Tải bản đầy đủ (.pptx) (33 trang)

cấu tạo modem wifi và các chuẩn kết nối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.11 MB, 33 trang )

Thiết bị đầu cuối - Modem Wifi
GVHD : Ths.Trần Vũ Kiên
Nhóm 12:
Nguyễn Long Thành
Đoàn Văn Cương
Mai Văn Minh
Nguyễn Mạnh Tùng
Vũ Mạnh Linh
Nội dung

1. Giới thiệu chung

2. Cấu tạo

3. Cấu hình

4. Ưu nhược điểm

5. Kết luận
1. Giới thiệu chung

1.1 Modem là gì?

1.2 Modem Wifi là gì?
1.1 Modem là gì?

Modem là bộ điều chế và giải điều chế để biến đổi các tín
hiệu số thành tín hiệu tương tự và ngược lại trên mạng
thọai. Tín hiệu số từ máy tính đến Modem,
được Modem biến đổi thành tín hiệu tương tự để có thể
đi qua mạng thoại. Tín hiệu này đến Modem và được biến


đổi ngược lại thành tín hiệu số đưa vào máy tính.
1.2 Modem Wifi là gì?

Modem wifi: là thiết bị có 1 hay nhiều cổng LAN (cắm trực
tiếp vào máy tính), 1 cột sóng phát tín hiệu WIFI – tức tín
hiệu Internet dạng không dây. Sử dụng modem wifi có thể
kết nối được 01 Máy tính để bàn hoặc cắm trực tiếp vào
LAPTOP. Còn sóng Wifi là dành cho các thiết bị di động
khác có khả năng kết nối Wifi (Điện thoại di động, Laptop,
NETBOOK, Máy tính bảng….)
1.2 Modem Wifi là gì? (tt)

Một số hãng sản xuất Modem Wifi:

TP-Link:

D-Link

Linksys

Buffalo
2. Cấu tạo

2.1 Cấu tạo bên ngoài

2.2 Cấu tạo bên trong.

2.3 Hoạt động chức năng

2.4 Các chuẩn wifi

2.1 Cấu tạo bên ngoài
1
2
7
6
5
3
4
2.1 Cấu tạo bên ngoài (tt)

1. Anten dùng cho wifi là anten vô hướng, sóng thường được phân cực ngang, có thể
có một hoặc nhiều ăng ten tùy thuộc vào từng loại modem.

Modem wifi 2 anten,3 anten được trang bị hệ thống anten thông minh nhiều anten
MIMO hoặc MISO (Multi-Input-Multi-Output, Multi-Input-Single-Output).

Kỹ thuật được sử dụng trong hệ thống anten thông minh này là:

Kỹ thuật đa phân chia theo không gian (spatial multiplexing) : chia một chuỗi dữ liệu thành
nhiều chuỗi dữ liệu nhỏ hơn và phát nhiều chuỗi nhỏ song song đồng thời trong cùng một kênh -
tương tự các làn xe trên xa lộ

MIMO giúp cải thiện phạm vi phủ sóng và độ tin cậy (giảm tỉ lệ lỗi) của thiết bị thông qua kỹ
thuật phân tập không gian (spatial diversity).
2.1 Cấu tạo bên ngoài (tt)

2. Nút nguồn: Dùng để bật tắt nguồn

Khi không sử dụng, người sử dụng nên tắt modem để
modem không bị nóng, dẫn đến tình trạng "treo modem".


3. Ổ cắm nguồn

Nguồn sử dụng cho modem thông thường là adapter 12V, 15V,
dòng từ 600mA đến 1A tùy thuộc vào từng loại modem và
hãng sản xuất.
2.1 Cấu tạo bên ngoài (tt)

4. Reset

Người sử dụng nên chú ý, khi dùng một chiếc tăm nhỏ để reset
lại toàn bộ modem trở thành ban đầu. Sau khi reset cấu hình
cài đặt trên modem bị mất.

5. Cổng LAN

Có thể là một hay nhiều cổng RJ45 cắm trực tiếp vào các PC để
trao đổi tín hiệu với PC

6: Cổng cắm card mạng adsl

Là cổng RJ11, cổng này cho phép nhận tín hiệu internet từ nhà
cung cấp.
2.1 Cấu tạo bên ngoài (tt)

7: các đèn báo hiệu

Báo hiệu nguồn

Báo hiệu line


Báo hiệu adsl

Báo hiệu internet

Báo hiệu LAN
( Trên một số modem có thể không có một trong số các đèn bao hiệu kể trên)
2.2 Cấu tạo bên trong
Khối nguồn
Khối phát wifi
Khối chia cổng có dây
Vị trí anten
Nhận tín hiệu và
giao tiếp với mạng
Đèn báo hiệu
IC xử lý tín hiệu chính
2.3 Hoạt động chức năng

Dữ liệu qua bộ xử lý được chuyển
tiếp tới IC switch, thường dùng là
Maxwell 88E6060. IC switch này có
chức năng chuyển mạch các gói tin
tới các cổng 1,2,3,4 hoặc IC wireless.
Để làm được điều này IC switch cấp
cho mỗi máy tính kết nối với nó
thông qua các cổng RJ45 hoặc
wireless một địa chỉ vật lý MAC (cấp
tự động), các gói tin truyền từ PC đi
được thêm địa chỉ MAC vào phần
Header, sever gửi gói tin về PC kèm

theo địa chỉ MAC trong phần Header.
IC switch dựa vào đó để chuyển gói
tin đi chính xác tới PC.
2.3 Hoạt động chức năng (tt)

Cách kết nối với IC switch 88E6060 được thể hiện như hình trên:

Các cổng 0,1,2,3 dùng để kết nối tới cổng RJ45, port5 giao tiếp với IC
wireless, port 4 giao tiếp với khối xử lý hoặc cổng WAN.
2.4 Các chuẩn wifi

Wifi là tên gọi phổ thông của mạng không dây theo công
nghệ WLAN (Wireless Local Area Network), là mạng cục bộ
không dây cho phép người sử dụng nối mạng trong phạm vi
phủ sóng của các điểm kết nối trung tâm.

Có 4 chuẩn Wifi:

802.11b

802.11a

802.11g

802.11n
2.4 Các chuẩn wifi (tt)

802.11b

Ra đời 7/1999. Chuẩn này hỗ trợ băng thông lên đến 11Mbps, tương

quan với Ethernet truyền thống.

802.11b sử dụng tần số vô tuyến 2.4GHz

Các thiết bị 802.11b có thể bị xuyên nhiễu từ các thiết bị điện thoại
không dây (kéo dài), lò vi sóng hoặc các thiết bị khác sử dụng cùng dải
tần 2.4 GHz.

Ưu điểm: giá thành thấp nhất; phạm vi tín hiệu tốt và không dễ bị cản
trở.

Nhược điểm: tốc độ tối đa thấp; các ứng dụng gia đình có thể xuyên
nhiễu.
2.4 Các chuẩn wifi (tt)

802.11a

Ra đời đồng thời với công nghệ 802.11b hỗ trợ băng thông lên đến 54
Mbps.

Sử dụng tần số vô tuyến 5GHz.

Do sử dụng tần số 5GHz đã làm cho phạm vi của hệ thống này hẹp hơn
so với các mạng 802.11b, tín hiệu 802.11a cũng khó xuyên qua các vách
tường và các vật cản khác hơn.

Ưu điểm của 802.11a – tốc độ cao; tần số 5Ghz tránh được sự xuyên
nhiễu từ các thiết bị khác.

Nhược điểm của 802.11a – giá thành đắt; phạm vi hẹp và dễ bị che

khuất.
2.4 Các chuẩn wifi (tt)

802.11g

Ra đời năm 2002 và 2003. Chuẩn này được đánh giá cao
trên thị trường. 802.11g thực hiện sự kết hợp tốt nhất giữa
802.11a và 802.11b. Nó hỗ trợ băng thông lên đến 54Mbps
và sử dụng tần số 2.4 Ghz để có phạm vi rộng. 802.11g có
khả năng tương thích với các chuẩn 802.11b

Ưu điểm: tốc độ cao; phạm vi tín hiệu tốt và ít bị che khuất.

Nhược điểm: giá thành đắt hơn 802.11b; các thiết bị có thể
bị xuyên nhiễu từ nhiều thiết bị khác sử dụng cùng băng tần.
2.4 Các chuẩn wifi (tt)

802.11n

Là chuẩn mới nhất hiện nay. Chuẩn 802.11n sẽ hỗ trợ tốc độ
dữ liệu lên đến 100 Mbps.

Sử dụng cả 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz.

Ưu điểm: tốc độ nhanh và phạm vi tín hiệu tốt nhất; khả
năng chịu đựng tốt hơn từ việc xuyên nhiễu từ các nguồn
bên ngoài.

Nhược điểm: giá thành đắt hơn 802.11g; sử dụng nhiều tín
hiệu có thể gây nhiễu với các mạng 802.11b/g ở gần.

3. Cấu hình Modem Wifi

Cấu hình cho Modem TP-LINK 8901/8951
3. Cấu hình Modem Wifi (tt)

3 bước:

Bước 1: Bạn cắm dây mạng kết nối giữa máy tính và
modem, cắm dây tín hiệu ADSL vào cổng điện thoại (RJ11)
trên modem.
Bước 2: Sau khi đã kết nối các thiết bị , bạn bật trình duyệt
website , gõ vào thanh địa chỉ : 192.168.1.1

User : admin – Password : password
3. Cấu hình Modem Wifi (tt)
3. Cấu hình Modem Wifi (tt)
3. Cấu hình Modem Wifi (tt)

×