Tải bản đầy đủ (.ppt) (17 trang)

Slide các khái niệm cơ bản thuộc nội dung kiểm toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.23 KB, 17 trang )

Chương 5: Các khái niệm cơ
bản thuộc nội dung kiểm toán
1. Gian lận và sai sót
2. Trọng yếu và rủi ro kiểm toán
3. Chứng từ kiểm toán, bằng chứng kiểm
toán, cơ sở dẫn liệu và hồ sơ kiểm toán
1. Gian lận và sai sót
a. Gian lận

Khái niệm:

Gian lận là hành vi cố ý lừa, giấu giếm,xuyên tạc sự thật với mục đích tư
lợi

Trong lĩnh vực tài chính kế toán, gian lận là sự trình bày sai lệch có chủ ý
các thông tin tài chính trên Báo cáo tài chính do Hội đồng quản trị hoặc
nhân viên thực hiện hay người thứ 3 thực hiện

Nguyên nhân dẫn đến hành vi gian lận:

Có sự xúi giục

Cơ hội thuận lợi

Thiếu tính liêm khiết

Hình thức gian lận

Làm giả mạo chứng từ, sổ sách kế toán

Tham ô



Cố tình bỏ sót các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,

Chủ động áp dụng sai chế độ kế toán tài chính
1. Gian lận và sai sót
b. Sai sót

Khái niệm:

Sai sót là lỗi không cố ý

Trong lĩnh vực tài chính kế toán, sai sót là sự trình bày sai lệch không có
chủ ý các thông tin trên BCTC do nhân viên thực hiện

Hình thức sai sót:

Sai sót về số học

Bỏ sót hoặc hiểu sai một sự việc một cách vô tình

Áp dụng sai nguyên tắc, chế độ kế toán tài chính



Nguyên nhân sai sót

Thiếu năng lực do trình độ chuyên môn hạn chế

Lề lối làm việc cẩu thả, thiếu thận trọng


Sức ép công việc và thời gian làm việc

1. Gian lận và sai sót
c. Mối quan hệ giữa gian lận và sai sót

Giống nhau:

Đều là hành vi sai phạm

Trong lĩnh vực tài chính kế toán, đều làm lệch lạc thông tin, phản ánh sai
thực tế.

Bất cứ ai thực hiện hành vi gian lận và sai sót thì trách nhiệm luôn liên đới
tới nhà quản lý tài chính kế toán nói riêng và nhà quản lý nói chung.

Khác nhau:
Tiêu chí Gian lận Sai sót
Ý thức Hành vi cố ý Hành vi không cố ý
Mức độ tinh vi Tính toán kỹ lưỡng và che giấu
tinh vi => khó phát hiện
Dễ phát hiện
Tính trọng yếu
của sai phạm
Luôn xem là nghiêm trọng Tùy thuộc vào quy mô và
tính chất của sai phạm
1. Gian lận và sai sót
d. Trách nhiệm của kiểm toán đối với gian lận và sai sót

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 “Gian lận và sai sót”, Giám
đốc của đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc ngăn

ngừa, phát hiện và xử lý các gian lận và sai sót trong đơn vị thông qua việc
xây dựng và duy trì thường xuyên hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát
nội bộ thích hợp.

KTV và công ty kiểm toán phải thiết lập các thủ tục kiểm toán thích hợp
nhằm đảm bảo các gian lận và sai sót có ảnh hưởng trọng yếu đến
báo cáo tài chính đều được phát hiện.
II.Trọng yếu và rủi ro kiểm toán
1. Trọng yếu

Khái niệm: Trọng yếu là khái niệm chỉ tầm cỡ và bản chất của các sai
phạm dù đơn lẻ hay từng nhóm nếu xét trong một bối cảnh cụ thể mà
những sai phạm đó làm người sử dụng thông tin hiểu sai vấn đề hoặc đưa
ra quyết định sai lầm.

Đánh giá trọng yếu

Về quy mô:

Quy mô tuyệt đối: KTV sử dụng con số tuyệt đối để đánh giá tính trọng
yếu. Một con số tuyệt đối là số thể hiện mức quan trọng mà không cần cân
nhắc thêm bất cứ một yếu tố nào khác.

Quy mô tương đối: là mối quan hệ tương quan giữa đối tượng cần đánh
giá với một con số gốc

Số lũy kế của các sai phạm: Nhiều sai phạm xem xét một cách cô lập thì
chúng không đủ trọng yếu do quy mô nhỏ. Song nếu KTV cộng dồn tất cả
những sai phạm sẽ phát hiện ra tính liên quan và tính hệ thống của sai
phạm => phát hiện sai phạm trọng yếu.


a. Trọng yếu

Đánh giá trọng yếu

Bản chất của sai phạm: các nghiệp vụ và khoản mục
nếu xảy ra sai phạm dù đơn lẻ nhưng lại có ảnh hưởng
trọng yếu tới các khoản mục khác có liên quan.
Ví dụ: Tính giá xuất hàng tồn kho sai ảnh hưởng tới TK
632 và TK hàng tồn kho => ảnh hưởng tới các TK 421
và TK 3334 trên BCĐKT
2. Rủi ro kiểm toán

Khái niệm: Rủi ro kiểm toán là do KTV và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến
nhận xét không thích hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn có
những sai sót trọng yếu.

Đánh giá rủi ro kiểm toán:

Trong văn bản chỉ đạo Kiểm toán quốc tế, rủi ro được xét trong quan hệ
với lập kế hoạch kiểm toán (IAG29), lấy mẫu kiểm toán (IAG 19), lựa chọn
phép thử (IAG 29) nên rủi ro kiểm toán được hiểu là khả năng sai sót.

Đánh giá rủi ro kiểm toán tiến hành ước tính từ tỉ lệ 0% đến 100%.

Trên góc độ lý thuyết rủi ro kiểm toán nên nhỏ hơn 1%.Nhưng trên thực tế
không có một chuẩn mực chính thức nào về mức rủi ro kiểm toán nào có
thể chấp nhận được, loại trừ rủi ro kiểm toán ở mức thấp cho phép.
b. Rủi ro kiểm toán


Các loại rủi ro kiểm toán

Rủi ro tiềm tàng (IR)

Khái niệm: Rủi ro tiềm tàng là rủi ro tiềm ẩn, vốn có do khả năng từng nghiệp
vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính chứa đựng sai sót trọng yếu khi
tính riêng rẽ hoặc tính gộp,mặc dù có hay không có hệ thống kiểm soát nội bộ.

KTV không tạo ra IR mà chỉ có thể đánh giá IR

Đánh giá IR:

Đặc điểm tình hình kinh doanh của khách hàng

Chính sách kinh tế, tài chính kế toán của khách thể kiểm toán

Tính phức tạp của nghiệp vụ của khách thể kiểm toán

Rủi ro kiểm soát (CR)

Khái niệm: Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trong từng nghiệp vụ, từng
khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc tính gộp mà hệ thống
kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ không ngăn ngừa hết hoặc phát hiện và
sửa chữa kịp thời.

KTV không tạo ra CR mà chỉ có thể đánh giá CR thông qua việc đánh giá tính
hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Rủi ro kiểm toán

Rủi ro phát hiện (DR)


Khái niệm: Rủi ro phát hiện là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng
nghiệp vụ, từng khoản mục trong báo cáo tài chính khi tính riêng rẽ hoặc
tính gộp mà trong quá trình kiểm toán, KTV và công ty kiểm toán không
phát hiện được.

KTV phải có trách nhiệm thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp thu
thập bằng chứng kiểm toán nhằm quản lý và kiểm soát rủi ro phát hiện.
=> Mô hình rủi ro kiểm toán
AR = IR * CR * DR
III. Chứng từ kiểm toán, cơ sở dẫn liệu,
bằng chứng kiểm toán và hồ sơ kiểm toán
1. Chứng từ kiểm toán

Khái niệm: là nguồn tư liệu sẵn có cung cấp cho kiểm toán viên

Chứng từ kiểm toán bao gồm:

Các tài liệu kế toán

Các tài liệu khác có liên quan
2. Cơ sở dẫn liệu

Khái niệm: là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong BCTC do Giám
đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và
chế độ kế toán quy định được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với tổng chỉ tiêu
trên BCTC.

Trong kiểm toán tài chính, tùy thuộc vào các phương pháp thu thập bằng chứng
khác nhau có nhóm cơ sở dẫn liệu khác nhau:


Thu thập bằng chứng kiểm toán theo phương pháp tuân thủ bao gồm 3 cơ sở dẫn
liệu:

Sự hiện diện của quy chế và thủ tục kiểm soát

Tính liên tục của quy chế và thủ tục kiểm soát

Tính hữu hiệu của quy chế và thủ tục kiểm soát

Thu thập bằng chứng kiểm toán theo phương pháp cơ bản bao gồm 6 cơ sở dẫn
liệu: Sự hiện hữu, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, tính giá và đo lường, trình bày
và công bố, chính xác.

Khái niệm: Bằng chứng kiểm toán là tất cả
các thông tin, tài liệu do KTV thu thập có liên
quan đến cuộc kiểm toán và dựa thông tin,
tài liệu đó KTV hình thành nên ý kiến của
mình
3. Bằng chứng kiểm toán

Yêu cầu cơ bản đối với bằng chứng kiểm toán:

Tính đầy đủ

Khái niệm: tính đầy đủ là khái niệm chỉ về số lượng bằng chứng kiểm
toán cần thu thập đủ để đưa ra kết luận kiểm toán

Các yếu tố ảnh hưởng tới tính đầy đủ:


Tính trọng yếu của đối tượng kiểm toán cụ thể

Mức độ rủi ro của đối tượng kiểm toán

Tính thuyết phục của bằng chứng kiểm toán

Tính kinh tế

Tính thích hợp

Khái niệm: Tính thích hợp là khái niệm chỉ về chất lượng bằng chứng
kiểm toán hoặc độ tin cậy của bằng chứng kiểm toán

Các yếu tố ảnh hưởng tới tính thích hợp:

Hình thức bằng chứng kiểm toán

Nguồn gốc bằng chứng kiểm toán

Tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ

Sự kết hợp giữa các loại bằng chứng
3.5.Hồ sơ kiểm toán

Khái niệm: Hồ sơ kiểm toán là các tài liệu do KTV lập,
thu thập, phân loại, sử dụng và lưu trữ.

Hồ sơ kiểm toán bao gồm 2 loại:

Hồ sơ kiểm toán chung là hồ sơ kiểm toán chứa đựng

các thông tin chung về khách thể kiểm toán liên quan tới
hai hay nhiều cuộc kiểm toán trong nhiều năm với cùng
một khách thể kiểm toán

Hồ sơ kiểm toán năm: là hồ sơ kiểm toán chứa đựng
những thông tin về khách thể kiểm toán chỉ liên quan tới
cuộc kiểm toán của năm hiện tại.
Bài tập chương 3:
a.Sai vì Kiểm toán nội bộ là bộ máy bên trong đơn vị thực hiện chức
năng kiểm toán phục vụ cho nhu cầu quản trị. Do đó, KTNB sự
kiểm soát của Hội đồng quản trị hoặc Ban Giám đốc.
b. Sai vì KTVĐL, KTVNN, KTVNB đều thực hiện kiểm toán hoạt động
nhưng không chủ yếu
c. Sai vì kiểm toán hoạt động không có cơ sở pháp lý chung để thực
hiện cuộc kiểm toán mà tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất của từng
nghiệp vụ hay hoạt động của đơn vị được kiểm toán để xây dựng
tiêu chí đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng cho phù hợp
d. Sai vì KTVNB thực hiện cuộc kiểm toán tài chính nhưng không chủ
yếu.
e. Sai trong bất cứ cuộc kiểm toán thì tính độc lập của kiểm toán viên
là một trong hai yếu tố quan trọng của kiểm toán viên khi thực hiện
cuộc kiểm toán.
Bài tập chương 3:
f. Đúng vì mục tiêu của kiểm toán tài chính là đánh giá tính
trung thực, hợp lý, hợp pháp của thông tin trên Bảng
khai tài chính còn mục tiêu kiểm toán hoạt động là đánh
giá tính hiệu quả và hiệu năng trong từng nghiệp vụ hay
hoạt động.
g. Đúng
h. Đúng

i. Đúng vì KTĐL xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1991, KTNN
từ năm 1994, KTNB từ năm 1997
j. Sai vì KTVNN, KTVNB không phải là những KTV hành
nghề kiểm toán và chuyên nghiệp nên họ không cần có
chứng chỉ CPA
Bài tập 5
a. Sự hiện hữu, trình bày và công bố, quyền và
nghĩa vụ
b. Tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ
c. Trình bày và công bố
d. Tính giá và đo lường
e. Tính hiện hữu

×