Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Lời mở đầu
1. Tính tất yếu của đề án:
Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Nhật Bản
ngày càng trở nên tốt đẹp, đánh dấu bằng những chuyến thăm chính thức lẫn nhau của
lãnh đạo cấp cao hai nước như chuyến thăm chính thức Nhật Bản của thủ tướng Việt
Nam vào tháng 4 và tháng 12 năm 2003 đã nâng quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản
lên một tầm cao mới theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định, lâu dài”. Chuyến
thăm này cũng là cơ sở để hình thành Sáng kiến chung Việt - Nhật, trong đó có Kế
hoạch hành động gầm 44 hạng mục với những cam kết cụ thể của hai Chính Phủ về
những biện pháp nhằm cải thiện môi trường kinh doanh của Việt Nam. Được thực hiện
thông qua việc rà soát, hoàn thiện các quy định về đầu tư, cải thiện các thể chế liên
quan đến đầu tư và cải thiện cơ sở hạ tầng. Đến tháng 10 năm 2006, Thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng đã sang thăm chính thức Nhật Bản. Thủ tưóng hai nước đã ký Tuyên bố
chung Việt - Nhật, nâng tầm quan hệ hai nước hướng tới quan hệ đối tác chiến lược vì
hoà bình và phồn vinh ở Châu Á, cả hai thủ tướng đều nhất trí phấn đấu kim ngạch
thương mại hai chiều sẽ đạt 15 tỷ USD vào năm 2015.
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới và cũng là một thị trường lớn với dân
số vào khoảng 128 triệu, có sức tiêu thụ rất lớn. Trong những năm gần đây, kim ngạch
nhập khẩu của Nhật Bản ngày càng tăng: năm 2001 đạt 351 tỷ USD, năm 2004 đạt 454
tỷ USD và năm 2007 là 621 tỷ USD trong đó nông thuỷ sản, thực phẩm chiếm 51 tỷ
USD ( 8,3% tổng kim ngạch xuất khẩu ). Vào năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt
Nam sang Nhật Bản đạt 6,608 tỷ USD và Nhật Bản tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn
thứ 2 của Việt Nam sau Hoa Kỳ. Từ số liệu nêu trên có thể thấy Việt Nam mới chỉ
chiếm một thị phần rất nhỏ tại thị trường Nhật Bản ( 1% tổng kim ngạch nhập khẩu của
Nhật Bản ). Trong khi đó, thị phần của Trung Quốc là 20,5%, Thái Lan 2,94%,
Malaixia 2,8%. Từ thực tiễn đó đòi hỏi chúng ta cần phải nghiên cứu thị trường Nhật
Bản một cách sâu sắc hơn và đưa ra được những giải pháp nhằm thúc đẩy hơn nữa giá
trị xuất khẩu của hàng hoá Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
Các mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản đó
là nông thuỷ sản, đồ gỗ, hàng dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ. Trong đó thì nông sản
- 1 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
đóng một vai trò rất quan trọng. Các mặt hàng nông sản của Việt Nam cũng đang tạo
đựơc uy tín và vị trí tại thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu còn thấp
và còn nhiều vấn đề cần giải quyết. Chính vì vậy, em đã chọn đề tài “ các biện pháp
hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản và giải pháp thích ứng của hàng nông sản Việt
Nam” với mong muốn tìm hiểu về vấn đề này rõ ràng hơn.
2. Mục đích:
- Làm rõ xu hướng và đặc điểm nhập khẩu nông sản của Nhật Bản trên các phương
diện: nhu cầu, thị hiếu của thị trường, những rào cản nhằm hạn chế nhập khẩu của Nhật
Bản.
- Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản.
- Đề xuất những giải pháp nhằm giúp hàng nông sản của Việt Nam có thể thích nghi
với các rào cản của thị trường Nhật Bản và đẩy mạnh xuất khẩu.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Nghiên cứu về các biện pháp hạn chế xuất khẩu để bảo hộ nền sản xuất
trong nước và bảo vệ người tiêu dùng của Nhật Bản cùng với những giải pháp nhằm
giúp cho hàng nông sản Việt Nam có thể thích ứng với những rào cản đó.
Phạm vi: Giới hạn về mặt nội dung nghiên cứu là mặt hàng nông sản xuất khẩu sang
thị trường Nhật Bản với các sản phẩm chính là cà phê, cao su và rau quả.
4. Phương pháp nghiên cứu:
So sánh, phân tích, tổng hợp số liệu thống kê, báo cáo thực tiễn.
5. Kết cấu đề án:
Ngoài phần mở đầu, mục lục và danh sách tài liệu tham khảo, đề án gồm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập khẩu và đặc điểm thị
trường Nhật Bản.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường Nhật Bản
và khả năng thích ứng.
Chương 3: Dự báo và giải pháp tăng khả năng thích ứng của hàng nông sản xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản.
- 2 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Chương 1: Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập
khẩu và đặc điểm thị trường Nhật Bản
1.1 Những vấn đề chung về các biện pháp hạn chế nhập khẩu
1.1.1 Các công cụ và biện pháp hạn chế nhập khẩu.
1.1.1.1 Thuế quan
Nhật Bản áp dụng 4 hệ thống thuế như sau :
- Thuế suất chung: mức thuế cơ bản căn cứ vào Luật thuế quan hải quan, áp dụng
trong một thời gian dài.
- Thuế suất tạm thời: là thuế suất trong một thời gian ngắn, thay thế cho thuế suất
chung.
- Thuế suất ưu đãi phổ cập ( GSP): là mức thuế áp dụng cho các nước đang phát
triển hay các khu vực lãnh thổ. Mức thuế có thể thấp hơn mức thuế đang áp dụng cho
các nước phát triển. Hệ thống GSP của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực vào từ ngày
1\8\1971.
- Thuế suất WTO: là mức thuế căn cứ vào cam kết WTO và các hiệp định quốc tế
khác.
Về nguyên tắc, mức thuế áp dụng theo thứ tự mức thuế GSP, mức thuế WTO, mức
thuế tạm thời và mức thuế chung. Tuy nhiên, mức thuế GSP chỉ được áp dụng trong
trường hợp thoả mãn các điều kiện cần thiết mà Nhật Bản đưa ra như : là nước đang
phát triển, là thành viên của hiệp ước Hội nghị Liên hợp quốc về thương mại và phát
triển ( UNCTAD ), là quốc gia mà Nhật Bản cho là thích hợp để hưởng quy chế GSP...
Đối với mức thuế WTO, nó chỉ được áp dụng khi thấp hơn cả mức thuế tạm thời và
mức thuế chung. Như vậy, mức thuế chung là mức thuế áp dụng cho các nước không
phải là thành viên của WTO. Trong trường hợp mức thuế tạm thời thấp hơn các mức
thuế trên, nó sẽ được áp dụng.
1.1.1.2 Các biện pháp hạn chế định lượng
Hạn ngạch nhập khẩu.
Tại Nhật Bản, hạn ngạch nhập khẩu được tính toán trên cơ sở dự đoán các nhu cầu
về hàng hóa và khả năng sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Vào đầu và giữa
năm tài chính ( từ tháng 4 năm trước đến tháng 4 năm tiếp theo), Bộ Công nghiệp và
Ngoại Thương ( MITI) Nhật Bản phê chuẩn những mặt hàng nhập khẩu theo quy chế
- 3 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
hạn ngạch được ghi rõ trong thông báo nhập khẩu. Trong thông báo hàng năm của MITI
có quy định rõ trình tự các bước để xin hạn ngạch cho một mặt hàng hay một nhóm mặt
hàng. Khi nhập khẩu các mặt hàng có quy định hạn ngạch, nhà nhập khẩu phải xin hạn
ngạch nhập khẩu trước của MITI, thì mới xin được giấy phép của ngân hàng quản lý
ngoại hôi hay của cơ quan quản lý khác.
Hạn ngạch được áp dụng với 3 nhóm hàng sau:
- Các mặt hàng thương mại thuộc kiểm soát của nhà nước, bao gồm vũ khí, rượu,
chất nổ, súng cầm tay và dao, vật liệu hạt nhân, ma tuý và các thực phẩm chịu sự kiểm
soát ( như gạo ).
- Những mặt hàng hạn chế nhập khẩu
- Các loại thực vật và động vật có tên trong Bản phụ lục I của Công ước về thương
mại quốc tế về các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng trong hệ thống động thực
vật(CITES).
Theo các quy định trước đây của Hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch GATT
(nay là tổ chức thương mại thế giới WTO) thì các nước thành viên của tổ chức này
không được sử dụng hạn ngạch để tạo rào cản phi thuế quan cản trở buôn bán với các
nước khác. Tuy nhiên, các nước có thể sử dụng hạn ngạch trong một số trường hợp
ngoại lệ như : để bảo hộ nông nghiệp, chống bán phá giá và đảm bảo an toàn tạm thời
trong trường hợp hàng nhập khẩu có thể làm tổn thương các ngành công nghiệp khác.
Hạn ngạch thuế quan
Chế độ hạn ngạch thuế là chế độ, trong đó quy định áp dụng mức thuế bằng không
(0%) hoặc thấp đối với những hàng hoá được nhập khẩu theo đúng số lượng quy định,
nhằm cung cấp với giá hợp lý cho người tiêu dùng. Khi hàng hoá vượt quá số lượng
quy định thì sẽ áp dụng mức thuế cao để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước. Chế độ
hạn ngạch nhập khẩu thuế được thiết lập dựa trên quan điểm đảm bảo hài hoà mục tiêu
bảo vệ người tiêu dùng và mục tiêu bảo hộ người sản xuất nội địa. Vì vậy, chính phủ
phải dựa trên cơ sở xem xét cung cầu, thực trạng sản xuất trong nước để đề ra mức thuế
lần một, lần hai và thời gian áp dụng... để không cản trở tự do hoá thương mại. Trong
các quy định của GATT/WTO, các nước thành viên không được sử dụng chế dộ hạn
ngạch nhập khẩu, nhưng lại thừa nhận chế độ hạn ngạch thuế với điều kiện không có sự
phân biệt đối xử với từng nước.
Hạn chế xuất khẩu tự nguyện
- 4 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Là một dạng của hạn chế nhập khẩu, là thoả thuận theo đó một nước đồng ý hạn chế
xuất khẩu của mình sang nước khác đối với một mặt hàng xác định, với một mức tối đa.
Các thoả thuận này là tự nguyện chỉ ở mức độ nước xuất khẩu muốn tránh một mối đe
doạ lớn hơn đối với ngoại thương của mình và do đó chọn biện pháp ít thiệt hại hơn.
Tuy nhiên, đây là biện pháp tạm thời và không có hiệu quả. Bởi vì biện pháp này có thể
giúp làm giảm lượng xuất khẩu của một nước nhưng lại bóp méo quá trình tự do ngoại
thương và dẫn đến việc phân phối các nguồn tài nguyên quốc gia và quốc tế một cách
kém hiệu quả. Tại Nhật Bản, vào cuối những năm 50 đã phải thực hiện hạn chế xuất
khẩu tự nguyện đối với các sản phẩm dệt và một số mặt hàng sử dụng nhiều lao động.
Giấy phép nhập khẩu
Hầu hết các mặt hàng nhập khẩu vào Nhật Bản không cần giấy phép của Bộ Công
Nghiệp và Ngoại thương. Nhưng các mặt hàng sau vẫn cần giấy phép nhập khẩu :
- Hàng hoá liệt kê trong thông báo nhập khẩu thực hiện quản lý bằng hạn ngạch.
- Hàng hoá sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực quy định trong thông
báo nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu.
- Hàng hoá đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.
- Hàng hoá cần sự xác nhận của hải quan về nhập khẩu và phải đáp ứng được các
quy định đặc biệt của chính phủ, như các loại vắcxin nghiên cứu.
1.1.1.3 Các biện pháp hành chính kỹ thuật.
Đây là nhóm các biện pháp gián tiếp ngăn cản và giám sát hàng nhập khẩu từ nước
ngoài vào thị trường Nhật Bản. Các biện pháp hành chính kỹ thuật rất phong phú và đa
dạng. Chúng tuỳ thuộc vào chiến lược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tại Nhật
Bản, các biện pháp hành chính được áp dụng rât đa dạng và nó đã hình thành nên một
rào cản rất lớn đối với doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
Trong quan hệ ngoại thương, giá cả thường rất quan trọng. Tuy nhiên, tại thị trường
Nhật Bản thì chất lượng của sản phẩm được đặt lên hàng đầu. Ngay cả đối với những
mặt hàng rẻ tiền, hạ giá thì người tiêu dùng Nhật Bản cũng rất quan tâm đến chất lượng
và độ an toàn của mặt hàng đó. Thực tế là là các tiêu chuẩn về chất lượng và độ an toàn
của hàng hoá của Nhật Bản còn cao hơn và chặt chẽ hơn so với yêu cầu thông thường
và các tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy nên các sản phẩm của Nhật Bản thường có chất lượng
cao và dễ tràn ngập vào các thị truờng các nước khác. Các dấu chứng nhận chất lượng
mà Nhật Bản sử dụng có thể kể đến như :
- 5 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Tiêu chuẩn “JIS”
Dấu chứng nhận tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản “ JIS” là một trong những dấu
được sử dụng rộng rãi nhất ở Nhật Bản. Tiêu chuẩn này dựa trên “luật tiêu chuẩn hoá
công nghiệp” được ban hành vào tháng 6 năm 1949. Dấu JIS được áp dụng cho tất cả
các sản phẩm công nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu
chuẩn chuyên ngành như dược phẩm, phân hoá học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản
phẩm nông nghiệp khác được quy định trong luật về tiêu chuẩn hoá và dán nhãn các sản
phẩm nông lâm sản. Các nhà sản xuất trong nước hay nước ngoài muốn được cấp giấy
chứng nhận JIS phải làm đơn xin cấp giấy chứng nhận này. Bộ trưởng bộ Công nghiệp
và ngoại thương có phê đuyệt đơn xin phép cấp JIS cho nhà sản xuất hay không dựa
vào kết luận của Hội đồng thẩm định. Quyết định của Bộ trưởng sẽ được thông báo cho
người nộp đơn. Nếu đơn xin phép được phê duyệt thì sẽ đăng trên Công báo. Thời gian
cần thiết kể từ khi nộp đơn cho đến lúc nhận được quyết định và thông báo là 3 tháng.
Tiêu chuẩn “JAS”
Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản được ban hành vào tháng 5 năm 1970. Luật
này quy định các tiêu chuẩn về chất lượng và đóng dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS.
Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi Luật JAS bao gồm: đồ uống, thực phẩm
chế biến, dầu ăn và mỡ, các nông, lâm thuỷ sản chế biến. Các tiêu chuẩn JAS bao quát
cả sản phẩm được sản xuất trong nước và các sản phẩm nhập khẩu. Tại Nhật Bản việc
sử dụng dấu chứng nhận sản phẩm JAS lên nhãn hiệu sản phẩm là tự nguyện và các nhà
sản xuất cũng như các nhà bán lẻ không bị bắt buộc phải sản xuất hay kinh doanh các
sản phẩm có chất lượng tiêu chuẩn JAS. Tuy nhiên, các quy định về việc ghi nhãn mác
sản phẩm là bắt buộc với những sản phẩm do bộ Nông – Lâm – Ngư nghiệp quy định.
Người tiêu dùng Nhật Bản rất tin tưởng vào chất lượng của các sản phẩm đã được đóng
dấu JAS. Vì vậy, các nhà sản xuất nước ngoài khi xuất khẩu hàng hoá vào Nhật Bản có
được dấu chứng nhận chất lượng JAS sẽ tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ hàng hoá của
mình tại đây.
Các dấu chứng nhận chất lượng khác:
Ngoài dấu chứng nhận chất lượng JIS và JAS còn có nhiều loại dấu chứng nhận
khác được sử dụng ở Nhật Bản. Ví dụ, các dấu chứng nhận sau đang được sử dụng tại
Nhật Bản :
Bảng 1.1 Một số dấu chất lượng của Nhật Bản
- 6 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Dấu chất lượng Ý nghĩa Phạm vi áp dụng
Dấu Q
Chất lượng và đo độ đồng
nhất của sản phẩm.
Các loại sản phẩm dệt, bao gồm quần
áo trẻ em, các loại quần áo khác, khăn
trải giường.
Dấu G
Thiết kế, dịch vụ sau khi
bán hàng và chất lượng
Các sản phẩm như máy ảnh, máy móc,
thiết bị, đồ thuỷ tinh, đồ gốm, đồ văn
phòng, đồ nội thất
Dấu S
Độ an toàn (bắt buộc) Hàng hoá dành cho trẻ em, đồ dùng gia
dụng, dụng cụ thể thao.
Dấu SG
Độ an toàn ( bắt buộc) Xe đạp, xe đẩy, nồi áp suất, mũ đi xe
đạp, mũ bóng cháy và các hàng hoá
khác.
Dấu SIF
Các hàng may mặc có chất
lượng tốt
Hàng may mặc như quần áo nam,quần
áo nữ, ô, áo khoác, balô và các sản
phẩm phục vụ cho thể thao
Dấu Len
Các hàng may mặc có chất
lượng tốt.
Sợi len nguyên chất, quần áo len
nguyên chất, đồ len đan.
Nguồn : Nguyễn Hữu Khải, “Hàng rào phi thuế quan trong chính sách thương mại
quốc tế”, trang 155 – 156.
1.1.1.4 Các biện pháp quản lý khác.
Ngoài các tiêu chuẩn chất lượng khắt khe đối với hàng sản xuất trong nước và hàng
nhập khẩu, Nhật Bản còn ban hành nhiều văn bản pháp luật cơ bản điều chình các hàng
hoá mà có thể gây nguy hại đến sức khoẻ, vệ sinh, đạo đức và sự an toàn chung của
người dân Nhật:
Tiêu chuẩn môi trường.
Vấn đề môi trường cũng rất được quan tâm tại Nhật Bản. Cục môi trường Nhật Bản
đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm không làm hại sinh thái ( kể
cả các sản phẩm trong nước cũng như các sản phẩm nhập khẩu ). Các sản phẩm đạt
được ít nhất một trong các tiêu chuẩn dưới đây sẽ được đóng dấu “Ecomark”:
1. Việc sử dụng sản phẩm đó không gây ô nhiễm tới môi trường hoặc có nhưng ít.
2. Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho môi trường.
3. Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại ít.
4. Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ môi trường theo các cách khác
không được kể đến ở trên.
- 7 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Ecomark được ban hành năm 1989, và được rất nhiều người Nhật biết đến.
Ecomark không đưa ra các tiêu chuẩn và cũng không nói lên chất lượng cũng như tính
an toàn của sản phẩm. Các công ty nước ngoài có thể xin dấu chứng nhận Ecomark
thông qua các nhà nhập khẩu.
Luật vệ sinh thực phẩm.
Luật vệ sinh thực phẩm ra đời và có hiệu lực từ năm 1947. Luật này áp dụng cho tât
cả các hàng hoá liên quan đến thực phẩm, các gia vị, dụng cụ chứa, các máy móc chế
biến thực phẩm và đồ chơi trẻ em. Hàng sản xuất trong nước và hàng nhập khẩu đều
phải tuân theo những quy định của Luật như nhau. Bộ Y tế và Phúc lợi sẽ chịu trách
nhiệm thực thi và quản lý vệ sinh thực phẩm
Khi xuất hàng sang Nhật Bản, các nhà xuất khẩu nước ngoài phải hiểu được các quy
định về luật pháp phức tạp liên quan đến vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm. Ví dụ như :
theo quy định thực phẩm sản xuất tại nước xuất xứ phải theo phương pháp phù hợp với
Luật vệ sinh thực phẩm của Nhật Bản. Do đó, đồ uống, chân giò, xúc xích, thịt lợn nuôi
và thịt bò nuôi đưa vào bán tại thị trường Nhật Bản phải được khử trùng ở nhiệt độ theo
quy định sản xuất tại Nhật Bản. Trong nhiều truờng hợp, do thiếu hiểu biết về các quy
định vệ sinh, an toàn thực phẩm nên các sản phẩm của các nhà xuất khẩu bị cấm không
được đưa vào Nhật Bản. Hàng đã dỡ xuống cầu cảng lại bị gửi trả lại do không đáp ứng
được tiêu chuẩn. Điều này đã từng xảy ra với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam. Do
không tìm hiểu các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm của Nhật Bản nên hàng thuỷ
sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản có dư lượng kháng sinh vượt quá mức cho phép.
Nhiều lô hàng đã bị trả lại và các đơn hàng tiếp theo đều chịu sự kiểm soát rất gắt gao
của cơ quan quản lý Nhật. Chính vì vậy, đây chính là một rào cản cần nghiên cứu kỹ để
tránh những thiệt hại kinh tế lớn có thể xảy ra.
Luật kiểm dịch thực vật.
Được ban hành nhằm chống lại sự xâm nhập của sâu bệnh và các căn bệnh ở cây
trồng. Trong Luật kiểm dịch quy định rõ các mặt hàng cấm nhập khẩu, các đối tượng
kiểm tra và tổ chức việc kiểm tra rât cụ thể, chặt chẽ. Nếu khi kiểm tra hàng nhập khẩu
mà phát hiện các lô hàng này bị nhiễm bệnh hay sâu hại thì các hàng này bị huỷ bỏ hoặc
trả lại nước xuất khẩu. Đồng thời, việc xuất khẩu các rau quả thực vật bị cấm cho tới
khi nguồn gốc sâu hại, bệnh tật được tìm ra.
Luật chống các bệnh truyền nhiễm
- 8 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Do áp dụng luật này nên Nhật Bản là một trong số ít nước có vật nuôi không mắc
bệnh truyền nhiễm, lây lan qua virus. Nhật cũng là một trong ít nước không có bệnh
dại. Luật chống các bệnh truyền nhiễm được áp dụng với các đối tượng sau:
- Súc vật mong chẻ (gia súc, lợn, cừu, dê…).
- Ngựa.
- Gia cầm và trứng.
- Thỏ và ong mật.
- Xương, thịt, mỡ, máu, da thú, lông chim, móng, gân.
- Xúc xích, chân giò và thịt muối.
Các công cụ và biện pháp hạn chế nhập khẩu được chính phủ Nhật Bản áp dụng có
thể tổng hợp lại như sau :
Bảng 1.2: Công cụ và biện pháp hạn chế nhập khẩu của Nhật Bản
TT Tác
động
Công cụ
Tích cực Hạn chế Áp dụng
1 Thuế quan Bảo hộ cho hàng hoá sản
xuất trong nước. Tăng thu
ngân sách
Làm tăng giá sản phẩm,
người dân ít có cơ hội sử
dụng hàng hoá ngoại
nhập với giá rẻ.
Áp dụng 4 hệ thống
thuế như đã trình bày
ở trên.
2 Hạn ngạch
nhập khẩu
Bảo hộ cho nến sản xuất
trong nước, ngăn chạn sự
xâm nhập của hàng hoá
ngoại nhập.
Gây cản trở mậu dịch tự
do, có thể dẫn đến sự trả
đũa của đối phương.
Sử dụng trong một
số trường hợp như :
bảo hộ nông nghiệp,
chống bán phá giá,
bảo vệ nền sản xuất
trong nước
3 Hạn ngạch
thuế quan
Bảo vệ người tiêu dùng
và bảo hộ sản xuất nội
địa.
Cản trở tự do hoá
thương mại.
Không phân biệt đối
xử với từng quốc gia.
4 Hạn chế xuất
khẩu tự
nguyện
Bảo hộ sản xuất nội địa. Gây ảnh hưởng tới tự do
ngoại thuơng và phân
phôi các nguồn tài
nguyên
Có sự đồng ý của đối
phương.
5 Giấy phép
nhập khẩu
Hạn chế sự xâm nhập của
hàng hoá ngoại nhập.
Áp dụng với một số
mặt hàng đặc thù.
6 Tiêu chuẩn Phân biệt các hàng hoá Thời gian xin giấy phép Áp dụng cho tất cả
- 9 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
JIS công nghiệp đã đáp ứng
được chất lượng yêu cầu
của Nhật.
khá lâu, có thể làm mất
thời cơ kinh doanh.
các sản phẩm công
nghiệp và khoáng
sản.
7 Tiêu chuẩn
JAS
Phân biệt các hàng hoá
nông nghiệp đã đáp ứng
đựoc chất lượng yêu cầu
của Nhật
Thời gian xin giấy phép
khá lâu, có thể làm mất
thời cơ kinh doanh.
Áp dụng cho đồ
uống, thực phẩm chế
biến, dầu ăn và mỡ,
các nông, lâm thuỷ
sản chế biến.
8 Các dấu chất
lượng khác
Chứng nhận chất lượng
của hàng hoá.
Áp dụng với các sản
phẩm được liệt kê
trong bảng 1.1
9 Tiêu chuẩn
môi trường
Ngăn chặn các sản phẩm
gây ô nhiễm môi trường.
Không mang tính bắt
buộc.
10 Luật vệ sinh
thực phẩm
Bảo vệ sức khoẻ của
nguời tiêu dùng.
Các quy định rất là phức
tạp, có thể gây nhiều
thiệt hại nếu không tìm
hiểu kỹ.
Áp dụng cho các
hàng hóa liên quan
đến thực phẩm, gia
vị…
11 Luật kiểm
dịch thực vật
Ngăn chặn sự xâm nhập
của sâu bệnh và các căn
bệnh ở cây trồng
Áp dụng cho cây
trồng, các mặt hàng
nông sản.
12 Luật chống
các bệnh
truyền nhiễm
Ngăn chặn sự xâm nhập
của các bệnh truyền
nhiễm từ động vật.
Áp dụng với các
động vật và sản
phẩm thực phẩm từ
động vật.
1.1.2 Chính sách nhập khẩu hàng hoá của Nhật Bản.
Vào đầu những năm 80, Nhật Bản đã tiến hành mở cửa thị trường trong nước qua
việc cắt giảm và bãi bỏ thuế nhập khẩu, nới lỏng các biện pháp hạn chế về số lượng, cải
thiện hệ thống cấp giấy chứng nhận cho hàng hoá nhập khẩu. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn
duy trì nhiều biện pháp hạn chế hoặc cấm nhập khẩu hàng hóa vào thị trường trong
nước. Sự hạn chế này được thể hiện trong các chính sách, các quy định và tiêu chuẩn
của chính phủ cũng như qua việc tạo ra sự khác biệt trong văn hoá kinh doanh. Trong
đó có các vấn đề nổi bật như:
- Thiết lập các tiêu chuẩn riêng của Nhật Bản. Các tiêu chuẩn này còn được coi trọng
hơn các tiêu chuẩn của thế giới. Hàng hoá muốn nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản
cần phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn này.
- 10 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
- Đòi hỏi chứng minh kinh nghiệm trong thị trường Nhật Bản, đây chính là một rào
cản đối với những nhà xuất khẩu mới muốn xâm nhập được vào thị trường Nhật Bản.
- Các hiệp hội sản xuất tuy có số thành viên hạn chế nhưng có ảnh hưởng rất lớn trên
thị trường, có khả năng kiểm soát thông tin và hoạt động của thị trường ở mức độ nhất
định.
- Các quy định chính thức nhằm bảo trợ hàng hoá trong nước và phân biệt đối xử với
hàng hoá nhập khẩu.
- Tầm quan trọng của các mối quan hệ cá nhân ở Nhật Bản, các doanh nghiệp ưa
thích các khách hàng lâu năm và có quen biết. Do đó rất khó để khiến cho đối tác Nhật
Bản thay đổi quan hệ kinh doanh. Để vượt qua được rào cản này thì phải phụ thuộc vào
ngành hàng, tính cạnh tranh của sản phẩm, uy tín của thương hiệu và sự linh hoạt, nhạy
bén và sáng suốt của các doanh nghiệp.
Ngoài các biện pháp để quản lý nhập khẩu, Nhật Bản còn áp dụng các biện pháp bảo
hộ nông nghiệp đa dạng. Nhà nước can thiệp vào quá trình sản xuất nông nghiệp qua
các khâu sản xuất, marketing sản phẩm, phân phối sản phẩm. Những chính sách bảo hộ
của Nhật Bản như:
- Hạn ngạch sản xuất PQ đối với ngành sữa.
- Chính sách ổn định thu nhập ISP đối với ngành rau quả.
- Hỗ trợ giá DP, người nông dân được thanh toán một phần hoặc toàn bộ mức chênh
lệch giữa giá mục tiêu mà nhà nước để ra với giá cả thực tiễn trên thị trường.
- Chương trình chuyển đổi sản xuất lúa gạo RDP. Chương trình này được bắt đầu
thực hiện từ những năm 60. Chính phủ sẽ thanh toán các khoản mà người nông dân đã
chi để chuyển đổi diện tích trồng lúa sang trồng các loại cây trồng khác tuỳ theo diện
tích đất đai chuyển đổi và loại cây trồng.
- Chương trình trợ cấp bảo hiểm rủỉ ro GSIP, Chính phủ sẽ trợ cấp một phần hoặc tái
bảo hiểm những rủi ro cho người nông dân khi xảy ra dịch bệnh và các rủi ro khác trong
trồng trọt, chăn nuôi.
- Chất lượng và an toàn thực phẩm FSAQ. Năm 2003, một Uỷ ban thực phẩm cấp
Văn phòng chính phủ đã được thành lập nhằm đánh giá và xác định mức độ rủi ro an
toàn đối với các sản phẩm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và hoá chất nông nghiệp.
1.2 Đặc điểm của thị trường Nhật Bản
1.2.1 Đặc điểm hệ thống phân phối
- 11 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Chức năng của hệ thống phân phối ở Nhật bản không có gì khác biệt lắm so với các
nước khác. Nó giúp cho việc di chuyển hàng hoá từ sản xuất đến tiêu dùng. Nó đồng
thời đóng vai trò là kênh bán hàng cho nhà sản xuất và kênh mua hàng cho người tiêu
dùng. Hệ thống phân phối thường gồm hai cấp đó là bán buôn và bán lẻ. Tuy nhiên, nó
còn đóng vai trò quan trọng là lá chắn bảo hộ cho sản xuất trong nước, bài trừ hàng
ngoại nhập. Mặc dù thời gian gần đây thì Nhật Bản đã cải cách hệ thống phân phối theo
hướng mở hơn, tạo điều kiện cho hàng hóa nhập khẩu; nhưng nó vẫn là một rào cản gây
trở ngại cho các nhà sản xuất nước ngoài. Cơ bản, hệ thống này bao gồm 3 kênh chính:
- Nhà nhập khẩu-nhà bán buôn-nhà bán lẻ-người tiêu dùng. Giá bán lẻ thường bị
đội lên cao gấp 3-4 lần.
- Nhà nhập khẩu- nhà bán buôn-người tiêu dùng. Giá bán lẻ thường cao gấp 2-2,5
lần giá FOB.
- Nhà nhập khẩu-người tiêu dùng (đặt hàng qua thư hoặc qua internet). Giá có thể
gấp đôi giá FOB.
Giữa các nhà sản xuất và bán lẻ Nhật Bản có sự liên kết rất chặt chẽ, thể hiện ở
chỗ các nhà sản xuất cung cấp vốn cho các nhà bán buôn, các nhà bán buôn lại cung cấp
tài chính cho các nhà bán lẻ. Các nhà sản xuất thực hiện chế độ chiết khấu hoa hồng
thường xuyên và rộng rãi, sẵn sàng mua lại hàng nếu không bán được, các nhà bán lẻ
thường chỉ kinh doanh một số mặt hàng của các nhà sản xuất nhất định trong nước. Mối
quan hệ giữa các nhà sản xuất với các nhà phân phối, bán lẻ rất khăng khít, bền vững.
Do đó, các nhà phân phối Nhật Bản rất e ngại khi tiếp nhận nguồn hàng từ nước ngoài.
Họ không muốn phá vỡ mối quan hệ này, và lo ngại các nhà cung cấp nước ngoài
không thể giao hàng đúng hẹn, không có chế độ hậu mãi tốt như các nhà cung cấp trong
nước. Đây là một điểm mà các nhà xuất khẩu Việt Nam cần phải chú ý. Cần phải xây
dựng được uy tín, xây dựng được thương hiệu của sản phẩm và hệ thống dịch vụ hậu
mãi tốt thì mới có thể xâm nhập vào thị trường Nhật Bản.
1.2.2 Các tập đoàn kinh tế “Keiretsu”
Keiretsu là một hệ thống kinh tế và tổ chức kinh doanh kiểu Nhật Bản và thường
được hiểu là các tổ hợp hay tập đoàn công nghiệp khổng lồ của Nhật Bản. Nó được
thành lập vào đầu những năm 60 khi các thị trường chúng khoán của Nhật Bản trở nên
yếu kém. Các công ty lâm vào tình trạng có thể bị các đối thủ mạnh khác giành quyền
kiểm soát. Theo đó, việc ra đời các tập đoàn này là một biện páhp dối phó hợp lí cho sự
- 12 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
tồn tại của họ. Đó là các tập đoàn như : Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo … Các công ty
thành viên của mỗi tập đoàn này được liên kết với nhau qua 3 yếu tố, dó là
- Nắm chéo các cổ phẩn của nhau.
- Các mối quan hệ nhân sự.
- Vấn đề tài chính bên trong.
Việc nắm giữ cổ phần đan xen, chiếm một số vốn lớn, gần 35% toàn bộ số vốn của
nền kinh tế Nhật Bản cùng đội ngũ quản lý, điều hành công việc với mục tiêu tạo lợi
nhuận tối đa trong một thời gian dài đã cho phép các tập đoàn này khống chế thị trường
trong thời kỳ mở rộng kinh tế, thủ tiêu cạnh tranh trong thời kỳ suy thoái. Keiretsu là
một trong những đặc trưng nhất của nền kinh tế Nhật Bản và cũng là một hàng rào ngăn
cản sự xâm nhập vào thị trưòng Nhật Bản của hàng hoá nước ngoài.
1.2.3 Đặc điểm hệ thống bán lẻ
Đối với các quốc gia Châu Âu và Mỹ, lượng hàng bán lẻ chủ yếu được phân phối
thông qua hệ thống các cửa hàng đại lý lớn, hay hệ thống các siêu thị như WALL-
MART, nhưng tại thị trường Nhật Bản thì các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ lại chiếm vị
trí thống trị. Trong những năm gần đây, vị trí của các cửa hàng này có phần giảm đi do
sự phát triển của các cửa hàng bách hoá, các siêu thị và chuỗi cửa hàng chuyên dụng.
Nhưng nó vẫn hiếm vị trí rất quan trọng trong việc tiêu thụ hàng hoá tại thị trường Nhật
Bản.
Một nửa lượng mua của người tiêu dùng được thực hiện tại các cửa hàng “Mom and
Pob stores”, thông thường thì các cửa hàng này không bán hàng ngoại nhập. Các cửa
hàng này có mối liên hệ rất mật thiết với các nhà sản xuất trong nước qua việc nhận ưu
đãi về tài chính, tài trợ về cơ sở hạ tầng và sự hậu thuẫn trong marketing. Mặt khác, các
cửa hàng này có quy mô và diện tích nhỏ, không thể chứa được lượng hàng lớn, không
có đủ năng lực tài chính để dự trữ các mặt hàng đắt tiền hoặc nhập khẩu hàng hoá theo
đơn đặt hàng.
1.2.4 Đặc điểm của tập quán kinh doanh
Các doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối tác làm ăn.
Khi chọn đối tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hoá thì họ thường có nhu cầu thẩm
định trực tiếp sản phẩm. Chúng ta nên chuẩn bị sản hàng mẫu để có thể giới thiệu tới
đối tác Nhật Bản. Người Nhật khá là chi li do đó trong các cuộc đàm phán, họ rất quan
tâm đến tất cả các thông tin liên quan như nguyên liệu, quy trình sản xuất, chi phí sản
- 13 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
xuất…, vì vậy khi đàm phán với người Nhật thì các doanh nghiệp Việt Nam cần phải
chuẩn bị và đưa ra được những thông tin này.
Ngoài ra, các doanh nghiệp Nhật Bản có thói quen đến tận doanh nghiệp mua hàng
để xem cơ sở đối tác, dây chuyền sản xuất cũng như hệ thống phân xưởng. Đối với các
mặt hàng sản xuất không tập trung như thủ công mỹ nghệ, sản phẩm thủ công thì nên có
các showroom để tạo được sự tin tưởng nơi họ.
Trong làm ăn buôn bán với đối tác Nhật Bản thì cần phải chú ý để giữ chữ tín, tạo
được sự tin cậy ở họ. Bên cạnh đó, do người Nhật rất coi trọng các nghi thức, các chi
tiết nhỏ, cách ứng xử văn hoá của đối tác nên một vấn đề đặt ra đó là cần phải nghiên
cứu kỹ về đời sống văn hoá của người Nhật để có cách cư xử thích hợp.
1.2.5 Thị hiếu tiêu dùng của người Nhật Bản.
Người tiêu dùng Nhật Bản đòi hỏi cao về chất lượng, độ bền độ tin cậy và sự tiện
dụng của sản phẩm. Họ khá nhạy cảm với vấn đề giá cả. Trong những năm gần đây, do
giá cả leo thang nên người Nhật có xu hướng tiêu dùng hàng rẻ. Nhưng chất lượng hàng
hoá vẫn là yếu tố được đặt lên hàng đầu. Họ sẵn sàng trả cho một sản phẩm tuy có giá
đắt hơn nhưng chất lượng đảm bảo.
Người Nhật Bản rất quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phầm, xuất xứ hàng thực
phẩm. Họ nhạy cảm với hưong vị của sản phẩm và sẵn sàng trả giá cao cho những
hương vị hấp dẫn, họ hiểu biết và có nhiều thông tin về các loại thực phẩm, nhãn mác
và thương hiệu sản phẩm. Họ không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm mà chú
trọng cả đến khâu nguyên liệu, bảo quản sau khi thu hoạch đến cả công nghệ chế biến
sản phẩm.
Do đặc điểm diện tích nhà cửa khá là chặt hẹp và gia đình thường chỉ có ít người
nên họ thích mua những lô hàng có số lượng vừa phải, và do mức sống cao nên họ cũng
không yêu cầu sản phẩm phải có vòng đời quá cao và có xu hướng thay đổi đồ đạc
thường xuyên.
Một đặc điểm khá là quan trọng trong thói quen tiêu dùng của người dân Nhật Bản
là họ coi trọng các tiêu chuẩn của Nhật Bản như “Tiêu chuẩn nông sản Nhật Bản” JAS,
“Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản” JIS hơn các tiêu chuẩn quốc tế. Nếu các mặt hàng
nhập khẩu mà được dán các dấu tiêu chuẩn này thì sẽ dễ dàng chiếm được lòng tin của
người tiêu dùng Nhật Bản.
- 14 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Tiêu dùng của người dân Nhật Bản mang tính mùa vụ rất rõ rệt. Có những mặt hàng
họ chỉ sử dụng cho mùa này mà không sử dụng cho mùa khác và ngược lại. Họ cũng rất
quan tâm đến các mặt hàng được chế tạo tinh xảo, được làm thủ công. Một đặc điểm
cũng cần phải lưu ý đó là Nhật Bản là một đất nước có dân số già, người tiêu dùng ở
tầm tuổi trung niên trở lên chiếm rất đông. Do đó những sản phẩm mang màu sắc đứng
đắn, và phù hợp với lứa tuổi của họ sẽ dễ tiêu thụ hơn.
1.3 Quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản.
Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản
ngày càng phát triển với tốc độ cao, bình quân tăng khoảng 17% một năm. Xét về tổng
thể thì quy mô thương mại Việt - Nhật chỉ đứng sau quy mô thương mại Việt – Trung
và Việt - Mỹ, nhưng nếu xét riêng về xuất khẩu thì Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2 của
Việt Nam sau Mỹ. Nếu như kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Nhật
Bản vào năm 2002 chỉ đạt 4,9 tỷ USD, thì đến năm 2007 con số này đã đạt xấp xỉ 12,2
tỷ USD. Tức là sau 5 năm, kim ngạch thương mại đã gấp 2,5 lần. Và một tín hiệu tốt là
cán cân thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản khá là cân bằng, từ năm 2000 đến năm
2004, hàng năm chúng ta nhập siêu khoảng 50 triệu USD/năm, năm 2005-2006 chúng
ta xuất siêu 300 - 500 triệu USD và đến năm 2007 chúng ta nhập siêu khoảng 108 triệu
USD ( do có sự gia tăng trong đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nhật Bản vào Việt Nam,
nên gia tăng nhập khẩu máy móc và thiết bị ). Theo số liệu của tổng cục thống kê, giá
trị kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam - Nhật Bản trong giai đoạn 2003-2007
được thể hiện như sau:
Bảng 1.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Nhật Bản (2003-2007)
- 15 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Nguồn : Tổng cục thống kê Đơn vị tính : Triệu USD
Các mặt hàng chính mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bao gồm :
Hàng dệt may : Đây là một trong những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam, được
xuất khẩu sang nhiều thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Mặt hàng này đã góp
phần tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn người lao động và làm gia tăng giá trị
xuất khẩu của hàng Việt Nam tại các thị trường trên thế giới. Tại thị truờng Nhật Bản,
hàng dệt may cùng với hàng thuỷ sản là hai mặt hàng lớn nhất của chúng ta xuất khẩu
sang thị trường này.
Hàng năm Nhật Bản nhập tầm 20 tỷ USD hàng dệt may từ các nước như Trung
Quốc, Italia, Việt Nam, Hàn Quốc, Thái Lan. Trong đó thì Việt Nam chiếm 2,8% tổng
kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Nhật Bản. Con số này còn rất khiêm tốn nếu so
sánh với quốc gia bên cạnh chúng ta là Trung Quốc (chiếm hơn 80% lượng hàng dệt
may nhập khẩu vào Nhật Bản) .Năm2007, kim ngạch hàng dệt may của chúng ta xuất
sang Nhật Bản đạt khoảng 704 triệu USD, tăng 12,3% so với năm 2006. Các mặt hàng
- 16 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
dệt may chính chúng ta xuất khẩu sang Nhật là áo jacket, áo khoác, áo thun, quần áo thể
thao, áo sơ mi… trong đó chủ yếu là hàng dệt thoi.
Hàng thủ công mỹ nghệ : chủ yếu là mây tre,gỗ khảm dát. Trong 2 năm gần đây thì
hàng thủ công mỹ nghệ của chúng ta xuất sang thị trường Nhật Bản có xu hướng chững
lại do hàng của chúng ta nghèo nàn về mẫu mã và giá cả kém cạnh tranh hơn so với các
nước khác như Thái Lan, Philippin và Trung Quốc. Trong năm 2006, kim ngạch xuất
khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bắt đầu khởi sắc trở lại do nhu cầu tiêu dùng của người
Nhật tăng và do các doanh nghiệp của chúng ta đã cải thiện khâu thiết kế mẫu, phối hợp
nhiều loại nguyên liệu trên một sản phẩm làm tăng giá trị của sản phẩm và phù hợp hơn
với thị hiếu của người tiêu dùng. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt
121 triệu USD.
Đồ gỗ : đồ gỗ xuất khẩu của ta sang Nhật Bản từ năm 2004 đến nay có tôc độ tăng
trưởng trung bình hàng năm 13%. Năm 2004, đồ gỗ của ta đạt 152 triệu USD, đứng thứ
4 trong các nước và lãnh thổ xuất khẩu vào Nhật Bản sau Trung Quốc, Đài Loan, và
Thái Lan. Đây là mặt hàng hiện rất có tiềm năng tại thị trường Nhật Bản, dự kiến, xuất
khẩu đồ gỗ trong các năm tiếp theo tăng khoảng 10% do sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu
của Việt Nam.
Thuỷ sản : tôm và mực đang là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn. Tôm của
Việt Nam xuât sang Nhật Bản đang là mặt hàng được người tiêu dùng Nhật bản ưa
chuộng và có tốc độ tăng trưởng cao. Nhu cầu nhập khẩu tôm của Nhật Bản rất lớn,
khoảng 1,9 tỷ USD/năm. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam sang Nhật
Bản đạt khoảng 450 triệu USD, chiếm hơn 23% thị phần nhập khẩu của Nhật Bản và
vươn lên vị trí thứ nhất khi vượt qua đối thủ cạnh tranh lâu nay là Indonesia ( 21,2% ).
Hàng năm chúng ta cũng xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 92 triệu USD mực, tốc độ
tăng trưởng bình quân 12%/năm, chiếm 7,6% thị phần và đứng thứ 5 trong số các nước
xuất khẩu mực vào Nhật Bản. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây thì xuất khẩu thuỷ sản
của Việt Nam sang Nhật Bản gặp nhiều khó khăn do vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Hiện nay, đã có trên 160 lô hàng của trên 82 công ty bị phát hiện vi phạm, có chứa các
chất kháng sinh như chloramphenicol, AOZ, semicarbazide. Vì vậy, kim ngạch xuất
khẩu thuỷ sản sang Nhật Bản năm 2007 đã giảm sút, chỉ đạt 753 triệu USD.
Nông sản : các mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản gồm có cà phê,
gạo, cao su, chè, hạt điều, tiêu, rau, hoa quả, lạc. Hiện nay Việt Nam chưa được phép
- 17 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
xuất khẩu các loại quả tươi có hạt như thanh long, xoài, nhãn, đu đủ… do Việt Nam
nằm trong danh sách các nước có dịch bệnh ruồi đục quả và bị cấm xuất khẩu các loại
quả tươi có hạt theo Luật bảo vệ thực vật của Nhật Bản. Hiện nay Việt Nam đang cố
gắng để hoàn thành các thủ tục xoá bỏ rào cản kỹ thuật này, và đây hứa hẹn sẽ là một
mặt hàng có tiềm năng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản trong
tương lai.
Tiềm năng xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản là rất lớn. Tuy nhiên, hàng hoá
xuất khẩu của chúng ta còn nhiều yếu kém so với các nước khác cả về chất lượng, giá
cả lẫn mẫu mã. Trong thời gian tới, chúng ta cần phải cải tiến toàn bộ quá trình sản xuất
từ xây dựng vùng nguyên liệu, thu mua, chế biến cũng như những thay đổi trong mẫu
mã để có thể tăng mạnh kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản cũng như
chiếm lĩnh thị phần lớn hơn. Bên cạnh đó cân phải chú ý tới các quy định của Nhật Bản
như quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm để có sự thay đổi cho phù hợp, tránh rơi vào
thế bị động. Để làm được điều này cần phải có sự nỗ lực và cố gắng từ cả phía Nhà
nước cũng như từ phía các doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang
thị trường Nhật Bản và khả năng thích ứng
2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang thị trường
Nhật Bản
2.1..1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu
- 18 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Nhật Bản là một trong những thị trường nhập khẩu hàng nông sản lớn của thế giới,
mức nhập khẩu các sản phẩm này lên tới gần 40 tỷ USD ( năm 2001). Trong khi đó
xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sang Nhật Bản năm đó chỉ đạt 45,1 triệu USD, hơn
1% nhập khẩu nông sản của Nhật Bản, một tỷ lệ rất là khiếm tốn. Đến năm 2002 thì
kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản giảm xuống còn 40,2 triệu USD, có thể lý
giải là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế do khủng bố năm 2001 tại Mỹ, khiến cho
sức tiêu thụ của thị trường Nhật bị suy giảm. Tuy nhiên đến năm 2003 thì xuất khẩu
nông sản sang thị trường này đã có dấu hiệu phục hồi, tăng 57,4% đạt mức kim ngạch
63,4 triệu USD. Năm 2005 xuất khẩu tăng mạnh đạt 131,634 triệu USD tăng gấp đôi
năm 2003 và đạt mức cao nhất trong vòng năm năm đầu của thế kỷ mới. Nhưng sang
năm 2006 thì xuất khẩu đã chứng lại, chỉ tăng 10,8% so với năm 2005, đạt giá trị
145,874 triệu USD.
Về trị giá, xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản thời kỳ 1996 – 2006,
tăng trung bình hàng năm là 16,3%. Các mặt hàng nông sản chính mà Việt Nam xuất
khẩu sang Nhật Bản đó là : cà phê, cao su, chè, điều nhân, hạt tiêu, hoa quả, lạc. Thông
qua số liệu kim ngạch xuất khẩu nông sản sang Nhật Bản hằng năm có thể thấy rằng
xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Nhật Bản biến động rất bất thường từ năm 1996
đến nay và biên độ biến động qua các năm là khá lớn. Trong hai năm 1996, 1997 xuất
khẩu nông sản sang thị trường Nhật Bản giảm tương ứng là 14,5 % và 5,3%. Sang năm
1998 thì xuất khẩu tăng đột biến, tăng 35,5% so với năm trước. năm 1999 giảm 13,9%,
đến năm 2000 lại tăng 7%. Năm 2001 và 2002 xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang
Nhật giảm tương ứng 7,9% và 10,7% , và đạt mức tăng cao nhất vào năm 2005 là
86,7%. Sang năm 2006 thì mức tăng chậm lại, chỉ tăng 10,8% so với 2005. Như vậy,
chỉ trong vòng có 11 năm, trị giá hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
đã không ngừng biến đổi, tăng giảm theo từng năm một.
Tình hình xuất khẩu nông sản Việt Nam sang Nhật Bản trong giai đoạn từ 2000 đến
2006 được phản ánh như sau:
Bảng 2.1 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính sang Nhật Bản
Đơn vị : Giá trị 1.000USD, Khối lượng : tấn
Mặt hàng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
KL 26.345 40.173 34.844 24.687
GT 20.947 17.858 15.594 18.564 22.251 25.939 44.923
KL 12.085 25.952 5.084 46.722
- 19 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
GT 2.541 4.124 951 8.100 28.762 53.424 43.096
KL 8.149 8.499 15.440 11.536
GT 5.669 5.229 10.447 11.986 12.231 16.435 23.823
KL 1.859 1.223 2.967 3.547
GT 2.946 1.655 2.988 3.850 2.445 1.235 1.084
KL 824 1.183 1.340 747
GT 4.283 4.847 5.138 2.854 3.291 4.128 3.258
KL 173 380 559 259
GT 601 519 635 359 675 793 1.658
Hoa quả GT 11.729 14.527 14.527 16.710 20.863 28.991 27.573
KL 444 906 858 1.477
GT 241 450 399 944 825 689 459
TổngGT 48.958 45.089 40.242 63.367 91.343 131.634 145.874
% hàng năm 7,01 7,90 10,75 57,46 44,1 86,7 10,8
Nguồn : Tổng cục hải quan
Sự biến đổi của kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Nhật
Bản cho thấy rằng hàng nông sản của chúng ta vẫn chưa thể tạo dựng được một vị thế
vững chắc tại Nhật Bản. Việc sụt giảm của giá trị xuất khẩu trong một vài năm có thể lý
giải là do nền kinh tế Nhật Bản lâm vào suy thoái những năm 1997, 2001, dẫn đến việc
giảm nhu cầu tiêu dùng; do chính sách bảo hộ nông sản của Nhật Bản; do tâm lý
chuộng hàng nội của Nhật Bản và đặc biệt là do tâm lý lo ngại về vệ sinh an toàn thực
phẩm. Bên cạnh đó còn có những nguyên nhân xuất phát từ phía Việt Nam như chất
lượng hàng hoá còn kém và bất cập trong chính sách, trong quá trình thực hiện xuất
khẩu của Việt Nam. Một số năm gần đây, đặc biệt như năm 2005, xuất khẩu nông sản
của Việt Nam tăng mạnh là do các doanh nghiệp gặp khó khăn ở thị trường khác nên
chuyển hướng xuất khẩu sang Nhật Bản, nhưng cũng có thể thấy rằng, sản phẩm của
Việt Nam cũng đã dần khẳng định được vị trí của mình tại thị trường Nhật Bản.
2.1.2 Một số mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam
Năm 2004, trong tổng kim ngạch nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản
thì ba mặt hàng cà phê, cao su, rau quả chiếm 60,6% ; năm 2005 là 54,2% và năm 2006
là 66%. Có thể nói đây chính là ba mặt hàng chủ lực của hàng nông sản Việt Nam khi
xuất khẩu sang Nhật Bản. Riêng mặt hàng cà phê năm 2004 đã chiếm đến 24,4% trong
tổng giá trị nông sản xuất khẩu, năm 2005 có giảm xuống 19,7%, tuy nhiên đến năm
2006 đã vươn lên chiếm 30,8%. Tiếp đến là mặt hàng cao su năm 2004, 2005, 2006
- 20 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
chiếm tỷ lệ tương ứng là 13,4%, 12,5%, và 16,3%. Đối với mặt hàng rau quả thì tỷ lệ
này lần lượt là 22,8%, 22% và 18,9%.
2.1.2.1 Cà phê
Cà phê chiếm một vị trí rất quan trọng trong xuất khẩu nông sản của Việt Nam, là
một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực và là mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn thứ hai
sau gạo. Khoảng 95% sản lượng cà phê của Việt Nam được dùng cho xuất khẩu. Trong
giai đoạn 1991 – 1995, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tăng cả về khối lượng và kim
ngạch nhưng trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến nay thì khối lượng xuất khẩu tăng
liên tục nhưng kim ngạch xuất khẩu lại biến động rất thất thường. Nguyên nhân là do sự
biến đổi của giá cà phê trên thị trường thế giới, làm giảm tỷ trọng của xuất khẩu cà phê
trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam.
Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu cà phê quan trọng của Việt
Nam. Nhưng trong giai đoạn 1997 - 2002, sản lượng xuất khẩu cà phê sang thị trường
Nhật Bản giảm liên tục. Nếu như năm 1997, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường Nhật Bản đạt 19,72 triệu USD, chiếm 3,3% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê
của Việt Nam; năm 1998 là 37,92 triệu USD và 6,4% thì giai đoạn sau đó lại là sự suy
giảm về giá trị xuất khẩu của cà phê Việt Nam sang Nhật Bản. Trong năm 2002, giá trị
xuất khẩu cà phê chỉ đạt 15,59 triệu USD tương ứng với 4,8% trong tổng kim ngạch
xuất khẩu. Bước sang năm 2003, xuất khẩu cà phê sang thị trường Nhật Bản phục hồi
trở lại và tăng liên tục đến năm 2006, năm 2003 tăng 19,1% so với năm 2002 đạt giá trị
18,564 triệu USD, chiếm 5,4% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Năm 2006, xuất khẩu đạt mức cao nhất tính từ năm 1997, đạt mức kim ngạch 44,9 triệu
USD, chiếm 4% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Sang năm
2007, do sự biến đổi của nhu cầu của thị truờng và do một ảnh hưởng rất lớn là do Việt
Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO nên kim ngạch
xuất khẩu cà phể của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản tăng đột biến. Đạt mức giá trị
76,42 triệu USD. Tăng 70,2% so với kim ngạch xuất khẩu của năm 2006. Triển vọng
năm 2008 sẽ đạt mức hơn 140 triệu USD, tức là gần gấp đôi kim ngạch năm 2007 (dựa
trên thực tế xuất khẩu cà phê sang Nhật trong 9 tháng đầu năm 2008). Kim ngạch xuất
khẩu của giai đoạn 1997 - 2008 được thể hiện qua biểu đồ sau:
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang thị truờng Nhật Bản
Đơn vị : triệu USD
- 21 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
(9tháng)
Kim ngạch xuất
khẩu cà phê Việt
Nam
501,5 391,3 322,3 504,8 612,1 956,9 1.121 1.854 1.610,4
Xuất khẩu sang
Nhật Bản
20,95 17,86 15,59 18,564 22,3 25,9 44,9 76,42 106,56
Thị phần (%) 4,2 4,6 4,8 5,4 3,6 2,7 4,0 4,1 6,6
Nguồn : Tổng cục thống kê
Sự suy giảm của cà phê xuất khẩu Việt Nam trong giai đoạn 1997 -2002 là do giá
cà phê thế giới trong thời kỳ này giảm mạnh làm giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam
giảm và kim ngạch xuất khẩu cũng giảm. Theo tổng cục Hải quan, năm 1997 giá cà phê
xuất khẩu của Việt Nam là 1.270,4 USD/tấn và mức cao nhất là 1.554,9 USD/tấn thì
năm 2001 giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam chỉ còn 419,9 USD/tấn, năm 2002 là
448,2 USD/tấn. Năm 2007, xuất khẩu cà phê vào thị trường Nhật Bản đã tăng trở lại
mức cao nhất từ năm 1997 đến nay. Nguyên nhân là do giá cà phê trên thị trường thế
giới đã phục hồi trở lại, bên cạnh đó Việt Nam cũng đã có những chiến lược xúc tiến
phát triển mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê trong đó phát triển thị trường Nhật Bản
là một trong những thị trường chiến lược.
2.1.2.2 Cao su
Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ cao su lớn nhất trên thế giới gồm cả cao
su tự nhiên và cao su nhân tạo. Nhưng Nhật Bản không phải là nước sản xuất cao su tự
nhiên, nên phần lớn cao su của Nhật Bản là cao su nhập khẩu, chỉ có một phần nhỏ cao
su nhân tạo và cao su tái chế là được sản xuất trong nước. Hiện nay, hơn 50% cao su
thiên nhiên được sử dụng để sản xuất lốp xe. Các nhà sản xuất lốp xe, lốp máy bay của
Nhật Bản đều chuyển sang chế tạo lốp hướng tâm - loại lốp sử dụng nhiều cao su thiên
nhiên nhất. Vì vậy, trong những năm tới tiêu thụ các loại sản phẩm cao su như TSR 10,
TSR 20, cao su tấm, xông khói ( RSS ) đáp ứng nhu cầu sản xuất săm lốp các loại, các
đồ gia dụng sẽ gia tăng tại Nhật Bản.
Bảng 2.3: Tiêu thụ, nhập khẩu và nhập khẩu cao su thiên nhiên từ Việt Nam của Nhật Bản
Đơn vị : 1000 tấn
- 22 -
2000 2001 2002 2003 2004 2005
Tiêu thụ 751,8 724,4 765,8 783,4 826 812,7
Nhập khẩu 802, 713 772 795 847 825,3
Từ Việt Nam 8,149 8,499 5,446 11,986 12,143 12,698
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Nguồn : Nhóm nghiên cứu cao su thế giới IRSG
Quan sát số liệu ở bảng trên có thể thấy rất rõ là hiện nay Việt Nam cũng mới chỉ
xuất khẩu được một lượng nhỏ cao su sang Nhật Bản. Năm 2000, trong tổng số 802
nghìn tấn cao su nhập khẩu của Nhật Bản thì Việt Nam chỉ xuất khẩu được 8,149 nghìn
tấn, chiếm khoảng 1% tổng lượng tiêu thụ cao su của Nhật Bản, đây là một con số rất
thấp. Đến 2005, khối lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản tuy có gia
tăng nhưng vẫn không đáng kể. Năm 2007, chúng ta xuất khẩu sang thị trường Nhật
Bản 12,1 ngàn tấn cao su, đạt mức giá trị 26,8 triệu USD. Chủ yếu là cao su SVR 3L và
cao su ly tâm, nhưng 2 loại cao su này lại là chủng loại tiêu thụ rất ít tại Nhật. Trong khi
đó, 2 chủng loại được tiêu thụ nhiều là RSS3 và TSR 20 thì lại được sản xuất rất ít ở
Việt Nam. Đến nay, chỉ có một số ít công ty của Việt Nam xuất khẩu được sang thị
trường Nhật Bản. Đó là các công ty có sản phẩm chất lượng cao và có uy tín như Công
ty cao su Dầu tiếng, Công ty cao su Bà Rịa, Công ty cao su Phước Hoà, Công ty cao su
Đồng Phú và Công ty cao su Đồng Nai. Sau đây là bảng so sánh kim ngạch xuất khẩu
cao su của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản và một số thị trường khác trong 9 tháng
đầu năm 2008.
- 23 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
Bảng 2.4 Xuất khẩu cà phê sang một số thị trường 9 tháng đầu năm 2008
Nguồn : Tổng cục thống kê Đơn vị : triệu USD
Tiêu thụ cao su của Nhật Bản có xu hướng giảm là do nhu cầu trong nước đang
đình trệ và do sự suy thoái của nền kinh tế. Điều này tác động trực tiếp tới các nước
xuất khẩu cao su, đặc biệt là Thái Lan vì Nhật Bản là nước nhập khẩu cao su lớn nhất
của Thái Lan. Tuy nhiên, khi các thị trường như vậy bị suy giảm thì những nước xuất
khẩu cao su lớn như Thái Lan, Indonesia và Malaysia sẽ chuyển hướng xuất khẩu cao
su sang các thị trường truyền thống của Việt Nam do đó xuất khẩu cao su của Việt Nam
sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.
- 24 -
Lê Thế Anh Kinh Tế Quốc Tế 47
2.1.2.3 Rau quả
Hàng năm Nhật Bản tiêu thụ khoảng 17 triệu tấn rau quả với mức tiêu thụ bình
quân đầu người đạt khoảng 100kg, mức tiêu thụ vào laọi cao nhất thế giới. Tiêu thụ các
lại rau xanh giàu Vitamin có xu hướng tăng lên trong khi tiêu thụ các loại rau như cải
bắp Trung quốc, daikon ( củ cải Nhật Bản ) có xu hướng giảm đi. Tiêu thụ của các hộ
gia đình giảm đi trong khi đó tiêu thụ trong công nghiệp ( của các nhà máy chế biến
thực phẩm và dịch vụ ăn uống ) tăng lên do những thay đổi trong phong cách sống của
người Nhật Bản và sự phát triển của các phương tiện bảo quản, vận chuyển, chế biến.
Trong 5 năm 1997 – 2001, nhập khẩu rau tươi và rau đông lạnh vào thị trường
Nhật Bản đã tăng từ 1,17 triệu tấn lên 1,70 triệu tấn, Nhập khẩu rau tươi tăng mạnh
trong hai năm 1998, 2001 do mưa lớn làm ảnh hưởng đến sản xuất rau nội địa của
Nhật Bản. Nhập khẩu rau tươi đã tăng từ 543.283 tấn năm 1997 lên 929.214 tấn trong
năm 2001, tăng 5,3% so với năm trước, đạt 90 tỷ Yên. Các loại rau nhập khẩu chủ yếu
là hành, bí ngô, cải bắp và bông cải xanh. Ba loại rau này chiếm tới 59,7% tổng lượng
rau tươi nhập khẩu năm 2001. Xu hướng này đã làm cho nhập khẩu các loại rau ít quen
thuộc với thị trường Nhật Bản như rau diếp, hẹ, tỏi tây, củ cải đường tăng mạnh trong
những năm gần đây. Sau năm 2001, nhập khẩu rau tươi vào thị trường Nhật Bản có xu
hướng giảm. Năm 2004 lượng nhập khẩu chỉ đạt 887.607 tấn bằng 95,5% so với năm
2001. Năm 2005 lượng nhập khẩu giảm xuống còn 753.082 tấn bằng 84,4% năm 2004.
Nguyên nhân là trong những năm gần đây khí hậu thuận lợi, cùng với chính sách “nội
địa hoá hàng nông sản” của chính phủ Nhật Bản đã làm cho sản lượng rau tươi nội địa
tăng lên đồng thời hạn chế lượng rau nhập khẩu từ nước ngoài. Tuy nhiên, dù Nhật Bản
có nền nông nghiệp trình độ cao nhưng nhiều mặt hàng sản xuất trong nước mới chỉ đap
ứng được 10 - 15% nhu cầu. Chính vì vậy, đây chính là sức ép khiến chính phủ Nhật
Bản phải mở rộng cửa cho việc nhập khẩu hàng nông sản nói chung và rau tươi nói
riêng.
Nhật Bản nhập khẩu gần 3 tỷ USD rau quả mỗi năm nhưng Việt Nam mới chỉ
xuất khẩu sang Nhật Bản khoảng 7 – 8 triệu USD/năm trong giai đoạn 1997 - 2005.
chiếm chưa đầy 0,3% thị phần rau quả trên thị trường Nhật Bản, đây là một con số rất
khiêm tốn. Sang năm 2007, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Nhật Bản
đã tăng lên mức 26,4 triệu USD, tức là chiếm 8,6% so với kim ngạch xuất khẩu rau quả
của Việt Nam trong năm 2007 (305,6 triệu USD). Từ đó có thể thấy Nhật Bản là một
- 25 -