Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang trẻ em nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.22 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐHSPKT HƯNG YÊN Độc lập tự do hạnh phúc
- -◊◊◊ - - -
ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Họ và tên sinh viên: Đỗ Thị Yến.
Ngành đào tạo: Kỹ thuật May và Thời trang.
Tên đề tài: Xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang trẻ em nam.
Số liệu cho trước:
- Cơ sở vật chất - kỹ thuật tai xưởng trường.
- Số lượng sản phẩm của mã hàng: 7.260.
Màu sắc
Cỡ số
- S M L XL XXL
Trắng 300 150 400 100 250
Đỏ 250 150 300 50 150
220 370 520 300 150
500 350 800 300 450
200 300 400 200 100
Nội dung cần hoàn thành:
* Thuyết minh:
- Nội dung các công đoạn để hoàn thành số lượng sản phẩm.
* Thực hành:
- Mẫu mỹ thuật.
- Nhảy cỡ (A
O
).
- Gíac sơ đồ (Ao)
- Thiết kế dây chuyền công nghệ (Ao)
- Thiết kế mặt bằng phân xưởng (Ao)
- Hoàn thành một sản phẩm chế thử.
Giáo viên hướng dẫn: Ngày giao đề tài: 10/09/2007


Cao Thị Kiên Chung Ngày hoàn thành: 15/11/2007
Nhận xét đánh giá của giáo viên

























Giáo viên hướng dẫn
Cao Thị Kiên Chung
Lời nói đầu

Ngày nay khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu về cái đẹp ngày càng
tăng, khách hàng khó tính hơn khi lựa chọn sản phẩm. Đặc biệt là sản phẩm thời
trang, yêu cầu phải có chất lượng, phù hợp xu hướng thời trang và thị hiếu của
người tiêu dùng.Việt Nam mới gia nhập tổ chức WTO tạo ra nhiều cơ hội và
thách thức cho các ngành kinh tế trong đó có nganh may, vì vậy xản xuất hàng
gia công không còn phù hợp, em nghĩ rằng các công ty may Việt Nam cần
chuyển sang sản xuất hàng FOB và cần có đội ngũ chuyên nghiên cứu thị trường,
tìm hiểu thị hiếu của người tiêu dùng để sản xuất sản phẩm sao cho phù hợp như
vậy mới có thể đứng vững được trong sự cạnh tranh khốc liệt của thị trường.
Khi nói đến may mặc ban đầu ai cũng tưởng như đơn giản nhưng đi sâu vào
nghiên cứu thì không đơn giản chút nào. Để có một sản phẩm hoàn chỉnh đạt
chất lượng, phù hợp xu hướng thời trang chúng ta phải có sự hiểu biết sâu sắc về
công việc chuẩn bị sản xuất gồm nhiều công đoạn như: chuẩn bị sản xuất về thiết
kế, chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu, chuẩn bị sản xuất về công nghệ… Bên
cạnh đó cần có sự năng động và nhanh nhẹn trong việc tìm hiểu thị trường.
Đó là lý do chúng em được sự đồng ý của khoa May & TKTT giao cho đồ án
môn học với đề tài: “Xây dựng kế hoạch sản xuất cho mã hàng thời trang trẻ em
nam” . Với mục đích để chúng em củng cố và nâng cao kiến thức về các môn
học chuyên nghành. Mỗi sản phẩm khác nhau thì các công đoạn của quá trình
sản xuất phải có những thay đổi phù hợp và có cách sử lý tình huống thật linh
hoạt. Việc làm đồ án này giúp chúng em có thêm nhiều kiến thức để triển khai
sản suất một đơn hàng cũng như nghiên cưu thị trường đáp ứng yêu cầu thực tế
của các doanh nghiệp may hiện nay.
Với những kiến thức đã học em thấy mình cần phải học hỏi rất nhiều mới có
thể hoàn thành được đồ án này. Nhưng qua quá trình học tập và được đi thực tập
ở doanh nghiệp cung với kinh nghiệm 1 năm đi làm em đã học hỏi được nhiều
điều mà trước đây chưa hiểu. Đồng thời được sự giúp đỡ của thầy cô và bạn bè
em đã thu được những thông tin cần thiết để làm đồ án này.
Nội dung của đồ án này là toàn bộ quá trình sản xuất mã hàng thời trang trẻ
em nam gồm 4 phần chính như sau:

- Nghiên cứu thị trường
- Chuẩn bị sản xuất về thiết kế
- Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu
- Chuẩn bị sản xuất về công nghệ
Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu vơi sự nỗ lực của bản thân cùng với sự
giúp đỡ tạo điều kiện của các thầy cô đặc biệt là cô Cao Thị Kiên Chung và bạn
bè đến nay em đã hoàn thành đồ án này. Song đồ án này được thực hiện trong
khoảng thời gian và trình độ chuyên môn có hạn và thiếu tài liệu tham khảo …
nên dù cố gắng em vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô và các bạn để đồ án được
hoàn thiện hơn.
Em hy vọng rằng cuốn sách này sẽ giúp người đọc nhất là sinh viên của khoa
có thêm kiến thức về chuyên nghanh may và có nhiều say mê với nghề.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa May & TKTT – trường
ĐHSPKT Hưng Yên đặc biệt là cô Cao Thị Kiên Chung đã hướng dẫn em hoàn
thành đồ án này.
Hưng yên ngày
Sinh viên thực hiện
Đỗ Thị Yến

PHẦN 1:NGHIÊN CÚƯ THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT MẪU
1.1 Nghiên cúư thị trường
Ngày nay khi Việt Nam đã ra nhập tổ chức WTO mở ra cho nền kinh tế nhìêu
cơ hội, đồng thời cũng là nhiều thử thách. Nghành dệt may cũng phải đối mặt với
nhiều thử thách đó, các công ty may cần phải chuyển dần từ sản xuất từ phương
thức sản xuất hàng CMT sang sản xuất hàng FOB, khi đó đòi hỏi phải có thêm
đội ngũ nghiên cứu thị trường và thiết kế mẫu làm việc thật hiệu quả.
Công việc nghiên cứu thị trường là rất quan trọng nó có tính quyết định đến
sự sống còn của công ty, đến chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường. Sản
phẩm có được người tiêu dùng chấp nhận hay không thì nghiên cứu thị trường

phải được làm tốt ngay từ đầu.
Nghiên cứu thị trường là tìm hiểu thị trường mục tiêu, tìm hiểu nhu cầu thị
hiếu của khách hàng, cũng như nền văn hoá phong tục tập quán và thu nhập của
họ. Từ đó thiết kế ra sản phẩm hợp xu hướng thời trang, sở thích của khách hàng
và phù hợp với thu nhập của họ . Sản phẩm có sức tiêu thụ lớn và có khả năng
cạnh tranh với đối thủ cạnh tranh hay không phụ thuộc rất nhiều vào khâu quan
trọng này.
Hiểu được tầm quan trọng đó của công tác nghiên cứu thị trường chúng tôi
đã xác định đi nghiên cứu thị trường mục tiêu và thời điểm nghiên cứu.
1.1.1 Thị trường nghiên cứu
Hiện nay các công ty may Việt Nam không chỉ sản xuất một mặt hàng mà để
thu được nhiều lợi nhuận họ sản xuất rất nhiều mặt hàng đa dạng từ thời trang
công sở đến sản phẩm dành cho tuổi teen, nhi đồng, sản xuất nguyên phụ liệu,
phụ tùng hang dệt may…. Nhưng chủ yếu vẫn là gia công cho nước ngoài, mà
chưa thực sự đầu tư ở thị trường trong nước Những năm gần đây chính sách mở
cửa, giao lưu bạn bè trong khu vực và quốc tế mở rộng, các công ty cần phải dần
chuyển hướng sang sản xuất hàng FOB để xuất khẩu quốc tế như một số nước
mà ta đã làm hàng gia công quen thuộc cho họ như: Mỹ, Canada, EU. Nhưng thị
trường chính vẫn phải là trong nước. Vì đây là một thị trường tiềm năng lớn còn
bỏ ngỏ.Lựa chọn thị trường trong nước sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi về nghiên
cứu thị trường, tìm hiểu phong tục tập tập quán, thu nhập của người dân ngay
trên chính đất nước mình… và chi phí cho vận chuyển nguyên vật liệu là thấp.
Chính vì vậy em đã lựa chọn thị trường trong nước để nghiên cứu, nhưng
lựa chọn thị trường này em cũng phải quan tâm đến các đối thủ cạnh tranh. Sản
phẩm của em sẽ phải cạnh tranh với nhiều hãng có tên tuổi nổi tiếng như: Taylor,
Foci, Hanosimex… Nhận thức được tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường,
em đã tập trung nghiên cứu vào đoạn thị trường nhất định. Đó là hướng vào thị
trường trẻ em nam ở 3 thành phố là: Hà Nội, Hải Dương, Hải phòng.
Áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: phỏng vấn, điều tra số liệu,
khảo sát thị trường và kết quả cho thấy dân số trẻ em ở các thành phố này là: (số

liệu)
Chúng em lựa chọn thị trường mục tiêu là 3 thành phố này vì những thành phố
này có những nét tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán, nhu cầu và sở
thích, đồng thời thu nhập cũng tương đối đồng đều . Khi đó sản phẩm của chúng
em sẽ phù hợp với khả năng tài chính của họ, đáp ứng tốt nhất thị hiếu của khách
hàng.
Kết quả khảo sát thị trường cho thấy: trong khi rất nhiều hãng thời trang chỉ
chú trọng sản xuất dòng sản phẩm cho ngưòi lớn mà ít quan tâm đến thời trang
trẻ em đặc biệt là trẻ em nam.Vẫn chỉ là một số hãng có tên tuổi quen thuộc như:
Hanosimex, Taylor, họ sản xuất hàng thời trang nhưng với số lượng ít không phù
hợp với nhu cầu của đa số khách hàng có thu nhập không cao lắm. Mặt khác
ngày nay các bậc phụ huynh cũng rất quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất để con
cái phát triển toàn diện, trong đó rất chú trọng mua sắm quần áo thời trang cho
các bé để các bé đến lớp và tham gia các hoạt động khác.
1.1.2 Thời điểm nghiên cứu
Thời điểm mà chúng em quyết định tung sản phẩm ra thị trường là mùa hè
2008. Bởi vì qua quá trình nghiên cứu đem lại kết quả là ngoài việc học thì nhu
cầu vui chơi giải trí vào mùa hè của các em rất cao như: tham gia trại hè, cung
thể thao văn hoá, du lịch.
Vấn đề mà khách hàng cũng rất quan tâm đó là giá cả. Nếu sản phẩm đẹp phù
hợp với sở thích của họ nhưng giá cả không hợp lý thì cũng không cạnh tranh
được trên thị trường. Trước đây do nền kinh tế kém phát triển thu nhập thấp nên
người tiêu dùng ưa chuộng hàng rẻ. Song mấy năm gần đây khi đời sống được
nâng cao thì kinh nghiệm và sự hiểu biết về sản phẩm cũng tăng, khách hàng khó
tính hơn khi lựa chọn sản phẩm. Họ quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm,
bền đẹp, phù hợp với nhu cầu và sở thích của họ.
Nếu như sản phẩm dành cho trẻ em nam trước đay chỉ chủ yếu là quần âu,
áo sơ mi, áo T-shirt, kiểu dáng và trang trí đơn giản, gam màu sáng như:

Thì xu hướng hiện nay vẫn là các gam màu sáng như: trắng, đỏ và kết hợp

với áo T-shirt, cũng là áo sơ mi nhưng có cách tân may không tay, phối thêm ở
nẹp áo và gấu đồng thời in hình con vật nghộ nghĩnh trên túi áo như: con
mèo,con thỏ. Quần sẽ là quần soóc các đường chỉ mí diễu trang trí là khác
màu.Tất cả đều làm nổi bật nét hồn nhiên, nghịch ngợm mà cũng rất thông minh
của các bé trai đồng thời cũng là xu hướng của các bé trai thích được mặc giống
các anh chị tuổi teen thần tượng:

Tổng hợp tất cả những nghiên cứu trên công ty chúng tôi quyết định tung ra
thị truờng Việt Nam loại sản phẩm thời trang trẻ em nam hè 2008 với số lượng
là 7.260 sản phẩm lứa tuổi từ 7 đến 11.
Gam màu chủ đạo là áo T-shirt trắng phối áo sơ mi ngoài màu đỏ, chất liệu
chủ yếu là cotton, đảm bảo thoáng mát thấm mồ hôi, ít nhàu, thích hợp với sự
năng động, ham vui đùa của các bé. Quần có gam màu chủ đạo là trắng sữa,
chất liệu là Dennim. Các gam màu thời trang là: xanh nhạt, vàng, da cam, đen.
Nét đặc trưng nhất trong sản phẩm của chúng tôi là: quấn soóc màu trắng sữa
nhiều túi phối các đưòng may trang trí bằng chỉ vàng kết hợp với áo trong là T-
shirt ngắn tay màu trắng áo ngoài giả rilê.
Dưới đây là bảng số lượng sản phẩm cho từng màu:
Màu sắc
Cỡ số
- S M L XL XXL
Trắng 300 150 400 100 250
Đỏ 250 150 300 50 150
220 370 520 300 150
500 350 800 300 450
200 300 400 200 100
1.1.3 Đề xuất mẫu
Đề xuất mẫu là khâu quan trọng, đặc biệt đối với các công ty sản xuất hàng
FOB. Nó giữ vai trò quyết định đến chu kỳ sống của sản phẩm. Đây là công đoạn
thực hiện ngay sau khâu nghiên cứu thị trường. Khi tất cả các thông tin về thị

trường mục tiêu được thu thập và tổng hợp lại thì các nhà thiết kế sẽ tiến hành
sáng tác các kiểu mẫu phù hợp với xu hướng thời trang và thị hiếu của khách
hàng. Việc sáng tác được các hoạ sĩ thiết kế trên máy hoặc phác thảo bằng tay
trên giấy.Mẫu thiết kế phải đảm bảo được tiêu chuẩn chất lượng về nhóm thẩm
mỹ: kiểu dáng và cách phối màu.
Qua nghiên cứu thị trường và dựa trên những đặc điểm xu hướng thời trang
hiện nay chúng tôi đưa 2 mẫu sản phẩm sau (kenhinh)….
1.1.4 Chọn mẫu
Từ các kiểu mẫu mà nhà thiết kế đề xuất hội đồng duyệt mẫu sẽ họp đánh
giá và lựa chọn một mẫu để đưa vào sản xuất. Mẫu được chọn yêu cầu phải:
- Phù hợp xu hướng thời trang và thị hiếu của người tiêu dùng.
- Kết cấu sản phẩm không quá phức tạp phù hợp với sản xuất công
nghiệp.
- Nguyên phụ liệu dễ tìm từ thị trường trong nước, dự tính giá thành
phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng.
 Mẫu 1: Quần soóc và áo sơ mi nam kiểu
- Áo sơ mi nam kiểu chất liệu là 100% cotton sát nách mặc kèm bên trong
là áo T-shirt 3 lỗ(100% cotton).Áo sơ mi thiết kế kiểu cổ vuông chỉ có chân cổ 2
bên may dài chừa ngoài nẹp 3cm.Trên thân áo may phối theo đường ngang 3
miếng đáp vải khác màu.
- Quần sooc kaki: quần có bổ dọc thân trước có đề cúp trước và sau, có 2 túi
hàm ếch phía trước, gấu rời và diễu trang trí.Quần moi khoá, cạp chun, phần thân
trên bổ may mí diễu tạo cạp giả, đề cúp thân sau và có túi hậu.
 Mẫu 2:
- Áo thành phần 100% cotton, áo sơ mi dạng ký giả khoác ngoài sát nách
thân phải có túi ốp và có hình con mèo in trên túi, nách, nẹp va gấu may đáp rời
khác màu, cổ đức có chân.Áo thiết kế dựa trên áo sơ mi nam cơ bản.Áo mặc đến
ngang eo đi kèm với áo T-shirt ngắn tay cổ tròn.
 Quần sooc ka ki: bổ ngang thân tại vị trí gối thân trước may túi ốp có nắp,
đề cúp thân sau và có túi hậu, cạp chun, moi khoá, có 2 túi hàm ếch giả, các

đường mí diễu may bằng chỉ khác màu.
Qua xem xét và đánh giá 2 bộ mẫu trên chúng tôi quyết định chọn mẫu 2 vì
thấy mẫu này có đầy đủ những uư điểm đã phân tích ở trên.
1.2 Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu
1.2.1 Nơi mua nguyên phụ liệu
Sau khi chọn được mẫu để sản xuất chúng tôi tiến hành tìm và mua nguyên
phụ liệu.
Trụ sở của công ty chúng tôi ở khu Công nghiệp Phố nối A vì thế chúng tôi sẽ
tìm nguồn nguyên phụ liệu ở thị trong nước trong nước và ưu tiên các nhà sản
xuất ở khu vực miền bắc như vậy sẽ hạn chế được chi phí vận chuyển.
Sau quá trình tìm hiểu các nhà cung cấp có uy tín, tìm được nguyên phụ liệu
đúng yêu cầu, đồng thời chúng tôi tiến hành khảo giá ít nhất 3 nhà sản xuất và
thời giangiao hàng, điều kiện thanh toán. Chúng tôi quyết định đặt mua nguyên
nguyên phụ liệu tại công ty Hanosimex.
- Địa chỉ: Số 1 Mai Động - Quận Hoàng Mai – Hà nội.
- Điện thoại: (84-4) 8621 492 – 8622 335 – Fax: (84-4) 8622 334.
- Địa chỉ email:
- Địa chỉ website: http:// www.hanosimex.com.vn.
- Giám đốc: Nguyễn Khánh Sơn.
- Ngành nghề kinh doanh: Chuyên sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng
dệt may gồm: Các loại nguyên phụ liệu, bông, sơ sợi,vải dệt kim, vải denim, vải
dệt thoi, khăn bông, thiết bị phụ tùng, vật liệu, điện tử, hoá chất.
- Thành tích kinh doanh: Được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao
liên tục từ năm 2000 đến nay.
1.2.2 Nghiên cứu về nguyên phụ liệu
1.2.2.1 Yêu cầu chung về nguyên phụ liệu
Việc lựa chọn nguyên phụ liệu mang ý nghĩa quan trọng bởi nó ảnh hưởng
lớn tới kiểu dáng thẩm mỹ, chất lượng và giá thành sản phẩm.
1.Yêu cầu về nguyên liệu
- Chất liệu phù hợp với kiểu dáng sản phẩm và bền đẹp.

- Đúng màu yêu cầu, áo sơ mi vải phối và vải chính tương đồng về màu và
cung chất liệu.
- Hợp vệ sinh, thoáng mát , thấm mồ hôi vì đây là sản phẩm dành cho trẻ em
vào mùa hè.
- Giá mua phù hợp, đảm bảo kinh tế giảm giá thành sản phẩm.
2.Yêu cầu về phụ liệu
- Chỉ: + Màu sắc giống vải chính.
+ Độ bền tương đương với vải, độ co giãn giống vải, đặc biệt chỉ
dành cho áo T-shirt phải có độ co giãn tương đối lớn.
+ Các tính chất cơ lý phù hợp với đặc tính của vải.
- Khoá: Yêu cầu đủ đọ dài, dễ đóng mở, bền đẹp, cùng màu với vải chính.
- Chun: Có độ đàn hồi và độ bền kéo giãn cao, chất liệu phù hợp với vải
chính là vải Denim.
- Cúc: Cúc áo chỉ mang tính chất trang trí, đảm bảo đẹp, không rỉ.Cúc quần
còn yêu cầu độ bền cao.
- Các loại nhãn mác:Có dủ thông tin và thông số cần thể hiện, là giấy lụa
hoặc vải có thành phần phù hợp với nguyên liệu. Chữ và hình thêu phải in rõ nét,
dễ đọc, dễ hiểu.
- Hình trang trí: con mèo và chữ R đúng màu sắc yêu cầu.
1.2.2.2 Các loại nguyên phụ liệu sử dụng
Mã hàng TE-07 sử dụng các loại nguyên phụ liệu sau:
- Vải chính, riêng áo sơ mi cần thêm vải phối.
- Chỉ, cúc trang trí, cúc cài, khoá.
- Các loại nhãn mác: mác chính, mác sử dụng,
- Thẻ bài.
- Túi nilon, móc treo, thùng cotton, băng dính.
Sau khi chọn đựơc NPL phù hợp tiến hành thí nghiệm để kiểm tra độ co của
vải qua là.
Dưới đây là bảng nghiên cứu về NPL của mã hàng TE-07:
BẢNG ĐẶC TÍNH NGUYÊN LIỆU

Tên
nguyên
Thành
phần
Mật độ
sợi
Độ co(%)
Co
dọc
Co
ngang
Áo
T-
shirt
Vải
chính
100%
cotton
Md=55
Mn=55
0,5% 0,3% Dệt
kim
1,7
m
Trắng
Áo

mi
Vải
chính

Vải
phối
100%
cotton
100%
cotton
Md=60
Mn=60
Md=60
Mn=60
0,7%
0,7%
0,5%
0,5%
Dệt
thoi
Dệt
thoi
1,5
m
1,5
m
Đỏ
Kẻ caro
đỏ
Quầ
n
soo
c
Vải

chính
90%
cotton
10%
polyest
Md=50
Mn=50
1% 0,5% Dệt
thoi
1,5
m
Trắng
sữa
S
P
e
BẢNG ĐẶC TÍNH PHỤ LIỆU

Sản
phẩm
Tên phụ liệu Đặc điểm Màu sắc
Số
lượng
Áo T-
shirt
1
Chỉ may - Thành phần: Tơ tằm.
- Chi số: 13
- Hướng xoắn: z
- Nhãn hiệu: Taylor

- Dùng cho máy 2 kim 5 chỉ
- Số m/cuộn: 12000m/cuộn.
Trắng
Cổ áo -Thành phần: 100% cotton. Trắng 1 chiếc
Áo sơ mi
1
2
3
Chỉ may -Thành phần: 100% polyester
- Chi số: 60/3
- Số m/cuộn: 5000m/cuộn.
Đỏ
4
Chỉ vắt số - Thành phần: Tơ tằm.
- Chi số: 13
- Số m/cuộn: 12000m/cuộn.
Trắng
5
Cúc - Chất liệu: nhựa cứng phủ
nhôm.
- Đường kính: 2,2cm.
- Độ dày: 2mm
Trắng 5 chiếc
Hình con
mèo trang trí
- Chất liệu: Chỉ thêu.
- D × R: 10cm × 7,5cm.
Trắng,đỏ
da cam,
1 chiếc

Dựng - Kí hiệu: DV53.
- Chất liệu: vải phủ chất kết
dính.
Trắng
Quần
sooc
1
2
3
4
5
Chỉ may -Thành phần:100% polyester
- Chi số: 60/3
- Số m/cuộn: 5000m/cuộn
Trắng
sữa
Chỉ vắt sổ - Thành phần: Tơ tằm.
- Chi số: 13
- Số m/cuộn: 12000m/cuộn
Trắng
sữa
Chỉ trang trí -Thành phần:100% polyester
- Chi số: 40/3
- Số m/cuộn: 5000m/cuộn
Vàng
Cúc đóng - Chất liệu: nhựa
- Đường kính: 1,5cm.
- Độ dày: 2mm
Trắng
sữa

1 chiếc
Cúc trang trí - Chất liệu: nhôm mạ inoc
- Đường kính: 0,8cm.
Trắng 6 chiếc
2
3
4
5
6
7
8
- Chân cao: 2mm
Dựng - Kí hiệu: DV53.
- Chất liệu: vải phủ chất kết
dính.
Trắng
Chữ R trang
trí
- Chất liệu: chỉ thêu.
- D × R: 5cm × 4,5cm.
Đỏ phối
trắng
1 chiếc
Mác chính -Thành phần: 100% polyeste
- Nhãn hiệu: ITS
Trắng 1
chiếc
Mác sử
dụng
-Thành phần: 100% polyeste

- Nhãn hiệu: ITS
Sữa đục 1
chiếc
Mác cỡ -Thành phần: 100% polyeste
- Nhãn hiệu: ITS
Đen 1
chiếc
Chun - Chất liệu: chỉ tết.
- Bản rộng: 3cm.
- Độ dày: 1mm.
Trắng 56cm
Túi bao gói -Thành phần: PVC
- Kích thước: 30cm × 30cm
Trắng
Thùng
catton
-Thành phần: Giấy
- Kích thước: 50 × 40 × 30cm
Thùng
catton
Băng dính - Bản rộng: 6cm.
- Số m/cuộn: 500m/cuộn
Vàng
nhạt
Dây đai -Số m/ thùng: 95m.
- Bản rộng: 1,2cm.
- Số m/cuộn: 500m/cuộn
Xanh
9 Thẻ bài -Chất liệu: bìa cứng.
- D × R: 10cm × 4cm.

- Ký hiệu: TE - 07
Nâu 1
1.2.3 Cách kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
Để quá trình sản xuất đựoc diễn ra liên tục nhịp nhàng, đạt hiêụ quả cao cần
có sự tính toán và giám chặt chẽ trong tất cả các công đoạn. Một trong những
công đoạn quan trọng của quá trình sản xuất là chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ
liệu. Chuẩn bị sản xuất về nguyên phụ liệu là là quá trình lập kế hoạch cung ứng
và định mức sử dụng nguyên phụ liệu cho mã hàng, giúp cho ta một cái nhìn
tổng quát về một sản phẩm tránh được những sai sót, nhầm lẫn xảy ra.
Trong tình hình hiện nay chất lượng vải trong nước còn chưa cao và không
ổn định nên khâu chọn vải chiếm vị trí quan trọng trong quá trình sản xuất. Nếu
ta thực hiện tốt khâu chọn vải thì không những tiết kiệm được nguyên liệu, sử
dụng nguyên liệu hợp lý mà còn làm cơ sở cho việc hạch toán nguyên liệu đựoc
chính xác. Từ đó có điều kiện phản ánh đến nơi sản xuất thúc đảy chất lượng sản
phẩm ngày càng được nâng cao.
1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức của kho nguyên liệu
Trong xí nghiệp tồn tại 2 loại kho:
+ Kho tạm chứa: tất cả những nguyên phụ liệu ban đầu nhập về phải
đưa vào kho tạm chứa để chờ kiểm tra, đo đếm, phân loại.
+ Kho chính thức: gồm những nguyên phụ liệu đã được đo đếm, kiểm
tra, phân loại có số liệu chính xác, đúng yêu cầu có thể đưa vào sản xuất được.

Phá kiện
đo đếm
Kiểm tra
chất lượng
Hàng nhập
kho tạm chứa
Hàng nhập kho
chính thức

Hàng nhập kho
không đạt yêu cầu
chờ sử lý
1.2.3.2 Nguyên tắc kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu
Tất cả mọi nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất đều phải tiến hành kiểm tra
đo đếm đầy đủ theo nguyên tắc sau:
- Tất cả hàng và nhập kho đều phải có phiếu giao nhập giao nhập về số
lượng và ghi rõ vào sổ sách có chữ ký rõ rang không được tẩy xóa cần lưu giữ để
tiện kiểm tra theo dõi.
- Tất cả nguyên phụ liệu đều phải được tiến hành đo đếm phân loại: màu
sức số lượng, khổ vải…. rồi mới mang sang kho chính thức.
- Để ổn định tính chất cơ lý của nguyên liệu thì cần dỡ kiện vải may áo T-
shirt trước 3 ngày, đối với vải may áo sơ mi và vải may quần cần dỡ kiện trước 2
ngày và chỉ được xếp cao 1m.
- Khi đo đếm xong phải ghi đầy đủ ký hiệu theo quy định, cần báo khổ vải
cho phòng kỹ thuật trước 3 ngày để giác sơ đồ. Đồng thời phải chuẩn bị đầy đủ
số lượng vải cho phân xưởng cắt trước 1 ngày.
- Khi giao cho phân xưởng cắt phải thực hiện phân loại khổ vải để tiện lợi
cho từng loại bàn cắt tránh phát sinh đầu tấm.
- Đối với vải đầu tấm phải được phân chia từng loại khổ, chiều dài, màu sắc
để tận dụng cho việc tái sản xuất.
- Đối với phụ liệu như: chỉ, cúc, phải kiểm tra đúng yêu cầu kỹ thuật, số
lượng mới được nhập kho.
- Nếu vải bị sai màu, lỗi sợi, lẹm hụt …đều có biên bản ghi rõ số lượng để
báo lại với nhà cung ứng.
- Tất cả các phụ liệu do phá kiện như: bao bì, đai, giấy gói, hòm hộp đều
phải xếp gọn gang, thống kê vào sổ sách để tránh lãng phí.
- Tất cả cac nhân viên làm việc ở kho đều phải chịu sự phúc tra của ban
thanh tra.
1.2.3.3. Phương pháp kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu

Công tác kiểm tra đo đếm nguyên phụ liệu được thực hiện sau khi tất cả các
nguyên phụ lệu đã nhập vào kho tạm chứa để phân loại.Việc này sẽ được tiến
hành một lần nữa trước khi đưa vào sản xuất để tránh sự tổn thất về tài chính,
cũng như sự gián đoạn trong quá trình sản xuất khi gặp sự cố về nguyên phụ liệu,
góp phần sử lý và sử dụng nguyên phụ liệu hợp lý và hiệu quả.
I. Kiểm tra nguyên liệu
A. Kiểm tra số lượng, khổ vải, chất lượng vải
a. Phương pháp kiểm tra
- Phương pháp thủ công: tở vải và dùng thước đo chiều dài.
- Phương pháp cơ khí hoá: Dùng máy đo chiều dài có sự trợ giúp của con
người.
b. Lựa chọn phương pháp
Công ty chúng tôi dùng phương pháp cơ khí hoá vì có ưu điểm: nhanh chính
xác và giảm sức lao động.
c. Tiến hành kiểm tra
Đưa cuộn vải vào trục của máy cuốn vải cho máy chạy đều,máy có đền
chiếu sang từ trên xuốngvà vải được cuốn vào trục thứ hai. Trên bề mặt vải có
con chạy gắn máy đo chiều dài.Kết thúc mỗi cuộn vải sẽ hiện lên số met vải và
so sánh với phiếu ghi trên cuộn (độ chênh lệch cho phép là 0,5÷1).Trường hợp
nếu sai lệch lớn hơn mức cho phép phải báo với cấp trên để giải quyết.
Mã hàng TE – 07 dùng vải chính may áo T-shirt có khổ vải là 1.7m,vải may áo
sơmi và quần có khổ là 1.5m và để ở dạng cuộn.Hai người sẽ đứng ở 2 đầu máy
quan sát, đồng thời ghi khổ vải vào phiếu để sau này tổng hợp.Nếu khổ vải thực
tế nhỏ hơn khổ vải yêu cầu 0,2m thì phải báo cho cấp trên. Trong quá trình quan
sát chỗ nào có lỗi hay loang màu thì dùng băng dính để đánh dấu.
* Quy định về loại vải
Vải thành phẩm được chia làm 3 loại:
- Loại 1: bình quân 3m/1 lỗi để sản xuất cho đơn hàng này.
- Loại 2: từ 1÷2m/1 lỗi, được chuyển sang sản xuất hang phụ trang,sản
phẩm phụ.

- Loại 3: dưới 1m/1 lỗi.
*Quy định về lỗi vải
- Nhóm 1: Gồm các lỗi do quá trình dệt gây ra.
+ Sợi ngang không săn, không đều màu.
+ Khổ vải không đều.
+ Mép vải bị rách.
+ Chập sợi, mất sợi
- Nhóm 2: Gồm các lỗi do quá trình in hoa nhuộm màu.
+ Lệch kẻ, sai màu ít rõ rệt.
+ Chỗ đậm, chỗ nhạt không đều.
- Những dạng lỗi sau phải đưa xuống loại 2:
+ Vết màu dải dác trên toàn bộ cây vải.
+ Lỗi sợi dải dác trên toàn bộ cây vải.
+ Lệch chu kỳ kẻ thấy rõ.
+ Khổ vải to nhỏ không đều, đứt biên liên tục.
B. Kiểm tra trọng lượng vải
Dùng phương pháp cân: sử dụng cân có độ chính xác cao để kiểm tra khối
lượng vải của từng cây.Cây nào không đủ trọng lượng phải xếp riêng.
C. Phương pháp xác định mặt trái,mặt phải của vải.
+ Xác định theo dấu (Face side ) của nhà sản xuất.
+ Quan sát sợi dệt trên bề mặt của vải.
- Quần: Mặt phải bóngk,không nổi gân sợi.
- Aó T- Shirt: Xác định dựa vào Face side.
- Áo sơ mi: có 2 mặt phân biệt nên đềang nhận biết mặt trái và mặt
phải.
II. Kiểm tra phụ liệu
A. Chỉ
Các chỉ tiêu kiểm tra.
+ Số lượng: kiểm tra bằng cách đếm số lượng.
+ Chất lượng, tính chất, màu sắc, đúng theo yêu cầu so với chứng từ đã

quy định. So sánh đối chiếu màu sắc chi số của chỉ với bảng đặc tính NPL.
+ Phương pháp kiểm tra: Đặt từ 5 đến 10 sợi chỉ lên lávải dươianhs
sang thực tế và nhìn thẳng để kiểm tra độ đồng màu chính xác.
B. Chun
Các chỉ tiêu kiểm tra
+ Số lượng: kiểm tra bằng cách đếm số lượng cuộn.
+ Chất lượng, tính chất, màu sắc, đúng yêu cầu so với chứng từ quy
định.
C. Cúc
Các chỉ tiêu kiểm tra
+ Số lượng: kểm tra bằng cách đếm số túi.
+ Chất lượng, tính chất, màu sắc đùng yêu cầu.
D. Kiểm tra dựng
- Kiểm tra màu: yêu cầu màu trắng, bằng cách đối chiếu với bảng đặctính
NPL.
- Kiểm tra ký hiệu của dựng.
- Khảo sát độ kết dính:
+ Cắt một miếng dựng và một miếng vải có kích thước 50cm × 80cm
đem dính ép dưới nhiệt độ và lực ép ghi trên hướng dẫn sử dụng mex.
+ Sau khi ép xong cắt một miếng 3cm
2
bóc một đầu dài 1cm móc vào
cân để kiểm tra độ kết dính của dựng, đồng thời kiểm tra màu sắc của nguyên
liệu sau khi ép dựng sovới màu của nguyên liệu ban đầu. Dựa vào kết quả kiểm
tra để điều chỉnh nhiệt độ, lực ép sao cho sản phẩm sau khi ép xong không bị
bong rộp, ố vàng.
E. Nhãn, mác
Kiểm tra số lượng, đặc tính và chất lưọng bằng cách quan sát và đếm.
F. Dây đai, băng dính, túi nilon và hòm
Kiểm tra về số lượng, kích cỡ,chất lưọng bằng cách đo, đếm.

1.2.4. Bảo quản nguyên phụ liệu
- Khi nhập kho nguyên phụ liệu phải được để ở nơi thoáng mát, cao dáo
tránh xa nguồn hoá chất, thực phẩm và chất gây cháy vì loại vải của mã hàng này
dễ dây bẩn và dễ cháy. Phải được che đậy cẩn thận tránh bụi bẩn vì vải áo T –
Shirt là vải dệt kim màu trắng rất dễ bắt bụi.
- Không được xếp các vật liệu có màu sức tương phản gần vải áo T – Shirt
vì có thể bị dây màu, thường xuyên có biện pháp diệt vi sinh vật phá hoại,kiểm
tra định kỳ phát hiện sai hỏng để có biện pháp xử lý kịp thời.
- Trong quá trình sản xuất phải vận chuyển nguyên vật liệu nhẹ nhàng
không được dẫm lên, tránh để nguyên vật liệu vào chỗ có dầu mỡ khó giặt tẩy.

PHẦN 2: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT VỀ THIẾT KẾ
2.1. Nghiên cứu mẫu
Nghiên cứu mẫu để có được thong tin chính xác về mẫu, đồng thời xác định
các điều kiện sản xuất để có kế hoạch đồng bbọ cho các khâu tiếp theo và đề ra
phương án thực hiện cho cả quá trình sản xuất từ nguyên liệu cho đến thành
phẩm.
2.1.1. Đặc điểm, hình dáng.
a. Hình vẽ mô tả mẫu.(hinh)
b. Đặc điểm hình dáng
- Quần soóc: mang đặc điểm hình dáng của quần Jean,chỉ dài qua gối, mặc
rộng thoải mái.
+ Mặt trước: thân trước có bổ ngang, được chia làm 2 phần than trên và thân
dưới.
- Thân trên: cạp chun một nửa, may dây patxang và moi khoá,có 2 túi
hàm ếch giả và dập cúc trang trí ở miệng túi.
- Thân dưới: gồm 2 túi ốp có nắp. Cạnh túi phía sườn được may vào cùng
với đường chắp dọc. Nắp túi được may vào cùng với đường chắp thân trên và
thân dưới.
Túi bên phải: có hai đường diễu ngắn đến nửa túi và có dập cúc trang trí.

Túi bên trái: có đặt hình chữ R trang trí và có đường diễu chạy dài hết
túi.

+ Mặt sau: thân sau có đề cúp, cạp chun toàn bộ, có 2 túi ốp.
- Áo sơ mi: kiểu áo sơ mi nam cơ bản,cổ đức, áo mặc không đóng cúc, thân
trước nhỏ hơn thân sau.Cổ áo, nách áo, gấu may bằng vải phối.
+ Mặt trước:thân trước trái có túi ốp ngực, trên túi co dán hình con mèo.Có cá
vai và đính cúc trang trí.Nẹp, gấu, nách áo may đáp rời.
+ Mặt sau: Thân sau không có cầu vai, may mác chính.
- Áo t-shirt: áo xuông,gấu bằng và cổ tròn mặc rộng thoải mái.
2.1.2. Kết cấu sản phẩm
2.1.2.1. Số lưọng chi tiết của sản phẩm
BẢNG THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG CHI TIẾT CỦA SẢN PHẨM
Sản
phẩm
STT Tên chi tiết
Loại nguyên liệu Số lượng
Ghi
chú
Vải
chính
Vải phối Dựng
Quần
1
2
THÂN TRƯỚC
Thân trước trên
Thân trước dưới
02
02

3
4
THÂN SAU
Thân chính
Đề cúp
02
02
5
6
7
8
9
TÚI
Đáp túi trên
Cơi túi trên
Nắp túi
Túi ốp dưói
Túi ốp sau
02
02
04
02
02
02
10
11
CẠP
Cạp chính
Cạp lót
01

01
01
Ép
mex
½
cạp
12
13
Đáp moi trái
Đáp moi phải
01
01
01
01
14 Dây patxang 01
Áo
sơ mi
1 Thân trước 02
2 Thân sau 02
4 Túi 01
5 Bản cổ 02 01
6 Chân cổ 02 01
7 Đáp nẹp 02
8 Đáp vòng nách 02
9 Đáp gấu sau 01
10 Đáp gấu trước 02
11 Cá vai 04
Áo
T-
shirt

1 Thân trước 02
2 Thân sau 02
3 Tay áo 02


2.1.2.2. Hình vẽ mặt trước mặt sau
HÌNH VẼ MÔ TẢ SẢN PHẨM
HÌNH VẼ MÔ TẢ SẢN PHẨM
Mặt trước
Mặt sau
HÌNH VẼ MÔ TẢ SẢN PHẨM
Mặt trước
Mặt sau

×