Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

MANG TẾT CHO TRƯỜNG SA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 32 trang )

Xem "đặc nhiệm” Trường Sa vật lộn với
sóng biển
03/01/2012 09:34:56
Đảo An Bang nổi danh trong quần đảo Trường Sa là nơi có những con sóng dữ dằn,
quái dị. Chuyện kéo xuồng vào bờ và đưa xuồng ra khơi ở đây rất nguy hiểm. Vì
vậy, lực lượng tại đảo phải thành lập riêng một đơn vị được huấn luyện kĩ càng với
những kĩ năng đặc biệt để “ghìm sóng”.
Vùng biển An Bang là khu vực có nhiều con sóng to. Đảo có diện tích hẹp, rìa đảo là vực
sâu hun hút. Những con sóng tạo thành một gọng kìm bao vây dồn dập đập vào đảo. Đảo
không có bãi san hô cản nên sức đập của sóng là rất lớn, ít tàu bè nào dám lại gần.
Tàu Trường Sa 22 tranh thủ một ngày yên tĩnh hiếm hoi giữa mùa biển động để trao quà
Tết cho các cán bộ, chiến sĩ trên đảo.

Đảo có bãi cát đồng hồ nổi tiếng, tự động chạy vòng quanh đảo. Mỗi vòng quay kết thúc
là vừa tròn 1 năm. Bãi cát là nơi xuồng vận tải đổ bộ.
Sau đây là những hình ảnh về các chiến sĩ “đặc nhiệm” An Bang trong “trận chiến” với
sóng biển:

Xuồng vận tải được kéo bởi một xuồng máy vào sát bờ. Gần đến nơi
xuồng máy cua gấp tháo dây kéo, xuồng vận tải lao vào gần bờ tung
dây vào đảo. Những chiến sĩ khỏe nhất lao mình vào những con sóng
bắt cho được sợi dây đó, rồi kéo xuồng vào bờ.
Người trên xuồng phải lựa lúc sóng rút, nhảy thật nhanh ra khỏi
xuồng. Sóng to có thể xô xuồng cán vào người nào chậm chân.
Gần 50 chiến sĩ mới giữ được chiếc xuồng. Một con sóng lớn có thể
sẽ lôi tuột chiếc thuyền ra xa bất cứ lúc nào.
Nhiệm vụ đặt ra cho các chiến sĩ “đặc nhiệm”: Vận chuyển hai chiếc
máy nổ, mỗi chiếc nặng 486 kg vào bờ.
Việc phối hợp phải nhuần nhuyễn dưới sự chỉ đạo của các sĩ quan.
Sóng liên tục đánh xói vào chân trụ của các chiến sĩ.
Trong khi đó, mọi người vẫn phải đề phòng những con sóng lớn có


thể ập vào giật xuồng ra xa.
Những chiếc máy được vận chuyển lên bờ…
… bằng sự cố gắng và phối hợp ăn ý của các chiến sĩ.
Cũng gian nan không kém là việc đưa xuồng tiễn các chiến sĩ đã hoàn
thành nhiệm vụ trở về đất liền.
Những chiếc xuồng chuyển tải người và hàng tấn hàng hóa được các
chiến sĩ đẩy ra sát mép sóng.
Khi một con sóng lớn ập đến, các chiến sĩ cùng dồn sức đẩy xuồng
dưới một hiệu lệnh.
Ngay cả khi xuồng đã "cưỡi" trên sóng, các chiến sĩ vẫn phải đẩy
mạnh để chống lại những con sóng đang đe dọa ném xuồng trở lại bờ.
Khi xuồng vận tải đã ra tới vùng sóng nhẹ hơn thì xuồng kéo bắt đầu
phát huy tác dụng, những người tham gia mới òa lên sung sướng. Mỗi
chuyến ra khơi thành công là một nỗ lực lớn của những chiến sĩ nơi
đây.
Chiếc xuồng này sẽ đưa các chiến sĩ về quê ăn Tết. Nhiều người trong
số họ sẽ ra quân. Nhưng chắc chắn kỉ niệm về hòn đảo An Bang
quanh năm sóng gió dữ dội, nơi họ từng sống trong nghĩa tình đồng
đội… sẽ không thể nào phai.
(Theo Báo Tin tức)
Đưa hàng Tết đến An Bang, Trường Sa
09:05:00 03/01/2012
Sau hơn nửa tháng rời quân cảng Cam Ranh, chiều 1/1/2012, tàu Trường Sa 22 đã lần lượt hạ
xuồng chuyên dụng đưa hàng Tết từ đất liền đến đảo An Bang để cán bộ, chiến sĩ nơi đây vui Tết.
Nằm phía Nam quần đảo Trường Sa, An Bang là đảo nổi có điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, nguy
hiểm bậc nhất vùng biển Đông Việt Nam.
Niềm vui của các chiến sĩ khi nhận được hàng Tết từ đất liền. Ảnh:
Thành Dũng.
Nằm cách đảo chìm Thuyền Chài B hơn 20 hải lý, theo tâm sự của Thượng tá Nguyễn Hồng Quân - Lữ đoàn phó quân
sự Lữ đoàn 146 (Vùng 4 Hải quân), tuy là đảo nổi nhưng điều kiện sống, sinh hoạt và quá trình thực hiện nhiệm vụ của

cán bộ, chiến sĩ đảo An Bang khó khăn, nguy hiểm còn hơn các đảo chìm trong quần đảo Trường Sa: “Do nằm gần
đường xích đạo nên vào mùa nắng, khí hậu trên đảo An Bang oi bức, ngột ngạt như lò nung vôi, nên đảo còn được gọi
bằng biệt danh “đảo Lò Vôi”.
Vào mùa mưa (từ tháng 7 năm trước đến hết tháng giêng năm sau) sóng to gió lớn dập vào An Bang không dứt, tàu
thuyền cập đảo khó khăn, nguy hiểm vô cùng. Điều này đã gây nhiều trở ngại cho các đoàn công tác khi tiếp cận để thu
thay quân, chuyển quân nhu, hàng Tết cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo vui Tết”.
Theo lịch trình, lẽ ra tàu Trường Sa 22 đã đến An Bang từ gần 10 ngày trước nhưng đang vào cao điểm mùa mưa nên
sóng to gió lớn, dông lốc không dứt. Đã vậy lại thêm áp thấp nhiệt đới, gió bão cấp 7 cấp 8 kéo dài, đợt này vừa “giảm
nhiệt” thì đợt khác dập đến nên tàu Trường Sa 22 không thể cập “đảo lò vôi” An Bang. Sáng 1/1, chớp “thiên thời”
sóng lặng gió êm, từ lúc 5h sáng, Thượng tá Nguyễn Hồng Quân đã hạ lệnh “xuất quân” đến An Bang.
Sau hơn 3h rời đảo Thuyền Chài B, tàu Trường Sa 22 chỉ cách khu vực “tọa độ lửa” An Bang khoảng 500m. Nhìn ở
khoảng cách này, An Bang lộng lẫy, huyền bí như tòa lâu đài giữa biển khơi với nước xanh ngắt, những con sóng bạc
đầu thi nhau quần vào bờ không dứt, sóng dội sóng dập vào bờ ta-luy tung bọt trắng xóa tạo thành những màn sương
mờ dày đặc như những làn khói trắng mờ ảo, cảnh tượng huyền hoặc vô cùng.
Khoảng cách rất gần nhưng chặng đường đến đảo rất đỗi gian nan. Ngoài khơi biển lặng là thế nhưng càng gần đến đảo,
sóng mạnh sóng dữ vô ngần. Những cột sóng cao như tòa nhà liên tục đổ về đảo từ các hướng khiến mặt biển sôi sục
như muốn xé nát đoàn người bé nhỏ bạo gan. “Đảo An Bang có cấu tạo địa hình như cây nấm, phần nổi là phần mủ
nấm, phần chìm là thân nấm, do không có các rạn san hô che chắn nên sóng xông thẳng vào đảo từ các mặt. Và khu vực
chân nấm tạo thành vực xoáy hiểm nguy. Người đi biển gọi đây là thế sóng bàn cờ, là hiện tượng sóng dữ bậc nhất trên
biển Đông. Và vì điều đó nên đảo An Bang được xem như “tọa độ lửa” giữa biển Đông”.
Trong chuyến hải trình mang hàng Tết và hơi ấm từ đất liền đến với biển đảo Trường Sa, chúng tôi đã đặt chân đến các
đảo Trường Sa Lớn, Đá Tây, Thuyền Chài A, Thuyền Chài B, Đá Lát Có những chuyến chúng tôi cập đảo trong điều
kiện mưa gió mịt mù, sóng dâng cao quăng quật nhưng chưa khi nào cảm giác lo sợ hiểm nguy lại lên đến đỉnh điểm
như khi đến “tọa đổ lửa” An Bang. Khi chỉ còn cách đảo khoảng 100m, đã thấy phía doi cát vươn về phía biển có hơn
100 chiến sĩ hải quân đang đứng đợi. Thượng tá Nguyễn Hồng Quân bật mí “đó là đội cảm tử An Bang” và quả quyết
rằng nhiều năm qua, những chiếc xuồng mang quà Tết, đưa đón cán bộ, chiến sĩ người về đất liền, người đến đảo thực
hiện nhiệm vụ nếu không có sự hỗ trợ của đội cảm tử sẽ rất khó cập đảo vì phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị sóng dữ
nhồi lập úp”.
Xuồng chở hàng Tết vượt sóng dữ đến đảo An Bang an toàn.
Khi cách mép bờ khoảng 30m, một chiến sĩ trên xuồng chuyên dụng vốn là thành viên của “đội cảm tử” thành thạo

quăng dây thừng vào trong để đồng đội đón bắt. Nhưng do gió thổi ngược nên sợi dây bị hất ra ngoài. Ngay lập tức, một
chiến sĩ lao về phía những con sóng bạc đầu đang hung hãn tiến tới chụp lấy sợi “dây mồi” trong sự hỗ trợ của đồng đội
bằng những cái ôm siết chặt và kéo mạnh đầu sợi dây vào trong.
Sau này khi lên được bờ an toàn, chúng tôi được Thiếu tá Dương Văn Bảy, trợ lý tăng thiết giáp đang công tác trên đảo,
bật mí: “Phải giằng dây như vậy để xuồng được giữ thăng bằng, bằng không xuồng bị sóng lớp dập tới, lớp giật ngược
sẽ lật úp”. Chúng tôi hỏi chuyện “sự cố” về sóng gió An Bang, Thiếu tá Bảy tự tin: “Do được đào tạo, huấn luyện và
với tinh thần an toàn là trên hết nên tất cả tàu xuồng khi đến đảo An Bang đều được đội cảm tử đưa cập bờ an toàn”.
Cứ thế, bằng những đường cua chẻ sóng, nương theo sóng điệu nghệ và bằng sự hợp lực khéo léo của “đội cảm tử”, lần
lượt những chuyến xuồng chở hàng cập đảo An Bang an toàn. Khi chuyến xuồng cuối cùng được tiếp đảo, Thượng tá
Nguyễn Hồng Quân cùng chỉ huy đảo và các thành viên trong “đội cảm tử” mới thở phào nhẹ nhõm. Nhận được hàng
Tết, quà Tết và hơi ấm từ đất liền với heo, gà vịt, lá dong, hạt dưa, nếp, bông mai cán bộ, chiến sĩ “đảo lò vôi” An
Bang mừng vui khôn tả. Lúc này, không khí xuân mới đã tràn ngập hải đảo xa xôi với những gương mặt người lính trẻ
trung bừng lên sức sống lạ thường Thành Dũng
Rộn ràng Tết sớm ở Trường Sa
Chủ Nhật, 01/01/2012 11:09
(NLĐO)- Còn 3 tuần nữa mới đến Tết Nhâm Thìn 2012 song những
ngày này trên quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc đã
rộn rã không khí Xuân. Một mùa Xuân nồng nàn hơi ấm đất liền
với đủ đầy đào, mai, bánh chưng xanh, mâm ngũ quả tươi rói
Sau hơn 2 ngày vượt biển, những con tàu đã hoàn thành “sứ mệnh” mang mùa xuân đất
liền tới các đảo thuộc Quần đảo Trường Sa. Xa xa trên cầu cảng, cán bộ, chiến sĩ và nhân
dân trên đảo Trường Sa Lớn đã xếp thành hai hàng chờ khách.

Tàu cập đảo trong niềm hân hoan chào đón của mọi người. Những cái bắt tay, ôm hôn
sau bao ngày xa cách, ai nấy đều không nén được niềm vui trong tận cùng của cảm xúc.
Rồi những thùng “quà xuân” từ đất liền gửi ra nhanh chóng được đưa lên đảo.

Rộn rã Tết sớm tại quần đảo Trường Sa

Ngoài các loại thực phẩm như lợn, gà, gạo nếp, lá dong còn có những cánh thư mẹ gửi

cho con, vợ gửi cho chồng ngoài đảo cũng được nâng niu đưa đến tay người nhận.

Vừa lên các đảo, đoàn công tác ai cũng choáng ngợp bởi không khí “xuân sớm” nơi đây.
Trên các đảo như Trường Sa Lớn, Song Tử Tây, An Bang, Sinh Tồn… quân và dân tận
dụng “vật liệu” sẵn có để làm đẹp cho đảo trong những ngày tết.

Những lá bàng vuông, lá phong ba dùng để gói bánh chưng; hoa cây đại tướng quân dùng
để trang trí bàn thờ Từ phòng họp của các đơn vị đến mỗi nhà dân, đâu đâu cũng thấy
trang trí lộng lẫy, đẹp mắt. Có chiến sĩ khéo tay còn gấp những con rồng đủ màu sắc với
mong muốn: “xuân Nhâm Thìn này mọi người sẽ được hạnh phúc, bình an”.

Bữa cơm tất niên tiễn năm cũ thật đầm ấm và hạnh phúc trọn vẹn. Các món như rau xanh,
thịt, cá tươi được thay chỗ cho đồ hộp và măng khô “trường kì” trên đảo. Cán bộ, chiến sĩ
và nhân dân vui đón “xuân sớm” cùng đoàn công tác.

Dù chương trình giao lưu đoàn công tác đất liền với quân và dân trên quần đảo Trường
Sa chỉ là “cây nhà lá vườn” với các tiết mục văn nghệ, tham gia hái hoa dân chủ, thi các
trò chơi dân gian nhưng mỗi cuộc vui đều thấm đượm tình cảm đất liền với đảo xa.

Trong các buổi giao lưu có đủ hương vị ngày xuân như bánh chưng, hạt dưa, kẹo bánh và
rượu vang… Dù vật chất không nhiều nhưng ai cũng được thưởng thức và cùng hiểu một
điều “mùa xuân” trên đảo là như thế.

Một số hình ảnh Tết sớm ở Trường Sa

Náo nức chuẩn bị đón Tết sớm trên đảo Trường Sa

Tết này Trường Sa cũng bánh trưng xanh, câu đối đỏ

Những "mặt trời bé con" vui đón Tết sớm


Tết Nhâm Thìn đến với những người lính "Vì nhân dân quên mình"


Tin-ảnh: H.Hà
Lính đảo đón tết
Thứ Ba, 3.1.2012 | 09:14 (GMT + 7)
Những ngày cuối tháng 12.2011, ba chuyến tàu chở hàng và quà tết ra đảo Trường
Sa khiến cho không khí đón xuân nơi đây trở nên nhộn nhịp sớm hơn ở đất liền.
Trên từng gương mặt của cán bộ và chiến sĩ trên đảo lúc này càng dễ dàng bắt gặp nét
tươi trẻ rất đỗi gần gũi và chan hoà. “Anh em chúng tôi vui tết, nhưng luôn sẵn sàng tay
súng để bảo vệ từng tấc đất quê hương nơi biên đảo xa này” - thiếu tá Trần Văn Nhật -
Đảo trưởng đảo Phan Vinh - nhấn mạnh.
Nhằm hướng Trường Sa rẽ sóng.
Bế con trước khi lên tàu ra đảo làm nhiệm vụ.
Chuẩn bị chậu mai cảnh cho Trường Sa.
Đưa hàng tết lên đảo Phan Vinh.
Luộc bánh chưng chuẩn bị đón xuân về.
Cán bộ và chiến sĩ đảo Phan Vinh vui đón tết.
Tấm lòng của đất liền hướng về biển đảo cũng đã được thể hiện một cách trọn vẹn nhất
trong dịp này bằng rất nhiều món quà về vật chất và tinh thần hết sức ý nghĩa.
Khắc Dũng
Đón Tết ở Trường Sa
Cập nhật ngày: 31/12/2011
Tết cổ truyền Nhâm Thìn 2012 đang đến gần, như mọi miền quê khác trên khắp đất nước,
đảo Trường Sa cũng đang náo nức, rộn ràng không khí đón Xuân. Với bàn tay khéo léo,
chiến sĩ ta đã tự tay chế biến bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành… trang trí, bày biện mâm
ngũ quả, tạo nên một cái tết đầm ấm nơi hải đảo xa xôi…

Các chiến sĩ ở đảo gói bánh chưng bằng lá cây Bàng vuông, một loại cây luôn gắn liền với đời

sống của các chiến sĩ ngoài hải đảo.



Trang trí hội trường để đón Tết.



Một tiết mục văn nghệ góp vui của các cư dân nhí của đảo Trường Sa.



Lãnh đạo Lữ đoàn 146, vùng 4 Hải quân trao quà Tết cho các hộ dân trên đảo.



Tặng quà cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo.



Vui đón Tết, người dân của đảo thường đến Chùa Trường Sa lớn để cầu bình an và hạnh phúc.



Vui xuân mới không quên nhiệm vụ, các chiến sĩ ở đảo vẫn luôn đảm bảo các kíp trực, chắc tay
súng sẵn sàng chiến đấu, giữ vững vùng biển đảo của Tổ quốc thân yêu
Tết sớm ở Trường Sa
Cập nhật: Thứ tư, 28/12/2011 | 1:40:26 Chiều
(BG)-Trường Sa - vùng biển đảo thiêng liêng nơi
đầu sóng, ngọn gió của Tổ quốc ta đang vào

xuân. Những ngày này, từng chuyến, từng chuyến
tàu chở đầy ắp hàng Tết cứ lần lượt nhổ neo
mang theo bao tình cảm của đất liền đến với quân
và dân huyện đảo Trường Sa (Khánh Hoà).
Chở xuân ra đảo
Từ cuối tháng 11 (âm lịch), lính Trường Sa bắt đầu háo hức mong ngóng đón tàu chở
hàng tết ra đảo. Cánh lính trẻ vẫn bảo rằng: "Tàu ra là Trường Sa vào Tết". Ngày tàu cập
đảo, cả đảo rộn lên, vui như mở hội. Tàu ra trong dịp Tết cũng là lúc luân chuyển quân. Vì
thế lính mới, lính cũ cứ tay bắt, mặt mừng ôm nhau hàn huyên tâm sự. Chuyện đất liền,
chuyện đảo, chuyện người đi, kẻ ở… xen lẫn những câu nhắn gửi cứ rôm rả, râm ran. Tuy
nhiên, vui mấy thì vui, nhưng việc tập kết hàng lên đảo để nhanh chóng giải phóng cho

Chiến sĩ mới phấn khởi lên các tàu để
ra Trường Sa làm nhiệm vụ.
tàu chuyển đến các đảo khác vẫn phải ưu tiên số một. Sóng, gió, thời tiết thất thường,
không khẩn trương, nhỡ có gì trục trặc, chậm trễ là lính đảo đâu đó mất tết như thường.
Giáp Tết, biển vẫn còn động mạnh. Ở một số đảo như Cô Lin, Tốc Tan, Tiên Nữ, An
Bang… Chuyển được hàng chục tấn hàng từ tàu lên đảo không phải là dễ. Hàng tết chở ra
đảo cũng đủ loại chẳng kém gì đất liền. Nào măng, trà, thuốc, bánh kẹo, lợn, gà, đậu xanh,
gạo nếp, lá dong… trăm thứ linh tinh, được lính nâng niu đưa về kho quân nhu cất giữ cẩn
thận. Món lá dong (thứ hàng quý số một) để chuẩn bị đón Tết, bao giờ cũng được lính
chăm chút hơn cả. Ở nhiều đảo, lính còn bọc kín lá dong vào bao nilon ngâm xuống biển
hoặc bể nước, với hy vọng đến ngày gói bánh lá vẫn còn xanh, còn đẹp. Vất vả là vậy
nhưng ai cũng vui và thường sau khi xong việc lại sẽ có một bữa tiệc gọi là "Tết nháp"
vừa để chào tàu, vừa để đón lính mới lên đảo, tiễn lính cũ về đất liền.
Gói bánh chưng ở Trường Sa
Ở Trường Sa, thường vào ngày 28, 29 tháng Chạp, lính đảo lại chộn rộn gói bánh. Cũng
lợn kêu eng éc, cũng đậu xanh, nếp cái, lá dong… Không khí Tết thật là linh thiêng, ấm
cúng. Trung uý Nguyễn Mạnh Tuấn - người Sài Gòn, từng ăn hai cái Tết ngoài Trường
Sa, bùi ngùi kể: "Không đi Trường Sa thì không biết và cảm nhận được hết cảm giác ấm

cúng đến lạ lùng khi cùng đồng đội gói bánh chưng, luộc bánh chưng anh ạ!… Vui dễ sợ
luôn!" (Tuấn cười…). Lính đảo khéo tay, nên lá dong từ đất liền ra nếu có bị rách, bị khô
héo, mất màu sắc, cũng chẳng hề gì. Cần thiết, lính dùng lá bàng vuông thay thế. Những
chiếc lá bàng to, xanh như ngọc, được lính đảo chọn lựa kỹ càng để gói bánh (thậm chí để
bọc bánh cho xanh, sau khi bánh đã luộc), làm cho chiếc bánh cũng mang đậm nét riêng
của lính đảo Trường Sa. Mọi người vẫn đùa, bánh chưng Trường Sa là bánh chưng Ba
miền, bởi nồi bánh luộc ra thường nhiều kiểu, loại: Cái gói bằng tay, cái gói khuôn tuỳ
thuộc người gói quê ở vùng nào. Ai cũng thích thổi một chút hồn quê của mình vào trong
chiếc bánh. Đêm luộc bánh chưng, cả đảo đỏ lửa. Từng nhóm tụm năm, tụm ba kể chuyện
tiếu lâm cho đến khi vãn chuyện lại nhìn bếp lửa hồng tư lự nhớ nhà, nhớ quê và tự hỏi:
"Ở nhà, mẹ mình năm nay gói nhiều bánh chưng không nhỉ?!"…
Xay bột làm bánh khác gì ở quê
Đến thăm Trường Sa, tôi thấy ở một số đảo có những chiếc cối xay bột mà dân quê một
thời vẫn thường dùng. Dịp lễ tết, chiếc cối thực sự trở thành thứ "hàng độc", bởi có nó
lính đảo lại được thưởng thức các món bánh dân dã mà ấm áp tình quê. Các loại bánh trôi,
bánh xèo, bánh rán… Đôi khi được lính đảo trổ tài làm ngon không kém gì bánh của mấy
bà nội trợ khéo tay. Hỏi về chuyện lính xay bột làm bánh, Nguyễn Văn Tân trước công tác
ở đảo Song Tử Tây (hiện đang học lớp Dự bị Đại học - Học viện Hải quân), kể: "Ở ngoài
đó, chả cứ gì Tết, thỉnh thoảng ai đó thèm nhớ bánh quê, lại tranh thủ thời gian, xin gạo hì
hục xay bột làm bánh thết đãi cả phân đội. Riêng ngày Tết, để làm mâm cỗ tất niên, đảo
nào có cối xay là y như mâm cỗ tươm tất, thịnh soạn hẳn lên đấy anh ạ! Thực ra, chúng
em xay bột làm bánh để ăn là chuyện nhỏ, điều quan trọng là vui, làm cho có không khí
Tết. Tết mà không bận rộn thì buồn lắm anh nhỉ? Ngày trước cả đảo bọn em phục sát đất
cậu Hải quê Bắc Ninh, bởi cậu ấy mà trổ tài làm bánh trôi thì nhất. Hải khéo tay, lại chịu
khó nên đôi khi chiêu đãi chúng em một chầu bánh trôi "đặc sản Bắc Ninh" chính cống"-
Đang rôm rả câu chuyện, đột nhiên Tân ngước mắt nhìn tôi hỏi: "Anh quê Thanh Hoá có
món bánh răng bừa phải không? Nhưng anh đã từng được thưởng thức bánh răng bừa
gói bằng lá bàng vuông chưa?" - Tôi không thể nhịn được cười, vì lẽ đúng là vùng quê tôi
có món bánh ấy thật. Đó là thứ bánh người ta ăn thay cơm trong ngày Tết. Suốt ba ngày
Tết quê tôi, cỗ bàn sang - hèn gì không biết, nhưng nhất nhất phải có bánh răng bừa gói

bằng lá dong vườn chính hiệu. Mấy chục năm xa quê, vào dịp Tết cứ nghĩ đến bánh răng
bừa là tôi nhớ quay, nhớ quắt. Tình thực, chiếc bánh được gói dài và nhỏ (giống chiếc
răng bừa) quê tôi, chất liệu chẳng có gì cao sang, chỉ là bột gạo tẻ với một chút nhân thịt,
hành, mỡ nhưng đậm đà hương vị quê hương, khiến sống xa quê, đi đâu chúng tôi cũng
nhớ.
Thiêng liêng Tết Trường Sa
Có lẽ, những ai đã từng đón Tết Trường Sa mới cảm nhận hết được sự thiêng liêng đến lạ
kỳ của nó. Trong thời khắc chuyển mùa, sang xuân, giữa mênh mông trời, biển tự trong
máu huyết của những người lính đảo đều trào dâng niềm tự hào vô bờ bến và cảm nhận
nơi đất liền xa ngái, Tổ quốc - người thân đang hướng cả về Trường Sa để sẻ chia thương
nhớ…
Mấy năm nay, do phần lớn các đảo bắt được tín hiệu của Đài Truyền hình Việt Nam nên
chuyện xem chương trình trực tiếp không khí đón xuân trên mọi miền đất nước đã làm
cho Tết ở Trường Sa như gần gũi hơn với đất liền. Cứ mỗi khi có hình ảnh vùng quê của
một người nào đó xuất hiện trên ti vi, lính lại cười khoe rối rít. Nhưng cũng có người quay
mặt, cố giấu những giọt nước mắt đang như muốn trực trào…
Nhiều đảo, đã thành lệ, trong dịp Tết đến Xuân về, mọi người đều không quên tề tựu đông
đủ ra thắp hương cho những đồng đội đã hy sinh trên đảo. Trong khói nhan nghi ngút,
nước mắt nhạt nhoà, đồng đội - người đang sống, người đã hy sinh, gọi tên nhau và tâm
niệm: Sẵn sàng hiến dâng đến giọt máu cuối cùng vì Trường Sa - vùng đất mẹ thiêng liêng
nơi địa đầu Tổ quốc.
Nguyễn Đức Phương
(Học viện Hải quân)
Tiếng vọng của đất liền
TT - Lúc 21g30 ngày 4-1-2012, trên VTV1, Đài truyền hình Việt Nam sẽ phát sóng bộ
phim tài liệu Đồng vọng với đảo xa.
Cảnh trong phim tài liệu Đồng vọng với đảo xa -
Ảnh do đạo diễn cung cấp
“Không đâu như đất nước Việt Nam mình, và không đâu
được quan tâm và chia sẻ nhiều như Trường Sa. Trong rất

nhiều ngày, nhiều tháng mỗi khi ngồi ở quán cà phê, trà
“Không thể chia sẻ hết sự
quan tâm của cộng đồng đối
với Trường Sa trong những
cuộc gặp mặt ở bất kể đâu.
Chương trình “Góp đá xây
Trường Sa” của báo Tuổi Trẻ
là một trong những nội dung
thể hiện được rất rõ sự quan
tâm, tình cảm của mọi người
đối với huyện đảo này”.
Đạo diễn Bùi Tuấn
đá vỉa hè hay quán bia chỗ nào người ta cũng nói chuyện về Trường Sa. Đề tài này là
câu chuyện bất tận có thể bàn mọi nơi mọi lúc, mọi thành phần Có lẽ chính lòng yêu
nước và tự hào dân tộc đã tạo nên những diễn đàn vỉa hè này. Đó chính là tiếng “vọng”
của đất liền đối với vùng đảo thân yêu” - đạo diễn Bùi Tuấn nói như vậy về Đồng vọng
với đảo xa.
Có lẽ chính bởi những buổi trà đá vỉa hè nghe người dân bàn về Trường Sa nên đạo diễn
Bùi Tuấn có ý định làm một bộ phim nói về tấm lòng của người dân Việt dành cho đảo.
“Nhưng thật khó để thực hiện được nội dung ấy nếu như không có chương trình “Góp đá
xây Trường Sa” của báo Tuổi Trẻ”, đạo diễn Bùi Tuấn nói. Thông qua cuộc vận động
này, có thể thấy được tinh thần của tất cả người Việt trên khắp đất nước khi dành dụm
những đồng tiền nhỏ nhất của mình để đóng góp.
Đó là hình ảnh bà Nguyễn Thị Lan, 85 tuổi, dành dụm lương hưu của mình để góp 100
triệu đồng; là hình ảnh chị Nguyễn Thị Quý, sống tại quận 12, TP.HCM, làm nghề mua
ve chai mỗi ngày kiếm được 50.000 đồng nhưng vẫn đến báo Tuổi Trẻ góp 200.000 đồng;
là nhóm bán vé số khuyết tật ở Cần Thơ dành riêng những ngày bán vé số để chung tiền
góp đá, hay điều ước từ 1.000 con hạc giấy của bạn Nguyễn Thị Liễu gửi các anh lính
đảo với mong muốn các anh chân cứng đá mềm mà giữ vững biển trời của Tổ quốc.
Không chỉ là chương trình góp đá, mà còn là những hình ảnh anh chị em văn nghệ sĩ, nhà

báo hằng năm ra Trường Sa để tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho lính đảo. Và núm ruột
ngoài khơi của đất mẹ Việt Nam không chỉ là nguồn cảm hứng sáng tác mà còn là điểm
tựa của niềm tin, là điểm hướng đến thiêng liêng của nhiều người.
Trong lời bình cuối phim, những lời tha thiết đã vang lên: “ Ánh sáng cứ bừng lên về
phía biển đảo, và qua những bóng tối như chực bao phủ, chúng ta vẫn hiên ngang vững
bước. Và chừng nào người Việt Nam còn thì biển đảo vẫn còn. Chừng nào những thương
yêu, đoàn kết từ đất liền vẫn nối liền với đảo xa qua biển khơi cuộn sóng, chừng ấy
những lá cờ đỏ sao vàng vẫn tung bay trên những hòn đảo, những nhà giàn, những trái
tim người ở đất liền vẫn nối liền tiếng gọi với bao trái tim chiến sĩ biên cương và đảo xa,
những người vẫn đêm ngày chắc tay súng, mắt dõi nhìn phương xa, lưng dựa vào Tổ
quốc”.
HOÀNG ĐIỆP
Vì Trường Sa thân yêu
Cập nhật lúc 03:09, Chủ nhật, 01/01/2012 (GMT+7)
Nhân viên tàu HQ-996 vận chuyển hàng hóa và quà Tết với cán bộ, chiến sĩ đảo chìm Ðá Thị.

Quanh năm xa gia đình, xa người thân, thực hiện nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết,
khí hậu khắc nghiệt, giữa điệp trùng sóng gió, cán bộ, thủy thủ, nhân viên tàu HQ-
996 (Bộ Tư lệnh Vùng 4), Quân chủng Hải quân luôn vượt khó vươn lên, với tinh
thần tất cả "Vì Trường Sa thân yêu"
Chuẩn bị tốt cho mỗi chuyến đi biển
Cuối năm ngoái, tôi có dịp cùng đoàn cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Vùng 4, Quân chủng
Hải quân đi trên tàu HQ-996 ra công tác tại các đảo khu vực phía bắc quần đảo Trường
Sa, thuộc huyện Trường Sa (Khánh Hòa). Dịp cuối năm, thường xuyên biển động, sóng
to, gió lớn, nhiều lúc con tàu tròng trành, tưởng chừng như bị nhấn chìm, khiến tôi và
không ít người đi biển lần đầu phải "thót tim". Thấy vậy, cán bộ, nhân viên của tàu đến
từng phòng chia sẻ, động viên để mọi người yên tâm trong chuyến hành trình Trong
câu chuyện, Trung tá Nguyễn Văn Lưu, Chính trị viên tàu, khuôn mặt sạm đen vì nắng
gió biển, cho biết: Ðể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, trước mỗi chuyến đi biển, từ
việc nhận, gói buộc, xếp đặt hàng hóa, nhu yếu phẩm, chuẩn bị phương tiện, máy móc

đến công tác bảo đảm hậu cần cho đoàn công tác đều được chỉ huy tàu phân công cụ thể
cho từng người, từng bộ phận. Có nhiều chuyến đi biển, anh em trên tàu phải tranh thủ cả
ngày nghỉ, giờ nghỉ, không kể sớm tối phối hợp các lực lượng nhận bàn giao, xếp đặt
hàng trăm tấn hàng hóa, nhu yếu phẩm trên tàu cho kịp thời gian để tàu nhổ neo đúng kế
hoạch. Ðại úy chuyên nghiệp Nguyễn Văn Mỵ, Máy trưởng máy 1 thổ lộ: Ði biển lo nhất
là gặp giông bão. Tàu đang chạy trong lúc sóng to, gió lớn mà đột ngột chết máy, nếu
không xử lý kịp thời, tàu mất hướng lái dẫn tới xoay ngang, rất dễ bị sóng đánh chìm. Bởi
vậy, để tàu hoạt động tốt, trước mỗi chuyến đi, anh em tổ máy chúng tôi, ngoài chuẩn bị
tốt về tư tưởng, còn phải tranh thủ học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, hiểu
"tính nết" từng trang bị trên tàu; bổ sung vật tư, dự kiến một số tình huống có thể xảy ra
Theo đó, từng chuyến công tác, chỉ huy tàu phải tính toán, lập kế hoạch sát thực tế để tiết
kiệm thời gian và vật chất. Các anh luôn chủ động phối hợp cơ quan nghiệp vụ cấp trên
để chọn mua lương thực, thực phẩm, các loại rau, củ, quả chất lượng cao. Từ đó chú ý tới
phương pháp bảo quản, sử dụng dài ngày trên biển, như: làm chuồng lợn, chuồng gà "dã
chiến" đặt trên boong tàu; các loại thực phẩm: thịt bò, lợn, gà được để trong hầm lạnh;
rồi áp dụng phương pháp cổ truyền để muối dưa, cà, Tất cả nhằm mục đích quản lý, bảo
quản lương thực, thực phẩm không bị ôi, thiu, giảm chất lượng Với nước ngọt cũng
vậy, theo quy định, khi đi biển mỗi người được sử dụng bình quân 50 lít nước ngọt/ngày,
anh em tiết kiệm chỉ dùng 20 đến 25 lít/người/ngày. Ðồng thời, sử dụng các phụ tải trên
tàu hợp lý, nên mỗi chuyến công tác đã tiết kiệm được hàng trăm lít xăng, dầu và nước
ngọt
Mang tình cảm, hơi ấm của đất liền đến Trường Sa
Bằng chất giọng đặc trưng vùng quê Kim Liên (Nam Ðàn, Nghệ An), Ðại úy Võ Cát
Khánh, Thuyền trưởng tàu HQ-996, người gần 20 năm gắn bó với biển đảo Trường Sa,
phấn khởi cho biết: Những năm qua, tàu thường xuyên đi công tác Trường Sa, mặc dù
mùa mưa thì sóng to, gió lớn, mùa khô thì "nắng cháy da đầu"; lại phải xa gia đình, xa
người thân; rồi điều kiện công tác, ăn, ở, sinh hoạt trên tàu còn nhiều vất vả, nhưng vì
tình yêu biển đảo, thi đua học tập và làm theo lời Bác Hồ dạy, anh em trên tàu luôn đoàn
kết, khắc phục mọi khó khăn sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Có lần
tàu ra đến đảo Song Tử Tây, gặp ba cơn áp thấp và hai cơn bão liên tục, trời mưa to, anh

em phải thả hai neo tàu, nằm lại ở đảo nửa tháng trời, đợi khi bão tan mới tiếp tục cuộc
hành trình. Và một kỷ niệm không quên nữa là vào tháng tư năm 2010, tàu các anh chở
đoàn cán bộ đi công tác Trường Sa. Ðến đảo An Bang thì Trung úy chuyên nghiệp Lê
Ngọc Tân, nhân viên thông tin, báo vụ của tàu, quê ở Hải Nhân (Tĩnh Gia, Thanh Hóa)
nhận được tin mẹ mất. Thương mẹ, Tân khóc òa như đứa trẻ. Anh em trên tàu kịp thời
chia sẻ, động viên. Tân đã nén nỗi buồn riêng để cùng đồng đội hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Sau chuyến công tác, chỉ huy tàu định đề nghị cấp trên cho Tân tranh thủ về thăm gia
đình, thắp hương cho mẹ. Nhưng khi tàu về tới đất liền, đơn vị lại nhận nhiệm vụ đột
xuất, đưa đoàn cán bộ đi công tác Trường Sa gấp. Không kịp có người thay thế, Tân đã ở
lại cùng anh em trên tàu nhận và hoàn thành tốt chuyến công tác mới. Bằng tinh thần
vượt khó vươn lên, vì tình yêu biển đảo, mà nhiều năm qua cán bộ, thủy thủ và nhân viên
tàu HQ-996 đã đưa đón hàng chục đoàn công tác, vận chuyển hàng trăm nghìn tấn hàng
hóa, nhu yếu phẩm đến với quân, dân Trường Sa bảo đảm an toàn tuyệt đối ; nhiều năm
liền, tập thể tàu HQ-996 được Bộ Quốc phòng và Quân chủng Hải quân tặng Bằng khen
vì hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Những anh Bộ đội Cụ Hồ ấy chính là những anh hùng trong thời kỳ mới của đất nước.
Các anh đã đồng lòng "tắm sóng, gội gió" vượt đại dương, mang tình cảm, hơi ấm của đất
liền đến với quân dân Trường Sa, góp phần động viên quân và dân nơi đây ngày đêm
bám trụ, chắc tay súng bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thềm lục địa thiêng liêng
của Tổ quốc.
Bài và ảnh: TRẦN QUYẾT
Hành trình con tàu mang quà tết đến Trường Sa
Thứ ba, 27 Tháng 12, 2011
Viết bởi Nguyet Que
Dịp Tết đến xuân về, nơi đâu không khí tết cũng đã rộn ràng. Ở đâu đó xa xôi nơi
biển đảo trên đất nước hình chữ S này vẫn còn có những người lính hải quân ngày
đêm miệt mài làm nhiệm vụ cầm súng bảo vệ chủ quyền đất nước.
Tết nơi đảo xa vẫn ấm cúng và ngập tràn sắc xuân
Để mang đến cho lính hải quân canh gác vùng trời, 3 con tàu HQ996, HQ936, Trường Sa
22 của Hải Quân Vùng 4 đã xuất phát tại cảng Cam Ranh (Khánh Hòa) chở theo nhu yếu

phẩm, quà tặng cùng những nỗi niềm tình cảm của người trên đất liền. Bên cạnh đó, tàu
cũng mang cả những cảm xúc quyến luyến, phút giây chia ly, sự lạc quan, niềm tin của
những người lính mới ra đảo nhận nhiệm vụ.
Tất cả điều đó sẽ được những con tàu lướt sóng ra khơi mang theo mùa xuân tới đảo để
góp phần cho người lính ở nơi xa ấy chắc tay súng, vững niềm tin, bảo vệ chủ quyền
biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc nơi đầu sóng ngọn gió.
Đại tá Nguyễn Đức Vượng, Phó Chính ủy Hải Quân Vùng 4 cho biết: “Trường Sa là
điểm cực Đông của Tổ Quốc nên thường đón xuân sớm. Hơn một tháng nữa mới đến Tết
cổ truyền của dân tộc nhưng những chuyến tàu đã mang mùa xuân đến với quân và dân
Trường Sa.”
Trong hành trình của những chuyến tàu mang Tết đến với vùng biển và hải đảo xa xôi
của đất nước, ở đất liền mọi người đã chuẩn bị công phu với gần 300 mặt hàng, nhiều gấp
4 lần so với những chuyến tàu ra đảo thường ngày. Các mặt hàng gửi đến Trường Sa lần
này mang hương vị khắp mọi miền Tổ quốc, từ gạo nếp, bánh kẹo, cây mai, cành đào…
Tất cả góp thêm vào đời sống vật chất để quân và dân Trường Sa đón Tết.
Tại bất cứ nơi đảo nào tàu đi qua, quân và dân sinh sống trên đảo cũng cảm nhận được
không khí Tết đang đến rất gần thông qua những mặt hàng nhu yếu phẩm cung cấp cho
cán bộ, quân dân đón Tết. Ngoài những món quà vật chất còn là món quà tinh thần của

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×