Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

giáo án địa lý 10 bài 39 địa lí ngành thông tin liên lạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.22 KB, 8 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
BÀI 39:ĐỊA LÝ NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC
I.MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau bài học , HS cần:
1.Về kiến thức
-Nắm được vai trò to lớn của ngành thông tin liên lạc, đặc biệt trong thời đại thông
tin và toàn cầu hóa hiện nay.
-Biết được sự phát triển nhanh chóng của ngành viễn thông trên thế giới và đặc
điểm phân bố dịch vụ viễn thông hiện nay.
2.Về kĩ năng
-Có kĩ năng làm việc với bản đồ, lược đồ.
-Có kĩ năng vẽ biểu đồ thích hợp từ bản số liệu đã cho.
II.THIẾT BỊ DẠY HỌC
-Hình 39 trong SGK (phóng to)
-Các hình ảnh về các thiết bị dịch vụ và thông tin liên lạc hiện đaị.
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động
*Phương án 1: GV kể về những phương thức thông tin của con người từ thuở sơ
khai( Chon trong các chuyện 1,2,3,4 ,5 –phần phụ lục).GV hỏi:Ngành thông tin đã
thay đổi như thế nào? ->Vào bài.
*Phương án 2: GV kể câu chuyện 6,hỏi: Con người đã trải qua mấy cuộc cách
mạng thông tin?Các cuộc cách mạng thông tin đó có vai trò quan trọng như thế nào
đối với đời sống con người? -> Vào bài.
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp I.Vai trò của ngành TTLL
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
Lần lượt sử dụng các câu hỏi sau,khuyến
khích HS dựa vào SGK và những hiểu
biết của bản thân để trả lời các câu hỏi
sau:
-Hãy chứng minh thông tin liên lạc đã có


từ thuở sơ khai
-Nêu vai trò của ngành thông tin liên lạc
trong đời sống và sản xuất.
-Tại sao có thể coi sự phát triển của
TTLL như là thước đo của nền văn minh
nhân loại?
-So sánh sản phẩm của GTVT và TTLL.
-Hãy chứng minh TTLL đã hạn chế được
khoảng cách không gian và thời gian.
-Tìm một số ví dụ để chứng minh TTLL
đã góp phần to lớn vào việc phát triển
kinh tê thế giới.
Chuyển ý: Song song với lịch sử phát
triển của nhân loại, TTLL đã có những
bước tiến thần kì.Những bước tiến thần
kì ấy được biểu hiện cụ thể như thế nào?
HĐ 2: Cặp/ nhóm
Bước 1: HS thảo luận và hoàn thành
phiếu học tập.
Bước 2: Đại diện nhóm lên trình bày,GV
bổ sung( đặc biệt phần năm ra đời),chuẩn
xác kiến thức.
GV hỏi:
-Đảm nhiệm sự vận chuyển tin tức
nhanh chóng và kịp thời.
-Góp phần thực hiện các mối giao lưu
giữa các địa phương và các nước.
Thay đổi mạnh mẽ quan niệm của con
người về thời gian.
-Tác động sâu sắc đến việc tổ chức đời

sống xã hội,tổ chức lãnh thổ các hoạt
động kinh tế.
-Thước đo của nền văn minh.
II.Tình hình phát triển và phân bố
của ngành thông tin liên lạc.
1.Đặc điểm chung
-Tiến bộ không ngừng trong lịch sữ phát
triển loài người.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
-Dựa vào hình H 39, hãy phân tích đặc
điểm phân bố máy điện thoại trên thế
giới.
-Hãy phân tích đặc điểm phân bố máy
tính các nhân trên thế giới qua lược đồ
bình quân số máy tính cá nhân trên thế
giới( trên bảng).
Lưu ý: Bài này,nếu có điều kiện, nêu
biên soạn bằng giáo án điện tử.
-Sự phát triển gắn liền với công nghệ
truyền dẫn.
2.Các loại
-Điện báo: Là hệ thống phi thoai ra đời
từ năm 1844.
-Điện thoại :Dùng để chuyển tín hiệu
âm thanh giữa con người với con người.
-Telex: Là loại thiết bị điện báo hiện đại.
-Fax: Truyền văn bản và hình đi xa dễ
dàng và rẻ tiền.
-Radio và vô tuyến truyền hình .
-Máy tính cá nhân và internet

IV. ĐÁNH GIÁ
1.Ý nào dưới đây không thuộc về vai trò của TTLL.?
A.Đảm nhận việc vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng.
B.Thực hiện các mối giao lưu trong nước và trên thế giới.
C.TTLL góp phần đảm bảo nhu cầu tình cảm của con người.
D.TTLL có vai trò rất quan trong với người cổ xưa.
2.Sắp xếp các ý ở cột A và cột B sao cho hợp lý:
A.Dịch vụ TTLL B.Công dụng và đặc điểm
1.Điện báo
2.Điện thoại
a) Truyền dữ liệu giữa các máy tính
b) Truyền văn bản và hình đồ họa.
c) Liên lạc 2 chiều giữa cá nhân.
d) Xem phim và chương trình thời sự.
e) Nghe tin tức, nghe ca nhạc.
f) Gửi thư, nhận thư.
g) Một loại thiết bị điện báo hiện đại.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
3.Telex
4.Fax
5.Radio
6.Television
7.Internet
h) Truy cập thông tin
i) Hệ thống phi thoại ra đời năm
1884
j) Chuyển tín hiệu âm thanh giữa
người với người.
k) Là hệ thống thông tin đại chúng.
l) Tạo ra trang Wed giới thiệu sản

phẩm.
m) Mua sắm và kinh doanh.
V.HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP.
Làm phần câu hỏi và bài tập trong SGK.
VI.PHỤ LỤC
*Phiếu học tập
Dựa vào SGK, vốn hiểu biết:
1.Nêu đặc điểm phát triển của ngành TTLL.
2.Hoàn thành bảng sau:
Dịch vụ thông tin liên lạc Năm ra đời Công dụng và đặc điểm
Điện báo
Điện thoại
Telex và Fax
Radio và Television
Máy tính cá nhân và
Internet
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
*Thông tin phản hồi
Dịch vụ thông tin liên lạc Năm ra đời Công dụng và đặc điểm
Điện báo 1884 Là hệ thống phi thoại
Sử dụng rộng rãi trong
ngành hàng hải và hàng
không
Điện thoại 1876 Dùng để chuyển tín hiệu
âm thanh giữa con người
với con người, truyền dữ
liệu giữa các máy tính.
Telex và Fax 1958 Telex: Truyền tin nhắn và
các số liệu trực tiếp với
nhau.

Fax:Truyền văn bản và
hình đồ họa đi xa.
Radio và Television Radio: 1895
Television: 1936
Là hệ thống thông tin đại
chúng.
Máy tính cá nhân và
Internet
Mạng toàn cầu: 1989 Là thiết bị đa phương tiện.
Cho phép truyền đi âm
thanh, hình ảnh, văn bản.
Phần mềm…
Ngày càng phát triển mạnh
mẽ.
*Bài đọc thêm
Câu chuyện 1: PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN CỦA CON NGƯỜI THUỞ SƠ
KHAI NHƯ THẾ NÀO?
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
(Nguồn :Tại sao? NXB VH-TT)
Ở thời đại xa xưa, sức mạnh của con người lúc đầu rất kém.Muốn tồn tại con
người phải quần tụ lại với nhau rồi dựa vào săn bắn mà sống.Trong săn bắn, người
ta hô to để dọa nạt uy hiếp và truy đuổi thhú rừng.Mặt khác nhờ hô to những người
đi săn chỉ ra hướng chạy trốn của thú rừng, nếu gặp nguy hiểm người ta cũng lại hô
to để báo cho mọi người biết để cứu giúp.Có thể nói hô to là phương thức thông tin
ban đầu của nhân loại, là bản năng chấn dộng thanh đới để phát ra âm thanh, âm
thanh này cao thấp, ngắn dài khác nhau do đó chúng có thể biểu đạt cho một ý
nghĩa nào đó giống như ngôn ngữ.Ngôn ngữ của chúng ta xuất phát từ tiếng hô ban
đầu rồi dần hình thành như ngày nay.
Câu chuyện 2: NGUỒN GỐC CỦA CÁC CUỘC THI CHẠY MARATÔNG
(Nguồn:Tại sao? NXB VH-TT)

Ở thời cổ đại, chạy để đưa tin tức là một phương thức thông tin quân sự.Năm
490 trước công nguyên.Người Hy Lạp đánh bại quân xâm lược BaTư ở đồng bằng
Maratông gần thủ đô Athen.Với lòng mong muốn để cho người dân thủ đô biết
được tin mừng này, người lính truyền lệnh tên là Fidipshi, từ đồng bằng Maratông
chạy một mạch 40km về quàng trường Athen.Sau khi hô lên một câu “ Chúng ta đã
thắng rồi” nhưng do anh ta lao lực quá nên đã hy sinh.Sau này để kỉ niệm thắng lợi
và tưởng nhớ người lính Fidipshi nên ở thế vận hội lần thứ nhất năm 1896 người ta
bắt đầu tổ chức cuộc thi Maratông(Cự li 40km).
Câu chuyện 3: TRỐNG CŨNG CÓ THỂ TRUYỀN THÔNG TIN
(Nguồn :Tại sao? NXB VH-TT)
Ở thời nay,trống là một nhạc cụ nhưng thủa sơ khai, trống chỉ là một công cụ
để truyền đạt tín hiệu.Trước đây, trên 3000 năm, loài người đã sử dụng những loại
trống để truyền đạt tín hiệu.Người ta dùng đồng để đúng ra những loại trống có
đường kính vài mét gọi là “ trống vàng” đặt trước những giá cao.Khi quân xâm
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
phạm bờ cõi.Tay trống sẽ đánh trống với những tiết tấu và độ mạnh để truyền các
thông tin đi mọi hướng.Người ta nghe được những tiếng trống này là có thể biết
được những tin tức về số lượng và phương hướng của kẻ địch.Nhờ vậy,quân đội có
thể tiến hành phòng vệ và phân lính có hiệu quả khi phản công có tiếng trống
truyền lệnh phản công,khi thu quân có tiếng trống thu quân
Câu chuyện 4: THỜI CỔ ĐẠI NGƯỜI TA CHUYỂN THƯ TÍN ĐI BẰNG
PHƯƠNG TIỆN GÌ?
(Nguồn :Tại sao? NXB VH-TT)
Thời xưa, thư từ nhờ người đi bộ, hoặc đi ngựa đưa đến cho người nhận.Một
phong thư muốn đưa đến tay người nhận cần rất nhiều thời gian.Ở thời đó, phương
thức đưa thư nhanh nhất là đi ngựa.
Sau khi thống nhất 6 nước, Tần Thủy Hoàng xây dựng đường sá khắp mọi nơi
gọi là “dịch đạo”.Trên dịch đạo , cứ cách nhau một khỏang cách nhất định thì có
một quán nhỏ gọi là “dịch trạm”.Dịch trạm là trạm dọc đường của người đưa thư,
để người đưa thư trú đêm hoặc đổi ngựa.Ở các dịch trạm luôn có những con ngựa

khỏe mạnh gọi là : dịch mã”.Khi muốn chuyển thư đi, thư tín sẽ được những người
cưỡi dịch mã đưa đến một dịch trạm kế tiếp, cứ thế trạm sau sẽ đưa thư đi cho đến
tay người nhận.Thời đó dịch mã có thể chạy với tốc độ 15km/h để đưa thư, đến
nhiều nơi trên đất nước rộng lớn.
Câu chuyện 5: CHIM CÂU ĐƯA THƯ
(Nguồn :Tại sao? NXB VH-TT)
Trong cuộc chiến Pháp-Phổ (1870).Thủ đô Paris bị quân Phổ xiết chặt vòng
vây trùng điệp không còn vòng vây liên lạc với bên ngoài.
GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 10
Người ta chỉ còn cách là nhờ vả đến chim câu đưa thư, vượt vòng vây để cầu
cứu viện binh.Trong thế chiến thứ nhất, chim câu đưa thư đi lại như thoi đưa, vượt
hỏa tuyến mang rất nhiều tin tức quan trọng, nhờ vậy mà quân đội lập lên những
chiến công hiển hách.Vậy tại sao chi câu có thể đưa thư?
Đó là người ta lợi dụng đặc tính phân rõ phương hướng và tìm được đường
quay trở về tổ của chim câu để huấn luyện, bồi dưỡng thành những con chim câu
đặc biệt để đưa thư.Mỗi giờ chim có thể bay được 70km và qua huấn luyện nó có
thể đưa thư đi lại trong phạm vi vài trăm km.
Câu chuyện 6: CÓ BAO NHIÊU CUỘC CÁCH MẠNG THÔNG TIN?
(Nguồn :Tại sao? NXB VH-TT)
Từ xưa đến nay, vì mong muốn thu được nhiều thông tin hoặc là muốn đẩy
mạnh quá trình giao lưu thông tin nên loài người đã tiến hành 5 cuộc cách mạng
thông tin:
Lần thứ nhất:Xuất hiện thông tin bằng ngôn ngữ, cụ thể là xuất hiện tiếng nói giữa
con người với con người, nhờ vậy mà tổ tiên chúng ta có thể trao đổi và truyền bá
thông tin.
Lần thứ hai: Loài người sáng tạo ra chữa viết nhờ vậy loài người có thể vượt qua
những ngăn cản về không gian và thời gian để truyền đi và trao đổi thông tin lẫn
nhau.
Lần ba: Phát minh ra kỹ thuất in ấn và sản xuất giấy làm cho lưu giữ và truyền
thông tin đi thuận lợi hơn.

Lần bốn: Ứng dụng điện báo, điện thoại và tivi, vì vậy không những truyền đi chữ
viết mà còn cả âm thanh và hình ảnh.
Lần năm:Ứng dụng Internet, nhờ vậy mà mọi người đã số hóa được tin tức để
truyền đi tức thời không bị hạn chế bởi không gian và thời gian.

×