Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

Slide báo cáo kiểm toán căn bản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.59 KB, 20 trang )

1
MÔN HỌC
KIỂM TOÁN CĂN BẢN
Chương 3
BÁO CÁO KIỂM TOÁN
Người trình bầy:
Thời gian:
2
MC TIấU, TI LIU V PHNG PHP
NGHIấN CU

Mục tiêu:
- Giúp sinh viên biết đợc những vấn đề liên quan đến Báo cáo kiểm toán
(Sản phẩm của một cuộc kiểm toán) núi chung và đặc biệt là báo cáo kiểm toán về
BCTC.

Tài liệu:

Giáo trình kiểm toán: HVTC

Chuẩn mực kiểm toán số: 700, CM KTNN s 14;

Sách tham khảo: Kiểm toán (Alvin A.rens&James K.loebbecke);
Lý thuyết kiểm toán (Trờng đại học Kinh tế quốc dân ); các
Chuẩn mực kiểm toán quốc tế và Việt Nam

Phơng pháp nghiên cứu:
- Giáo viên đặt vấn đề -> Học sinh giải quyết -> Học sinh và giáo viên cùng
đánh giá, kết luận
3
3.1 Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO KIỂM TOÁN


3.2 BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
KẾT CẤU CHƯƠNG 3
4
3.1.1 Khái niệm về Báo cáo kiểm toán
3.1.2 Các loại báo cáo kiểm toán
3.1.3 Ý nghĩa của Báo cáo kiểm toán
3.1 Ý NGHĨA CỦA BÁO CÁO
KIỂM TOÁN
5
3.1.1 Khái niệm về
Báo cáo kiểm toán

Khái niệm về Báo cáo kiểm toán (nói chung):
Báo cáo kiểm toán là báo cáo do KTV lập và công bố để đưa ra ý
kiến (của mình) về thông tin đã được kiểm toán (tức là đưa ra ý
kiến kết luận về đối tượng kiểm toán).
Nói cách khác, báo cáo kiểm toán là báo cáo về kết quả của một
cuộc kiểm toán.

Nội dung cốt lõi và Hình thức của BC kiểm toán:
- Nội dung cốt lõi: Thể hiện ý kiến của KTV “báo cáo về mức độ
phù hợp giữa các thông tin đã được kiểm toán so với các tiêu
chuẩn (chuẩn mực) tương ứng đã được thiết lập”.
- Hình thức của báo cáo: Chủ yếu bằng văn bản; Cá biệt bằng lời
nói.
6
3.1.2 Các loại báo cáo kiểm toán

Phân loại theo đối tượng (th.tin) được kiểm toán:
- Báo cáo kiểm toán về BCTC (BC 1)

- Báo cáo kiểm toán tuân thủ (BC 2)
- Báo cáo kiểm toán hoạt động (BC 3)
(Khái quát: … là báo cáo do KTV lập và công bố để đưa ra YK về … đã
được kiểm toán)

Phân loại theo chủ thể kiểm toán:
- Báo cáo kiểm toán của KTV độc lập
- Báo cáo kiểm toán của KTV Nhà nước
- Báo cáo kiểm toán của KTV nội bộ
(Khái quát: …là báo cáo do … lập và công bố để đưa ra YK về thông tin
đã được kiểm toán)
7
Link 1- Các loại Báo cáo kiểm toán

Báo cáo kiểm toán về BCTC (Báo cáo kiểm toán về kiểm toán BCTC) là báo cáo
do KTV lập và công bố để đưa ra ý kiến của mình về BCTC của một đơn vị đã được
kiểm toán .

Báo cáo về kiểm toán tuân thủ (Báo cáo kiểm toán về kiểm toán tuân thủ) là báo
cáo do KTV lập để đưa ra ý kiến của mình về việc chấp hành của đơn vị được kiểm
toán đối với các quy định của cấp có thẩm quyền (pháp luật, quy định của các cơ quan
chức năng có thẩm quyền và quy định của bản thân đơn vị); - và đề xuất của KTV nhằm
cải tiến và nâng cao chất lượng quản lý, xử lý các sai phạm của đơn vị.

Báo cáo về kiểm toán hoạt động (Báo cáo kiểm toán về kiểm toán hoạt động)
là báo cáo do KTV lập để đưa ra ý kiến của mình về tính kinh tế, tính hiệu lực, tính hiệu
quả của hoạt động được kiểm toán - và những đề xuất của KTV nhằm cải tiến và hoàn
thiện hệ thống quản lý, nâng cao hiệu quả của hoạt động được kiểm toán.
8
3.1.3 Ý nghĩa của Báo cáo kiểm toán


Đối với KTV:
Báo cáo… ghi nhận và thông báo về công việc kiểm toán đã làm và
kết luận cuối cùng của KTV đối với đối tượng (thông tin) đã được
kiểm toán;
KTV cũng phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình.

Đối với bên thứ 3 (người sử dụng th.tin):
Báo cáo … là căn cứ giúp họ biết được mức độ trung thực, hợp lý,
đáng tin cậy của thông tin đã được kiểm toán từ đó có thể đưa ra
những quyết định phù hợp

Đối với đơn vị được kiểm toán:

Tư cách là 1 người sử dụng thông tin:

Tư cách là đơn vị cung cấp thông tin:
Báo cáo …giúp cho đơn vị được kiểm toán chứng minh được tính
hợp lý, đúng đắn của thông tin mà họ cung cấp và giúp cho các đơn
vị được kiểm toán “nhìn nhận lại mình” để đưa ra các quyết định
đúng đắn để quản lý và điều hành hoạt động SXKD cũng như hoàn
thiện công tác tài chính, kế toán trong xử lý và cung cấp thông tin.
9
Câu hỏi 1
1. So sánh để chỉ ra những điểm giống nhau, những điểm khác
nhau cơ bản giữa các loại báo cáo kiểm toán (về kiểm toán
BCTC, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán hoạt động)
2. So sánh để chỉ ra những điểm giống nhau, những điểm khác
nhau cơ bản giữa các loại báo cáo kiểm toán của 3 loại KTV
(ĐL, NN, NB).

3. Giải thích trách nhiệm của KTV khi đưa ra ý kiến kết luận
của mình trên báo cáo kiểm toán. Tại sao KTV phải có trách
nhiệm đó ?
10
3.2. BÁO CÁO KIỂM TOÁN
VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
3.2.1 Nội dung của Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài
chính
3.2.2 Các loại (dạng) báo cáo về kiểm toán báo cáo tài
chính
11
3.2.1 Nội dung của Báo cáo kiểm toán
về BCTC

ND Báocáo kiểm toán của KTV độc lập
(ND1)

ND Báocáo kiểm toán của KTV Nhà nước
(ND2)

ND Báo cáo kiểm toán của KTV Nội bộ
(ND3)
12
Link 2a- Nội dung BCKT về BCTC
của KTVĐL
Nội dung bao gồm các yếu tố cơ bản sau đây:
- Tiêu đề báo cáo kiểm toán
- Người nhận báo cáo kiểm toán
- Đoạn mở đầu hay đoạn giới thiệu
+ Nhận dạng BCTC được kiểm toán

+ Nêu rõ trách nhiệm của ban giám đốc đơn vị và của KTV
- Đoạn mô tả chuẩn mực áp dụng và công việc kiểm toán
+ Cuộc kiểm toán được thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế hay các
chuẩn mực và thông lệ kiểm toán quốc gia hiện hành.
+ Mô tả các công việc mà KTV đã thực hiện trong quá trình kiểm toán
- Ý kiến của KTV về BCTC
- Ngày ký báo cáo kiểm toán
- Địa chỉ của KTV
- Chữ ký của KTV
- Phụ lục báo cáo kiểm toán
(Tham khảo ví dụ về một Báo cáo kiểm toán của KTVĐL (1)
13
Nội dung thường gồm các yếu tố cơ bản sau:
- Mở đầu
- Đặc điểm, tình hình chung của đơn vị được kiểm toán
- Kết qủa kiểm toán
- Nhận xét và kiến nghị chung
- Ngày lập báo cáo kiểm toán và ký tên đóng dấu
- Nơi nhận báo cáo kiểm toán
- Phụ lục

(Tham khảo: ND NX và KN (1)
Link 2b- Nội dung BCKT về BCTC
của KTVNN
14
Nội dung thường có những yếu tố cơ bản sau:
- Đề mục (tiêu đề)
- Số, ký hiệu của báo cáo kiểm toán
- Tên và địa chỉ của đơn vị được kiểm toán
- Phạm vi kiểm toán BCTC

- Căn cứ kiểm toán
- Ý kiến của KTV
- Đề xuất các kiến nghị và biện pháp xử lý
- Họ tên, chữ ký của KTV
- Ngày lập báo cáo kiểm toán
- Phụ lục
Link 2c- Nội dung BCKT về BCTC
của KTVNB
15
3.2.2 Các loại (các dạng) báo cáo về kiểm
toán BCTC

Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán “Chấp nhận toàn phần”:
- Nội dung ý kiến
- Điều kiện
- Ảnh hưởng đối với đơn vị được kiểm toán (YK1)

Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán “Chấp nhận từng phần”:

ND-ĐK-AH (YK2)

Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán “Từ chối” (“Không thể đưa ra ý
kiến”)

ND-ĐK-AH (YK3)

Ý kiến nhận xét và báo cáo kiểm toán “Không chấp nhận” (ý kiến
“Trái ngược”)

ND-ĐK-AH (YK4)

16
Ý kiến “Chấp nhận toàn phần” (1)
- ND: YK thể hiện rằng KTV chấp nhận toàn bộ các thông tin TC (BCTC) đã được kiểm
toán là đã phản ánh trung thực, hợp lý trên tất cả các khía cạnh trọng yếu về tình hình
tài chính của đơn vị và phù hợp với các chuẩn mực kế toán xác định. Đồng thời mọi
thay đổi về nguyên tắc kế toán và ảnh hưởng của chúng đã được đánh giá đúng và
được nêu ra trong thuyết minh BCTC. (= BCTC đã KT không có SP trọng yếu)
- ĐK: Phạm vi kiểm toán không bị hạn chế và KTV có đủ bằng chứng xác nhận cho các
thông tin TC là trung thực và hợp lý (kể cả trong điều kiện số liệu ban đầu trên BCTC
của đơn vị đưa ra là không thích hợp, nhưng sau đó đơn vị được kiểm toán đã chấp
nhận sửa theo ý kiến của KTV).
- AH: Đơn vị được kiểm toán có thuận lợi = nhanh chóng có được quan hệ với các đối tác.
(Lưu ý: KTV có thể đưa ra báo cáo kiểm toán chấp nhận toàn phần với một đoạn nhận xét
thêm (đoạn ghi thêm ý kiến) để làm sáng tỏ thêm …)
17
-
ND: YK thể hiện rằng KTV chỉ chấp nhận phần lớn các thông tin trên
BCTC đã được kiểm toán là trung thực và hợp lý, còn phần nhỏ thông tin
còn có những yếu tố chưa xác nhận được hoặc không đồng ý với đơn vị.
Tức là KTV cho rằng: BCTC chỉ phản ánh trung thực và hợp lý trên
các khía cạnh trọng yếu về tình hình TC của đơn vị - nếu không bị ảnh
hưởng bởi yếu tố “Ngoại trừ” (hoặc “Tùy thuộc”) mà KTV nêu ra trong báo
cáo kiểm toán.
(Từ ngữ: QT: “Ngoại trừ” + ghi rõ lý do
VN: Có thêm “Tùy thuộc”= Yếu tố trọng yếu nhưng không chắc chắn - yếu
tố liên quan đến sự kiện có thể xảy ra trong tương lai nhưng nằm ngoài sự
kiểm soát của đơn vị và KTV.
-
ĐK: Phạm vi kiểm toán bị giới hạn nhưng không lớn (= nhỏ), hoặc
KTV còn có sự bất đồng với đơn vị về một số ít thông tin trên BCTC (về

việc lựa chọn và áp dụng chuẩn mực, chế độ kế toán hay tính thích hợp
của các thông tin đưa ra trong thuyết minh BCTC)
-
AH: Đơn vị sẽ ít thuận lợi hơn so với YK “Chấp nhận toàn phần” = chậm
có được quan hệ đối với các đối tác
Ý kiến “Chấp nhận từng phần” (2)
18
Ý kiến “Từ chối” (3)
- ND: YK thể hiện rằng KTV từ chối đưa ra nhận xét đối với BCTC đã
được kiểm toán.
KTV phải mô tả đầy đủ và rõ ràng những giới hạn phạm vi kiểm
toán vào trong báo cáo kiểm toán
-
ĐK: Phạm vi kiểm toán bị giới hạn mà hậu quả của giới hạn là quan
trọng (giới hạn nghiêm trọng) hoặc có liên quan đến nhiều khoản
mục trên BCTC - mà KTV không thể khắc phục được (= Phạm vi kiểm
toán bị giới hạn lớn/giới hạn nghiêm trọng)
-
=> KTV không thể thu thập đầy đủ và thích hợp các bằng chứng kiểm
toán để có thể cho ý kiến về BCTC
-
AH: Đơn vị sẽ gặp khó khăn trong quan hệ với các đối tác (khó có
được quan hệ dối với các đối tác)
19
Ý kiến “Không chấp nhận” (“Trái ngược”) (4)

ND: YK thể hiện rằng KTV không chấp nhận BCTC đã được kiểm toán
là trung thực và hợp lý, xét trên các khía cạnh trọng yếu.

ĐK: KTV còn có sự bất đồng lớn (bất đồng nghiêm trọng) với đơn vị

về đánh giá đối với BCTC = trường hợp KTV không đồng ý với đơn vị
là quan trọng hoặc liên quan đến một số lượng lớn các khoản mục
trên BCTC.
VD: Bất đồng trong đánh giá về:
- tính phù hợp của BCTC so với CM và chế độ kế toán;
- tính phù hợp của thông tin trình bày trên BCTC so với quy định
pháp luật liên quan;
- tính phù hợp của các chế độ, nguyên tắc kế toán mà đơn vị được
kiểm toán đã áp dụng; …

AH: Đơn vị sẽ gặp khó khăn trong quan hệ với các đối tác (khó có
được quan hệ dối với các đối tác)

(Tham khảo ví dụ về Báo cáo kiểm toán Xem ABC)
20
Câu hỏi:
1. So sánh những điểm giống và khác nhau cơ bản của
BCKT của 3 loại KTV .
2. Báo cáo kiểm toán về BCTC của từng loại KTVT chủ
yếu được sử dụng cho ai và nhằm mục đích gì ?
3. So sánh 4 loại YKNX (BCKT) trên các tiêu thức cơ bản.
4. Các vấn đề chuyên sâu khác (Link)

×