Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

bài 17.sóng âm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.94 KB, 8 trang )

Ngày soạn:2/11/2011
Người soạn:Nguyễn Thị Lý
Bài 17:Sóng Âm
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức:
-Nhận biết được nguồn âm
-Nêu được khái niệm sóng âm và hiểu được cơ chế tạo thành sóng âm
-Nêu được tính chất của sóng âm
-Nhận biết được nhạc âm và đặc điểm của nhạc âm
-Nắm được những đặc trưng của âm như:độ cao của âm,âm sắc,cường độ âm,độ to của
âm,ngưỡng nghe
2.Kỹ năng:
-Vận dụng được các công thức cơ bản để giải được các bài toán liên quan đến nhạc âm
-Phân biệt được các nguồn âm khác nhau trong thực tiễn
3.Thái độ:
-Học sinh hứng thú và có ý thức lĩnh hội kiến thức.
-Có tinh thần tham gia phát biểu,xây dựng và đóng góp bài học
- Phong cách làm việc khoa học và độc lập nghiên cứu.
II.Chuẩn bị
1.Giáo viên:
-Chuẩn bị nội dung kiến thức và bài tập củng cố
2.Học sinh
-Ôn lại kiến thức về âm đã học ở lớp 7
III.Tiến trình dạy học
1.Ổn định lớp:(2p)
2.Triển khai kế hoạch dạy –học
Hoạt động của học sinh Trợ giúp(TG) của giáo viên
Hoạt động 1:Đặt vấn đề
Chắc hẳn nhắc đến 2 từ “âm thanh” thì các em thấy quá quen thuộc rồi phải không.Nhưng liệu
các em có hiểu rõ nguyên nhân gây ra những âm thanh đó là gì?Và tại sao tai chúng ta lại chỉ có
thể nghe được những âm thanh trong một vùng nhất định mà không thể chịu được các âm thanh


rất lớn hay tai chúng ta cũng không thể nghe được ác âm thanh rất nhỏ bé khác?
Bài học ngày hôm nay sẽ giúp các em trả lời được các thắc mắc trên.
Hoạt động 2:Nguồn gốc của âm và cảm giác về âm
(15p)
-VD mặt trống bị gõ,dây đàn được
gảy,tiếng đũa gõ vào mâm…………
-Âm thanh phát ra từ trống,từ đàn
vang xa hơn,to hơn
-Dao động làm cho lớp không khí ở
bên cạnh lần lượt bị nén rồi bị
dãn.Không khí bị dãn hay bị nén thì
làm xuất hiện lực đàn hồi khiến cho
dao động đó được truyên cho các phần
tử không khí ở xa hơn
-
CH1-Em nào có thể nêu vài hiện tượng gây ra tiếng
động mà ta hay gặp trong cuộc sống hằng ngày ?
-Đặc điểm của chúng như thế nào?
Trợ giúp:Âm thanh phát ra như thế nào?
Có khác với âm thanh tay ta đập vào bàn ghế không?
-Như vậy,vật dao động và phát ra âm thanh người ta
gọi đó là các nguồn âm
CH2-Tại sao các hiện tượng này lại gây ra âm thanh?
CH3-Tại sao chúng ta có thể nghe thấy những âm thanh
do nguồn âm phát ra từ khoảng cách khá xa?
TG:Ở khoảng cách khá xa ta có thể nghe thấy tiếng
trống trường nhưng cùng với khoảng cách đó ta lại
không thể nghe thấy tiếng gõ tay đập vào bàn ghế
-Đó chính là do dao động được truyền đi trong không
khí tạo thành sóng.Sóng này gọi là sóng âm có cùng

tần số với nguồn âm
-Nhờ vào thính giác(tai)
-Sóng âm truyền vào tai,gặp màng nhĩ
và làm cho màng nhĩ dao động.Dao
động của các màng nhĩ truyền đến các
dây thần kinh thính giác làm cho ta có
cảm giác về âm
-Phụ thuộc vào nguồn âm và tai người
CH4-Theo các em thì chúng ta cảm nhận âm to hay
nhỏ,mạnh hay yếu nhờ cái gì?
CH5-Tại sao tai chúng ta có thể cảm nhận được âm
thanh?
TG:Tai có thể nghe được âm thanh khi các dây thần
kinh thính giác được kích thích
Cơ chế hoạt động của ác bộ phận trong tai như màng
nhĩ?
Màng nhĩ rung khi nào?
CH6-Như vậy cảm giác về âm phụ thuộc vào yếu tố
nào?
-Âm truyền được trong môi trường
chất rắn
-Âm truyền được trong môi trường
chất khí
-Âm truyền được trong môi trường
chất lỏng
-Không
-Vì Trong chân không không có không
khí nên các dao động không thể tạo ra
sự nén dãn để xuất hiện lực đàn hồi
CH7-Chắc các em đã từng đọc truyện hoặc xem nhiều

bộ phim trên mạng hoặc tivi có những cảnh là người ta
nằm áp sát tai xuống đất để nghe ngóng tiếng động
Chứng tỏ là sóng âm truyền được trong môi trừơng gì?
CH8-Ở trong lớp mà các em có thể nghe thấy tiếng
trống chứng tỏ sóng âm truyên được trong môi trường
gì ?
CH9-Ở dưới nước các loài cá vẫn có thể nhận được tín
hiệu của nhau điều đó chứng tỏ sóng âm truyền được
trong môi trường gì nữa?
-Vậy sóng âm truyền được trong môi trường chất
rắn,lỏng,khí do dao đông làm cho lớp không khí bị nén
dãn và truyền dao động đi xa hơn.Nên ta có thể nghe
thấy âm thanh.
CH10-Trả lời câu hỏi C2:Nếu trong môi trường chân
không thì liệu sóng âm có truyền được không?Tại sao?
TG:Môi trường chân không là môi trường đã được rút
hết không khí
-Khái niệm sóng âm được khái quát là các sóng cơ
truyền trong các môi trường rắn, lỏng,khí
+Trong môi trường lỏng,khí thì sóng âm là sóng dọc do
lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi có biến dạng nén,dãn
+Trong môi trường chất rắn thì sóng âm gồm cả sóng
ngang và sóng dọc do lực đàn hồi chỉ xuất hiện khi có
biến dạng lệch và biến dạng nén,dãn
Hoạt động 3:Khảo sát thực nghiệm tính chất của sóng âm
(5p)
-Học sinh quan sát hình vẽ
-Một người thổi còi vào micro và
micro này được nối với dâo động
ký.Trên màn hình dao động ký xuât

hiện các đướng zich zắc
-Vì còi là một nguồn âm
-Là một dụng cụ có thể biểu diễn
được quy luật biến đổi của cường độ
dòng điện theo
thời gian
-Các em quan sát hình ảnh 17.1 khảo sát tính chất của
sóng âm trong SGK
CH11-Hãy mô tả hình ảnh mà các em nhìn thấy?
TG:Gồm những gì?
CH12-Tại sao lại dùng còi để tạo ra âm ?
CH13-Dao động ký là gì?
-Kết quả của khảo sát này đó là người ta nhận được
quy luật biến đổi của sóng âm theo thời gian có dạng
một hình sin (hình 17.2)
KL:Dao động của âm thoa là một dao động điều hòa
biểu diễn như hình
Hoạt động 4:Nhạc âm
(5p)
-HS trả lời theo nhiều phương án
Âm nhạc có nhịp điệu
-Là có nhạc cụ
-CH14:Theo các em âm nhạc là gì?
TG:Chúng ta hầu hết ai cũng thích âm nhạc cả
Trong âm nhạc thì thường có những gì?có gì
khác so với những âm như:tiếng vỗ tay,tiếng
khóc,tiếng đổ vỡ… ?
-Vậy nguyên nhân chủ yếu mà hầu hết ai cũng
thích nhe nhạc là gì?
-TG:Trong âm nhạc thì yếu tố này rất quan

trọng
KL:Âm phát ra từ các nhạc cụ khiến ta có cảm
giác êm ái được gọi là nhạc âm
-Nhạc âm có đặc điểm chung là đồ thị dao động
của chúng là những đường cong tuần hoàn và có
tần số xác định
Ta xem đồ thị ở hình 17.3
Hoạt động 5:Những đặc trưng của âm
(18p)
-Khi sóng âm tác dụng vào tai ta có những cảm giác riêng
về âm như là:độ to ,độ cao,âm sắc của âm.Người ta gọi
những đặc trưng này là những đặc trưng sinh lý của âm
-Nguyên nhân âm có những đặc trưng sinh lý này là do âm
có những đặc trưng vật lý như:Tần số,cường độ âm,mức
cường độ âm
Ta sẽ đi tìm hiểu từng đặc trưng vật lý và sinh lý của âm
a) Độ cao của âm
-Âm càng cao thì tần số càng lớn
-Ta đã biết trong âm nhạc có các nốt nhạc như:đô ,rê,mi
pha,son, la, đô ứng với các âm có độ cao tăng dần
-Người ta khảo sát bằng dao động ký như ở phân 2 thì
nhận thấy rằng :Các âm cao(âm bổng) thì có tần số lớn hơn
các âm thấp(âm trầm)
CH15-Vậy ta có kết luận gì về độ cao của âm?
TG:Độ cao của âm và tần số có mối liên hệ với nhau như
thế nào?
-Quay trở lại câu hỏi ban đầu là:Tại sao tai chúng ta chỉ
nghe được những âm thanh trong một ngưỡng nhất định
mà không thể nghe thấy những âm rất nhỏ như là tiếng cá
voi,tiếng rơi,… hay tai ta cũng không thể chịu được các

âm quá lớn,Nếu phải nghe các âm quá lớn thì rất dễ dẫn tới
các hậu quả như thủng màng nhĩ,hoặc choáng váng có khi
còn bị thần kinh nữa……
-NHư vậy người ta chia ra 3 loại âm là :âm thanh,hạ âm và
siêu âm
+Âm thanh là âm mà tai người có thể nghe được có tần số
trong khoảng 16-20000Hz
+Âm có tần số lớn hơn 20000Hz gọi là siêu âm
+Âm có tần số dưới 16Hz gọi là hạ âm
b) Âm sắc
-Tai chúng ta có thể phân biệt được tiếng của từng nhạc cụ
phát ra
Nguyên nhân đó là do tần số của các âm phát ra từ mỗi
nhạc cụ là khác nhau và do tần số khác nhau nên tác động
vào màng nhĩ của ta theo những kiểu khác nhau.Nên ta có
nghe thấy các âm đó có sắc thái khác nhau
Đặc tính này của âm người ta gọi là âm sắc
c) Độ to của âm,cường độ âm,mức cường độ âm
-Cường độ âm là năng lượng được sóng âm truyên qua một
đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền sóng
-Hs đọc phần yêu cầu
-Hs trả lời
trong một đơn vị thời gain
Đơn vị là W/s,ký hiệu là I
-Cường độ âm càng lớn thì âm càng to
Tuy nhiên là độ to không tỉ lệ với cường độ âm
-Gọi Io là cường độ âm chuẩn tức âm nhỏ nhất mà tai
người có thể nghe được
Io=10
-Mức cường độ âm:Là dại lượng dùng để so sánh độ to của

một âm với độ to âm chuẩn
Ký hiệu L
Đơn vị :B(Ben)
L(B)=lg hoặc L(dB)=10.lg
Y/c:Một em đọc phần chữ nhỏ trang 94 SGk
CH16-Vậy em nào có thể giải thích được sự tương đương
của 2 công thức trên?
d) Giới hạn nghe của tai người
-Để âm thanh gây được cảm giác âm,mức cường đô âm
phải lớn hơn một giái trị cực tiểu nào đó gọi là ngưỡng
nghe
-Cảm giác nghe âm to hay nhỏ phụ thuộc vào cường độ và
tần số của âm
-Giá trị cực đại của cường đọ âm mà tai ta có thể chịu đựng
được gọi là ngưỡng đau
-Ngưỡng đau ứng với mức cường độ âm là 130dB hầu như
không phụ thuộc vào tần số của âm làm cho ta có cảm giác
nhức nhối và đau đớn
III.Bài tập củng cố
1.Các bài tập trong SGK và sách bài tập
2.Phiếu học tập
Bài 1. C¶m gi¸c vÒ ©m phô thuéc nh÷ng yÕu tè nµo?
A. Nguån ©m vµ m«i trêng truyÒn ©m. B. Nguån ©m vµ tai ngêi nghe.
C. M«i trêng truyÒn ©m vµ tai ngêi nghe. D. Tai ngêi nghe vµ gi©y thÇn kinh thÞ gi¸c.
Bi 2. Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?
A. Độ đàn hồi của nguồn âm. B. Biên độ dao động của nguồn âm.
C. Tần số của nguồn âm. D. Đồ thị dao động của nguồn âm.
Bi 3. Tai con ngời có thể nghe đợc những âm có mức cờng độ âm trong khoảng nào?
A. Từ 0 dB đến 1000 dB. B. Từ 10 dB đến 100 dB.
C. Từ -10 dB đến 100dB. D. Từ 0 dB đến 130 dB.

Bi 4. Âm cơ bản và hoạ âm bậc 2 do cùng một dây đàn phát ra có mối liên hệ với nhau nh thế
nào?
A. Hoạ âm có cờng độ lớn hơn cờng độ âm cơ bản.
B. Tần số hoạ âm bậc 2 lớn gấp dôi tần số âm cơ bản.
C. Tần số âm cơ bản lớn gấp đôi tần số hoạ âm bậc 2.
D. Tốc độ âm cơ bản lớn gấp đôi tốc độ hoạ âm bậc 2.
Bi 8. Sóng cơ học lan truyền trong không khí với cờng độ đủ lớn, tai ta có thể cảm thụ đợc
sóng cơ học nào ?
A. Sóng cơ học có tần số 10Hz. B. Sóng cơ học có tần số 30kHz.
C. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0às. D. Sóng cơ học có chu kỳ 2,0ms.
Bi 9. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Sóng âm là sóng cơ học có tần số nằm trong khoảng từ 16Hz đến 20kHz.
B. Sóng hạ âm là sóng cơ học có tần số nhỏ hơn 16Hz.
C. Sóng siêu âm là sóng cơ học có tần số lớn hơn 20kHz.
D. Sóng âm thanh bao gồm cả sóng âm, hạ âm và siêu âm.
Bi 17. Tại một điểm A nằm cách nguồn âm N (nguồn điểm) một khoảng NA = 1m, có mức
chuyển động âm là L
A
= 90dB. Biết ngỡng nghe của âm đó là I
0
= 0,1nW/m
2
. Mức cờng độ của
âm đó tại điểm B cách N một khoảng NB = 10m là
A. L
B
= 7B. B. L
B
= 7dB. C. L
B

= 80dB. D. L
B
= 90dB.
IV.Rút kinh nghiệm bài dạy
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………
Chữ ký của thầy giáo bộ môn

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×