Virus
Sốt xuất huyết
Cấu tạo
Vi rút dengue thuộc
nhóm arbo - virút
(arthropod-borne vi
rút – vi rút lây lan do
động vật chân đốt).
Vật chủ trung gian
truyền vi rút dengue
chủ yếu ở Việt nam
là muỗi vằn Aedes.
Cấu tạo
Vi rút dengue (50nm)có bộ
gen gồm một phân tử ARN mạch
vòng, quy định tổng hợp 10 loại
protein của virus gồm:
· 3 loại protein cấu trúc:
-Protein C (lõi)
-Protein M (màng) – với tiền
thân là protein pr-M
-Protein E (vỏ)
· 7 loại protein không cấu trúc
Sự lây truyền
Người bệnh là ổ chứa virus chính. Người bệnh nhiễm virus Dengue bị muỗi
Aedes đốt mang virus rồi truyền cho người lành. Khi bị bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện
kháng thể lgM kháng Dengue tạm thời kéo dài 8 tuần.
Nước ta có 2 loại muỗi Aedes truyền bệnh bệnh chủ yếu là Aedes aegypti và
Aedes albopictus, thường hút máu nhiều nhất vào sáng sớm và chiều tối.
Muỗi bị nhiễm virus Dengue có thể
truyền bệnh suốt vòng đời khoảng 174
ngày (5-6 tháng). Muỗi Aedes đẻ trứng,
sau đó sinh ra bọ gậy (cung quăng). Chu
kỳ phát triển từ rứng đến muỗi trưởng
thành khoảng 11-18 ngày, khi nhiệt độ
29-31oC. Mật độ muỗi thường tăng vào
mùa mưa.
Muỗi vằn
Vòng truyền nhiễm
Xâm nhập
Trên bề mặt vi-rút có chứa hai carbohydrate dài khoảng 18Ǻ có nhiệm vụ liên
kết với màng sinh chất của tế bào chủ (gọi là"công nhận carbohydrate” hay
CRD).
Sau đó, virus di chuyển trên bề mặt tế bào để tìm protein thụ thể, gắn với thụ thể
đó và xâm nhập vào tế bào.
Virus Dengue có 4 típ huyết thanh,
có những kháng nguyên giống nhau,
có thể gây phản ứng chéo 1 phần sau
khi bị nhiễm 1 trong 4 típ và có những
kháng nguyên đặc hiệu cho riêng từng
típ. Virus có ở trong máu người bệnh
trong thời gian bị sốt. Kháng nguyên
virus Dengue được tìm thấy ở đại thực
bào, phổi, lách, tuyến ức, tế bào gan,
tế bào máu, …
Mối ràng buộc DC-SIGN
Bệnh sốt xuất huyết
Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue được du nhập vào Việt Nam từ
những năm 1960, cho đến nay đã trở thành một bệnh dịch lưu hành.
Riêng năm 1998, số mắc trên toàn quốc lên tới 234.920 người và chết
377 người. Sốt xuất huyết dengue có thể gây bệnh cảnh nguy kịch, hội
chứng sốc Dengue nhanh chóng dẫn tới tử vong nếu không được chẩn
đoán và điều trị kịp thời.
Bệnh có thể xuất hiện ở các địa phương ở nước ta, nhiều nhất là ở các
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, rải rác ở các tỉnh miền Trung, miền
Bắc, Tây Nguyên. Một số thành phố lớn như TP. Hồ Chí Minh, Hà
Nội là những địa phương thường xuyên ghi nhận bệnh nhân sốt xuất
huyết.
Mọi người đều có thể mắc bệnh, trẻ em dễ bị nhiễm bệnh hơn người
lớn. Những người mắc bệnh lần thứ 2 thường bị nặng hơn và dễ bị
sốc. Những người từng sống hoặc làm việc, du lịch tại những vùng
hiện có bệnh nhân sốt xuất huyết nếu không áp dụng các biện pháp
phòng bệnh có nguy cơ bị muỗi đốt và mắc bệnh.
Triệu chứng sốt xuất huyết
Sốt (nóng) cao 39 - 40 , đột ngột,
liên tục trong 3-4 ngày liền.
Xuất huyết (chảy máu) thường ở
nhiều dạng:
–
Xuất huyết dưới da: Làm lộ
trên mặt da những chấm nhỏ
màu đỏ, đốm đỏ hay vết bầm.
–
Chảy máu cam, chảy máu chân
răng, nướu răng.
–
Ói hoặc đi cầu ra máu (nước ói
màu nâu, phân lợn cợn như bã
cà phê hoặc đỏ tươi).
Đau bụng.
Xuất huyết dưới da
Sốt xuất huyết Dengue có sốc:
Sốc là dấu hiệu nặng, thường
xuất hiện từ ngày thứ 3-6 của
bệnh, đặc biệt lúc trẻ đang sốt
cao chuyển sang hết sốt và có
thể xảy ra kể cả khi không thấy
rõ dấu hiệu xuất huyết. Dấu
hiệu sốc gồm:
–
Trẻ mệt, li bì hoặc vật vã
–
Chân tay lạnh
–
Tiểu ít
–
Có thể kèm theo ói hoặc đi
cầu ra máu.
Làm gì khi nghi ngờ bị sốt
xuất huyết?
**Đi khám bệnh ngay. Nếu trường hợp
nhẹ, có thể chăm sóc tại nhà như sau:
Nghỉ ngơi, tránh chạy nhảy.
Ăn nhẹ: cháo, súp, sữa…
Cho uống nhiều nước hơn bình thường, có
thể dùng nước chín để nguội, nước Oresol,
nước cam vắt, nước chanh đường…
Hạ sốt với thuốc Paracetamol, lau nước ấm
khi sốt cao.
Không cho trẻ uống Aspirin, không cạo
gió, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi
đang sốt, không nhịn uống.
Cách phòng bệnh sốt xuất
huyết ?
Hiện tại chưa có vaccin phòng sốt xuất huyết, do đó biện
pháp phòng bệnh tốt nhất là tránh bị muỗi đốt, tiêu diệt muỗi
và bọ gậy/lăng quăng (bọ gậy/lăng quăng khi trưởng thành sẽ
phát triển thành muỗi).
Một số biện pháp phòng tránh :
•
Khi ngủ nên nằm trong màn,
kể cả ngủ ban ngày khi làm
việc, du lịch
•
Tại các vùng có bệnh nhân
sốt xuất huyết nên mặc quần
áo dài để tránh muỗi đốt.
Ngoài ra các gia đình có
thể chủ động tiêu diệt
muỗi bằng cách :
Sử dụng các bình xịt muỗi.
Đậy kín nắp, cọ rửa các
dụng cụ chứa nước sinh hoạt
để muỗi không đẻ trứng vào
hoặc được thả cá bả màu để
bắt bọ gậy/lăng quăng
Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp,
sạch thoáng để triệt nơi sinh
sản của muỗi.
Dùng muỗi tiêu diệt muỗi
Một chiến lược mới để tiêu diệt
muỗi Aedes Aegypti gây bệnh
sốt xuất huyết đang được các
nhà khoa học tiến hành bằng
cách làm thay đổi ADN của loại
muỗi này khiến chúng không thể
sinh sản.
Các nhà khoa học sẽ tiến hành
phát tán một số lượng lớn muỗi
đã được biến đổi vào tự nhiên.
Chúng vẫn có thể kết đôi, nhưng
không thể sinh sản. Tất cả trứng
thụ tinh đều chết trước khi phát
triển đầy đủ.