Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EMINA) đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc l26 tại thanh chương, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 114 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
















LÊ ðÌNH THANH



NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM VI
SINH VẬT HỮU HIỆU (EMINA) ðẾN SINH TRƯỞNG,
PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT GIỐNG LẠC L26
TẠI THANH CHƯƠNG, NGHỆ AN


LUẬN VĂN THẠC SỸ NÔNG NGHIỆP




Chuyên ngành : TRỒNG TRỌT
Mã số : 60.62.01

Người hưỡng dẫn: GS - TS HOÀNG MINH TẤN




HÀ NỘI - 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

i

LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực và chưa ñược sử dụng ñể bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam ñoan mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn ñã ñược
cảm ơn và các thông tin trích dẫn luận văn ñã ñược ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn


Lê ðình Thanh






















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành bản luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân. Trong
thời gian qua tôi luôn nhận ñược sự giúp ñỡ về nhiều mặt của các thầy cô
giáo, các cấp lãnh ñạo, các tập thể, cá nhân, gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp.
Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng
tới các thầy cô giáo bộ môn Sinh lý thực vật, các thầy cô giáo khoa Nông học,
Viện sau ñại học - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội, ñặc biệt là GS - TS
Hoàng Minh Tấn, người ñã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp ñỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện ñề tài.
Xin chân thành cảm ơn các ñồng chí lãnh ñạo UBND, các phòng Tài
nguyên môi trường, Chi cục thống kê, Nông nghiệp và PTNT, Công ty vật tư
nông nghiệp huyện Thanh Chương, ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi hoàn thành
khóa luận này.

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn tới gia ñình, ñồng nghiệp, bạn bè ñã
tận tình giúp ñỡ, ñộng viên tôi trong suốt thời gian qua!
Tác giả luận văn



Lê ðình Thanh









Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iii

MỤC LỤC
Lời cam ñoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục bảng vi
Danh mục hình vii
Danh mục viết tắt viii
1. MỞ ðẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục ñích yêu cầu 3

1.2.1 Mục ñích 3
1.2.2 Yêu cầu 3
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài 3
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 3
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài 3
1.4 Giới hạn của ñề tài 3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Yêu cầu về sinh thái của cây lạc 4
2.1.1 Yêu cầu về nhiệt ñộ 4
2.1.2 Yêu cầu về ánh sáng 5
2.1.3 Yêu cầu về ñất 6
2.1.4 Yêu cầu về nước 7
2.1.5 Nhu cầu về dinh dưỡng của cây lạc 8
2.2 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam 12
2.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới 12
2.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam 15
2.2.3 Tình hình sản xuất lạc tại tỉnh Nghệ An 19
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

iv

2.3 Vi sinh vật hữu hiệu, tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế
phẩm vi sinh vật hữu hiệu (EM) trong nước và thế giới 21
2.3.1 Nguồn gốc và các dạng chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu 21
2.3.2 Một số loại vi sinh vật phổ biến trong chế phẩm EM 22
2.3.3 Tình hình nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm EM trên thế giới 25
2.4 Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm EM ở Việt Nam 28
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 30
3.1 Vật liệu nghiên cứu 30

3.2 Nội dung nghiên cứu 31
3.3 Phương pháp nghiên cứu 31
3.3.1 Bố trí thí nghiệm 31
3.3.2 ðịa ñiểm, thời gian và Quy trình kỹ thuật thực tiễn trong thí
nghiệm. 33
3.3.3 Các chỉ tiêu theo dõi 33
3.3.4 Phương pháp xử lý số liệu 34
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1 Ảnh hưởng của nồng ñộ chế phẩm EMINA ñến sinh trưởng,
phát triển và năng suất giống lạc L26 35
4.1.1 Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến ñộng thái tăng trưởng
chiều cao thân chính của lạc (cm) 35
4.1.2 Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến ñộng thái tăng trưởng
diện tích lá và chỉ số diện tích lá của lạc 37
4.1.3 Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến ñộng thái tích lũy chất khô
của lạc 39
4.1.4 Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến ñộng thái hình thành nốt
sần của lạc (nốt /cây) 41
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

v

4.1.5 Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến các yếu tố cấu thành
năng suất và năng suất của lạc 42
4.1.6 Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến hiệu quả kinh tế của lạc 45
4.2 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến sinh trưởng,
phát triển và năng suất giống lạc L26 47
4.2.1 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao thân chính của lạc (cm) 47
4.2.2 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng

trưởng diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của lạc 48
4.2.3 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái tích
lũy chất khô của lạc (g/cây) 50
4.2.4 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái
hình thành nốt sần của lạc (nốt /cây) 51
4.2.5 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến các yếu tố cấu
thành năng suất và năng suất của lạc 52
4.2.6 Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến hiệu quả kinh tế
của lạc 55
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 57
5.1 Kết luận 57
5.2 ðề nghị 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 58







Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vi

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới từ năm 2005 -2010 13

Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (2000 – 2010) 16


Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc tỉnh Nghệ An 2006 - 2011 19

Bảng 2.4: Diện tích, năng suất sản lượng lạc của huyện Thanh Chương 20

Bảng 4.1: Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến ñộng thái tăng trưởng
chiều cao thân chính của lạc (cm) 35

Bảng 4.2. Ảnh hưởng của EMINA ñến diện tích và chỉ số diện tích
lá của lạc L26 38

Bảng 4.3: Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến khối lượng chất khô của lạc 39

Bảng 4.4: Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến ñộng thái hình thành nốt
sần của lạc (nốt /cây) 41

Bảng 4.5: Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến các yếu tố cấu thành
năng suất của lạc 43

Bảng 4.6: Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến năng suất của lạc 44

Bảng 4.7: Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến hiệu quả kinh tế của lạc 46

Bảng 4.8. Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng
trưởng chiều cao thân chính của lạc (cm) 47

Bảng 4.9: Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái tăng
trưởng diện tích lá và chỉ số diện tích lá (LAI) của lạc 49

Bảng 4.10: Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến khối lượng
chất khô của lạc (g/cây) 50


Bảng 4.11: Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến ñộng thái
hình thành nốt sần của lạc (nốt /cây) 51

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến các yếu tố
cấu thành năng suất và năng suất của lạc 53

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến năng suất của lạc 54

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến hiệu quả kinh
tế của lạc 56

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 4.1. Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến chiều cao thân chính
của lạc (cm) ở các thời ñiểm xác ñịnh 36

Hình 4.2: Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến khối lượng chất khô
(g/cây) của lạc qua các giai ñoạn xác ñịnh 40

Hình 4.3: Ảnh hưởng của nồng ñộ EMINA ñến năng suất của lạc L26 45

Hình 4.4: Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến khối lượng
chất khô (g/cây) của cây lạc tại các giai ñoạn xác ñịnh 50

Hình 4.5: Ảnh hưởng của phương thức xử lý EMINA ñến năng suất của lạc

L26 54

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CT : Công thức
ðC : ðối chứng
GS – TS : Giáo sư – Tiến sỹ
EM : Effective microorganisms
EMINA : Effective microorganisms of Institute of Agrobiology
NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSHH : Nốt sần hữu hiệu
VSV : Vi sinh vật





















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Trong những năm qua, dưới sự lãnh ñạo của ðảng, Nhà nước nhân dân ta
từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ tự cung, tư cấp sang nền kinh tế thị
trường, từ ñó sản xuất nông nghiệp của nước ta ñã thu ñược những thành tựu
ñáng khích lệ. Từ một nước thiếu lương thực, hàng năm phải nhập khẩu hàng
nghìn tấn gạo, ñến nay không những ñáp ứng nhu cầu trong nước mà ñã trở
thành một trong ba nước ñứng ñầu về xuất khẩu gạo trên thế giới. Vì vậy chúng
ta có ñiều kiện hơn ñể ñầu tư vào phát triển các cây trồng khác trong ñó có cây
lạc, phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như chế biến và xuất khẩu.
Lạc (Arachis hypogea L.) là cây lấy dầu, cây thực phẩm, cây họ ñậu cải
tạo ñất tốt và là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao. Ở nước ta lạc ñược
trồng rất nhiều vùng trải dài trên cả nước. Trên thế giới lạc ñược trồng khá
phổ biến như: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Á Hạt lạc có hàm lượng các chất
dinh dưỡng rất cao như: Protein chiếm 25-30%, hàm lượng dầu 45-50%,
ngoài ra trong hạt lạc còn chứa 8 axit amin không thay thế và các loại vitamin
quan trọng khác. Do ñó ngoài sử dụng làm thực phẩm cho con người, lạc còn
ñược dùng chế biến thức ăn cho gia súc và nguyên liệu cho nhiều ngành chế
biến khác.
Thanh Chương là huyện miền núi nằm phía tây nam của tỉnh Nghệ An

với diện tích ñất tự nhiên là 112.879 ha, diên tích ñất nông nghiệp 89.925,68
ha, trong ñó diện tích trồng lúa là 8.978,53 ha còn lại là ñất màu (Theo số liệu
thống kê năm 2012 của Phòng tài nguyên môi trường huyện Thanh Chương).
Diện tích ñất này chủ yếu là ñất ñồi thấp, chân ñồi, ñất bãi ven sông và ñất
vùng cồn vệ. ðây là ñiều kiện thuận lợi trong việc chuyển ñổi cơ cấu cây
trồng có khả năng thích ứng, góp phần nâng cao thu nhập, hình thành các
vùng chuyên sản xuất hàng hóa có thu nhập cao. Hiện nay lạc là một trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

2

những cây trồng chủ lực có tiềm năng phát triển kinh tế trên ñịa bàn tỉnh
Nghệ An nói chung và huyện Thanh Chương nói riêng. Nên nhiều năm qua
tỉnh Nghệ An ñã có nhiều cơ chế chính sách ñầu tư khuyến khích người trồng
lạc. Mặc dù vậy năng suất lạc của Nghệ An hiện nay so với một số tỉnh khác
như Nam ðịnh, Bắc Giang vẫn còn ở mức thấp. Nguyên nhân làm cho năng
suất lạc của tỉnh còn thấp hơn so với một số tỉnh là do nông dân trồng lạc của
tỉnh Nghệ An vẫn còn thiếu vốn ñể ñầu tư thâm canh, chưa thực sự chú ý tới
việc sử dụng giống mới có tiềm năng năng suất cao, kỹ thuật trồng, lượng
phân bón và cách bón phân, nhất là sử dung một số chế phẩm sinh học vào
sản xuất chưa ñược quan tâm ñúng mức. ðất trồng lạc chủ yếu là ñất nghèo
dinh dưỡng, nông dân lại chưa thực sự quan tâm tới giống mới, kỹ thuật canh
tác mới ñặc biệt là việc dùng các chế phẩm vi sinh học bón cho cây trồng, bên
cạnh ñó hệ thống tưới tiêu tại các vùng trồng lạc chưa hoàn thiện, những vùng
ñã có hệ thống tưới tiêu thì lại chưa thực sự ñược phát huy dẫn ñến năng suất lạc
còn thấp và không ổn ñịnh.
Tại huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cây lạc ñã trở thành cây trồng
không thể thiếu và có vai trò rất quan trọng trong hệ thống cây trồng, tăng thu
nhập kinh tế trên ñơn vị diện tích, góp phần vào công tác xóa ñói, giảm nghèo
trên ñịa bàn huyện. Tuy nhiên, sản xuất lạc tại ñây vẫn còn manh mún, người

dân chưa thực sự mạnh dạn ñầu tư mà chủ yếu theo phương pháp truyền
thống.
Nhằm góp phần tăng năng suất cũng như sản lương lạc tại tỉnh Nghệ
An nói chung và huyện Thanh Chương nói riêng chúng tôi tiến hành nghiên
cứu ñề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
(EMINA) ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L26 tại
Thanh Chương, Nghệ An”
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

3

1.2 Mục ñích yêu cầu
1.2.1 Mục ñích
Trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA ñến
sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L26 trồng tại huyện Thanh
Chương- tỉnh Nghệ An, từ ñó ñề xuất biện pháp kỹ thuật sử dụng thích hợp
góp phần thâm canh, tăng năng suất lạc.
1.2.2 Yêu cầu
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EMINA, trong ñó xác ñịnh các
nồng ñộ và phương thức xử lý khác nhau ảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát
triển và năng suất giống lạc L26.
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
1.3.1 Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của ñề tài là cơ sở bổ sung thêm các dẫn liệu khoa học về
ảnh hưởng của chế phẩm EMINA ñến sinh trương, phát triển và năng suất lạc.
Kết quả của ñề tài là tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên
cứu, giảng dạy về cây lạc dưới tác ñộng của chế phẩm EMINA.
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn của ñề tài
Qua nghên cứu cho thấy ñề tài góp phần hoàn thiện quy trình kỹ thuật
thâm canh nhằm tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế ñối với cây lạc trồng

trên vùng ñất Thanh Chương- Nghệ An.
ðề xuất kỹ thuật sử dụng chế phẩm EMINA phù hợp cho cây lạc nói
chung và giống lạc L26 nói riêng trồng trong vụ xuân trên ñịa bàn huyện
Thanh Chương- Nghệ An.
1.4 Giới hạn của ñề tài
ðề tài chỉ nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu
(EMINA) ñến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống lạc L26 trồng vụ
Xuân năm 2012 tại Thanh Chương - Nghệ An.
ðề tài ñược tiến hành tại xóm 2 xã Thanh Tiên huyện Thanh Chương
tỉnh Nghệ An
Thời gian thực hiện ñề tài: vụ Xuân năm 2012
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

4

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Yêu cầu về sinh thái của cây lạc
2.1.1 Yêu cầu về nhiệt ñộ
Lạc là loại cây trồng có nguồn gốc nhiệt ñới, phân bố ở nhiều châu lục,
nhiều nước khác nhau. Vì vậy tùy theo nguồn gốc xuất xứ của từng giống mà
yêu cầu của chúng ñối với nhiệt ñộ cũng khác nhau.
Nhiệt ñộ có vai trò rất quan trọng ñối với cây trồng nói chung và cây
lạc nói riêng. Nhiệt ñộ tối thấp sinh vật học của lạc ở giai ñoạn sinh trưởng và
phát triển là 12 – 13
0
C, giai ñoạn hình thành cơ quan sinh thực là 17 – 18
0
C.
(Degeus I. G, 1998) [8].

Nhiệt ñộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng ñến thời gian nảy mầm
của lạc và là yếu tố khí hậu quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian
sinh trưởng sinh dưỡng của lạc. Thời kỳ nảy mầm cần tích ôn 250 – 320
0
C,
nhiệt ñộ trung bình thích hợp ñối với cây lạc là 25 – 30
0
C. Nhiệt ñộ tối thấp
sinh học cho thời kỳ nảy mầm là 12
0
C [2].
Theo Vũ Công Hậu và cộng sự, nhiệt ñộ ñất là một yếu tố quan trọng có
ảnh hưởng lớn ñối với sự nảy mầm của hạt, ngoi lên mặt ñất của cây con và sinh
trưởng ban ñầu của cây. Nếu nhiệt ñộ ñất thấp hơn 18
0
C cây trồng mọc chậm [7].
Fortanaier (1958) và De beer (1963) lại cho rằng, tốc ñộ tăng trưởng
của lạc mạnh nhất ở nhiệt ñộ trung bình ngày từ 20 – 30
0
C, nếu nhiệt ñộ thấp
dưới 18
0
C thì sự nảy mầm bị chậm lại và tỷ lệ mọc của lạc trên ñồng ruộng bị
giảm, (Degeus I. G, 1998) [8].
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, tổng tích ôn ñối với cây lạc từ 700 –
1000
0
C. Trong thời kỳ này nhiệt ñộ trung bình tối thích là 25
0
C. Nhiệt ñộ

không khí quá cao (30 – 35
0
C) rút ngắn thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng làm
giảm chất khô tích lũy và giảm số hoa trên cây, vì vậy làm giảm số quả và
khối lượng hạt của lạc [2].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

5

Nhiệt ñộ ảnh hưởng lớn tới cường ñộ ra hoa và nó cũng là yếu tố
chính quyết ñịnh ñộ dài của thời kỳ hình thành và nở những hoa ñầu tiên. Ở
nhiệt ñộ từ 24 – 27
0
C sinh trưởng sinh thực của lac là mạnh nhất. Nếu nhiệt
ñộ ở mức 33
0
C trong thời gian dài làm ảnh hưởng ñến sức sống của hạt phấn
(De Beer, 1963) [16].
Thời kỳ ra hoa, kết quả của lạc là thời kỳ yêu cầu nhiệt ñộ cao nhất, ñòi
hỏi tích ôn bằng 2/3 tổng tích ôn của cả ñời sống cây lạc. Nhiệt ñộ tối thấp
sinh học cho sự hình thành các cơ quan sinh thực của lạc là 15 – 20
0
C [2].
Tốc ñộ hình thành tia quả tăng từ 19
0
C ñến 23
0
C, nhiệt ñộ tối ưu cho
quả phát triển nằm trong khoảng 30 – 34
0

C (Dreyer, 1980) [17].
Trong thời kỳ chín, nhiệt ñộ trung bình 25 – 28
0
C là thích hợp. Trong
thời kỳ này, sự chênh lệch nhiệt ñộ ngày – ñêm lớn (Khoảng 8- 10
0
C) có lợi
cho quá trình vận chuyển chất vào hạt [2].
2.1.2 Yêu cầu về ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng ñến sinh trưởng, phát triển của cây lạc thông qua
hai chỉ tiêu là cường ñộ ánh sáng và thời gian chiếu sáng trong ngày.
Theo Forestier (1957) thì việc cây lạc ra hoa không phụ thuộc vào
quang chu kỳ, nhưng phân hóa mầm hoa và tổng số hoa hình thành quả phụ
thuộc rất nhiều vào ánh sáng [19].
Theo Ono và Otaki (1971), 60% bức xạ mặt trời trong 60 ngày sau khi
cây lạc mọc là cần thiết [30]. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, nhiệt
ñộ thấp ức chế sự hình thành các cành sinh sản dẫn ñến số hoa bị giảm. Cây
lạc có phản ứng với cường ñộ ánh sáng mạnh (Pallmas và Samish, 1974) [31].
Hang và MC Cloud (1976) cho ràng cường ñộ ánh sáng thấp trong giai
ñoạn sinh trưởng, phát triển làm tăng nhanh chiều cao cây nhưng giảm khối
lượng lá và hoa [20]. Cường ñộ ánh sáng có tác ñộng rất lớn ñến sự ra hoa,
nếu cường ñộ ánh sáng giảm trước thời kỳ ra hoa sẽ gây nên rụng hoa. Cường
ñộ ánh sáng thấp ở thời kỳ ñâm tia, hình thành quả thì sẽ làm cho số lượng tia,
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

6

quả giảm ñi, ñồng thời khối lượng quả cũng bị giảm theo (Hudgens và MC
Cloud, 1974) [24].
Tuy nhiên quá trình nở hoa thuận lợi khi số giờ nắng ñạt khoảng 200

giờ/tháng. Trong thời kỳ nở hoa, trong những ngày nắng, hoa nở sớm, nở tập
trung và quá trình thụ phấn, thụ tinh cũng thuận lợi hơn so với những ngày
không có nắng [2].
2.1.3 Yêu cầu về ñất
Lạc là cây trồng có nguồn gốc nhiệt ñới nên yêu cầu về ñiều kiện lý tính
của ñất rất chặt chẽ. York và Codwell (1951) cho rằng ñất phù hợp nhất cho cây
lạc sinh trưởng, phát triển là ñất phải thoát nước nhanh, có màu sáng, lỏng, dễ vỡ
, phù sa pha cát tạo ñiều kiện tốt cho lạc nẩy mầm, ñâm tia, thu hoạch dễ dàng, ít
bị sót lại quả trong quá trình thu hoạch và ñất không bám chặt lấy quả lạc [7].
ðoàn Thị Thanh Nhàn cho rằng ñất trồng lạc phải ñảm bảo luôn tơi xốp
ñể thỏa mãn yêu cầu cơ bản của cây lạc ; như rễ phát triển mạnh cả về chiều
sâu và chiều ngang, tạo ñiều kiện cung cấp oxy cho các loại vi sinh vật ñặc
biệt là vi sinh vật nốt sần phát triển và hoạt ñộng cố ñịnh N, tia quả ñâm
xuống ñất dễ dàng, dễ thu hoạch. Chính vì lẽ ñó khi triển khai trồng lạc ưu
tiên ñầu tiên là chọn ñất, thành phần cơ giới trong ñất. ðất thích hơp ñể trồng
lạc phải là ñất nhẹ, có thành phần cát thô, mịn nhiều hơn ñất sét, nói tóm lại là
các loại ñất pha cát, ñất thịt nhẹ, có kết cấu viên [2].
Nguyễn thế Côn và Lê Song Dự (1979) cho rằng, ñất trồng lạc thích
hợp là ñất nhẹ, màu sáng, tơi xốp và thoát nước tạo ñiều kiện cho cây lạc nẩy
mầm, sinh trưởng và kết quả [3].
Cây lạc phát triển tốt trong ñiều kiện pH trung tính nằm trong
khoảng pH 5,5 – 7,0, mặc dù vậy nhưng khả năng thích ứng của lạc cũng
rất cao. Lạc có thể sinh trưởng, phát triển ñược trong phạm vi pH từ 4,5 - 9.
Vì vậy trên thế giới lạc ñược trồng nhiều loại ñất khác nhau, ñiều ñó chứng
tỏ khả năng thích ứng rộng của lạc ñối với ñiều kiện ñất ñai. Tuy nhiên khi
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

7

pH dao ñộng từ 7,5 – 8,5 lạc phát triển kém, lá trở nên vàng và vết ñen xuất

hiện trên vỏ quả [7].
2.1.4 Yêu cầu về nước
Nước là một trong những yếu tô vô cùng quan trọng trong quá trình
phat triển của moi cây trồng trong ñó có cây lạc. Mặc dù ñược xem là cây
trồng chịu hạn khá tốt, nhưng lạc chỉ chịu hạn ở một giai ñoạn nhất ñịnh.
Trong quá trình sinh trưởng, phát triển lạc yêu cần ñộ ẩm ñất khoảng 70 -80%
ñộ ẩm giới hạn ñồng ruộng.
Tổng nhu cầu nước trong suốt thời gian sinh trưởng của lạc từ khi nẩy
mầm ñến khi thu hoạch là 450 – 700 mm. Nhu cầu này thay ñổi tùy thuộc vào
yếu tố giống và từng thời kỳ sinh trưởng khác nhau. Hệ số sử dụng nước của
lạc trung bình khoảng 400 – 520 mm [2].
Theo Jonh (1949) lượng mưa lý tưởng ñể trồng lạc ñạt kết quả tốt trong
khoảng 80- 120mm trước khi gieo ñể dễ làm ñất, khoảng 100 – 120mm khi
gieo vì ñây là lượng mưa cần thiết ñể cho lạc mọc tốt và ñảm bảo mật ñộ,
khoảng 200mm từ khi bắt ñầu ra hoa ñến khi tia quả ñâm xuống ñất và quả
bắt ñầu lớn ñến khi chín [26].
Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng, nhu cầu nước của lạc là tương ñối thấp
và ở thời kỳ này khả năng chịu hạn của cây lạc là tốt nhất [2]. Tuy nhiên,
thiếu ẩm ñộ trong thời gian này thì quá trình ra hoa, quả ở lạc chậm, nhưng
nếu mưa liên tục quá trình sinh trưởng sinh dưỡng quá mạnh dẫn tới năng suất
thấp [7].
Ở thời kỳ sinh trưởng sinh thực nhu cầu nước của cây lạc là lớn nhất,
ñặc biệt là ở thời kỳ hình thành quả và hạt. Nhiều tác giả khi nghiên cứu về
thời kỳ khủng hoảng nước của cây lạc ñều nhận ñịnh rằng, các thời ñiểm
khủng hoảng nước của cây lạc là thời kỳ ra hoa rộ, thời kỳ ñâm tia và thời kỳ
hình thanh quả và hạt [2].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

8


Theo Duan Shufen (1999) thời kỳ nào xảy ra hạn cũng làm ảnh hưởng
ñến năng suất lạc, nhưng hạn vào thời kỳ hình thành quả là nguy hiểm nhất,
tiếp ñến là giai ñoạn giữa ra hoa, ñâm tia và quả mẩy [4]. Mặc dù vậy nhưng
hiện nay lạc trồng vẫn ñang phụ thuộc vào nước trời là chủ yếu.
Trên ñịa bàn tỉnh Nghệ An nói chung và huyện Thanh Chương nói
riêng lạc ñược trồng chủ yếu trong vụ Xuân từ tháng 2 ñến tháng 6 trong năm.
Trong gian ñoạn này nhìn chung ñiều kiện nhiệt ñộ, ẩm ñộ và ánh sáng rất
thích hợp cho sư phát triển của cây lạc. Thời kỳ gieo lạc thường gặp nhiệt ñộ
và ẩm ñộ thấp, ánh sáng yếu, làm cho lạc mọc chậm, tỷ lệ nảy mầm thấp. Vì
vậy cần có biện pháp kỹ thuật tác ñộng ñể cho cây lạc có tỷ lệ nảy mầm cao
nhất, giúp cây sinh trưởng khỏe, tạo tiền ñề cho cây lạc sinh trưởng tốt, cho
năng suất cao.
2.1.5 Nhu cầu về dinh dưỡng của cây lạc
+ Nhu cầu về nitơ
Nitơ là thành phần của axit amin, yếu tố cơ bản ñể tạo nên protein, Nitơ
cũng là thành phần cấu trúc của diệp lục. Vì vậy N có mặt trong nhiều hợp
chất quan trọng tham gia vào quá trình trao ñổi chất của cây. Thiếu N cây sinh
trưởng kém, lá vàng, thân có màu ñỏ, chất khô tích lũy bị giảm, số quả và
khối lượng quả ñều giảm [2].
ðối với cây lạc lượng N hấp thụ là rất lớn, ñể ñạt 1 tấn lạc quả khô, cần
sử dụng tới 50 – 70 kg N.
Thời kỳ hấp thu N nhiều nhất là thời kỳ lạc ra hoa, làm quả và hạt. Thời
kỳ này chỉ chiếm 25% thời gian sinh trưởng của lạc nhưng hấp thu tới 40 –
45% nhu cầu N của cả thời kỳ sinh trưởng.
Có 2 nguồn N cung cấp cho lạc là N do bộ rễ hấp thu từ ñất và N cố ñịnh
ở nốt sần do hoạt ñộng cố ñịnh N
2
của vi khuẩn nốt sần cộng sinh cố ñịnh N.
Nguồn N cố ñịnh có thể ñáp ứng ñược 50 – 70% nhu cầu ñạm của cây [2].
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………


9

Do lạc có khả năng cố ñịnh nitơ khí quyển nhờ hệ thống vi sinh vật nốt
sần, nên lượng phân ñạm bón cho lạc thường giảm, ñặc biệt trên ñất có thành
phần cơ giới nhẹ, thoát nước tốt và pH trung tính, là ñiều kiện thuận lợi cho
hoạt ñộng cố ñịnh ñạm [3]. Tuy nhiên, các nốt sần chỉ xuất hiện khi lạc có
cành nhánh và phát triển nhiều khi lạc ra hoa. Do ñó ở giai ñoạn ñầu sinh
trưởng của cây, lạc chưa có khả năng cố ñịnh N cho cây, nên lúc này cần bón
bổ sung cho cây một lượng N kết hợp với phân chuồng, tạo ñiều kiện cho cây
sinh trưởng phát triển mạnh thúc ñẩy sự phát triển của vi khuẩn cộng sinh ở
thời kỳ sau (Ưng ðịnh, 1977) [5].
Số lượng nốt sần của rễ lạc tăng lên theo thời gian sinh trưởng và ñạt
cực ñại ở thời kỳ hình thành quả và hạt, lúc này hoạt ñộng cố ñịnh của vi sinh
vật rất mạnh, nhưng ñể ñạt năng suất lạc cao việc bón bổ sung vào thời kỳ này
là rất cần thiết. Vì hoạt ñộng cố ñịnh ñạm của vi khuẩn nốt sần thời kỳ này
mạnh nhưng lượng ñạm cố ñịnh ñược không ñủ ñáp ứng nhu cầu của cây,
nhất là trong thời kỳ phát dục mạnh [2].
Việc bón cho cây lạc ñặc biệt là phân ñạm, phải cân bằng ñược quan hệ
giữa lượng ñạm cộng sinh với lượng ñạm hấp thu do rễ. Giải quyết ñược vấn
ñề này cần xác ñịnh thời kỳ bón phân, lượng phân ñạm cần bón, dạng phân
ñạm sử dụng và việc bón cân ñối dinh dưỡng ñể tạo ñiều kiện cho cây lạc hấp
thu một cách tốt nhất.
+ Nhu cầu về photpho
Photpho có vai trò rất quan trọng, là yếu tố dinh dưỡng cần thiết ñối với
cây lạc. Nó có tác dụng lớn ñến sự phát triển nốt sần, sự ra hoa và hình thành
quả. Vì vậy trên các loại ñất trồng lạc có thành phần cơ giới nhẹ, lượng
photpho không cung cấp cho cây hấp thụ ñủ sẽ ảnh hưởng ñến năng suất lạc.
ðể tăng năng suất lạc thì việc bón phân cho lạc là rất cần thiết trên nhiều loại
ñất trồng và lượng phân lân bón cho lạc ñòi hỏi tương ñối cao vì khả năng hấp

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

10
thu photpho của lạc kém. Các loại ñất bạc màu, ñất khô cằn nhiệt ñới thường
thiếu photpho. Vì vậy việc bón photpho cho lạc là vô cùng cần thiết.
Lạc hấp thụ photpho nhiều nhất ở thời kỳ ra hoa, hình thành quả, ở thời
kỳ này lạc hấp thu khoảng 45% lượng hấp thu photpho của cả chu kỳ sinh
trưởng, quá trình hấp thu photpho giảm rõ rệt ở thời kỳ chín [2]
Kết quả nghiên cứu của Viện Nông hóa thổ nhưỡng cho thấy trên nhiều
vùng ñất trồng lạc khác nhau ở các tỉnh phía bắc: với liều lượng bón 60 kg
P
2
O
5
trên nền 8 – 10 tấn phân chuồng + 30kgK
2
O + 30kg N ñạt giá trị kinh tế
cao nhất, trung bình hiệu suất 1kg P
2
O
5
là 4 – 6kg lạc vỏ. Nếu bón 90 kg P
2
O
5

thì năng suất cao, nhưng hiệu quả không cao.
+ Nhu cầu về kali
Kali tham gia chủ yếu vào hoạt ñộng của enzym, chuyển hóa chất ở
cây. Vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang hợp và sự phát triển

của quả, làm tăng cường mô cơ giới, tăng khả năng giữ nước của tế bào, tăng
tính chịu hạn và tăng cường tính chống ñổ của cây. Thiếu hụt kali sẽ làm cho
mép lá bị hóa vàng, lá cháy sém và bị khô vào lúc trưởng thanh.
Trong cây, kali tập trung chủ yếu ở các bộ phận non, ở lá non và lá
ñang quang hợp mạnh. Kali tham gia vào hoạt ñộng của men, ñóng vai trò là
chất ñiều chỉnh và xúc tác. Thiếu kali các quá trình tổng hợp ñường ñơn và
tinh bột vận chuyển gluxit, khử nitrat, tổng hợp protein và phân chia tế bào
diễn ra không bình thường [3].
ðối với cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng thì nhu cầu hút kali
nhiều hơn nitơ, nhất là môi trường giàu kali và có khả năng hấp thụ kali cao
hơn mức cần thiết. Lượng kali lạc hấp thu cao hơn nhiều so với photpho và
nitơ, khoảng 15kg/1 tấn quả khô [2]. Lạc hấp thụ kali tương ñối sớm và có tới
60 – 70% nhu cầu kali của cây ñược hấp thụ trong thời kỳ sinh trưởng sinh
thực, ñến thời kỳ chín nhu cầu kali không ñáng kể.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

11
+ Nhu cầu về canxi
Canxi là một trong những nguyên tố quan trọng nhất ñể tăng năng suất,
sản lượng lạc. Trong cây, canxi là một nguyên tố ít di ñộng vì nó thường ở thể
oxalat. Canxi có rất nhiều chức năng sinh lý như: Làm tăng ñộ nhớt của
nguyên sinh chất, giảm tính thấm, vì vậy nó có ý nghĩa lớn trong tính chống
chịu của thực vật (Chu Thị Thơm và cộng sư, 2006) [11].
Canxi là một nguyên tố không thể thiếu khi trồng lạc. Bón vôi không
những chỉ có ý nghĩa làm tăng trị số pH của ñất mà còn tạo môi trường thích
hợp cho vi khuẩn cố ñịnh ñạm hoạt ñộng, vệ sinh ñồng ruộng và là chất dinh
dưỡng cần thiết cho quá trình tạo quả và hạt [6]. Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng
ñến quá trình hình thành hoa, ñậu quả, quả ốp, hạt không mẩy [2]. Nhiều
nghiên cứu cho rằng, thời kỳ cây lạc cần canxi nhất là bón trực tiếp vào gốc
trước khi vun, vào thời kỳ hoa héo ñợt 2 sẽ làm cho tia quả hút canxi trực tiếp,

vỏ quả sẽ mỏng và hạt mẩy hơn.
+ Nhu cầu về magiê và lưu huỳnh
Magiê (Mg) là thành phần của diệp lục và là thành phần trong nhiều hệ
thống men liên quan trực tiếp ñến quá trình quang hợp của cây, ngoài ra magiê
còn có mặt trong các enzim xúc tác cho quá trình trao ñổi chất của cây. Biểu hiện
ñầu tiên của thiếu magiê là sự úa vàng của các lá tận cùng và cây bị lùn. Thiếu
Mg ít gây ảnh hưởng trong thời kỳ cây con, cây vẫn phát triển bình thường và có
một vài triệu chứng như thiếu Ca. Tuy nhiên ngoài ñồng ruộng cây lạc ít biểu
hiện thiếu Mg. ðất thiếu Mg thường là ñất cát ven biển hoặc ñất bạc màu
+ Nhu cầu về lưu huỳnh
Lưu huỳnh là thành phần của axit amin quan trọng trong cây, vì vậy nó
có mặt trong thành phần protein của lạc. Thiếu lưu huỳnh lá có biểu hiện màu
vàng nhạt, cây phát triển chậm. Quá trình cây hút S có liên quan với sự hút N
và P ñể hình thành các axit amin. Lưu huỳnh có thể hấp thu bằng cả rễ và quả,
lượng lưu huỳnh lạc hấp thu tương ñương photpho.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

12
+ Nhu cầu về các nguyên tố vi lượng
ðể tăng năng suất cây trồng nói chung và cây lạc nói riêng, thì việc sử
dụng các nguyên tố vi lượng và các chất kích thích sinh trưởng ñã trở thành
phổ biến trong việc thâm canh cây trồng, trong ñó có lạc.
Molipñen có tác dụng tăng hoạt tính vi khuẩn nốt sần, tăng việc ñồng
hóa nitơ. Phần lớn ñất trồng lạc chủ yếu ở nước ta ñều thiếu molipñen. Tuy
nhiên việc tăng hàm lượng Mo cho cây bằng phương pháp bón qua lá là biện
pháp kỹ thuật quan trọng ñể ñạt năng suất lạc cao (Vũ Hữu Yêm, 1996) [13].
Lạc ñược phun Mo có thể tăng năng suất lên tới 16%, phun dung dịch axit
boric có thể làm tăng năng suất 4 – 10%, sử dụng sunphat mangan cung góp
phần tăng năng suất lạc [7].
B giúp quá trình hình thành rễ ñược thuận lợi, tia quả không bị nứt, hạn

chế nấm xâm nhập. Thiếu B làm giảm tỷ lệ ñậu quả, hạt lép, sức sống hạt
giống giảm [2].
2.2 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc (Arachis hypogaea L.) là cây công nghiệp, cây thực phẩm ngắn
ngày. Trên thế giới mặc dù cây lạc ñã ñược trồng từ rất lâu nhưng vẫn chỉ
mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu. Vai trò kinh tế của lạc chỉ ñược xác ñịnh
hơn 100 năm trở lại ñây, khi ngành công nghiệp ép dầu lạc phát triển, nhu cầu
sử dụng và tiêu thụ lạc ngày càng tăng và ñang khuyến khích nhiều nước ñầu
tư phát triển sản xuất lạc với diện tích ngày càng lớn. Trong số các cây lấy
dầu lạc có diện tích, sản lượng ñứng thứ 2 sau cây ñậu tương và ñược trồng
phổ biến hơn 100 nước trên thế giới. Theo FAO SAT năm 2011 cho thấy năm
2006 cả thế giới gieo trồng ñược 21,49 triệu ha, ñến năm 2010 diện tích trồng
lạc ñã tăng lên 24,09 triệu ha (Bảng 2.1)
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

13
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc trên thế giới từ năm 2005 -2010
Chỉ tiêu

Năm
Diện tích
(Triệu ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(triệu tấn)
2006 21,49 15,5 33,37
2007 22,51 16,5 37,21
2008 24,08 15,8 38,02

2009 23,91 15,3 36,59
2010 24,09 15,6 37,66
(Nguồn: FAO SAT năm 2011 STAT)
Bảng 2.1 cho chúng ta thấy, trong 5 năm qua diện tích ngày càng tăng,
nhưng năng suất lạc trên thế giới cơ bản ở mức ổn ñịnh cao, ở ngưỡng từ 15,3 –
16,5 tạ/ha.
Tuy nhiên năng suất giữa các quốc gia trên thế giới có sự chênh lệch khá
lớn. Khu vực Bắc Mỹ mặc dù diện tích trồng lạc không lớn (trên 800 nghìn
ha) nhưng có năng suất rất cao (20,0 – 28,0 tạ/ha). Trong khi ñó Châu Phi có
diện tích trồng lạc tương ñối lớn (khoảng 6,4 triệu ha) nhưng năng suất chỉ ñạt
7,8 tạ/ha). Châu Á mặc dù năng suất lạc ñạt khá cao hơn rất nhiều so với
Châu Phi, nhưng so với Bắc Mỹ thì năng suất vẫn ñang còn khiêm tốn (từ
15,4 – 17,5 tạ/ha) ðối với khu vực ðông Nam Á năng suất lạc nhìn chung
ñang còn thấp so với các vùng khác, năng suất trung bình ñạt khoảng 12.4
tạ/ha. Các nước có năng suất trung bình cao nhất khu vực ðông Nam Á là
Malayxia, Indonexia và Thái Lan.
Sản lượng lạc trên thế giới trong những năm gần ñây liên tục tăng, sản lương
trung bình năm 2006 là: 33,37 triệu tấn, ñến năm 2010 sản lượng ñã tăng lên
37,66 triệu tấn, tăng 4,29 triệu tấn.
Các quốc gia có diện tích trồng lạc nhiều nhất là: Ấn ðộ, Mỹ, Hàn Quốc,
Trung Quốc
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

14
Ấn ðộ là quốc gia có diện tích trồng lạc ñứng ñầu thế giới (khoảng 8 triệu
ha), nhưng lạc ở vùng này chủ yếu trồng ở vùng khô hạn và bán khô hạn vì vậy
năng suất rất thấp (9,3 – 9,8 ta/ha), thấp hơn năng suất trung bình của thế giới, sản
lượng hàng năm chỉ ñạt 7,5 – 8 triệu tấn. Kinh nghiệm của Ấn ðộ cho thấy, nếu
chỉ áp dụng giống mới mà không áp dung kỹ thuật canh tác thì năng suất chỉ ñạt
khoảng 26 – 30%. Mặt khác nếu chỉ áp dụng kỹ thuật canh tác tiến bộ mà không

ñưa các giống mới vào thì năng suất chỉ tăng 20 – 43%. Nhưng khi áp dụng giống
mới kết hợp với kỹ thuật canh tác thì năng suất tăng lên 50 – 63% trên các mô
hình trình diễn của nông dân.
Trung Quốc là quốc gia ñứng thứ 2 thế giới về trồng lạc, diện tích chỉ
ñứng sau Ấn ðộ (3,7 – 5,1 triệu ha), năng suất lạc trung bình ở Trung Quốc
cao và tăng nhanh trong vài thập niên trở lại ñây. Theo Duan Sufen (1999),
những năm 90 của thế kỷ trước nhờ có bước nhảy vọt về chọn tạo giống và kỹ
thuật trồng trọt, năng suất lạc ở Trung Quốc tăng rất nhanh so với thập kỷ 80,
trung bình ñạt 26 tạ/hạ Theo thống kê của USDA (2000 -2005), trong những
năm qua diện tích trồng lạc ở Trung Quốc là 5,1 triệu ha, chiếm 20% diện tích
lạc toàn thế giới, năng suất bình quân ñạt 28,2 ta/ha, cao gần gấp ñôi năng
suất lạc trung bình của thế giới, chiếm 40% tổng sản lượng lạc toàn thế giới.
Sở dĩ năng suất lạc của Trung Quốc tăng nhanh là do hiện nay nước này có tới
60 Viện, Trường, Trung tâm nghiên cứu về cây lạc. Trong thời gian từ 1982-
1995 các nhà nghiên cứu khoa học Trung Quốc ñã cung cấp cho sản xuất 82
giống lạc mới với nhiều ưu ñiểm nổi bật như: Năng suất cao, thời gian sinh
trưởng ngắn, chống chịu sâu bệnh, chịu hạn, chịu phèn, tính thích ứng rộng.
Hàn Quốc là một nước khá phát triển ở Châu Á, nổi tiếng về ñầu tư cho
nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trên cây lạc. Chương trình nghiên cứu
khoa học trên cây lạc ở Hàn Quốc ñược tăng cường rất sớm, bắt ñầu từ những
năm 1960. Nhờ kết hợp giống mới, với biện pháp kỹ thuật che phủ nilon ñến
ñầu những năm 1990 năng suất lạc của Hàn Quốc ñã tăng gấp 4 lần so với năm
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

15
1960. Hiện nay trên những nông trại lớn của Hàn Quốc có sử dụng giống lạc
mới và kỹ thuật tiến bộ, năng suất lạc ñã ñạt trên 6,0 tấn/ha.
Mỹ là nước có diện tích, năng suất lạc khá ổn ñịnh; năng suất trung
bình ñạt 29,6 tạ/ha, gấp 3 lần so với năng suất lạc của các nước khác. Thập
niên 80 diện tích trồng lạc của Mỹ là 0,597 triệu ha, năng suất ñạt trung bình

hàng năm là 27,9 tạ/ha, thập kỷ 90, diện tích hàng năm là 0,569 triệu ha, năng
suất ñạt 27,9 tạ/ha. Năm năm gần ñây diện tích trồng lạc là 0,58 triệu ha/năm,
năng suất bình quân ñạt 31,7 tạ/ha, cao hơn năng suất trung bình những năm
90 là 13,6%, ñây là năng suất trung bình cao nhất thế giới. Nguyên nhân của
sự chênh lệch này là do sự ñầu tư ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công
nghệ, ñầu tư, thâm canh khác nhau, cũng như do các yếu tố kinh tế xã hội, yếu
tố môi trường khác nhau chi phối.
Khu vực ðông Nam Á, diện tích trồng lạc không lớn, chỉ chiếm 12,61%
về diện tích, 12,95% về sản lượng lạc của châu Á, năng suất lạc bình quân ñạt
11,7 tạ/ha. Malayxia là nước có diện tích trồng lạc không lớn nhưng là nước
có năng suất lạc cao nhất khu vực (năng suất trung bình ñạt 22,3 tạ/ha). Các
nước có lạc xuất khẩu lớn trong khu vược gồm Việt Nam, Thái Lan,
Indonexia, trong ñó Việt Nam có lượng lạc xuất khẩu lớn nhất 33,0 nghìn tấn
(chiếm 45,13% sản lượng lạc xuất khẩu trên toàn khu vực)
Từ những kết quả trên cho thấy, Tất cả các nước trên trồng lạc trên thế
giới ñã thành công trong phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất lạc,
ñiều ñáng chú ý là ñã ñầu tư cho công tác nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi các
thành tựu khoa học và công nghệ mới vào sản xuất góp phần tăng năng suất,
tăng hiệu quả kinh tế cho nông dân.
2.2.2 Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Trong những năm gần ñây, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật
trong sản xuất nên năng suất, sản lượng của một số cây trồng không ngừng
tăng lên trong ñó có cây lạc, vì vậy không chỉ ñáp ứng nhu cầu lương thực
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp ……………………

16
trong nước mà còn phục vụ xuất khẩu. Do ñã cơ bản giải quyết ñược vấn ñề
lương thực nên các ñịa phương có ñiều kiện chuyển ñổi cơ cấu cây trồng. ðặc
biệt là những diện tích lúa khó khăn, năng xuất thấp và bấp bênh sang trồng
các loại cây rau, mầu, cây công nghiệp, có giá trị kinh tế hơn. Trong ñó, cây

lạc nhờ ưu thế về khả năng thích nghi rộng, yêu cầu kỹ thuật canh tác và ñầu
tư không quá cao, giá trị và thị trường khá ổn ñịnh, có nhiều giống lạc có tiềm
năng suất cao nên ñã có một vai trò quan trọng trong ñịnh hướng phát triển
sản xuất hàng hoá của các vùng sản xuất.
Sản xuất lạc ñược phân bố trên tất cả các vùng sinh thái nông nghệp
của Việt Nam, diện tích lạc chiếm khoảng 28% tổng diện tích gieo trồng các
cây công nghiệp ngắn ngày (Nguyễn Thị Chinh, 2005) [1] và có xu hướng
tăng trong giai ñoạn 2000 – 2009 (Bảng 2.2).
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất, sản lượng lạc ở Việt Nam (2000 – 2010)
Chỉ tiêu
Năm
Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất
(Tạ/ha)
Sản lượng
(Nghìn tấn)
2000 244,9 14,51 355,3
2001 244,6 14,84 363,1
2002 246,7 16,23 400,4
2003 243,8 16,66 406,2
2004 263,7 17,79 469,0
2005 269,6 18,15 489,3
2006 246,7 18,75 462,5
2007 254,5 20,04 510,0
2008 256,0 20,85 533,8
2009 249,2 21,0 525,1
2010 231,0 21,06 485,7
( Nguồn Tổng cục thống kê, 2011)

×