Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Khảo sát hàm lượng chất chống oxy hóa ethoxyquin có trong tôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM









Đề tài
KHẢO SÁT HÀM LƯỢNG CHẤT CHỐNG OXY
HÓA - ETHOXYQUIN CÓ TRONG TÔM Ở MỘT
SỐ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Luận văn Tốt nghiệp
Ngành: SƯ PHẠM HÓA HỌC




Giáo viên HD: Sinh viên thực hiện:
TS. Nguyễn Thị Thu Thủy Tên: Vỏ Thị Thúy An
Th.S Lê Bảo Ngọc MSSV: 2091948
Lớp: Sư phạm Hóa Học K35



Cần Thơ – 5/2013
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An




LỜI CẢM ƠN


Trong suốt thời gian thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, tôi đã gặp không ít
khó khăn. Ngoài sự nỗ lực, phấn đấu của bản thân trong việc tìm tòi, học hỏi và nghiên
cứu thì chính sự quan tâm, động viên và giúp đỡ của gia đình, thầy cô, bạn bè là động
lực để tôi vươn lên và đạt được kết quả tốt nhất. Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành
đến:
 Cô Nguyễn Thị Thu Thủy – Bộ môn Sư Phạm Hóa Học – Khoa Sư Phạm đã
trực tiếp hướng dẫn tôi. Cô đã tận tình giúp đỡ, quan tâm, động viên và tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành đề tài tốt nghiệp.
 Cô Lê Bảo Ngọc – Giám Đốc Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí Nghiệm
TP.HCM chi nhánh Cần Thơ đã giúp đỡ tôi và tạo điều kiện thuận lợi về trang
thiết bị, dụng cụ, hóa chất để tôi hoàn thành đề tài.
 Tập thể các thầy cô Bộ môn Hóa - Khoa Sư Phạm đã truyền thụ những kiến
thức, kinh nghiệm trong suốt bốn năm đại học.
 Các anh chị làm việc tại Trung Tâm Dịch Vụ Phân Tích Thí Nghiệm TP.HCM
chi nhánh Cần Thơ, đặc biệt là các anh trong phòng Sắc Ký đã nhiệt tình giúp đỡ
và chia sẽ những kinh nghiệm bổ ích trong quá trình thực hiện phân tích mẫu.
 Gia đình và tập thể các bạn lớp Sư phạm hóa khóa 35 đã luôn bên cạnh, ủng hộ
và chia sẽ những khó khăn, vất vả trong suốt thời gian qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Cần Thơ, tháng 05 năm 2013
Sinh viên thực hiện


Vỏ Thị Thúy An





Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



ii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN HÓA HỌC

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

1. Cán bộ hướng dẫn: Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy
2. Tên đề tài: “Khảo sát hàm lượng chất chống oxy hóa - ethoxyquin có trong tôm
ở một số chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ”
3. Sinh viên thực hiện: Vỏ Thị Thúy An MSSV: 2091948
Lớp Sư phạm Hóa học K35
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức LVTN:





b. Nhận xét về nội dung của LVTN:
- Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:






- Những vấn đề còn hạn chế:







Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



iii
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội dung
chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm nếu có):




d. Kết luận, đề nghị và điểm:







Cần Thơ, ngày tháng….năm 2013
Cán bộ hướng dẫn



Ts. Nguyễn Thị Thu Thủy













Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ CỘNG HÒA XÃ HÔI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
KHOA SƯ PHẠM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BỘ MÔN HÓA HỌC

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

1. Cán bộ phản biện: Phan Thành Chung
2. Tên đề tài: “Khảo sát hàm lượng chất chống oxy hóa - ethoxyquin có trong tôm

ở một số chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ”.
3. Sinh viên thực hiện: Vỏ Thị Thúy An MSSV: 2091948
Lớp Sư phạm Hóa học K35
4. Nội dung nhận xét:
a. Nhận xét về hình thức LVTN:
Đề tài gồm 55 trang kể cả phần phụ lục và tài liệu tham khảo. Văn bản được in
ấn đẹp và đúng qui cách.
Tuy nhiên cần sửa chữa: Viết thêm phần tóm tắt đề tài. Trong phần này cần nêu
một cách tóm lược mục đích và giới hạn, nội dung và kết quả, kết luận của đề tài.
b. Nhận xét về nội dung của LVTN:
- Đánh giá nội dung thực hiện đề tài:
Trong phần mở đầu, tác giả đã nêu rõ và cụ thể mục tiêu và giới hạn của đề tài,
phương pháp và phương tiện nghiên cứu.
Đề tài chọn phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MS/MS) để xác định
dư lượng Ethoxyquin là chất phụ gia chống oxy hóa cho thức ăn chăn nuôi nói chung
và nuôi trồng thủy sản nói riêng mà dư lượng của nó trong các sản phẩm thủy sản
được qui định nghiêm ngặt. Các kết quả phân tích trên một số mẫu tôm ở thị trường
thành phố Cần Thơ cho thấy dư lượng Ethoxyquin vượt mức qui định chiếm một tỷ lệ
khá lớn. Phương pháp định lượng dư lượng Ethoxyquin đã sử dụng là một phương
pháp phân tích với phương tiện hiện đại nên kết quả có thể tin cậy được. Đây là một
thông tin có giá trị đối với người tiêu dùng ở địa phương thành phố Cần Thơ trong việc
sử dụng tôm làm thực phẩm và các cơ sở nuôi tôm và xuất khẩu tôm cần quan tâm
đúng mức.
- Những vấn đề còn hạn chế:
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



ii
Tác giả chưa nêu được các kết quả của các nghiên cứu trước đây về sử dụng

phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ (LC/MS/MS) để xác định dư lượng
Ethoxyquin để chứng minh rằng phương pháp này là lựa chọn thích hợp.
c. Nhận xét đối với từng sinh viên tham gia thực hiện đề tài (ghi rõ từng nội
dung chính do sinh viên nào chịu trách nhiệm nếu có):



d. Kết luận, đề nghị và điểm:
Nhìn chung, tác giả đã hoàn thành cơ bản mục tiêu của đề tài đã đề ra.

Cần Thơ, ngày tháng …. năm 2013
Cán bộ phản biện





Phan Thành Chung


















Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



i

MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC i
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
DANH SÁCH HÌNH v
DANH SÁCH BIỂU BẢNG vi
TÓM TẮT NỘI DUNG vii
Phần 1: MỞ ĐẦU 1
Phần 2: NỘI DUNG 3
A. LÍ THUYẾT 3
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SẮC KÝ 3
I.1. Lịch sử phát hiện sắc ký 3
I.2. Phân loại phương pháp sắc ký 3
I.3.1. Phân loại sắc ký theo bản chất của hai pha sử dụng 3
I.3.2. Phân loại sắc ký theo bản chất của hiện tượng xảy ra trong quá trình tách
chất 4
I.3.3. Phân loại sắc ký theo cấu hình 4
I.3. Một số đại lượng đặc trưng cho phân tích sắc ký 4

I.3.1. Hệ số phân bố ( Partition coefficient) 4
I.3.2. Thời gian lưu ( Retention time) 5
I.3.3. Hệ số dung lượng k’ (Capacity factor) 6
I.3.4. Số đĩa lý thuyết 6
I.3.5. Độ chọn lọc 7
I.3.6. Độ phân giải 7
II. HỆ THỐNG MÁY SẮC KÝ LỎNG GHÉP KHỐI PHỔ (HPLC/MS/MS) 8
II.1. Sơ lược về hệ thống sắc ký lỏng (HPLC) 8
II.1.1. Bình chứa pha động 9
II.1.2. Bộ khử khí Degases 9
II.1.3. Bơm cao áp 10
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



ii
II.1.4. Bộ phận tiêm mẫu 10
II.1.5. Cột sắc ký 10
II.1.6. Đầu dò 11
II.1.7. Bộ phận ghi nhận tín hiệu 11
II.1.8. In dữ liệu 11
II.2. Đầu dò khối phổ - Đầu dò MS ba tứ cực 12
II.2.1. Một số vấn đề chung về đầu dò khối phổ 12
II.2.2. Cấu tạo đầu dò khối phổ ba tứ cực 13
II.2.3. Một số k thuật ghi phổ trong đầu dò khối phổ 17
III. Tổng quan về gốc tự do và chất chống oxy hóa trong thực phẩm 18
IV. Giới thiệu về ethoxyquin 19
IV.1. Công thức cấu tạo và một số tính chất của Ethoxyquin 19
IV.2. Ứng dụng và ảnh hưởng của Ethoxyquin 19
IV.3. Giới hạn cho phép 20

IV.4. Một số nghiên cứu về ethoxyquin 20
IV.4.1. Nghiên cứu trên động vật 20
IV.4.2. Nghiên cứu trên thực vật 21
V. Các phương pháp xác định hàm lượng ethoxyquin 22
V.1. Phương pháp tham khảo AOAC 2007.01 22
V.2. Phân tích dư lượng ethoxyquin bằng máy HPLC 23
V.3. Phân tích dư lượng ethoxyquin bằng máy HPLC/MS/MS 23
B. THỰC NGHIỆM 24
I. Các thiết bị, dụng cụ và hóa chất 24
I.1. Hệ thống máy LC/MS/MS 24
I.2. Các thiết bị và dụng cụ 24
I.3. Hóa chất 24
II. Chuẩn bị các dung dịch chuẩn 25
II.1. Dung dịch chuẩn gốc 25
II.2. Dung dịch chuẩn trung gian 25
II.3. Dung dịch chuẩn làm việc 25
III. Chọn lọc các yếu tố trong phân tích 26
III.1. Khảo sát khoảng tuyến tính 26
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



iii
III.2. Khảo sát độ chính xác của phương pháp 26
III.2.1. Chuẩn bị mẫu kiểm soát 27
III.2.2. Xử lí mẫu 28
III.2.3. Các thông số cài đặt của máy HPLC/MS/MS 28
III.2.4. Công thức tính toán kết quả 29
III.2.5. Kết quả khảo sát độ chính xác của phương pháp 30
IV. Thu mua mẫu 31

V. Kết quả phân tích 31
V.1. Kết quả phân tích dư lượng chất chống oxy hóa - ethoxyqiun trên nền mẫu tôm
sú 32
V.2. Kết quả phân tích dư lượng chất chống oxy hóa ethoxyqiun trên nền mẫu tôm
thẻ 33
Phần 3: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 35
I. KẾT LUẬN 35
II. ĐỀ NGHỊ 36
PHỤ LỤC 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 54


















Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An




iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
AOAC
Association of Offical Analytical Chemists - Hiệp hội các nhà
phân tích Hóa học
APCI
Atmospheric Pressure Chemical Ionization - Ion hóa hóa học ở
áp suất khí quyển
ESI
Electrospray Ionization - Ion hóa bằng cách phun ion
EU
European - Liên minh Châu Â
FDA
America Food and Drug Administration - Cục quản lí thực phẩm
và dược phẩm
HPLC
High Performance Liquid Chromatography - Sắc ký lỏng hiệu
năng cao
LOD
Limit of detection - Giới hạn phát hiện
LOQ
Limit of quantitation - Giới hạn định lượng
Ppb
Parts per billion
Ppm
Parts per million
PSA

Primary secondary amine
MRL
Maximum Residue Limits – Giới hạn cho phép
MS
Mass spectroscopy - Khối phổ
SPE
Solid phase extraction - Chiết pha rắn
UV
Ultra Violet - Cực tím











Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



v

DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 1. Thời gian lưu của cấu tử phân tích 5
Hình 2. Peak sắc ký 7

Hình 3. Sơ đồ hệ thống HPLC 8
Hình 4. Nguyên lý hoạt động của đầu dò MS/MS 13
Hình 5. Cấu tạo đầu dò khối phổ ba tứ cực của hãng Agilent 14
Hình 6. Sơ đồ tạo ion dương bằng nguồn ESI 15
Hình 7. Bộ ion hóa hóa học 16
Hình 8. Hệ thống đầu dò tứ cực 17
Hình 9. Các chất chuyển hóa của ethoxyquin ở lê 22
Hình 10. Đường chuẩn Ethoxyquin 26





















Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An




vi

DANH SÁCH BIỂU BẢNG
Bảng 1. Phân loại sắc ký theo bản chất của hai pha sử dụng 3
Bảng 2. Giới hạn cho phép của ethoxyquin trong một số thực phẩm 20
Bảng 3. Kết quả dựng đường chuẩn Ethoxyquin 26
Bảng 4. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp 30
Bảng 5. Kết quả khảo sát độ chụm của phương pháp 30
Bảng 6. Số lượng mẫu thu mua ở các chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ 31
Bảng 7. Kết quả phân tích tổng hợp dư lượng chất chống oxy hóa ethoxyqiun trên cả
hai nền mẫu tôm sú và tôm thẻ 32
Bảng 8. Kết quả phân tích dư lượng chất chống oxy hóa ethoxyqiun trên nền mẫu tôm
sú 32
Bảng 9. Dư lượng của một số mẫu nhiễm ethoxyquin trên nền mẫu tôm sú 33
Bảng 10. Kết quả phân tích dư lượng chất chống oxy hóa ethoxyqiun trên nền mẫu
tôm thẻ 33
Bảng 11. Kết quả phân tích dư lượng chất chống oxy hóa ethoxyqiun trên nền mẫu
tôm thẻ 34



















Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



vii
TÓM TẮT NỘI DUNG
Nhật Bản là thị trường tiêu thụ tôm hàng đầu của Việt Nam. Tuy nhiên, việc
xuất khẩu tôm sang Nhật Bản vài năm trở lại đây gặp không ít khó khăn. Năm 2012
vừa qua, Nhật Bản cho kiểm tra hàm lượng chất chống oxy hóa Ethoxyquin có trong
tôm của Việt Nam. Mặc dù, Ethoxyquin vẫn chưa được nghiên cứu trên người nhưng
đã có một vài nghiên cứu trên vật nuôi cho thấy Ethoxyquin có ảnh hưởng đến sức
khỏe vật nuôi, điều đó cho thấy khả năng Ethoxyquin ảnh hưởng đến sức khỏe con
người cũng rất cao. Nếu người tiêu dùng sử dụng lâu ngày các loại tôm có chứa chất
bảo quản nói chung và Ethoxyquin nói riêng thì sẽ rất có hại cho sức khỏe và có thể
gây ra một số bệnh ở người, việc tìm hiểu nguyên nhân của các bệnh này thì rất khó
khăn. Đây cũng là một vấn đề gây nhiều bức xúc hiện nay.
Đề tài “Khảo sát hàm lượng chất chống oxy hóa - ethoxyquin có trong tôm
ở một số chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ” được thực hiện với mục đích đánh
giá được phần nào dư lượng của chất chống oxy hóa – ethoxyquin có trong tôm ở một
số chợ thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ và giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng
tôm để cung cấp cho thị trường trong nước và ngoài nước. Do thời gian và điều kiện

thực hiện nên giới hạn của đề tài là chỉ khảo sát những mẫu tôm nguyên liệu (tôm sú
và tôm thẻ) ở thị trường Thành phố Cần Thơ. Nội dung thực hiện:
 Bước 1: Chọn lọc các yếu tố phân tích.
 Bước 2: Thu mua mẫu ở một số chợ trên địa bàn Thành Phố Cần Thơ.
 Bước 3: Xử lý mẫu theo nguyên tắc: mẫu sau khi được đồng nhất, chiết
xuất bằng ACN và làm sạch bằng phương pháp QuEChERS.
 Bước 4: Phân tích mẫu bằng máy LC/MS/MS và xử lí kết quả.
Sau thời gian thực hiện đề tài đã xây dựng các thông số, chọn lọc điều kiện tối
ưu cho quá trình thực nghiệm. Kết quả phù hợp với tiêu chuẩn của AOAC:
 Giới hạn phát hiện LOD = 3ppb.
 Đường chuẩn tuyến tính trong khoảng nồng độ 1–16ppb.
 Hiệu suất thu hồi nằm trong khoảng từ 60 – 115%.
Thu mua và phân tích 56 mẫu tôm, có 22/56 mẫu phát hiện dư lượng
ethoxyquin. Trong đó có 12/22 mẫu có dư lượng cao hơn MRL, 10/22 mẫu có dư
lượng thấp hơn MRL.
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



viii
Từ kết quả thu được ta thấy:
 Tỉ lệ mẫu có dư lượng ethoxyquin vượt mức cho phép vẫn còn cao.
 Việc sử dụng ethoxyquin như một chất chống oxy hóa vẫn còn rất phổ
biến.















Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



1
Phần 1: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, ngành nuôi tôm được phát triển từ rất lâu, tập trung chủ yếu ở
vùng châu thổ sông Hồng, sông Cửu Long và vùng Duyên Hải. Tuy nhiên, ở giai đoạn
đầu diện tích nuôi tôm còn hạn chế cho đến cuối thế kỷ XX, khi nhu cầu tôm cung cấp
cho thị trường, các nhà hàng, nhà máy chế biến thủy sản, tăng cao thì có sự phát triển
nhanh chóng về diện tích nuôi tôm. Ngành nuôi tôm phát triển ngày càng mạnh, tôm
không chỉ cung cấp cho thị trường trong nước mà đã dần tiến ra thị trường nước ngoài
như Nhật Bản, EU, Mỹ…và đã trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực
của Việt Nam.
Nhiều năm qua, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ tôm hàng đầu của Việt Nam.
Tuy nhiên, vài năm gần đây việc xuất khẩu tôm sang Nhật Bản gặp không ít khó khăn
do Nhật Bản liên tiếp đưa ra những rào cản kỹ thuật đối với tôm của Việt Nam. Cụ thể
là năm 2010, Nhật Bản cho kiểm tra hàm lượng Trifluralin đối với tất cả các sản phẩm
tôm từ Việt Nam. Năm 2011, dư lượng Enrofloxacin trở thành vấn đề lớn đối với các
doanh nghiệp xuất khẩu tôm sang Nhật Bản. Đến năm 2012, Nhật Bản lại kiểm tra
hàm lượng Ethoxyquin (chất được sử dụng làm chất chống oxy hóa trg thức ăn chăn

nuôi) đối với các lô tôm nhập khẩu từ Việt Nam. Việc Nhật Bản xây dựng một rào cản
kỹ thuật mới đã gây không ít trở ngại cho người nuôi cũng như các doanh nghiệp xuất
khẩu tôm ở Việt Nam.
Xuất phát từ thực trạng này, chúng tôi tiến hành đề tài: “KHẢO SÁT HÀM
LƯỢNG CHẤT CHỐNG OXY HÓA - ETHOXYQUIN CÓ TRONG TÔM Ở
MỘT SỐ CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ”. Đề tài được tiến hành
tại TRUNG TÂM DỊCH VỤ PHÂN TÍCH THÍ NGHIỆM TP HCM - CHI NHÁNH
CẦN THƠ .
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài được thực hiện nhằm mục đích đánh giá được phần nào dư lượng của
chất chống oxy hóa – ethoxyquin có trong tôm ở một số chợ thuộc địa bàn thành phố
Cần Thơ. Đồng thời, giúp các nhà sản xuất nâng cao chất lượng tôm để cung cấp cho
thị trường trong nước và ngoài nước.
III. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



2
 Đọc tài liệu tìm hiểu về phương pháp sắc ký, chất chống oxy hóa ethoxyquin và
các thông tin có liên quan đến đề tài.
 Chọn phương pháp để thực hiện đề tài.
 Tiến hành thu mẫu tôm đại diện tại các chợ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
 Tiến hành xử lí mẫu và phân tích hàm lượng của chất chống oxy hóa -
ethoxyquin có trong mẫu đã thu mua bằng phương pháp sắc ký lỏng ghép khối
phổ.
 So sánh hàm lượng ethoxyquin đã phân tích được với giới hạn cho phép và đưa ra
kết luận.
IV. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đề tài được tiến hành trên nền mẫu là tôm sú và tôm thẻ (tôm nguyên liệu).

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Điều tra: thu mẫu ngẫu nhiên trên thị trường.
 Tổng kết kinh nghiệm: đọc, tham khảo tài liệu từ các nghiên cứu trước.
 Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm: phương pháp sắc ký lỏng ghép khối phổ.
VI. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI
Chỉ khảo sát những mẫu tôm nguyên liệu ở thị trường thành phố Cần Thơ.
VII. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
 Giai đoạn 1: Nhận đề tài, tìm tài liệu có liên quan đến đề tài, viết đề cương.
 Giai đoạn 2: Thực hiện đề tài.
 Giai đoạn 3: Thu thập kết quả, xử lý số liệu, viết bài, báo cáo.
Nơi thực hiện đề tài: PTN Trung Tâm Phân Tích Dịch Vụ Thí Nghiệm TP Hồ Chí
Minh chi nhánh Cần Thơ (Case Cần Thơ).




Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



3
Phần 2: NỘI DUNG
A. LÍ THUYẾT
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH SẮC KÝ
[1], [4], [5], [7], [12]

I.1. Lịch sử phát hiện sắc ký
Sắc ký là một kỹ thuật được ứng dụng trong nhiều ngành khoa học. Nhà thực
vật học người Nga Mikhail Tswett đã phát minh ra kỹ thuật sắc ký vào năm 1903. Các
chất được Tswett nghiên cứu là các sắc tố thực vật và phương pháp được ông sử dụng

là sắc ký cột với pha tĩnh là canxi cacbonat, còn ete dầu mỏ được dùng làm pha di
động. Ông đã đặt tên cho kỹ thuật này là chromatography. Tên này được ghép bởi hai
từ Hy Lạp “chroma” có nghĩa là “màu” và “graphein” nghĩa là “viết”. Trong mấy thập
kỷ tiếp theo, nghiên cứu về lý thuyết và ứng dụng của sắc ký đã phát triển rất mạnh
mẽ.
Tất cả các loại hình sắc ký đều có nguyên lý tách giống nhau: mẫu phân tích
được hòa tan trong một pha động, pha này có thể là một chất khí, chất lỏng hoặc chất
lỏng siêu tới hạn. Pha tĩnh được cố định trong cột hay trên bề mặt vật rắn. Cho pha
động di chuyển qua pha tĩnh một cách liên tục và không hòa lẫn với nó, khi đó, các
chất tan là thành phần của mẫu sẽ di chuyển qua cột theo pha động với tốc độ khác
nhau tùy thuộc vào tương tác giữa pha tĩnh, pha động và chất tan. Nhờ tốc độ di
chuyển khác nhau, các thành phần của mẫu sẽ tách riêng thành dải, làm cơ sở cho phân
tích định tính và định lượng.
I.2. Phân loại phương pháp sắc ký
Người ta phân biệt nhiều loại kỹ thuật sắc ký khác nhau dựa vào bản chất của
hai pha sử dụng hoặc dựa vào bản chất của các hiện tượng xảy ra trong quá trình tách
các chất.
I.3.1. Phân loại sắc ký theo bản chất của hai pha sử dụng
Pha động
Pha tĩnh
Tên gọi của kỹ thuật sắc ký
Chất lỏng
Chất rắn
Sắc ký lỏng-rắn (sắc ký cột, sắc ký lớp mỏng).
Chất lỏng
Chất lỏng
Sắc ký lỏng-lỏng (Sắc ký HPLC với cột nhồi pha đảo C-18).
Chất khí
Chất rắn
Sắc ký khí-rắn (gọi chung là sắc ký khí)

Chất khí
Chất lỏng
Sắc ký khí-lỏng (gọi chung là sắc ký khí)
Bảng 1. Phân loại sắc ký theo bản chất của hai pha sử dụng
Luận văn tốt nghiệp SVTH: Vỏ Thị Thúy An



4
I.3.2. Phân loại sắc ký theo bản chất của hiện tượng xảy ra trong quá trình tách
chất
Phân loại sắc ký theo bản chất của hiện tượng xảy ra trong quá trình tách chất
gồm các loại sau:
+ Sắc ký hấp phụ hay sắc ký lỏng rắn (adsorption/liquid chromatography).
+ Sắc ký phân bố (partition chromatography).
+ Sắc ký ion (ion chromatography).
+ Sắc ký rây phân tử (size exclusion/gel permeation chromatography).
Trong đó, sắc ký phân bố (SKPB) được ứng dụng nhiều nhất vì có thể phân tích
được những hợp chất từ không phân cực đến những hợp chất rất phân cực và hợp chất
ion có khối lượng phân tử không quá lớn (<3000). Tùy theo độ phân cực của pha tĩnh
và pha động, người ta phân biệt: sắc ký lỏng pha thường và sắc ký lỏng pha đảo.
+ Sắc ký lỏng pha thường: pha tĩnh có độ phân cực cao hơn độ phân cực của
dung môi pha động, dùng để phân tích các hợp chất từ không phân cực
đến phân cực vừa.
+ Sắc ký lỏng pha đảo: pha tĩnh có độ phân cực thấp, pha động có độ phân
cực cao hơn, dùng để tách và phân tích các hợp chất có độ phân cực cao.
Dung môi sử dụng cho sắc ký lỏng pha đảo là dung môi phân cực, trong
đó nước đóng vai trò quan trọng lại rẻ tiền, do đó loại sắc ký này được sử
dụng phổ biến nhất.
I.3.3. Phân loại sắc ký theo cấu hình

Sắc ký cột : Pha tĩnh được nén trong một trụ hình tròn và pha động di chuyển
xuyên ngang qua trụ đó, có thể nhờ trọng lực, nhờ một bơm cao áp có áp suất lớn hoặc
nhờ áp lực của chất khí.
Sắc ký phẳng: Pha tĩnh được tráng thành một lớp thật mỏng lên trên một tấm
phẳng. Khi sắc ký, tấm này được dựng đứng và pha động di chuyển ngang qua bề mặt
tấm này, có thể theo chiều từ trên xuống hoặc từ dưới lên.
I.3. Một số đại lượng đặc trưng cho phân tích sắc ký
I.3.1. Hệ số phân bố ( Partition coefficient)
Cân bằng của một cấu tử X trong hệ sắc ký có thể được mô tả bằng phương
trình như sau:
Xpha động Xpha tĩnh
-->

×