Tải bản đầy đủ (.ppt) (85 trang)

Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 85 trang )

Bài 1: ĐẶC ĐIỂM CÔNG NGHỆ
PHỤC HỒI CHI TIẾT
1. Mục đích, đặc điểm và yêu cầu của công nghệ phục hồi chi tiết
1.1. Một số khái niệm chung
- Phục hồi chi tiết:
Là tổng hợp các thao tác nhằm khắc phục các sai
lệch hay hư hỏng để khôi phục khả năng làm
việc, của các chi tiết máy.
Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có
kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để
biến đổi nguồn lực sản phẩm
- Công nghệ:
1.2. Mục đích và đặc điểm
- Mục đích:
Phục hồi lại khả năng làm việc, đảm bảo điều
kiện làm việc bình thường cho máy đã sử dụng
- Đặc điểm:
+ Trong quá trình sản xuất ra thành phẩm - thứ phẩm - phế
phẩm đều có những yêu cầu sửa chữa phục hồi ở những
mức độ khác nhau
+ Trong quá trình sử dụng: chi tiết máy, cơ cấu, cụm -
nhóm chi tiết máy muốn duy trì và kéo dài quá trình sử
dụng thì cần bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi ở các mức độ
khác nhau. Bảo dưỡng, tiểu tu, trung tu, đại tu đều đóng
vai trò rất quan trọng
- Đặc điểm:
+ Nhiệm vụ của phục hồi là khôi phục hình dáng, kích
thước, phục hồi lại các bề mặt bị hư hỏng, đảm bảo mối
lắp ghép tốt, vận hành bình thường.
+ Công nghệ phục hồi là công nghệ khoa học rất rộng và
phổ biến. Có thể ở nhiều lĩnh vực riêng biệt và có tính đặc


thù riêng như: Động cơ, máy công cụ, cơ điện, máy
lạnh, Tuy nhiên trong lĩnh vực sản xuất cơ khí vẫn có
những điển hình chung: các bề mặt tiếp xúc chịu mài mòn,
bôi trơn, đặc điểm của các dạng hư hỏng.
- Đặc điểm:
+ Công nghệ phục hồi không phải là công nghệ chỉ phá đi
làm lại mà là công việc đòi hỏi phải có đầu óc chuyển đổi,
sáng tạo, tìm chọn được những phương án tốt hơn và tối ưu
càng tốt
+ Phải đạt được hiệu quả kinh tế - kỹ thuật. Tích luỹ những
kinh nghiệm, sáng tạo cho những công nghệ và khoa học
chế tạo tiếp theo, biết thủ thuật và biết cạnh tranh
+ Dùng phương pháp phục hồi hiện đại có thể làm cho một
số chi tiết làm việc tốt hơn chi tiết mới
1.3. Yêu cầu và phân loại
+ Yêu cầu về kích thước, hình dáng hình học
Khi hồi phục chi tiết máy, việc lấy lại khích thước,
hình dáng hình học của chi tiết như mới là yêu cầu tiên quyết
+ Yêu cầu về cơ, lý, hoá tính
Sau khi phục hồi, ngoài việc đảm bảo khích thước và
hình dáng hình học thì chi tiết máy phải đảm bảo được
các yêu cầu về cơ, lý, hoá
+ Yêu cầu về kinh tế và môi trường
Một trong những lý do chính để lựa chọn giữa phục
hồi chi tiết bị hư hỏng với thay mới chi tiết đó chính là
giá cả, là chi phí
- Yêu cầu
- Phân loại
Các phương pháp
phục hồi chi tiết

Phương pháp
gia công cơ khí
Phương pháp
gia công cơ khí
Phương
pháp Hàn
Phương
pháp Hàn
Phương
pháp Mạ
Phương
pháp Mạ
Phương pháp
phun đắp kim loại
Phương pháp
phun đắp kim loại
Phương pháp
khác
Phương pháp
khác
+ Gia công cắt gọt
+ Gia công áp lực
+ Hàn nối
+ Hàn đắp
+ Hàn khuyết tật
+ Mạ crom
+ Mạ đồng
+ Mạ inox
+ Dùng vật liệu polime
và keo dán

+ Thêm chi tiết
2. Nội dung của công nghệ phục hồi chi tiết hư hỏng
2.1. Quy trình phục hồi
Chuẩn bị trang thiết bị máy móc và quy trình công nghệ phục hồi
Chuẩn bị trang thiết bị máy móc và quy trình công nghệ phục hồi
Chuẩn bị chi tiết hư hỏng cần phục hồi
Gia công phục hồi
Gia công cơ khí để lấy lại hình dáng hình học cho chi tiết
Gia công nhiệt, hoá - nhiệt luyện để lấy lại cơ, lý, hoá tính cho chi
tiết
Lựa chọn phương pháp phục hồi chi tiết
2.2. Dụng cụ trang thiết bị
- Đối với phương pháp gia công cơ khí
Các loại dao cạo Máy phay
- Đối với phương pháp gia công cơ khí
Máy mài trục khuỷu, trục cam
Máy tiện đĩa phanh, trống phanh
- Đối với phương pháp gia công cơ khí
Máy ra vào lốp
Máy doa
- Đối với phương pháp gia công cơ khí
Thiết bị phục hồi thân vỏ
và bộ dụng cụ
Quá trình phục hồi
- Đối với phương pháp Hàn
Bình đựng khí
Mỏ hàn hơi, kính
và que hàn phụ
- Đối với phương pháp Hàn
Thiết bị hàn hồ quang tay

- Đối với phương pháp Hàn
Máy hàn Tig Máy hàn Mig
- Đối với phương pháp Mạ
Bể mạ
Dây chuyền mạ
- Đối với phương pháp phun đắp kim loại
Thiết bị phun phủ kim loại Phun phủ kim loại
phục hồi trục cơ
2.3. Lựa chọn phương pháp phục hồi chi tiết
Để phục hồi một chi tiết bị hư hỏng trước tiên cần
lựa chọn phương pháp, quy trình công nghệ cho quá trình
phục hồi. Việc lựa chọn phương pháp, quy trình công
nghệ cho quá trình phục hồi phải căn cứ vào các yếu tố
cơ bản sau
- Căn cứ vào yêu cầu công nghệ của chi tiết
Khi lựa chọn phương pháp và quy trình phục hồi
cần xác định trước vị trí, điều kiện làm việc của chi tiết.
Từ đó ta mới xác định được phương pháp và quy trình
công nghệ phục hồi cho từng chi tiết
- Căn cứ vào đặc điểm hình dạng và tính chất vật liệu của
chi tiết
+ Căn cứ hình dáng ban đầu, tính chất của chi tiết và
tầm quan trọng của nó
+ Vật liệu chế tạo chi tiết với những tính chất nhất định
cho phép ta lựa chọn phương pháp và quy trình công
nghệ phục hồi phù hợp
- Căn cứ điều kiện và khả năng cơ sở phục hồi
- Căn cứ các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế của việc phục hồi
- Căn cứ vào khả năng hợp tác, liên kết với các cơ sở khác
để cùng giải quyết các vấn đề kỹ thuật trong quá trình

phục hồi đảm bảo yêu cầu
Bài 2: PHỤC HỒI CHI TIẾT BẰNG
PHƯƠNG PHÁP GIA CÔNG CƠ KHÍ
1. Mục đích, yêu cầu và phân loại
- Mục đích: Nhằm phục hồi lại hình dáng, kích thước
hoặc bề mặt làm việc của chi tiết
- Yêu cầu :
Sau khi phục hồi các chi tiết phải có hình
dáng, kích thước hoặc bề mặt như ban đầu
Các chi tiết sau khi phục hồi bằng phương
pháp gia công cơ khí phải đảm bảo được yêu
cầu về cơ lý hóa tính
- Phân loại : + Gia công bằng áp lực
+ Gia công cắt gọt
2. Nội dung của phương pháp gia công cơ khí
2.1. Gia công bằng áp lực
- Phương pháp uốn, nắn:
+ Trong quá trình làm việc do một nguyên nhân nào
đó làm cho chi tiết bị biến dạng cong, vênh. Uốn, nắn
là phương pháp mà ta tác dụng lực vào chi tiết nhằm
lấy lại hình dáng như ban đầu của nó
+ Việc uốn, nắn chi tiết khi phục hồi được tiến hành
ở trạng thái nguội hoặc đốt nóng cục bộ hoặc toàn bộ
- Phương pháp chồn
+ Trong phương pháp này ngoại lực không trùng
với hướng biến dạng yêu cầu
+ Sau khi gia công đường
kính ngoài của chi tiết đặc hoặc
rỗng tăng lên, đường kính trong
của chi tiết rỗng giảm xuống và

chiều cao đều giảm
- Phương pháp nong
+ Trong phương pháp này ngoại lực trùng với
phương biến dạng yêu cầu
+ Bằng phương pháp này có thể tăng kích thước ngoài
của chi tiết rỗng mà không làm giảm đáng kể chiều cao
của nó. Các chi tiết thường được nong ở trạng thái nguội
1. Chi tiết
2. Khuôn
3. Chày dập
- Phương pháp ép
+ Trong phương pháp này hướng ngoại lực trùng
với hướng biến dạng yêu cầu
+ Sau khi ép đường kính trong của chi tiết giảm
xuống
- Phương pháp lăn ép
+ Dùng để gia cường bề mặt chi tiết
+ Phục hồi các bánh răng bị mòn, các cổ trục tại vị
trí lắp ghép có độ dôi
1. Tấm đệm
2. Chi tiết
3. Khuôn ép
2.1. Gia công bằng cắt gọt
- Phương pháp cạo
+ Cạo là công việc gia công bằng tay cho các bề mặt chi
tiết bằng dụng cụ nguội gọi là dao cạo
+ Phương pháp này được sử dụng rộng rãi để gia công
các bề mặt cong.
+ Ngoài ra có thể dùng phương pháp này để rà khít các
bề mặt phẳng đặc biệt bề mặt của các chi tiết lớn

Dao cạo
+ Quá trình cạo

Bề mặt của chi tiết công nghệ được bôi một lớp bột
màu mỏng

Chi tiết cần cạo sẽ được đặt lên bề mặt của chi tiết
công nghệ

Cho các chi tiết chuyển động tương đối vìa vòng

Trên bề mặt chi tiết gia công sẽ xuất hiện những vết
tiếp xúc bột màu, khi cạo chúng ta cạo các vết tiếp xúc đó

Chú ý: Tiến hành lặp lại nhiều lần cho tới khi các vết
tiếp xúc lấm chấm hoa dâu phân bố đều trên bề mặt chi
tiết cần gia công thì thôi

×