Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

giáo án địa lý 11 bài 5 một số vấn đề của châu lục và khu vực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189.04 KB, 13 trang )

GIÁO ÁN ĐỊA LÝ 11
Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC.
Tiết 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU PHI.
I. Mục tiêu bài học
Sau bài học học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:
1.1. Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của của nước ở Châu Phi
1.2. Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế xã hội ở các
quốc
gia ở Châu Phi
1.3. Ghi nhớ địa danh Nam Phi
2. Kĩ năng:
- Phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của Châu Phi:
+ Sử dụng bảng số liệu để so sánh tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của Châu Phi
(2005)
với các khu vực, châu lục khác trên thế giới.
+ Phân tích bảng số liệu để thấy được tốc độ tăng trưởng KT của một số nước Châu
Phi.
3. Thái độ:
- Chia sẻ những khó khăn mà người dân Châu Phi đã phải trải qua
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Bản đồ Địa lý tự nhiên Châu Phi, bản đồ kinh tế xã hội Châu Phi.
- Các bảng số liệu từ SGK.
2. Học sinh:
TaiLieu.VN Page 1
- Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ thế giới.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
- Thu chấm bài thực hành của một số học sinh.


3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
*HĐ1: Tìm hiểu một số vấn đề về tự nhiên
(Cá nhân).
Bước1: - HS quan sát hình 5.1, bản đồ tự
nhiên Châu Phi và dựa vào sự hiểu biết của
bản thân, hãy nêu
- Đặc điểm khí hậu và cảnh quan của Châu
Phi.
GV nêu các con số minh hoạ:
+ Nhiệt độ trung bình năm: > 20
0
C.
+ 40% diện tích Châu phi có lượng mưa <
200 mm, vùng có lượng mưa trên 100mm chỉ
chiếm 1/3 diện tích.
- Nêu các giải pháp để bảo vệ tài nguyên và
môi trường đảm bảo sự phát triển bền vững ở
Châu Phi.
Bước2:
- Đại diện HS lên trình bày. GV chuẩn kiến
thức.
*HĐ2: Tìm hiều một số vấn đề dân cư và xã
hội (Cả lớp).
I. Một số vấn đề tự nhiên.
- Phần lớn lãnh thổ Châu Phi là hoang
mạc và xavan, khí hậu khô nóng.
- Khoáng sản và rừng đang bị khai thác
quá mức làm cạn kiệt tài nguyên, huỷ
hoại môi trường.

- Giải pháp quan trọng:
+ Khai thác hợp lý tài nguyên thiên
nhiên.
+ Phát triển thuỷ lợi.
TaiLieu.VN Page 2
Bước1: GV yêu cầu HS quan sát bảng 5.1, so
sánh và nhận xét tình hình sinh, tử và gia
tăng dân số tự nhiên, tuổi thọ trung bình của
dân cư Châu Phi so với thế giới và các châu
lục khác. Câu hỏi cụ thể:
- Sự gia tăng dân số quá nhanh gây những bất
lợi gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
Châu Phi.
- Ngoài việc gia tăng dân số quá nhanh, vấn
đề dân cư - xã hội ở Châu Phi còn thể hiện
các mặt nổi cộm nào?
Các cuộc xung đột tại Bờ biển Ngà,Công Gô,
Xu Đăng,… đã cướp đi sinh mạng của hàng
triệu người. Xung đột còn gây ra những bất
ổn về chính trị, xã hội kinh tế…
Việc phân định ranh giới các quốc gia dựa
trên phạm vi ảnh hưởng của các nước thực
dân, trình độ quản lí đất nước kém, trình độ
dân trí thấp… cũng là nguyên nhân làm khoét
sâu mâu thuẫn, thúc đẩy các xung đột, chiến
tranh biên giới…
+ Tại Nigiêria chiếm tới 20% số người bị
bệnh sốt rét của thế giới.
+ Châu Phi chỉ chiếm 14% dân số thế giới
nhưng chiếm hơn 2/3 số người mắc HIV trên

toàn cầu hiện nay.
Căn bệnh thế kỉ đang đe doạ tính mạng hàng
chục triệu người dân Châu Phi (năm 2005
Châu Phi có 24,5 triệu người nhiễm AIDS
trong đó phần lớn là những người trong tuổi
lao động, cho tới nay đã có 22,9 triệu người
Châu Phi chết vì AIDS, chiếm 91% số người
II. Một số vấn đề về dân cư và xã hội.
- Châu Phi dẫn đầu thế giới về tỉ suất
sinh thô (38%), tỉ suất tử thô (15%) và tỉ
suất gia tăng dân số tự nhiên (2,3%).
- Tuổi thọ trung bình của người dân
Châu phi rất thấp, chỉ đạt 52 tuổi.
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa
được xoá bỏ, tình trạng nghèo đói còn
phổ biến.
- Diễn ra nhiều xung đột sắc tộc.
- Vẫn còn nhiều bệnh tật đe doạ.
TaiLieu.VN Page 3
chết vì AIDS trên thế giới)
- Các tổ chức y tế, giáo dục, lương thực của
thế giới trong đó có Việt Nam đã có các hoạt
động gì để giúp Châu Phi thoát khỏi tình
trạng trên?
Bước2: HS thảo luận và trình bày. GV nhận
xét, chuẩn kiến thức.
*HĐ3: Tìm hiểu về kinh tế (Nhóm)
Quan sát bản đồ kinh tế - xã hội Châu Phi
Bước1: Chia lớp thành 4 nhóm.
Nhóm 1- 3: Tìm hiểu sự nghèo nàn lạc hậu

của nền kinh tế Châu Phi.
Nhóm 2 - 4: Tìm hiểu những mặt tích cực của
nền kinh tế Châu Phi trong giai đoạn hiện
nay.
Bước2: Đại diện các nhóm lên trình bày. Các
nhóm khác bổ sung.
Bước3: GV chuẩn kiến thức lên bảng.
GV nêu khái niệm"nước kém phát triển".
GV: Dựa vào bảng 5.2, em hãy nhận xét tốc
độ tăng trưởng kinh tế của một số nước Châu
Phi so với thế giới?
- Mức tăng trưởng không đồng đều.
- Song nhìn chung đã bắt kịp tỉ lệ tăng trưởng
của thế giới, một số nước có mức tăng trưởng
cao hơn như; Angiêri, Gana.
III. Vấn đề kinh tế.
1. Nền kinh tế hiện nay của Châu Phi
còn rất nghèo nàn lạc hậu.
- Châu Phi chỉ đóng góp 1,9 % GDP
toàn cầu(năm 2004).
- Châu Phi có 34/ tổng số 54 quốc gia
thuộc loại kém phát triển của thế giới.
- Đa số các nước Châu Phi có mức tăng
trưởng kinh tế thấp.
2. Gần đây, nền kinh tế Châu Phi đang
phát triển theo chiều hướng tích cực.
Trong thập niên vừa qua, tỉ lệ tăng
trưởng GDP của Châu Phi tương đối cao.
4. Củng cố:
TaiLieu.VN Page 4

1. Người dân Châu Phi cần có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình
khai thác, bảo vệ tự nhiên?
2. Dựa vào bảng dưới đây, vẽ biểu đồ và nhận xét về sự thay đổi tỉ lệ dân số Châu
Phi so với các châu lục khác.
Tỉ lệ dân số các châu lục trên thế giới (%).
Châu lục 1985 2000 2005
Phi 11.5 12.9 13.8

Trong đó Mĩ La Tinh
13.4
8.6
14.0
8.6
13.7
8.6
Á 60.0 60.6 60.6
Âu
14.6
12.0 11.4
Đại Dương 0.5 0.5 0.5
Thế giới 100 100.0 100
3. Hãy phân tích tác động của các vấn đề dân cư xã hội Châu Phi tới sự phát triển
kinh tế của châu lục này.
5. Dặn dò:
- Sưu tầm tài liệu về Mĩ La Tinh.
TaiLieu.VN Page 5
Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC.
Tiết 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA MĨ LA TINH
I. Mục tiêu bài học: Sau bài học học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:

1.1. Biết được tiềm năng phát triển kinh tế của các nước ở Mĩ La - Tinh
1.2. Trình bày được một số vấn đề cần giải quyết để phát triển kinh tế xã hội của
các
quốc gia ở Mĩ la tinh
1.3. Ghi nhớ địa danh A- ma- dôn
2. Kĩ năng:
- Phân tích số liệu , tư liệu về một số vấn đề kinh tế - xã hội của Mĩ La tinh : sử dụng
bảng số liệu để so sánh thu nhập của các nhóm dân cư trong GDP ở một số quốc gia, về GDP
và nợ nước ngoài của một số nước Mĩ La Tinh
3. Thái độ:
- Tán thành, đồng tình với những biện pháp mà các quốc gia Mĩ La Tinh đang cố
gắng thực hiện để vượt qua khó khăn trong giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Bản đồ Kinh tế xã hội Mĩ la Tinh (hoặc phóng to lược đồ các cảnh quan và
khoáng sản ở Mĩ La Tinh trong SGK).
- Sử dụng hình 5.4 trong SGK.
- Sử dụng các biểu đồ, bảng kiến thức và số liệu trong SGK.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ:
TaiLieu.VN Page 6
Người dân Châu Phi cần phải có giải pháp gì để khắc phục khó khăn trong quá trình
khai thác, bảo vệ tự nhiên?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
*HĐ1: Tìm hiểu một số vấn đề về tự
nhiên (Cá nhân).

Bước1: HS quan sát hình 5.3, và dựa vào
sự hiểu biết của bản thân, hãy cho biết Mĩ
La Tinh có những cảnh quan và tài nguyên
gì?
Các môi trường chính:
(1) Rừng xích đạo xanh quanh năm ở
đồng bằng Amadôn.
(2) Rừng rậm nhiệt đới ở phía đông eo đất
Trung Mĩ và quần đảo Ăngti.
(3) Rừng thưa và xa van ở đồng bằng
Ôrinôcô; phía tây eo đất Trung Mĩ, quần
đảo Ăngti, sơn nguyên Bra-xin.
(4) Thảo nguyên Pampa.
(5) Hoang mạc và bán hoang mạc.
(6) Vùng núi cao ở Anđet.
Các đồng bằng rộng lớn như Amadôn,
Ôrinôcô,… các sơn nguyên tập trung
nhiều đất đỏ, nhất là sơn nguyên Braxin…
Bước2: Đại diện HS lên trình bày. GV
chuẩn kiến thức.
HĐ2: Tìm hiểu về dân cư và xã hội (Cặp
đôi).
- GV yêu cầu HS dựa vào SGK, bảng 5.3,
I. Một số vấn đề tự nhiên, dân cư và xã
hội
1. Tự nhiên.
a. Có nhiều môi trường tự nhiên, phân hoá
từ B- N, từ Đ- T, từ thấp lên cao.
b. Nhiều tài nguyên:
- Tài nguyên rừng, biển phong phú.

- Sông ngòi có giá trị cao về nhiều mặt:
giao thông vận tải, thuỷ lợi, thuỷ điện…
- Đất trồng đa dạng.
 Thuận lợi phát triển chăn nuôi đại gia
súc, trồng cây công nghiệp và cây ăn quả
nhiệt đới, cung cấp khối lượng lớn nông
sản cho thị trường thế giới.
- Nhiều khoáng sản:
+ Các quặng kim loại màu như đồng, thiếc,
kẽm, bô xit và các kim loại quý như vàng,
bạc và đá quý.
+ Các khoáng sản chiến lược như dầu mỏ,
khí đốt, phốt phát.
 Thuận lợi phát triển công nghiệp với
nhiều ngành.
2. Dân cư và xã hội.
TaiLieu.VN Page 7
và sự hiểu biết của mình, hãy nhận xét về
mức sống của dân cư một số nước Mĩ La
Tinh.
Cho tới đầu thế kỷ XXI, dân số sống dưới
mức nghèo khổ của Mĩ La Tinh chiếm tới
37- 62%, tại các nước Chi- lê, Ha- mai-
ca, Mê- hi- cô, Pa- na- ma:
+ 10% dân số giàu nhất chiếm 30 - 47%
GDP.
+ 10% dân số nghèo nhất chỉ chiếm
0,7 - 2,7% GDP.
Hiện tượng đô thị hoá không gắn liền với
phát triển kinh tế gây nên nhiều hậu quả

như thất nghiệp, ùn tắt giao thông, ô
nhiễm môi trường, thiếu lương thực,…
*HĐ3: Tìm hiểu về một số vấn đề kinh tế
khác (Cá nhân)
Bước1: Dựa vào hình 5.4, bản đồ kinh tế
xã hội MLT có nhận xét gì về tình hình
gia tăng của nền kinh tế Mĩ La Tinh trong
thời kì 1985- 2004?
- Dựa vào bảng 5.4 SGK nhận xét về tình
trạng nợ nước ngoài của Mĩ La Tinh?
Gợi ý:
+ Tính tổng số nợ nước ngoài so với tổng
GDP của mỗi nước.
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp
HS chuẩn kiến thức.
*HĐ4: Tìm hiểu nguyên nhân (Cả lớp )
Bước1: Dựa vào kênh chữ trong SGK và
- Tỉ lệ dân nghèo còn cao.
- Sự chênh lệch giàu nghèo rất lớn.
- Hiện tượng đô thị hoá tự phát diễn ra rất
trầm trọng: thị dân chiếm 75% dân số,
nhưng 1/3 số đó sống trong điều kiện khó
khăn.
II. Một số vấn đề về kinh tế.
1. Đặc điểm.
- Nợ nước ngoài nhiều.
- Kinh tế tăng trưởng không đều.
- Tình hình chính trị thiếu ổn định.
- Đầu tư nước ngoài giảm mạnh.
- Phụ thuộc vào tư bản nước ngoài.

2. Nguyên nhân.
- Duy trì chế độ phong kiến lâu đời.
- Chính phủ không đề ra được đường lối
phát triển kinh tế độc lập - tự chủ, sáng tạo.
3. Giải pháp:
- Củng cố bộ máy nhà nước.
- Phát triển giáo dục.
TaiLieu.VN Page 8
hiểu biết của bản thân tìm hiểu nguyên
nhân dẫn tới các đặc điểm trên và các giải
pháp đề ra để khắc phục tình trạng kém
phát triển về kinh tế ở Mĩ La Tinh.
Bước 2: HS trình bày, GV chuẩn kiến
thức.
Liên hệ Việt Nam?
- Quốc hữu hoá một số ngành kinh tế.
- Tiến hành công nghiệp hoá.
- Tăng cường và mở rộng buôn bán với
nước ngoài.
 Gần đây tình hình kinh tế đã có nhiều
chuyển biến tích cực: Xuất khẩu tăng
nhanh, nhiều nước đã khống chế được lạm
phát, tỉ lệ tăng giá tiêu dùng giảm…
4. Củng cố:
1. Vì sao các nước Mĩ la Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế
nhưng tỉ lệ người nghèo ở khu vực này vẫn cao?
2. Những nguyên nhân nào làm cho nền kinh tế các nước Mĩ La Tinh phát triển
không ổn định?
3. Dựa vào hình 5.4, lập bảng tốc độ tăng trưởng GDP của Mĩ La Tinh giai đoạn
1985- 2004 và nhận xét.

5. Dặn dò:
- Sưu tầm tài liệu về Tây Nam Á và Trung Á.
TaiLieu.VN Page 9
Bài 5: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA CHÂU LỤC VÀ KHU VỰC.
Tiết 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CỦA KHU VỰC
TÂY NAM Á VÀ KHU VỰC TRUNG Á.
I. Mục tiêu bài học:Sau bài học học sinh cần nắm:
1. Kiến thức:
1.1. Biết được tiềm năng phát triển KT của các nước ở khu vực Trung Á và Tây
Nam Á
1.2.Trình bày được một số vấn đề KT-XH của khu vực Tây Nam Á và khu vực
Trung Á
1.3. Ghi nhớ địa danh: Giê-ru-sa-lem, A-rập
2. Kĩ năng:
- Sử dụng bản đồ thế giới để phân tích ý nghĩa vị trí địa lí của các khu vực Trung Á và
Tây Nam Á: vị trí chiến lược trên đường thông thương giữa 3 châu lục, tiếp giáp một số cường
quốc.
- phân tích số liệu, tư liệu về một số vấn đề kinh tế xã hội của khu vực trung Á, khu vực
Tây Nam Á ( Vai trò cung cấp năng lượng cho thế giới ).
3. Thái độ:
- Rèn tính tư duy, cần cù trong học tập
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
1. Giáo viên:
- Sử dụng hình 5.5; 5.7; 5.8 trong SGK.
- Sử dụng các bảng kiến thức và số liệu trong SGK.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, tập bản đồ thế giới.
III. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số
TaiLieu.VN Page 10

2. Kiểm tra bài cũ:
Vì sao các nước Mĩ La Tinh có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế nhưng tỉ
lệ nghèo khổ ở khu vực này lại cao?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
*HĐ1: Tìm hiểu về Tây Nam Á (Cá nhân)
Bước1: Dựa vào hình 5.5, nội dung SGK và sự
hiểu biết của mình, em hãy nêu một số điểm
khái quát về Tây Nam á.
- Vì sao nói Tây Nam Á có vị trí chiến lược
đặc biệt quan trọng?
Đại diện HS trình bày, GV bổ sung, chuẩn kiến
thức.
GV có thể giới thiệu qua một số nét về vị trí
địa lí và địa hình của khu vực cho HS nghe.
Tiếp giáp với nhiều biển, vịnh như vịnh
Pecxich, biển Arập, biển Đỏ, biển Địa Trung
Hải,… với 3 miền địa hình.
- Dựa vào bản đồ thế giới và hình 5.4, hãy cho
biết vị trí địa lí có ảnh hưởng gì đến khí hậu và
cảnh quan khu vực Tây Nam Á?
GV: Nguyên nhân khiến cho khí hậu của khu
vực khô nóng:
+ Vĩ độ từ 12
0
B đến 42
0
30
'
B (không kể đảo).

Đường chí tuyến đi qua gần giữa khu vực,
chạy ngang bán đảo A- rập, làm khu vực chịu
ảnh hưởng của khối khí chí tuyến khô nóng.
+ Tây Nam Á nằm kẹp giữa các phần lục địa
Phi rộng lớn và lục địa á- Âu khổng lồ.
I. Đặc điểm của khu vực Tây
Nam Á và trung Á.
1. Tây Nam Á.
- Diện tích khoảng 7 triệu km
2
.
- Có vị trí chiến lược quan trọng.
- Khí hậu nhìn chung rất khô hạn.
- Có nhiều dầu mỏ, chiếm hơn
50% trữ lượng thế giới, tập trung
quanh vịnh Pec-xich.
- Có 20 quốc gia và vùng lãnh
thổ, có nền văn minh cổ đại sớm
phát triển.
- Số dân hơn 313 triệu
người(2005), chủ yếu theo đạo
hồi.
2. Trung Á.
- Diện tích gần 5,6 triệu km
2
- Nằm ở trung tâm lục địa á- Âu.
- Khí hậu lục địa sâu sắc.
- Cảnh quan chủ yếu là thảo
nguyên khô và hoang mạc.
- Giàu tài nguyên dầu mỏ, khí đốt,

TaiLieu.VN Page 11
+ Địa hình có nhiều núi cao bao bọc xung
quanh.
* HĐ2: Tìm hiểu về khu vực Trung Á( Cả
lớp)
Dựa vào hình 5.7, nội dung SGK và sự hiểu
biết của mình, em hãy nêu một số điểm khái
quát về Trung Á.
GV gọi HS lên bảng xác định trên bản đồ vị trí
các quốc gia của khu vực Trung Á, trình bày
về những điểm khái quát của khu vực. GV bổ
sung, chuẩn kiến thức.
Nguyên nhân do ảnh hưởngcủa vị trí địa lí khu
vực nằm sâu trong lục địa lại có núi cao bao
bọc.(Hoang mạc Gô- bi của Mông Cổ)
*HĐ3: Biết một số vấn đề của hai khu vực
(Cặp đôi)
Bước 1:
- Dựa vào hình 5.8 SGK, có nhận xét gì về
lượng dầu khai thác và lượng dầu tiêu dùng
của Tây Nam Á và Trung Á so với các khu
vực khác trên thế giới?
- Qua các phương tiện thông tin đại chúng, em
biết gì về tình hình an ninh chính trị của Tây
Nam Á và Trung Á hiện nay.
Bước 2: Đại diện các cặp lên trình bày.GV
tổng kết.
*HĐ4: Tìm hiểu về xung đột sắc tộc, tôn giáo
và nạn khủng bố (Cả lớp)
Bằng thực tế thông qua các phương tiện thông

tin hãy cho biết Trung Á hiện đang tồn tại vấn
đề gì? cần phải giải quyết vấn đề đó như thế
thuỷ điện, khoáng sản,…
- Dân số 61,3 triệu người( 2995),
chủ yếu theo đạo Hồi(trừ Mông
Cổ)
- Chịu nhiều ảnh hưởng văn hoá
của cả phương Đông và Tây.
II. Một số vấn đề của khu vực
Tây Nam Á và Trung Á.
1. Vai trò cung cấp dầu mỏ
- Tây Nam á có sản lượng khai
thác dầu mỏ lớn nhất thế giới.
- Tây Nam Á và Trung Á là hai
khu vực có sản lượng khai thác
lớn hơn nhiều so với lượng dầu
tiêu dùng.
- Có khả năng cung cấp gần
16.000 thùng/ngày cho thị trường
thế giới.
2. Xung đột sắc tộc, tôn giáo và
nạn khủng bố.
- Xung đột giữa người A Rập và
người Do Thái
- Sự hoạt động của các tổ chức
chính trị, tôn giáo cực đoan, sự
can thiệp của các thế lực bên
ngoài và những lực lượng khủng
bố
gây nên: Sự mất ổn định của

khu vực và gây ra tình trạng đói
nghèo. Vì vậy cần chống khủng
bố, tạo ra sự ổn định an ninh để có
TaiLieu.VN Page 12
nào?
Lưu ý cắt nghĩa nguyên nhân tình hình bất ổn
hiện nay của Tây Nam Á và Trung Á: Do vị trí
chiến lược quan trọng, tài nguyên thiên nhiên
giàu có, nên từ lâu với 2 khu vực này, đặc biệt
là Tây Nam Á đã bị các thế lực thực dân, đế
quốc nhòm ngó, rình rập, âm mưu thôn tính.
Chúng luôn tìm cách kích động, khoét sâu
những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo trong khu
vực để dễ lợi dụng.
điều kiện phát triển kinh tế.
4- Củng cố:
1. Trình bày một số đặc điểm chính về vị trí tự nhiên của khu vực Tây Nam Á và
Trung Á. Nêu bật vai trò của 2 khu vực này trong việc cung cấp dầu mỏ - nhiên liệu chiến
lược hiện nay.
2. Quan hệ giữa I-xra-en và Pa-le-xtin có ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh
tế - xã hội của cả 2 quốc gia? Để cùng phát triển, 2 nước cần phải làm gì?
5- Dặn dò:
- HS làm bài tập 1 (SGK trang 33)
- Xem lai tất cả nội dung từ bài 1 đến bài 5.
TaiLieu.VN Page 13

×