Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tnhh thương mại thiên lan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.13 KB, 27 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH
CƠ SỞ THANH HÓA- KHOA KINH TẾ
d&c
BÁO CÁO SƠ BỘ
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI
THIÊN LAN
GVHD : TRẦN THỊ YẾN
SVTH : TRẦN THỊ TUYẾT
MSSV : 10010943
LỚP : CDTD12TH
Thanh Hóa, tháng 02 năm 2013
Báo cáo sơ bộ GVHD: Trần Thị Yến
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ GVHD: Trần Thị Yến
MỤC LỤC
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 4 GVHD: Trần Thị Yến
LỜI MỞ ĐẦU
1: Lý do chọn đề tài
Thực tập là một phần quan trọng trong quá trình đào tạo. Nó giúp cho sinh viên
nắm chắc hơn những lý thuyết đã được học và đồng thời thu được những kiến thức
trong thực tế ngoài sách vở. Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM nói chung và cơ
sở Thanh Hóa nói riêng là một trường phát triển mạnh các ngành nghề, do vậy việc
thực hành là cần thiết hơn cả.Trong xu thế phát triển chung của xã hội các doanh
nghiệp nước ta. Hoạt động sản xuất kinh doanh ở bất kỳ doanh nghiệp nào đều gắn
liền với hoạt động tài chính và hoạt động tài chính không thể tách khỏi quan hệ trao
đổi tồn tại giữa các đơn vị kinh tế. Hoạt động tài chính có mặt trong tất cả các khâu
của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu tạo vốn trong doanh nghiệp đến khâu phân


phối tiền lãi thu được từ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mỗi đối tượng này
quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp ở các góc độ khác nhau. Song nhìn
chung họ đều quan tâm đến khả năng tạo ra các dòng tiền mặt, khả năng sinh lợi, khả
năng thanh toán và mức lợi nhuận tối đa.v.v Vì vậy, việc thường xuyên tiến hành
phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà doanh nghiệp và các cơ quan chủ
quản cấp trên thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, xác định đầy đủ đúng đắn nguyên
nhân mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tình hình tài chính, từ đó có những giải
pháp hữu hiệu để ổn định và tăng cường tình hình tài chính. Xuất phát từ nhận thức về
tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính thông qua hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài: “Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo
tài chính của Công ty TNHH TM Thiên Lan” cho báo cáo thực tập của mình.
2: Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này với mục đích nghiên cứu tình hình tài chính của công ty
thông qua các báo cáo tài chính. Trên cơ sở đó đánh giá và đưa ra những giải pháp
thích hợp để gia tăng nguồn vốn công ty và nâng cao hơn nữa hoạt động kinh doanh
của công ty.
3: Đối tượng nghiên cứu
Tình hình tài chính của công ty TNHH Thương mại Thiên Lan, bảng cân đối kế
toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây.
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 5 GVHD: Trần Thị Yến
4: Phương pháp nghiên cứu
Bằng việc áp dụng một số phương pháp khoa học như: phương pháp tại bàn,
phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, so
5: Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi hoạt động tài chính tại công ty TNHH Thương
mại Thiên Lan, thông qua các số liệu thống kê trong các bảng cân đối kế toán, bảng
báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2009, năm 20010 và năm 2011
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 6 GVHD: Trần Thị Yến

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG
1.1: KHÁI NIỆM VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Báo cáo tài chính là báo cáo một cách tổng hợp và trình bày một cách tổng
quát, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động
sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Báo cáo tài chính còn phản
ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo tài chính của
doanh nghiệp.
Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, đối chiếu, kiểm tra so sánh số
liệu về tình hình tài chính trong kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua, thông qua
việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh
giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro về tài chính trong tương lai
của doanh nghiệp
Phân tích báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin hữu ích không chỉ
cho quản trị doanh nghiệp mà còn cung cấp những thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu
cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo
tài chính không chỉ phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp tại một thời điểm
nhất định, mà còn cung cấp những thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp đã đạt được trong một thời kỳ nhất định
Xuất phát từ các yêu cầu cần thiết trên, hệ thống báo cáo tài chính ban hành
theo quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 do Bộ Tài chính ban hành quy
định chế độ kế toán tài chính định kỳ bắt buộc doanh nghiệp phải lập và nộp, kèm theo
các văn bản, Thông tư, Chuẩn mực bổ sung đến Thông tư 20/2006/TT-BTC, Thông tư
21/2006/TT- BTC ngày 20/03/2006, Hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp bao
gồm:
- Bảng cân đối kế toán Mẫu số B 01-DN
- Bảng báo cáo KQHĐKD Mẫu số B 02-DN
- Bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03-DN
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B 09-DN
1.2: Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin về tài chính cho chủ sở
hữu, người cho vay, nhà đầu tư, ban lãnh đạo công ty. Để họ có những quyết định đúng
đắn trong tương lai để đạt được hiệu quả cao nhất về tình hình thực tế của doanh
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 7 GVHD: Trần Thị Yến
nghiệp.
Đánh giá đúng thực trạng của công ty trong kỳ báo cáo về vốn, tài sản, mật độ,
hiệu quả của việc sử dụng vốn và tài sản hiện có tìm ra sự tồn tại và nguyên nhân của
sự tồn tại đó để có biện pháp phù hợp trong kỳ dự đoán.Để có những chính sách điều
chỉnh thích hợp nhằm đạt dược mục tiêu mà công ty đã đặt ra
Cung cấp thông tin về tình hình huy động vốn, chính sách vay nợ, mật độ sử
dụng đòn bẩy kinh doanh, đòn bẩy tài chính với mục đích làm gia tăng lợi nuận trong
tương lai. Kết quả phân tích tài chính phục vụ cho những mục đích khác nhau, của
nhiều đối tượng sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính.
1.3: NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.3.1: Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính không chỉ là trách nhiệm nghĩa vụ đối với các nhà
quản trị, nhà đầu tư, cơ quan nhà nước mà còn là mang một nhiệm vụ quan trọng đối
với chính phủ nước nhà.Trong xu thế cạnh tranh ngày nay đòi hỏi các doanh nghiệp,
các nhà quản trị, các nhà lãnh đạo cần phải quan tâm nhiều hơn tới cộng đồng xã hội
nó còn là một sự thể hiện quan tâm tới cộng đồng xã hội, thể hiện sự minh bạch công
khai trong kinh doanh tạo ra một thị trường kinh doanh lành mạnh công bằng.
1.3.2: Mục tiêu của phân tích báo cáo tài chính
Mục đích cơ bản của việc phân tích báo cáo tài chính là nhằm cung cấp những
thông tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá khách quan về sức
mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm
của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau như: Hội đồng quản trị, Ban giám
đốc, các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện
tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao

động,… Mỗi một đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp có những nhu cầu về
các loại thông tin khác nhau. Bởi vậy, mỗi một đối tượng sử dụng thông tin có xu
hướng tập trung vào những khía cạnh riêng của “bức tranh tài chính” của doanh
nghiệp.
1.4: TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.4.1: Tài liệu phân tích
Tài liệu được sử dụng phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là:
- Bảng cân đối kế toán
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 8 GVHD: Trần Thị Yến
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
+ Bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán (BCĐKT) là một phương pháp kế toán, là một báo cáo tài
chính chủ yếu phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản và nguồn hình thành nên tài sản hiện
có của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định.
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD) là báo cáo tài chính
phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách
nhiệm, nghĩa vụ như doanh nghiệp đối với nhà nước về các khoản thuế, phí, lệ phí
v.v trong một kỳ báo cáo.
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT) là báo cáo tài chính phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Thông tin
phản ánh trong bảng cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin có cơ sở để đánh
giá khả năng tạo ra tiền và việc sử dụng những khoản tiền đã tạo ra trong các hoạt
động của doanh nghiệp.
+ Thuyết minh báo cáo tài chính:
Thuyết minh báo cáo tài chính (TMBCTC) là một báo cáo tổng hợp được sử

dụng để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh,
tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác
chưa trình bày rõ ràng, chi tiết và cụ thể được.
1.4.2: Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Đối với công ty khi áp dụng các phương pháp phân tích báo cáo tài chính chủ
yếu tập trung vào các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính. Để thực hiện đuợc điều này,
thì việc phân tích báo cáo tài chính một cách cụ thể và rõ nét theo những phương pháp
sau:
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp loại trừ
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 9 GVHD: Trần Thị Yến
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIÊN LAN
PHẦN 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH
THƯƠNG MẠI THIÊN LAN
2.1: GIỚI THIỆU CUNG VỀ CÔNG TY
Tên công ty: Công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan
Tên viết tắt: Thien Lan Trading Co.,Ltd
Loại hình DN: Công ty TNHH
Địa chỉ: Xuân Giai – Vĩnh Tiến – Vĩnh Lộc – Thanh Hóa
Điện thoại: 0378 929054 – 0912 173 910
Fax: 0378 929 215
Email:
Vốn kinh doanh :2.000.000.000 Đồng (Hai tỷ đồng)
Công ty hoạt động trên các lĩnh vực sau:
- Mua bán hàng: nông sản, lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc – gia
cầm.
- Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng ô tô
- Kinh doanh vật liệu xây dựng

- Sản xuất, mua bán phân vi sinh; Mua bán phân hỗn hợp NPK, phân
URÊ, phân lân, phân kali
- Sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản
- Nuôi đà điểu, chăn nuôi bò thịt, chăn nuôi gia cầm
- Trồng cây lâm nghiệp
- Hoạt động ấp trứng và sản xuất giốn gia cầm
- Chế biến, bảo quản thịt và các sản phẩm từ thịt
- Chế biến và đóng hộp thịt
- Sản xuất các sản phẩm từ da lông thú
- Thuộc, sơ chế da, sơ chế và nhuộm gia lông thú
- Sản xuất, vali, túi xách và các sản phẩm tương tự
- Sản xuất yên đệm, giày dép
- Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ( theo hợp đồng và tuyến cố định)
liên tỉnh, nội tỉnh
- Nuôi cá sấu và khai thác các sản phẩm từ cá sấu
- Xuất nhập khẩu các sản phẩm từ đà điểu, cá sấu
2.2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan được thành lập theo loại hình Trách
Nhiệm Hữu Hạn, Công ty được thành lập vào năm 2007, có tư cách pháp nhân, có tài
khoản tại ngân hàng và có con dấu riêng, có giấy phép kinh doanh cấp ngày
27/09/2007 với mã số doanh nghiệp là 2602001956 và mã số thuế 2801072874. Người
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 10 GVHD: Trần Thị Yến
đại diện Pháp Luật là ông Trần Bình Trọng. Nơi thường trú: Thôn Xuân Giai Xã Vĩnh
Tiến Huyện Vĩnh Lộc Tỉnh Thanh Hóa. Công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan hoạt
động theo quy định và sự giám sát của luật pháp Việt Nam.
Kể từ ngày thành lập cho đến nay, công ty đã vượt qua không ít những khó
khăn, trở ngại. Để từ đó công ty không ngừng đổi mới, nâng cao năng suất hoạt động,
nhằm tiến tới sự phát triển chung cho toàn công ty. Bên cạnh đó, công ty không ngừng
khuyến khích nâng cao tay nghề của cán bộ công nhân viên có năng lực, nhằm đào tạo

cho công ty một bộ phận cán bộ công nhân viên lành nghề và giàu kinh nghiệm, giúp
công ty nắm bắt tình hình và sự biến động của thị trường, để từ đó công ty sẽ đưa
những chiến lược kế hoạch áp dụng để công ty có thể tồn tại và phát triển tốt hơn.
Do đó mà trong những năm qua công ty đã tạo ra được nhiều uy tín của mình
trên thị trường, thu hút được khá nhiều sự hơp tác của khách hàng. Bên cạnh đó để mở
rộng quy mô hoạt động, công ty đã nhận được sự tin cậy từ phía khách hàng, thông
qua những bản hợp đồng lớn, kí kết về xuất nhập khẩu các sản phẩm từ da đà điểu và
cá sấu . Để có được những thành quả này, ngoài việc tổ chức tốt quản lý và sự điều
hành của các phòng ban giám đốc. Công ty cũng cần quan tâm đặc biệt đến những sự
biến động của bên ngoài, tác động đến nguồn tài chính làm ảnh hưởng đến doanh thu
và kế hoạch hoạt động của công ty.
2.3: CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT
TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIÊN LAN
2.3.1: Chức năng của công ty TNHH thương mại Thiên Lan
Với các lĩnh vực của công ty là đa nghành nghề nên chức năng chính của công
ty là chuyên cung cấp các sản phẩm phục vụ trong nước. Công ty TNHH Thương Mại
Thiên Lan có chức năng mua, bán, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu các mạt hàng trong
lĩnh vực kinh doanh.
2.3.2: Nhiệm vụ của công ty TNHH thương mại Thiên Lan
- Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh
và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký.
- Công ty phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách
nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện.
- Công ty có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà Nước theo quy
định của pháp luật.
- Công ty còn thực hiện các quy định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 11 GVHD: Trần Thị Yến
trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.
Là một doanh nghiệp nằm trên địa bàn Vĩnh Lộc , trong vùng kinh tế còn chưa

phát triển và đặc biệt là sản xuất, chăn nuôi đà điểu và cá sấu với điều kiện khí hậu
không phù hợp do đó công ty gặp rất nhiều khó khăn trong những năm đầu. nhưng
công ty đã không ngừng cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
2.3.3: Định hướng phát triển của công ty
Đầu tư thêm nhiều lĩnh vực như mở rộng kinh doanh sản phẩm mới, nâng dần
tỷ trọng các ngành hàng dịch vụ trong cơ cấu doanh thu của công ty, đặc biệt là ngành
có công nghệ cao.
2.3.4: Tổ chức bộ máy của công ty
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Thương mại Thiên Lan
năm 2012
GIÁM ĐỐC
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, 2012
Đây là mô hình quản lý theo kiểu quan hệ trực tuyến – chức năng. Ban giám
đốc công ty được sự giúp sức của các trưởng phòngtrưởng bộ phận ở các phòng ban
chức năng. Các trưởng phòng, trưởng bộ phận được quyền quyết định trong phạm vi tổ
chức của mình.
Hình thức tổ chức theo mô hình này rất phù hợp với hoạt động kinh doanh của
công ty. Vừa tăng cường trách nhiệm cá nhân của từng nhân viên, vừa tăng cường
chuyên môn hóa công việc, giảm thiếu những trùng lắp nhân viên, giúp tăng hiệu quả
làm việc. Tuy nhiên, cơ cấu quản lý này cũng có nhược điểm là Giám đốc phải thường
xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty. Do vậy quyết định cần
phải có thời gian.
PHẦN 2: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIÊN LAN
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng

kế
toán
Phòng
kinh
doanh
Nhà
kho
Xưởng
sản
xuất
Báo cáo sơ bộ 12 GVHD: Trần Thị Yến
2.2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN VÀ NGUỒN VỐN CỦA CÔNG
TY
2.2.1: Đánh giá về mối qua hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Đối với một doanh nghiệp khi lên bảng báo cáo tài chính phải đảm bảo nguyên
tắc chung là:
Tổng tài sản= Tổng nguồn vốn.
Trong bảng cân đối kế toán theo tài sản thì tài sản nào có tính thanh khoản cao,
thì sẽ được báo cáo trước, hay nói cách khác là tài sản được xếp theo thứ tự thanh
khoản giảm dần. Còn về phần nguồn vốn thì nguồn vốn nào đến hạn trước sẽ được báo
cáo trước. Như khi ta nhìn trên bảng báo cân đối kế toán ta thấy phần nguồn vốn thì
phần Nợ phải trả sẽ được báo cáo trước sau đó mới tới nguồn vốn chủ sở hữu. Nhìn
vào bảng cân đối kế toán của công ty TNHH Thương Mại Thiên Lan ta thấy rằng:
Tổng tài sản = tổng nguồn vốn
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
2.823.142.346 3.273.052.978 3.616.279.240
Dựa vào đồ thị ta nhận thấy tồng tài sản và tổng nguồn vốn có nhiều sự biến
động Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 449.910.632.
Năm 2011 so với năm 2010 là 343.226.262
2.2.2: Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng tài sản

Nhìn vào bảng cân đối kế toán phần Tổng tài sản thì gồm có 2 phần tác động
đến Tổng tài sản:
Phần 1- Tài sản ngắn hạn
Phần 2 – Tài sản dài hạn
Đây là 2 phần chính quyết định đến sự tăng giảm của Tổng tài sản.
- Phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và được ưu tiên trước
trong bảng cân đối kế toán trong phần tài sản.
Tài sản ngắn hạn
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
2.158.902.715 3.118.700.856 3.458.876.853
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 13 GVHD: Trần Thị Yến
Tài sản ngắn hạn năm 2010 so với năm 2009 tăng 959.798.141. Năm 2011 so
với năm 2010 tăng 340.175.997. Tài sản ngắn hạn do các yếu tố sau:
+ Vốn bằng tiền.
Vốn bằng tiền
2009 2010 2011
125.769.028 178.596.558 1.465.150.569
Dựa vào bảng thì đễ dàng nhận thấy được vốn bằng tiền của công ty tăng qua
các năm. Năm 2010 so với năm 2009 tăng 52.827.530. Năm 2011 so với năm 2010 là
1.286.554.011
+ Hàng tồn kho
Hàng tồn kho
2009 2010 2011
279.648.252 757.201.349 1.984.958.345
Hàng tồn kho của các năm tăng năm 2010 so với năm 2009 là 477.553.097.
Năm 2011 so với năm 2010 là 1.227.756.996
- Phân tích sự biến động của tài sản dài hạn.
Tài sản dài hạn

2009 2010 2011
132.968.530 154.352.122 157.402.387
Tài sản dài hạn là tài sản gồm tài sản cố định, bất động sản đầu tư, các khoản
đầu tư tài chính dài hạn, tài sản dài hạn khác. Qua bảng phân tích ta thấy rằng tài sản
dài hạn của công ty năm 2010 tăng 21.383.592. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là
3.050265
Tổng tài sản của công ty chủ yếu là tăng lên nguyên nhân là do tài sản dài hạn
khác và tài sản ngắn hạn của công ty.
2.2.3: Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng nguồn vốn
Nguồn vốn của công ty là một vấn đề không chỉ các chủ doanh nghiệp quan tâm
mà còn là vấn đề của các chủ đầu tư quan tâm tới, ngoài ra nguồn vốn còn cho biết
tình hình và khả năng huy động vốn, sử dụng vốn và thấy được tài chính của công ty.
Thông qua bảng cân đối kế toán qua các năm thì ta nhận thấy nguồn vốn của công ty
có sự giảm sút. Vì vậy cần phân tích các chỉ tiêu tác động đến nguồn vốn đồng thời có
biện pháp khắc phục và tăng nguồn vốn công ty.
- Phân tích sự biến động của nợ phải trả
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 14 GVHD: Trần Thị Yến
Là khoản nợ gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Vậy muốn biết được khả năng chi
trả của công ty ta sẽ đi so sánh khoản nợ phải trả với tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp. Để thấy được mức độ ảnh hưởng của khoản nợ phải trả đến tổng nguồn vốn
và sự biến động của nguồn vốn như thế nào đến công ty. Và qua đó thấy được khả
năng sử dụng nguồn vốn có hiệu quả hay không? Hay nói cách khác là qua sự phân
tích sẽ giúp ta thấy rõ hơn về khả năng sử dụng “ đòn bẩy tài chính” có đem lại lợi
nhuận cho doanh nghiệp hay không?
Nợ phải trả
2009 2010 2011
872.654.721 1.245.756.452 1.607.148.343
Nợ phải trả năm 2010 tăng 373.101.731 so với năm 2009. Năm 2011 tăng hơn
năm 2010 là 361.391.891

- Phân tích sự biến động của doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Năm 2009 2010 2011
1.040.575.353 2.043.081.456 2.479.505.775
Doanh thu hoạt động tài chính tăng dần qua các năm. Năm 2010 so với năm
2009 là 1.002.506.103 đồng. Năm 2011 tăng so với năm 2010 là 436.424.319 đồng.
Điều này cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả doanh thu hoạt động tài chính tăng
làm cho lợi nhuận tăng theo.
- Phân tích sự biến động của chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí kinh doanh
Năm 2009 2010 2011
278.251.137 360.970.056 305.668.423
Năm 2009 tăng 82.718.919 so với năm 2010. Năm 2010 giảm hơn so với năm
2011 là 55.301.663 là do công việc kinh doanh của công ty hoạt động không được tốt
lắm. Cũng chính vì vậy mà lượng chi phí cho quản lý kinh doanh cũng giảm dần.
- Phân tích sự biến động của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
Năm 2009 2010 2011
19.194.878 11.431.391 24.220.839
Năm 2009 so với năm 2010 giảm 7.763.487. Năm 2011 tăng 12.789.448 so với
năm 2010. Hoạt động của công ty tăng do trong thời gian này công ty hoạt động hiệu
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 15 GVHD: Trần Thị Yến
quả, nhiều hợp đồng được ký được nhiều hợp đồng. Song năm 2010 lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh giảm, điều này cho thấy rằng tuy năm 2010 công ty hoạt động
kém hiệu quả hơn nhưng vẫn đạt được một mức lợi nhuận chấp nhận được.
- Phân tích sự biến động của chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
2009 2010 2011
4.798.720 2.000.493 6.055.210

Năm 2010 giảm so với năm 2009 là 2.798.227. Năm 2011 tăng hơn so với năm
2010 là 4.054.717.
- Phân tích sự biến động của lợi nhuận sau thuế
Lợi nhuận sau thuế
2009 2010 2011
14.396.159 9.430.898 18.265.629
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2009 so với năm giảm mạnh
4.965.261 đồng. . Lợi nhuận sau thuế của công ty có sự biến động mạnh. Năm 2011 so
với năm 2010 tăng mạnh 8.834.731 đồng.
2.2.4: Phân tích các tỷ số tài chính của công ty
2.2.4.1: Phân tích khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là đánh giá tính hợp lí về sự biến động các khoản
phải thu, phải trả tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự trì trệ trong thanh toán nhằm
giúp cho công ty kiểm soát và biết được tình hình tài chính của công ty để có cách
giải quyết.
Phân tích các khoản phải thu
Tỷ lệ giữa các khoản phải thu và
nguồn vốn
=
Các khoản phải thu
Tổng nguồn vốn
STT Chỉ Tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Các khoản phải thu 75.748.356 2.137.875.000 0
2 Tổng nguồn vốn 2.823.142.346 3.273.052.978 3.616.279.240
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 16 GVHD: Trần Thị Yến
3
Tỷ lệ giữa khoản phải
thu và Tổng vốn
0.027 0.653 0

Tỷ lệ giữa khoản phải thu và tổng vốn năm 2009 so với năm 2010 là tăng 0.626.
Năm 2011 so với năm 2010 là giảm 0.653. Con số này giảm, đây là chiều hướng có lợi
cho công ty về khả năng chiếm dụng được vốn.
Phân tích các khoản phải trả
Tỷ số nợ =
Tổng nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
STT Chỉ Tiêu
2009 2010 2011
1 Tổng nợ phải trả
872.654.721 1.245.756.452 1.607.148.343
2 Tổng nguồn vốn
2.823.142.346 3.273.052.978 3.616.279.240
3 Tỷ số nợ
0.309 0.381 0.444
Nhìn vào bảng ta thấy rằng: Cứ trong 1 đồng nguồn vốn của công ty thì có
0.309 đồng nợ phải trả của năm 2009. Năm 2010 cứ trong 1 đồng nguồn vốn thì có
0,381 đồng nợ, sang năm 2011 là cứ trong 1 đồng vốn của công ty thì có 0,444 đồng
nợ
Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền
Tỷ số thanh toán nhanh
bằng tiền mặt
=
Tiền + các khoản tương đương tiền
Nợ phải trả ngắn hạn
STT Chỉ Tiêu
2009 2010 2011
1
Tiền và các khoản tương
đương tiền

125.769.028 178.596.558 1.465.150.569
2 Nợ ngắn hạn
872.654.721 1.257.756.452 1.607.148.343
3
Tỷ số thanh toán nhanh
bằng tiền
0.144 0.142 0.912
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 17 GVHD: Trần Thị Yến
Năm 2009 công ty thanh toán được 0,144 đồng nợ ngắn hạn bằng tiền và các
khoản tương đương tiền, năm 2010 thanh toán được 0,142 đồng và năm 2011 thanh
toán được 0,912 đồng. Tỷ số thanh toán nhanh bằng tiền của công ty rất thấp cho thấy
rằng khả năng lưu trữ tiền mặt đang nghiêm trọng.
Phân tích khả năng thanh toán hiện thời
Khả năng thanh toán
hiện thời
=
Tài sản lưu động
Nợ ngắn hạn
STT Chỉ Tiêu 2009 2010 2011
1 Tài sản lưu động 2.158.902.715 3.118.700.856 3.458.876.853
2 Nợ ngắn hạn 872.654.721 1.257.756.452 1.607.148.343
3
Khả năng thanh toán hiện
thời
2.474 2.480 2.152
Năm 2009 1 đồng tài sản lưu động thanh toán được 2,472 đồng nợ, năm 2010
thanh toán được 2,480 đồng nơ và năm 2011 thanh toán được 2,152 đồng nợ.
Phân tích khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số khả năng thanh

toán nhanh
=
Tiền + khoản phải thu
Nợ ngắn hạn
STT Chỉ Tiêu
2009 2010 2011
1 Tiền
125.769.028 178.596.558 1.465.150.569
2 Khoản phải thu
75.748.356 2.137.875.000 0
3 Nợ ngắn hạn
872.654.721 1.257.756.452 1.607.148.343
4
Tỷ số khả năng thanh
toán nhanh
0.231 1.842 0.912
Tỷ số khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2009 nhỏ hơn 0,5 cho thấy
rằng hai năm này khả năng thanh toán của công không tốt. Đến năm 2010 và năm
2011 khả năng thanh toán nhanh lớn hơn 0,5 điều này cho thấy rằng khả thanh toán nợ
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 18 GVHD: Trần Thị Yến
của công ty tương đối tốt.
2.2.4.2: Phân tích hiệu quả hoạt động của công ty
Để làm rõ hiệu quả hoạt động của công ty trên thực tế phân tích chủ yếu sử
dụng tỷ số hoạt động còn được gọi là tỷ số quản lý tài sản tài sản.Vậy để biết được
hiệu quả hoạt động của công ty ta sẽ đi phân tích cái gì và cần làm rõ vấn đề gì? Để
làm rõ vấn đề này cần phải dựa vào các yếu tố sau:
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho =
Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho trung bình
Trong đó:
Hàng tồn kho
trung bình
=
Hàng tồn kho trong báo cáo năm trước+ Hàng tồn kho năm nay
2
STT Chỉ Tiêu
2009 2010 2011
1 Giá vốn hàng bán
743.129.338 1.670.680.009 2.149.616.513
2
Hàng tồn kho trung
bình
261386455 5184248005 1371079847
3
Vòng quay hàng tồn
kho
2.843 3.223 1.568
Vòng quay hàng tồn kho năm 2010 tăng 0,380 vòng so với năm 2009; năm
2011 giảm 1.655 vòng so với năm 2010.
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu =
Doanh số thuần
Các khoản phải thu trung bình
Trong đó:
Các khoản phải
thu trung bình
=
Các khoản phải thu còn lại trong báo cáo của năm trước và

các khoản phải thu năm nay
2
STT Chỉ Tiêu 2009 2010 2011
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 19 GVHD: Trần Thị Yến
1 Doanh số thuần hàng năm
1.040.575.35
3
2.043.081.456 2.479.505.775
2 Các khoản phải thu trung bình 122603352,5 1.068.811.678 1.068.937.500
3 Vòng quay các khoản phải thu 8.849 2 2.320
Vòng quay các khoản phải thu năm 2009 là 8.849 vòng; năm 2010là 2 vòng và
năm 2011 là 2,320 vòng.
Kỳ thu tiền bình quân DSO
Kỳ thu tiền bình quân =
360
Vòng quay các khoản phải thu
DSO
2009
= 360/8.849=41 ngày
DSO
2010
= 360/2=180 ngày
DSO
2011
= 360/2.320=155 ngày
Kỳ thu tiền bình quân năm 2009 là 41 ngày, năm 2010 là 180 ngày và năm 2011
là 155 ngày.
Vòng quay tài sản cố định
Vòng quay tài sản cố định =

Doanh thu thuần
Bình quân giá trị tài sản cố định
Trong đó:
Bình quân giá trị tài
sản cố định
=
Tài sản cố định năm trước + Tài sản cố định năm nay
2
VÒNG QUAY TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Chỉ Tiêu 2009 2010 2011
Doanh thu thuần 1.040.575.353 2.043.081.456 2.479.505.775
Bình quân giá trị tài sản cố định 47559646 49333635 17329364,5
Vòng quay tài sản cố định 21.88 41.41 143.09
Vòng quay tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản =
Doanh thu thuần
Bình quân giá trị tổng tài sản
Trong đó:
Bình quân giá trị = Tổng tài sản năm trước + Tổng tài sản năm nay
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 20 GVHD: Trần Thị Yến
tổng tài sản
2
VÒNG QUAY TỔNG TÀI SẢN
Chỉ Tiêu 2009 2010 2011
Doanh Thu Thuần 1.040.575.353 2.043.081.456 2.479.505.775
Bình quân giá tri tổng tài sản 2.541.138.471 3.050.597.662 3.444.666.109
Vòng quay tổng tài sản 0.409 0.670 0.720
Một đồng tài sản tham gia vào sản xuất năm 2009 tạo ra được 0,409 đồng
doanh thu; năm 2010 tạo ra được 0,67 đồng doanh thu và năm 2011 tạo ra được 0,72

đồng doanh thu. Vòng quay tổng tài sản các năm tăng, nguyên nhân là do doanh thu
thuần tăng
Vòng quay vốn chủ sở hữu
Vòng quay vốn chủ sở hữu =
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu
VÒNG QUAY VỐN CHỦ SỞ HỮU
Chỉ Tiêu 2009 2010 2011
Doanh Thu Thuần 1.040.575.353 2.043.081.456 2.479.505.775
Vốn chủ sở hữu 1.426.689.415 2.027.296.526 2.009.130.897
Vòng quay vốn chủ sở hữu 0.729 1.008 1.234
Qua bảng số liệu ta nhận thấy năm 2009 cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra
dược 0,729 đồng doanh thu; năm 2010 tạo ra được 1,008 đồng doanh thu và năm 2011
tạo ra được 1,234 đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng vốn các năm sau tố hơn năn
2009, công ty cần đề ra phương hướng kinh doanh, sử dụng vốn chủ sở hữu tốt.
2.2.4.3: Phân tích tình hình và khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 21 GVHD: Trần Thị Yến
Đây là phân tích khả năng sử dụng đòn bầy tài chính của công ty. Qua phân tích
các chỉ số này giúp ta phân tích đánh giá mức độ khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính
của công ty.
Tỷ số nợ trên tổng tài sản
Tỷ số nợ so với tổng tài sản =
Tổng nợ
Tổng tài sản
Stt Chỉ Tiêu
2009 2010 2011
1 Tổng nợ
872.654.721 1.245.756.452 1.607.148.343
2 Tổng tài sản

2.823.142.346 3.273.052.978 3.616.279.240
3 Tỷ số nợ trên tổng tài sản
0.299 0.381 0.445
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu =
Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu
Stt Chỉ Tiêu
2009 2010 2011
1 Tổng nợ
872.654.721 1.245.756.452 1.607.148.343
2 Vốn chủ sở hữu
1.426.689.415 2.027.296.526 2.009.130.897
3
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở
hữu
0.612 0.614 0.8
Tỷ số này cho biết ứng với mỗi đồng vốn chủ sở hữu, công ty sử dụng 0,612 lần
năm 2009, năm 2010 là 0,614 lần và năm 2011 là 0,8 lần. Mức độ sử dụng nợ biến
động tăng
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Công Thức:
Tỉ số lợi nhuận trên doanh thu =
Lợi nhuận ròng
Doanh thu
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 22 GVHD: Trần Thị Yến
TỈ SỐ LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU
Chỉ Tiêu 2009 2010 2011
Lợi nhuận ròng 19.194.878 11.431.391 24.220.839

Doanh thu 1.040.575.353 2.043.081.456 2.479.505.775
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu 0.018 0.006 0.010
Năm 2009 cứ 1 đồng doanh thu thì công ty tạo ra được 0,018 đồng, năm 2010
là 0,006 đồng lợi nhuận và năm 2011 là tạo ra được 0,01 đồng lợi nhuận. Lợi nhuận
trên doanh thu giảm theo các năm chứng tỏ công ty quản lý chi phí ngày càng kém
hiệu quả hơn.
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản
Công Thức:
Tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi
vay so với tổng tài sản
=
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Tổng tài sản
TỶ SỐ LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ VÀ LÃI VAY SO VỚI TỔNG TÀI SẢN
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Lợi nhuận trước thuế và lãi 14.396.159 9.430.898 18.265.629
Tổng tài sản 2.823.142.346 3.273.052.978 3.616.279.240
Tỷ số lợ nhuận trước thuế và lãi
vay so với tổng tài sản
0.005 0.003 0.052
Tỷ số này cho thấy cứ 1 đồng tài sản của công ty thì tạo ra được 0,005 đồng lợi
nhuận trước thuế và lãi của năm 2009; năm 2010là tạo ra được 0,003 đồng; năm 2011
là 0,052 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi có sự giảm xuống và tăng lên nhưng không
đáng kể.
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản
Công thức:
Tỷ số lợi nhuận ròng trên
tổng tài sản
=
Lợi Nhuận Ròng

Tổng tài sản
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 23 GVHD: Trần Thị Yến
LỢI NHUẬN RÒNG TRÊN TỔNG TÀI SẢN
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
Lợi nhuận ròng 19.194.878 11.431.391 24.220.839
Tổng tài sản 2.823.142.346 3.273.052.978 3.616.279.240
Tỷ số lợi nhuận ròng trên
tổng tài sản
0.007 0.003 0.007
Năm 2009 1 đồng tài sản thì tạo ra được 0.007 đồng lãi nhuận ròng, năm 2010
tạo ra 0,003 đồng và năm 2011 tạo ra 0,007 đồng. Tỷ số này cho thấy rằng mức sinh
lời trên tài sản của công ty đã giảm vào năm 2010 và tăng ở năm 2011
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH
Báo cáo sơ bộ 24 GVHD: Trần Thị Yến
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ VẤN
ĐỀ TÀI CHÍNH ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI THIÊN LAN
3.1: NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TY
Lĩnh vực hoạt động của công ty đa dạng, nhưng chủ yếu là thuộc da đà điểu, cá
sấu. Vấn đề xuất khẩu ngày càng được nhà nước quan tâm, do đó lĩnh vực mà công ty
đang hoạt động sẽ ngày càng phát triển trong tương lai. Bộ máy quản lý của công ty đã
đáp ứng được yêu cầu tính giảm gọn nhẹ của nhà nước đảm bảo sự lãnh đạo tập trung
và thống nhất. Tuy nhiên trong quá trình quản lý vẫn còn có một vài hạn chế do sự
đình trệ. Nguồn nhân lực bị hạn chế, khi có hợp đồng xây dựng công trình ở xa thì
phải điều cán bộ kế toán công ty đi theo. Do đó công ty cần tăng cường thêm cán bộ kế
toán để đảm bảo hoạt động của công ty. Cán bộ kỹ thuật vẫn chưa đáp ứng nhu cầu
công ty, do công ty hoạt động trong lĩnh vực xây lắp các công trình kỹ thuật nên cần
đào tạo nhiều cán bộ kỹ thuật có tay nghề.
3.2: KIẾN NGHỊ

Qua quá trình nghiên cứu tài chính tại Công ty TNHH Thiên Lan công tác phân
tích tài chính ở đây còn sơ sài và có hạn chế. Những hạn chế đó một phần do các yếu
tố chủ quan tồn tại tại Công ty, một phần do khách quan ảnh hưởng đến. để khắc phục
những ảnh hưởng khách quan đó, nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính cần
phải có thêm các giải pháp ở tầm quản lý vĩ mô
SV Thực hiện: Trần Thị Tuyết – MSSV: 10010943 - Lớp: CDTD12TH

×