Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Mô hình ngân hàng đa năng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.99 KB, 14 trang )

Mô hình ngân hàng đa năng (02/03/2011)
(Universal Banking)
1. Khái niệm mô hình ngân hàng đa năng
1.1. Khái niệm:
Mô hình ngân hàng đa năng là mô hình tập đoàn ngân hàng thực hiện tất
cả các hoạt động, nghiệp vụ kinh doanh của cả ngân hàng thương mại và ngân
hàng đầu tư. Ngân hàng đa năng cũng có thể tham gia sở hữu các cổ phần
trong các tập đoàn công nghiệp. Do vậy, ngân hàng đa năng được coi là hiện
thân của một loạt các dịch vụ tài chính như: kinh doanh các công cụ tài chính,
kinh doanh ngoại hối, nhận bảo hiểm các loại nợ (hay bảo lãnh nợ), phát hành
cổ phiếu, quản lý đầu tư, bảo hiểm cũng như mở rộng việc cung cấp các tín
dụng hay dịch vụ tiền gửi.
Mô hình ngân hàng đa năng ra đời sớm ở Mỹ và một số nước tại Châu
Âu. Tại Châu Âu, hai ngân hàng Deutsche Bank của Đức và Crédit
Lyonnais của Pháp được thành lập vào thế kỷ 19 và đã đóng vai trò như là
một bộ phận không tách rời của cách mạng công nghiệp nổ ra vào đầu thế
kỷ này. Ở Mỹ, hệ thống các ngân hàng Mỹ cũng đã không ngừng phát
triển theo mô hình ngày càng đa năng như một điều tất yếu.
Cho đến thời điểm hiện nay, ở châu Âu, việc phân định ranh giới giữa
ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại đã không còn, tuy nhiên cho
đến khi cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng toàn cầu năm 2008 diễn ra,
vẫn còn một lượng lớn các ngân hàng đầu tư thuần tuý và các ngân hàng
đầu tư thuần tuý lớn nhất đã phải ngừng hoạt động bằng cách tuyên bố phá
sản hoặc bán cho một ngân hàng đa năng. Vì vậy, các ngân hàng lớn
thường có xu hướng hoạt động như những ngân hàng đa năng trong khi
một số tổ chức nhỏ hơn lại tập trung vào việc phát triển thành những ngân
hàng thương mại chuyên biệt hoặc như là những ngân hàng đầu tư. Điều
này đặc biệt đúng tại một số quốc gia với kiểu ngân hàng truyền thống lục
địa Châu Âu. Các ngân hàng của Mỹ cũng đang chuyển hướng tới một
dạng ngân hàng đa năng tương tự các ngân hàng Châu Âu nhưng không
hoàn toàn giống mô hình kinh điển của Châu Âu lục địa. Các ngân hàng đa


năng của Mỹ ngày nay đều có tiền thân là hoạt động ngân hàng thương
mại rồi vươn ra hoạt động ngân hàng đầu tư thông qua tăng trưởng cơ học
(mua bán, sáp nhập) hoặc tăng trưởng sinh học (tự xây dựng).
1.2. Vai trò ngân hàng đa năng:
Ngân hàng đa năng đáp ứng các nhu cầu về tài chính của khách hàng
trên toàn cầu như:
- Làm giảm sự phân đoạn thị trường của trung gian tài chính;
- Giúp các công ty dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn;
- Làm tăng quy mô của nền kinh tế;
- Làm giảm chi phí tài chính trong hệ thống ngân hàng;
- Giúp quản lý tốt hơn các dòng tài chính.
Từ đó, việc mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh, đầu tư, bảo hiểm…
trên thị trường tài chính của các ngân hàng đa năng khác với việc chỉ tập
trung riêng vào các hoạt động của ngân hàng truyền thống (vay, cho vay,
cung ứng các dịch vụ ngân hàng) sẽ giúp các ngân hàng đa năng có các lợi
thế sau:
- Thứ nhất, lợi thế về nguồn vốn. Ngân hàng đầu tư thực chất là một
công ty tài chính với hoạt động kinh doanh rủi ro trên thị trường vốn, do
đó không được phép nhận tiền gửi của khách hàng. Nguồn vốn của ngân
hàng đầu tư chủ yếu là vốn cổ đông, vốn vay ngân hàng và phát hành trái
phiếu. Ngoài ra, một nguồn vốn quan trọng khác của ngân hàng đầu tư
được hình thành qua nghiệp vụ repo, tức là đi vay có bảo đảm bằng các
chứng khoán. Việc kết hợp đi vay và cho vay thông qua "repo" và "reverse
repo" hình thành nên hoạt động "khớp sổ" (match-book), cho phép ngân
hàng đầu tư xây dựng quy mô bảng cân đối tài sản một cách dễ dàng, do
đó tạo ra một hệ số đòn bẩy rất cao (20-30 lần). Nhược điểm của các
nguồn vốn này thường mang tính chất ngắn hạn, không ổn định và chi phí
cao. Trong khi đó ngân hàng thương mại lại có đặc ân huy động tiền gửi
của khách hàng hình thành nên một nguồn vốn ổn định và rẻ. Do vậy, việc
kết hợp thực hiện hoạt động của cả ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương

mại sẽ giúp ngân hàng đa năng có mức độ rủi ro thấp hơn so với ngân
hàng đầu tư, việc huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu của ngân
hàng đa năng cũng rẻ hơn.
- Thứ hai, lợi thế về khách hàng và sản phẩm. Việc tận dụng mạng lưới
khách hàng và sản phẩm đa dạng hơn cho phép bảo đảm có được sự trung
thành của những khách hàng quan trọng khi các ngân hàng đa năng này có
thể cung cấp tất cả các dịch vụ tài chính mà khách hàng cần. Nói cách
khác, các ngân hàng đa năng có cách tiếp cận theo "khách hàng mục tiêu"
(trái ngược với cách tiếp cận của các ngân hàng chuyên biệt theo "thị
trường mục tiêu"). Trong giai đoạn khó khăn nguồn thu nhập ổn định của
mảng ngân hàng thương mại sẽ đóng vai trò chính, trong khi mảng ngân
hàng đầu tư sẽ có thể mang lại các khoản lợi nhuận lớn cho ngân hàng khi
nền kinh tế tăng trưởng trở lại.
- Thứ ba, làm giảm đi các biến động kinh tế bằng cách đa dạng hóa sự
can thiệp vào các lĩnh vực: tài chính ngân hàng/can thiệp trên thị trường tài
chính, ngân hàng thương mại/ngân hàng đầu tư, quốc gia/quốc tế.
- Ngoài ra, tại Mỹ, việc chuyển đổi mô hình sang ngân hàng đa năng
cho phép ngân hàng tránh được một số quy định nghặt nghèo của chuẩn
mực kế toán của Mỹ, do đó một số tài sản không cần hạch toán theo giá trị
hợp lý (fair value accounting). Điều này sẽ giảm bớt một số khoản dự
phòng giảm giá một cách hợp lệ. Hơn nữa, việc chuyển đổi sang mô hình
đa năng còn cho phép ngân hàng đầu tư tiếp cận các dịch vụ cứu trợ của
Cục Dự trữ Liên bang (FED). Việc cứu trợ này gồm nhiều hình thức khác
nhau như tiếp cận dịch vụ cho vay thông qua cửa sổ chiết khấu (discount
window) nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản; cứu trợ với tư cách là người
cho vay cuối cùng (last resort lender); và các chương trình cứu trợ khác.
2. Mô hình Ngân hàng Đa năng của một số quốc gia trên
thế giới
2.1. Mỹ
Ở Mỹ, loại mô hình ngân hàng đa năng đã có từ lâu trong lịch sử ngành

tài chính nước này. Nhìn lại lịch sử phát triển của các ngân hàng Mỹ từ
cuộc khủng hoảng 1929-1933 cho đến nay, có thể thấy rằng thị trường tài
chính Mỹ nói chung và mô hình ngân hàng đa năng tại Mỹ nói riêng đã
chịu ảnh hưởng nhiều bởi những cuộc khủng hoảng nghiêm trọng từ thế kỷ
trước:
 Đại khủng hoảng những năm 1930;
 Khủng hoảng tài chính 1997-1998;
 Khủng hoảng nợ dưới chuẩn bắt đầu từ năm 2008.
Nước Mỹ đã tỏ ra lạnh nhạt với mô hình ngân hàng đa năng kể từ sau
cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 qua Đạo luật Glass - Steagall năm 1933
với sự tách rời hoạt động đầu tư với thương mại trong hệ thống ngân
hàng. Các dịch vụ ngân hàng đầu tư (như bảo lãnh phát hành chứng
khoán) liên quan tới việc mua bán cổ phiếu mới và nợ do ngân hàng
thương mại thực hiện thay mặt cho các công ty đã bị cấm trong Đạo luật
này. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề này là mâu thuẫn lợi ích (interest
conflicts). Ba yếu tố cơ bản đã tác động sâu sắc đến mô hình phát triển của
các ngân hàng Mỹ, đó là:
• Thứ nhất, phải kể đến sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán năm 1929
và cuộc đại suy thoái kinh tế 1929-1933. Rất nhiều người đã kết tội cho
hoạt động đầu cơ của các ngân hàng và các hoạt động mang tính chất đa
năng là nguyên nhân của cuộc khủng hoảng nói trên dù rằng không có một
bằng chứng nào thực sự thuyết phục chứng minh sự liên hệ giữa các hoạt
động đầu cơ với sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán; các ngân hàng
thương mại, với sự háo hức đầu tư quá mức vào thị trường chứng khoán,
bị cáo buộc đã vượt quá giới hạn cho phép, đã mua cổ phần của các tập
đoàn rồi bán lại cho công chúng. Mối quan hệ chặt chẽ giữa hoạt động
ngân hàng và hoạt động chứng khoán đã làm tăng sự cảm nhận của công
chúng vào mâu thuẫn lợi ích và làm xói mòn khả năng của ngân hàng vào
việc xác nhận một cách tin cậy giá trị của chứng khoán mà họ đang bảo
lãnh. Ví dụ một doanh nghiệp khách hàng của ngân hàng đang suy giảm

giá trị nhưng công chúng chưa nhận biết được điều này, ngân hàng có thể
sử dụng hoạt động chứng khoán của họ đưa ra một đợt phát hành chứng
khoán cho doanh nghiệp, trong đó thông tin không trung thực về chất
lượng của đợt phát hành với công chúng đầu tư để bán chứng khoán đó.
Tiếp theo, nếu khách hàng không biết chất lượng doanh nghiệp khách
hàng của ngân hàng, ngân hàng có thể tiếp tục tài trợ cho các khách hàng
tốt nhất của họ và đưa những doanh nghiệp yếu kém hơn ra thị trường vốn.
Ngoài ra, các ngân hàng còn có thể áp đặt các doanh nghiệp khách hàng
của mình mua luôn các dịch vụ chứng khoán của họ, hoặc không sẽ bị hạn
chế trong việc cho vay. Điều đó tiềm ẩn quá nhiều nguy cơ, và việc theo
đuổi những lợi nhuận khổng lồ đã làm mất đi sự sáng suốt trong quyết
sách.
• Thứ hai, việc ban hành Bộ luật Ngân hàng 1933 hay còn gọi là đạo
luật Glass-Steagall đã phân tách hoạt động ngân hàng thương mại và hoạt
động ngân hàng đầu tư. Luật Glass-Steagall quy định những ngân hàng lớn
nhất nước Mỹ không được quyền tham gia vào các hoạt động ngân
hàngđầu tư đối với hầu hết các đợt phát hành chứng khoán, đặc biệt là
không được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành trái phiếu và cổ phiếu
mới;ngân hàng thương mại chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cho vay
những hoạt động kinh doanh truyền thống, ít rủi ro nhất và có đầy đủ thế
chấp cụ thể một cách tương xứng. Ví dụ ngân hàng thương mại trả lãi suất
tiền gửi là X% thì cho vay lại chỉ ở mức X + 2 (hoặc 3%) mà thôi để đảm
bảo tính an toàn và giữ vững niềm tin của người dân đã gửi tiền tiết kiệm.
• Cuối cùng là sự tăng cường vai trò và sự can thiệp quan trọng của
Chính phủ Liên bang trên thị trường tài chính.
Tuy nhiên, việc ngăn các ngân hàng lớn nhất không được đầu cơ tràn
lan vào thị trường chứng khoán khiến Đạo luật Glass – Steagall bị coi là
một đạo luật hà khắc và kìm hãm. Trước áp lực lớn từ các ngân hàng hàng
đầu trong nước, và do thành công của các đối thủ cạnh tranh nước ngoài,
vào những năm 80, Cục Dự trữ liên bang đã bắt đầu nới lỏng các quy định

đối với việc ngân hàng kinh doanh chứng khoán do khách hàng của họ
phát hành. Thông qua nghiệp vụ bảo lãnh phát hành, ngân hàng đã tạo cho
các công ty một kênh huy động vốn mới bên cạnh hình thức cho vay vốn
truyền thống. Nhiều công ty đã đánh giá rất cao nghiệp vụ này của ngân
hàng, hơn cả hình thức cho vay truyền thống bởi đã cung cấp cho họ một
nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp hơn.
Cho tới cuối những năm 90, Cục dự trữ Liên bang Mỹ đã cấp cho hơn
40 ngân hàng đặc quyền cung cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành chứng
khoán. Trên thực tế, điều này cho phép nhân viên tín dụng ngân hàng cộng
tác chặt chẽ với giới kinh doanh chứng khoán trong quá trình tìm nguồn tài
trợ cho khách hàng. Năm 1996, Cục quản lý tiền tệ Mỹ ra quy định mới
cho phép các ngân hàng có giấy phép hoạt động trên toàn quốc có thể cung
cấp dịch vụ bảo lãnh phát hành nếu như dịch vụ này được thực hiện thông
qua các công ty con, với điều kiện ngân hàng không được đầu tư quá 10%
vốn cổ phần vào một công ty. Một sự nới lỏng hơn nữa trong lĩnh vực kinh
doanh chứng khoán và như vậy, ngân hàng có thể cung cấp toàn bộ dịch
vụ tài trợ và tư vấn quản lý đối với hoạt động kinh doanh chứng khoán.
Vào tháng 11-1999, Đạo luật Glass-Steagall bị hủy bỏ và được thay thế
bởi Đạo luật Gramm-Leach-Bliley (hay còn gọi là Đạo luật Hiện đại hoá
các dịch vụ tài chính - Financial Services Modernization Act) để cho phép
kiểm soát toàn diện đối với kỹ nghệ tài chính (bao gồm các công ty bảo
hiểm, quỹ hưu bổng, công ty chứng khoán …) và được chuyển giao vào
tay những công ty tài chính hùng mạnh cùng với các quỹ phòng hộ (hedge
funds) thuộc các tập đoàn tài chính này. Như vậy, Đạo luật Gramm-Leach-
Bliley mới này đã cho phép cung cấp các dịch vụ của ngân hàng đa năng
và mở đường cho các định chế tài chính - vốn đã lớn - trở thành lớn hơn
nữa. Việc bãi bỏ Đạo luật Glass-Steagall dẫn tới những vụ sáp nhập thành
những ngân hàng lớn của Mỹ. Sự sáp nhập sẽ tăng thêm sức mạnh cho cả
ngành tài chính bằng việc làm tăng cơ hội tạo ra những khoản lợi nhuận
lớn, nhưng cũng bóp nghẹt khả năng tồn tại của những ngân hàng nhỏ và

báo động nguy cơ tạo ra những khoản nợ xấu của các ngân hàng lớn.
Quả thực, việc bãi bỏ luật Glass-Steagall này đã làm gia tăng các
khoảnnợ dưới chuẩn (sub-prime). Trước khi bãi bỏ luật Glass-Steagall, nợ
dưới chuẩn khoảng 5%; sau khi bãi bỏ luật Glass-Steagall, nợ dưới chuẩn
lên 30%. Kể từ khi bãi bỏ Glass Steagall vào năm 1999, sau hơn một thập
kỷ xâm nhập thị trường trên thực tế, mô hình ngân hàng đa năng đã cho
thấy không phải là một mô hình hoàn hảo bởi một số nhược điểm là
nguyên nhân ra đời đạo luật Glass-Steagall (1933) trước đó, bao gồm:
- Rủi ro và sự an toàn của ngân hàng thương mại: Các ngân hàng tham
gia vào bảo lãnh phát hành và đầu tư chứng khoán có thể dẫn đến rủi ro
cho các khách hàng gửi tiền và Chính phủ phải đứng ra cứu vớt. Hơn nữa
sự sụp đổ của các ngân hàng thương mại có thể làm mất niềm tin của dân
chúng vào hệ thống ngân hàng và dẫn tới đổ vỡ hệ thống tài chính;
- Mâu thuẫn lợi ích dẫn đến lạm dụng: Việc cung cấp cả dịch vụ ngân
hàng thương mại và ngân hàng đầu tư có thể dẫn tới mâu thuẫn lợi ích. Ví
dụ ngân hàng có thể chấp nhận cho vay các khoản vay dưới chuẩn cho các
doanh nghiệp trong tình trạng khó khăn hay chuẩn bị phá sản chỉ vì ngân
hàng đang nắm giữ chứng khoán nhằm cứu giá. Ví dụ khác, ngân hàng có
thể ép các khách hàng tín dụng của mình đầu tư vào các chứng khoán mà
bản thân ngân hàng muốn bán ra trong quá trình đầu tư hay phân phối phát
hành chứng khoán.
- Sự cạnh tranh không công bằng: Ngân hàng thương mại được trợ cấp
một phần bảo hiểm tiền gửi do đó được phép huy động vốn nhàn rỗi trong
dân rẻ hơn thông qua các khoản tiết kiệm. Do đó nếu cho phép kinh doanh
ngân hàng đầu tư, họ có thể cạnh tranh tốt hơn các đối thủ ngân hàng đầu
tư khác không có hoạt động ngân hàng thương mại;
- Sự tập trung quyền lực: Việc kết hợp ngân hàng thương mại và ngân
hàng đầu tư sẽ tạo nên một quyền lực lớn của các ngân hàng thương mại
và dẫn đến việc họ thôn tính các ngân hàng đầu tư. Việc này sẽ dẫn đến
độc quyền cạnh tranh và hoạt động không hiệu quả, ảnh hưởng quyền lợi

khách hàng.
Ngoài ra, trong khi các ngân hàng ở Châu Âu có thể thực hiện việc
cung cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ đầu tư vào cùng một khách hàng
thì điều này nói chung được coi là bất hợp pháp ở Mỹ. Đây cũng là một
yếu tố chính đã kìm hãm sự đa dạng hoá hoạt động của các ngân hàng.
Các ngân hàng của Mỹ cũng đang chuyển hướng tới một dạng ngân hàng
đa năng tương tự các ngân hàng Châu Âu nhưng không hoàn toàn giống
mô hình kinh điển của Châu Âu lục địa. Các công ty bảo hiểm, các ngân
hàng đầu tư, các định chế tài chính của Mỹ đang hướng tới xây dựng các
tập đoàn tài chính lớn.
Thêm vào đó, ngày nay, trong điều kiện bùng nổ công nghệ thông tin
và bành trướng của các tập đoàn công nghệ điện tử ở Mỹ, những tập đoàn
khổng lồ như Microsoft Corp. đang tập trung nguồn lực của mình để hình
thành một ngân hàng đa năng dạng “mạng” (banks’ networks) bằng việc
xây dựng các cổng và xa lộ điện tử để cung cấp các dịch vụ tài chính đa
lĩnh vực. Đây là một mô hình được dự báo là sẽ có khả năng cạnh tranh rất
cao trong thời đại bùng nổ công nghệ truyền thông và thông tin (CIT) cũng
như yêu cầu về mặt thời gian của các dịch vụ tài chính này đang được đưa
lên là một trong những yếu tố hàng đầu. Một điểm đáng chú ý nữa là trong
khi các ngân hàng này tuy có những ưu tiên hàng đầu để hướng tới mô
hình ngân hàng đa năng thì trên thực tế các thể chế tài chính khác của Mỹ
đạt được điều đó nhanh hơn, đó là các công ty chưng khoán, công ty bảo
hiểm, thông qua các hoạt động như liên doanh, liên minh, các nghiệp vụ
đầu tư và việc mở rộng các sản phẩm mới.
Hiện nay, ở Mỹ có một số cơ quan chính phủ phụ trách điều tiết thị
trường tài chính (ví dụ như Cục Dự trữ liên bang FED, Uỷ ban chứng
khoán và giao dịch SEC, Công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang
FDIC…).Nếu như trước đây, các ngân hàng đầu tư có thể tự đưa ra các
quyết định kinh doanh rủi ro, sử dụng đòn bẩy tài chính cao nhằm tạo ra
các khoản lợi nhuận khổng lồ (dưới sự giám sát của SEC) thì giờ đây các

ngân hàng đa năng chấp nhận sự giám sát chặt chẽ của FED, SEC và
FDIC; trong đó, FED sẽ có vai trò là cơ quan giám sát tổng hợp. Các ngân
hàng đa năng sẽ phải thành lập ra các công ty con chuyên về hoạt động
ngân hàng thương mại và các hoạt động này phải tuân thủ các quy định
chặt chẽ về an toàn cũng như cơ chế báo cáo. Các quy định về an toàn vốn
theo Hiệp định Basel II áp dụng cho ngân hàng thương mại có mức độ
ngặt nghèo hơn nhiều so với ngân hàng đầu tư. Điều này sẽ hạn chế các
hoạt động rủi ro và sử dụng đòn bẩy tài chính quá trớn. Hệ số đòn bẩy tài
chính chắc chắn sẽ phải giảm từ mức 25-30 lần hiện tại xuống dưới 20 lần.
Ngoài ra việc trích lập các quỹ như dự trữ bắt buộc, tiền gửi thanh toán,
bảo hiểm tiền gửi đối với mảng ngân hàng thương mại sẽ là những chi phí
tài chính đi kèm. Việc tuân thủ các yêu cầu giám sát của cả FED, SEC và
FDIC sẽ phát sinh chi phí và đòi hỏi hệ thống thông tin quản lý tiên tiến.
Việc đầu tư cho con người và công nghệ thông tin có vai trò quan trọng.
Rất khó có thể tưởng tượng rằng việc bãi bỏ các quy định trên thị
trường tài chính Mỹ đã thất bại và các quy định mới trong lĩnh vực này là
cần thiết, thế nhưng chắc chắn rằng một số cơ quan phục trách điều tiết
này có một phần trách nhiệm trước cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.
2.2. Châu Âu
Ví dụ điển hình về loại ngân hàng hoạt động theo mô hình đa năng là
Deutsche Bank của Đức và Crédit Lyonnais của Pháp. Hai ngân hàng này
được thành lập vào thể kỷ 19 và đã đóng vai trò như là một bộ phận không
tách rời của cách mạng công nghiệp nổ ra vào đầu thế kỷ này. Các chính
phủ Châu Âu chú trọng phát triển hai ngân hàng này bởi họ tin rằng trong
rất nhiều trường hợp, việc khuyến khích sự phát triển của các ngân hàng
lớn sẽ góp phần phục vụ thực hiện tốt hơn các chính sách phát triển kinh
tế. Quả vậy, trong cuộc cách mạng công nghiệp, hệ thống ngân hàng như
hai ngân hàng kể trên đã đóng vai trò quan trọng cho việc đẩy mạnh sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp công nghiệp mà sau này trở thành
các tập đoàn công nghiệp vững mạnh. Các ngân hàng này với quy mô rất

lớn và có một tập hợp các dịch vụ “trọn gói” có thể đáp ứng tất cả các yêu
cầu của các doanh nghiệp, không chỉ đơn thuần là các dịch vụ cung cấp
vốn mà còn là hàng loạt các dịch vụ bổ trợ khác. Trong xu hướng phát
triển này, các ngân hàng Châu Âu đã và đang chủ động sáp nhập hoặc
tham gia các liên minh với các công ty bảo hiểm để nâng cao tỷ trọng của
mình trên thị trường quốc tế.
Tại cuộc đại khủng hoảng 1929-1933, cũng như ở Mỹ, hệ thống ngân
hàng tại Đức và Thuỵ Sĩ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng khiến chính phủ
Đức và Thuỵ Sĩ phải thực hiện một loạt cải cách ngân hàng. Năm 1934,
chính phủ Thuỵ Sỹ đã cho ra đời Bộ luật ngân hàng đầu tiên ở phương Tây
– Luật bí mật ngân hàng, trong đó quy định: Các ngân hàng Thuỵ Sỹ đều
phải thực hiện chế độ mật mã để bảo đảm giữ bí mật tuyệt đối cho khách
hàng; việc ngân hàng làm thủ tục gửi tiền bí mật chỉ giới hạn trong phạm
vi 2-3 nhân viên cao cấp và người để lộ bí mật khoản tiền gửi sẽ phải chịu
hình phạt nghiêm khắc; và bất cứ người nước ngoài hoặc chính phủ nước
ngoài nào, thậm chí cả nguyên thủ quốc gia, thủ tướng, chính phủ và Toà
án của Thuỵ Sỹ, đều không có quyền can thiệp, điều tra và xử lý tiền gửi
tại ngân hàng Thuỵ Sỹ của bất cứ người nào, trừ phi có đủ chứng cứ để
chứng minh người gửi tiền có hành vi phạm tội.
Tuy nhiên, trái ngược với Mỹ, cả Đức và Thụy Sĩ vẫn duy trì hệ thống
ngân hàng đa năng của họ, bởi vì, khác với Mỹ, cuộc khủng hoảng ngân
hàng tại Đức năm 1930 chủ yếu không xuất phát từ hoạt động đầu cơ vào
thị trường vốn của các quỹ tiền gửi mà là kết quả của lạm phát phi mã
trong thời kỳ chiến tranh và sự phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài để đầu
tư cho các khoản bồi thường chiến tranh. Nói cách khác, cuộc khủng
hoảng này tại Đức và Thuỵ Sĩ đã xuất phát từ các khoản lỗ của các khoản
vay và cho vay truyền thống của các ngân hàng.
Đức là một quốc gia có nhiều kinh nghiệm và thành công trong việc áp
dụng mô hình ngân hàng đa năng. Năm 1974, Bộ trưởng Bộ Tài chính
Đức đã đưa ra một nghiên cứu với một số vấn đề liên quan đến ngân hàng

đa năng, chẳng hạn như mâu thuẫn về mặt lợi ích và sự tập trung vốn chủ
sở hữu của các ngân hàng đa năng tại các tập đoàn phi tài chính. Nghiên
cứu đã kết luận rằng những phản bác chống lại mô hình ngân hàng đa năng
không có cơ sở thực tế.
Tại Thuỵ Sĩ, các ngân hàng đa năng có thể làm phát sinh các mâu thuẫn
về mặt lợi ích, nhưng các mâu thuẫn này đã trở nên ít nghiêm trọng hơn
khi các quy định của thị trường chứng khoán Thụy Sĩ được tăng cường
đáng kể và giao dịch nội gián bị quy vào tội hình sự. Hơn nữa, chính phủ
còn đề ra luật bảo đảm tính minh bạch của các giao dịch chứng khoán
cũng như báo cáo tài chính đầy đủ của các công ty niêm yết. Ngoài ra, mối
lo ngại về việc tập trung vốn của các tổ chức đa năng tại các tổ chức phi
tài chính tại Đức và Thuỵ Sĩ là rất ít bởi vì những nước này có các quy
định của chính phủ và các ngân hàng đa năng cũng rất chú trọng đến việc
giám sát, quản lý các công ty phi tài chính.
Một trong những lý do rất quan trọng giải thích sự thành công của các
ngân hàng đa năng ở Châu Âu là các ngân hàng này, với các ưu thế tổng
hợp của mình, đã có khả năng “gây sức ép” đối với khách hàng là các
công ty sử dụng các dịch vụ của ngân hàng để phục vụ cho các hoạt động
kinh doanh của mình. Nhờ đó, các ngân hàng đã không những có thể tăng
cường phát triển các hoạt động ngân hàng truyền thống (vay, cho vay,
cung ứng các dịch vụ ngân hàng) mà còn phát triển các hoạt động của
ngân hàng đầu tư (kinh doanh bảo hiểm, tư vấn, bảo lãnh phát hành các
loại chứng khoán bao gồm chứng khoán vốn và chứng khoán nợ, quản lý
tài sản, tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A)…).
Ưu điểm lớn nhất của mô hình ngân hàng đa năng ở Châu Âu đã được
thừa nhận là “khả năng bù trừ rủi ro” và “mở rộng cơ hội kinh doanh.”
Một ngân hàng đa năng có thể phân bổ chi phí vào nhiều đơn vị kinh
doanh chiến lược (Strategic Business Units – SBU) và tạo ra nhiều lợi
nhuận hơn nhờ vào việc cung cấp một tập hợp đầy đủ các sản phẩm dịch
vụ cho khách hàng. Việc đa dạng hoá các hoạt động sẽ giúp giảm thiểu rủi

ro.
Các ngân hàng đa năng có thể dùng các chiến lược cứng rắn để gây sức
ép đối với các công ty sử dụng các dịch vụ bảo lãnh hoặc mua bảo hiểm
cũng như hàng loạt các dịch vụ khác bằng việc đe dọa cắt các khoản tín
dụng và có thể ép người đi vay đang trong tình trạng khó khăn về tài chính
phát hành các “chứng khoán có độ rủi ro cao” (risky securities) để trả nợ.
Các ngân hàng này cũng có thể lợi dụng các thông tin được cung cấp bởi
các công ty phát hành chứng khoán và hàng loạt các thông tin khác được
tích luỹ liên tục, từ đó, hình thành nên một tài sản tri thức (vô hình hay
hữu hình) để tăng cường lợi thế cạnh tranh của mình. Các ngân hàng đa
năng hiện đại cũng đang có xu hướng đẩy mạnh quản lý tài sản tri thức
này và coi đây là một nguồn lực quý giá để đảm bảo khả năng cạnh tranh
bền vững.
Tuy nhiên, vấn đề có thể phát sinh từ thực tế của các ngân hàng đa
năng là các ngân hàng này thường rất lớn. Nếu các tổ chức lớn này gặp
phải vấn đề về khả năng thanh toán, ngân hàng trung ương có thể phải đối
mặt với vấn đề "quá lớn để sụp đổ" (too big to fail) và phải đóng cửa các
tổ chức này về nguyên tắc. Thế nhưng nếu đóng cửa như vậy có thể ảnh
hưởng và làm suy giảm sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính .
Mặt khác, về mặt lịch sử, cũng có những trở ngại đáng kể đối với sự
phát triển của ngân hàng đa năng. Trước hết, đó là sự phân đoạn rất sâu
sắc của thị trường tài chính Châu Âu, nhất là đối với hệ thống các ngân
hàng. Hai là, các ngân hàng, với khả năng đảm nhận được tất cả các giao
dịch tài chính đã thất bại trong việc huy động mọi nguồn lực một cách hợp
lý và tương xứng để nâng cao trình độ phát triển hay khả năng dẫn đầu
trong bất kỳ một lĩnh vực chuyên sâu nào.
Chính vì vậy, rất ít các ngân hàng đầu tư của Châu Âu có khả năng chi
phối hay thống trị bất kỳ một phân đoạn thị trường nào cho dù họ có mặt
sớm và cạnh tranh rộng khắp trên thế giới. Chẳng hạn, rất nhiều ngân hàng
đầu tư của Châu Âu không đạt được tăng trưởng cao ngay trên “sân nhà”

so với các “đội khách” của Mỹ như Morgan Stanley, Dean Witter,
Goldman Sachs, Bankers Trust Corp., và JP Morgan & Co
2.3. Nhật Bản
Mối quan hệ chặt chẽ giữa các ngân hàng lớn, các hãng kinh doanh và
chính phủ đã tạo nên đặc trưng riêng của hệ thống tài chính của Nhật
bản.Trong thời kỳ tái thiết đất nước, các hệ thống này hoạt động rất hiệu
quả bởi nó cho phép huy động tối đa sức mạnh tổng hợp của các nhà cung
cấp các dịch vụ tài chính-tín dụng, các tập đoàn công nghiệp và chính phủ.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, đặc biệt là trong cuộc khủng hoảng tài
chính 1997, các ngân hàng Nhật Bản và các Keiretsu (các tập đoàn công
nghiệp với hệ thống các công ty con liên hệ với nhau hết sức chặt chẽ) đã
rút ra được những bài học đắt giá về sự nguy hiểm của mô hình này bởi đã
làm hệ thống khó có sự phản ứng kịp thời và độc lập tương đối khi có
những biến động nguy hiểm trên thị trường tài chính và gây ra hiệu ứng
rủi ro dây chuyền trong một lĩnh vực vốn đã rất nhạy cảm. Cụ thể, nếu như
một công ty đổ vỡ thì nhiều công ty khác trong cùng tập đoàn (Keiretsus)
cũng đổ vỡ theo; và sự đổ vỡ của Keiretsus này sẽ đe doạ sự an toàn của
toàn hệ thống ngân hàng – tài chính của Nhật Bản.
3. Mô hình ngân hàng nhìn từ cuộc khủng hoảng vừa qua
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 cho thấy nhiều điều thiếu sót
trong các mô hình ngân hàng khác nhau. Đối mặt với cuộc khủng hoảng
nợ dưới chuẩn bắt đầu từ năm 2008 tại Mỹ, các ngân hàng đầu tư thuần
tuý lớn nhất đã phải ngừng hoạt động bằng cách tuyên bố phá sản hoặc
bán cho một ngân hàng đa năng. Sau khi Lehman Brothers tuyên bố phá
sản, việc mua lại vội vàng Bear Stearns và Merrill Lynch cùng với các tai
họa trên thị trường chứng khoán của Morgan Stanley, "các ngân hàng đầu
tư thuần túy đã trải qua một cuộc khủng hoảng lớn về mô hình kinh doanh
của họ". Bear Stearns được mua bởi JP Morgan Chase - một ngân hàng đa
năng, còn Merrill Lynch phải nằm trong sự kiểm soát của Ngân hàng Mỹ
(Bank of America). Các ngân hàng đầu tư đã bị bế tắc bởi nợ dưới chuẩn

quá nhiều và sự tắc nghẽn của ngành bất động sản.
Mô hình ngân hàng Pháp đang được đánh giá cao theo một số nhà phân
tích kinh tế với mô hình ngân hàng đa năng là đặc trưng của tất cả các
ngân hàng Pháp và hầu như không có ngân hàng đầu tư thuần túy. Đó là
"một mô hình mà trong đó các giao dịch tài chính dựa trên vốn chủ sở hữu
là quan trọng nhất đối với các cổ phiếu tài chính ". Trong một môi trường
toàn cầu hóa về tài chính, các ngân hàng đa năng cũng đưa ra các lợi thế
về khả năng chống đỡ. "Một ngân hàng đa năng sẽ an toàn hơn nếu không
đầu tư tất cả vào cùng một sản phẩm" – theo ông Ralph Silva, một nhà
phân tích tại London cho công ty tư vấn tài chính Tower Group.
Trong khi đó, ngân hàng UBS ở Thụy Sỹ là ngân hàng đa năng thua
lỗnặng nhất tại châu Âu trong cuộc khủng hoảng tài chính bởi đã quyết
định phân chia bộ phận ngân hàng đầu tư của họ (bộ phận chịu trách
nhiệm đối với hầu hết các thiệt hại liên quan đến cho vay dưới chuẩn) với
đơn vị quản lý tài sản từ phần còn lại của nhóm. Chiến lược để cung cấp
nhiều dịch vụ tài chính trong cùng một nhóm của họ (ví dụ: bán lẻ, bảo
lãnh phát hành, quản lý tài sản, thế chấp và quản lý quỹ) đã không có kết
quả mong đợi.
Vào tháng 5/2008 - thời điểm chính giữa cuộc khủng hoảng, trước rất
nhiều tuyên bố về việc bị thua lỗ của các nhà đầu tư trong cuộc khủng
hoảng tài chính, Vikram Pandit, CEO của Citigroup, nói rằng " chúng tôi
có văn phòng trong 106 quốc gia và chúng tôi tin rằng mô hình kinh doanh
phù hợp nhất thời điểm này là các ngân hàng đa năng". Trong khi đó, Chủ
tịch UBS, Peter Kurer, tuyên bố vào tháng 8/2008 rằng " điểm lại quá
khứ, chúng tôi đã phát hiện ra những điểm yếu liên quan đến mô hình
ngân hàng đa năng ". Như vậy, câu hỏi được đặt ra: "ai đúng và ai sai? "
Những vấn đề được xác định bởi UBS chính là sự mất khả năng trong
việc đánh giá đúng sự phức tạp và những rủi ro nằm trong danh mục đầu
tư chứng khoán. Chính vì UBS không có những đánh giá rủi ro rõ ràng và
không có một sự giám sát toàn diện cho nên cuối cùng đã dẫn đến những

thua lỗ nặng nề của mình. Điều này cho thấy mô hình đó không chịu trách
nhiệm về những thiệt hại do cuộc khủng hoảng, mà chính sự quản lý của
họ là không hiệu quả.
Trong trường hợp của các ngân hàng đa năng, việc thay đổi một số quy
định để tránh gây ra những mâu thuẫn về mặt lợi ích là một bước tự nhiên.
Bởi vì, nhìn lại trường hợp của hệ thống tài chính Mỹ, Đạo luật Glass-
Steagall đại diện cho giải pháp loại bỏ các mâu thuẫn về mặt lợi ích thông
qua một sự tách biệt hoàn toàn hoạt động. Tuy nhiên, có một số phương
thức có thể xử lý những mâu thuẫn lợi ích trong các ngân hàng đa năng,
như sau:
- Thứ nhất, phân tách hoạt động: Những lợi ích của quy mô nền kinh tế
và các chi phí tiềm năng được tạo ra bởi những mâu thuẫn lợi ích phụ
thuộc vào độ phân tách và cơ cấu tổ chức. Có ba cấp độ khác nhau:
· Phân tách nội bộ các bộ phận;
· Sáp nhập với ngân hàng mẹ để cung cấp các dịch vụ bảo lãnh phát
hành;
· Cấm tất cả các liên kết hoạt động khác trong bất kỳ cấu trúc tổ chức
nào.
Việc phân tách hoàn toàn có thể loại bỏ mọi mâu thuẫn lợi ích, nhưng
đồng thời cũng loại bỏ mọi lợi ích kinh tế. Đạo luật Glass-Steagall đã làm
giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng Mỹ. Tuy nhiên, theo thời gian, đạo
luật này đã được thay đổi bởi Đạo luật Gramm-Leach-Bliley năm 1999. Đây
không là một bảo đảm cho các công ty con độc lập với ngân hàng mẹ, bởi vì:
· Chiến lược kinh doanh được hình thành ở cấp độ nhóm;
· Các ngân hàng phải quan tâm bảo vệ các công ty con khi lo ngại danh
tiếng không tốt của cá nhân một công ty con cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến
danh tiếng của nhóm;
· Các ngân hàng có thể hỗ trợ các công ty con thông qua các khoản
vay, trao đổi của các thông tin và dịch vụ.
- Thứ hai, nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin: Thị trường

và năng lực cơ quan giám sát các tổ chức tài chính phụ thuộc vào số lượng
thông tin có thể công bố. Mối quan hệ giữa các công ty con và các ngân hàng
mẹ phải được công khai để loại bỏ bất kỳ nghi ngờ nào liên quan đến việc nảy
sinh các mâu thuẫn lợi ích (trừ trường hợp mua bán & sáp nhập, việc công bố
thông tin không được khuyến cáo vì có thể tạo nên sự lợi dụng của cuộc cạnh
tranh và gây nguy hiểm cho toàn bộ quá trình).
Do vậy, mô hình ngân hàng đa năng với những vai trò, chức năng,
những ưu, nhược điểm trong hoạt động thì muốn vận dụng có hiệu quả cần
phải có sự quản lý, giám sát toàn diện cũng như những quy định thích hợp tuỳ
theo đặc điểm của từng quốc gia.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Phòng Quan hệ quốc tế, NHĐT&PTVN, Sự phát triển của mô hình
Ngân hàng Đa năng trên thế giới.
[2] Cartel - Wikipedia, the free encyclopedia.
[3] Cristian Marzavan và Mihaela Gaman (2009), The impact of
financial crisis on the universal bank model.
[4] AFP (2008), Le modèle de "banque universelle" à la française sort
conforté de la crise.
[5] George Rich và Christian Walter (1993), The future of Universal
banking.Georg RiGeorg Rich and ch and Christian WalterGeorg Rich and
Christian

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×