuộc châu Phù Yên,
rồi qua khu du kích 99, sang Trạm Tấu, lên Tú Lệ, lên châu Than Uyên, châu
Quỳnh Nhai, qua châu Tuần Giáo và châu Điện Biên, rồi lại từ các khu du kích
dân tộc HMông xuống qua những vùng mới giải phóng, các làng dân tộc Thái
trên cả bốn cánh đồng phì nhiêu của Tây Bắc” [9, 152]. Những chuyến đi tiếp
nối chuyến đi, vốn sống được tích lũy ngày càng dồi dào. Mối quan hệ giữa
người nghệ sĩ và các nguyên mẫu thực tại ngày càng mật thiết. Thêm vào đó,
một trong những chủ trương chiến lược của Đảng trong những giai đoạn cách
mạng cụ thể được công bố rõ ràng, giúp nhà văn nhận thức hiện thực sâu sắc để
có thể sáng tác tốt hơn. Đó là những cái vốn lớn để một năm sau - năm 1953,

Tô Hoài viết xong Truyện Tây Bắc và hai năm sau tác phẩm được giải nhất về
văn xuôi Giải thưởng văn học 1954 - 1955 của Hội văn nghệ Việt Nam.
Sau tập truyện này ông còn viết nhiều bút ký phóng sự như: Lên Sùng Đô, Nhật
ký vùng cao, Trở lại cao nguyên Đồng Văn, Những làng Dao ở Viễn Sơn…
Những năm sáu mươi, Tô Hoài muốn thử sức mình ở một phương thức
mới, một tư duy mới về phản ánh và khái quát hiện thực - một hiện thực đang
đổi thay và luôn biến động. Ông tìm đến một thể loại mới cho mình đó là tiểu
thuyết. Và Miền Tây đã ra đời với một hiện thực: công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở miền núi Tây Bắc. Vẫn chuyện Tây Bắc nhưng giờ đây là chuyện đối
sánh giữa mới và cũ, trước và sau, xưa và nay. Miền Tây đã được một giải
thưởng quý - Giải thưởng Hội nhà văn Á - Phi năm 1972 thật xứng đáng với
tâm huyết và công sức của Tô Hoài. Về đề tài vùng cao vẫn còn tiếp tục với:
Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ (1971) , Họ Giàng ở Phìn Sa (1984) , Nhớ Mai Châu
(1988). Trong khi nhiều cây bút đã bỏ cuộc với đề tài miền núi thì Tô Hoài vẫn
theo đuổi đề tài đó với một hứng thú và kiên nhẫn phi thường.
Về đề tài miền núi, Tô Hoài luôn có những trang viết hay khi miêu tả
thiên nhiên và cảnh sinh hoạt với sắc thái riêng của miền núi nhất là miền núi
của cách mạng, miền núi của sự đổi thay trong hai chế độ.
Sau năm 1990: Nếu như Tô Hoài thành công ở mảng đề tài miền núi và
xứng đáng là nhà văn của miền núi thì với mảng đề tài Hà Nội, ông cũng rất
thành công. Trước cách mạng Tô Hoài có viết về Hà Nội, nhưng không gian
nghệ thuật chủ yếu thu hẹp trong phạm vi vùng kẻ Bưởi - quê ông. Giờ đây,
trong sáng tác của ông, quy mô hiện thực rộng lớn hơn cả về không gian lẫn thời
gian. Đó là Hà Nội đầu thề kỷ XX với những công cuộc đấu tranh quật khởi

17
chống Pháp ngấm ngầm hay công khai (Quê nhà - tiểu thuyết; Câu chuyện bờ
đầm sau của miếu Đồng Cổ - truyện ngắn). Đặc biệt với tiểu thuyết Mười năm
Tô Hoài đã dựng lại một thời kỳ lịch sử dữ dội và phức tạp, đau thương nhưng
sôi động của thời kỳ Mặt trận Dân chủ đến cách mạng tháng Tám. Hà Nội trong

những ngày xây dựng chủ nghĩa xã hội được ông dụng công miêu tả trong Phố
(truyện ngắn), Những ngõ phố, người đường phố (tiểu thuyết).
Trong giai đoạn này, Tô Hoài còn tập trung ở mảng hồi ức. Năm 1992 với
Cát bụi chân ai , năm 1999 với Chiều chiều gần như là sự tiếp tục và xen cài
những mảng hồi ức kỷ niệm của nhà văn: kỷ niệm với nghề nghiệp, kỷ niệm với
đồng nghiệp với nhiều hoạt động trong xã hội đời thường.
Tóm lại, qua sự nghiệp văn chương và hiện thực cuộc sống của ông bạn
đồng nghiệp cũng như bạn đọc đều nhận thấy một Tô Hoài với bàn chân dẻo dai
, ngòi bút cần mẫn, tấm lòng say mê, tận tụy đầy tâm huyết với nghiệp văn của
mình : một Tô Hoài của thiếu nhi, một Tô Hoài của Hà Nội và một Tô Hoài của
miền núi.
1.2.2. Truyện Tây Bắc
1.2.2.1. Xuất xứ
Mùa thu năm 1952, Tô Hoài đi với bộ đội vào giải phóng Tây Bắc. Nhà
văn vào sâu các khu du kích của Sơn La, Lai Châu đi khắp những vùng du kích
hiểm trở nhất, cùng bộ đội chủ lực đánh tan nhiều đạo quân và đồn bốt địch. Cái
kết quả lớn nhất của chuyến đi tám tháng ấy theo Tô Hoài là “đất nước và người
miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá, tôi không thể bao giờ quên”
[9, 231] và hình ảnh Tây Bắc “đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét,
thành người , thành việc trong tâm trí tôi”. Đó chính là động lực mạnh mẽ thúc
đẩy Tô Hoài viết Truyện Tây Bắc. Cuối năm 1953, Truyện Tây Bắc ra đời đánh
dấu bước phát triển mới của Tô Hoài cả về mặt tư tưởng và nghệ thuật. Đấy là
một tập truyện xuất sắc trong văn xuôi kháng chiến, được giải nhất về tiểu
thuyết năm 1954 - 1955 của Hội văn nghệ Việt Nam.
1.2.2.2. Giá trị của tác phẩm
Trong Truyện Tây Bắc, Tô Hoài viết về ba dân tộc là Thái, Mường, HMông
với ba truyện Cứu đất cứu mường, Mường Giơn và Vợ chồng A Phủ. Không
phải ngẫu nhiên mà tác giả chọn ba truyện trong đó ba dân tộc chính vùng Tây
Bắc đóng vai trò trung tâm tích cực. Tác giả muốn cho người đọc thấy họ đều có


18
thù không đội trời chung với giặc Pháp và phong kiến miền núi, đều có tinh thần
cách mạng và khả năng đoàn kết với nhau. Truyện Tây Bắc phản ánh cuộc đấu
tranh giai cấp của nhân dân các dân tộc miền núi chống chế độ áp bức của phong
kiến, thực dân. Đồng thời ca ngợi cách mạng đã giải phóng cho nhân dân Tây
Bắc thoát khỏi cuộc đời tối tăm; ca ngợi những con người miền núi, nhất là lớp
thanh niên đã vùng dậy làm chủ cuộc sống của mình; ca ngợi tinh thần đoàn kết
giữa các dân tộc.
Ánh sáng của cách mạng đã làm thay đổi hai cuộc đời, hai thế hệ. Trong
Cứu đất cứu mường, bà Ảng nhân vật chính được Tô Hoài miêu tả khác nhau
giữa hai cuộc đời mới và cũ. Cô Ảng khi còn trẻ đẹp và tài giỏi nức tiếng ở
Mường Cơi nhưng lại phải lấy một ông lão sáu mươi tuổi, rồi lão chết, cô phải
hầu hạ hết tên quan này đến quan khác. Lúc có con không quan nào chịu nhận.
Cô mang tội chửa hoang phải nộp làng hai mươi đồng bạc xòe, theo lệ làng cũng
không có ruộng cày nên cô phải bán con đi. Thời gian đã khiến cô Ảng xinh đẹp
ngày nào trở thành một bà lão. Khi ánh sáng cách mạng đến với bà Ảng từ khu
du kích Phiềng Sa. Bà đã được tự do làm chủ cuộc đời mình.
Trong Mường Giơn, ông Mờng tiêu biểu cho người nông dân nghèo miền
núi: lầm lì, ít nói nhưng gan góc bướng bỉnh, đối với giặc bề ngoài có vẻ sợ sệt
nhưng bên trong thì chất chứa căm thù và có tinh thần bất khuất. Tâm hồn ông
chất phác, chân thật nhưng không bao giờ tin lũ giặc. Ông hiểu rằng: “Ở với
quân ác thì không thể nhìn mặt nhau được” và “Làng mày rào nổi nhưng cái
bụng người ta mày không rào nổi đâu” [7, 119].
Tô Hoài còn nhấn mạnh sự đổi thay về nhận thức và hành động nhờ cách
mạng trong hình ảnh lớp thanh niên mới như Sạ, Ính, A Phủ, Mỵ. Ở Sạ, người
thanh nên nông dân luôn cay cực với số phận ở rể của mình, yêu tha thiết nhưng
vẫn bị gò bó trong tục lệ phong kiến. Khi giặc về, tình yêu đổ nát, cuộc đời anh
tưởng không còn nữa. Nhưng khi được bộ đội cứu thoát và rèn luyện anh đã trở
thành người cán bộ về gây cơ sở ở làng. Ra đi Sạ mang mối thù giặc và tình yêu
thương đồng bào bên mình. Một nhân vật cũng được Tô Hoài chú ý nhiều trong

truyện Mường Giơn đó là nhân vật Ính, cô gái ngây thơ tinh nghịch nhưng lại
mang trong mình những yếu tố của con người mới. Ính đã tự động làm địch vận.
Ính bất chấp thành kiến, tập tục, những lời mỉa mai, đã đi cày như đàn ông.
Trong đấu tranh Ính khôn khéo nhưng kiên quyết, bảo vệ tiết trinh của mình một

19
cách gắt gao. Trong mọi quan hệ, Ính vẫn giữ được những nét ngây thơ, trong
trắng, hồn nhiên của cô gái trẻ mới bước vào đời.
Trong Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã xây dựng hai nhân vật chính là Mỵ và
A Phủ. Con đường đi và số phận của hai thanh niên HMông này khá tiêu biểu
cho vận mệnh lịch sử của nhân dân các dân tộc thiểu số miền núi trong cách
mạng. Đấy là con đường từ đấu tranh tự phát đến đấu tranh tự giác đấu tranh
chống đế quốc phong kiến, từ trong đau khổ tăm tối vươn ra ánh sáng, dưới sự
dìu dắt của cán bộ đảng. Tập truyện như một bản cáo trạng chất chứa hờn căm
của Tô Hoài nói riêng và đồng bào Tây Bắc nói chung đối với phong kiến miền
núi và thực dân. Chúng là những kẻ đã cướp phá tình yêu, tước đoạt sắc đẹp,
chiếm rừng, đoạt ngô thóc, bắt trâu lợn, chặn sông suối, lùng người để cướp giết.
Chúng đánh người già cả, bắt con gái làm trò chơi, tổ chức sòng bạc, nhà thổ ở
tận nơi chưa hề có…
Truyện Tây Bắc là thành công xuất sắc, khẳng định bước phát triển mới của
phong cách sáng tạo Tô Hoài. Ông miêu tả chân thực và cụ thể quá trình giác
ngộ cách mạng của những người dân miền núi theo hướng đi lên, theo quy luật
vận động biện chứng của cuộc đấu tranh cách mạng: Có áp bức, có đấu tranh.
Các dân tộc anh em đang chuyển mình theo cách mạng. Truyện Tây Bắc không
chỉ có ý nghĩa như một bản cáo trạng chất chứa hờn căm với tội ác của thực dân
và phong kiến mà nó còn là một bản tình ca bao trùm cảnh và người Tây Bắc.
Cảnh núi rừng miền Tây hiện lên vừa hoang sơ, khắc nghiệt vừa thơ mộng trữ
tình. Một thiên nhiên gắn bó với đời sống con người và mang đậm màu sắc dân
tộc. Đặc biệt nó là môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người.
Để đạt thành công vừa nói trên, ngoài tấm lòng nhà văn, phải nói đến

những đóng góp về bút pháp nghệ thuật. Sáu mươi năm cầm bút, ngòi bút Tô
Hoài đã trở nên thành thạo, linh hoạt, thích nghi từng hoàn cảnh, trường hợp.
Khi miêu tả một cảnh đẹp, một cuộc vui, không khí gia đình đầm ấm,ông biết
cách kết hợp màu sắc, hình ảnh, nhạc điệu vào khiến đoạn văn vừa như một
khúc nhạc, một bài thơ, một bức tranh. Khi nói về không khí nổi dậy chống phá
địch của đồng bào lời văn ông dồn dập, khúc chiết.
Truyện Tây Bắc còn lôi cuốn người đọc bởi chất thơ đậm đà , trong sáng.
Hoàng Trung Thông đã nhận xét rằng: “Phong cảnh và con người đẹp đẽ của
Tây Bắc được ngòi bút của Tô Hoài vẽ nên với một sức rung động thơ”

20
[7, 228]. Chất thơ ấy toát lên từ nội dung tác phẩm, chất thơ ấy còn thấm đượm
trong bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc tươi sáng và đường nét uyển chuyển
của núi rừng Tây Bắc, làm nền cho những cảnh sinh hoạt giàu chất trữ tình của
con người.
Tiểu kết
Khi nghiên cứu về văn học nói chung hay một tác giả nói riêng, tác phẩm
được coi là đối tượng xem xét trực tiếp và chủ yếu. Chỉ từ tác phẩm mới mở ra
các bình diện để phân tích khác: tác phẩm với tác giả, tác phẩm với hiện thực,
thời đại, tác phẩm với người đọc, với truyền thống văn hóa, tư tưởng, nghệ
thuật. Đối với từng tác phẩm, nội dung và hình thức là phạm vi chủ yếu thể hiện
giá trị tư tưởng và nghệ thuật của nó. Hai yếu tố này có mối quan hệ gắn bó mật
thiết với nhau. Nhà văn Xô Viết Lêônốp đã khái quát: “Tác phẩm nghệ thuật
đích thực, nhất là tác phẩm ngôn từ, bao giờ cũng là một phát minh về hình thức
và một khám phá về nội dung” [10, 258]. Trong nội dung tác phẩm, đề tài đóng
một vai trò quan trọng. Nó là cơ sở để nhà văn khái quát những chủ đề và xây
dựng những hình tượng, những tính cách điển hình.Mỗi tác giả luôn tìm cho
mình những đề tài để phát huy khả năng sáng tạo văn chương,khai phá những
vùng đất văn học mới.
Tô Hoài là nhà văn có sự gắn bó sâu sắc với đề tài miền núi. Nó đã trở

thành một “vùng quê” thân thuộc để nhà văn có nguồn cảm hứng sáng tác, viết
nên những tác phẩm lớn, xứng đáng với hiện thực lớn lao của miền núi. Ông
được đánh giá là người đi tiên phong và thành công trong việc khai phá vùng đất
vốn bị bỏ quên trong văn học. Ở mảng đề tài này, Tô Hoài có những khám phá
độc đáo, hấp dẫn về thiên nhiên và con người miền núi Tây Bắc. Trong phạm vi
đề tài này chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu về đặc điểm và nghệ thuật miêu tả
thiên nhiên được tái hiện trong tập Truyện Tây Bắc.





×