Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Nghiên cứu sử dụng phần mềm violet trong dạy và học hóa học lớp 11, ban cơ bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.78 MB, 133 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM HÓA HỌC






NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG PHẦN MỀM VIOLET
TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
LỚP 11 – BAN CƠ BẢN
Luận văn Tốt nghiệp
Ngành: SƯ PHẠM HÓA HỌC









Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn Huỳnh Thị Kim Xuân
Lớp: Sư phạm Hóa K35
MSSV:2096737
Cần Thơ, 2013
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản


GVHD: TS.GVC. Bùi Phương Thanh Huấn i SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

LỜI CẢM ƠN
……   ……

Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự động viên, sự giúp đỡ nhiệt
tình và sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô, ba mẹ và bạn bè. Nhờ vậy mà luận văn
được hoàn thành đúng thời hạn.
Lời đầu tiên, em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
* Thầy Bùi Phương Thanh Huấn, GV hướng dẫn luận văn, TS.GVC – Bộ môn
Hóa – Khoa Sư phạm – Trường Đại học Cần Thơ, thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ,
truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài luận
văn tốt nghiệp.
* Thầy Võ Quốc Cường, cô Lý Thị Kim Nguyên – giáo viên hướng dẫn thực
tập, trường trung học phổ thông Bùi Hữu Nghĩa đã động viên, giúp đỡ, đóng góp ý
kiến và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành luận văn.
* Tập thể lớp 11B
1
, 11B
9
– Trường trung học phổ thông Bùi Hữu nghĩa.
* Cảm ơn ba mẹ đã nuôi nấng, dạy bảo con trong suốt thời gian qua để con có
thể học tập và trưởng thành như ngày hôm nay.
* Và xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của tất cả người thân trong
gia đình và bạn bè trong suốt thời gian qua.

Chân thành cảm ơn




Huỳnh Thị Kim xuân



Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản

GVHD: TS.GVC. Bùi Phương Thanh Huấn ii SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



























Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản

GVHD: TS.GVC. Bùi Phương Thanh Huấn iii SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN



























Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản

GVHD: TS.GVC. Bùi Phương Thanh Huấn iv SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân



MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TRONG LUẬN VĂN viii
DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN VĂN ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN x
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG LUẬN VĂN 4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4
1.1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 4

1.1.1 Các khái niệm
[1], [3], [9], [11], [16]
4
1.1.2 Hệ thống các phương pháp dạy học hóa học
[3], [8], [9]
5
1.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC 9
1.2.1. Những quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THPT
[17]
.
9
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
[8], [12]
11
1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học hóa học
[1],[2] [3], [12], [15]
11
1.2.3.1 Mục đích việc đổi mới phương pháp dạy học 11
1.2.3.2 Để dạy tốt môn hóa học?
[20]
12
1.2.3.2 Chuyển đổi mô hình dạy học 13
1.2.4. Một số phương pháp dạy học tích cực 15
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản

GVHD: TS.GVC. Bùi Phương Thanh Huấn v SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

1.2.4.1 Dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực
[12], [13]

15
1.2.4.2 Một số phương pháp dạy học tích cực
[14]
16
1.2.4.2.1 Dạy học sử dụng tình huống có vấn đề 16
1.2.4.2.2 Phương pháp thảo luận nhóm
[19]
20
1.2.5 Lựa chọn phương pháp giảng dạy trong một bài cụ thể
[12]
23
1.3 THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC HIỆN NAY 23
1.3.1. Thực trạng về tình hình sử dụng phương pháp dạy học hóa học ở nước ta hiện nay
[7],[15],[16]
. 23
1.3.2. Thực trạng về tình hình học tập của học sinh ở bậc THPT.
[9],[10],[11]
24
1.4 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ PHẦN MỀM VIOLET
[22]
25
1.4.1 Giới thiệu tổng quan về phần mềm Violet 25
1.4.2 Cài đặt và chạy chương trình 27
1.4.2.1 Cài đặt từ đĩa CD 27
1.4.2.2 Cài đặt từ trang bachkim.vn 30
1.4.2.3 Chạy chương trình Violet 32
1.4.3 Các chức năng của Violet 34
Chương 2: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG LỚP 11 - BAN CƠ BẢN BẰNG PHẦN MỀM
VIOLET 39
2.1 QUY TRÌNH THIẾT KẾ PHẦM MỀM VIOLET 39

2.2 MỘT SỐ LƯU Ý KHI THIẾT KẾ BÀI GIẢNG BẰNG PHẦN MỀM
VIOLET……………………………………………………………………………… 51
2.3 MỘT SỐ BÀI GIẢNG MINH HỌA BẰNG PHẦN MỀM VIOLET TRONG
CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 11 – BAN CƠ BẢN. 53
2.3.1 Các dạng bài có thể sử dụng giáo án điện tử bằng “phần mềm Violet”. 53
2.3.2 Một số bài giảng minh họa bằng phần mềm Violet trong chương trình lớp 11 – ban
cơ bản………………………………………………………………………………… 53
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản

GVHD: TS.GVC. Bùi Phương Thanh Huấn vi SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

2.3.2.1 Bài 29 ANKEN 53
2.3.2.2 Bài 33 LUYỆN TẬP ANKIN 65
2.3.2.3 Bài 40 ANCOL 71
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 83
3.1 MỤC ĐÍCH THỰC NGHIỆM 83
3.2 NHIỆM VỤ THỰC NGHIỆM 83
3.3 ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM 83
3.4 CHUẨN BỊ THỰC NGHIỆM 83
3.5 TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM 84
3.6 THỐNG KÊ MÔ TẢ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 84
3.6.1 Cách trình bày kết quả thực nghiệm 84
3.6.2 Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm 85
3.6.3 Phân tích định tính kết quả thực nghiệm sư phạm 85
3.6.4 Phân tích định tính kết quả thực nghiệm 92
3.6.4.1 Phiếu phỏng vấn giáo viên 92
3.6.4.2 Phiếu phỏng vấn học sinh 94
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97
1. KẾT LUẬN 97

2. KIẾN NGHỊ 97
PHỤ LỤC 98
Phụ lục 1 99
Phụ lục 2 103
Phụ lục 3 105
Phụ lục 4 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO 121
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản

GVHD: TS.GVC. Bùi Phương Thanh Huấn vii SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CTCT : Công thức cấu tạo.
CTPT : Công thức phân tử.
GV : Giáo viên.
GVHD : Giáo viên hướng dẫn.
HS : Học sinh.
PPDH : Phương pháp dạy học.
PPDHHH : Phương pháp dạy học hóa học.
PTPƯ : Phương trình phản ứng.
SGK : Sách giáo khoa.
THPT : Trung học phổ thông.
TN : Thí nghiệm.
BTVN : Bài tập về nhà

Luận văn tốt nghiệp

Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản

GVHD: TS.GVC. Bùi Phương Thanh Huấn viii SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ TRONG LUẬN VĂN


TT
Số hình vẽ,
đồ thị
Tên hình vẽ, đồ thị
Trang
1
Hình 1.1
Hệ thống các phương pháp dạy học.
8
2
Hình 3.1
Đồ thị biểu diễn kết quả kiểm tra của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng ở phiếu học
tập.
91
3
Hình 3.2
Đường lũy tích biểu diễn kết quả kiểm tra ở
lớp thực nghiệm và lớp đối chứng ở phiếu
học tập.
91
Luận văn tốt nghiệp

Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản

GVHD: TS.GVC. Bùi Phương Thanh Huấn ix SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG TRONG LUẬN VĂN


TT
Số biểu bảng
Tên biểu bảng
Trang
1
Bảng 1.1
So sánh hai phương pháp dạy học: Phương
pháp dạy học cổ truyền và phương pháp dạy
học tích cực.
14
2
Bảng 3.1
Cấu trúc hai chiều và cơ cấu câu hỏi.
85
3
Bảng 3.2
Bảng phân phối tần số, tần suất và tần suất tích
lũy phiếu học tập.
88
4
Bảng 3.3
Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm.
89

5
Bảng 3.4
Kết quả kiểm tra của lớp đối chứng.
90
6
Bảng 3.5

Bảng so sánh kết quả xếp loại của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng.
90
7
Bảng 3.6
Kết quả phỏng vấn giáo viên.
92
8
Bảng 3.7
Kết quả phỏng vấn học sinh.
94

Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản

GVHD: TS.GVC. Bùi Phương Thanh Huấn x SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

TÓM TẮT LUẬN VĂN


Hiện nay, việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học đã được ứng dụng
rộng rãi ở các trường THPT, môn hóa học là một môn khoa học tự nhiên đòi hỏi nhiều
kĩ năng, Đề tài “ Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp

11 – ban cơ bản” được thực hiện nhằm giới thiệu cách sử dụng phần mềm Violet để
thiết kế bài dạy học hóa học nhằm góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở
trường phổ thông. Kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích trong đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh.
Đề tài đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về dạy và học hóa học ở
trường phổ thông. Và đề tài cũng giới thiệu một số bài dạy học hóa học lớp 11- ban cơ
bản được soạn bằng phần mềm Violet, có những bài giảng được kết hợp với phần mềm
PowerPoint.
Đề tài được tiến hành thực nghiệm ở trường THPT Bùi Hữu Nghĩa. Qua quá
trình thực nghiệm và đánh giá, kết quả nghiên cứu bước đầu của đề tài cho thấy việc
sử dụng phần mềm Violet đã được đánh giá cao, góp phần vào việc thay đổi phương
pháp dạy học ở các trường phổ thông, phần mềm được đánh giá cao có thể được áp
dụng rộng rãi cho các cấp học nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở nước ta.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 1 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

MỞ ĐẦU

Đứng trước những thời cơ và thách thức trong quá trình hội nhập kinh tế hiện nay thì
việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ trí thức là yếu tố hàng đầu. Để
nâng cao chất lượng dạy và học ở các trường phổ thông, cần phải tiến hành đổi mới
phương pháp dạy học (PPDH) theo hướng tích cực, giúp học sinh (HS) có thể tiếp
nhận thông tin một cách nhanh chóng, dễ hiểu và có hứng thú trong việc học tập môn
Hóa học. Do đó, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học là rất cần
thiết.
Hiện nay, đã có nhiều phần mềm hỗ trợ việc soạn thảo bài giảng nhưng chưa thực

sự hỗ trợ tốt, việc soạn thảo rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Phần mềm Violet giúp
soạn thảo bài giảng sinh động, có các loại bài tập trắc nghiệm, chèn được phim ảnh,
file flash và có thể liên kết với các phần mềm khác như Microsoft Office PowerPoint,
Macromedia Flash, Geometer Sketchpad làm bài giảng sinh động, giúp học sinh dễ
tiếp nhận những kiến thức trừu tượng một cách dễ dàng và hứng thú hơn với môn Hóa
học cũng như các môn học khác. Vì vậy, việc “Nghiên cứu sử dụng phần mềm
Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 - ban cơ bản” là rất cần thiết cho việc dạy học
hiện nay.
1. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Sử dụng phần mềm Violet để thiết kế một số bài dạy học lớp 11 - ban cơ bản
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa học ở trường trung học phổ thông.
2. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 - ban cơ bản sẽ góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học tại các trường trung học phổ thông.
3. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 2 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn về dạy và học Hóa học.
- Thiết kế một số bài dạy học Hóa học lớp 11 - ban cơ bản bằng phần mềm Violet.
- Xây dựng các hình ảnh, video trong chương trình Hóa học lớp 11 – ban cơ bản
bẳng phần mềm Violet.
- Thực nghiệm sư phạm tại trường trung học phổ thông để đánh giá kết quả nghiên
cứu và tính khả thi của đề tài.
4. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
4.1 Phương pháp nghiên cứu

4.1.1 Nghiên cứu lý thuyết
- Nghiên cứu sách giáo khoa lớp 11 - ban cơ bản.
- Nghiên cứu lý thuyết về cơ sở lí luận dạy học, phương pháp dạy học.
- Nghiên cứu cách sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 -
ban cơ bản.
- Thiết kế giáo án một số bài giảng lớp 11 - ban cơ bản bằng phần mềm Violet.
4.1.2 Nghiên cứu thực tiễn
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT.
- Khảo sát, lấy ý kiến của giáo viên và học sinh về tính thực tiễn và khả thi
của phần mềm.
4.1.3 Nghiên cứu toán học
Xử lý số liệu từ thực nghiệm sư phạm bằng thống kê toán học.
4.2 Phương tiện nghiên cứu
- Tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học, lí luận dạy học.
- Máy tính, máy quay phim, phần mềm, hóa chất, dụng cụ thí nghiệm.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 3 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

- Cách sử dụng phần mềm Violet, các đề tài nghiên cứu trước đây.
- Sách giáo khoa lớp 11 - ban cơ bản và các sách giáo viên, sách bài tập.
5. TIẾN ĐỘ DỰ KIẾN
- Giai đoạn 1: Từ 18/06/2012 đến 31/07/2012, nhận đề tài từ giáo viên hướng
dẫn, tìm tài liệu có liên quan, trao đổi với giáo viên hướng dẫn và hoàn thành đề
cương chi tiết.
- Giai đoạn 2: Thực hiện đề tài từ tháng 08/2012 đến tháng 03/2013.
- Giai đoạn 3: Tháng 04/2013 và tháng 05/2013 tổng hợp kết quả và hoàn thành

báo cáo luận văn tốt nghiệp.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 4 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

NỘI DUNG LUẬN VĂN
……   ……

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
1.1.1 Các khái niệm
[1], [3], [9], [11], [16]
Phương pháp là một thành tố hết sức quan trọng của quá trình hoạt động. Khi
đã xác định mục đích và nội dung hoạt động thì phương pháp có vai trò quyết định
chất lượng hoạt động. R. Đecatơ (1596 – 1650), một đại biểu của triết học Pháp thế
kỉ XVII đã nói: “ Không có phương pháp người tài cũng mắc lỗi, có phương pháp
người bình thường cũng có thể làm được những công việc phi thường”. Phương pháp
dạy học (PPDH) nói riêng và phương pháp giáo dục nói chung có vai trò quan trọng
trong công tác giáo dục và đào tạo. Để áp dụng PPDH hợp lí ta cần hiểu một số khái
niệm về phương pháp dạy học.
- Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy học là cách thức làm việc của thầy và trò trong sự phối hợp
thống nhất dưới sự chỉ đạo của thầy nhằm làm cho trò tự giác tích cực, tự lực đạt tới
mục đích học tập.
- Phương pháp dạy học hóa học (PPDHHH).
Trong các tác phẩm lí luận dạy học, các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều định nghĩa
về PPDHHH. Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang: “Phương pháp dạy học hóa học là

cách thức họat động, cộng tác có mục đích giữa GV và HS trong đó thống nhất sự điều
khiển của GV đối với sự bị điều khiển – tự điều khiển của HS nhằm làm cho HS chiếm
lĩnh khái niệm hóa học”.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 5 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

1.1.2 Hệ thống các phương pháp dạy học hóa học
[3], [8], [9]

- Có rất nhiều cách phân loại PPDH khác nhau dựa trên các căn cứ khác nhau
khiến cho PPDH vô cùng phong phú và đa dạng.
Để lựa chọn phương pháp phù hợp, giáo viên cần biết:
- Hiện tại có những phương pháp dạy học nào?
- Nội dung của mỗi phương pháp?
- Những mặt mạnh và yếu của từng phương pháp?
- Yêu cầu của việc sử dụng phương pháp?
Theo Đặng Vũ Hoạt (1986 – 1995) và một số nhà lí luận dạy học khác đã chia các
phương pháp dạy học thành bốn nhóm sau:
- Nhóm các PPDH sử dụng ngôn ngữ
- Nhóm các PPDH trực quan
- Nhóm các PPDH thực tiễn
- Nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá mức độ nắm tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo của HS.
 Nhóm các phương pháp dạy học sử dụng ngôn ngữ là PPDH sử dụng lời nói và chữ
viết để tác động đến HS.
- Phương pháp thuyết trình: là phương pháp giáo viên sử dụng lời nói sinh động

để trình bày tài liệu mới hoặc để tổng kết những tri thức mà HS thu được.
- Phương pháp hỏi đáp: là phương pháp GV nêu câu hỏi HS trả lời nhằm giúp HS
tiếp thu tri thức mới; củng cố, ôn tập để mở rộng, đào sâu tri thức đã học; vận
dụng tri thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo và kiểm tra mức độ nắm tri thức, kỹ
năng, kỹ xảo của HS.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 6 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

- Phương pháp sử dụng SGK và tài liệu: là sự cụ thể hóa nội dung dạy học, là
nguồn tri thức quan trọng và phong phú.
 Nhóm các phương pháp dạy học trực quan là phương pháp được xây dựng trên cơ
sở quán triệt nguyên tắc đảm bảo tính trực quan trong quá trình dạy học. Trong quá
trình dạy học GV hướng dẫn HS thực hiện các biện pháp quan sát sự vật, hiện tượng
hay hình ảnh của chúng trên cơ sở đó mà hình thành khái niệm.
- Phương pháp trình bày trực quan: là phương pháp sử dụng những phương tiện
trực quan, những phương tiện kỹ thuật dạy học trong quá trình dạy học.
- Phương pháp quan sát: HS học cách quan sát và rút ra nhận xét.
 Nhóm phương pháp dạy học thực tiễn được xây dựng trên cơ sở coi hoạt động thực
tiễn của HS với tư cách là một phương tiện, một nguồn tri thức.
- Phương pháp luyện tập: luyện tập là lặp đi lặp lại nhiều lần những hành động
nhất định nhằm hình thành và phát triển những kỹ năng, kỹ xảo.
- Phương pháp ôn tập: ôn lại những kiến thức đã học, nắm vững được nội dung.
- Phương pháp làm thí nghiệm là PPDH trong đó, HS sử dụng những thiết bị với
phương pháp thực nghiệm để làm sáng tỏ, khẳng định những luận điểm lí thuyết
mà GV đã trình bày nhằm củng cố, đào sâu những tri thức đã lĩnh hội hoặc vận
dụng lí luận để nghiên cứu những vấn đề do thực tiễn đề ra.

 Nhóm các phương pháp kiểm tra, đánh giá mức độ nắm tri thức, kỹ năng, kỹ xảo
của HS.
- Kiểm tra gồm có kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết.
- Phương pháp kiểm tra gồm phương pháp quan sát, kiểm tra miệng, kiểm tra viết
và kiểm tra thực hành.
 Quá trình đánh giá gồm bốn bộ phận cấu thành:
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 7 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

- Đo là quá trình xác định các số đo cho các đối tượng hay các đặc điểm của đối
tượng theo những nguyên tắc đã định rõ.
- Lượng giá: Dựa vào số đo, đưa ra những thông tin ước lượng trình độ kiến thức,
kỹ năng, kỹ xảo của HS.
- Đánh giá: là đưa ra những nhận xét về trình độ thực chất của HS trước vấn đề
được kiểm tra đồng thời đề xuất định hướng điều chỉnh sai sót hoặc phát huy
kết quả.
- Ra quyết định: dựa vào định hướng, đề xuất những biện pháp cụ thể để giúp đỡ
học sinh.
Hệ thống phương pháp dạy học hóa học có thể tổng quát theo sơ đồ sau:

Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 8 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân





























Hình 1.1: Hệ thống các phương pháp dạy học
Phương pháp thuyết

trình

Phương pháp
dùng lời

Phương pháp
trực quan

Phương pháp
thực tiễn

Phương pháp
kiểm tra –
đánh giá


Phương pháp đàm thoại

HS làm việc với SGK

Phương pháp trình bày trực quan

Phương pháp quan sát

Phương pháp luyện tập

Phương pháp ôn tập

Phương pháp làm thí nghiệm


Phương pháp kiểm tra
Phương pháp đánh giá

Phương pháp
dạy học

Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 9 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

1.2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC
1.2.1. Những quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục THPT
[17]
.

 Căn cứ pháp lí: giáo dục học
Tinh thần chung của các văn bản do nhà nước ban hành làm cơ sở pháp lí cho việc đổi
mới chương trình phổ thông hiện nay là xây dựng chương trình giáo dục phổ thông
mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát
triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với
thực tiễn truyền thống Việt Nam, tiếp cận trình độ phổ thông các nước phát triển trong
khu vực và thế giới.
 Căn cứ khoa học và thực tiễn.
- Nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay:
+ Quán triệt mục tiêu giáo dục.
+ Đảm bảo tính khoa học và sư phạm.
+ Thể hiện tinh thần đổi mới phương pháp dạy học.

+ Đảm bảo tính thống nhất.
+ Đáp ứng yêu cầu phát triển của từng đối tượng HS.
+ Quán triệt quan điểm mới trong việc biên soạn chương trình, SGK.
+ Đảm bảo tính khả thi.
Những đường lối và quan điểm chỉ đạo của nhà nước về đổi mới giáo dục nói chung
và THPT nói riêng được thể hiện trong nhiều văn bản, đặc biệt trong các văn bản sau
đây:
 CT30/1998/CT-TTg về chủ trương phân ban.
 Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới CT GDPT.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 10 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

 Chỉ thị 14/2001/CT-TTg về thực hiện NQ 40.
 Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010.
 Luật Giáo dục (sửa đổi năm 2005).
Ngay sau cách mạng tháng 8.1945 cùng với việc xây dựng một nền giáo dục mới,
mục tiêu và nguyên lý giáo dục Việt Nam đã được xây dựng. Nội dung căn bản của
mục tiêu giáo dục là xác định đào tạo con người phát triển toàn diện được khẳng định
trong điều 2 của Luật giáo dục (2005).
Nguyên lý giáo dục cũng được khẳng định trong điều 3 của Luật giáo dục là hoạt động
giáo dục phải thực hiện theo nguyên lý ”Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao
động sản xuất, lý luận gắn với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và xã hội” (Luật giáo dục 2005).
Về PPDH, luật giáo dục quy định ”Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tíchcực,
tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực
tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên.” (Luật giáo dục

2005, điều 5).
Luật giáo dục cũng đưa ra những quy định về mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo
dục phổ thông cho từng cấp học. Về nội dung dạy học, điều 28 Luật giáo dục quy
định: ”Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện,
hướng nghiệp và có hệ thống; gắn với thực tiễn cuộc sống, phù hợp với tâm sinh lý
lứa tuổi của HS, đáp ứng mục tiêu giáo dục ở mỗi cấp học” (Luật giáo dục 2005)
Về phương pháp giáo dục phổ thông, điều 28 luật giáo dục quy định: ”Phương pháp
giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS,
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả
năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS” (Luật giáo dục 2005).
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 11 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

Mục tiêu giáo dục, nguyên lý giáo dục và những quy định về nội dung, PPDH
đã được khẳng định trong luật giáo dục trên đây là những định hướng cơ sở quan trọng
cho việc xây dựng chương trình dạy học, xác định các mục đích, nội dung và phương
pháp và tổ chức dạy học. Những định hướng này phù hợp với những quan điểm hiện
đại và tiến bộ về giáo dục trong phạm vi quốc tế, trong đó có mục tiêu đào tạo con
người phát triển toàn diện nhân cách cũng như định hướng gắn giáo dục với thực
tiễn cuộc sống, gắn lý thuyết với thực tiễn, phát triển động cơ, hứng thú học, phát
huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của HS. Những định hướng này cũng phù hợp
với yêu cầu của sự phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện mới đối với đội ngũ lao
động mới.
1.2.2. Phương pháp dạy học tích cực là gì?
[8], [12]


PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng ở nhiều quốc gia để chỉ
những phương pháp giáo dục và dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của người học.
PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa các hoạt động nhận
thức của người học. Nghĩa là, tập trung vào việc phát huy tính tích cực của người học
chứ không phải phát huy tính tích cực của người dạy, người dạy chỉ có nhiệm vụ
hướng dẫn người học khám phá tri thức. PPDH tích cực hàm chứa cả phương pháp dạy
và phương pháp học tích cực. Để dạy học theo phương pháp tích cực thì người GV
phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho HS phương pháp học
tập chủ động, một cách vừa sức, đi từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp, cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hoạt động dạy và học.
1.2.3. Đổi mới phương pháp dạy học hóa học
[1],[2] [3], [12], [15]

1.2.3.1 Mục đích việc đổi mới phương pháp dạy học
Không có một PPDH nào tối ưu được sử dụng trong một thời gian dài và với
nhiều đối tượng HS mang lại hiệu quả dạy học tốt nhất.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 12 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

Việc áp dụng xuyên suốt một phương pháp làm HS nhàm chán, không có hứng thú
trong học tập, không tiếp thu tốt và làm cho các em thụ động hơn. Các em không thể
thể hiện bản lĩnh cá nhân, không có sự trao đổi kiến thức qua lại giữa GV và HS mà
chỉ là sự tiếp nhận thông tin một cách thụ động, các em luôn phải cố gắng nhớ một
khối lượng kiến thức khổng lồ và phải làm sao theo ý của thầy cô. Điều này làm cho

các em cảm thấy việc học trở nên nhàm chán, khó khăn hơn.
Mục đích của việc đổi mới PPDH ở trường phổ thông là thay đổi lối dạy học
truyền thụ một chiều sang dạy học theo PPDH tích cực, nhằm giúp HS phát huy tính
tích cực, chủ động, tự giác, tìm tòi, sáng tạo; rèn luyện kỹ năng và thói quen tự học,
tinh thần hợp tác, làm việc nhóm; khả năng vận dụng kiến thức vào những tình huống
khác nhau trong học tập và trong thực tiễn; tạo niềm tin, hứng thú trong học tập.
Làm cho “Học” là quá trình kiến tạo. HS tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập,
khai thác, xử lý thông tin; dần dần tự hình thành tri thức, năng lực, phẩm chất.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS, hướng dẫn HS con đường tìm ra chân lý.
Chú trọng hình thành cho HS các năng lực (tự học, sáng tạo, hợp tác, …), phương
pháp học tập; các phương pháp và kỹ năng, kỹ xảo lao động khoa học. Học để tích lũy
kiến thức, kinh nghiệm, đáp ứng nhu cầu của cuộc sống và sự vận động, phát triển của
xã hội.
1.2.3.2 Để dạy tốt môn hóa học?
[20]

Muốn dạy tốt môn hóa học, người GV cần phải đặt bản thân vào vị trí của người học,
hiểu được tâm lí của HS, phải biết được HS muốn biết thêm những gì ngoài nội dung
bài học, tạo cho các em không khí thoải mái trong suốt quá trình học. Đặt các em HS
là chủ thể của hoạt động nhận thức, tạo điều kiện cho các em hoạt động trong giờ học,
phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện các em giải quyết các vấn đề từ dễ đến
khó, tạo điều kiện cho các em hiểu và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 13 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

Hóa học là một môn khoa học tự nhiên và là môn học vừa thực nghiệm vừa lí thuyết.

Vì vậy, GV dạy cho HS cách tư duy trừu tượng, cách “nhìn bằng óc” để nhìn vào thế
giới vi mô mà mắt thường không nhìn được, đó là các hạt nguyên tử, phân tử , ion,
electron,…
GV dạy cho HS cách quan sát và dạy các thao tác tư duy:
- Dạy quan sát và so sánh.
- Dạy quy nạp và suy diễn.
- Dạy phân tích và tổng hợp.
- Rèn luyện trí thông minh cho HS.
1.2.3.2 Chuyển đổi mô hình dạy học
Để có thể trở thành một nước công nghiệp đến năm 2020 thì đòi hỏi nguồn nhân lực
tốt mọi vấn đề, mọi tình huống. Để làm được điều đó, cần phải có sự đầu tư cho giáo
dục một cách tốt nhất. Đồng thời, cần có sự chuyển đổi mô hình dạy học từ mô hình
dạy học GV làm trung tâm sang HS làm trung tâm, từ mối quan hệ một chiều từ GV
đến HS sang mối quan hệ hai chiều giữa GV – HS và HS – HS. Khi đó, GV chỉ đóng
vai trò hướng dẫn, tạo điều kiện cho HS phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo.
Những điểm giống và khác nhau giữa phương pháp dạy học cổ truyền (GV làm trung
tâm) và phương pháp dạy học tích cực (HS làm trung tâm).
Luận văn tốt nghiệp
Nghiên cứu sử dụng phần mềm Violet trong dạy học Hóa học lớp 11 – ban cơ bản



GVHD: TS. GVC. Bùi Phương Thanh Huấn 14 SVTH: Huỳnh Thị Kim Xuân

Bảng 1.1: So sánh hai phương pháp dạy học: Phương pháp dạy học cổ truyền và
phương pháp dạy học tích cực.
Nội dung
PPDH cổ truyền
PPDH tích cực



Quan niệm
- Học là quá trình tiếp thu và
lĩnh hội, qua đó hình thành
kiến thức, kỹ năng, tư tưởng,
tình cảm.
- Học là quá trình kiến tạo; HS
tìm tòi, khám phá, phát hiện… tự
hình thành hiểu biết, năng lực,
phẩm chất.
Bản chất
Truyền thu tri thức, truyền thụ
và chứng minh chân lý của GV.
Tổ chức hoạt động nhận thức cho
HS, dạy HS cách tìm ra chân lý


Mục tiêu

Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo, HS đối phó thi cử.
Chú trọng hình thành các năng lực
(sáng tạo, hợp tác,…), dạy phương
pháp và kĩ thuật khoa học, dạy cách
học để đáp ứng yêu cầu của cuộc
sống hiện tại và tương lai.
Cách tiếp
cận
Tiếp cận cơ bản lên nội dung.
Tiếp cận cơ bản lên các vấn đề



Vai trò của
GV và HS

GV chủ động điều khiển, HS
thu động tiếp thu.
Mối quan hệ chủ yếu:
GV → HS
GV đóng vai trò chủ đạo; HS đóng
vai trò chủ động, tích cực, sáng tạo.
Mối quan hệ:
GV → HS
HS → HS và HS → XH




Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK,
GV, các tài liệu khoa học phù hợp,
bảo tàng, thực tế,…gắn với vốn hiểu

×