Tải bản đầy đủ (.ppt) (24 trang)

Phương thức tín dụng chứng từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.93 KB, 24 trang )

PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
(DOCUMENTARY CREDIT)
1
Khái niệm
Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh
toán, trong đó, theo yêu cầu của khách hàng, một ngân hàng sẽ
phát hành một bức thư, gọi là Thư tín dụng, trong đó, ngân hàng
phát hành cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên
thứ ba khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng
từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định
trong Thư tín dụng.
2
Ký hiệu viết tắt

L/C: Thư tín dụng (Letter of Credit)

NHPH: Ngân hàng Phát hành (Issuing Bank).

NHTB: Ngân hàng Thông báo (Advising Bank).

NHCK: Ngân hàng Chiết khấu (Negotiating Bank).

NHXN: Ngân hàng Xác nhận (Confirming Bank).

NHCĐ: Ngân hàng Được Chỉ định (Nominated Bank).
3
Giải thích

Thuật ngữ “Tín dụng”: Ở đây được dùng theo nghĩa “Tín dụng
chữ ký”, ngân hàng phát hành cho người nhập khẩu vay “sự tín
nhiệm” của mình thông qua việc phát hành L/C vì ngân hàng có


hệ số tín nhiệm cao hơn nhà nhập khẩu.

Thuật ngữ “Tín dụng chứng từ”: Vì đối tượng cấp tín dụng là
bộ chứng từ hàng xuất. Trong giao dịch Tín dụng chứng từ thì
tất cả các bên liên quan chỉ giao dịch với nhau bằng chứng từ.
4
Đặc điểm của giao dịch L/C

L/C là hợp đồng kinh tế giữa ngân hàng phát hành và nhà xuất khẩu vì mọi
chỉ thị, yêu cầu của nhà nhập khẩu đã do ngân hàng phát hành đại diện.

L/C độc lập với hợp đồng ngoại thương: L/C thể hiện cam kết thanh toán
của ngân hàng phát hành cho người thụ hưởng khi người này xuất trình được
bộ chứng từ phù hợp, nó hình thành trên cơ sở hợp đồng nhưng sau đó lại
hoàn toàn độc lập với hợp đồng này.

L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và chỉ thanh toán căn cứ vào chứng từ: Bộ
chứng từ phải tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của L/C, bao gồm số loại, số
lượng và nội dung của chúng. Các ngân hàng chỉ trên cơ sở chứng từ, kiểm
tra việc xuất trình để quyết định xem trên bề mặt chứng từ có tạo thành một
xuất trình phù hợp theo yêu cầu của L/C hay không.
5
Những nội dung chủ yếu của L/C

Số hiệu L/C (Credit Number): Tất cả L/C đều phải có số hiệu
riêng.

Địa điểm phát hành L/C: Là nơi ngân hàng phát hành viết cam kết
thanh toán cho người thụ hưởng.


Ngày phát hành L/C (Date of Issue):

Bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/C

Ngày phát sinh sự cam kết của ngân hàng phát hành với người thụ
hưởng

Ngày phát sinh trách nhiệm không hủy ngang của nhà nhập khẩu
trong việc hoàn trả cho ngân hàng phát hành

Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến L/C:

Người yêu cầu, người thụ hưởng

Ngân hàng phát hành, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông báo,
ngân hàng được chỉ định
6
Những nội dung chủ yếu của L/C

Số tiền của L/C: Số tiền L/C vừa được ghi bằng số, vừa được ghi
bằng và phải thống nhất với nhau.

Thời hạn hiệu lực và địa điểm xuất trình L/C:

Là thời hạn mà ngân hàng phát hành cam kết trả tiền cho nhà xuất
khẩu nếu nhà xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ phù hợp.

Địa điểm xuất trình L/C là địa điểm của ngân hàng mà tại đó L/C
có giá trị thanh toán.


Thời hạn trả tiền của L/C (Time of Payment): Trả tiền ngay hay
kỳ hạn.

Ngày giao hàng (Shipment date): Ngày giao hàng chậm nhất
7
Những nội dung chủ yếu của L/C

Những nội dung liên quan đến hàng hóa: Tên hàng, số
lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách, phẩm chất, bao bì, ký
mã hiệu…

Những nội dung về vận tải, giao nhận: Điều kiện giao hàng,
nơi giao hàng, cách vận tải, nơi trả hàng…

Bộ chứng từ phải xuất trình:

Bộ chứng từ là bằng chứng chứng minh nhà xuất khẩu đã
hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo đúng như L/C quy định.

Nếu bộ chứng từ xuất trình phù hợp thì ngân hàng phát hành
sẽ phải thanh toán cho nhà xuất khẩu.

Yêu cầu lập chứng từ phải nghiêm ngặt, hoàn hảo, phù hợp
với những điều khoản của L/C.
8
Quy trình phát hành L/C

Ngân hàng phát hành L/C:
9


Phương thức phát hành L/C:

Phát hành bằng thư qua đường bưu điện: tính từ thời điểm đóng
dấu của bưu điện.

Phát hành bằng điện: Telex, Fax, Swift: tính từ thời điểm ấn nút
ENTER truyền bức điện đi.

Phát hành kết hợp thư và điện
1./ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở
L/C
1./ Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở
L/C
2./ Ngân hàng phát hành L/C
2./ Ngân hàng phát hành L/C
3./ Tu chỉnh hoặc hủy L/C (nếu
có)
3./ Tu chỉnh hoặc hủy L/C (nếu
có)
4./ Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
4./ Nhận và kiểm tra bộ chứng từ
6./ Thanh toán và kết thúc hồ sơ L/C
6./ Thanh toán và kết thúc hồ sơ L/C
5./ Từ chối thanh toán xuất trình
không phù hợp
5./ Từ chối thanh toán xuất trình
không phù hợp
Quy trình thông báo L/C

Ngân hàng thông báo L/C:

10
1./ Nhận L/C từ ngân hàng phát
hành
1./ Nhận L/C từ ngân hàng phát
hành
2./ Kiểm tra L/C
2./ Kiểm tra L/C
Yêu cầu tu chỉnh hoặc hủy
L/C (nếu có)
Yêu cầu tu chỉnh hoặc hủy
L/C (nếu có)
3./ Nhận, kiểm tra bộ chứng từ
xuất khẩu
3./ Nhận, kiểm tra bộ chứng từ
xuất khẩu
Không phù hợp
Yêu cầu chỉnh sửa chứng từ
(nếu có)
Yêu cầu chỉnh sửa chứng từ
(nếu có)
Không phù hợp
4./ Xuất trình chứng từ tại ngân
hàng phát hành
4./ Xuất trình chứng từ tại ngân
hàng phát hành
5./ Báo có cho nhà xuất khẩu
5./ Báo có cho nhà xuất khẩu
Quy tắc chọn ngân hàng thông báo
L/C


Ngân hàng thông báo phải luôn do ngân hàng phát hành chỉ định,
thường là ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu và là chi nhánh hay đại
lý của ngân hàng phát hành.

L/C được thông báo qua ngân hàng nào thì các sửa đổi L/C phải
được thông báo qua ngân hàng đó.

Nếu ngân hàng thông báo thứ nhất không có quan hệ khách hàng
với người thụ hưởng thì ngân hàng phát hành phải chỉ định ngân
hàng thông báo thứ hai.

Nếu 1 ngân hàng không phải là ngân hàng xác nhận, chỉ thực hiện
thông báo L/C thì không chịu bất kỳ trách nhiệm nào phải thanh
toán hay chiết khấu chứng từ theo L/C.

Nếu ngân hàng được yêu cầu thông báo L/C nhưng từ chối thì phải
thông báo không chậm trễ quyết định này cho ngân hàng phát hành.
11
Xác nhận L/C

Xác nhận: Là 1 cam kết chắc chắn, không hủy ngang của 1 ngân
hàng bổ sung vào sự cam kết của ngân hàng phát hành để thanh
toán hoặc chiết khấu bộ chứng từ xuất trình phù hợp. Như vậy, 1
L/C được xác nhận đảm bảo 2 lần cho người hưởng lợi.

Nếu L/C quy định chứng từ xuất trình đến ngân hàng xác nhận và
xuất trình là phù hợp thì ngân hàng xác nhận phải thanh toán ngay,
trả chậm hoặc chiết khấu L/C.

Ngân hàng xác nhận bị ràng buộc không hủy ngang đối với việc

thanh toán hoặc chiết khấu kể từ thời điểm xác nhận L/C.

Ngân hàng xác nhận cam kết hoàn trả tiền cho ngân hàng được chỉ
định khi ngân hàng này đã thanh toán hoặc chiết khấu đối với xuất
trình phù hợp và đã giao chứng từ cho ngân hàng xác nhận.

Từ chối yêu cầu xác nhận: Nếu 1 ngân hàng được ngân hàng phát
hành ủy quyền hoặc yêu cầu xác nhận L/C mà không sẵn sàng xác
nhận, thì phải thông báo không chậm trễ cho ngân hàng phát hành.
12
Chỉ định và ngân hàng được chỉ định

Chỉ định: Là việc ngân hàng phát hành chỉ định 1 ngân hàng khác
thay mặt mình tiếp nhận, kiểm tra và thực hiện việc thanh toán hay
chiết khấu bộ chứng từ xuất trình. Ngân hàng được chỉ định là ngân
hàng tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu.

Trách nhiệm của ngân hàng được chỉ định:

Trả tiền ngay cho người thụ hưởng nếu L/C quy định.

Chấp nhận hối phiếu nếu L/C quy định.

Cam kết trả chậm nếu L/C quy định.

Chiết khấu hối phiếu hoặc các chứng từ nếu L/C quy định.
13
Điều chỉnh L/C

Việc sửa đổi L/C phải bảo đảm:


Phải sửa đổi trong thời hạn hiệu lực của L/C

Việc sửa đổi phải được thực hiện qua ngân hàng

Nội dung sửa đổi phải được ngân hàng phát hành và ngân hàng xác
nhận (nếu có) xác nhận cuối cùng

Nội dung sửa đổi sau phủ nhận nội dung L/C và nội dung sửa đổi
trước đó.

Mọi sửa đổi phải được thực hiện bằng điện

Sửa đổi luôn là không hủy ngang, ngay cả khi không nói như vậy.
14
Các định nghĩa theo UCP 600

Xuất trình = Đòi tiền và chuyển giao chứng từ: Là việc chuyển
giao chứng từ theo L/C cho ngân hàng phát hành hoặc cho ngân hàng
được chỉ định và đòi thanh toán.

Xuất trình phù hợp (Complying presentation): Là việc xuất trình
chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản L/C, với các điều
khoản được áp dụng của UCP, và với tập quán ngân hàng tiêu chuẩn
quốc tế ISBP.

Người xuất trình (Presenter): Là người thụ hưởng, ngân hàng hoặc
một bên khác thực hiện việc xuất trình.
15
Các định nghĩa theo UCP 600

16
Người thụ hưởng
Người thụ hưởng
Ngân hàng được chỉ
định
Ngân hàng được chỉ
định
1./
Bộ chứng từ
Trả tiền
Người thụ hưởng
Người thụ hưởng
Ngân hàng xác nhận
Ngân hàng xác nhận
2./
Bộ chứng từ
Trả tiền
Người thụ hưởng
Người thụ hưởng
Ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành
3./
Bộ chứng từ
Trả tiền
Ngân hàng được chỉ
định
Ngân hàng được chỉ
định
Ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành

4./
Bộ chứng từ
Trả tiền
Ngân hàng được chỉ
định
Ngân hàng được chỉ
định
Ngân hàng xác nhận
Ngân hàng xác nhận
5./
Bộ chứng từ
Trả tiền
Ngân hàng xác nhận
Ngân hàng xác nhận
Ngân hàng phát hành
Ngân hàng phát hành
6./
Bộ chứng từ
Trả tiền
Các định nghĩa theo UCP 600
17
XUẤT TRÌNH PHÙ HỢP
XUẤT TRÌNH PHÙ HỢP
Phải phù hợp đồng thời
Phải phù hợp đồng thời
Trách nhiệm của…
Trách nhiệm của…
Các điều khoản của
L/C
Các điều khoản của

L/C
Các điều khoản của UCP
được áp dụng
Các điều khoản của UCP
được áp dụng
Tập quán ngân hàng tiêu
chuẩn quốc tế ISBP
Tập quán ngân hàng tiêu
chuẩn quốc tế ISBP
Ngân hàng phát hành phải
thanh toán
Ngân hàng phát hành phải
thanh toán
Ngân hàng xuất trình phải
thanh toán hoặc chiết khấu
và chuyển chứng từ cho
ngân hàng phát hành
Ngân hàng xuất trình phải
thanh toán hoặc chiết khấu
và chuyển chứng từ cho
ngân hàng phát hành
Ngân hàng được chỉ định
nếu thanh toán hoặc chiết
khấu thì phải chuyển chứng
từ cho ngân hàng xác nhận
hoặc ngân hàng phát hành.
Ngân hàng được chỉ định
nếu thanh toán hoặc chiết
khấu thì phải chuyển chứng
từ cho ngân hàng xác nhận

hoặc ngân hàng phát hành.
Các định nghĩa theo UCP 600

Địa điểm xuất trình (Place of Presentation): Là địa điểm của ngân
hàng mà tại đó L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu. Trong thực
tế, địa điểm xuất trình bao gồm:

Xuất trình tại ngân hàng phát hành: L/C available with Issuing
Bank

Xuất trình tại ngân hàng xác nhận: L/C available with a
Confirming Bank

Xuất trình tại ngân hàng được chỉ định: L/C available with a
Nominated Bank

Xuất trình tự do: L/C available with Any Bank

L/C có giá trị tại… (L/C is availble with… by… ): Thuật ngữ
“available” có nghĩa là L/C có giá trị thanh toán (Honour) hoặc chiết
khấu (Negotiation) tại ngân hàng nào.
18
Các định nghĩa theo UCP 600

Chiết khấu (Negotiation): Là việc ngân hàng được chỉ định mua các hối phiếu
(ký phát đòi tiền ngân hàng khác) và/ hoặc các chứng từ xuất trình phù hợp bằng
cách ứng trước hoặc đồng ý ứng trước tiền cho người thụ hưởng.

Thanh toán và cam kết thanh toán (Honor):


Trả tiền ngay, nếu L/C có giá trị thanh toán ngay

Cam kết trả chậm và trả tiền khi đến hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán chậm

Chấp nhận hối phiếu do người thụ hưởng ký phát và trả tiền hối phiếu khi đến
hạn, nếu L/C có giá trị thanh toán bằng chấp nhận
19
Nội dung L/C có giá trị thanh toán hoặc chiết khấu:
Sight payment
Sight payment
Purchase of draft
Purchase of draft
Deferred payment
Deferred payment
Purchase of Docs
Purchase of Docs
Draft acceptance
Draft acceptance
Purchase of Draft and Docs
Purchase of Draft and Docs
Honour
Honour
Negotiation
Negotiation
L/C available by
L/C available by
Các định nghĩa theo UCP 600

Phân biệt “Deferred payment” và “Acceptance L/C”:
20

Phân biệt “Deferred payment” và “Acceptance L/C”
Deferred L/C
Deferred L/C
Acceptance L/C
Acceptance L/C
Ngân hàng cam kết thanh
toán bằng cách chấp nhận
hối phiếu (có hối phiếu)
Ngân hàng cam kết thanh
toán bằng cách chấp nhận
hối phiếu (có hối phiếu)
At sight L/C
(L/C thanh toán ngay)
At sight L/C
(L/C thanh toán ngay)
Time (usance) L/C
(L/C thanh toán chậm)
Time (usance) L/C
(L/C thanh toán chậm)
L/C
L/C
Ngân hàng cam kết thanh
toán không bằng hình thức
chấp nhận hối phiếu
(không có hối phiếu)
Ngân hàng cam kết thanh
toán không bằng hình thức
chấp nhận hối phiếu
(không có hối phiếu)
Các bên tham gia


Các bên bắt buộc tham gia:

Người yêu cầu mở L/C

Người thụ hưởng L/C

Ngân hàng phát hành

Ngân hàng thông báo

Các bên có thể tham gia:

Ngân hàng xác nhận

Ngân hàng được chỉ định

Ngân hàng chuyển nhượng
L/C

Ngân hàng hoàn trả
21
Ngân hàng được
chỉ định làm những
gì?
Ngân hàng được
chỉ định làm những
gì?
1./ Ngân hàng xác nhận
1./ Ngân hàng xác nhận

2./ Ngân hàng trả tiền
2./ Ngân hàng trả tiền
3./ Ngân hàng chiết khấu
3./ Ngân hàng chiết khấu
4./ Ngân hàng chấp nhận
4./ Ngân hàng chấp nhận
5./ Ngân hàng trả chậm
5./ Ngân hàng trả chậm
6./ Ngân hàng hoàn trả
6./ Ngân hàng hoàn trả
Quy trình nghiệp vụ

Trường hợp L/C có giá trị tại ngân hàng phát hành:
22
Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng
thông báo
Ngân hàng
thông báo
Người nhập
khẩu
Người nhập
khẩu
Người xuất
khẩu
Người xuất
khẩu

(3)
(4)
(1)
(9)
(7)
(6)
(2)
(8)
(6’)
(7’)
(5)
Trong đó:
1- Ký kết hợp đồng mua bán với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.
2- Nhà nhập khẩu gửi yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C.
3- Ngân hàng phát hành lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình tại nước người xuất khẩu
thông báo cho nhà xuất khẩu.
4- Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C, nếu chân thật thì thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.
5- Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu không sai sót thì tiến hành giao hàng như thỏa thuận., nếu không phù hợp thì yêu
cầu sửa đổi L/C.
6 & 6’ – Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng phát hành để được thanh toán.
7- Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán, ngược lại thì từ chối thanh
toán.
8- Nhà nhập khẩu hoàn trả tiền cho ngân hàng phát hành.
9- Ngân hàng phát hành trao bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu.
Quy trình nghiệp vụ

Trường hợp L/C có giá trị thanh toán tại ngân hàng được chỉ định:
23
Ngân hàng
phát hành

Ngân hàng
phát hành
Ngân hàng
thông báo &
Ngân hàng
được chỉ định
Ngân hàng
thông báo &
Ngân hàng
được chỉ định
Người nhập
khẩu
Người nhập
khẩu
Người xuất
khẩu
Người xuất
khẩu
(3)
(4)
(1)
(11)
(9)
(6)
(2)
(10)
(8)
(7)
(5)
Trong đó:

1- Ký kết hợp đồng mua bán với điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.
2- Nhà nhập khẩu gửi yêu cầu ngân hàng phục vụ mình phát hành L/C.
3- Ngân hàng phát hành lập L/C và thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của mình tại nước người xuất khẩu
thông báo cho nhà xuất khẩu.
4- Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C, nếu chân thật thì thông báo L/C cho nhà xuất khẩu.
5- Nhà xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu không sai sót thì tiến hành giao hàng như thỏa thuận., nếu không phù hợp thì yêu
cầu sửa đổi L/C.
6- Sau khi giao hàng, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và xuất trình cho ngân hàng được chỉ định để được thanh toán.
7- Ngân hàng được chỉ định kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán, ngược lại thì từ chối thanh
toán.
8- Ngân hàng được chỉ định gửi bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành để được hoàn trả.
9- Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì tiến hành thanh toán.
10- Ngân hàng phát hành đòi tiền nhà nhập khẩu và chuyển bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu sau khi đã nhận được tiền
hoặc được chấp nhận thanh toán.
11- Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp thì trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu.
24
HẾT
Trung tâm Đào tạo Nhân sự Xuất nhập khẩu LA PRO
Email: | Website: | Skype: lapro.edu.vn
Add: 313 Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội | Phòng 624 – Tầng 24 – Số 46 Phố Vọng –
Hà Nội
Tel: 0919 27 6887 | 0985 450 254 | Hotline: 04.36408750
FB:

×